Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM CÂY PƠMU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG BẰNG HOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
G F

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM
CÂY PƠMU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
CÂY TRỒNG BẰNG HOM

Họ và tên sinh viên : ĐINH VĂN TÝ
Nghành

: LÂM NGHIỆP

Niên khóa

: 2004-2008

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2009


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM
CÂY PƠMU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
CÂY TRỒNG BẰNG HOM

ĐINH VĂN TÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGHÀNH LÂM NGHIỆP



Giáo Viên Hướng Dẫn
Th.S LÊ HUỲNH

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn :
Quý Thầy Cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, khoa
lâm nghiêp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài vừa qua.
Chân thành cảm ơn thầy Lê Huỳnh đã tận tình trực tiếp hương dẫn cho
tôi thực hiện tốt luân văn tốt nghiệp này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị và cô chú của
Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Sinh Lâm Đồng, VQG Bidoup – Núi Bà đã tạo
điều kiện thuận lơi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Cảm ơn bạn bè , gia đình đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi
trong thới gian học tập cũng như thời gian làm đề tài.
Tháng 07/ 2009
Sinh Viên
Đinh Văn Tý

i


TÓM TẮT
Đề Tài:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM
CÂY PƠMU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
CÂY TRỒNG BẰNG HOM

GVHD: Th.S Lê Huỳnh
SVTH : Đinh Văn Tý
Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của một số loại kích thích tố ra rễ ở những
nồng độ khác nhau đến giâm hom cây pơ mu. Đồng thời đề tài đánh giá sinh trưởng
của rừng pơ mu trồng bằng hạt (10 tuổi) và rừng pơ mu trồng bằng hom (8 tuổi). Qua
quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả.
Thí nghiệm về ảnh hưởng của kích thích tố đến hom giâm cho ta thấy thuốc
NAA 0,5% cho tỷ lệ ra mô sẹo cao nhất và cũng cho kết quả ra rễ với tỷ lệ chưa cao do
hom giâm vào mùa khô và thời gian theo dõi chưa nhiều. Trong đó đường kính của
hom có tương quan với đường kính của mô sẹo, chiều cao của hom và màu sắc của mô
sẹo không có tương quan với đường kính của mô sẹo.
So sánh sinh trưởng của rừng trồng bằng hom và rừng trồng bằng hạt, qua kết
quả phân tích rừng pơ mu trồng bằng hom sinh trưởng và phát triển mạnh hơn rừng pơ
mu trồng bằng hạt cả về đường kính và chiều cao của cây. Các yếu tố ngoại cảnh tác
động đến sinh trưởng và phát triển của hai loại rừng như nhau, trong đó khoảng cách
từ cây pơ mu đến cây rừng tự nhiên có tương quan với chiều cao và không có tương
quan với đường kính của pơ mu trồng.

ii


MỤC LỤC
Trang
Cảm tạ………………………………………………………………………….…..i
Tóm tắt…………………………………………………………………………….ii
Mục lục……………………………………………………………………………iii
Danh sách các bảng………………………………………………………………..vi
Danh sách các hình………………………………………………………………..vii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU …………………………………………………………....1
1.1. Đặt vấn đề…………………………………………………………………1

1.2. Mục đích nghiên cứu……………….……………………………………..2
1.3. Mục tiên nghiên cứu………………………………………………………2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN………………………………………………………3
2.1. Sinh sản vô tính…………………………………………………….…...…3
2.1.1. Khái niệm………………………………………………… …….…...3
2.1.2. Một số hình thức giâm hom………………………………………….3
2.2. Sinh lý của sự ra rễ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ………….……..4
2.2.1. Sự vận chuyển của các auxin trong cây…………………......…..…...6
2.2.2. Tác dụng của auxin……………………………………...……..….…7
2.2.3. Sự cần thiết của lá…………………… ……………………...……....8
2.2.4. Xử lý chất kích thích ra rễ……….………...………………...………8
2.2.5. Các chất kích thích sinh trưởng…………………….……….………9
2.2.6. Các yếu tố môi trường giâm hom…………………….….…………10
2.3. Sự thành thục và biện pháp trẻ hóa………… ……… ……………....…..11
2.3.1. Sự thành thục…………… …………………………………..……..11
2.3.2. Dạng thân…………………………………………….……………..12
2.3.3. Tốc độ sinh trưởng…………………………………………….……13
2.3.4. Dạng lá và thời điểm rụng lá…………………………….…………13
2.3.5. Ứng dụng thực tiễn của sự thành thục………………………...……13
2.3.6. Các biện pháp trẻ hóa…………………………………...……...…..14
iii


2.4. Cây pơ mu ( Fokienia hodginsii )……………… ……………………….14
2.4.1. Mô tả………………………………………………………………..15
2.4.2. Đặc tính sinh học…………………………………………………...15
2.4.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố……………………………………...16
2.4.4. Giá trị sử dụng và tình trạng hiện nay……………………………...17
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………..18
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………….…...………………...….18

3.2. Vật liêu nghiên cứu……… ………………………………...………………..18
3.3. Nội dung nghiên cứu………………… ……………………...……………....18
3.4. Phương pháp nghiên cứu……………… ……………….………...…………18
3.4.1. Bố trí thí nghiệm đối với hom giâm………………………………...18
3.4.1.1. Giá thể cho hom giâm…………………….…………….19
3.4.1.2. Loại thuốc giâm hom……………………….…………..20
3.4.1.3. Phương pháp chọn hom trên cây mẹ…………....………20
3.4.1.4. Các chỉ tiêu theo dõi.

……………...…….…………...21

3.4.2. Đánh giá sinh trưởng giữa rừng trồng bằng hom và bằng hạt………22
3.4.2.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………...22
3.4.2.2. Địa hình ………………………………………………..22
3.4.2.3. Thổ nhưỡng địa chất………..…………………………..22
3.4.2.4. Thổ nhưỡng địa chất…………………………..………..22
3.4.2.4. Phương pháp đo đếm…………………………….……..23
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………...24
4.1.Ảnh hưởng của các loại kích thích tố đến giâm hom……………...…………24
4.1.1. Ảnh hưởng của thuốc IAA 0,5%, 1%, 1,5% đến hom giâm…………25
4.1.2. Ảnh hưởng của thuốc IBA 0,5%, 1%, 1,5% đến hom giâm. ……..…26
4.1.3. Ảnh hưởng của thuốc NAA 0,5%, 1%, 1,5% đến hom giâm. ………27
4.2. Tương quan giữa đường kính mô sẹo ( Dms ) với đường kính hom (Dhom), chiều
cao hom (Hhom) và màu sắc mô sẹo………………………...…………………..28
4.2.1. Tương quan giữa Dms và Dhom……………………………………..29
4.2.3. Tương quan giữa Dms và Hhom, màu sắc………………………..….29
4.3. Đánh giá sinh trưởng giữa rừng trồng bằng hom và bằng hạt…..…………...30
iv



