Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.55 KB, 27 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy bộ môn hóa học tôi
thấy: môn hóa học trong chương trình phổ thông là môn khó, nếu không có
những bài giảng và phương pháp hợp lý, phù hợp với thế hệ học trò thì dễ làm
học HS thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Có lúc học sinh học lý thuyết
trên sách giáo khoa, còn thực tế hiện tượng hoá học xảy ra như thế nào thì không
nhìn thấy được. Học sinh chỉ học thuộc lòng phương trình và hiện tượng hoá học
theo sách vở, điều này làm cho các em mau quên và dễ chán. Cũng có lúc các
em cảm thấy kiến thức hoá học thật trừu tượng nên không hiểu bài trong lớp. Mà
đã khó hiểu thì làm sao các em có thể yêu thích?
Môn hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và
phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động
trong việc tiếp thu, cảm nhận. Trước tình hình đó, hóa học phải đổi mới phương
pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một
trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
Có những vấn đề hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng
trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa
học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể
ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất
phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ
động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải
có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo
ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê
học tập của học sinh.
Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa
học” qua đó từng bước hình thành ở các em lòng yêu thích bộ môn và niềm
đam mê khoa học tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp
1



11 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” với
mục đích cho môn hóa ngày càng dễ hiểu, thiết thực, gần gủi với đời sống và lôi
cuốn học sinh khi học
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay đã có hiện tượng một bộ phận học sinh không muốn học hóa học
ngày càng lạnh nhạt với các giá trị thực tiễn của hóa học.Đề tài này được thực
hiện với mục đích giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên,
tránh việc mê tín dị đoan. Đồng thời, đề tài cũng sẽ làm rõ ý nghĩa khoa học hoá
học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống thường ngày qua giảng dạy môn
hoá học lớp 11, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
Từ những cơ sở đó, đề tài cũng sẽ đem lại cho giáo viên và học sinh những
nhận thức về phương pháp học tập, làm việc mang tính hợp tác, thấy rõ vai trò
tích cực của học sinh và chủ đạo của giáo viên làm cho hoá học không khô khan,
bớt đi tính đặc thù phức tạp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương pháp dạy học tích cực.
- Các bài giảng trong chương trình THPT.
- Tình hình thực tiễn ở địa phương.
Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân (tôi
đang dạy)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu kiến thức này tôi tập
trung giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu kỹ lý thuyết trong sách giáo khoa.
-Nghiên cứu tình hình thực tiễn tại địa phương để đưa ra những câu hỏi
sát với thực tế giúp học sinh dễ nhận thấy và nắm được vấn đề.
-Nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường PT Nguyễn Mộng
Tuân để có những cách trình bày thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học
sinh.

2


- Vận dụng phương pháp đưa vấn đề thực tiễn vào bài giảng của mình,
học tập của học sinh, cũng như thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng
nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chửa, bổ sung, hoàn thiện hơn.

2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Cơ sở pháp lí
- Dựa trên nội dung bộ SGK 10,11,12 do Bộ Giáo dục pháp hành.
- Dựa trên bài tập của bộ sách bài tập hóa học đang dùng trong trường.
- Dựa trên nội dung của các đề thi do Bộ Giáo dục ra.
Đó là 3 cơ sở pháp lý vững chắc để tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến
kinh nghiệm này.
2.1.2 Cơ sở lí luận
Hóa học là môn học khó đối với học sinh và nó là môn khoa học tổng hợp
kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Cho nên sau khi học
song chương trình lớp 7 các em mới có đủ điều kiện để lĩnh hội kiến thức của
môn học này. Bên cạnh đó còn một số em học sinh cho rằng đây là môn học phụ
nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và
những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với sự cố gắng chưa cao của giáo viên
trực tiếp giảng dạy môn hóa học dẫn đến kết quả học tập của học sinh về môn
hóa học ở các trường còn thấp. . Hóa học chuyên nghiên cứu về các chất và sự
chuyển hóa của các chất, giúp ta từ các chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới, nhiều
sản phẩm mới và quý không thể thiếu được trong cuộc sống để từng bước nâng
cao mức sống của con người và đáp ứng yêu cầu toàn bộ của xã hội.Từ thực tế
này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để
nâng cao chất lượng một giờ dạy trên lớp và đây là môn học rất thiết thực với
thực tế đời sống và lao động sản xuất

2.1.3 Cơ sở thực tiễn

Phân môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan
trọng trong việc hình thành và phát triển tri dục học sinh. Mục đích của môn học
3


là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn thành, nâng cao cho học sinh những
tri thức hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành…
của hóa học. Học hóa học, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở
cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa các chất bằng các phương trình phản
ứng hóa học… Đồng thời khơi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa
những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải
tỏa xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần con
người… Để đạt mục đích trong học hóa học trong trường phổ thông thì giáo
viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài
những hiểu biết về hóa học , người giáo viên dạy hóa học còn phải có phương
pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học
sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến
kinh nghiệm này tôi có đề cập một khía cạnh “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn
hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến
bài học” với mục đích góp phần sao cho học sinh hóa học để hiểu, thiết thực,
gần gủi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học… Để hóa học không còn
mang tính đặc thù, khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thuận lợi:
Hóa học là môn khoa học gắn liền với thực tiễn, trong các lĩnh vực đời
sống, lao động ,quốc phòng... nhiều quá trình, hiện tượng mang bản chất hóa học
mà rất nhiều người mong muốn hiểu rõ được bản chất vấn đề trong đó đối tượng
học sinh chiếm tỉ lệ không nhỏ.

