Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ RỪNG NHẰM PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.72 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
Y›Z

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ
RỪNG NHẰM PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
THUẬN

NGUYỄN THỊ LY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “VẬN DỤNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ RỪNG NHẦM PHỤC VỤ CHO
MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH THUẬN” do NGUYỄN THỊ LY sinh viên khóa 31, ngành Kinh tế nông
lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

LÊ VĂN LẠNG
Giảng viên hướng dẫn
________________________
Ngày
tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành ghi ơn cha mẹ cùng Anh, Chị đã nuôi dưỡng và dạy bảo để
con, em có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ!
Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình
giảng dạy cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Lê Văn Lạng, mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng
thầy vẫn tận tình dành thời gian hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc cho tôi.

Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám
đốc cùng toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chị đang công tác tại công ty Thông Tin và
Thẩm Định Giá Miền Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Cuối cùng, tôi xin chúc Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khoẻ để góp phần xây
dựng sự nghiệp giáo dục ngày càng vững mạnh và phát triển hơn. Đồng thời tôi
kính chúc toàn thể Công ty Thông Tin và Thẩm Định Giá Miền Nam ngày một
thịnh vượng và phát triển cao hơn nữa trong nghề nghiệp của mình.

Thủ Đức, Ngày 31 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ly


MỤC LỤC
Trang
Danh mục viết tắt .................................................................................................... viii
Danh mục các hình.................................................................................................... ix
Danh mục các bảng .................................................................................................... x
Chương I: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặc vấn đề ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chính: ........................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .......................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3.1 Không gian:................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian..................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng áp dụng ...................................................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu:............................................................................... 3
1.5 Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 3

Chương II: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về thẩm định giá ..................................................................... 4
2.1.1 Tổng quan về thẩm định giá ....................................................... 4
2.1.2 Tình hình thực tế của ngành thẩm định giá ............................... 6

iv


2.2 Tổng quan về rừng .................................................................................... 7
2.2.1 Định nghĩa và phân loại.............................................................. 7
2.2.1.1 Định nghĩa ................................................................... 7
2.2.1.2 Phân loại rừng.............................................................. 7
2.2.1.3 Vai trò của rừng ............................................................ 8
2.2.2 Tổng quan tình hình rừng hiện nay ......................................... 10
2.2.2.1 Rừng thế giới .............................................................. 10
2.2.2.2 Rừng Việt Nam........................................................... 12
2.2.2.3 Rừng Bình Thuận ....................................................... 13
2.3 Các nguyên nhân mất rừng ..................................................................... 15
Chương III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 18
3.1.1 Sơ lược về Tỉnh Bình Thuận..................................................... 18
3.1.1.1 đặc điểm tự nhiên........................................................ 19
3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội............................................. 20
3.1.1.3 Dân tộc, tôn giáo......................................................... 21
3.1.1.4 Giao thông .................................................................. 21
3.1.2 Các định nghĩa trong bài luận................................................... 21

v



3.1.2.1 Định nghĩa thẩm định giá ........................................... 21
3.1.2.2 Định nghĩa rừng......................................................... 21
3.1.3 Các định nghĩa khác.................................................................. 22
3.1.4 Cơ sở lý luận của thẩm định giá rừng...................................... 24
3.1.4.1 Nguyên tắc và căn cứ xác định các loại giá rừng ...... 24
3.1.4.2 Cơ sở của việc xác định giá rừng .............................. 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 25
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung ............................................... 25
3.2.2 Phương pháp xác định giá các loại rừng:.................................. 25
3.2.2.1 Phương pháp thu nhập ................................................ 26
3.2.2.2 Phương pháp chi phí:.................................................. 32
Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................... 35
4.1 Các văn bản pháp lý làm cơ sở thẩm định giá rừng................................ 35
4.2 Cơ sở giá trị và các phương pháp định giá rừng..................................... 36
4.2.1 Cơ sở giá trị của việc định giá rừng:......................................... 36
4.2.2 Các phương pháp xác định giá rừng ......................................... 38
4.3 Danh mục các loại rừng được định giá ........................................................43
4.3.1 Rừng tự nhiên.................................................................................43
4.3.2 Rừng trồng .....................................................................................44
4.4 Tính toán định giá rừng .................................................................................45