4.3.1. Tương quan giữa chiều cao cây và khoảng cách
đến cây rừng tự nhiên………………………………………………...……………....30
4.3.2. Tương quan giữa đường kính cây và khoảng cách
đến cây rừng tự nhiên…………………………………………...…….…..………….35
4.3.3. So sánh chiều cao và đường kính của rừng trồng bằng hom và rừng trồng
bằng hạt………………………………………………………………….……………38
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………41
5.1. Kết luận………………………………………………………………………..…41
5.2. Những tồn tại.…………………………………………………………………….41
5.3. Kiến nghị…………………………………………………… …………………...41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ……………………………………………………19
Bảng 4.1. Kết quả giâm hom……………………………………………………...…..24
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hưởng của thuốc IAA 0,5%, 1%, 1,5% đến hom giâm……….25
Bảng 4.3. kết quả ảnh của thuốc IBA 0,5%, 1%, 1,5% đến hom giâm…………...…..26
Bảng 4.4: Kết quả ảnh của thuốc NAA 0,5%, 1%, 1,5% đến hom giâm…………..…27
Bảng 4.5 Phân hạng LSD tỷ lệ ra mô sẹo của các nghiệm thức………………...…...28
Bảng 4.6: Chiều cao cây và khoảng cách trung bình đến cây tự nhiên………...……..31
Bảng 4.7: Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa chiều cao của rừng trồng với khoảng
cách cây rừng tự nhiên………………………………………………………………...32
Bảng 4.8.Đường kính cây và khoảng cách trung bình đến cây tự nhiên……………..36

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bố trí thí nghiêm giâm hom………………..………………………………21
Hình 4.1: Hom ra rễ với thuốc IAA 1%.......................................................................25
hình 4.2: Dạng mô sẹo………………………………………..……………………....29
Hình 4.3: Màu sắc mô sẹo……………………………………...……………………..30
Hình 4.4: Chiều cao của rừng trồng bằng hom………………………….…………….34
Hình 4.5: Chiều cao của rừng trồng bằng hạt…….………………...…………………35
Hình 4.6: Đường kính (d1,3) của rừng trồng bằng hạt……………..…………….…..37
Hình 4.7: Đường kính (d1,3) của rừng trồng bằng hom……………..……………….38
Hình 4.8: Rừng trồng bằng hom……………………………………...……………….39
Hình 4.9: Rừng trồng bằng hạt………………...……………………...………………40

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, là lá phổi xanh của trái đất.
Đối với Việt Nam là nước á nhiệt đới rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng điều hòa khí
hậu, hạn chế tác hại của thiên tai, mang lại nguồn lợi lớn cho quốc gia , dân tộc.
Nhưng ngày nay, do tốc độ phát triển kinh tế, xã hội ngày càng nhanh, rừng đang bi
tàn phá nghiêm trọng kéo theo đó là hàng loạt những loài động thực vật cũng bị tàn
phá, không ít những loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao ngày càng bị khai thác
cạn kiệt, đứng trước nguy cơ bị đe dọa, nguồn gen của nhiều loai cây bị suy giảm
nghiêm trọng. Trong đó có các loài cây lá kim và rừng cây lá kim là tài nguyên không
thể thiếu của giới thực vật. Một trong hai nghành quan trọng nhất của giới thực vật là

ngành Hạt Trần (Gymnospermae) và ngành Hạt Kín (Angiospermae), các loài cây lá
kim lại là phần quan trọng của nghành Hạt Trần. Số lượng trên 600 loài cây lá kim so
với 250.000 loài hạt kín rõ ràng không phải là lớn song cây lá kim đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong đời sống xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Cảnh quan và kinh tế
nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á cũng như Ôxtrâylia không thể không có đóng
góp của rừng cây lá kim tự nhiên và gây trồng. Cây lá kim và rừng cây lá kim cũng là
một đặc trưng đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Thường phân bố trên các độ cao lớn như
Thông ba lá, Hoàng Đàn giả (Hồng tùng), Bách xanh, Pơmu Đà lạt (độ cao 1500m so
với mực nước biển); Hồng tùng, Thông nàng (Bạch tùng), Thông tre ở Núi Chúa
(Khánh Hòa), Bà Nà (Đà Nẵng), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và một số loài lá kim
khác ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình..v..v…Một số các
loài cây khác được phổ biến ở độ cao thấp hơn như thông Đuôi ngựa và Thông
nhựa….Trong đó có cây Pơmu không chỉ tạo vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên mà còn có
giá trị kinh tế cao và quý hiếm.(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001). Vào những năm cuối
thập kỷ 90 công nghệ sản xuất cây giống bằng mô hom phục vụ trồng rừng được Nhà
nước quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Từ những kết quả ban đầu của những khu rừng trồng
bạch đàn, keo lai bằng mô hom cho thấy chất lượng rừng trồng đã được cải thiện, năng
suất rừng tăng lên đáng kể, từ đó cây trồng rừng bằng mô hom đã dần dần thay thế cây

1


trồng rừng bằng hạt ở nhiều nơi trong cả nước. Tuy nhiên, nhu cầu về cây giống phục
vụ trồng rừng hằng năm thì quá lớn mà thực tiễn sản xuất cây hom thì chưa thể đáp
ứng đủ. Hạn chế đó bị chi phối bởi cả hai mặt về qui mô sản xuất và giá thành sản
phẩm.
Pơmu (Fokienia hodginsii) là loài cây gỗ cao , to, thường xanh, tán hình tháp,
không có bạnh ở gốc, chiều cao 25-30 m đường kính từ 1-2 m , có vòng đời kéo dài
đến hàng trăm năm có khi đến hàng nghìn năm, phân bố ở độ cao 1300 m trở lên, mọc
hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ bền đẹp, được sử dụng làm đồ mỹ nghệ,

