Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY LÊN VIỆC BẢO TỒN VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.73 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA
CÁT TIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY
LÊN VIỆC BẢO TỒN VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Mỹ Linh
Ngành

: Lâm nghiệp

Niên khóa

: 2005-2009

-- Tháng 7/2009--


HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY ĐẾN VIỆC BẢO TỒN VÀ
ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành


Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Hoàng Hữu Cải

Tháng 7/2009
i


LỜI CẢM ƠN

TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM TẠ VÀ BIẾT ƠN :
- Đạt được kết quả như ngày hôm nay, con xin kính dâng lên cha mẹ lòng biết
ơn vô bờ với công lao sinh thành, dạy dỗ, động viên con đạt được kết quả như ngày
hôm nay.
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm.
- Các thầy cô trong bộ môn Nông lâm kết hơp và Lâm nghiệp xã hội. Đặt biệt là
thầy Hoàng Hữu Cải đã động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm
luận văn tốt nghiệp.
- Các thầy cô trong khoa Khoa học, toàn thể các thầy cô trong khoa Lâm nghiệp
đã giảng dạy, trang bị cho tôi vốn kiến thức trong những năm vừa qua.
- Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên, Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục
môi trường, phòng Khoa học và kỹ thuật đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp những
thông tin cần thiết cho tôi trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
- Các hộ dân sinh sống ở xã Nam Cát Tiên và xã Tà Lài đã nhiệt tình tạo điều
kiện tốt, giúp đỡ tôi thu thập những thông tin cần thiết.
- Các bạn cùng lớp, khoa, trường đã giúp đỡ tôi trong học tập.
Do thời gian và trình độ có hạn, với đề tài mới mẻ nên tài liệu tham khảo còn
hạn chế, nên luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót, mong quý đọc giả

thông cảm và góp ý.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2009
Nguyễn Thị Mỹ Linh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên và ảnh hưởng của hoạt
động này lên việc bảo tồn và đời sống người dân ở vùng đệm VQG Cát Tiên” được
thực hiện nhằm mục đích mô tả hiện trạng, tổ chức du lịch sinh thái tại VQG Cát tiên,
phân tích, đánh giá hiện trạng để tìm ra những thách thức và tiềm năng phát triển loại
hình này, hai là đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến hoạt động bảo
tồn của VQG Cát tiên và cuối cùng là xác định cơ hội và thách thức của hoạt động này
đến sinh kế và đời sống người dân ở vùng đệm VQG Cát Tiên.
Kết quả cho thấy VQG Cát Tiên có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch
sinh thái. Nơi đây có tiềm năng tự nhiên rất lớn với tính đa dạng sinh học cao, hệ
động-thực vật phong phú, là kho tàng dự trữ tài nguyên vô giá, nhiều loài động-thực
vật đặc hữu, quý hiếm. Bên cạnh đó còn phải kể đến tiềm năng về văn hóa-lịch sử với
nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc bản địa hay di chỉ văn hóa cổ nền văn hóa Óc
Eo. Hiện nay, du lịch ở VQG Cát Tiên được quan tâm đúng mức và ngày càng thu hút
được nhiều du khách trong và ngoài nước, số lượng và doanh thu tăng nhanh qua các
năm. Chúng tôi nhận thấy hoạt động du lịch sinh thái ở đây ít gây tác động có hại đến
hoạt động bảo tồn của VQG và người dân trong vùng cũng được hưởng những lợi ích
từ hoạt động này, tuy nhiên, lợi ích mà du lịch sinh thái mang lại cho người dân vẫn
chưa được cụ thể. Một số hộ dân mở hàng quán, dệt thổ cẩm, xe đưa rước khách hay
hướng dẫn viên du lịch, tuy nhiên đó chỉ là một số ít và mang tính tự phát. Người dân
sống trong vùng đệm VQG Cát Tiên hoàn toàn có thể thu được lợi ích nhiều hơn từ
hoạt động du lịch sinh thái ở đây, điều quan trọng là cần có kế hoạch cụ thể và sự hỗ

trợ từ chính quyền địa phương và ban giám đốc VQG Cát Tiên.
Cuối cùng, một số kiến nghị được chúng tôi đưa ra với mong muốn đẩy mạnh
hơn nửa hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên, làm cho hoạt động du lịch sinh
thái gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sao cho người dân được hưởng
những lợi ích từ hoạt động này, nâng cao thu nhập của người dân từ đó làm giảm áp
lực của họ vào rừng.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đích ...............................................................................................................4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................5
U

2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái .............................................................................5
2.2. Tiềm năng về du lịch sinh thái ở Việt Nam..........................................................6
ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................8
U


3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................8
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VQG Cát Tiên.....................................9
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên..........................................................................................9
3.1.2.1. Vị trí địa lý..............................................................................................9
3.1.2.2. Địa hình ................................................................................................10
3.1.2.3. Thổ nhưỡng ..........................................................................................11
3.1.2.4. Khí hậu .................................................................................................12
3.1.3. Đặc điểm dân sinh-kinh tế-xã hội................................................................13
3.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học .......................................................................16
3.1.4.1.Các kiểu rừng ........................................................................................17
3.1.4.2.Hệ thực vật.............................................................................................17
3.1.4.3.Hệ động vật............................................................................................18
3.1.5.Các hợp phần ................................................................................................19
3.1.6. Lịch sử .........................................................................................................19
iv


