Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 87 trang )

NGHIÊN CỨU THIÊN ĐỊCH TRÊN HOA LÀI (Jasminum sambac L.)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2009

Tác giả

HUỲNH THỊ TỐ QUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành khắc ghi công ơn cha, mẹ đã sinh thành, tần tảo dưỡng dục
con thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được như ngày hôm nay.
Chân thành bày tỏ lòng biết sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Chắt đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:
Š Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm khoa Nông Học đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học
tập tại trường cũng như thời gian thực hiện đề tài.
Š Toàn thể quý Thầy, Cô khoa Cơ Bản và khoa Nông Học - Trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt, chỉ bảo những kiến thức và kinh


nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Š Tất cả các bạn trong lớp Bảo Vệ Thực Vật khoá 31 đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và góp ý tận tình để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2009
HUỲNH THỊ TỐ QUYÊN

ii


TÓM TẮT
HUỲNH THỊ TỐ QUYÊN, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng
8/2009. Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thiên địch trên hoa lài (Jasminum sambac L.)
tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2009”
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT
Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu thành phần thiên địch xuất hiện trên vườn
hoa lài qua đó xác định loài ăn mồi chính và tìm hiểu những đặc điểm hình thái, sinh
học, khả năng ăn mồi của chúng .
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009 tại Phòng Nhân
Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Học - Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu như sau:
- Điều tra thành phần thiên địch trên hoa lài tại TP Hồ Chí Minh từ đó xác định
loài ăn mồi chính.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài thiên địch chính.
- Khảo sát khả năng ăn mồi của thiên địch chính.
Š Kết quả điều tra thành phần thiên địch trên cây hoa lài tại Tp.Hồ Chí Minh từ
đó xác định loài ăn mồi chính.
Trên cây hoa lài chúng tôi đã ghi nhận được 17 loài thiên địch của sâu hại
chính, trong đó bộ Coleoptera và bộ Araneae là chủ yếu:
- Nhện (Araceae): có 7 loài, các loài xuất hiện nhiều là: nhện linh miêu Oxyopes

javanus Thorell., nhện nhảy Hyllus mascaranus Bar., nhện lùn Atypena formosana
Bar.
- Bọ rùa (Coleoptera) có 6 loài, các loài xuất hiện nhiều là: bọ rùa 6 vệt đen
Menochilus sexmaculatus Fab., bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis quadrimaculatus
Herbst, bọ rùa chữ Y ngược Coccinella transversalis Fab., bọ rùa đỏ cam Micrapis
discolor Fab.
Š Đặc điểm hình thái một số loài thiên địch chính:
- Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học loài bọ rùa 6 vệt đen
Menochilus sexmaculatus Fab.

iii


Thành trùng đực, cái lúc mới vũ hoá có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu
đỏ cam, kích thước con cái (5,08 ± 0,23mm x 4,12 ± 0,19mm) lớn hơn con đực (4,11
± 0,29mm x 3,49 ± 0,34mm). Vòng đời bọ rùa M.sexmaculatus trải qua 4 giai đoạn:

trứng (2,6 ± 0,4 ngày), ấu trùng (4,9 ± 0,8 ngày) qua 4 tuổi, nhộng (2,9 ± 0,8 ngày) và
thành trùng (3,3 ± 0,8 ngày). Thời gian hoàn thành vòng đời là 13,7 ± 1,5 ngày, tỷ lệ
hoàn thành vòng đời của bọ rùa M.sexmaculatus rất cao 75,58 %.
- Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học loài bọ rùa 4 chấm Scymnus
frontalis quadrimaculatus Herbst
Thành trùng đực, cái lúc mới vũ hoá có màu xám đen sau chuyển sang màu
đen, kích thước con cái (2,28 ± 0,29mm x 1,15 ± 0,19mm) lớn hơn con đực (1,69 ±
0,22mm x 1,01 ± 0,11mm). Vòng đời bọ rùa Scymnus frontalis quadrimaculatus
Herbst trải qua 4 giai đoạn: trứng (2,1 ± 0,7 ngày), ấu trùng (4,4 ± 0,6 ngày) qua 4
tuổi, nhộng (2,3 ± 0,7 ngày) và thành trùng (3,3 ± 0,8 ngày). Thời gian hoàn thành
vòng đời là 12,0 ± 1,1 ngày, tỷ lệ hoàn thành vòng đời của bọ rùa Scymnus frontalis
quadrimaculatus Herbst rất cao 71,54 % .
Š Kết quả khảo sát khả năng ăn mồi của một số loài thiên địch:

Trong 5 ngày liên tục quan sát khả năng ăn mồi, chúng tôi đã ghi nhận được
khả năng ăn mồi của một số loài thiên địch chính như sau:
- Loài bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab.: 1 con trưởng thành có
thể ăn 46,6 ± 12,5 đến 49,3 ± 14,0 con rầy mềm trong 1 ngày, ấu trùng có thể ăn trung
bình 1 ngày 27,9 ± 8,3 đến 76,2 ± 17,2 con rầy mềm.
- Loài bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis quadrimaculatus Herbst: 1 con trưởng
thành có thể ăn 27,6 ± 6,4 đến 28,8 ± 7,2 con rầy mềm trong 1 ngày, ấu trùng có thể ăn
trung bình 1 ngày 13,3 ± 3,6 đến 22,3 ± 5,8 con rầy mềm.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục


v

Danh sách các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

xi

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề.

1

1.2 Mục đích và yêu cầu.

2

1.3 Nội dung nghiên cứu

2


1.4 Giới hạn đề tài.

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Giới thiệu về cây hoa lài

3

2.1.1 Vị trí phân loại

3

2.1.2 Đặc điểm chung

4

2.1.3 Phân bố và ý nghĩa sử dụng

4

2.2 Một số sâu hại và thiên địch của sâu hại trên cây hoa lài

5

2.2.1 Sâu hại trên cây hoa lài


5

2.2.2 Thiên địch của sâu hại trên cây hoa lài

6

2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của một số thiên địch sâu hại thường xuất hiện

7

2.3.1 Nhện ăn mồi

7

2.3.1.1 Thành phần nhện ăn mồi

7

2.3.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài nhện
chính

8

2.3.2 Bọ rùa ăn mồi

9
v



2.3.2.1 Thành phần bọ rùa ăn mồi

9

2.3.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài bọ rùa
chính

11

2.3.3 Bọ cánh lưới Chrysophidae

13

2.3.3.1 Thành phần bọ cánh lưới Chrysophidae

13

2.3.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của bọ cánh lưới
Chrysophidae

15

2.3.4 Bọ ngựa Mantis sp.

15

2.4 Một số dạng thương phẩm được sản xuất từ hoa lài

16


Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

19

3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết.

19

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.

20

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu

20

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

21

3.3.2.1 Điều tra thành phần thiên địch trên cây hoa lài và xác định loài thiên địch
chính

21

3.3.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài thiên địch chính


22

3.3.2.3 Khảo sát khả năng ăn mồi của thiên địch chính

24

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 Thành phần thiên địch của sâu hại trên cây hoa lài tại Tp.Hồ Chí Minh năm
2009.

25

4.1.1 Thành phần thiên địch vào bẫy hầm

27

4.1.2 Thành phần thiên địch quan sát trực tiếp

29

4.1.3 Đặc điểm nhận dạng của một số loài thiên địch

31

4.2 Một số đặc điểm hình thái, sinh học thiên địch chính của sâu hại trên cây hoa
lài


36

4.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus 36
4.2.1.1 Đặc điểm hình thái

36

4.2.1.2 Đặc điểm sinh học

38

vi


4.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis
quadrimaculatus Herbst.

42

4.2.2.1 Đặc điểm hình thái

42

4.2.2.2 Đặc điểm sinh học

44

4.3 Khảo sát khả năng ăn mồi của thiên địch chính


48

4.3.1 Khả năng ăn mồi của bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab.

48

4.3.2 Khả năng ăn mồi của bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis quadrimaculatus
Herbst.

50

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

5.1 Kết luận.

52

5.2 Đề nghị.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ LỤC

56


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LLL: Lần lặp lại.
TB: Trung bình.
AT: Ấu trùng.
TT: Thành trùng.
X : Giá trị trung bình.

SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn.
TLHTVĐ: Tỷ lệ hoàn thành vòng đời.
Tp. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh: Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
TSXH: Tần số xuất hiện
TLHD: Tỷ lệ hiện diện
MĐXH: Mức độ xuất hiện
NXB: Nhà xuất bản

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Một số loài thiên địch của sâu hại điều tra được trên cây hoa lài tại Tp.Hồ
Chí Minh năm 2009


26

Bảng 4.2: Một số loài thiên địch vào bẫy hầm điều tra được ở vườn lài dưới 5 năm tuổi
và trên 5 năm tuổi tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

28

Bảng 4.3: Một số loài thiên địch quan sát được ở vườn lài dưới 5 năm tuổi và trên 5
năm tuổi tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

30

Bảng 4.4: Kích thước các pha phát triển của bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus
Fab., ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

37

Bảng 4.5: Thời gian phát triển các giai đoạn của bọ rùa 6 vệt đen Menochilus
sexmaculatus Fab., ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

38

Bảng 4.6: Đặc điểm phát triển của thành trùng bọ rùa 6 vệt đen Menochilus
sexmaculatus Fab., ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

40

Bảng 4.7: Tỷ lệ hoàn thành các giai đoạn phát triển của bọ rùa 6 vệt đen Menochilus
sexmaculatus Fab., ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh, năm 2009


41

Bảng 4.8: Kích thước các pha phát triển của bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis
quadrimaculatus Herbst, ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

43

Bảng 4.9: Thời gian phát triển các giai đoạn của bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis
quadrimaculatus Herbst, ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

46

Bảng 4.10: Đặc điểm phát triển của thành trùng bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis
quadrimaculatus Herbst, ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh năm 2009

47

Bảng 4.11: Tỷ lệ hoàn thành các giai đoạn phát triển của bọ rùa 4 chấm Scymnus
frontalis quadrimaculatus Herbst, ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh, năm 2009

48

Bảng 4.12: Khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng bọ rùa 6 vệt đen Menochilus
sexmaculatus Fab., ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh, năm 2009

48

Bảng 4.13: Khả năng ăn rầy mềm của trưởng thành bọ rùa 6 vệt đen Menochilus
sexmaculatus Fab., ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh, năm 2009


49

Bảng 4.14: Khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis
quadrimaculatus Herbst, ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh, năm 2009
ix

50


Bảng 4.15: Khả năng ăn rầy mềm của trưởng thành bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis
quadrimaculatus Herbst, ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh, năm 2009

x

51


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Vườn hoa lài

3

Hình 2.2: Các sản phẩm từ hoa lài

18


Hình 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 6 năm
2009

19

Hình 3.2: Lượng mưa trung bình tại Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 6 năm
2009

20

Hình 3.3: Bẫy hầm

21

Hình 3.4: Ống nhựa chứa cồn 70o được đặt bên trong ống nhựa khác rộng hơn

21

Hình 4.1: Tỷ lệ các loài thiên địch theo các bộ ghi nhận được trên cây hoa lài tại
TPHCM năm 2009

25

Hình 4.2: Một số loài nhện ăn mồi

33

Hình 4.3: Một số loài thiên địch ăn mồi thuộc bộ Coleoptera và Neuroptera


35

Hình 4.4: Vòng đời bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab.

39

Hình 4.5: Thành trùng bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab.

41

Hình 4.6: Bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis quadrimaculatus Herbst

44

Hình 4.7: Vòng đời bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis quadrimaculatus Herbst

45

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây hoa lài (Jasminum sambac L.) là cây hương liệu dùng trong công nghệ ướp
trà. Ở phía Nam được trồng phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền Giang, Trà
Vinh. Hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, cây hoa lài được trồng tập trung ở Quận 12,
huyện Hóc Môn và Củ Chi.
Từ xưa con người đã dùng hoa lài để ướp trà. Với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, ngày nay việc ly trích tinh dầu để sử dụng cho công nghệ chế tạo mỹ phẩm có

nhiều tiến bộ, góp phần tăng giá trị thương mại cho cây hoa lài. Ngoài ra cây hoa lài
còn có công dụng để chữa bệnh.
Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cây hoa lài là một
trong những cây mang lại hiệu quả kinh tế cho một số nhà vườn. Tuy nhiên, vấn đề sâu
bệnh hại đang là nguyên nhân làm giảm năng suất và phẩm chất cây hoa lài, đây cũng
là một trong những lý do khiến cho người nông dân không dám đầu tư trồng mới cây
hoa lài. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV), năm 2002 diện tích trồng
lài của thành phố trên 600 ha nhưng đến tháng 7/2007 chỉ còn 435 ha.
Để bảo vệ cây lài chống lại dịch hại, người nông dân đã phải áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau: biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp hoá học… Biện
pháp hoá học có hiệu quả nhanh, dễ sử dụng và trong nhiều thập kỷ qua đã được coi là
biện pháp chủ lực. Tuy nhiên việc sử dụng biện pháp hoá học cũng đem lại nhiều hệ
quả không mong muốn như: đất đai ngày càng ô nhiễm, chất lượng sản phẩm nông
nghiệp giảm, nguồn bệnh tích luỹ… Muốn lập lại cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác
hại của sâu bệnh cần có chính sách quản lý các biện pháp bảo vệ thực vật lâu dài. Biện
pháp sinh học được xây dựng dựa trên cơ sở là trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ
dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau nhằm hài
hòa về số lượng, giúp các thiên địch phát triển, chúng sẽ tấn công sâu hại. Đây là một
giải pháp hữu ích nhằm tạo sự cân bằng trong thiên nhiên. Để phát triển nông nghiệp
1