đồ mộc gia dụng…. Trong những năm qua loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao này
đã bị khai thác quá mức làm giảm khả năng phục hồi bằng con đường tái sinh tự nhiên
và khó khăn trong việc phục hồi lại rừng bằng hạt, vì vậy do những vấn đề nêu ở trên
nhân giống vô tính cây pơ mu bằng con đường giâm hom là vấn đề được đề cập đến và
nghiên cứu trong đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp nhân giống vô tính cây Pơmu bằng hom và sự khác biệt
sinh trưởng giữa hai loại rừng Pơ mu trồng bằng hom và trồng bằng hạt.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thí nghiêm ảnh hưởng của ba loại kích thích tố ra rễ với 3 nồng độ trên hom
Pơmu.
- So sánh tăng trưởng Hvn và D1.3 của rừng trồng bằng hạt và rừng trồng bằng hom.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sinh sản vô tính
2.1.1. Khái niệm
Sinh sản vô tính (Asexual Reproduction) là biện pháp sinh sản không có thụ
tinh, sinh sản không phải bằng hạt được tạo ra qua con đường hữu tính. Đối với thực
vật bật cao sinh sản vô tính bao gồm sự tiếp hợp vô tính (Apomixis) và các dạng khác
của sinh sản sinh dưỡng (Vegetative Reproduction). Trong thực tiễn, mới chỉ có các
biện pháp nhân giống sinh dưỡng được áp dụng rộng rãi.
Phần lớn các loài thực vật sinh sản bằng con đường hữu tính (bằng hạt thông
qua thụ tinh), song chúng vẫn có hình thức sinh sản vô tính nhờ phương thức sinh sản
vô tính mà thực vật có thể tự tái tạo lại mình từ các phần của cơ thể như thân bò ở dâu
đất; củ ở khoai lang, khoai tây, củ dạng hành ở cây hành, cây tỏi và thân ngầm…. Có
cây như lá bỏng (cây sống đời) có thể tái sinh bằng lá. Một số loài như mía, sắn, râm

bụt… được nhân giống đại trà bằng thân hoặc cành. Một số loài khác có thể được nhân
giống bằng rễ như ở các loài cây có rễ hút hoặc như cây dương hòe (Robinia
pseudoacacia) ở Hungari.
Trong thực tiễn sản xuất các phương pháp nhân giống sinh dưỡng cho các loài
thực vật rất phong phú, đặc biệt phải kể đến các phương thức đang được ưa chuộng là
chiết, ghép, giâm hom và các hình thức nuôi cấy mô.
2.1.2. Một số hình thức giâm hom
Giâm hom lá: trong nghề trồng cây cảnh đôi khi người ta sử dụng lá để nhân
giống. Lá được cắt cùng với một mầm nách có thể được dùng như một hom cành để ra
rễ như trường hợp cua cây đỗ quyên (Rhododendron).
Từ năm 1957, người ta đã công bố việc tách bó lá kim ở một số loại thông và
cho chúng ra rễ. Kinh nghiệm cho thấy là ở cây cùng tuổi bó lá kim ra rễ nhiều hơn là
hom cành. Khó khăn lớn nhất là sau khi ra rễ bó lá kim không hình thành chồi để phát
triển thành cây hoàn chỉnh.Đối với loài thông Pinus banksiana, khó khăn này có thể
bị loại bỏ bằng cách sử dụng các bó lá kim đã có chồi từ trước.

3


Cho tới nay, với vốn kiến thức sâu rộng hơn, biết sử dụng hóa chất và hócmôn
thích hợp, từ bó lá kim người ta đã biết tạo ra các cây cân đối. Đây là một cơ hội tốt để
nhận được nhiều cây hom từ một cây cá thể và có triển vọng để áp dụng vào các
chương trình trồng rừng dòng vô tính. Một triển vọng nữa của việc tạo cây hom từ các
bó lá kim là cây hom loại này vẫn mang đặc trưng non trẻ mặc dù bó lá kim được lấy
từ cây trưởng thành (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001)
Giâm hom thân và hom cành: Đây là biện pháp nhân giống sinh dưỡng đang
được phát triển nhanh và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất lâm nghiệp như đối với
các loài dương (Populus), liễu (Salix), bạch đàng (Eucalyptus), liễu sam
(Cryptomeria)… Nhân giống vô tính hiện đang là hướng đi mới đầy triển vọng, trong
đó giâm hom là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định.

2.2. Sinh lý của sự ra rễ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ
Sự hình thành rễ trên hom được bắt đầu bằng sự phân bào ở các tế bào tượng
tầng. Sự phân bào này tạo ra các tế bào không phân hóa sau một loạt các phân bào để
tạo nên mầm rễ. Trước hết người ta thấy phần lớp vỏ của hom dày lên và xuất hiện mô
xốp màu trắng từ đó rễ hình thành và dài ra.
Rễ có thể hình thành ở phần gốc của hom hoặc phân bố trên một khoảng dài
hay ngắn từ gốc lên phía ngọn của hom. Trên cành cây sở (Camellia sp.) sau khi được
xử lý với NAA (axit naphtyl axetic), rễ đâm ra trên một đoạn dài 1 cm của phần gốc
hom ( Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1990.).
Khi bị xử lý thuốc ra rễ ở nồng độ quá cao hoặc ngâm quá lâu trong dung dịch
thuốc, phần gốc của hom bị chết. Phía trên phần hom bị chết ta thấy xuất hiện phần
trương phồng do phân bào và rễ được tạo ra ở phần này. Trong trường hợp hom có độ
sinh dưỡng không phù hợp như khi sử dụng các chồi quá non chưa phân hóa tốt hay vì
mô già, sự kích thích của hốcmon chưa đủ, có thể thấy mô sẹo (callus) song không có
rễ. Đối với một số loài như muồng (Cassia), tần bì (Fraxinus), sồi (quercus), sự hình
thành rễ trên hom bị ngăn cản bởi vòng sclerenchyma liên tục. Vòng bao quanh hệ
mạch và hoạt động như một barie cơ học ngăn sự xâm nhập của nước và sự xuất hiện
của rễ. Hom một số loài bạch đàn như bạch đàn chanh (E. citriodora) và bạch đàn
xanh ( E. globulus), không thấy có vòng sclerenchyma, còn ở một số hom loài bạch
đàn trắng (E. camaldulensis) thấy có vòng sclerenchyma không liên tục, mặc dù vòng
4


này không ức chế sự tạo ra rễ (Hartney, 1980). Đối với keo tai tượng (A. mangium) cây
một năm tuổi đã có vòng sclerenchyma liên tục song chưa ảnh hưởng lớn tới khả năng
ra rễ của cây, ở tuổi lớn hơn (2 năm tuổi trở lên), vòng này dày lên làm khả năng ra rễ
của hom giảm mạnh (Darus, 1991, trích dẫn bởi Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Các yếu tố tác động tới sự ra rễ: có thể dễ dàng nhận thấy là có vô số yếu tố tác
động đến tỷ lệ ra rễ của hom vì quá trình hình thành rễ ở hom phụ thuộc vào điều kiện
nội sinh của cây mẹ và vào điều kiện môi trường, trong đó các yếu tố quan trọng nhất

vẫn là:
-

Đặc điểm của loài.

-

Đặc điểm của cây cá thể.

-

Tuổi cây mẹ lấy hom cành.

