Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KINH TE LUONG NANG CAO: ANH HUONG CUA DAU TU VA GDP TOI DAU TU TU NHAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.64 KB, 19 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

----------

KINH TẾ LƯỢNG NÂNG CAO

Đề tài:
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KIỀU HỐI VÀ GDP TỚI ĐẦU TƯ
TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2016
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Tài Thu
Học viên thực hiện

: Nhóm 2
1. Nguyễn Hồng Tuấn – 20K401064
2. Lã Thị Thanh Hoa – 20K401023
3. Phạm Phương Thảo – 20K4010…

4. Nguyễn Thị Ngọc Trâm – 20K4010….
5. Giang Thế Vũ – 20K4010….
Lớp

: CH.20.01.NHA

Khoa

: Sau Đại học
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ KINH TẾ



I.

Tổng quan về kiều hối
1.1. Định nghĩa về kiều hối.
Theo IMF, kiều hối của người lao động là hàng hóa và các công cụ tài chính do
người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ.
Theo WB, kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là
thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện qua cán cân thanh
toán quốc tế là khoản chuyển tiền.
Theo luật của Việt Nam, kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển
vào Việt Nam theo các hình thức: chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được
phép; chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính – bưu
chính quốc tế; cá nhân mang ngoại tệ theo người Việt Nam.
=>

Bản chất: kiều hối là phần thu nhập của đối tượng nằm ngoài lãnh thổ quốc gia nhận

kiều hối chuyển về quốc gia đó vì những động cơ khác nhau.
=>

Trên góc độ vĩ mô: có thể nhìn nhận kiều hối là dòng chảy tiền (chủ yếu là ngoại tệ)

từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển thông qua các người di cư
hoặc người lao động xuất khẩu chuyển về nước với các động cơ chủ yếu là hỗ trợ nhân
thân, đầu tư, tiết kiệm.
1.2. Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế
Hầu hết các lập luận lý thuyết của các nhà nghiên cứu đều cho rằng kiều hối có tác
động tích cực lẫn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
a.


Một số tác động tích cực:

-

Nâng cao mức sống của người nhận kiều hối, nới bỏ ràng buộc tín dụng (tự dưng có

thêm tiền để tiêu dùng, sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, đầu tư cho cá nhân)
-

Tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua dòng tiền sau tiêu dùng dùng để đầu tư

của người nhận kiều hối ( có thể là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp), kể cả khoản kiều hối
dành cho tiêu dùng cũng có tác động tới đầu tư của các ngành sản xuất khác (lý thuyết số
nhân đầu tư).


-

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính: giúp các cá nhận tiếp cận dễ hơn với

các nguồn vốn để thực hiện các cơ hội đầu tư trong khi các sản phẩm tài chính còn hạn
chế.
Một vài tác động xã hội: Xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch giàu nghèo, tạo
công ăn việc làm, nâng cao năng suất lao động (thông qua đầu tư gián tiếp của cá nhân
nhận kiều hối vào giáo dục, y tế ).
Ổn định cán cân thanh toán (tăng thu ngoại tệ) từ đấy giúp ổn định thị trường tài
chính nhờ ổn định phần nào cán câ vãng lai
b.

Một số tác động tiêu cực:


-

Giảm thu nhập của nhóm không nhận được kiều hối một cách tương đối

-

Tác động tiêu cực tới sản xuất: kiều hối có khả năng làm suy giảm cung hoặc nỗ lực

lao động bắt nguồn từ việc nhận được tiền chuyển về, cùng với hiệu ứng gần giống như
“căn bệnh Hà Lan” do tỷ giá bị giữ ở mức cao và do đó làm giảm động lực sản xuất các
mặt hàng có tham gia thương mại quốc tế.
Hệ quả của rủi ro đạo đức: người nhận kiều hối giảm nỗ lực làm việc và thực hiện
đầu tư rủi ro hơn
Làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán dẫn đến khó kiểm soát ngoại tệ
Kết luận: Kiều hối có tác động hỗn hợp, hai chiều tới nền kinh tế - xã hội của một
quốc gia.: thứ nhất là hiệu ứng kiểu “căn bệnh Hà Lan,” hay giả thuyết cho rằng kiều hối
đóng vai trò một loại bảo hiểm thất nghiệp và do đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp; thứ hai là
hiệu ứng được cho là tích cực của kiều hối, nghĩa là kiều hối giúp nới lỏng ràng buộc tín
dụng và do đó tạo công ăn việc làm. Tác động tổng hợp phụ thuộc vào việc hiệu ứng nào
lấn át hiệu ứng còn lại.
II.