bền vững, chúng ta cần nắm được điều này, lợi dụng nó để hạn chế sự can thiệp của
con người.
Bên cạnh đó, hoa lài là loại cây trồng lâu năm và rất nhạy cảm với thuốc bảo vệ
thực vật. Do đó nếu người nông dân chỉ sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu hại
trên hoa lài thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng làm giảm hiệu
quả kinh tế cho người sản xuất.
Xuất phát từ những ý nghĩa nói trên đã cho thấy sự cấp thiết của việc phòng trừ
sâu hại trên hoa lài bằng biện pháp sinh học. Được sự chấp nhận của Bộ môn BVTV

và Khoa Nông học - Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi đã thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu thiên địch trên hoa lài (Jasminum sambac L.) tại TP Hồ
Chí Minh năm 2009.”
1.2 Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu thành phần thiên địch xuất hiện trên vườn hoa lài qua đó xác định loài
ăn mồi chính và tìm hiểu những đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi của
chúng .
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần thiên địch trên hoa lài tại TP Hồ Chí Minh từ đó xác định
loài ăn mồi chính.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài thiên địch chính.
- Khảo sát khả năng ăn mồi của thiên địch chính.
1.4 Giới hạn của đề tài
- Đề tài được nghiên cứu trong vòng 5 tháng từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009.
- Đề tài được tiến hành thu mẫu tại các quận huyện của TP Hồ Chí Minh như:
Quận 12, huyện Hóc Môn và được nhân nuôi tại phòng thí nghiệm bảo vệ thực vật của
Khoa Nông học - Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây hoa lài
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia lài thuộc:
Ngành Ngọc Lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc Lan: Magniopsida
Phân lớp Hoa môi: Lamiidae
Bộ: Oleales

Họ: Oleaceae
Chi : Jasminum

Hình 2.1: Vườn hoa lài

Loài : J. sambac
Đặc điểm bộ Oleales: thân to, lá mọc đối, không có lá bẹ. Hoa chỉ có hai tiểu
nhụy, hai tâm bì, hột không phôi nhũ. Bộ Oleales chỉ có 1 họ Oleaceae.
Đặc điểm họ Oleaceae: thân gỗ leo hay mọc thành bụi, phân nhánh lưỡng phân
rất rõ. Lá không có lá kèm, thường mọc đối hay lá kép lông chim lẻ. Hoa đều mẫu 5,
lưỡng tính, ít khi đơn tính, có lá bắc và hai lá bắc con. Hoa ít khi mọc riêng lẻ mà xếp
thành chùm kép hay sim ở ngọn. Quả thì khi là quả khô (quả nang có cánh), khi là quả
thịt .
Họ Oleaceae có khoảng 500 loài trong đó có 4 loài phổ biến là:
+ Jasminum grandiflorum L.
+ Jasminum officinale L.
+ Jasminum odoratissnum L.
+ Jasminum sambac L.
Theo Phùng Thị Bạch Yến (2000) hoa lài ở Việt Nam chủ yếu là lài Jasminum
sambac L. (Hình 2.1)

3


2.1.2 Đặc điểm chung
Cây hoa lài có nguồn gốc ở Nam Á (Ấn Độ, Philippines, Myanmar và Srilanka) là loại cây bụi, cành nhỏ vươn dài, hoa trắng có hương thơm ngát. Cây cao từ 1
- 3m. Lá mọc đối, hình oval, dài từ 4 – 12,5 cm, rộng từ 2 – 7 cm. Phát hoa từ 3 – 12
hoa, tràng hoa có đường kính từ 2 - 3 cm với 5 - 9 thùy. Cây phát triển tốt vào mùa
xuân, hè, chậm vào mùa đông.
Cây mọc khắp các vùng nhiệt đới và được xem như là một loại cây cảnh vì mùi