-

Vị trí và trạng thái sinh lý của cành.

-

Sự cần thiết của lá trên hom cành khi giâm.

-

Kích thước của hom được dùng trong giâm hom.

-

Xử lý chất kích thích ra rễ (loại thuốc, nồng độ, thời gian xử lý).

-


Các yếu tố môi trường giâm hom (ánh sáng, độ ẩm, vệ sinh).

Từ quan điểm giâm hom, người ta chia các loài ra thành 3 nhóm đó là các loài
dễ ra rễ, các loài có khả năng ra rễ trung bình và các loài khó ra rễ. Theo Quijada
(1985) thì cây dương, liễu, liễu sam là các loài cây dễ nhân giống bằng hom, còn một
loài khác khó nhân giống bằng hom như sồi, tần bì, dẻ nên ở Châu Âu, đối với các loài
cây này người ta sử dụng biện pháp ghép là chủ yếu (trích dẫn bởi Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2001).
Nhiều thí nghiệm giâm hom với các cây cá thể đã chứng tỏ có cây cho tỷ lệ
hom ra rễ rất cao còn có cây hầu như không ra rễ. Ngay từ năm 1940, Deuber đã cho
biết ở một số loài cây lá kim, tỷ lệ ra rễ có biến động lớn, từ 0% đến 100%. Đối với
cây vân sam (Picea abief), cho thấy tỷ lệ ra rễ của 8 dòng vô tính là rất khác biệt nhau.
Trong thí nghiệm với bạch đàn E. randis ở Colombia tỷ lệ hom ra rễ biến động từ 0%
đến 100% tùy theo cây mẹ. Cụ thể là trong số 950 cây trội đã được chọn và nhân giống
tiếp, có 10 cây trội có hom chồi gốc không ra rễ, còn lại 460 cây trội được sử dụng và
khảo nghiệm dòng vô tính vì các cây này có tỷ lệ ra rễ đạt 60% trở lên. Người ta
thường dùng tỷ lệ ra rễ là 60% như là một ngưỡng để chọn và sử các dòng vô tính vào
5


nhân giống đại trà, vì chỉ đạt từ tỷ lệ này trở lên thì nhân giống hom mới cho hiệu quả
kinh tế. Đối với tuổi cây mẹ lấy hom cành khả năng ra rễ của hom cành phụ thuộc vào
tuổi cây mẹ cung cấp hom. Mỗi loài cây đều có một ngưỡng tối đa về khả năng ra rễ,
song đều tuân theo qui luật là cây non ra rễ dễ hơn cây già. Như ở cây vân sam, trong
10 năm đầu tỷ lệ ra rễ đạt 85-90%, còn ở 10 năm sau đó tỷ lệ ra rễ giảm xuống còn 4050%. Rouland (1977) đã thử nghiệm giâm hom cho 80 cây vân sam từ 6 tuổi đến 21
tuổi, cho thấy tuổi cây mẹ càng tăng lên thì khả năng ra rễ càng giảm xuống. Đối với
loài keo tai tượng, cũng cho thấy ảnh hưởng rõ ràng ảnh hưởng của cây mẹ lên khả
năng ra rễ của hom (trích dẫn bởi Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Vị trí và trạng thái sinh lý của cành cũng không kém phần quan trọng trong quá

trình chọn hom, cành ở vị trí khác nhau trên cùng một cây cũng cho ra tỷ lệ rễ khác
nhau. Ngay từ năm 1939 , người ta đã cho thấy ở cây vân sam 18 tuổi, hom lấy từ 1/3
phần tán phía trên cho tỷ lệ ra rễ tương ứng là 86% và 48%, ở phần cây phía dưới là
61,5% .Đối với keo tai tượng nhỏ tuổi, vị trí hom kể từ ngọn cây non (vị trí số 1)
xuống gốc (vị trí số 5) cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom. Thông thường,
các hom lấy ở phần gốc dễ ra rễ hơn các hom lấy ở phần ngọn của cây. Theo Hartlney
(1980), hai lý do có thể có tác động lớn tới vấn đề này đó là:
- Gốc của cây là nơi tích tụ các chất cần cho ra rễ.
- Tồn tại một gradien về các chất kích thích và ức chế ra rễ ngay trên cây.
Trạng thái sinh lý của cành đòi hỏi nhà nhân giống phải chọn cho được thời
điểm lấy hom thích hợp tùy theo loài. Đối với một số loài cây, pha sinh trưởng mạnh
thường không ra rễ hoặc ra rễ kém, còn các cành ở cuối giai đoạn sinh trưởng thường
ra rễ tốt hơn. Chẳng hạn ở cây Camellia japonica 20 tuổi, cành hóa gỗ yếu, sinh
trưởng mạnh, cho tỷ lệ ra rễ 0%, còn ở giai đoạn kết thúc sinh trưởng, tỷ lệ ra rễ đạt
67%.
2.2.1 Sự vận chuyển của các auxin trong cây
Auxin là chất sinh trưởng được tìm ra sớm nhất trong cơ thể thực vật. Trong
cây auxin được hình thành chủ yếu ở đỉnh sinh trưởng, đầu rễ, đầu thân và các mô
đang sinh trưởng mạnh như lá , hoa, quả, đỉnh phôi đang nảy mầm.
Auxin được vận chuyển theo tế bào nhu mô và tượng tầng, chỉ theo một hướng
từ ngọn cây đến gốc cây hay từ ngọn cành đến gốc cành với tốc độ 5 – 17 mm/h .
6


Không hoặc hiếm khi có sự vận chuyển ngược lại hay ngang ( có ở nấm hay rễ một số
loài cây). Auxin được vận chuyển theo hướng tác động của trọng lực nên càng xa đỉnh
ngọn , nồng độ auxin càng giảm dần , thể hiện ở phần dưới thân hay chồi già hơn, khả
năng tạo rễ yếu hơn ( tức là ở cây có hàm lượng auxin thấp hơn ). Trong cây, auxin
được ưu tiên vân chuyển đến những nơi có quá trình sinh trưởng tích cực.
Hàm lượng auxin trong cây phụ thuộc loài thực vật, cơ quan, thời kỳ sinh

