Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỄN THÔNG TIÊN PHÚC KHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.67 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VIỄN THÔNG
TIÊN PHÚC KHA

NGUYỄN THU SƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Kế toán thanh toán
công nợ tại công ty TNHH TM VT Tiên Phúc Kha”, do Nguyễn Thu Sương , sinh Viên
khoá 31, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

BÙI XUÂN NHÃ
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để trưởng thành và học tập cho đến ngày hôm nay, với tất cả lòng kính yêu con
xin được cảm ơn Ông Bà và Cha Mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn nên người, cảm ơn Anh
Hai, người đã luôn sát cánh, giúp đỡ, ủng hộ và động viên tinh thần của em trong suốt
quá trình học tập.
Bằng tấm lòng chân thành và trân trọng, cho tôi được cảm ơn quý Thầy Cô
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Thầy Cô Khoa Kinh Tế và bộ
môn Kế Toán đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Bùi Xuân Nhã, người đã tận tình chỉ dạy
con trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Giám Đốc, các Anh
Chị tại phòng Kế Toán cũng như các phòng ban khác của công ty đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè đã trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn một người bạn thân đã cùng tôi chia sẽ
những vui buồn, giúp đỡ, động viên để tôi có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống cũng như trong học tập, xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
NGUYỄN THU SƯƠNG


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THU SƯƠNG, tháng 06 năm 2009. “Kế Toán Thanh Toán Công
Nợ Tại Công Ty TNHH TM VT Tiên Phúc Kha”.
NGUYEN THU SUONG, June 2009. “Receivable And Payable Accounting At
Tien Phuc Kha Telecommunications Trading Limited Company.”
Đề tài nghiên cứu hoạt động kế toán thanh toán công nợ tại đơn vị từ khâu phát
sinh cho đến khâu thanh toán.
Sau khi trình bày những vấn đề mang tính cơ sở và lý thuyết ở chương 1 và
chương 3 để tiến hành nghiên cứu, người nghiên cứu đi vào nghiên cứu thực tế từ khái
quát toàn bộ đơn vị đến tình hình tổ chức hoạt động và chức năng nhiệm vụ của bộ
phận kế toán ở chương 2. Từ đó làm cơ sở để tiến hành tập trung vào mô tả lại công
tác kế toán, trình bày các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu hoạt động kế
toán về các mặt phương pháp, cách thức xác định và phản ánh nghiệp vụ phát sinh
cũng như quy trình nghiệp vụ, nội dung nghiệp vụ và cơ sở để thực hiện nghiệp vụ
thuộc trách nhiệm của Kế Toán cho từng hoạt động. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu
đưa ra nhận xét và thông qua các phương pháp để thực hiện phân tích nhằm có được
cái nhìn chính xác hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán và hoạt động
kinh tế tài chính, đồng thời đưa ra giải pháp sau quá trình phân tích, đúc kết vấn đề và

đề xuất kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các hình

viii

Danh mục phụ lục

ix

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Sơ lược cấu trúc đề tài

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Sự hình thành và phát triển của đơn vị

4

2.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị

4

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

6

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

6

2.3.2. Chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bộ
phận


6

2.4. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị

9

2.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán

9

2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

9

2.5. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty

10

2.6. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”

11

2.7. Nhận xét về bộ máy kế toán của công ty

12

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13

13

3.1.1. Nhiệm vụ của kế toán thanh toán công nợ

13

3.1.2. Nội dung các khoản phải thu, phải trả

14

3.1.3. Ý nghĩa kinh tế của các khoản phải thu, phải trả

15

3.2. Kế toán các khoản phải thu

15

3.2.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng
v

15


3.2.2. Kế toán khoản phải thu khác

18

3.2.3. Kế toán các khoản tạm ứng cho công nhân viên


19

3.2.4. Kế toán các khoản chi phí trả trước

20

3.3. Kế toán các khoản nợ phải trả

22

3.3.1. Kế toán các khoản nợ phải trả người bán

22

3.3.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước

24

3.3.3. Kế toán phải trả người lao động

26

3.3.4. Kế toán các khoản vay

27

3.3.5. Kế toán phải trả, phải nộp khác

28


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Hệ thống tổ chức kế toán công nợ