vi


4.4.1 Ứng dụng vào việc tính toán các mô hình cụ thể: .................... 45
4.4.2 Tính toán .................................................................................. 46
4.4.2.1 Rừng tự nhiên ............................................................. 46
4.4.2.2 Rừng trồng ................................................................. 67
Chương V: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 77
5.1 Nhận xét .................................................................................................. 77

5.2 Kiến nghị................................................................................................. 78

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NĐ -CP: Nghị định của chính phủ
TTLT-BNN-BTC: Thông tư liên tịch-Bộ nông nghiệp-Bộ tài chính
PL-UBTVQH: Pháp lệnh- Ủy ban thượng vụ quốc hội
TT-BTC: Thông tư- Bộ tài chính
DN: Doanh nghiệp
TĐG: Thẩm định giá
FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
QĐ- BNN- KL: Quyết định- Bộ nông nghiệp- Khuyến lâm
TK: Tiểu khu
GDP: Thu nhập quốc dân
VNĐ: Việt Nam đồng
PTNT: Phát triển nông thôn
KL-BV&PCCCR: Khuyến lâm- Bảo vệ và phòng cháy chủa cháy
TTLT-BNN-BTC:thông tư liên tịch-Bộ nông nghiệp- Bộ tài chính
LĐTL:Lao động tiền lương
TT-BLĐTBXH : Thông tư- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
ĐVT: Đơn vị tính
BHXH:Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí chính phủ
MMTB: Máy móc thiết bị

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Bảng đồ 2.1: Bảng đồ phân bổ rừng thế giới
Bảng đồ 3.1: Bảng đồ Tỉnh Bình Thuận

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:Bảng diện tích rừng ở từng khu vực
Bảng 2.2: Bảng diện tích rừng phân theo từng tỉnh
Bảng 4.1: Trữ lượng bình quân các loại rừng của từng huyện
Bảng 4.2: Trữ lượng bình quân rừng trồng cho toàn tỉnh theo loài cây và cấp tuổi:
Bảng 4.3 Bảng định giá tổng hợp rừng tự nhiên trạng thái A3 trữ lượng 228 m3
Bảng 4.4: Bảng thông tin tính toán khai thác 1 ha rừng IIIA3.
Bảng 4.5: Biểu tính toán công đầu tư khai thác 1 ha rừng IIIA3.
Bảng 4.6: Biểu tính toán giá thành khai thác 1 ha rừng IIIA3
Bảng 4.7: Kết quá tính toán giá thành 1 ha rừng IIIA3.
Bảng 4.8: Bảng định giá tổng hợp rừng tự nhiên trạng thái A2 trữ lượng 171 m3
Bảng 4.9: Bảng tính toán lượng gỗ khai thác 1 ha rừng IIIA2.
Bảng 4.10: Bảng tính toán công đầu tư khai thác 1 ha rừng IIIA2.
Bảng 4.11: Bảng tính toán giá thành khai thác 1 ha rừng IIIA2.
Bảng 4.12: Kết quá tính toán giá thành 1 ha rừng IIIA2.
Bảng 4.13: Bảng định giá tổng hợp rừng tự nhiên trạng thái A1 trữ lượng 70 m3
Bảng 4.14: Bảng tính toán lượng gỗ khai thác 1 ha rừng IIIA1.
Bảng 4.16: Biểu tính toán giá thành khai thác 1 ha rừng IIIA1.
Bảng 4.17: Kết quá tính toán giá thành 1 ha rừng IIIA1.
Bảng 4.18: Bảng tính định mức công gieo tạo xoan ( Tính cho 1000 cây tiêu
chuẩn)
Bảng 4.19: Bảng dự toán giá thành gieo tạo cây con xoan chịu hạn