trưởng khác nhau của thực vật.
2.2.2 Tác dụng của auxin
Tác dụng của auxin là làm tăng thể tích của tế bào, kích thích sinh trưởng chiều
ngang tế bào, sinh trưởng quả, auxin có tác dụng lên pha giãn của tế bào, ảnh hưởng
lên tính đàn hồi của vách tế bào, tính chất của màng tế bào. Auxin xâm nhập vào màng
cellulose làm cho kết cấu vách tế bào trở nên “mềm” hơn giúp tế bào cơ thể dãn ra.
Tăng cường quá trình hút nước thẩm thấu tạo sức căng lớn. Mặt khác nó còn kích
thích tổng hợp cellulose mới vận chuyển vào vỏ để cấu tạo nên vỏ tế bào.
Trong cây hay đối với cây hom, cây chiết, auxin kích thích sự hình thành rễ
phụ, rễ bền, căn hành, kìm hãm sự phát triển của chồi bên, kìm hãm sự rụng hoa, rụng
quả , đài, lá,….
Auxin ảnh hưởng tới độ nhớt của chất nguyên sinh và còn tác dụng gây ra các
vận động hướng quang, hướng địa cho thực vật.
Ở các tế bào nuôi cấy tách rời trong môi trường dinh dưỡng, sự có mặt của
auxin làm tế bào sinh trưởng mạnh theo chiều hướng vô tổ chức, tạo nên các khối mô
không phân hóa gọi là mô sẹo (callus) và kìm hãm sự tạo chồi hay tạo rễ của mô.
Auxin có khả năng làm tăng cường độ hô hấp, nhưng cũng có thể làm cho hô
hấp diễn ra lệch với con đường trao đổi chất. Ở nồng độ vừa phải nó giúp tăng tỷ lệ
NADH2/NAD và ATP/ADP. Nhưng khi auxin ở nồng độ cao thì tỷ lệ trên lại giảm đi.
Auxin còn ảnh hưởng tới sự trao đổi acid nucleic, sinh tổng hợp protein trong
cây và các hợp chất cao phân tử trong cây như Lignin, Cellulose và kìm hãm sự phân
giải chúng .
Nồng độ gây kích thích hay kìm hãm tùy thuộc vào từng loài, cơ quan, bộ phận
của cây và tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của thực vật.

7


Nồng độ kích thích ở rễ khoảng 10-10 – 10-12 M, ở cành nồng độ kích thích 10-6 –
10-7 M, ở mô nồng độ 10-2 – 10-4 M và kìm hãm ở mô 10-3 – 10-2M

Ngoài ra Auxin còn có vai trò trong cơ chế điều hòa trao đổi acid nucleic và
sinh tổng hợp protein trong cây. Auxin có tác dụng giải ức chế gen (mở gen ) tổng hợp
ARN thông tin.
AND → ARNm → Polipeptid
Tác dụng của Auxin
2.2.3. Sự cần thiết của lá
Tỷ lệ ra rễ và sức mạnh của rễ có liên quan trực tiếp với bề mặt lá, nghĩa là với
quang hợp. Đối với loài bạch đàn Eucalyptus deglupta, hầu hết các hom bị ngắt bỏ lá
trước khi giâm hom đều không ra rễ và các hom đã chết trong vòng 10 ngày.
Lá giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh của rễ ở các hom
chưa hóa gỗ đặt dưới phun sương mù. Cần để cho lá được chiếu sáng thích hợp, bảo
đảm quang hợp mạnh mẽ. Do bề mặt khay giâm hom không lớn và đặc biệt là đối với
các loài cây có lá to, cần cắt đi một phần lá cho hom gọn nhỏ lại, vừa đỡ thoát hơi
nước lại tiết kiệm được diện tích khay giâm.
2.2.4. Xử lý chất kích thích ra rễ
Komixarop (1964, trích dẫn bời Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) đã tìm hiểu ảnh
hưởng của các chất kích thích ra rễ ở 130 loài cây, trong đó tác giả cho thấy thuốc kích
thích đã làm tăng hiệu quả ra rễ lên 1,5 đến 3 lần ở 27 loài, cho kết quả trung bình ở 23
loài, không có hiệu quả ở 72 loài và kém hơn cả đối chứng ở 8 loài. Điều đó chứng tỏ
không phải thuốc kích thích là phương sách duy nhất cho quá trình tăng tỷ lệ ra rễ của
các loài cây rừng.
Đối với từng loài cây, cần phải xác định rõ loại thuốc, nồng độ xử lý và thời
gian xử lý thích hợp nhất. Nhìn chung các xử lý với thuốc kích thích ra rễ thường đem
lại bộ rễ tốt hơn so với cây hom không được xử lý. Chẳng hạn ở cây sở (Camellia
oleosa), trong bốn loại thuốc kích thích ra rễ là IAA, IBA, NAA và 2,4 D thì NAA cho
tỷ lệ ra rễ cao nhất và bộ rễ tốt nhất, trong khi đó 2,4 D có nhiều công thức còn kém
hơn cả đối chứng. Đối với một số loài bạch đàn (Eucalyptus) thì IBA và tiếp theo là
IAA cho tỷ lệ ra rễ cao.

8



IAA hiện là loại hóa chất đang được dùng khá rộng rãi trong sản xuất, song
điều cần lưu ý là hóa chất này dễ mất hoạt tính khi bị phơi ra ánh sáng. IBA có ưu
điểm là khó bị phân hủy bởi men Oxiđaza, ít di chuyển nên có tác dụng lâu bền hơn,
song cũng gây độc mạnh hơn. Các loại thuốc tổng hợp khác như NAA và 2,4 D cũng
có tác dụng kích thích ra rễ có hiệu quả, song cần lưu ý là 2,4 D chỉ nên dùng ở thời
gian xử lý cực ngắn (1-10 giây) hoặc ở các nồng độ thấp.
Các loại bột bán trên thị trường dùng để chấm các mặt cắt phía dưới của các
đoạn thân nhằm tạo ra rễ dễ dàng thường chứa IBA hay NAA trộn với bột Talc trơ và
thường có nhều loại Vitamin B mà thực ra không có tác dụng. Được biết có nhiều thất
bại khi sử dụng auxin cho các hom cắt từ cây thành thục, nếu các cây gỗ hay các cây
bụi ở giai đoạn trẻ ( thường là trước khi ra hoa ) thì chúng ra rễ dễ dàng hơn với auxin
đặc biệt là với IBA (Salisbury,F.B,&C.W. Ross,1992)
Dễ nhận thấy là ở các nồng đô thuốc quá cao, ngâm lâu, hom cành dễ bị chết
hoại, nhất là đối với các hom non. Trạng thái hom khác nhau (hom hóa gỗ yếu, hom
nửa hóa gỗ hay hom đã hóa gỗ) cũng yêu cầu nồng độ xử lý và thời gian xử lý khác
nhau và điều này cần được quan tâm khi có kế hoạch xử lý một số lượng lớn hom cành
cho sản xuất.
2.2.5. Các chất kích thích sinh trưởng
Các chất tiêu biểu được dùng phổ biến như: IAA, IBA, NAA, 2,4D ở nồng độ
thấp (1-10mg/l), 2,4,5T, TIBA. Đề tài nghiên cứu này sử dụng 3 loại thuốc chính là
IAA, NAA, IBA là các loại thuốc thường được sử dụng hiện nay do thuốc cho kết quả
cao và không gây độc hại cho người và môi trường.
IAA: Acid – 3 indol acetic
công thức C10H9O2N
Trọng lượng phân tử 175,19
IBA: Acid β – indolbutyric
Công thức C12H13O2N
Trọng lượng phân tử 203,3