Với xã hội ngày càng phát triển văn minh, yêu cầu của xã hội là bằng con
đường giáo dục, truyền thông...nâng cao hiểu biết của người dân sao cho mọi
vấn đề được nhìn nhận bởi ánh sáng khoa học tránh mê tín dị đoan và những
quan điểm sai lệch làm phương hại đến đời sống, gây mất trật tự trị an trong
cộng đồng.
Việc phát triển của công nghệ kĩ thuật số góp phần to lớn vào việc tìm
hiểu và giải quyết nhiều vấn đề trong đó có hóa học. Với mỗi học sinh THPT
4


hiện nay, vấn đề truy cập mạng để tìm kiếm dữ liệu tiếp thu kiến thức rất dễ
dàng dưới sự định hướng, theo dõi, giải thích của người giáo viên vững vàng
kiến thức là rất tốt và cần thiết.
2.2.2 Khó khăn:

Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó,
nhiều em học sinh có tâm lí sợ học môn hóa học. Kiến thức xuyên suốt từ
lớp dưới cho đến lớp trên, nếu bị hỏng một chổ nào đó là học sinh sẽ khó tiếp
thu kiến thức mới. Kiến thức khô khan, lý thuyết dài dòng, khá mơ hồ làm cho
học sinh khó hiểu bài. Đậc biệt kỹ năng vận dụng kiến thức vào bảo vệ môi

trường, giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh còn rất hạn chế. Do
vậy, nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù
hợp thì sẽ trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, dễ làm
cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận, có thể có hiện tượng
một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học hoặc lạnh nhạt với giá
trị thực tiễn của hoá học.
Do vậy, ngoài những hiểu biết về hóa học người giáo viên dạy hóa còn
phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức
hóa học của học sinh. Do vậy sáng kiến kinh nghiệm đề cập khía cạnh:”

Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hóa học THPT bằng việc giải thích các
hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến bài học” với mục đích
góp phần sao cho học sinh dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi
cuốn học sinh khi học.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giải quyết thực trạng, trong thời gian qua, việc giảng dạy bộ môn Hóa
học ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân đã có những đổi mới rất tiến bộ. Ngoài
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, Tổ bộ môn còn tổ chức các
buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp các em tìm hiểu thêm về kiến thức trong

5


thực tiễn. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ để tạo hứng thú cho việc học của học
sinh.
Trước thực trạng đó, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề
tài: “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học”. Có những vấn đề Hóa học có thể
giúp học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, tránh được tật mê tín dị
đoan, hoặc là giải thích được các câu ca dao tục ngữ mà dân gian để lại trên
phương diện khoa học. Từ đó học sinh cảm thấy không nhàm chán mà kiến thức
môn Hóa học rất gần gũi và như là đâu đó ở xung quanh mình, góp phần cải tiến
tư duy làm cho hóa học bớt đi khô khan, bớt đi tính hàn lâm và những đặc thù
phức tạp của bộ môn.
Trong phạm vi của đề tài này, tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn
đề có trong thực tiễn, mà chỉ cố gắng nêu một số kinh nghiệm và một số kiến
thức về hiện tượng hóa học trong tự nhiên có liên quan đến nội dung bài học ở
chương trình hóa học lớp 11, với mong muốn là góp phần cải tiến phương pháp
giảng dạy để nâng cao hiệu quả của bài dạy, giúp học sinh hứng thú hơn khi học
môn Hóa học theo những cách nêu vấn đề như sau:

1) “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tượng
thực tiễn vào cuối bài học. Cách nêu vấn đề như thế này có thể tạo cho học sinh
vận dụng kiến thức đã học tìm cách giải thích các hiện tượng ở nhà hay những
lúc bắt gặp các hiện tượng đó. Học sinh sẽ ấp ủ câu hỏi: tại sao có hiện tượng
đó, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các em tiếp tục nghiên cứu bài học mới.
2) “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tượng
thực tiễn hằng ngày thông qua các phương trình phản ứng hóa học có trong bài
học. Cách nêu vấn đề này có tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu ngay và thấy
được ý nghĩa thực tiễn của bài học. Giáo viên có thể giải thích ngay để thỏa mãn
tính tò mò của học sinh.
6


3) “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tượng
thực tiễn hằng ngày cho lời giới thiệu bài học mới. Cách nêu vấn đề này tạo tính
bất ngờ cho học sinh. Có thể đó là một câu hỏi khôi hài hoặc là một vấn đề rất
bình thường bắt gặp hàng ngày, tạo ra sự chú ý và quan tâm của học sinh khi học
bài mới.
4)“Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tượng
thực tiễn hằng ngày thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này giúp
học sinh hứng thú tìm tòi huy động các kiến thức để giải cho được bài tập đó.
5) “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tượng
thực tiễn hằng ngày thông qua các câu chuyện ngắn có tính khôi hài có thể xen
vào bất cứ lúc nào trong suốt buổi học. Cách nêu vấn đề này tạo tâm lý thoải
mái, gây hứng thú nhiều cho học sinh.