hương độc đáo của nó. Hoa lài là quốc hoa của Philippine và được chính phủ công
nhận vào năm 1937. Ở Philippine, người ta kết nhiều hoa lại thành vòng để choàng lên
cổ, đính lên ngực vào các diệp lễ. Tinh dầu của hoa được chưng cất để bán ở các cửa
hàng, bên ngoài nhà thờ. Những vòng hoa này còn được sử dụng để chào đón khách
quý. Bên cạnh Philippine, hoa lài cũng được xem là quốc hoa ở Indonesia vào năm
1990. Ở Indonesia, hoa lài tượng trưng cho sự thanh khiết, tình yêu. Hoa còn tượng
trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Hoa lài được dùng vào các nghi thức tôn giáo, các
lễ hội văn hóa. Ở Trung Quốc, hoa lài được dùng để ướp trà.
2.1.3 Phân bố và ý nghĩa sử dụng
Hoa lài là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ sản xuất nước hoa hiện đại,
từ thời xa xưa chúng đã được sử dụng để trang trí ở Ấn Độ trong các nghi lễ. (Theo
/>Ở Việt Nam, hoa lài đã có mặt khoảng 1 thế kỷ nay ở làng hoa Ngọc Hà (Hà
Nội), làng hoa Gò Vấp, Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh)
Theo Ernest Guenther (1952) ở miền Nam nước Pháp có 2 loài là Jasminum
officinale và Jasminum grandiflorum là loài lài hoang dại thường sống trên các vùng
núi cao, còn Jasminum grandiflorum thường gọi là lài Tây Ban Nha, được trồng để
chiết xuất tinh dầu tự nhiên. Jasminum officinale đã có mặt ở vùng Grasse của Pháp
khoảng 200 năm, chúng được trồng để phục vụ cho công việc sản xuất nước hoa nổi
tiếng thế giới.
Jasminum officinale mọc ở chân núi Himalayas và vùng đồng bằng Granges,
được trồng thương mại ở vùng có khí hậu ôn hòa của Ấn Độ đặc biệt là Uttar Pradesh
và Andhra Pradesh. Chúng đã được mang tới Trung Quốc, Pháp và Địa Trung Hải,
được người Maroc mang tới Tây Ban Nha. Đây cũng là loài rất nổi tiếng và phổ biến
4


nhất ở Anh. Vì có hương thơm vô cùng quyến rũ, chúng được gọi là nữ hoàng của các
loài hoa và được ưa chuộng nhất ở Châu Âu.
Jasminum angustifolium và Jasminum humile được trồng rộng rãi ở Ấn Độ,
Jasminum fruticans mọc tự nhiên ở phía nam Châu Âu và vùng Địa Trung Hải.

Ở Trung Quốc Jasminum paniculatum được trồng khắp nơi. Jasminum
nudiflorum là loài lài có hoa vàng rực rỡ cũng được trồng ở đây. (Theo
/>2.2 Một số sâu hại và thiên địch sâu hại trên cây hoa lài
2.2.1 Sâu hại trên cây hoa lài
Š Nghiên cứu ngoài nước
Theo Navasero (2004) tại Philippines đã xác định được 14 loài sâu hại trên
Jasminum sambac gồm: sâu hại nụ Hendecasis duplifasciales (Pyraustidae –
Lepidoptera), sâu kéo màng Nausinoe geometralis (Pyralidae – Lepidoptera), sâu
khoang Spodoptera litura (Noctuidae – Lepidoptera), sâu xanh Helicoverpa armigera
(Noctuidae – Lepidoptera), muỗi Contarinia sp. (Cecidomylidae – Diptera), rầy trắng
Trialeurodes koskaldyi ( Aleyrodidae – Homoptera), rệp vảy (Coccidae – Homoptera),
bọ xít lưới Tingidae – Hemiptera, Pentatomidae – Hemiptera, Acanthocapis scabrator
(Correidis – Hemiptera), Chrysomellidae – Coleoptera, Lepidopteran leaf miner và 2
loài bọ trĩ chưa định danh (Thripidae – Thysanoptera).
Theo Rukmana H.Rahmat (1997) tại Indonesia đã ghi nhận được 6 loài gây hại
trên cây hoa lài Jasminum sambac gồm: Palpita vitrealis Rossi (Crambidae –
Lepidoptera), Hendecasis duplifascialis Hampson (Pyraustidae – Lepidoptera),
Nausinoe geometralis Guenee (Pyralidae – Lepidoptera), Thrips sp. (Thripidae –
Thysanoptera), Dialeurodes citri Ashmead (Aleyrodidae – Homoptera) và
Pseudococcus longispinus Targioni (Pseudococcidae – Homoptera).
Theo CAB International (2005) các loài sâu hại trên Jasminum sambac L. gồm:
Acherontia styx (small death's head hawkmoth), Helicotylenchus dihystera (common
spiral nematode), Maconellicoccus hirsutus (pink hibiscus mealybug), Phytonemus
pallidus (strawberry mite), sâu đục bông Elasmopolpus jasrninoghagus, nhện đỏ và
tuyến trùng Meloidogyne incognita.
5