Tổng quan về đầu tư tư nhân.

2.1. Định nghĩa liên quan về đầu tư tư nhân.
Đầu tư tư nhân là đầu tư của khu vực tư nhân bao gồm các hộ gia đình và các doanh
nghiệp tư nhân. Tuy nhiên khi xem xét các hoạt động đầu tư của khu vực vực này sẽ chỉ
cần xét các doanh nghiệp vì hộ gia đình chỉ là những người cung cấp vốn còn các doanh
nghiệp mới là người sử dụng vốn. Ở Việt Nam, khu vực tư nhân thường được gọi là khu

vực kinh tế ngoài quốc doanh (Kinh tế tư nhân- KTTN).


2.2.

Vai trò đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế.
Thông thường, mục tiêu đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân là lợi nhuận. Trong

quá trình theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có tác động
rất quan trọng đối với nền kinh tế nói riêng và đối với xã hội nói chung.
a.

Tạo ra sự tăng trưởng kinh tế
Đầu tư làm tăng tổng cầu: Khi các doanh nghiệp tiến hành đầu tư cho vốn cố định

và vốn lưu động thì nhu cầu về cỏc loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... tăng lên,
trong giả thiết các yếu tố khác không thay đổi làm tổng cầu tăng. Đường tổng cầu AD
dịch chuyển sang AD’ làm tăng mức sản lượng của nền kinh tế từ Y1 lờn Y2 (Hình 1a).
Đầu tư làm tăng tổng cung
Do tổng cung là một hàm số của vốn sản xuất (K) nên khi kết quả đầu tư được đưa
vào vận hành sẽ làm tăng vốn sản xuất và tổng cung AS sẽ tăng theo. Đây là cách tác
động trực tiếp của đầu tư tới tổng cung.
Mặt khác, hoạt động đầu tư sẽ tác động đến các nguồn lực khác như: lao động (L),
tài nguyên thiên nhiên (R) trình độ khoa học công nghệ (T). Khi các yếu tố đầu vào này
tăng lên thì tổng cung AS cũng tăng do AS là một hàm số của các biến số L, R, T. Đây là
cách tác động gián tiếp của đầu tư tới tổng cung.
Như vậy trong giả thiết các yếu tố khác không thay đổi, dù là trực tiếp hay gián tiếp
thì đầu tư của doanh nghiệp tư nhân cũng đều làm tăng tổng cung.
b.


Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư tư nhân tạo ra những ngành sản xuất mới, tạo ra sự tăng trưởng trong các

ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, do đó tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
c.

Góp phần tăng cường năng lực khoa học công nghệ quốc gia
Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp bởi vì công nghệ tạo ra sản phẩm với năng suất và chất lượng cao, công nghệ tạo
điều kiện để doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, do đó tăng khả năng cạnh


tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đầu tư nhiều hơn
cho công nghệ, cho hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) để tăng năng suất, tăng hiệu
quả kinh doanh, vô hình chung tác động tới nền khoa học công nghệ quốc gia.
Ở các nước công nghiệp phát triển, các nước công nghiệp mới, khu vực tư nhân
chiếm tới 80% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho khoa học và công nghệ. Đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ này thấp hơn nhiều, tuy nhiên hoạt động đầu tư đổi
mới công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp sẽ góp phần tăng cường khả năng khoa học
công nghệ của quốc gia, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
d.

Góp phần tăng chất lượng lực lượng lao động
Tác động của đầu tư đối với chất lượng lực lượng lao động thể hiện trên hai phương

diện. Một là, đầu tư cho việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực là một trong những nội
dung đầu tư quan trọng trong doanh nghiệp. Thông qua đào tạo, doanh nghiệp có được
một lực lượng lao động có chất lượng phù hợp với những hoạt động sản xuất, những đặc
trưng của doanh nghiệp. Hai là, các hoạt động đầu tư làm cho sản xuất phát triển, thu

nhập và cơ hội thăng tiến của người lao động sẽ nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện và
thúc đẩy người lao động tự học tập, tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ
tay nghề.
f.

Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Đầu tư phát triển sản xuất tăng sẽ làm tăng cầu về lao động, tạo ra nhiều việc làm

hơn. Đầu tư cũng là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo thu nhập ổn định cho người
lao động và cải thiện đời sống của họ.
2.3.

Các nhân tố tác động đến đầu tư tư nhân.
Theo các lý thuyết kinh tế học, Đầu tư tư nhân chịu tác động bởi các yếu tố kinh tế

như: mức sản lượng trong nước, tỷ lệ lãi suất thực tế, quy mô đầu tư công, tín dụng cho
đầu tư, quy mô của nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái, và các yếu tố phi kinh tế như: ổn định
kinh tế vĩ mô, cơ chế thu hút đầu tư,… Đối với mỗi quốc gia với những tính chất đặc
trưng thì sự tác động của các yếu tố tới đầu tư tư nhân là khác nhau.



PHẦN II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI VÀ GDP ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN
I.

Đánh giá thực trạng dòng kiều hối và đầu tư tư nhân của Việt Nam những năm

qua.
1.1. Thực trạng dòng kiều hối chảy vào Việt Nam những năm qua

Tại Việt Nam hiện nay, kiều hối được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: một là kiều
hối của Việt kiều ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Pháp, Canada, Đài Loan, Đức,
Nga, Cộng Hòa Séc… và một số nước Châu Âu và hai là kiều hối của những người Việt
Nam đi xuất khẩu lao động; còn lại là của các chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang
làm việc và học tập ở nước ngoài.
Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh chính thức và
kênh không chính thức. Các kênh chuyển kiều hối chính thức bao gồm các công ty kiều
hối, các NHTM được phép làm dịch vụ chuyển tiền quốc tế, cá công ty chuyển tiền, công
ty bưu chính. Các tổ chức này chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước. Còn
các kênh chuyển tiền không chính thức cũng rất đa dạng. Thực tế là có một lượng không
nhỏ kiều hối chảy vào Việt Nam do kiều bào trực tiếp cầm về hoặc nhờ bạn bè, người
thân câm về giúp. Một nguồn khác được chuyển theo con đường không chính thức bởi
các phi công, tiếp viên hàng không hay những người thường xuyên di chuyển giữa các
nước.
Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều
nhất thế giới. Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân
vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế. Đồng thời, kiều hối giúp Việt Nam
hạn chế rủi ro huy động vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy,
việc khơi thông dòng kiều hối có một ý nghĩa quan trọng trong chính sách tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng hiện nay.
Trong thời gian qua, dòng kiều hối vào Việt Nam tăng cả về số tuyệt đối và tương
đối so với GDP. Thống kê cho thấy, từ năm 1993 đến 2012, lượng kiều hối đã tăng lên
khoảng 100 lần, từ 141 triệu USD năm 1993 lên 10 tỷ USD năm 2012 và năm 2015 là


Việt Nam đã đạt hơn 13 tỷ USD kiều hối chuyển về từ nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2016
có sự sụt giảm khoảng gần 25%, với con số chuyển đạt hơn 9 tỷ USD.
1.2. Thực trạng đầu tư tư nhân trong nước
a.


Tình hình chung của khu vực tư nhân.
Theo các nguồn số liệu thống kê, trong giai đoạn 2006-2015, so với khu vực kinh tế

nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực kinh tế tư nhân đóng góp
hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng
hàng hóa vận chuyển. Trong thời gian tới, theo dự báo của Tổng cục Thống kê, khu vực
kinh tế tư nhân vẫn đóng góp khoảng 30% ngân sách và khoảng 40% GDP của cả nước.
Khu vực tư nhân tạo ra số việc làm rất ấn tượng, góp phần không nhỏ tái cấu trúc
nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo việc làm mới cho những đối tượng
bị giảm biên chế hoặc mất việc làm do quá trình tinh giản bộ máy hành chính, cải cách
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hay dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn sang
thành thị và khu công nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò tạo thêm 1,2 triệu
việc làm mỗi năm và giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp ở Việt Nam trong thời gian qua.
b.

Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn tư nhân
Số liệu thống kê cho thấy, nguồn vốn khu vực tư nhân có tốc độ tăng trưởng bình

quân 155%/năm giai đoạn 2008-2016. Xét về cơ cấu sử dụng vốn có 02 cấu thành chủ
yếu là vốn đầu tư phát triển và vốn hoạt động. Giai đoạn 2008 - 2016, phần vốn dành cho
tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng trưởng bình quân 214,4%/năm (gấp 28,3 lần), vốn
đầu tư phát triển tăng bình quân hàng năm 34%, gấp 3,04 lần trong vòng 09 năm. Chênh
lệch huy động/sử dụng vốn là phần dành cho vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh
thông thường (tỷ trọng bình quân dưới 50%/năm). Tỷ lệ vốn dành cho đầu tư phát triển
bình quân tăng 56,43%/năm là khá cao và cho thấy sự chủ động tích cực về huy động và
sử dụng vốn của khu vực này. Trong tổng nguồn vốn tư nhân huy động được phần vốn tín
dụng ngân hàng chỉ chiếm khoảng 15,68% tổng nguồn năm 2012 (9.365.753 tỷ), tương
ứng khoảng 50% dư nợ tín dụng đến 31/12/2014 là 2.936.800 tỷ đồng. Nguyên nhân phần



nào cũng bởi ở nhiều thời điểm tiếp cận vay vốn ngân hàng vẫn luôn là trở ngại đối với
khu vực khu vực kinh tế tư nhân.
Bảng: Nguồn vốn của các thành phần trong giai đoạn từ 1996 đến 2016
(ĐV: tỷ đồng)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Vốn nhà nước


Vốn ngoài QD

Tỷ VND
20,796
26,048
35,894
46,570
52,536
65,300
74,700
102,000
114,700
126,600
139,800
161,600
185,100
198,000
209,000
287,500
316,300
341,600
406,500
441,900
486,800

Tỷ VND
17,000
20,000
20,773
20,000

20,500
21,000
23,500
38,500
50,600
74,400
109,800
130,400
154,000
204,700
217,000
240,100
299,500
356,000
385,000
412,500
468,500

%
38.3
38.3
45.2
48.1
54.0
62.1
61.9
59.82
57.32
52.93
48.06

47.10
45.74
37.21
33.89
40.56
38.09
36.95
40.24
40.37
39.88

%
31.3
29.4
26.2
20.6
21.1
20.0
19.5
22.58
25.29
31.10
37.74
38.01
38.05
38.47
35.19
33.87
36.07
38.51

38.12
37.69
38.38

Vốn ngoài nhà
nước
Tỷ VND
16,500
22,000
22,700
30,300
24,300
18,900
21,800
30,000
34,800
38,300
41,300
51,100
65,600
129,400
190,700
181,200
214,500
226,900
218,600
240,100
265,400

%

30.4
32.3
28.6
31.3
24.9
18.0
18.6
17.60
17.39
16.01
14.20
14.89
16.21
24.32
30.92
25.56
25.83
24.54
21.64
21.94
21.74

So

Tổng số
Tỷ VND
54,296
68,048
79,367
96,870

97,336
105,200
120,000
170,500
200,100
239,200
290,900
343,100
404,700
532,100
616,700
708,800
830,300
924,500
1010,100
1094,500
1220,700

%
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0

100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0

với

GDP
%
30.41
29.73
29.18
30.89
26.96
26.30
27.17
35.43
37.35
38.99
40.67
40.88
38.1
42.7
38.2

39.2
38.5
33.3
31.1
30.5
31.0

(Số liệu: Tổng cục thống kê)
So sánh cùng giai đoạn 2008 - 2016, sử dụng vốn đầu tư giữa khu vực tư nhân tăng
3,04 lần, khu vực nhà nước tăng 2,63 lần, khu vực FDI tăng 4,04 lần. Xu hướng chung
tổng vốn thực hiện đầu tư so GDP giảm 9% trong vòng 9 năm. Đến năm 2016, trong tỷ
trọng vốn đầu tư chiếm 31% GDP thì phần đóng góp tính được của khu vực kinh tế tư
nhân là 11,9%, khu vực kinh tế nhà nước là 12,37%; khu vực FDI là 6,73%.