6) “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tượng
thực tiễn hằng ngày bằng cách thực hiện các thí nghiệm biễu diễn. Cách nêu vấn
đề này giúp học sinh vận dụng kiến thức để quan sát và giải thích các hiện tượng
thí nghiệm, giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào thực tiễn đời
sống.
7) “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tượng
thực tiễn hằng ngày bằng cách nêu các hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính quy
luật. Cách nêu vấn đề này giúp học sinh thấy được sự chính xác của khoa học,
làm cho kiến thức không khô khan mà trái lại rất gần gủi với cuộc sống.
Để tổ chức thực hiện, giáo viên có thể vận dụng nhiều cách, nhiều
phương tiện như sau:
+ Bằng lời thuyết trình, giải thích.
+ Bằng các đoạn phim ảnh, máy chiếu.
7


+ Bằng các thí nghiệm thực hành biểu diễn.
+ Bằng các hình vẽ, tranh ảnh.
+ Sưu tầm nhiều thí dụ minh họa, nhiều hiện tượng trong thực tiễn.
+ Yêu cầu học sinh nêu câu hỏi về các hiện tượng mà mình bắt phải.
+ Chất vấn học sinh để giải thích các hiện tượng đó.
Sau đây là một số ví dụ minh họa về các vấn đề thực tiễn liên quan đến hóa học
Vấn đề 1:Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển màu ?
Giải thích:
Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung
dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi.
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong
chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do

đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu
xanh lét là chứa chất kiềm canxi
Áp dụng: Hiện tượng này xảy ra trong thực tế có thể gây sự tò mò cho những
lần đầu học sinh thấy và có thể là " hiển nhiên" mà không cần hiểu nguyên
nhân .Vì vậy câu hỏi này có thể đưa vào bài giảng : pH – Chất chỉ thị axitbazơ.
Vấn đề 2: pH và sự sâu răng liên quan với nhau như thế nào ?
Giải thích:
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là
hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng :
5Ca2+

+

3PO43-

+ OH- ---> Ca5(PO4)3OH

Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại
bệnh sâu răng.
Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên
răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic. Thức ăn với hàm
lượng đường cao tạo điều kiện tốt nhất cho việc sản sinh ra các axit đó.
8


Lượng axit trong miệng tăng, pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
H + + OH − → H 2 O .

Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển
dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát

triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường, đánh
răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF 2, vì ion
F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra.
5Ca 2+ 3PO 34− + F − → Ca 5 (PO 4 ) 3 F

Hợp chất Ca5(PO4)3 F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH.
Trước đây, ở nước ta một số người có thói quen ăn trầu là tốt cho việc tạo
men răng theo phản ứng (1), vì trong miếng trầu có vôi tôi Ca(OH) 2, chứa Ca2+
và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
Áp dụng Bệnh sâu răng là bệnh rất phổ biến hiện nay .Vì vậy có thể đưa vấn đề
này để học sinh hiểu được một trong những nguyên nhân gây bệnh sâu răng và
cách phòng tránh vào bài " pH – chất chỉ thị axit-bazo
Vấn đề 3: Ca dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng
sấm phất cờ mà lên” mang hàm ý của khoa học hóa học như thế nào?
Giải thích:
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: vụ chiêm ki lúa đang trổ đòng mà có
trận mưa kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Vì sao
lại như vậy?
Do trong không khí có : 80% khí N2 và : 20% khí O2, khi có chớp (có tia
lửa điện) tạo điều kiện cho N2 hoạt động:

→ 2NO
N2 + O2 ¬



2NO +O2 → 2NO2
Khí NO2 tan vào nước mưa: 4NO2 + O2 +2H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO 3−

(đạm)
9


Nhờ hiện tượng này cây cối được cung cấp một lượng đạm tự nhiên hàng
năm với lượng 6-7kg nitơ cho mỗi ha đất. Ngày nay người ta đã chế ure
(NH2)2CO để chủ động bón cho cây trồng và trong nền nông nghiệp hiện đại cần
phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành công nghiệp hóa chất là
“hướng về không khí đòi lương thực”
Áp dụng: Đây là câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời sống. Vấn
đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân bón hóa học tạo cho học sinh ở nông
thôn có thể tự kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
Vấn đề 4: Vì sao trộn phân đạm một lá (NH 4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc

nước tiểu với vôi trong Ca(OH)2 bị mất đạm?
Giải thích:
Vì NH3 bị mất mát do phản ứng:
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2 → 2NH3 ↑ + CaSO4 ↓ +
2NH4NO3 + Ca(OH)2 → 2NH3 ↑+ Ca(NO3)2

2H2O

(1)

+ H2O (3)

Nước tiểu có chứa hàm lượng ure CO(NH 2)2, vi sinh vật hoạt động chuyển
ure thành (NH4)2CO3:
CO(NH2)2


+ 2H2O

→ (NH4)2CO3 (5)

(NH4)2CO3 dễ bị phân hủy khi trời nắng theo phản ứng:
(NH4)2CO3 → NH3 ↑ + CO2 ↑ + H2O
Áp dụng: Câu hỏi này có tính thực tế rất cao, có thể đưa vào nội dung bài
"Muối amoni " hoặc " Phân bón hóa học"
Vấn đề 5 :Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc?
Giải thích:
Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhiđric (HCN).
Ở dạng tinh khiết axit xianhidric là chất khí mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất
độc. Nhiệt độ nóng chảy là - 13,3 0C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu.
Trong thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật (hạt mận, đào, củ
sắn, măng tươi).
10


Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit
xianhiđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhiđric
bay hơi. Sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị
ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhiđric sẽ bay hơi hết.
Trong công nghịêp axit xianhiđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn
hợp khí metan (CH4) và amoniac (NH3), có xúc tác platin. Axit xianhiđric là
nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhiđric ở dạng tự do
dùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh.
Muối của axit xianhiđric như kali xianua (KCN) dùng trong tổng hợp hữu
cơ, trong nhiếp ảnh và để tách kim loại vàng, bạc ra khỏi quặng.
Áp dụng: Cung cấp cho học sinh thêm một kiến thức về thực tiễn, để các em
hiểu và phòng tránh, giúp học sinh hứng thú.Giáo viên có thể vận dụng vấn đề

này trong các bài giảng có liên quan đến xianua, như bài Nitơ hoặc hợp chất của
Nitơ ở lớp 11.
Vấn đề 6: Ma trơi là gì?
Giải thích:
Ma trơi chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất là: Trong xương động vật có
chứa một hàm lượng photpho, khi chết phân hủy một phần thành khí PH 3
(photphin). Khi có lẫn một ít điphotphin (P2H4), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong
điều kiện thường tạo thành khối cầu lửa bay trong không khí.
PH3+4O2 --> P2O5 + 3H2O (cháy sáng)
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là người ta gặp “ma trơi” tại các nghĩa địa càng
làm tăng thêm tính chất kịch tính.
Áp dụng: Vấn đề này phải được đề cập trong bài giảng về photpho để giải thích
hiện tượng “ma trơi” trong đời sống tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho
cuộc sống lành mạnh.
Vấn đề 7: Tại sao khi quẹt diêm thì que diêm bốc cháy ?
Giải thích:
Thuốc ở đầu que diêm chứa các chất oxi hóa mạnh như K 2Cr2O7, KClO3,
MnO2... và các chất khử như S, tinh bột... Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ,
11


Sb2O3... Để tăng độ ma sát người ta trộn bột thủy tinh nghiền mịn vào cả hai thứ
thuốc trên. Khi quẹt que diêm, những hạt nhỏ P tác dụng với các chất oxi hóa,
phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy thuốc ở đầu que diêm, rồi sau đó que diêm
bốc cháy theo.
Áp dụng: Giúp học sinh thấy tầm quan trọng của Hóa học với đời sống con
người. Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này trong bài giảng về P ở lớp 11.
Vấn đề 8: Thuốc chuột là gì ?
Giải thích:
Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2 (kẽm photphua), đây là chất rắn

dạng bột không màu, không mùi, không vị nên khi trộn với thức ăn (cơm) thì
con chuột không phát hiện được. Khi chuột ăn vào thì muối này bị thủy phân tạo
ra khí PH3 rất độc, giết chết con chuột.
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑
Áp dụng: Vấn đề góp phần cho học sinh biết được thành phần hóa học của
thuốc chuột, học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi học. Giáo viên có thể vận dụng
vấn đề này trong bài giảng về Photpho ở lớp 11.
Vấn đề 9: “Hiệu ứng nhà kính” là gì ?
Giải thích:
Vấn đề khí hậu Trái đất đang ngày càng ấm dần lên có nguyên nhân do sự
gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển. Khí CO2 trong khí quyển hấp thụ
một phần các bức xạ nhiệt có bước sóng nhất định từ mặt trời chiếu xuống.
Những bức xạ nhiệt có bước sóng cao hơn phát ra từ mặt đất thì khí CO 2 lại hấp
thụ mạnh và phát trở lại, làm cho Trái đất ấm dần lên. Người ta tính rằng, nếu
hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì mặt đất sẽ
tăng thêm khoãng 4oC.
Về mặt bức xạ, lớp CO2 trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của
các nhà kính dùng để trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó, hiện tượng làm cho Trái đất
ấm dần lên như vừa nêu được gọi là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính có
ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường: mùa hè nóng hơn, mùa đông bớt lạnh,
băng ở hai cực Trái đất tan nhiều hơn làm cho mực nước biển dâng cao hơn.
12


Hiện nay, đã có nhiều quốc gia tham gia Hiệp ước toàn cầu về cắt giảm
khí thải để hạn chế lượng khí CO2 đưa vào khí quyển.
Áp dụng : Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống. Giáo viên có thể áp
dụng vấn đề này trong bài giảng về HỢP CHẤT CỦA CACBON ở lớp 11 .
Vấn đề 10: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
Giải thích:

Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí
cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để
ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước
ngọt. Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO 2 lập tức thoát ra
giống như lúc ta đun nước sôi.
Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống
nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày
nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó
mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ,
dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc
tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thoát ra từ bình nước ngọt có ga hay chai
bia thì chắc hẳn học sinh nào cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì và
có công dụng ra sao, khí đó đưa vào bình được như thế nào thì học sinh không
biết được. Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy hợp chất của Cacbon
Vấn đề 11:

Ngộ độc khí CO như thế nào?