NAA: Acid α naphtylacetic
Công thức C12H10O2
Trọng lượng phân tử 186,21
9


Các chất trên thường được sử dụng để thúc đẩy sự ra rễ của cành giâm, cành
chiết, sử dụng nhiều trong việc nhân giống vô tính các cây ăn trái, cây công nghiệp,
cây thuốc, cây rừng.
2.2.6. Các yếu tố môi trường giâm hom
- Độ ẩm:
Đây là yếu tố quyết định tới thành công của giâm hom. Không khí bao quanh
các hom cành bao giờ cũng phải ở độ ẩm cao, càng gần 100% càng tốt, để giảm tối đa
hư hại do bốc thoát hơi nước và làm giảm nhiệt độ của các mô tế bào. Giữ độ ẩm cao
làm cho mô tế bào luôn trương căng, quang hợp phát huy đến mức tối đa và việc cung
cấp chất dinh dưỡng cho hom cành được bảo đảm ở mức tốt nhất.
Độ ẩm cao được duy trì bằng một thiết bị phun sương. Số lần phun tùy thuộc
vào điều kiện khí hậu ở địa phương như mức chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm,
độ ẩm tương đối, nhiệt độ môi trường xung quanh… Phun mù còn có thể biến động
tùy theo loài cây và trình độ sinh dưỡng của hom cành, chồi bởi vì có loài chịu được
phun mù nhiều hơn các loài khác và hom cành non dễ thối hơn hom già.
- Ánh sáng:
Yếu tố ánh sáng cũng là một trong số những yếu tố quan trọng hàng đầu bởi vì
hom phải được phơi ra ánh sáng ở mức thích hợp cho quang hợp thì hom mới ra rễ.
Nên có màn che cao để che bớt nắng gây gắt khi cần thiết, tránh táp lá, nhất là đối với
lá non và hom non. Nguyên tắc sử dụng màn che là làm sao cách nhiệt nhiều và có khả
năng khuyếch tán tốt. Có thể dùng cơ chế phun mù dày và ngắn để điều chỉnh và giúp
làm giảm tác dụng xấu của ánh sáng trực tiếp.
- Sự thông thoáng:
Phải đảm bảo thông thoáng khí để cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết cho các mô

tế bào, ngoài ra còn để điều hòa nhiệt độ của nhà giâm hom. Tránh gió lùa mạnh làm
cho lá và giá thể mau khô, hom dễ chết.
-Trạng thái vệ sinh:
Trạng thái vệ sinh trong giâm hom phụ thuộc nhiều vào sự thông thoáng khí,
chăm sóc, xử lý phòng và diệt nấm bệnh tốt. Nhà kính phải được lau rửa thường
xuyên, cát sỏi phải được rửa sạch. Thiết bị phun sương và hom phải được xử lý nấm
bằng dung dịch Benlate.
10


- Nhiệt độ:
Nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng song khó có thể xác định được một cách
chính xác. Nói chung, nhiệt độ tối ưu nằm trong khoảng 25-300C. Nhiệt độ giá thể thấp
sẽ làm chậm sự ra rễ của hom.
- Giá thể:
Giá thể thường là một hỗn hợp cát, cát thô, sỏi, có khi là đất phù sa, rêu, đất
tầng mặt,… dễ thoát nước song giữ được ẩm, nhiều khi không cần phải chứa chất dinh
dưỡng vì giâm hom chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn. Bề dày của giá thể phải
bảo đảm cho hom đứng vững và rễ phát triển tốt, thường là 10-15 cm. Để giá thể dễ
thoát nước, phần dưới của giá thể có khi được dùng bằng sỏi và cát thô. Giá thể phải
luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
2.3. Sự thành thục và biện pháp trẻ hóa.
Trở ngại lớn của việc đưa nhanh trồng rừng dòng vô tính cho một số loài cây
chủ yếu vào sản xuất đại trà chính là sự thành thục (Maturation), do vậy tiếp cận,
hiểu biết và giải quyết vấn đề này là một việc làm có ý nghĩa thực tiển cao.
2.3.1. Sự thành thục
Trong quá trình phát triển của cây, quá trình phân hóa của mô và tế bào cũng
phụ thuộc vào vị trí của chúng trên cây và tuổi của cây mẹ. Chẳng hạn tế bào ở tượng
tầng sẽ phát triển thành mô gỗ và libe mà không phát triển thành rễ hay là cây. Mầm lá
của cây non thường tạo nên hệ lá khác với hệ lá của cây trưởng thành. Trên cây già,

một tế bào ở chồi sinh dưỡng có nhiều khả năng phân hóa thành mầm hoa hơn là ở
một cây non trẻ.
Khi sử dụng cây con dòng vô tính vào sản xuất, một vấn đề lớn xuất hiện đó là:
các cây giống nhau về mặt di truyền (các cây của một dòng vô tính đều bắt nguồn từ
cùng một cây mẹ) lại có sinh trưởng khác nhau và sai khác này lại phụ thuộc vào vị trí
ban đầu của nó trên cây mẹ và tuổi của cây mẹ. Đối với cây hom hay cây ghép, cành
được lấy làm hom hay cành ghép đôi khi giữ nguyên các đặc tính riêng như khi nó còn
ở trên cây mẹ.
Tuổi của cây mẹ có ý nghĩa rất lớn vì khi tuổi cây mẹ tăng lên thì khả năng
nhân giống sinh dưỡng giảm xuống. Vật liệu thành thục cho tỷ lệ ra rễ thấp hơn, lâu ra
rễ hơn và phát triển ít rễ hơn là vật liệu non trẻ. Cây hom 25 tuổi của loài linh sam
11