II.

Mô hình đánh giá tác động của kiều hối đối với đầu tư tư nhân
Trong bài nghiên cứu “The Impact of Worker’s Remittances on Private Insvestment

and Total Consumption in Pakistan”, các tác giả Kausar Yasmeen, Ambreen Anjum và
Somiya Ambreen (2011) đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng tích cực của kiều hối đến đầu tư
khu vực tư nhân qua việc nghiên cứu dữ liệu trong 25 năm, từ 1984-2009 tại Pakistan, sử
dụng phương pháp OLS.
Từ những nghiên cứu của các tác giả trên, nhóm tiến hành nghiên cứu lượng vốn
thực hiện của khu vực đầu tư tư nhân thông qua các biến số GDP và lượng kiều hối chảy
vào Việt Nam từ 1996-2016.
2.1. Xây dựng mô hình
a.


Mô hình hồi quy tổng thể.
PI = β0 + β1X1 + β2X2 + u
Trong đó:
- Biến phụ thuộc PI: lượng vốn đầu tư thực hiện của khu vực tư nhân (tỷ đồng)
- X1: Lượng kiều hối chảy vào Việt Nam (tỷ đồng)
- X2: tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam (tỷ đồng)
- u: các yếu tố khác ngoài 2 yếu tố trên ảnh hưởng đến lượng vốn đầu tư khu vực tư

nhân (có thể là các nhân tố tỷ giá hối đoái, lãi suất, tình hình chính trị…)
b.

Nguồn dữ liệu và cách thu thập.
Mẫu gồm số liệu 21 năm từ năm 1996 đến năm 2016, cụ thể:
- Số liệu về lượng vốn đầu tư thực hiện của khu vực tư nhân: Số liệu trong Niên

giám thống kê hàng năm của Tổng cục thống kê.
- Lượng kiều hối chảy vào Việt Nam: Thông qua các website có uy tín:
/> />- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam: Số liệu trong Niên giám thống kê
hàng năm của Tổng cục thống kê.



Bảng 6: Bảng tổng hợp số liệu để đánh giá mô hình.
Kiều hối

GDP

(Triệu USD)

(Tỷ đồng)


(Tỷ đồng)

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

249,5
285
469
400
950
1200
1757
1820
2154
2700
3200
3800

2722,7

3136,4
5170,5
4434,8
10916,5
16143,6
24674,4
26701,2
32665,4
41621,9
50081,6
59975,4

178546,5
228886,7
271991,1
313596,6
361038,6
400000
441663,6
481230,6
535743
613490,6
715269,2
839285,7

17000
20000
20773
20000
20500

21000
23500
38500
50600
74400
109800
130400

2008

4700

74809,9

1062204,7

154000

2009

5500

88616

1246135,8

204700

2010


7200

117464,4

1614397,9

217000

2011

6200

105179,9

1808163,3

240100

2012

8100

147764,3

2156623,4

299500

2013


9000

177975

2776276,3

356,000

2014

10000

208280

3247910

385000

2015
2016

11000
12000

251184
253692

3588524,6
3937741,9


412500
468500

Năm

2.2. Mô tả số liệu
a.

Đầu tư tư

Kiều hối

Thống kê mô tả các số liệu.
Kết quả các thống kê mô tả bằng EViews:
Trong đó:
- Mean: Giá trị trung bình.
- Median: Số trung vị.
- Maximum: Giá trị lớn nhất của biến.

nhân (Tỷ
đồng)


- Minimum: Giá trị nhỏ nhất của biến.
- Skewness: Hệ số bất đối xứng.
2.3. Kết quả chạy mô hình từ phần mềm Eviews:
Dependent Variable: PI
Method: Least Squares
Date: 09/15/18 Time: 23:46
Sample: 1996 2016