30

4.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán công nợ tại công ty

30

4.1.2. Các chứng từ và bảng sử dụng trong quá trình ghi sổ

31

4.2. Kế toán các khoản phải thu tại công ty

32

4.2.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng

32

4.2.2. Kế toán các khoản tạm ứng

46

4.2.3. Kế toán các khoản phải thu từ chi nhánh của công ty


55

4.3. Kế toán các khoản phải trả của công ty
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63
75

5.1. Kết luận

75

5.2. Kiến nghị

77

Tài liệu tham khảo

78

Phụ lục

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn


TM

Thương Mại

VT

Viễn Thông

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

GTGT

Giá Trị Gia Tăng

DNNN

Doanh Nghiệp Nhà Nước

DT HĐTC

Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính

ĐĐH

Đơn Đặt Hàng

PGH


Phiếu Giao Hàng

PXK

Phiếu Xuất Kho

GTTTƯ

Giấy Thanh Toán Tạm ứng

GĐNTƯ

Giấy Đề Nghị Tạm ứng

YCMH

Yêu Cầu Mua Hàng

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

KPCĐ

Kinh Phí Công Đoàn


TK

Tài Khoản

SF

Sfone

MB

Mobiphone

VT

Viettel

VN

Vinaphone

MS

Msevice

KH

Kích Hoạt

CNBT


Chi Nhánh Bình Thạnh

GNT

Giấy nộp tiền

PT

Phiếu Thu

PC

Phiếu Chi

BCBH

Báo Cáo Bán Hàng

BPBH

Bộ Phận Bán Hàng
vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty

6


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Tác Kế Toán

9

Hình 2.3. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức “Nhật Ký Chung”

11

Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Phải Thu Của Khách Hàng

17

Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Toán Khoản Phải Thu Khác

19

Hình 3.3. Sơ Đồ Hạch Toán Các Khoản Tạm ứng Cho Công Nhân Viên

20

Hình 3.4. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Trả Trước

22

Hình 3.5. Sơ Đồ Hạch Toán Khoản Phải Trả Cho Ngườ Bán

23

Hình 3.6. Sơ Đồ Hạch Toán Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước


25

Hình 3.7. Sơ Đồ Hạch Toán Phải Trả Người Lao Động

27

Hình 3.8. Sơ Đồ Hạch Toán Phải Trả Khác

29

Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nghiệp Vụ Bán Chịu Hàng Hoá

34

Hình 4.2. Sơ Đồ Hạch Toán Phải Thu Khách Hàng

35

Hình 4.3. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nghiệp Vụ Thu Tiền Bán Hàng

40

Hình 4.4. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nghiệp Vụ Bán Chịu Hàng Hoá Đề
Xuất

45

Hình 4.5. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nghiệp Vụ Tạm ứng

47


Hình 4.6. Sơ Đồ Hạch Toán Tài Khoản 141

51

Hình 4.7. Sơ Đồ Hạch Toán Tài Khoản 131

58

Hình 4.8. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nghiệp Vụ Mua Chịu Hàng Hoá

65

Hình 4.9. Sơ Đồ Hạch Toán Tài Khoản 331

68

Hình 4.10. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nghiệp Vụ Mua Chịu Hàng Hoá Đề
Xuất

74

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bộ Chứng Từ Bán Hàng Hóa và Thu Tiền.
Phụ lục 2. Bộ Chứng Từ Nghiệp Vụ Tạm Ứng Đi Công Tác
Phụ lục 3. Bộ Chứng Từ Nghiệp Vụ Tạm Ứng Tiền Mua Hàng Hoá
Phụ lục 4. Bộ Chứng Từ Nghiệp Vụ Bán Hàng Qua Chi Nhánh

Phụ lục 5. Bộ Chứng Từ Nghiệp Vụ Mua Hàng Thanh Toán Bằng Tiền Mặt
Phụ lục 6. Bộ Chứng Từ Nghhiệp Vụ Mua Hàng Thanh Toán Bằng UNC