Bảng 4.20: Bảng tính định mức công gieo tạo cây con keo lai
Bảng 4.21: Bảng tính dự toán giá thành gieo tạo cây con keo lai 3 tháng tuối
Bảng 4.22: Bảng tổng hợp chi phí trồng 1 ha rừng

x


Bảng 4.23: Bảng tổng hợp giá thành chăm sóc 1 ha rừng năm 1 và 2
Bảng 4.24: Bảng tổng hợp giá thành chăm sóc 1 ha rừng năm 3 và sau năm 3
Bảng4.25: Bảng định giá quyền sở hữu 1 ha rừng trồng là rừng sản xuất

xi


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặc vấn đề
“Rừng là vàng…?”
Ngay những ngày đầu đi học, tôi được giáo dục rằng “Việt Nam có rừng vàng,
biển bạc, đất phì nhiêu”. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta lại khẳng định rừng là
vàng, nói rộng hơn con người từ lâu đã thấy được tầm quan trọng của nguồn tài
nguyên này: “rừng là cội nguồn của sự sống”, “rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Hay
theo tôi “rừng là thứ mà nếu thiếu nó thì không thể có sự sống của con người”, vai trò
quan trọng là vậy nhưng tình hình rừng trên thế giới hiện nay đang ở mức báo động,
mối năm diện tích rừng trên thế giới giảm khoảng 7,3 triệu ha với nhiều lý do khách
quan và chủ quan khác nhau ở mỗi vùng, mỗi nước.
Việt Nam nằm trong khu vực có tỉ lệ rừng bị tàn phá hàng năm cao trên thế giới
(100,000 ha/năm). Trong đó Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích và tốc độ
phá rừng cao nhất nước. Nạn phá rừng ở Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng
tựu trung ở những lý do như phá rừng lấy đất làm rẫy, khai thác gỗ trái phép, và nạn

cháy rừng. Đi đôi với việc phá rừng là những hậu quả nghiêm trọng mà hiện nay
chúng ta phải gánh chịu: ô nhiễm không khí, xói mòn, rữa trôi gây ra các hiện tượng lũ
lụt, hạn hán thay đổi khí hậu,…mặt khác còn ảnh hưởng đến người dân ven và trong
vùng như nguồn thức ăn, dược liệu, đất bị thái hóa, canh tác cho năng xuất thấp. Như
vậy, có thể nói nguyên nhân chủ yếu của việc phá rừng là do thiếu hiểu biết đầy đủ về
giá trị của rừng dẫn đến không quan tâm đến công tác quản lý và bảo vệ rừng chặc
chẽ.
Với tình hình và nguyên nhân như đã phân tích trên cùng sự phát triển mạnh mẽ
của ngành thẩm định giá, gần đây chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp
quy về thẩm định giá rừng nhằm đánh giá hợp lý giá trị của các khu rừng từ đó có các
chính sách bảo vệ, khai thác thích hợp: “Nghị định 48/2007/ND-CP ngày 28/03/2007

1


quy định về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng”, “Thông tư liên
tịch 65/2008/TTLT-BNN-BTC Ngày 26/05/2008 hướng dẫn thực hiện nghị định số
48/2007/ND-CP Ngày 28/03/2007”…
Trong bối cảnh hiện nay thì thẩm định giá cho nguồn “vàng” của chúng ta là việc
làm mới mẽ nhưng hết sức quan trọng và mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và khai
thác rừng một cách hợp lý nhất trên khía cạnh kinh tế. Chính vì vậy, trong khóa luận
tốt nghiệp của mình tôi đã chọn đề tài “VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM
ĐỊNH GIÁ RỪNG NHẰM PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN” nhằm nâng cao kiến thức
thực tế về tài chính, thẩm định giá và cũng để phục vụ cho việc quy hoạch, phát triển
rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ngày một tốt hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chính:
Vận dụng thành công các phương pháp thẩm định giá rừng nhằm xác định giá trị
của các loại rừng tại tỉnh bình thuận