Included observations: 21
Variable
C
X1
X2

Coefficient
6001.424
1.343472
0.032422

Std. Error
8194.653
0.608725
0.041960

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid

0.980477
0.978307
22160.05
8.84E+09

Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion


Log likelihood
Durbin-Watson stat

-238.3061
0.955158

F-statistic
Prob(F-statistic)

-

t-Statistic
0.732359
2.207026
0.772704

Prob.
0.4734
0.0405
0.4497

Mô hình hồi quy tổng thể (PRM)
PIi = β0 + β1X1i + β2X2i + ui

-

Mô hình hồi quy mẫu (SRM)
PIi = β0 + β1 X1i + β2 X2i + ei
Từ số liệu thu được:

PIi = 6001.351 + 1.343472 X1 + 0.032422 + ei

2.4. Kiểm định ý nghĩa thông kê các hệ số biến độc lập (dựa vào P_value)
-

P_value (β0) = 0.4734 > α = 0,05 -> β0 không có ý nghĩa thống kê.

-

P_value (X1) = 0.0405 < α = 0,05 -> β1 có ý nghĩa thống kê.

-

P_value (X2) = 0.4497 > α = 0,05 -> β2 không có ý nghĩa thống kê.

2.5. Xây dựng, kiểm định lại mô hình.
a.

Xây dựng lại mô hình.
Do hệ số chặn β0 và hệ số góc β2 không có ý nghĩa thống kê nên ta sửa đổi lại mô

hình như sau:
-

Mô hình hồi quy tổng thể (PRM):


PIi = β0 + β1X1i+ β2X2i + ui
-


Mô hình hồi quy mẫu (SRM):
PIi = β0 i + β1X1i + β2 log (X2i)+ ei

-

Kết quả từ Eviews:
Dependent Variable: PI
Method: Least Squares
Date: 09/15/18 Time: 23:56
Sample: 1996 2016
Included observations: 21
Variable
Coefficient
C
-427400.3
X1
1.429500
LOG(X2)
34311.88
R-squared
0.984390
Adjusted R-squared
0.982655
S.E. of regression
19815.23
Sum squared resid
7.07E+09
Log likelihood
-235.9575
Durbin-Watson stat

1.242646

Std. Error
t-Statistic
190594.8 -2.242455
0.175090
8.164364
14962.38
2.293210
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)

Prob.
0.0378
0.0000
0.0341
156370.1
150458.1
22.75785
22.90707
567.5446
0.000000

Suy ra, mô hình hồi quy mẫu:
PIi = -427400.3+ 1.429500 X1i + 34311.88 ln(X2i) + ei
b.


Kiểm định ý nghĩa thông kê các hệ số biến độc lập (dựa vào P_value)

-

P_value (β0) = 0.0378 < α = 0,05 -> β0 có ý nghĩa thống kê.

-

P_value (X1) = 0.0000 < α = 0,05 -> β1 có ý nghĩa thống kê.

-

P_value (X2) = 0.0341 <α = 0,05 -> β2 có ý nghĩa thống kê.

c.

Ý nghĩa các hệ số ước lượng của mô hình.
PIi = -427400.3+ 1.429500 X1i + 34311.88 ln(X2i) + ei
Ý nghĩa các hệ số ước lượng:

-

β0 = - 427,400.3 cho thấy rằng: khi không có tổng sản phẩm quốc nội và kiều hối thì

trung bình lượng đầu tư tư nhân có giá trị - 427,397.6. Về mặt thực tế thì khi không có
GDP và kiều hối thì không thể có vốn cho đầu tư tư nhân được. Do đó con số này không
mang nhiều ý nghĩa trên thực tế mà chỉ có ý nghĩa trong việc tính toán ở mô hình này.



-

β1 = 1.429500 cho thấy rằng: khi các yếu tố khác không đổi và chỉ có kiều hối tăng

thêm 1 tỷ đồng thì ước lượng trung bình của lượng vốn đầu tư tư nhân tăng 1.429500 tỷ
đồng
-

β2 = 34,311.88 có ý nghĩa khi các yếu tố khác không đổi và chỉ có tổng thu nhập

quốc dân tăng thêm 1% thì ước lượng trung bình của vốn đầu tư tư nhân tăng thêm
343,1188 tỷ đồng

2.6
a.