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình hoạt động, để đảm bảo cho mục tiêu tồn tại và phát triển của
mình, bất kỳ một đơn vị, cơ quan hay một tổ chức nào cũng đều cần có một hệ thống
tài chính ổn định và vững mạnh, trong đó kế toán luôn được coi là một công cụ quan
trọng trong việc quản lý của đơn vị. Với chức năng cung cấp thông tin về kiểm tra các
hoạt động kinh tế - tài chính, công tác kế toán không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng và hiệu quả công tác quản lý của bản thân đơn vị mà còn ảnh hưởng đến nhiều
đối tượng khác như các đối tác, các tổ chức tài chính, cơ quan cấp trên…
Sự vững mạnh và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp và các công ty
TNHH thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn, việc quản lý các khoản nợ phải
thu, các khoản nợ phải trả. Đối với các khoản nợ phải thu thì các doanh nghiệp phải
quản lý chặc chẽ, có dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi và có biện pháp
để thu hồi kịp thời các khoản nợ lớn, các khoản nợ của các doanh nghiệp có nguy cơ
không thể trả được hoặc các doanh nghiêp chậm thanh toán. Đối với các khoản nợ phải
trả doanh nghiệp cần quản lý để kịp thời thanh toán tạo được uy tín cho doanh nghiệp,
đồng thời doanh nghiệp cũng cần có những chính sách để sử dụng đồng vốn vay mượn
một cách thật hiệu quả.
Các doanh nghiệp luôn có những mối liện hệ với nhiều đối tác, ngân hàng, các
công ty tài chính, cơ quan thuế,…Do đó trong công tác quản lý kinh tế tài chính tại các
doanh nghiệp nhất thiết phải sử dụng công cụ kế toán, đặc biệt là kế toán quản lý và
thanh toán công nợ. Đây là những vấn đề cơ bản giúp cho nhà quản lý có cơ sở để

phân tích, đánh giá, lựa chọn và đưa ra kế hoạch hoạt động, hoạch định chiến lược và
phương hướng cho phát triển. Ngoài ra, tổ chức công tác kế toán công nợ, thu chi và


thanh toán một cách khoa học là cơ sở để các doanh nghiệp tiết kiệm và tích luỹ nguồn
vốn cho mình.
Xuất phát từ những lý do trên đồng thời được sự đồng ý của Ban Giám Đốc công
ty TNHH TM VT TIÊN PHÚC KHA , cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Bùi
Xuân Nhã, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán thanh toán công nợ tại công ty
TNHH TM VT TIÊN PHÚC KHA” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua khảo sát chung về tình hình thực tế hoạch toán kế toán đồng thời tìm hiểu
công tác quản lý và thực hiện để thấy được công tác kế toán quản lý và thanh toán
công nợ tại đơn vị, đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình công tác kế
toán tại phòng kế toán công ty TNHH TM VT TIÊN PHÚC KHA, từ đó rút ra những
nhận xét chung về đơn vị và công tác kế toán, rút ra những ưu điểm cũng như nhựơc
điểm của việc hạch toán và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tại đơn vị.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại phòng kế toán công ty TNHH
TM VT TIÊN PHÚC KHA.
Địa chỉ: 37 Phú Lâm, Phường 9, Quận 6, TP.HCM
Phạm vi về thời gian :
Thời gian thực hiện: Thời gian thực tập tại đơn vị từ ngày 02/03/2009 đến ngày
16/05/2009.
Thời gian số liệu được sử dụng để nghiên cứu: Các số liệu được sử dụng cho mục
đích phân tích, đánh giá được nghiên cứu trong phạm vi năm 2008 và năm 2009.
1.4. Sơ lược cấu trúc đề tài
Hình thức và nội dung của đề tài được chia thành 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề

Trình bày lý do chọn đề tài, nội dung, mục tiêu nghiên cứu, giới hạn và sơ lược
cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan

2


Chương này giới thiệu về đơn vị, quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm và
chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của đơn vị nói chung cũng
như bộ phận kế toán nói riêng.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày một số khái niệm, các cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu được sử dụng để thực hiện việc nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Sau khi đã tìm hiểu về tình hình thực tế của đơn vị ở chương 3, chương này sẽ đi
sâu tìm hiểu công tác kế toán quản lý và thanh toán công nợ đến công tác kế toán các
khoản chi, thanh toán từ đó nhận xét, đánh giá công tác kế toán, rút ra những ưu điểm
cũng như nhược điểm trong công tác kế toán tại đơn vị để làm cơ sở cho các đề xuất,
kiến nghị.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Đưa ra nhận xét, kết luận về những kết quả đã nghiên cứu, đồng thời trình bày
các kiến nghị sau quá trình phân tích đã thực hiện tại chương 4.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sự hình thành và phát triển của đơn vị