3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20
3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp: .........................................................................20
3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................................21
3.2.3. Phân tích ......................................................................................................22
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong khi nghiên cứu...........................................22
3.3.1. Thuận lợi......................................................................................................22
3.3.2. Khó khăn: ....................................................................................................22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................23
4.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên ....................................23
4.1.1. Tiềm năng tự nhiên......................................................................................23
4.1.2. Tiềm năng về văn hóa-lịch sử .....................................................................24
4.1.3. Đánh giá và chiến lược cho từng hạng mục ................................................25
4.2. Hiện trạng du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên...................................................26

4.2.1. Giới thiệu về Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường VQG
Cát Tiên. ................................................................................................................26
4.2.1.1. Chức năng-Nhiệm vụ của trung tâm ....................................................26
4.2.1.2. Tổ chức nhân sự của Trung Tâm..........................................................27
4.2.1.3. Hình thức quảng bá của Trung tâm DLST & GDMT ..........................30
4.2.1.4.Các nhóm liên quan đến hoạt động của Trung tâm DLST & GDMT
VQG Cát Tiên....................................................................................................32
4.2.2. Các loại hình và các tuyến du lịch tại VQG Cát tiên ..................................34
4.2.2.1. Các loại hình du lịch tại VQG Cát tiên. ...............................................34
4.2.2.2. Các tuyến du lịch tại VQG Cát Tiên. ...................................................35
4.3. Phân tích du khách và khả năng thu hút du khách .............................................42
4.3.1. Phân tích du khách và doanh thu từ hoạt động DLST ở VQG Cát Tiên.....42
4.3.1.1. Số lượng du khách đã đến tham quan tại VQG Cát Tiên trong khoảng
thời gian từ năm 2001-2008 ..............................................................................42
4.3.1.2. Doanh thu từ hoạt động DLST ở VQG Cát Tiên .................................44
4.3.1.3. Phân tích thành phần du khách.............................................................45
4.3.2. Phân tích khả năng thu hút du khách...........................................................48
4.4. Phân tích cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .............................................................49
v


4.4.1. Văn phòng làm việc- hệ thống nhà nghỉ......................................................49
4.4.2. Thiết bị.........................................................................................................51
4.5. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến hoạt động bảo tồn của
VQG Cát Tiên............................................................................................................51
4.5.1. Tác động tích cực mà các đối tượng du khách khác nhau gây ra đối với hoạt
động bảo tồn ở VQG Cát Tiên...............................................................................51
4.5.2. Các tác động tiêu cực của du khách đối với hoạt động bảo tồn của VQG
Cát Tiên ................................................................................................................52
4.6. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái. Mức độ và sự tham

gia của họ...................................................................................................................54
4.7. DLST-Một cơ hội để cải thiện sinh kế người dân ở vùng đệm VQG Cát Tiên. 58
4.7.1. Những lợi ích của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động DLST...............58
4.7.2. Sự hỗ trợ cần thiết để cộng đồng có thể hưởng lợi một cách công bằng từ
hoạt động phát triển DLST ....................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................60
5.1. Kết luận...............................................................................................................60
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
..............................................................................................................................Trang
Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu tại VQG Cát Tiên ........................................................... 13
Bảng 3.2. Thống kê các dân tộc sống trong vùng đệm VQG Cát Tiên..................... 15
Bảng 4.1. Các yếu tố tác động tích cực đến DLST và chiến lược phát triển ............ 25
Bảng 4.2. Bố trí nhân sự của Trung tâm DLST & GDMT VQG Cát Tiên ............... 28
Bảng 4.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng các điểm và tuyến tham quan
tại VQG Cát Tiên...................................................................................................... 41
Bảng 4.4. Thống kê số lượng du khách đến VQG Cát Tiên từ năm 2002-2008....... 43
Bảng 4.5. Doanh thu từ hoạt động DLST ở VQG Cát Tiên từ năm 2002-2008 ....... 45
Bảng 4.6. Ma trận trắc nghiệm các hoạt động mà các dạng khách
khác nhau thường làm tại VQG Cát Tiên.................................................................. 47
Bảng 4.7. Các hạng mục-công trình phục vụ du lịch ................................................ 50
Bảng 4.8. Các thiết bị phục vụ du lịch ...................................................................... 51
Bảng 4.9. Các hoạt động mà người dân tham gia
liên quan đến hoạt động DLST.................................................................................. 56


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỉ lệ số dân các dân tộc sống ở vùng đệm VQG Cát Tiên ....... 15
Biểu đồ 4.1. Số lượng du khách đến VQG Cát Tiên từ năm 2001-năm 2008 .......... 44
Biểu đồ 4.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch ở VQG Cát Tiên
từ năm 2002-2008...................................................................................................... 45