Giải thích:
Khi đốt cháy than (cacbon) sẽ xảy ra phản ứng:
C + O2 → CO2.
Trong điều kiện thiếu O2 thì xảy phản ứng:
CO2 + C → 2CO
Khí CO rất độc do có khả năng hóa hợp với hemoglobin trong máu tạo ra
hợp chất bền ngăn cản quá trình chuyển tải oxi từ phổi đến các mao quản máu
13


trong cơ thể con người và động vật, gây đông máu, gây trụy tim mạch dẫn đến

tử vong. Trong quá trình hô hấp của con người, khí CO sẽ thâm nhập từ từ, làm
cho ta bị “lịm” dần, gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Trong mùa lạnh, người dân hay đốt lò than trong nhà kín cửa để sưởi khi
ngủ. Đây là việc làm rất nguy hiểm vì sẽ bị ngộ độc khí CO. Nhà bếp cũng nên
rộng thoáng, có thông hơi để không ngộ độc khí CO cho con người.
Áp dụng: Giúp học sinh hiểu và tránh bị ngộ độc khí CO, đặc biệt là không nên
dùng lò than để sưỡi ấm trong nhà kín.Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này khi
giảng bài về Cacbon hoặc hợp chất của Cacbon.
Vấn đề 12: Sợi thuỷ tinh và sợi quang là gì ?
Giải thích:
a, Khi kéo thuỷ tinh nóng chảy qua một thiết bị có nhiều lỗ nhỏ, ta được
những sợi có đường kính từ 2 đến 10 µm (1 micromet = 10-6m) gọi là sợi thuỷ
tinh.
Bằng phương pháp li tâm hoặc thổi không khí nén vào dòng thuỷ tinh
nóng chảy, ta thu được những sợi ngắn gọi là bông thuỷ tinh. Sợi thuỷ tinh
không giòn và rất dai, có độ chịu nhiệt, độ bền hoá học và độ cách điện cao, độ
dẫn điện thấp.
Nguyên liệu để sản xuất sợi thuỷ tinh dễ kiếm, rẻ tiền, việc sản xuất khá
đơn giản, nên hiện nay được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực kĩ thuật khác nhau:
sản xuất chất dẻo thủy tinh: làm vật liệu lọc; chế tạo vật liệu cách điện: may áo
bảo hộ lao động chống cháy, chống axit; lót cách nhiệt cho các cột chưng cất:
làm vật liệu liên kết trong chế tạo máy, xây dựng; chế tạo sợi quang v.v..
b, Sợi quang, còn gọi là sợi dẫn quang, là loại sợi bằng thuỷ tinh
thạch anh được chế tạo đặc biệt, có độ tinh khiết cao, có đường kính từ vài
micromet đến vài chục micromet. Do có cấu tạo đặc biệt, nên sợi quang truyền
được xung ánh sáng mà cường độ bị suy giảm rất ít. Sợi quang được dùng để tải
thông tin đã được mã hoá dưới dạng tín hiệu xung laze. Một cặp sợi quang nhỏ
như sợi tóc cũng có thể truyền được 10000 cuộc trao đổi điện thoại cùng một
14



lúc. Hiện nay, sợi quang là cơ sở cho phương tiện truyền tin hiện đại, phát triển
công nghệ thông tin, mạng internet điều khiển tự động, máy đo quang học v.v…
Áp dụng : Hiện nay việc sử dụng sợi quang và sợi thủy tinh vào các lĩnh vực kĩ
thuật và truyền thông rất nhiều. Đây là thông tin để học sinh biết ứng dụng thực
tế về hợp chất của Silic trong thực tế.
Vấn đề 13 : “Nước đá khô” là gì và có công dụng như thế nào?
Giải thích:
Nước đá khô (hay còn gọi là tuyết cacbonic) được điều chế từ CO 2 hoặc CO2
hóa lông. Đây là tác nhân lạnh ở thể rắn cung cấp hơi lạnh bằng cách biến đổi
trạng thái: đá khô thăng hoa thành hơi, không qua trạng thái lỏng.
CO2 lỏng, đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích
hợp để bảo bảo những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng
đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể
dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO 2) đã
làm ức chế sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt-màu sắc hoa quả. Đồng thời
hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt
sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
Áp dụng Nước đá khô hiện nay còn được sử dụng để "tạo khói " cho những
màn rót sâm- panh lãng mạn ở các buổi tiệc. Bảo quản thực phẩm bằng nước đá
khô là cách rất tốt hiện nay. Giáo viên có thể hỏi học sinh về ứng dụng của CO 2
khi dạy về tính chất vật lý của CO2.
Vấn đề 13: Các chất hóa học trong cơ thể con người ta gồm những gì?
Giải thích:
Các nhà khoa học đã có tính toán một cách thú vị như sau: trong cơ thể con
người ta có
- Lượng nước đủ giặt sạch một chiếc áo sơ-mi.
- Lượng Fe đủ để làm một chiếc đinh 5 phân.
- Lượng đường đủ làm nửa cái bánh ngọt nhỏ.
- Lượng vôi (canxi) đủ để xây một cái chuồng gà.