Kiểm định và khắc phục các hiện tượng trong mô hình hồi quy.
Kiểm định dạng hàm của mô hình (kiểm định Ramsey):
Để kiểm định xem mô hình có dạng hàm phù hợp hay không, ta sử dụng kiểm định

Ramsey với mô hình:
Ramsey RESET Test:
F-statistic
Log likelihood ratio

1.660481
1.957087

Test Equation:
Dependent Variable: PI

Method: Least Squares
Date: 09/16/18 Time: 00:12
Sample: 1996 2016
Included observations: 21
Variable
Coefficient
C
86007.31
X1
2.617019
LOG(X2)
-7339.065
FITTED^2
-9.16E-07
R-squared
0.985779
Adjusted R-squared
0.983269
S.E. of regression
19461.40
Sum squared resid
6.44E+09
Log likelihood
-234.9789
Durbin-Watson stat
1.731556

Probability
Probability


0.214800
0.161825

Std. Error
t-Statistic
440207.0
0.195379
0.937467
2.791585
35506.44 -0.206697
7.11E-07 -1.288597
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)

Prob.
0.8474
0.0125
0.8387
0.2148
156370.1
150458.1
22.75990
22.95885
392.8000
0.000000


Từ bảng trên ta có thể thấy rằng: Với = 0.05, ta có Prob. = 0.214800 >
=>

Kết luận: Mô hình có dạng hàm đúng.

b.

Kiểm định phương sai thay đổi (kiểm định White – cross terms):
Kiểm định White (kiểm định chéo) với mô hình, ta thu được bảng:
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
1.344796
Obs*R-squared
6.499893

Probability
Probability

0.299059
0.260568


Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 09/16/18 Time: 00:22
Sample: 1996 2016
Included observations: 21
Variable
Coefficient

C
1.91E+11
X1
462709.5
X1^2
0.204399
X1*(LOG(X2))
-35481.89
LOG(X2)
-2.99E+10
(LOG(X2))^2
1.17E+09
R-squared
0.309519
Adjusted R-squared
0.079358
S.E. of regression
3.30E+08
Sum squared resid
1.63E+18
Log likelihood
-438.1530
Durbin-Watson stat
1.865724

Std. Error
t-Statistic
1.33E+11
1.442502
253515.1

1.825176
0.129531
1.577996
20200.20
-1.756511
2.12E+10 -1.409669
8.50E+08
1.377095
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)

Prob.
0.1697
0.0880
0.1354
0.0994
0.1790
0.1887
3.37E+08
3.44E+08
42.30029
42.59872
1.344796
0.299059

Từ bảng trên ta thấy: Với = 0,05, ta có Prob. = 0.299059 >

=>

Mô hình có phương sai sai số đồng đều.

c.

Kiểm định tính chuẩn của sai số ngẫu nhiên:
Để kiểm định xem sai số ngẫu nhiên của mô hình có tuân theo quy luật phân phối

chuẩn hay không ta sử dụng kiểm định Jacque – Bera (JB), thu được kết quả như sau:


Kết quả kiểm định cho thấy thống kê JB = 1.308282 và giá trị xác suất Prob. tương
ứng là 0.519889 lớn hơn mức = 0,05.
=>

Sai số ngẫu nhiên của mô hình tuân theo quy luật chuẩn.

d.

Kiểm định tự tương quan
Để kiểm định về hiện tượng tự tương quan của mô hình, ta sử dụng kiểm định

Breusch – Godfrey (BG), thu được kết quả như sau:
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
1.281415 Probability
Obs*R-squared
2.899311 Probability


0.304654
0.234651

Test Equation:
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 09/16/18 Time: 00:41
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
C
-47762.38
192054.4 -0.248692
X1
-0.055429
0.180130 -0.307720
LOG(X2)
3822.088
15092.21
0.253249
RESID(-1)
0.238668
0.264168
0.903473
RESID(-2)
0.239573
0.312697
0.766152

R-squared
0.138062 Mean dependent var
Adjusted R-squared
-0.077422 S.D. dependent var
S.E. of regression
19512.52 Akaike info criterion
Sum squared resid
6.09E+09 Schwarz criterion
Log likelihood
-234.3974 F-statistic
Durbin-Watson stat
1.712617 Prob(F-statistic)