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, trong xã hội công nghiệp con người ta phải đối mặt với rất nhiều vấn
đề: khói bụi, tiếng ồn, nhịp sống hối hả của đô thị, áp lực công việc, vấn đề sức khoẻ,
và vì thế tìm kiếm những cơ hội hoà mình, gần gũi với thiên nhiên để tạm rời xa cuộc
sống đầy hối hả, bận rộn; để tận hưởng cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng mà thiên nhiên
mang lại là một nhu cầu có thực. Ngoài ra, người ta còn muốn đi tới những vùng đất
mới mà trước đây mình chưa từng đặt chân đến, khám phá những hệ sinh thái đa dạng
của tự nhiên, tìm hiểu những nét văn hoá đặc thù ở khắp nơi, tham gia những lễ hội,
những hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng của người dân địa phương, sưu tầm
những sản phẩm thủ công, lưu niệm, hay đơn giản chỉ là để trải nghiệm cuộc sống của
những người dân địa phương mà nếu chỉ ở thành thị có lẽ họ không bao giờ biết được.
Chính vì thế mà du lịch sinh thái ra đời và ngày càng dược du khách trong và
ngoài nước chú ý đến như là một xu thế tất yếu. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa

phương…(theo sổ tay WTA). Du lịch sinh thái là loại hình khai thác tìm hiểu đa hệ
sinh thái tự nhiên gồm: đa hệ sinh thái động vật, thực vật, hệ sinh thái nhân văn của
núi, của rừng, của hồ (Theo Wikipedia). Có thể nói rằng du lịch sinh thái là một loại
hình du lịch đặt biệt, mang tính đặc thù, nó bao gồm những hoạt động tham quan, giải
trí ở ngoài trời trong bối cảnh thiên nhiên, gắn với những khung cảnh, cảnh quan đặt
sắc hùng vĩ…Ở Việt Nam có rất nhiều khu bảo thiên nhiên, khu rừng quốc gia và rừng
cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển
du lịch, đặt biệt là du lịch sinh thái như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Vườn Quốc
Gia Cát Tiên

1


Song song với vấn đề phát triển du lịch sinh thái, công tác bảo tồn tạo ra các
phương thức sinh kế thay thế cho các phương thức sinh kế hiện tại, sao cho các vùng
đa mục đích chung quanh các khu bảo tồn có thể được duy trì và các nguy cơ đối với
các khu bảo tồn có thể được hạn chế đến mức thấp nhất. Trong khi tìm kiếm các hoạt
động kinh tế thay thế, các nhà bảo tồn đã trở nên sáng tạo hơn và tìm cách khai thác
nhiều các phương án. Du lịch sinh thái là một trong các phương án đó để lựa chọn. Lý
do đằng sau của du lịch sinh thái là các doanh nghiệp du lịch địa phương sẽ không phá
hủy tài nguyên thiên nhiên mà ngược lại hỗ trợ cho việc bảo vệ chúng. Du lịch sinh
thái sẽ có thể cung cấp một chiến lược có sức sống để vừa tạo thu nhập vừa đồng thời
bảo tồn các tài nguyên. Do đó, nó có thể được xem là một hoạt động “bền vững”, một
hoạt động không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đang được sử dụng
để tạo ra thu nhập.
Về phía du khách, đối tượng phục vụ của ngành du lịch thì sao? Khi con người
nghe nhiều hơn những lời cảnh báo về sự mong manh của môi trường, họ càng nhận
thức nhiều hơn về các vấn đề bảo tồn trên toàn thế giới. Ở nhà, họ muốn chi trả nhiều
hơn cho các sản phẩm và dịch vụ “xanh” như sản phẩm gỗ từ các khu rừng có chứng
chỉ quản lý bền vững và tham gia vào các chương trình hành động bảo tồn cụ thể, như

tái chế và giảm rác thải. Theo sở thích, họ muốn dành những khoảng thời gian rảnh rỗi
để học hỏi thêm về các loài và các sinh cảnh bị đe dọa, gặp gỡ những con người,
những nền văn hóa khác. Họ muốn hiểu các thử thách phức tạp của việc bảo tồn rừng
mưa và muốn trải nghiệm một cách trực tiếp các bối cảnh thiên nhiên và văn hóa vốn
xa lạ với hoạt động thường ngày của họ. Du khách muốn thăm các điểm đến xa hơn.
Họ muốn vượt ra khỏi các lối mòn, vào sâu trong các vùng hoang dã. Nhiều du khách
trở thành những người hành động tích cực trong các phong trào bảo tồn. Khi trải
nghiệm một khu vực thiên nhiên đang bị đe dọa và học hỏi số phận tương lai của nó,
họ có thể muốn giúp đỡ cho việc bảo tồn các khu vực đó. (Trích giáo trình Quản lí và
phát triển du lịch sinh thái- 2007- ThS Hoàng Hữu Cải )
Tuy nhiên, không phải mọi sự phát triển du lịch đều là du lịch sinh thái theo
đúng nghĩa của nó. Dưới chiêu bài “du lịch sinh thái” nhiều vùng rừng đã bị băm nát,
cắt xén, giao cho các công ty và tổ chức không có kinh nghiệm làm du lịch sinh thái.
Điều này thực sự rất nguy hiểm. Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới, và
2


nó vẫn còn bị hiểu sai hay bị lạm dụng. Một số người đã lạm dụng thuật ngữ sinh thái
để thu hút những du khách quan tâm đến với những gì trong thực tế chỉ là các chương
trình du lịch ngoài thiên nhiên và chú ý sử dụng cảnh quan thiên nhiên để thu hút du
khách. Điều đáng buồn là các hoạt động này đã và có thể tiếp tục gây ra các tác động
tiêu cực về môi trường trong các cảnh quan ấy cũng như các tác động tiêu cực về xã
hội cho các cộng đồng địa phương. Những vấn đề này làm cho một số chương trình du
lịch ngoài thiên nhiên không phải là du lịch sinh thái...Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ
hơn vấn đề này trong phần tổng quan.
Phát triển du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng, nhất là ở các VQG là một
việc làm cần thiết, vì nó có thể:
- Tạo ra ngân quỹ cho các khu bảo tồn, VQG để có kinh phí bảo tồn và
phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.
- Tạo ra việc làm cho các cộng đồng chung quanh, qua đó cung cấp động