- Lượng chất béo đủ để nấu 7 chiếc bánh xà phòng.
15


- Lượng photpho đủ để sản xuất trên 2000 chiếc đầu que diêm.
- Lượng lưu huỳnh đủ để giết chết một con bọ chét.
- Ngoài ra còn có một số nguyên tố khác K, Mg, Cu...
Tính tổng cộng trong cơ thể một người nặng 65 kg tổng giá trị của các chất
trên chỉ đáng giá khoãng 3 đô la Mỹ.
Áp dụng: Đây là tình huống có tính khôi hài, giúp học sinh thư giãn, nhưng các
em cũng biết được một số nguyên tố có trong cơ thể con người.Giáo viên có thể
áp dụng trong bài giảng về ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ .
Vấn đề 15: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Giải thích:
Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể
này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan.
Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các
hoạt động cày cấy.
Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo
tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về
môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẻ. Giáo viên đưa vấn đề này vào
trong phần liên hệ thực tế trong nội dung nghiên cứu về ankan
Vấn đề 16: Ngộ độc khí CH4 như thế nào?
Giải thích:
Trong thực tế có xảy ra hiện tượng khi người ta leo xuống các giếng sâu,
hoặc vào trong các bồn chứa nước xây thành bằng xi-măng thì bị ngộ độc khí,
dẫn đến chết người.
Học sinh đã biết, khí metan (CH 4) có thể sinh ra khi xác thực vật bị phân
hủy lâu ngày. Cho nên khí metan còn được gọi là “khí bùn ao”. Trong các giếng

sâu hoặc hồ chứa nước có xây bằng gạch đá, xi-măng lâu ngày có rong rêu bao
phủ. Chính sự phát triển, cũng như phân hủy lớp rong rêu có sinh ra khí metan
16


(CH4). Ngộ độc khí CH4 có thể gây tử vong nhanh cho người nếu không cấp cứu
kịp thời.
Áp dụng: Giúp học sinh biết được một mối nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc
sống để phòng tránh, cũng như giải thích cho mọi người hiểu. Giáo viên có thể
vận dụng vấn đề này khi giảng về bài ANKAN.
Vấn đề 17:Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên
CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Giải thích:
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc
CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy
hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc
và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống
thì nên mang theo bình thở oxi.
Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay
không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt
chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Áp dụng: Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô. Mọi người không hề biết
được sự nguy hiểm khi xuống giếng sâu. Thực tế là đã có nhiều cái chết thương
tâm xảy ra mà báo đài đã nêu trong thời gian qua. Giáo viên cần đưa vào bài
giảng để nhắc nhở học sinh và mọi người. Vấn đề này có thể xen vào bài ankan
hoặc oxit của Cacbon.
Vấn đề 18: Làm cách nào để quả mau chín ?
Giải thích:
Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn
bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?

Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên
cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một
17


lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế
bào trái cây và làm cho quả mau chín.
Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái
cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử
dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi
cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của
tế bào trái cây.
Ở một số nước hiện nay người ta còn dùng đất đèn ( CaC 2) để làm trái
cây mau chín do cơ chế tác động làm chín trái cây tương tự etilen . Nhưng do
trong đất đèn lẫn tạp chất nhiều cũng như C 2H2 có khả năng gây ngộ độc và một
số mối nguy hiểm khác nên nó là chất bị cấm sử dụng ở rất nhiều nước.
Áp dụng Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng
biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế
trong phần ứng dụng của anken và ankin.
Vấn đề 19: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại
còn tro?
Giải thích:
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ
thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và
hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều
hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn
hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất
phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa
là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng

còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau
khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy, trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu
18


cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy
than còn cho nhiều tro hơn.
Áp dụng: Đây là câu hỏi nhằm kích thích tư duy học sinh. Học sinh không lạ gì
với hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. Giáo viên có thể nêu
vấn đề trên sau khi dạy xong về hiđrocacbon hoặc ancol
Vấn đề 20: Tại sao trong xăng có pha chì ? Tại sao bây giờ không dùng xăng
pha chì nữa?
Giải thích:
Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì vào xăng, có tác dụng tăng khả năng cháy
nổ của xăng giúp tiết kiệm được khoãng 30% xăng dầu khi sử dụng.
Khi nhiên kiệu này cháy có tạo ra chì oxit (PbO 2) bám vào ống xả, thành xilanh
của động cơ nên thực tế người ta còn cho thêm đibrom etan (C2H4Br2) vào để chì
oxit chuyển thành chì bromua (PbBr2) dễ bay hơi. Nhưng vấn đề này gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí. Ngoài ô nhiễm chì rất độc, còn có ô
nhiễm hơi brôm gây viêm đường hô hấp, gây bỏng da. Vì vậy hiện nay ở nước ta
và các nước khác đã không còn sử dụng xăng pha chì nữa.
Áp dụng: Giúp học sinh thấy được những tác hại của xăng pha chì đối với môi
trường sống và hiểu được tại sao phải dùng các loại xăng thay thế khác. Nội
dung này có thể được đưa vào ứng dụng của ankan.
Vấn đề 21 : Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Giải thích:
Uống rượu giả có thể bị ngộ độc, có trường hợp mù cả mắt, thậm chí cả tử
vong. Những người làm rượu giả không phải đem rượu trắng trộn thêm nước vì
làm như vậy sẽ biết ngay bởi nó nhạt. Thường bọn chúng dùng rượu metylic để

thay một phần rượu etylic. Loại rượu giả này rất độc.
Rượu etylic và rượu metylic có cùng họ nhưng tính chất của chúng khác
nhau. Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, mùi thơm dễ chịu, không độc. Rượu
metylic có phân tử khối bé hơn, nó chính là chất lỏng trong suốt rất độc, nó có