Công ty TNHH TM VT Tiên Phúc Kha là một doanh nghiệp tư nhân được thành
lập vào ngày 04/10/2005.
Công ty từ một tổ chức sản xuất với quy mô nhỏ nay trở thành một công ty lớn
mạnh, có một vị trí trên thị trường. Tuy với thời gian hoạt động chưa lâu nhưng công
ty đã từng bước khẳng định được thương hiệu của mình với nhiều khách hàng trong
nước. Công ty có khả năng đáp ứng được những đơn đặt hàng có số lượng lớn.
Tên đăng ký: Công ty TNHH TM VT Tiên Phúc Kha.
Tên giao dịch: Công ty TNHH TM VT Tiên Phúc Kha.
Trụ sở chính: 37 Phú Lâm, P.9, Q6, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.3298.8015.
Giấy phép kinh doanh số: 4102033680 C.T.T.N.H.H.
Ngành nghề chính: Mua bán thiết bị máy móc, linh kiện điện tử viễn thông, thẻ
điện thoại, dịch vụ sửa chữa, bảo hành thiết bị điện tử, viễn thông.
2.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị
Chức năng cơ bản của công ty là thực hiện kinh doanh những mặt hàng đã đăng
ký trên giấy phép kinh doanh.
Hoàn thành tuyệt đối hợp đồng đã kí kết.
Kịp thời giải quyết mọi vấn đề thắc mắc phía khách hàng.
Nhanh chóng cặp nhật thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Tận tình với khách hàng.
Không gian lận trong kinh doanh và không vi phạm pháp luật.
Chức năng- nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do giám đốc công ty giao.


Phối hợp với các phòng ban để tìm kiếm hợp đồng.
Tổ chức tốt công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Bảo quản và sử dụng tốt trang thiết bị, máy móc.
Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của công ty.
Quản lý cán bộ công nhân viên theo chức năng phân định, phân cấp.

Căn cứ vào định hướng phát triển, định hướng kinh tế của các ngành và tuỳ theo
nhu cầu của nền kinh tế thị trường mà công ty xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài.
Cải tiến kỹ thuật, tổng hợp phân tích hiệu quả và khen thưởng.
Giữ vững uy tín, bảo đảm chất lượng hàng hoá trong cơ chế thị trường cạnh tranh
như hiện nay.
Trách nhiệm - quyền hạn:
Công ty là đơn vị độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định.
Lập báo cáo tháng, quý, năm theo quy định của công ty.
Lập kế hoạch và dự trù kinh phí mua sắm, sửa chữa thiết bị trình giám đốc công
ty ký duyệt.
Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên theo phân cấp của công
ty.
Thực hiện công tác tài chính theo quy định của công ty và theo quy định của nhà
nước.
Thực hiện đầy đủ công tác kiểm kê tài sản và thu hồi vốn.
Có quyền tuyển dụng và ký hợ đồng kỳ hạn dưới 1 năm.
Nghĩa vụ tài chính của công ty:
Công ty phải trích nộp các khoản phải nộp theo quy định của nhà nước, cuối kỳ
kế toán phòng kế toán phải tính và lập báo cáo theo quy định hiện hành.
Công ty có trách nhiệm nộp lãi vay đầu tư máy móc, trang thiết bị, lãi vay ngắn
hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo số thực tế phát sinh.
Công ty có trách nhiệm nộp phụ phí quản lý cấp trên theo tỷ lệ do Giám đốc công
ty quy định phù hợp với giá trị doanh thu hàng bán.

5


2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty

GIÁM ĐỐC

PGĐ KINH DOANH

PHÒNG
BÁN
HÀNG

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

PHÒNG
THIẾT
KẾ

PGĐ TÀI CHÍNH

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH

CHÍNH

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
- Giám đốc công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh.
- Phó giám đốc tài chính.
- Kế toán trưởng.
Các phòng ban gồm:
- Phòng bán hàng.
- Phòng tài chính-kế toán.
- Phòng thiết kế.
- Phòng kỹ thuật.
- Phòng tổ chức hành chính.
2.3.2. Chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bộ phận
Giám đốc công ty:
Là người đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp, đại diện cho tập thể người lao động
của công ty.
Có quyền quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng nhân viên của công
ty.
6