lực kinh tế hỗ trợ cho các khu bảo tồn.
- Thúc đẩy giáo dục môi trường cho du khách.
- Cung cấp sự biện minh cho việc quy hoạch các khu vực được đặt dưới
sự bảo vệ hay gia tăng sự hỗ trợ cho các khu vực này.
- Phù hợp với quan điểm mới của của bảo tồn đa dạng sinh học trong đó
nhấn mạnh kết hợp bảo tồn với sinh kế địa phương
- Cuối cùng, các chương trình du lịch sinh thái nhắm tới việc giới hạn
các tác động tiêu cực của khách du lịch thiên nhiên.
Tuy nhiên, đó chỉ là một số nhận định lý thuyết. Để có thể kiểm chứng các nhận
định này trong thực tế, cần phải khảo sát ở cả hai phía: phía cầu–những người tham gia
du lịch sinh thái- và phía cung-các VQG có khả năng cung cấp các loại hình du lịch
sinh thái.
Nhằm tìm hiểu sự đóng góp cũng như những ảnh hưởng của hoạt động du lịch
sinh thái đến hoạt động bảo tồn và đời sống của người dân địa phương, chúng tôi đã
chọn VQG Cát Tiên để tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
VQG Cát Tiên là một trong những Vườn quốc gia có diện tích lớn nhất cả nước,
là một điểm du lịch khá lí tưởng cho du khách trong nước và quốc tế. VQG Cát Tiên
nằm trên địa bàn 3 huyện: Tân Phú –Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên -Bảo Lộc (Lâm
3


Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước) cách Thành phố Hồ Chí Minh 150km về phía Bắc.
Vườn được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Chủ
tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết hợp khu rừng cấm Nam
Cát Tiên và khu bảo tồn Tây Cát Tiên
Nhìn chung VQG Cát Tiên có điều kiện để thực hiện và đã thực hiện khá tốt các
nhiệm vụ trên, với một khu VQG rộng lớn, cảnh quan đẹp, là vùng có nhiều loài động
thực vật quý hiếm (đặt biệt có loài tê giác Java rất quý hiếm), là nơi nghỉ dưỡng tuyệt
vời, thích hợp cho hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học…..Phát triển du lịch sinh
thái ở đây có thể mang về một khoảng thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặt biệt là có

thể góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở trong vùng đệm- đặt biệt là
người dân nghèo, từ đó cải thiện cuộc sống của họ, góp phần giảm áp lực của người
dân vào rừng, giáo dục ý thức bảo vệ mội trường, cảnh quan, tài nguyên động thực vật
trong VQG.
Trên cơ sở những phân tích trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Hoạt động
du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Tiên và ảnh hưởng của hoạt động này lên
việc bảo tồn và đời sống người dân ở vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên”
1.2. Mục đích
Mục đích của đề tài là tìm hiểu hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên, và
ảnh hưởng của hoạt động này đối với việc quản lý của VQG và đời sống dân cư sống
trong vùng đệm của VQG. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao mặt tích cực của hoạt
động du lịch sinh thái, cải thiện đời sống người dân, tìm ra những động lực thúc đẩy
người dân trong vùng tham gia phát triển hoạt động du lịch này, nâng cao ý thức bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả hiện trạng/tổ chức du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên, phân tích , đánh
giá hiện trạng, tìm ra những thách thức và tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh
thái tại VQG Cát Tiên.
- Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đến hoạt động bảo tồn của VQG.
- Xác định cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch sinh thái đến sinh kế và
đời sống người dân sống ở vùng đệm VQG.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm đã phát triển từ 20 năm qua khi những người
làm công tác bảo tồn, người dân sống trong và chung quanh các khu bảo tồn, công

nghiệp lữ hành và du lịch chứng kiến một sự bùng nổ du lịch trong thiên nhiên và thực
hiện các mối quan tâm của họ trong việc định hướng cho sự phát triển này. Thuật ngữ
“Du lịch sinh thái” được nghe thấy đầu tiên vào thập niên 1980 và định nghĩa đầu tiên
được chấp nhận rộng rãi và tiếp tục có một giá trị vững chắc đã được Hiệp hội du lịch
sinh thái quốc tế thiệt lập năm 1990 là “Sự du lịch một cách có trách nhiệm đến các
vùng tự nhiên, có tác dụng bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người dân địa
phương” (International Ecotourism Society-1990). Liên hiệp bảo tồn thế giới (IUCN1996) đã chấp nhận định nghĩa: Du lịch sinh thái là các hoạt động “du hành và thăm
viếng, một cách có trách nhiệm đối với môi trường, đến các vùng thiên nhiên để
thưởng ngoạn và cảm nhận thiên nhiên (và các đặc trưng văn hóa đi kèm, cả trong
quá khứ và hiện tại), có tác dụng thúc đẩy bảo tồn, có một tác động thấp mà du khách
có thể tạo ra và có lợi cho sự tham gia tích cực về xã hội-kinh tế của người dân địa
phương”
Gần đây, Martha Honey (1999) đã đưa ra định nghĩa về Du lịch sinh thái: “Du
lịch sinh thái là du hành đến các vùng đất mong manh, còn nguyên sinh và thường là
các khu bảo tồn, với các hoạt động được cố gắng giữ thấp và thường ở quy mô nhỏ.
Nó giúp giáo dục du khách; cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo tồn; các lợi ích trực
tiếp để phát triển kinh tế và sự tạo quyền của các cộng đồng địa phương; và thúc đẩy
sự tôn trọng các nền văn hoá khác và quyền con người” (Trích giáo trình Quản lý và
Phát triển du lịch sinh thái-2007-Hoàng Hữu Cải)
Theo định nghĩa của tổ chức lữ hành quốc tế (WTA 2001) thì Du lịch sinh thái
có thể được hiểu như sau:
5


“Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một loại hình du lịch thiên nhiên được thực
hiện ở những nơi thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn với mục đích chính là chiêm
ngưỡng và làm phong phú hơn kiến thức, sự hiểu biết của du khách. Du lịch sinh thái
còn bao hàm trách nhiệm hướng dẫn nơi đến, tổ chức điều hành du lịch và du khách
để mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế địa phương, cuối cùng là giảm thiểu và tránh
những tác động tiêu cực đến nơi viếng thăm. Du lịch sinh thái phải góp phần bảo tồn

các nơi thiên nhiên cũng như đem lại thu nhập cho nền kinh tế địa phương và nâng
cao ý thức của du khách và dân cư về du lịch sinh thái.”
2.2. Tiềm năng về du lịch sinh thái ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những điểm đến lí tưởng cho du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái. Ngoài những yếu tố về lịch sử, thiên nhiên, môi trường hấp dẫn du khách
chúng ta còn phải kể đến những biến động trên thế giới, đặc biệt là sau thảm hoạ động
đất và sóng thần xảy ra ở các nước Đông Nam Á làm cho Việt Nam trở thành một
trong những điểm đến an toàn.
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh
quan đẹp và hàng ngàn loài động thực vật khác nhau sinh sống trong những khu rừng
đặc dụng, Việt Nam thừa hưởng một tài sản đa dạng sinh học đặc sắc, bao gồm nhiều
hệ sinh thái và các loài động thực vật nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, với hệ thực-động vật phong phú, kết quả
tổng hợp của các ảnh hưởng của các tiểu vùng Himalaya và Trung Quốc với tiểu vùng
Ấn Độ-Malaysia, sự biến thiên khá lớn về khí hậu, đất đai và địa hình, với một lãnh
thổ trãi dài trên 15 độ vĩ tuyến và một dãi bờ biển từ Bắc xuống Nam. Gắn liền với các
cảnh quan tự nhiên, nhiều công trình có gía trị lịch sử, nghệ thuật thu hút sự quan tâm
của du khách trong và ngoài nước. Mức độ đa dạng này xuất hiện trên một diện tích
quốc gia tương đối hẹp ( chỉ khoảng 33 triệu ha). Với một diện tích hạn chế như trên,
đa dạng sinh học ở Việt Nam đang chịu nhiều áp lực, yêu cầu đặc ra là phải tìm kiếm
các phương thức cải thiện sinh kế của ngườidân cho phù hợp với các yêu cầu về bảo
tồn đa dạng sinh học. Có thể nói du lịch sinh thái là một trong các chiến lược quan
trọng đáp ứng các yêu cầu trên.
Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, việc phát triển du lịch sinh thái ở
Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển, còn gặp rất nhiều khó khăn do nền du
6


lịch nước ta có xuất phát điểm thấp so với các nước trong khu vực, khả năng cạnh
tranh thấp vốn đầu tư còn yếu và mang tính dàn trải, cơ sở vật chất phục vụ du lịch có

thể nói là vừa yếu vừa thiếu, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức,
mới chỉ dừng lại ở những loại hình du lịch thiên nhiên như leo núi, dã ngoại, đi bộ
trong rừng, quan sát chim, thăm bản làng dân tộc...mang màu sắc của du lịch sinh thái.
Tuy nhiên du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình tên trường quốc tế
và khu vực, khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Từ
năm 1995 đến nay, số lượng du khách đến Việt Nam tăng đáng kể. Theo số liệu từ
tổng cục thống kê, từ năm 1995 đến năm 2003, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
năm sau cao hơn năm trước và tăng 1,8 lần. (Xem phụ lục 1 về thống kê số lượng
khách du lịch đến Việt Nam từ năm 1995-2003). Theo thống kê mới nhất của tổng cục
du lịch thì năm 2008 khách du lịch quốc tế tới Việt Nam ước đạt 4.253.740 luợt người,
tăng 0.6% so với năm 2007, chỉ riêng tháng 12 năm 2008 thì con số này là 375.995
lượt khách, so với tháng 12 năm 2007 là 354.000 lượt khách. (Xem phụ lục 2 về thống
kê số lượng khách du lịch đến Việt Nam trong năm 2008). (Nguồn: Trang web Tổng
cục du lịch Việt Nam)
Mục tiêu lâu dài của kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt
Nam là bảo vệ sự đa dạng, độ phong phú và đặc sắc của sinh giới Việt Nam trong
khuôn khổ phát triển bền vững.
Chiến lược đa dạng sinh học toàn cầu-GBS (WRI 1992) đã xác định một trong
ba phương pháp hành động để đối phó với việc khủng hoảng đa dạng sinh học là sử
dụng một cách bền vững và công bằng. Ta nên hiểu rằng, “bền vững và công bằng” ý
chỉ việc sử dụng nguồn tài nguyên để phục vụ cuộc sống của con người nhưng phải
đảm bảo các tài nguyên này được duy trì và chia sẻ một cách công bằng.Trong bối
cảnh trên thì việc phát triển du lịch sinh thái được kì vọng như là một phương thức để
cải thiện điều kiện sống của con người trong khi vẫn duy trì được tài nguyên đa dạng
sinh học.