Š Nghiên cứu trong nước
Tại Thành phố Hồ Chí Minh diện tích trồng lài chưa tập trung theo vùng, sản

xuất mang tính tự phát và theo hộ gia đình nên việc nghiên cứu thành phần sâu hại trên
cây hoa lài chưa được chú trọng. Vì thế chưa tìm ra biện pháp thích hợp phòng trừ sâu
hại thích hợp để đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Thành phần sâu hại trên lài trong
nước chủ yếu là ghi nhận của người nông dân (sâu đục bông, sâu ăn lá, bọ trĩ). Vì thế
việc nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây hoa lài là rất cần thiết.
2.2.2 Thiên địch của sâu hại trên hoa lài
Š Nghiên cứu ngoài nước
Theo Henry.J.Quayle (1941) rầy mềm có một lượng lớn thiên địch gồm cả ký
sinh và ăn thịt. Một trong những nhóm ăn thịt là bọ rùa Coccinellidae (khoảng 15 loài),
có các loài chủ yếu là: Hippodamia convergens, Coccinella californica Mnn., Olla
abdominalis Say.
Theo Henry.J.Quayle (1941) ghi nhận rằng rệp sáp giả Pseudococcus spp. bị
các loại bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri Muls, Hyperaspis lateralis, Scymnus
bipunctatus Kug, Scymnus guttalatus Lec; rệp vảy bị bọ rùa Orcus chalibens Boisd. và
chuồn chuồn cỏ Chrysoppidae tấn công.
Š Nghiên cứu trong nước
Theo tạp chí Khoa học và Đời sống (2003) thiên địch của sâu hại xuất hiện ở
hầu hết các mùa trong năm. Một số thiên địch như một vài loại nhện, bọ rùa, bọ cánh
cứng tìm các cây có mồi như bọ rầy xanh, bướm, sâu non của sâu đục thân và sâu
xanh. Nhện thích mồi di động nhưng một số lại thích ăn trứng sâu. Nhiều loại nhện săn
mồi ban đêm, một số khác lại kéo mạng và ăn tất cả những thứ gì mắc vào mạng nhện
dù ngày hay đêm. Nhiều loại bọ cánh cứng và một số loài châu chấu ăn thịt thích ăn
trứng sâu. Một con nhện Lycosa trưởng thành, có thể ăn 5-15 rầy trưởng thành mỗi
ngày. Nếu không có các loài côn trùng có ích, thì sâu bọ có thể phát triển nhanh đến
mức ăn trụi lá. Trong đó phải kể đến một số loài thiên địch quan trong như: Bọ rùa đỏ
Micraspis sp., bọ rùa thuộc họ Coleoptera, bọ xít nước ăn thịt Veliidae, nhện ăn thịt
Lycosidae.
Theo Nguyễn Viết Tùng Trường ĐHNN1 (Tạp chí BVTV số 3 năm 1992).
Thành phần bọ rùa ăn rệp muội có 13 loài bọ rùa đã được thu thập và giám định. Họ
6