Chịu trách nhiệm trước pháp luật, thực hiện mọi chỉ thị, quyết định của cơ quan
nhà nước ban hành.
PGĐ kinh doanh:
Phụ trách công tác kế hoạch, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng cho đến khi
kết thúc, thực hiện công tác thanh lý hợp đồng.
Chịu trách nhiệm chính trong công tác thu hồi vốn, có trách nhiệm phối hợp với
các bộ phận liên quan thực hiện tốt công tác thu hồi vốn và thực hiện công tác lập lế

hoạch, thực hiện kế hoạch của công ty.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và cơ quan nhà nước về nhiệm vụ
được phân công, uỷ quyền.
PGĐ tài chính:
Là người hỗ trợ cho Giám đốc, phụ trách tài chính của công ty.
Có trách nhiệm về mặt tài chính của công ty.
Có quyền phê duyệt, huỷ bỏ các hoá đơn bị sai.
Kế toán trưởng:
Là người giúp Giám đốc trong việc quản lý sổ sách, báo cáo của công ty.
Kiểm tra các báo cáo của doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán và báo cáo.
Phòng bán hàng:
Thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo.
Tổ chức quá trình thu mua, cung ứng hàng hoá theo đúng tiến độ hợp đồng.
Lập báo cáo theo dõi về số lượng hàng hoá mua vào, bán ra và số lượng hàng
hoá tồn cuối kỳ của công ty.
Đề ra các phương án, mạng lưới tiếp thị.
Thu thập thông tin xác thực về giá cả và các thông tin về các đối tác cạnh tranh
trên thị trường.
Phòng thiết kế:
Chịu trách nhiệm về việc thiết kế, tạo mẫu logo.
Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về khảo sát, thiết kế, kiểm tra chất lượng mẫu.
Kiểm tra chất lượng hàng hoá, nghiên cứu quy trình công nghệ mới.
7


Quản lý, bảo dưỡng máy móc, thiết bị của công ty, chịu trách nhiệm về TSCĐ
của công ty.
Phòng tổ chức hành chính:

Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty về các lĩnh vực tổ chức
bộ máy, tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương, BHXH, NHYT và các chế độ,
chính sách khác liên quan đến người lao động trong phạm vi công ty và các chi nhánh
của công ty.
Thực hiện công tác văn thư, tiếp nhận, chuyển giao, lưu trữ, in ấn, đóng dấu,
đánh số, phát hành, bảo quản các loại công văn đi và đến.
Quản lý trang thiết bị văn phòng, chịu trách nhiệm mua sắm thiết bị văn phòng
phục vụ cho công tác quản lý chung của công ty.
Phối hợp với phòng tài chính - kế toán kiểm kê. Đánh giá các thiết bị dụng cụ
văn phòng theo định kỳ, chịu trách nhiệm về dịch vụ mua ngoài của công ty.
Giúp Giám đốc duy trì đều đặn các chế độ và tổ chức đoàn thể của công ty.
Phòng tài chính - kế toán:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc nắm rõ về các chế độ kế toán,
quy định của nhà nước và nắm rõ các quy định về chế độ kế toán hiện hành.
Thực hiện công tác quản lý TSCĐ, cùng các phòng ban khác kiểm kê, đánh giá
TSCĐ theo kỳ.
Phối hợp với phòng tổ chức hành chính thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ bảo
hiểm theo quy định.
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng của công ty.

8


2.4. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
2.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Tác Kế Toán.
KẾ TOÁN TRƯỞNG

THỦ
QUỸ


KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ

KẾ
TOÁN
HÀNG
HOÁ

KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP

Nguồn tin: Phòng Tài Chính Kế Toán
2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng:
Trực tiếp phụ trách công tác tài chính kế toán tại công ty. Tổ chức ghi chép,
hạch toán kế toán, thống kê theo đúng chế độ nhà nước quy định, chấp hành nghiêm
chỉnh quy định của nhà nước về việc áp dụng chế độ kế toán.
Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các bộ phận chi tiết.
Tập hợp toàn bộ chứng từ của kế toán chi tiết, ghi chép vào sổ tổng hợp tài khoản.
Lập bảng cân đối kế toán theo yêu cầu của ban Giám đốc. Hằng ngày đối chiếu số liệu
giữa sổ tổng hợp với từng kế toán chi tiết để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai
sót.
Cuối niên độ kế toán, lập báo cáo quyết toán tài chính năm theo quy định.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về số liệu phản ánh trên sổ sách cũng như trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp.

Thủ quỹ:
Theo dõi về mọi vấn đề phát sinh có liên quan đến tiền mặt của doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm trước cấp trên nếu có thất thoát xảy ra.
Thực hiện thu, chi tiền mặt theo các phiếu thu, chi đã được ký duyệt.
Quản lý tiền thu, chi, kiểm kê tiền định kỳ, lập bảng chi hoa hồng cho khách
hàng.