7


CHƯƠNG 3

ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm nghiên cứu

8


3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VQG Cát Tiên
VQG Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân
Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình
Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của Vườn quốc
gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.
Ngày 9/8/1986 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành quyết định 194/CT về
việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên.
Ngày 7/7/1998 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 360/TTg về việc
thành lập khu rừng cấm Nam bãi Cát Tiên với diện tích 35.000ha.
VQG Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm
1992 của Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở
kết hợp khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg) và
khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT).
Ngày 19/8/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 173/2003/QĐ-TTg
về việc điều chỉnh ranh giới VQG Cát Tiên.
@ VQG Cát Tiên có các nhiệm vụ chính như sau:
ƒ Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nuớc trong VQG.
ƒ Bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một
sừng, quần thể voi và các động vật quý hiếm khác.
ƒ Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền
giáo dục phục vụ công tác bảo tồn VQG.
ƒ Phát triển du lịch sinh thái, ổn định dân cư, góp phần tạo công ăn việc làm,
nâng cao đời sống người dân địa phương.
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên

3.1.2.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Cát Tiên trải dài từ vĩ độ 11o20’50’’ đến 11o50’20’’ độ vĩ Bắc,
107o09’05’’ đến 107o35’20’’ độ kinh Đông với tổng diện tích 71.920ha, nằm trên địa
bàn của 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước. Nơi đây được đánh giá là điểm
nóng về đa dạng sinh học, là kho tàng dự trữ tài nguyên vô giá của tổ quốc, có nhiều
nguồn gen động vật, thực vật rừng quý hiếm và đặc hữu, ngoài ra còn là hiện trường

9


phong phú cho các nhà khoa học, du khách trong và ngoài nước đến tham quan,
nghiên cứu.
Phạm vi ranh giới :
o

Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Bình Phước

o

Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng.

o

Phía Nam giáp công ty Lâm nghiệp La Ngà, Tỉnh Đồng Nai.

o

Phía Tây giáp lâm trường Vĩnh An, nay là khu bảo tồn thiên nhiên và di

tích Vĩnh Cửu - Tỉnh Đồng Nai.

3.1.2.2. Địa hình
Vườn Quốc gia Cát Tiên là vùng chuyển tiếp từ các cao nguyên cực Nam Trung
bộ đến đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối cùng
dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ như các bậc thềm sông, suối, bán
bình nguyên cổ, các đồi trung bình khá bằng phẳng và các hồ đầm xen kẽ. Độ cao so
với mặt nước biển biến động từ 130 – 600m, nơi có độ dốc cao nhất là 30o, độ dốc nơi
thấp nhất 5o, địa hình thường là các dạng sườn dốc phân bố giữa thung lũng sông suối
và dạng đỉnh bằng phẳng. Có 5 kiểu địa hình chính:
o

Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc VQG Cát Tiên.

Độ cao so với mặt nước biển từ 200-600m, độ dốc từ 15o-20o, có nơi trên 30o. Địa hình
bao gồm các dạng sườn dốc, phân bố giữa các thung lũng sông, suối và đỉnh bào mòn.
Mức độ chia cắt sâu, phức tạp, là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy vào sông Đồng
Nai.
o

Kiểu địa hình trung bình sườn dốc ít: ở phía Tây Nam VQG Cát Tiên.

Độ cao so với mặt nước biển từ 200-300m, độ dốc 15o-20o. Đây là thượng nguồn của
nhiều con suối lớn chảy qua sông Đồng Nai như suối Đaklua, Datapok.
o

Kiểu địa hình đồi núi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam VQG Cát

Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 130-150m, độ dốc 5o-7o. Độ chia cắt thưa.
o

Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm


hồ: độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven
sông Đồng Nai phía Tây Bắc vuờn từ khu vực giáp ranh tỉnh Bình Phước-Đồng Nai
đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1000m.