phụ Coccinellinae chiếm tới 9 loài, trong đó có 5 loài phổ biến nhất là bọ rùa đỏ, bọ
rùa 10 chấm đen, bọ rùa 6 vệt đen, bọ rùa mỏ neo và bọ rùa 2 mảng đỏ, 4 loài còn lại
thuộc 2 họ phụ Chilocorinae (2 loài), Scymniae (2 loài) ít phổ biến hơn.
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học một số thiên địch sâu hại thường xuất hiện
2.3.1 Nhện ăn mồi
2.3.1.1 Thành phần nhện ăn mồi
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) có 69 loài nhện ăn mồi đã được phát hiện,
định danh và phân loại, chúng thuộc 15 họ. Các loài nhện phổ biến thích sống ở gần
mặt nước hay đất ẩm như thuộc họ Lycosidae (Nhện Sói), Tetragnathidae (Nhện Chân
Dài), Clubionidae (Nhện Cuốn Lá), Gnaphoridae và Pisauridae. Phổ biến nhất là các
loài: Pardosa pseudoamulata, Tetragnatha spp., Atepina adelinae, Clubiona
japonicola… Nhưng cũng có một số loài nhện khác sống trong tán cây thuộc các họ
Salticidae (Nhện Nhảy), Araneidae (Nhện Giăng Lưới), Theriididae, Linyphiidae.
Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (2006) loài nhện bắt mồi có tên khoa học là
Amblyseius.sp có sẵn trong môi trường tự nhiên ở nước ta có vòng đời ngắn, sức sinh
sản cao, thường phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Thức ăn chủ yếu
của loài nhện này là các con nhện đỏ thường cư trú trên cây đậu và các loài cây trồng
khác. Quy trình nhân nuôi loài nhện này khá đơn giản, chỉ sau 1 thời gian ngắn số
lượng nhện bắt mồi nhân nuôi có thể tăng lên gấp 13 lần so với ban đầu, đem thả trên
những khu vực cây trồng cần bảo vệ, chúng sẽ tiêu diệt hết các loài nhện đỏ, nhện
trắng gây hại cây trồng mà không cần phun thuốc hóa học. Các thử nghiệm thả nhện
bắt mồi tại vùng Thanh Trì, Hoàng Mai và Gia Lâm (Hà Nội) cho thấy nhện mắt mồi
có khả năng kìm hãm nhện đỏ son trên cây đậu cô ve ngoài đồng ruộng. Với mật độ
thả 3 con/cây trong vòng 16 ngày mật độ nhện bắt mồi đã tăng gấp 13 lần, mật độ nhện
đỏ giảm từ 70 con/cây xuống còn khoảng 3 con/cây. Trong khi với công thức đối
chứng (không thả nhện bắt mồi), mật độ nhện đỏ tiếp tục tăng tới 100 con/cây.
Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (2006) các loài nhện thiên địch thuộc họ
Phytoseiidae (Euseius finlandicus, Amblyseius potentillea, A. surirskii, A. aberrans,

Phytoseiulus plumifer, Typhlodromus cotoneastri) có thể khống chế nhện vàng
Phyllocoptruta oleivora và nhện đỏ Panonychus citri hại cây ăn trái.
7


Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) nhện ăn thịt Lycosa pseudoannulata thường
gặp rất nhiều trên ruộng lúa, chúng chủ động tấn công rầy rất nhanh. Một con nhện
trưởng thành có thể ăn thịt từ 5-15 con rầy nâu mỗi ngày. Ngoài ra nhện lùn Atypena
formosana có cơ thể rất nhỏ, có thể xuất hiện đến ba, bốn chục con trong một bụi lúa.
Chúng kéo màng ở gần gốc lúa, di chuyển chậm và bắt mồi khi con mồi mắc vào
màng. Một con nhện có thể ăn 4-5 con rầy nâu và rầy xanh mỗi ngày.
2.3.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi của một số loài nhện chính
Nhện nhảy Salticidae
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) đây là họ nhện lớn nhất với trên 4000 loài đã
được mô tả trên thế giới. Đặc điểm của chúng là không có giăng lưới, hiện diện ở khắp
nơi, từ dưới đất lên tới trên cây cao, hoạt động ban ngày, chạy nhảy và săn mồi tự do.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) họ nhện này hầu hết có kích thước nhỏ. Khi bị
động chúng di chuyển không nhanh, thân nhện có lông nâu. Đặc biệt 4 mắt trước AE
rất to như đèn pha hay giống như mắt mèo, rất linh hoạt và có khả năng dõi mắt theo
con mồi. Hai mắt bên sau PLE ở rất xa về phía giữa của phần đầu-ngực có khả năng
nhìn thấy con mồi từ phía hai bên, rồi sau đó mới quay đầu lại để tập trung 4 mắt trước
quan sát kỹ con mồi (bọ rầy, rầy xanh và côn trùng nhỏ). Chúng săn mồi bằng cách đi
tìm, xác định con mồi thích hợp rồi lựa thế để nhảy vào chụp con mồi. Đây là loài
nhện có khả năng thiên địch rất cao vì hiện diện ở khắp nơi, nhanh nhẹn và khôn khéo
trong cách bắt mồi.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) loài Hyllus mascaranus Bar. cơ thể có kích
thước 15-16mm, màu đỏ phủ đầy lông dài màu trắng, hình dạng trong dễ sợ, loài này
khá phổ biến trên cây ăn trái và rau màu trồng cạn. Loài Phytella versicolor Koch. cơ
thể có kích thước 6-7mm, đầu to màu đen với nhiều chi tiết màu trắng viền chung
quanh đầu ngực, loài này rất phổ biến ở mọi nơi