19


nhiều ứng dụng, nó có thể thay xăng làm nhiên liệu nhưng không dùng để pha
đồ uống.
Rượu metylic rất độc đối với cơ thể người. Nó tác động vào hệ thần kinh
và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ thể gây nên sự nhiễm độc
axit. Sau khi uống khoảng 8 giờ bắt đầu triệu chứng nhiễm độc axit, hôn mê, đau
đầu, bất tỉnh, lo sợ, co giật, mờ mắt, nôn mửa, thị lực giảm nhanh, trường hợp
nặng có thể bị mù hẳn. Nghiêm trọng hơn là mạch đập nhanh và yếu, hô hấp khó
khăn cuối cùng dẫn đến tử vong.
Áp dụng: Hiện tượng ngộ độc và tử vong do rượu xảy ra rất nhiều. Đây là các
câu hỏi nhằm kích thích tính tò mò của học sinh. Đây là câu hỏi cần được giải
đáp. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi dạy về ancol.
Vấn đề 22: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Giải thích:
Cồn là dung dịch ancol etylic (C 2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể
xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào
chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75 o
thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh
hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn
không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75 o thì hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước vết thương trở nên thông
dụng. Nhưng để hiểu được tại sao cồn có khả năng sát khuẩn thì lại là một vấn
đề. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên giải thích thì sẽ rất hứng thú về

hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm yêu hóa học. Giáo viên có thể
đề cập ở phần ứng dụng trong bài ancol.
Vấn đề 23: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống
rượu?
Giải thích:
Thành phần chính của các loại nước có cồn là rượu etylic. Đặc tính của
rượ etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu
20


nhưng người chon một chất oxi hóa là crom (VI) oxit CrO 2. Đây là một chất oxi
hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thể màu vàng da cam. Bột oxi CrO3 khi
gặp rượu etylic khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượ etylic có chứ
CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào sụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa
hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3, và biến thành Cr2O3, có màu xanh đen. Dựa vào
sự biến đổi của màu săc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết
được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằn phát hiện các tài xế
đã uống rượu khi tham gia giao thông để ngăn chặ các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong
những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp
cho học sinh thêm hiểu biết và cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh
và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài
“Ancol” Cụ thể, sau khi dạy song bài“Anocl” giáo viên có thể đặt câu hỏi như
trên để cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi các vấn đề.
Vấn đề 24: Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?
Giải thích:
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và
metyl amin CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên các ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá.

Vì trimetylamin thường “lẫn lộn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng
trong rươu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được
trimetylamin ra khỏi chỗ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn
đều bay hơi đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác
dụng thêm mùi thơm rất tốt.
Áp dụng: Đây là kinh nghiệm thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến
cá. Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh
nghiệm trên. Từ đó giúp cho các em thấy được những ứng dụng đời thường của
21


hóa học nhằm tăng thêm niềm yêu thích đối với môn hóa học. Giáo viên có thể
đưa vào phần ứng dụng của ancol trong bài “Ancol” .
Vấn đề 24: Các con số ghi trên chai bia như 12”, 14” có ý nghĩa như thế nào?
Giải thích:
Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn
ghi12”, 14”,… Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của
bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng.
Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết (độ rượu) mà
biểu thị độ đường trong bia.
Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là mạch. Quá trình lên men, tinh bột đại
mạch chuyển hóa thành đường mạch nha (đó là mantozơ – một đồng phân của
đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch biến thành dịch men, sau đó lên men biến
thành bia.
Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có một phấn
mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ còn lại vẫn tồn tại trong bia. Vì vậy
hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ dinh dưỡng của bia cao hay thấp liên
quan đến hàm lượng đường.
Trong quá trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g đường người ta biễu

diễn độ đường lên men bia là 12 độ. Do đó bia có 14 độ có giá trị dinh dưỡng
cao hơn 12 độ.
Áp dụng: đây là vấn đề mọi người rất thường nhầm giữa độ rượu và độ đường
về những con số ghi trên chai bia. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên sau khi dạy
bài “Ancol”
Vấn đề 25: Giấm thanh (giấm ăn) là gì? Có ích gì?
Giải thích:
Trong giấm ăn có vị chua và có 3-5% là axit axit axetic (CH3COOH).
Giấm có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng và làm cho cơ thể có cảm giác
muốn ăn và tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu độc sát khuẩn.

22


Áp dụng: Giấm ăn là một thứ gia vị gần gũi trong đời sống. Giáo viên có thể
xen vào trong bài giảng về axit cacboxylic để học sinh liên hệ trong thực tế và
hiểu biết về vai trò giấm ăn đối với con người.
Vấn đề 26: Có thể dùng nhôm thay thế bạc để tráng gương?
Giải thích:
Các nhà hoá học Rumani đã đưa vào sản xuất phương pháp tráng gương mới,
trong đó thay bạc bằng nhôm. Những tấm gương tráng nhôm rỏ ra có chất lượng
cao hơn gương tráng bạc, nhưng ưu điểm cơ bản là nhôm rẻ hơn bạc rất nhiều.
Nếu như trước đây, 1m2 kính cần 5,7 g bạc thì nay chỉ cần 3 g nhôm. Quá trình
tráng nhôm lên gương thực hiện trong chân không.
Do có nhiều ưu điẻm, nên chỉ một năm sau khi được phát minh, phương pháp
mới này đã được áp dụng cho 60% số gương sản xuất ở Rumani.
Áp dụng: Từ nội dung này cho học sinh thấy được sự kì diệu của hóa học. Có
thể nêu vấn đề này vào nội dung bài giảng về Anđehit
Vấn đề 27: Khi bị ong đốt, kiến cắn hoặc chạm vào sâu róm, người ta thoa vôi
vào chổ bị đốt. Vì sao?