(Abies) tới nay vẫn giữ nguyên tập tính sinh trưởng của cành như lúc ban đầu được lấy
làm hom. Đối với loài linh sam và thiết sam, ảnh hưởng của vị trí hom khá rõ ngay ở
các hom non trẻ, do vậy ứng dụng nhân hom hàng loạt vào sản xuất lớn ở các cây này
còn gặp nhiều trở ngại.
Hiện tượng này được Wright (1976) gọi là “Tác dụng lâu bền không mang tính
di truyền” (Persistent non-genetic effect) hay “Bảo lưu cục bộ” (Topophysis), bao gồm
tác dụng của tuổi (Cyclophysis) và tác dụng của vị trí (Periphysis). Theo Wright
(1976) thì các quá trình này có thể được định nghĩa như sau:
Cyclophysis: là quá trình thành thục của mô phân sinh đỉnh.
Topophysis: là hiện tượng xảy ra khi cành ghép, mắt ghép, cây hom duy trì tập
tính sinh trưởng giống như khi chúng là cành trên cây đầu dòng.
Periphysis: là tác dụng của vị trí.
Một số nhà khoa học khác như Burdon (1989), Monteuuis 91989), Purse
(1989)… lại gọi hiện tượng đó là sự thành thục (Maturation).(Trích dẫn bởi Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2001)
Quá trình thành thục không chỉ liên quan đến loài mà có liên quan cả đến từng

cây cá thể. Cho đến nay, người ta vẫn coi ra hoa là biểu hiện của sự thành thục, song
trong thực tế, bằng xử lý với axit gibberellic, có thể kích thích cho cây ra hoa sớm hơn
bình thường, thậm chí ở loài bulô (Betula sp.) người ta còn chọn được những cây ra
hoa ngay từ tuổi đầu tiên mà vẫn giữa được những đặc trưng non trẻ (Kleinschmit,
1977). Do vậy, xác định giai đoạn non trẻ và giai đoạn thành thục là một khó khăn lớn.
Nhiều nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu để tìm lời giải thích quá trình thành
thục và tìm các yếu tố có vai trò quyết định tới quá trình thành thục. Sau đây là một số
thí dụ cụ thể về sự thành thục, những ứng dụng và các biện pháp trẻ hóa.
2.3.2. Dạng thân
Cành được lấy từ cành nằm ngang ở phần thấp của cây tiếp tục sinh trưởng theo
hướng ngang trong nhiều năm như vẫn thường thấy ở nhiều loài cây lá kim. Thí dụ
quen thuộc nhất là cây bách tán (Araucaria), khi giâm hom, các cành ngang vẫn ra rễ
song không phát triển thành thân thẳng đứng. Đối với thông, ngay cả khi cành được
lấy từ phần cành phía trên, cây ghép vẫn thường cong hơn cây non.

12


2.3.3. Tốc độ sinh trưởng
Đối với thông, chồi ngọn của các cành phía trên thường dài hơn chồi ngọn của
các cành thấp. Trong một thí nghiệm ở Nam Phi, cây được đo sau khi trồng 8 năm cho
thấy: cây bắt nguồn từ cành hom lấy ở vòng cành cao nhất, cao hơn so với cây bắt
nguồn từ vòng cành thứ hai; cây từ vòng cành này lại cao hơn cây từ vòng cành thứ ba
và cứ thế tiếp tục. Các cây hom được lấy từ cùng một cây mẹ , được nhân giống bằng
cùng một phương pháp và được trồng cùng một thời điểm, cũng cho thấy sinh trưởng
khác nhau và hiện tượng đó được gọi là “biến dị bên trong dòng vô tính”.
2.3.4. Dạng lá và thời điểm rụng lá
Dây thường xuân (Hedera) có lá phân thùy hình chân vịt trước khi ra hoa và có
lá hình tim sau khi ra hoa. Cành lấy từ phần không ra hoa sẽ có lá phân thùy và không
ra hoa. Hom lấy từ phần cành có hoa sẽ tạo nên cây có lá hình tim và có hoa. Một số

loài bách tán tròn (Juniperus) có hai lại lá: lá hình dùi và lá có vảy, tỷ lệ của lá có vảy
tăng lên theo tuổi cây. Hom lấy từ cành có lá hình dùi sẽ tạo ra các cây chủ yếu có lá
hình dùi.
Cành lấy từ các cây thông hay vân sam già sẽ tạo ra các lá kim thành thục, chứ
không phải hệ lá non trẻ như cây con. Trên cây Fagus sylvatica, vào mùa thu, lá từ các
cành phía ngoài rụng sớm hơn lá từ các cành phía trong. Khi ghép thành các cây mới,
các cành vẫn sẽ duy trì đặc trưng rụng lá của cành mẹ.
2.3.5. Ứng dụng thực tiễn của sự thành thục
Khi xây dựng các vườn giống dòng vô tính từ cây ghép, nhà chọn giống cây
rừng đã không quên thu thập cành ghép từ các phần cành có nhiều nón cái ở phía trên
của tán cây. Khả năng tạo ra nhiều nón cái được giữ lại ở cây ghép và do vậy vườn
giống có sản lượng hạt cao.
Cây ghép từ cành ghép thông Pinus strobus có tính kháng bệnh rỉ sắt cao hơn là
cây non. Cây từ mô nuôi cấy của thông P. taeda thể hiện các đặc trưng thành thục
ngay từ sớm và kháng bệnh rỉ sắt tốt hơn cây non. Trong nghề trồng cây cảnh và cây
lấy quả, nhiều giống cây quý đã được chọn lọc trên cơ sở của hiện tượng thành thục
này.

13


2.3.6. Các biện pháp trẻ hóa
Bên cạnh đặc điểm riêng của từng loài về khả năng nhân giống sinh dưỡng, sự
thành thục chính là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới việc nhân giống sinh dưỡng các
loài cây rừng để đưa nhanh các loài cây này vào chương trình trồng rừng dòng vô tính.
Sự thành thục làm giảm khả năng ra rễ, thậm chí hom lấy từ cành thành thục không thể
ra rễ như trường hợp cây bạch đàn (Eucalyptus). Đôi khi cây hom có nguồn gốc từ
cành thành thục có sinh trưởng kém hơn cây hom lấy từ cây non trẻ.
Biện pháp lý tưởng để khắc phục sự thành thục chính là sự trẻ hóa. Đối với các
loài cây dễ tái sinh được chồi gốc như nhiều loài cây bạch đàn thì trẻ hóa không gặp