9


Kế toán công nợ:
Theo dõi các khoản phải thu, phải trả chi tiết theo từng khách hàng của công ty.
Cung cấp thông tin chính xác cho Giám đốc khi Giám đốc cần về số nợ, cũng
như số phải thu của từng đối tượng khách hàng để Giám đốc ra quyết định chính xác,
kịp thời.
Phối hợp với các bộ phận khác để có chính sách thu hồi kịp thời, nhanh chóng
các khoản nợ khó đòi, cũng như thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả để tạo uy tín
cho công ty.
Kế toán hàng hoá:
Theo dõi, ghi chép số lượng hàng hoá nhập vào, xuất ra, tồn cuối kỳ của công ty.
Kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá mua về, xuất ra.
Phối hợp với các phòng ban khác để theo dõi chính xác số lượng hàng hoá tồn
cuối kỳ.
Chịu trách nhiệm với cấp trên về hàng hoá.
Thường xuyên kiểm kê hàng hoá theo định kỳ.
Kế toán tổng hợp:
Hỗ trợ cho kế toán trưởng trong việc theo dõi, hướng dẫn các kế toán chi tiết
khác để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
2.5. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Đây là hình thức kế toán

đơn giản, trình tự xử lý nghiệp vụ nhanh, thuận lợi cho việc áp dụng tin học trong công
tác quản lý.
Ngoài ra công ty còn sử dụng máy vi tính cho công việc kế toán, các số liệu được
nhập vào máy tính và được chương trình xử lý. Mọi công việc kiểm tra, đối chiếu số
liệu, lập báo cáo đều được thực hiện trên máy vi tính và in ra kết quả.

10


Hình 2.3. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức “Nhật Ký
Chung”
Chứng từ kế toán
( chứng từ gốc)

Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

SỔSOÅ
CÁI
CAÙI


Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Nguồn tin: Phòng Tài Chính Kế Toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
2.6. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”
Hàng ngày:
Các chứng từ kế toán đã kiểm tra xử lý là căn cứ để ghi Nhật ký chung. Sau đó
căn cứ vào số liệu ghi trên Nhật ký chung để ghi vào các tài khoản có liên quan trên Sổ
Cái.
Đối với các nghiệp vụ cần theo dõi riêng biệt thì các chứng từ kế toán được ghi
vào sổ Nhật ký đặc biệt. Tuỳ thuộc vào khối lượng nghiệp vụ phát sinh, cuối kỳ hoặc

11


định lỳ kế toán viên tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi tài khoản phù
hợp lên Sổ Cái.
Trường hợp cần thiết phải mở sổ, thẻ chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật
ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối kỳ kế toán:
Tính số dư phát sinh, lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
Khoá sổ, thẻ chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu số liệu của bảng tổng
hợp chi tiết và số liệu có liên quan trên bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu
đảm bảo khớp đúng các số liệu thì tiến hành lập báo cáo tài chính.

2.7. Nhận xét về bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn, nhẹ, có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ
của từng bộ phận.
Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao, nghiệp
vụ kế toán thành tạo là điểm mạnh để công ty có điều kiện phát triển.

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Nhiệm vụ của kế toán thanh toán công nợ
Để giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao nhất, kế toán
quản lý công nợ có chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy tổ chức tốt công
tác kế toán quản lý công nợ sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Để hoàn thành các điều kiện trên kế toán công nợ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ
sau:
- Tập hợp các số liệu quan trọng liên quan đến các tài khoản công nợ phát sinh
trên các phần hành kế toán để lập sổ chi tiết theo dõi công nợ và các báo cáo cần thiết.
- Hàng ngày kế toán công nợ phải thu thập các số liệu phát sinh của các bộ phận
khác để tính toán, xác định các khoản phải thu, phải trả làm căn cứ để ghi chép công
nợ cho từng khách hàng. Kế toán công nợ phải nắm bắt được tình hình biến động từng
khoản nợ của từng khách hàng để có kế hoạch thu hồi hay thanh toán cho khách hàng
kịp thời.
- Do có sự tham gia của đồng ngoại tệ trong quá trình thanh toán nên kế toán
công nợ phải có sự điều chỉnh chênh lệch tỷ giá và phân tích chi tiết số dư nợ của từng
khách hàng để tiện cho việc theo dõi và thanh toán.