Giải thích:
Trong nọc ong, nọc kiến hoặc sâu róm... có chứa axit fomic (HCOOH)
gây đau nhức khi ta chạm vào. Bôi lên chổ bị cắn một ít vôi tôi Ca(OH) 2 có môi
trường bazơ trung hòa axit fomic có trong nọc ong, làm cho hết cảm thấy đau
nhức.
Áp dụng: Đây là hiện tượng thực tế, học sinh có thể gặp nhiều trong đời sống.
Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này trong bài giảng về AXIT CACBOXYLIC.
** Trên đây chỉ là một số thí dụ thực tiễn trong rất nhiều các vấn đề thực tiễn
mà Hóa học có thể vận dụng, giải thích, phục vụ đời sống con người.Tôi cố gắng
tìm tòi, chắt lọc những thí dụ có liên quan đến kiến thức các bài học ở chương
trình sách giáo khoa THPT đặc biệt chú trọng vào chương trình lớp 11 . Trong
quá trình giảng dạy của mình, tôi sẽ dần dần bổ sung thêm các thí dụ có liên
quan đến nhiều kiến thức hóa học khác ở các khối lớp khác, mục đích là làm cho
bài giảng sinh động hơn, gần gũi hơn với cuộc sống.
23


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1 Kết quả nghiên cứu: Khi vận dụng phương pháp “Nâng cao hiệu quả
dạy- học môn hóa học lớp 11 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có
liên quan đến bài học” kết hợp với nhiều phương pháp khác tôi đã đạt được
những kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học hóa hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn,
về nhà các em chăm học bài hơn, thậm chí có những học sinh về nhà đã biết tự
quan sát, tái tạo lại các hiện tượng thực tế và vận dụng kiến thức hóa học để giải
thích. Nhiều học sinh đã mạnh dạn nêu lên những thắc mắc về một số vấn đề
trong cuộc sống có liên quân đến hóa học như: " Tại sao khi bón phân hóa học
thì một số sinh vật lại bị tiêu diệt ? Có nên dùng phân bón hóa học không ? Nên
dùng như thế nào?.....". Một số học sinh còn sử dụng mạng Internet để tra cứu,

tìm hiểu về các vấn đề của hóa học liên quan đến thực tế từ đó vận dụng vào đời
sống. Đa số học sinh hiểu rõ và vận dụng kiến thức thực tiễn của hóa học vào
đời sống như sử dụng nguồn nhiên liệu như than củi ...như thế nào, sử dụng
rượu bia nhiều gây hậu quả ra sao....
Đối với bản thân, việc vận dụng phương pháp này vào bài dạy khi thấy học
sinh hứng thú học tập càng thôi thúc tôi tìm tòi thêm nhiều kiến thức mới, cố
gắng suy nghĩ tìm ra các phương pháp, cách thức khác để truyền tải kiến thức
cho học sinh hiệu quả nhất.
Khi tôi đề xuất và vận dụng nghiên cứu này vào giảng dạy được đồng nghiệp
ủng hộ nhiệt tình, đánh giá cao, cũng như trao đổi và rút kinh nghiệm tạo điều
kiện để tôi hoàn thành sáng kiến đạt kết quả. Thông qua phương pháp này nhiều
hiện tượng thực tế được giải thích một cách khoa học
2.4.2 Kết quả đối chứng
Kết quả thu được trong quá trình tôi thực hiện đề tài này ở khối 11 vào các
lớp sử dụng thường xuyên, có sử dụng và ít sử dụng có sự khác nhau rõ rệt.Cụ
24


thể theo khảo sát của học kì I năm học 2017-2018 ở 3 lớp tôi giảng dạy là 11A 2,
11A4 và 11A5 kết quả là

Lớp
11A2
Thường xuyên áp dụng

11 A5
Áp dụng ít thường xuyên

11 A4
Lâu lâu mới áp dụng


Không khí học tập

Giỏi

Kết quả học tập
Khá
Trung bình

Yếu

Sôi nổi, hăng say
phát biểu, thường
có câu hỏi cần giáo

13%

65,2%

21,8%

0

8,7%

60,9%

15%

0


4,3%

54,3%

37.1%

4,3%

viên cùng giải đáp.
Sôi nổi, phát biểu ít
hơn, chỉ tập trung
vào vấn đề giáo
viên đưa ra.
Học trầm, lớp học
uể oải

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Để đạt được hiêu quả trong giảng dạy là mong muốn và trăn trở đối với mỗi
giáo viên. Bằng những gì đã được học ở trường đại học, việc tự học cũng như
tham gia vào các lớp bồi dưỡng thường xuyên nhằm đổi mới phương pháp dạy
học, người giáo viên cần tìm ra phương cách phù hợp nhất đối với từng đối
tượng học sinh.Trong phạm vi đề tài này tôi nêu ra một hướng tạo hứng thú học
tập bộ môn thông qua giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống
hàng ngày. Tôi hi vọng đây là một hướng gợi mở trong các quan niệm dạy học,
đổi mới phương pháp. Trong đề tài này tôi chỉ mới đưa ra một số thí dụ trong rất
nhiều các hiện tượng xung quanh cuộc sốngĐối với bản thân tôi khi áp dụng
việc nêu vấn đề thực tiễn vào bài giảng đã đạt được kết quả khả quan đối với
25



×