10


o

Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với các hồ đầm: độ cao so với mặt nước

biển thấp hơn 130m, như các bàu nước: Bàu Cá, Bàu chim, Bàu Sấu.
Trải qua quá trình phong hoá, xâm thực, bào mòn, rửa trôi, tích tụ… đã tạo nên
một bề mặt địa hình và một nền địa chất đan xen nhau khá phức tạp.
VQG Cát Tiên có Sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và Đông với
chiều dài khoảng gần 90km, sông rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình
quân là 405m3/giây.
Trong VQG Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn như: Đạ Leh, Da R’soui, Đa M’Bri
(khu vực Lộc Bắc); Đa Dim Bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Da Nhor (khu vực huyện Cát
Tiên), Da Louha, Da Bitt, Đa Bao, Đa tapoh, Đa Semath (khu vực Nam Cát Tiên).
3.1.2.3. Thổ nhưỡng
Cấu trúc địa chất của VQG Cát Tiên là sa phiến thạch, quá trình hoạt động của
núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp
đá bazan. Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ đã tạo nên
một lớp phù sa muối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa
hình Cát Tiên ngày nay.
Từ nền đất với 3 kiến tạo chính là: bazan, trầm tích và sa phiến thạch đã phát
triển thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như sau:
- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất

chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của vườn, phân bố ở khu vực phía Nam, Fk là
loại đất giàu dinh dưỡng phân huỷ cho loại đất tốt, sâu, dày, màu đỏ hoặc nâu đỏ và
nâu đen có nhiều đá Tufb núi lửa dầu chưa bị phong hoá hết. Trên loại đất này rừng
phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi rừng nhanh.
- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ
2 của VQG Cát Tiên, khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía Bắc của vườn (khu Cát
Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai. Độ phì của đất này kém hơn đất phát triển
trên đá bazan. Nhưng do rừng bị tàn phá chưa nhiều nên đất vẫn còn tốt.
- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo):
gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm diện tích khoảng
12% diện tích của vườn, chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông Nam của VQG Cát Tiên.
Các loại đất này thường phân bố trên địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị
11


ngập nước vào mùa mưa. Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường
có mực nước ngầm nông nên khá thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng
vào mùa khô.
- Đất feralit phát triển trên phiến sét (Fs): có diện tích không lớn chiếm khoảng
8% diện tích Vườn, phân bố chủ yếu ở phía Nam xen kẽ các vạc đất bazan. Loại đất
này tuy có độ phì khá nhưng nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng
thì đất dễ bị thoái hoá một cách nhanh chóng.
3.1.2.4. Khí hậu
VQG Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và
mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, số ngày mưa từ 150 – 190 ngày/năm. Mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 10, mỗi
tháng mưa trên 300mm. Lượng mưa bình quân năm: 2.185,6mm, lượng mưa lớn nhất:
2.894mm. Nhiệt độ bình quân hằng năm của khu vực là: 25,4oC. Nhiệt độ cao nhất là:
30,8oC. Độ ẩm bình quân hàng năm là: 83,6%; độ ẩm thấp nhất: 56,2%.
Số liệu thu thập từ 2 trạm thủy văn:

-Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng): thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bảo Lộc
(Lâm Đồng) thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm; đại diện cho vùng Cát Lộc.
-Trạm Tà Lài (Đồng Nai): thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bến Cát
(Bình Dương) thu thập dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho trạm vùng Cát Tiên.

12


Bảng 3.1: Chỉ tiêu khí hậu tại Vườn quốc gia Cát Tiên
STT

Mô tả

Vùng Cát Lộc

Vùng Cát Tiên

1

Nhiệt độ trung bình năm ( OC)

21,7

26,5

2

Nhiệt độ trung bình cao nhất (OC)

23,0 (tháng 6)


28,6 (tháng 6)

3

Nhiệt độ trung bình thấp nhất (OC)

21,1 (tháng 12)

20,5 (tháng 1)

4

Lượng mưa trung bình năm (mm)

2.675

2.175

5

Lượng mưa trung bình tháng cao nhất

497,8 (tháng 9)

368 (tháng 9)

23,8 (tháng 2)

11 (tháng 2)


(mm)
6

Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất
(mm)

7

Số ngày nưa trung bình hàng năm (ngày)

182

145

8

Độ ẩm trung bình hàng năm (%)

87

82

9

Thời gian mưa trung bình trong mùa mưa 10

10

8


(tháng)

(tháng 3-tháng 12)

(tháng 4-tháng 11)

Lượng mưa mùa mưa/Lượng mưa hàng

97,4

88,3

năm
3.1.3. Đặc điểm dân sinh-kinh tế-xã hội
Vùng đệm VQG Cát Tiên tương đối rộng, diện tích 251.445ha, có 36 xã, thị
trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông. Tình
hình dân sinh, kinh tế của các địa phương vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc
quản lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn. Theo số liệu thống kê năm 2000, có
khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQG Cát Tiên. Dân số
đa số từ nơi khác chuyển đến, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1990-1998.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2005, hiện trong vùng lõi VQG Cát Tiên có
834 hộ, 3947 nhân khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ với 634 khẩu
là người Kinh. Những hộ người Kinh này đa số là vào rừng để xâm canh, họ thường
sang nhượng đất của đồng bào để canh tác, đồng thời làm dịch vụ cho đồng bào như
cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm, thậm chí cho vay, mua lại hàng hoá do đồng bào sản
xuất với giá rẻ. Các hộ này tập trung ở 3 khu vực sau:
+ Khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai
13