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
+ Nắm bắt được thực trạng về công tác quản lý, sử dụng các loại rừng ở đìa
phương
+ Xác định được giá trị của các loại rừng nhằm định hướng cho cơ quan nhà nước
xác định giá trị của rừng một cách hiệu quả
+ Đưa ra các đề xuất, giải pháp phục vụ cho công tác quản lý các loại rừng tại địa
phương
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian:
Đề tài được thực hiện trên các loại rừng tại Tỉnh Bình Thuận
1.3.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3/2009-8/2009
1.3.3 Đối tượng áp dụng
Rừng có nhiều giá trị như:về sinh quyển, khí hậu, đất đai,về kinh tế, về quốc
phòng

2


Nhưng trong đề tài nay tôi tiến hành nghiên cứu về giá trị kinh tế đặc biệt là giá trị
khai thác gỗ của rừng
1.4 Nội dung nghiên cứu:
Bước đầu tìm hiểu,nắm bắt được thực trạng về công tác quản lý, sử dụng các loại
rừng ở đìa phương. Rồi tiến hành điều tra đánh giá giá trị kinh tế (chủ yếu là giá trị về
khai thác gỗ).cuối cùng đưa ra đề xuất, giải pháp phục vụ cho công tác quản lý rừng tai
Tỉnh Bình Thuận`
1.5 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan

Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và những
phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu địa bàn nghiên cứu: các điều kiện tự nhiên, tổng diện tich rùng và các
loại rừng tại Tỉnh Bình Thuận
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tất cả các vấn đề đã đưa ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, qua đó đưa
ra một số nhận xét, đánh giá.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết quả, nhận xét chung đối với vấn đề nghiên cứu, kết quả mà đề tài đã
thực hiện đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả của rùng và puong phap phòng chông và bảo vệ rùng

3


Chương II
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về thẩm định giá
2.1.1 Tổng quan về thẩm định giá
a) Sơ lược về thẩm định giá
Theo giáo sư W.Seabrooke- Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh thì “Thẩm
định giá là sự ước tính về giá trị của quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ
cho một mục đích đã được xác định”. Như vậy, Thẩm định giá là sự ước tính giá trị
của một tài sản gắn liền với một quyền sở hữu nhất định và song song đó gía trị thẩm
định trên chỉ phục vụ cho một mục đích nhất định mà chủ thể yêu cầu thẩm định giá
đưa ra.
Theo giáo sư Lim Lan Yuan- Trường xây dựng và bất động sản- Đại học quốc gia
Singapore thì “Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho
một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắt đến tất cả

các đặt điểm của tài sản và cũng như xem xét tất cả những đặt điểm của tài sản và
cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại
đầu tư lựa chọn”. Như vậy, một tài sản sẽ gắn kết với các loại điều kiện khác nhau
xung quanh nó để tạo nên giá trị của nó. Người thẩm định giá cần phải có con mắt
chuyên nghiệp cộng với chuyên môn nghiệp vụ của mình mới có thể đưa ra một thứơc
đo giá trị hợp lý cho tài sản cần thẩm định.
Trong quá trình phát triên kinh tế ngày nay, thẩm định giá là một công cụ hổ trợ
đắt lực cho các cơ quan ban nghành trong việc quản lý các vấn dề về giá. Thẩm định
giá đưa ra thước đo giá trị biểu hiện đúng giá trị của tài sản trên thị trường tránh tình
trạng giá cả của hàng hoá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị của hàng hoá.
b) Ngành thẩm định gía Việt Nam – qúa trình hình thành và phát triển