trở ngại gì lớn. Ngược lại, các loài cây không tạo được chồi gốc cần phải được áp dụng
các biện pháp trẻ hóa khác nhau như: đốn cây, ghép liên tiếp (cây ghép được coi là cây
mẹ lấy cành để ghép đợt tiếp theo), giâm hom liên tiếp (cây hom mới lại được coi làm
cây mẹ để lấy cành giâm hom đợt tiếp theo), khoanh vỏ cành, xử lý hócmôn, nuôi cấy
mô và bảo quản lạnh ở dạng mô nuôi cấy để duy trì sự non trẻ…
Đối với các loài thông, đốn cây và ghép liên tiếp đã chứng tỏ là các biện pháp
trẻ hóa hữu hiệu. Do dễ tạo được chồi gốc và dễ dàng nuôi cấy mô nên việc trồng rừng
dòng vô tính bạch đàn đã được phát triển rất mạnh ở Brazin, Công gô, Trung Quốc,
Nam Phi thông qua chọn lọc và sử dụng cây trội và cây lai. Giâm hom cây non cũng là
một biện pháp đang được áp dụng nhiều loài cây như thông, vân sam, song để bảo đảm
cho tiến bộ di truyền cao, biện pháp này giới hạn ở nguồn hạt có giá trị như hạt cây lai,
hạt của các cây ưu việt.
Nhờ trẻ hóa và nuôi cấy mô, người ta đã nhân giống thành công các cây trưởng
thành, có cây có tuổi rất cao như cây tếch (Tectona grandis) 100 tuổi; cây cù tùng
(Sequoia sempervirens) 100 tuổi; cây Sequoiadendron giganteum 100 tuổi; cây Prunus
avium 60 tuổi; các cây dương 17-40 tuổi; các cây sau sau (Liquidambar) 5-30 tuổi;
bạch đàn 10-20 tuổi; linh sam (Abies balsamea) 15-20 tuổi, vân sam trắng (Picea
glauca) 17 tuổi; dương (Populus spp.) 17-40 tuổi; Larix decidua 25-30 tuổi.
2.4. Cây pơ mu ( Fokienia hodginsii )
Tên thông dụng: Pơ mu
Tên khác: Ngọc Am, Mây vạc (Hoàng Liên Sơn), Thông hôi (Lâm Đồng), Mây long
lanh (Thái, Tây bắc, Thanh Hóa).
14


ii Dunn, 1908
Phân loại
Giới: Thực vật
Ngành: Ngành Thông - Pinaceae
Bộ: Bộ Thông - Pinales (Coniferrales)

Họ: Họ Tùng (Họ Trắc bách) - Cupressaceae
2.4.1. Mô tả:
Cây gỗ to, có tán hình tháp, thường xanh, cao 25 -30 m hay hơn, đường kính
thân tới hơn 1 m. Thân thẳng, không có bạnh gốc. Vỏ thân màu xám nâu, bong thành
mảng khi non, sau nứt dọc, mùi thơm, thịt vỏ hồng, cành nhỏ dẹt và thòng rủ xuống.
Lá hình vảy, xếp thành 4 dãy. Ở cành non hoặc cành dinh dưỡng, lá lưng bụng
ngắn và hẹp hơn hai lá bên, dài khoảng 7 mm, rộng khoảng 4 mm, có đầu nhọn dựng
đứng; ở cành già hay cành mang nón, lá hình vảy nhỏ hơn (dưới 1 mm), có mũi nhọn
cong vào trong. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trứng hay hình bầu dục, dài
1cm, mọc ở nách lá; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 - 2,2 cm, mọc ở đỉnh một
cành ngắn, khi chín tách thành 5 - 8 đôi vảy màu nâu đỏ, hoá gỗ, hình khiên, đỉnh hình
tam giác, lõm giữa và có mũi nhọn. Mỗi vảy hữu thụ mang 2 hạt có 2 cánh không bằng
nhau.
2.4.2. Đặc tính sinh học
Hoa: đực cái cùng gốc, nón đực mọc ở nách lá hình trứng hay bầu dục dài 1 cm,
nón cái mọc trên đỉnh một cành ngắn, nón cái trưởng thành hình cầu,
d = 1,6-2,2 cm.
Quả: khi chín tách thành làm 5-8 đôi vẩy màu nâu đỏ, mặt vẩy lõm có một mũi
ngắn, mỗi quả có 10-12 hạt, mỗi vẩy có 2 hạt có 2 cánh không đều nhau màu nâu bóng
dài 0,5 cm rộng 0,2 cm. Quả chín tháng 5-6 khi màu quả chuyển từ xanh sang nâu
thẫm.
Hạt: hạt hình trứng dài 0,5 cm, phôi có 2 lá mầm hình vẩy, 1 kg hạt có khoảng
150000 hạt, cây mạ có lá mọc đối, 4 lá tiếp sau bắt đầu mọc vòng.

15


Gỗ: có giác lõi phân biệt, lõi màu nâu, giác dày màu vàng nhạt, mùi thơm
đậm, vòng năm rõ, rộng hẹp không đều. Gỗ nhẹ tỷ trọng 0,62-0,64, thớ thẳng mịn,
dễ chẻ.

Hình thức sinh sản: Cây tái sinh bằng hạt ít trong bóng râm có lớp đất mặt sâu,
ẩm, không có khả năng tái sinh bằng chồi.
2.4.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố
Đặc điểm sinh thái: Cây mọc ở độ cao 900 – 2500 m, tập trung nhiều ở 950 –
1500 m, trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi, thường
hỗn giao với một số loài cây lá rộng, lá kim khác như sồi cau (Lithocarpus fenestrata),
hồi núi (Illicium griffithii), đỗ quyên (Rhododendron simsii), kim giao (Nageia
fleuryi), thông nàng (Podocarpus imbricatus), …, trên đất mùn màu vàng xám, phong
hoá từ đá granít có tầng dày thay đổi, thành phần cơ giới nhẹ. Trên các dông núi
thường gặp các giải rừng hẹp thuần loại pơ mu
Phân bố
Nơi sống :Đất liền / Rừng (đất liền)
Việt Nam:
Vùng Đông Bắc: Đồng Văn (Hà Giang); Hoàng Su Phì (Hà Giang); Mường
Khương (Lào Cai); Sapa (Lào Cai).
Vùng Tây Bắc: Bắc Yên (Sơn La); Mai Châu (Hoà Bình); Phong Thổ (Lai
Châu); Tủa Chùa (Lai Châu); Tuần Giáo (Lai Châu).
Vùng Bắc Trung bộ: Hương Sơn (Hà Tĩnh); Quế Phong (Nghệ An); Quỳ Châu
(Nghệ An); Thanh Chương (Nghệ An); Thừa Thiên Huế.
Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Nha Trang (Khánh Hoà).
Vùng Đông Nam bộ: Lạc Dương (Lâm Đồng).
Vùng Tây Nguyên: Gia Lai; Kon Plông (Kon Tum); Krông Bông (Đắk Lắk).
Khu bảo tồn: Du Già; Phong Quang; Pù Hoạt; Tây Côn Lĩnh I; Tây Côn Lĩnh
II; vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin;VQG Bidoup-Núi Bà; VQG Hoàng Liên;
VQG Kon Ka Kinh; VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; VQG Tam Ðảo; VQG Vụ Quang;
Xuân Liên.
Thế giới: Lào, Trung Quốc (Zhejiang, Fujian, Guizhou, Yunnan)

16



×