Prob.
0.8068
0.7623
0.8033
0.3797
0.4547
-2.69E-11
18798.38
22.79976
23.04845
0.640707
0.641144

Ta có thể thấy, với = 0,05. P – value = 0.234651 > 0.05, do đó, mô hình không có
hiện tượng tự tương quan.
III. Đưa ra kết quả nghiên cứu


1. Hồi quy lại mô hình sau khi kiểm định:
Dựa vào các kết quả kiểm định ở trên, ta có thể thấy rằng mô hình không gặp phải
hiện tượng nào ảnh hưởng tới kết quả ước lượng của mô hình. Vậy nên mô hình cuối
cùng vẫn được giữ nguyên:
PIi = 0 + 1 X1i + 2X2i + ei
PIi = -427400.3+ 1.429500 X1i + 34311.88 ln(X2i) + ei

2. Ý nghĩa của mô hình:


Từ kết quả trên, ta nhận thấy rằng lượng vốn đầu tư thực hiện của khu vực tư nhân
chịu sự ảnh hưởng, tác động của các yếu tố: kiều hối và tổng sản phẩm quốc nội. Trong
đó:
-

0

= -427,400.3 có ý nghĩa: khi không có tổng sản phẩm quốc nội và kiều hối thì

trung bình lượng đầu tư tư nhân có giá trị -427,400.3 tỷ đồng. Con số này không mang ý
nghĩa thực tiễn mà chỉ có ý nghĩa trong việc tính toán ở mô hình này.
-

1

= 1.429500 có ý nghĩa khi các yếu tố khác không đổi và chỉ có kiều hối tăng thêm

1 tỷ đồng thì ước lượng trung bình của lượng vốn đầu tư tư nhân tăng 1.429500 tỷ đồng
-


2

= 34,311.88 có ý nghĩa khi các yếu tố khác không đổi và chỉ có tổng thu nhập

quốc dân tăng thêm 1% thì ước lượng trung bình của vốn đầu tư tư nhân tăng thêm
343,1188 tỷ đồng.
Qua các phân tích trên, ta có thể thấy kết quả này phù hợp với nhận định trước đó:
sự tăng lên của kiều hối và GDP đều góp phần thúc đẩy sự gia tăng của đầu tư tư nhân tại
Việt Nam


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét các nhân tố GDP và kiều hối có tác
động như thế nào đến đầu tư khu vực tư nhân ở Việt Nam, bài nghiên cứu đã áp dụng
phương trình nghiên cứu của các tác giả Kausar Yasmeen, Ambreen Anjum và Somiya
Ambreen (2011). Bằng phương pháp phân tích hồi quy tổng thể và kiểm tra một số
khuyết tật cơ bản, nhóm đi đến kết luận: GDP và kiều hối ảnh hưởng tích cực tới đầu tư
tư nhân ở Việt Nam.
-

Đầu tư tư nhân có mối quan hệ cùng chiều với lượng kiều hối, khi kiều hối tăng

thêm 1 tỷ đồng thì ước lượng lượng vốn đầu tư tư nhân tăng 1.429500 tỷ đồng.
-

GDP tác động tích cực, cùng chiều tới khối lượng đầu tư tư nhân ở Việt Nam. Khi

GDP tăng thêm 1% thì đầu tư tư nhân tăng thêm 343.1188 tỷ đồng
Từ kết quả của mô hình chúng tôi cho rằng Chính phủ nước ta cần có những chính
sách thu hút nguồn kiều hối về trong nước để kích thích đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ

đó tăng tăng trưởng kinh tế, mặc dù, ngoài tác động từ kiều hối và GDP, Đầu tư tư nhân
còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Trích lược nghiên cứu “The Impact of Worker’s Remittances on Private Insvestment and
Total Consumption in Pakistan”, các tác giả Kausar Yasmeen, Ambreen Anjum và






Somiya Ambreen (2011)
Tạp chí tài chính kì 1 số tháng 8 năm 2015
Nguồn dữ liệu thống kê của tổng cục thống kê.
Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài nhà nước NXB Thống kê 2014.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, UB chứng khoán
Website :
/> />



×