4


Nghề thẩm định giá Việt Nam phát triển cùng với cơ chế thị trường từ những năm
90. Tại kỳ họp thứ 2, quốc hội kháo IX, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải trình bày
một trong những biện pháp tiết kiệm ngân sách là “Thực hiện quy chế thẩm định giá
và đấu thầu trong việc dùng ngân sách mua sắm các thiết bị, vật tư có giá trị cao, khối
lượng lớn”. Sự ra đời Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH 26/04/2002 của Uỷ Ban
Thường Vụ Quốc Hội đánh dấu một bước chuyển lớn trong công tác thẩm định giá.
Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính Phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày
9/3/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 170/2003/NĐ-CP là văn
bản pháp luật quy định cụ thể về công tác thẩm định giá, về tài sản phải thẩm định giá,
về doanh nghiệp, cơ quan ban ngành có chức năng thẩm định giá.
Đánh dấu quan trọng cho việc phát triển hành lang pháp lý cho giai đoạn này là sự
ra đời của Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2005 của Chính Phủ về
Thẩm định gía. Nghị định này đã quy định cụ thể về nguyên tắc, phương pháp thẩm
định giá, tài sản thẩm định gía, doanh nghiệp thẩm định giá…Đây là văn bản quy

phạm Pháp luật về thẩm định giá đầu tiên mang tính Pháp lý hoàn chỉnh nhất từ trước
tới nay. Song song đó, Bộ Tài Chính đã ra các Quyết định ban hành tiêu chuẩn thẩm
định giá Việt Nam, các Quy chế về cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về
giá…Có thể nói đây là những hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển cho
ngành thẩm định giá Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển.
c) Định nghĩa thẩm định giá
Theo giáo sư Lim Lan Yuan- Trường xây dựng và bất động sản- Đại học quốc gia
Singapore thì “hẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho
một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả
đặc điểm của tài sản và cũng như xem xét đến tất cả những yếu tố kinh tế cơ bản của
thị trường”
Theo điều 4, Pháp lệnh giá của Việt nam: “Thẩm định giá là việc đánh
giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị
trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt nam
hoặc theo thông lệ quốc tế”.

5


2.1.2 Tình hình thực tế của ngành thẩm định giá

a) Cơ hội
Đất dụng võ cho nghề này rất rộng: DN kinh doanh bất động sản, ngân hàng, Cty
chứng khoán, cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đều có trung tâm-bộ phận
thẩm định giá nên rất cần cử nhân có chuyên môn về ngành này.
Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa DN cũng cần rất nhiều những người làm thẩm định
giá. Hiện tại, cả nước mới chỉ có khoảng 200 người được cấp thẻ thẩm định viên.
Đây được coi là những "của quý" đối với các DN, đặc biệt là những DN muốn
hành nghề TĐG. Và theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến đến năm 2010, VN cần
thêm 500 thẩm định viên về giá (tốc độ tăng 20%).

Mặt khác, chúng ta vẫn chỉ quen với việc thẩm định những giá trị hữu hình như
nhà xưởng, đất đai hay máy móc mà quên đi một: thẩm định những giá trị vô hìnhthương hiệu của các DN.
Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi người làm nghề cần phải có một trình độ
chuyên môn cao. Hiện nay, ở VN, để thẩm định giá của thương hiệu, các DN phải thuê
Cty nước ngoài.
Đây quả là một điều lãng phí vì trong thời gian tới sẽ có rất nhiều DN VN cần
thẩm định thương hiệu của mình.
b) Thách thức
Thẩm định là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc
thu thập thông tin và xử lý số liệu. Ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của
từng tài sản, người thẩm định còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình và những yếu
tố luật pháp ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Do tính chất đặc biệt, thẩm định viên còn phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù: kỷ
luật và trung thực. Đây là nghề đòi hỏi trách nhiệm trước pháp luật rất cao.

6


Sự trung thực của người làm nghề ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả công việc.
Thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ
tổ chức, cá nhân có nhu cầu TĐG ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp
đồng; thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá...
Cũng như những kiểm toán viên, thẩm định viên cũng cần phải có thẻ hành nghề
do Bộ Tài chính cấp sau khi thi sát hạch 8 môn (gồm chuyên ngành, tiếng Anh và tin
học).
Tuy nhiên, chỉ có các DN hành nghề TĐG mới cần đến thẻ hành nghề, còn lại đa
số những người làm công việc này tại ngân hàng hay Cty chứng khoán làm việc theo
kiểu tích lũy kinh nghiệm vì theo họ thẻ không cần thiết.
2.2 Tổng quan về rừng
2.2.1 Định nghĩa và phân loại