ƒ Xã Tà Lài: Số đồng bào dân tộc Châu Mạ, S’tiêng trước đây sống sâu trong
rừng, sau khi thành lập khu bảo tồn, chính quyền địa phương đã vận động và đưa các
hộ này ra định cư ở ấp 4, hiện nay trong khu vực này có 368 hộ với 1704 nhân khẩu,
trong đó 47 hộ, 198 khẩu là người Kinh, mặc dù được sự quan tâm và đầu tư rất lớn từ
ngân sách nhà nước cũng như vốn tài trợ của các dự án nhưng đời sống người dân vẫn
còn khó khăn, các hộ không còn đất sản xuất do đã sang nhượng cho người Kinh từ
nơi khác đến canh tác, những hộ khó khăn vẫn còn lén vào rừng để săn bắt và hái
lượm.
ƒ Xã Đắk Lua: hiện nay trong khu vực Cầu Sắt còn 40 hộ, 277 khẩu là người
Kinh đang sống và canh tác trong ranh giới của vườn, số hộ này đã đến ở trước khi
VQG Cát Tiên được thành lập, họ chủ yếu là quân nhân của sư đoàn 600 phục viên.
+ Khu vực Tây Cát Tiên (Bình Phước)
ƒ Xã Đăng Hà: Đây là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước,
vào những năm 1990 có một số hộ đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc vào sinh
sống. VQG đã can thiệp nhưng do ranh giới không rõ ràng nên chính quyền tỉnh Bình
Phước đã cho họ nhập hộ khẩu và sinh sống hợp pháp. Đến năm 1998, Chính phủ cho
phép mở rộng diện tích sang tỉnh Bình Phước, do vậy đã có 94 hộ, 420 khẩu thuộc các
thôn 1,2,3 nằm trong vùng lõi của vườn, trong đó có 6 hộ, với 23 khẩu là người Kinh
+ Khu vực Cát Lộc (Lâm Đồng): khu vực Cát Lộc có nhiều cụm dân cư sống
sâu trong rừng, đa số các hộ là đồng bào dân tộc bản địa đã sinh sống lâu đời, cụ thể ở
các xã sau:
ƒ Xã Phước Cát II: Thôn 3 có 27 hộ, 139 khẩu trong đó có 4 hộ, 21 khẩu là
người Kinh…Thôn 4 có 18 hộ, 87 khẩu trong đó có 2 hộ, 6 khẩu là người Kinh.
ƒ Xã Gia Viễn: Buôn K’Lo, K’Ích có 33 hộ, 170 khẩu trong đó có 13 hộ, 71
khẩu là người Kinh từ nơi khác đến xâm canh.
ƒ Xã Tiên Hoàng: Buôn Thung Cọ có 45 hộ, 217 khẩu trong đó 25 hộ, 121
khẩu là người Kinh từ nơi khác đến xâm canh.
ƒ Xã Đồng Nai Thượng: Đây là xã đặc biệt được thành lập năm 2003, diện
tích toàn xã nằm trong khu vực vùng lõi VQG, hiện nay trong xã có 200 hộ, 961 khẩu,

trong đó người Kinh có 8 hộ, 21 khẩu chủ yếu là cán bộ xã, thầy cô giáo và các y tá.

14


Dân tộc
Thành phần dân tộc các xã trong khu vực VQG Cát Tiên có hơn 30 dân tộc
khác nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số.
Bảng 3.2:Thống kê các dân tộc sống trong VQG Cát Tiên
Dân Tộc

Tỉ lệ (%)

Dân Tộc

Tỉ lệ (%)

Dân Tộc

Tỉ lệ (%)

Kinh

67.1

Dao

1.3

Châu Ro


0.1

Tày

11.1

S’Tiêng

2.3

Mường

0.7

Nùng

8.1

Châu Mạ

6.2

Ê đê

0.001

H’Mông

1.1


Hoa

1.1

Khác

0.001

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ số dân các dân tộc sống ở vùng đệm VQG Cát Tiên
Biểu đồ tỉ lệ số dân thuộc các dân
tộc sống ở vùng đệm VQG Cát Tiên
0.7
0.1
1.1
2.3

0.001

6.2

1.3
1.1
8.1

11.1

67.1

Kinh


Tày

Nùng

H’Mông

Dao

S’Tiêng

Châu Mạ

Hoa

Châu Ro

Mường

Ê đê

Nhân dân trong Vườn Quốc gia và khu kế cận chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp như: trồng lúa, bắp, một số cây công nghiệp như cà phê, điều…và chăn nuôi.

15


Nhìn chung, đồng bào dân tộc sống trong và quanh Vườn có đời sống thấp cả về kinh
tế và văn hoá, việc định cư của họ chưa thật sự ổn định.
3.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học

VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên
Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực
vật, hệ động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới
thường xanh của các tỉnh miền Đông Nam bộ, Việt Nam.
Theo báo cáo kết quả thực hiện quyết định 173 của Thủ tướng chính phủ về
việc điều chỉnh ranh giới VQG Cát Tiên thì Vườn có tổng diện tích 71.920ha, gồm 3
khu vực:
o

Khu vực Nam Cát Tiên: 39.627ha.

o

Khu vực Cát Lộc (Lâm Đồng): 27.850ha.

o

Khu vực Tây Cát Tiên (Bình Phước): 4.443ha.

Theo kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của phân viện điều tra
quy hoạch rừng Nam bộ, thì diện tích VQG Cát Tiên hiện nay là 71.350ha
Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gõ đỏ. Hệ thực vật có hơn 1.362 loài
thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa
phong lan...
Về động vật có 105 loài thú, 351 loài chim, có những loài chim, thú quý hiếm
như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi...
Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là
nông trại. Động vật đặc trưng: có tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó,
gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng
phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là

nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác do
cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác
như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000
USD/sừng).

16


×