- Kế toán công nợ cũng cần phải thường xuyên đối chiếu số dư nợ với khách
hàng để phản ánh được chính xác số nợ, kịp thời kiểm tra để tìm ra sai sót và điều
chỉnh lại cho chính xác với số dư nợ thực tế.
- Doanh nghiệp có quan hệ với nhiều đối tác, nên để thuận tiện cho việc theo dõi
chính xác các khoản thu chi với từng đối tác, kế toán công nợ đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn nhất định và sự hỗ trợ của phần mềm kế toán là hết sức quan trọng để


giúp kế toán công nợ hoàn thành tốt nhiệm vụ của vụ của mình, phần mềm kế toán có
thể giúp cho kế toán công nợ kiểm tra các khoản nợ một cách nhanh chóng, sửa sai
một cách dễ dàng và ra các báo cáo một cách chính xác. Do đó doanh nghiệp cần quan
tâm đến việc sử dụng các phần mềm kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của
đơn vị.
3.1.2. Nội dung các khoản phải thu, phải trả
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có quan hệ với nhiều đối tác như khách
hàng, người bán, ngân hàng,…về nhiều khoản như: các khoản phải thu, phải trả, các
khoản nộp Ngân sách Nhà nước,...Do đó các khoản phải thu và phải trả của doanh
nghiệp là rất lớn và đa dạng.
Nợ phải thu: là một phần tài sản của doanh nghiệp, là một phần nguồn lực do
doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Phân loại nợ phải thu theo nội dung các giao dịch phát sinh từ các quan hệ kinh
tế tài chính gồm:
- Phải thu khách hàng
- Thuế GTGT được khấu trừ
- Các khoản phải thu nội bộ
- Các khoản ứng trước
- Các khoản phải thu khác
- Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và
các sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Các khoản phải trả bao gồm;

- Các khoản tiền vay, nợ
- Phải trả cho người bán
- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
- Phải trả công nhân viên (tiền lương và các khoản trích theo lương)
- Chi phí phải trả
- Các khoản phải trả nội bộ
- Các khoản đầu tư thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng
- Phát hành trái phiếu công ty
- Phải trả do nhận ký cược, ký quỹ
14


- Phải trả khác
Phân loại nợ phải trả theo tính chất và thời gian cam kết thanh toán gồm:
- Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ
ngày kết thúc niên độ như các khoản phải trả thương mại hoặc phát sinh từ các khoản
phải trả công nhân viên và chi phí kinh doanh.
- Nợ dài hạn: Là tất cả các khoản nợ không phân biệt là nợ ngắn hạn.
3.1.3. Ý nghĩa kinh tế của các khoản phải thu, phải trả
Khi tình hình tài chính doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng
thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng nguồn vốn và cũng ít bị chiếm dụng nguồn vốn.
Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủ động được về vốn, đảm bảo cho quá trình kinh
doanh thuận lợi.
Ngược lại, nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ dẫn đến
tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài, doanh nghiệp mất đi tính chủ
động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ sẽ dẫn đến
tình trạng phá sản.
Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp
có thêm một phần vốn đưa vào quá trình hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản

xuất và ngược lại.
3.2. Kế toán các khoản phải thu
3.2.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng
a) Khái niệm
Khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán.
Để có thể hạn chế rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét kỹ đến khả
năng thanh toán của khách hàng trước khi có quyết định bán chịu, hoặc có biện pháp
thích hợp nhằm bảo đảm thu được khoản phải thu từ khách hàng.

15


b) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 131 “phải thu khách hàng”.
TK 131
Số tiền còn phải thu khách hàng
- Số tiền phải thu khách hàng tăng do

- Số tiền phải thu khách hàng giảm khi

bán sản phẩm, dịch vụ.

khách hàng thanh toán tiền.

- Tiền thừa trả lại cho khách hàng.

- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước
của khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách

hàng sau khi đã giao hàng và khách
hàng có khiếu nại.
- Doanh thu của số hàng đã bán do
người mua trả lại( có thuế GTGT
hoặc không có thuế GTGT).
- Số tiền chiết khấu thanh toán cho
người mua.

Tổng số phát sinh nợ

Tổng số phát sinh có

Số tiền còn phải thu khách hàng.
Kết cấu và nội dung phản ánh:
TK này có thể có số dư bên Có: Phản ánh số tiền nhận trước hoặc số tiền đã thu
nhiều hơn số tiền phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.

16


×