2.2.1.1 Định nghĩa
Rừng là một tài nguyên kinh tế. Chúng ta có thể sử dụng rừng để sản xuất ra hàng
hoá, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng. Rừng có thể dược sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau:
2.2.1.2 Phân loại rừng
Rừng được phân loại như sau:
- Rừng phòng hộ
- Rừng đậc dụng
- Rừng sản xuất
a) Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo
vệ môi trường, bao gồm:
− Rừng phòng hộ đầu nguồn;
− Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

7


− Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
− Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;
b) Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ
sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di
tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng
hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
− Vườn quốc gia;
− Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh
cảnh;
− Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng
cảnh;
− Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

c) Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
− Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
− Rừng sản xuất là rừng trồng;
− Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
2.2.1.3 Vai trò của rừng
Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với khí quyển là sự cung cấp oxy, oxy là nhân
tố đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật, ngoài vai trò cung cấp oxy cho khí
quyển, rừng còn là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại
vi khuẩn và siêu vi khu còn có vai trò quan trọng trong sự điều hoà khí hậu của quả
đất. Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh của quả đất
Rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, giữ nước, chống xói
mòn đất, chống lũ lụt, chống sa mạc hoá, chắn gió và bảo vệ mùa màng . Vì rừng là
một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố lí học, hoá học và sinh học tác động qua lại
với nhau, là một tổng thể của khí hậu, đất đai, động vật, thực vật và vi sinh vật; đó là

8


một siêu cơ thể tiến hoá tương đối chậm chạp, tham gia vào các chương trình C,O2,
N2, H2O và nhiều loại chất khoáng khác.
Rừng và Đất có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện bởi rừng tham gia vào quá
trình hình thành và phát triển đất, ngược lại đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát triển
của rừng. Hệ thống đất rừng thể hiện chức năng quan trọng là yếu tố cần thiết cho sự
sống của con người và cho các động vật khác.
Đối với mùa màng, rừng có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất của cây
trồng và vật nuôi. Rừng có tác động che chắn gió, cường độ mưa rơi, cường độ dòng
chảy… nên hạn chế xói mòn đất, bảo toàn được chất dinh dưỡng trong đất cung cấp
cho cây trồng. Ngoài ra rừng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất làm tăng độ phì của
đất giúp cho cây trồng phát triển. Rừng giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt, điều hòa khí hậu

giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó rừng còn điều hoà nhiệt độ nên
làm giảm sự thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của đất và giữ lại nước trong đất
giúp cho sự hoà tan chất dinh dưỡng, nhờ đó mà rễ cây được hấp thụ dễ dàng, rừng
ngăn chặn được các vùng gió mạnh, chắn rét cho đàn gia súc, tránh cho cây trồng tránh
được sự gãy đổ, rừng còn cung cấp chất đốt cho việc sấy hoa màu, lương thực chế biến
thực phẩm.
Rừng là nguồn cung cấp gỗ và các sản phẩm của gỗ được sử dụng làm vật liệu xây
dựng, vật liệu trang trí. Đồng thời là nguồn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp hoá
học, dệt, bột giấy, nhuộm… Rừng là nguồn cung cấp và điều hoà nguồn nước ngọt. Ở
những vùng có lượng mưa nhiều vào mùa mưa, nước mưa được giữ lại trong thảm lá
mục và trong lớp đất tươi xốp và trực đi xuống các tầng đất sâu hơn hình thành nên
những mạch nước ngầm, nên ta có thể xem rừng là kho dự trữ nước và điều phối
nguồn nước ngọt cho nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp của con người
vào mùa khô hạn. Rừng là kho thực phẩm, rừng là nơi cung cấp những loài động vật
và thực vật có thể sử dụng làm nguồn lương thực và thực phẩm cho con người. Rừng
có tác dụng chống sự bồi lấp, rừng giúp cho đất chống lại sự xói mòn, gián tiếp chống
sự bồi lấp lòng sông, hồ, các công trình thuỷ điện và các công trình thuỷ lợi. Rừng còn
là kho thuốc vô giá, có rất nhiều loại thực vật và động vật có dược tính được sử dụng
làm thuốc phục vụ sức khoẻ của con người.

9


2.2.2 Tổng quan tình hình rừng hiện nay
2.2.2.1 Rừng thế giới
a) Đặc điểm chung
Hiện nay rừng thế giới khoang 4 tỷ ha chu yếu tập trung ở Brazil, Canada, Trung
Quốc, Nga và Mỹ.
Bảng đồ 2.1: Bảng đồ phân bổ rừng thế giới


Đất có rừng

Nguồn:Cục thống kê

10


Bảng 2.1:Bảng diện tích rừng ở từng khu vực
Khu vực

Diện tích (Triệu ha)

Châu phi

635

Châu Á

572

Châu Âu

1,001

Bắc và Trung
Mỹ

706

Châu Đai

Dương

206

Nam Mỹ

832

Tổng diện
tích thế giới

3,952
Nguồn:Cục thống kê

b) Tình hình rừng thế giới hiện nay
Hiện nay rừng thế giới khoang 4 tỷ ha chu yếu tập trung ở Brazil,Canada, Trung
quốc,Nga và Mỹ.nhưng diện tích này còn ngay còn giảm.Trong tình hình hiện nay cho
thấy việc bảo vệ tài nguyên rừng và việc khôi phục tài nguyên này để bảo cho sự cân
bằng sinh thái đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, giảm thiểu sự diệt vong của các
loài nhất là các loài quý hiếm là một việ làm hết sức cấp bách.
Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng trên thế giới tập trung vào các vấn đề
chính như ngăn chặn nạn phá rừng nhất là rừng nhiệt đới. Các nước đang phát sử dụng
đến 80% lượng gỗ củi trên thế giới, bình quân đầu người sử dụng 0,2-0,3m3 gỗ/năm để
đun nấu, chiếm gấp 10 lần số lượng gỗ dùng trong xây dựng,vật dụng trang trí và làm
giấy.
Khuyến khích người dân sử dụng phương pháp Nông-Lâm kết hợp và LâmNông kết hợp. trong phương pháp Nông-Lâm kết hợp thì sản xuất Nông nghiệp là chủ
yếu, việc trồng xen các cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng chống gió bão,
chống xói mòn, giữ ẩm và giữ nước…tạo điều kiện làm tăng sản lượng nông nghiệp.

11



Trong phương pháp Lâm-Nông kết hợp thì sản lượng cây lâm nghiệp là chính, việc
trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp nhằm hạn chế cỏ dại chống xói mòn
đồng thời làm tăng số lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra người ta còn có thể kết
hợp giữa Nông nghiệp, Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, thuỷ sản.
Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia, đối với nước ta hiện nay có khoảng
10 vườn quốc gia (khoảng 254800ha), 18 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 22 khu bảo vệ
cảnh quan và khoảng 16 khu bảo tồn biển Việt Nam.
2.2.2.2 Rừng Việt Nam
a) Đặc điểm chung
Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên
12,9 triệu hécta rừng, bao gồm: 10,35 triệu hécta rừng tự nhiên và trên 2,55 triệu hécta
rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%.
b) Tình hình rừng Việt Nam
Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích rừng bị mất là
399.118ha, bình quân 57.019ha/năm. Trong đó, diện tích được Nhà nước cho phép
chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634ha; khai thác trắng rừng (chủ yếu
là rừng trồng) theo kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175ha; rừng bị chặt phá trái
phép là 68.662ha; thiệt hại do cháy rừng 25.393ha; thiệt hại do sinh vật hại rừng gây
thiệt hại 828ha
Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và
khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm
các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao
làm mất 94.055ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua,
bình quân thiệt hại 13.436ha/năm
Trước tình hình đó ngày 26 tháng 10 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã có công văn số 2963/BNN- KL đề nghị các địa phương tổ chức triển khai
thực hiện ngay hai Đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010” tại Quyết
định số 2740/QĐ-BNN- KL ngày 20/9/2007 và “Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác


12


nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008- 2012” tại Quyết định số
2945/QĐ- BNN- KL ngày 05/10/2007.
Đến nay cả nước đã giao 9,999,892ha rừng, trong đó giao cho các doanh nghiệp
nhà nước 2,291,904ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý 3,981,858ha;
hộ gia đình, cá nhân 2,806,357ha; Cộng đồng dân cư 70,730ha; các đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang 228,512ha. Cho thuê 75,191ha, trong đó cho các tổ chức kinh tế thuê
69,270ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709ha; cho tổ chức nước ngoài thuê
4,212ha. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung
vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là
khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể
chế hóa quy định pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản
lý rừng của cộng đồng dân cư. Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm
nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng và tổ chức bảo vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285
nghìn hécta, rừng phòng hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta. Thực tiễn
khẳng định đây là quan điểm phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị
trường, nhờ đó huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công
tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua.
2.2.2.3 Rừng Bình Thuận
a) Đặc điểm chung
Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn nhất nước, rừng bình
thuận là rừng nhiệt đới Nam Tây Nguyên phong phú về chuẩn loại gỗ có giá trị kinh tế
dung để chế biến gỗ mộc cao cấp đồ mỹ nghẹ xuất khẩu như cẩm lai, dầu, sao, sến.
Rừng Bình Thuận còn được đánh giá là giàu trữ lượng và phong phú về chủng loại.
Theo số liệu thống kê năm 2001, diện tích rừng và đất bình thuận chiếm 547.476 ha.
Hiện bình thuận còn 343.509 ha rừng tự nhiên, 43.714 ha rừng trồng với trữ lượng 23

triệu m3 gỗ, trên 25 triệu tre nứa và nhiều lâm sản dược liệu quý hiếm, rừng hỗn giao
lá kim tre nứa thuần có 32.913 ha và 23.934 ha diện tích rừng trồng…Ngoài ra, rừng
Bình Thuận còn tập hợp nhiều chủng loại động thực vật phong phú, rừng nguyên sinh
và nhất là rừng kết hợp thác, suối, sông, hồ, hoa cỏ lạ. Đã có một số khu rừng được
quy hoạch và đầu tư khai thác du lịch như khu vực rừng nguyên sinh Núi Tà Cú (Hàm

13


Thuận Nam); khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (Tánh Linh), các dãi rừng dương ven
biển từ Phan Thiết đến huyện Bắc Bình, các cánh rừng ở Hàm Thuận Bắc, Đức
Linh…với mỗi nơi ẩn chứa mỗi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú khác nhau.
b)Quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000-2010
Quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp ổn định giai đoạn 2000-2010: 409.143 ha
(chiếm 52,12 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh)
i) Theo hiện trạng đất đai :
- Đất có rừng tự nhiên

:

290.319 ha

- Đất có rừng trồng

:

12.783 ha

- Đất không có rừng


:

106.041 ha

ii) Theo loại rừng :
- Rừng sản xuất

:

144.535 ha (35,33%)

- Rừng phòng hộ

:

227.708 ha (55,65%).

+ Theo chủ thể phòng hộ
ƒ Rừng phòng hộ xung yếu quốc gia: 152.041 ha.
ƒ Rừng phòng hộ xung yếu cục bộ : 75.667 ha.
+ Theo cấp độ xung yếu
ƒ Rất xung yếu

:

36.262 ha

ƒ Xung yếu
- Rừng đặc dụng


:
:

191.446 ha
36.900 ha ( 9,02% )

iii) Theo hệ thống tiểu khu
Tổng số tiểu khu:
- Rừng sản xuất:
- Rừng phòng hộ:
+ Rất xung yếu:

397 Tiểu khu
143 TK
221 TK
35 TK

14


×