Nhện sói Lycosidae
Họ này gồm các loài nhện sống ở nơi ẩm ướt nên thường thấy chúng sống tự do
trong lúa, trên mặt đất hay trên thảm cỏ. Một số loài làm màng tơ phủ ngang mặt đất
nhưng đa số đều săn mồi tự do, chỉ nhả tơ lúc làm ổ đẻ trứng . Đây là các loài thiên
địch bắt mồi rất quan trọng đối với rầy nâu hại lúa (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002)

8


Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) loài Pardosa pseudoamulata cơ thể có kích
thước trung bình 7-9mm, toàn thân có màu nâu đậm, đầu-ngực có một băng hình chữ
Y chạy dọc chính giữa và hai sọc màu lợt ở hai bên. Loài này rất phổ biến với mật số
cao và là loài thiên địch quan trọng trong ruộng lúa.
Nhện chân gai Oxyopidae
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) họ này gồm các loài nhện nhỏ không giăng
lưới, thường thấy nằm bất động để rình mồi trên hoa hoặc lá non. Hình dạng của chúng
đặc sắc là đầu to, bụng nhọn, có chân khá dài mang nhiều gai chung quanh. Bốn mắt
sau xếp thành hình lục giác, còn 2 mắt giữa trước nhỏ xếp thành đôi phía trước. Họ
này rất phổ biến vì có mật số cao va hiện diện khắp nơi nhưng số loài rất ít. Chỉ gặp có
1 chi là Oxyopes với khoảng 3-4 loài.
Loài Oxyopes javanus Thorell. kích thước cơ thể khoảng 7-8mm, màu nâu sáng.
Đầu màu nâu đậm với một vệt xanh lục sáng lớn chạy dọc chính giữa có mang 2 sọc
nâu đen chạy song song nối liền với vùng mắt sau. Loài này rất phổ biến, thường thấy
nằm bất động trên hoa hoặc lá non để rình mồi.
2.3.2 Bọ rùa ăn mồi
2.3.2.1 Thành phần bọ rùa ăn mồi
Š Nghiên cứu ngoài nước
Theo CAB International (2005) và Vũ Thị Nga (2006) ký chủ tự nhiên của bọ
rùa Scymnus bipunctatus Kug. có thể tấn công nhiều loài rệp sáp giả như: Dysmicoccus
brevipes, Dysmicoccus neobrevipes, Ferrisia virgata, Maconellicoccus hirsutus,

Planococcus lilasinus, P. citri, Parlatria oleae, Phylloxera quercus…
Theo Henry J.Quayle (1941) thì năm 1910 bọ rùa Scymnus bipunctatus Kug.
được nhập nội vào California từ Philippin để trừ rệp sáp giả. Cơ thể dài 1,5 - 2mm,
màu đen với đốm hình ovan màu vàng cam hoặc nâu trên nửa sau của mỗi cánh trước.
Ấu trùng bao phủ sáp trắng lên mình giống như rệp sáp giả. Cả ấu trùng và trưởng
thành đều ăn rệp sáp giả.
Năm 1891 Albert Koeble đã nhập nội vào California loài bọ rùa Cryptolaemus
montrouzieri Muls. từ Úc để kiểm soát tình hình dịch hại do rệp sáp gây ra trên cam
quýt. C. montrouzieri có kích thước nhỏ (dài khoảng 3 – 4 mm). Cơ thể bọ rùa có màu
nâu tối, cuối cánh trước, ngực trước và đầu có màu nâu vàng tới vàng cam. Ấu trùng
9


trưởng thành dài khoảng 1,3 cm và có phủ tua sáp trắng dài trên lưng. Trứng có màu
vàng nhạt, hình oval dài.
C. montrouzieri có phạm vi phân bố rất rộng, xuất hiện hầu hết ở các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới như Australia, Queensland, Bahamas, California, Chile, Cyprus,
France, Greece, Greece, Crete, Hawaii, Israel, Italy, Italy, Sardinia, Karnataka,
Montserrat, Peru, Saudi Arabia, Sicily, South Africa, Spain, St Helena, Taiwan…
(CAB International, 2005).
Theo Henry J.Quayle (1941), Frank J.H và Rusell F.M (2002) bọ rùa Rodolia
cardinalis có nguồn gốc từ Úc cũng được nhập nội, nhân nuôi và ứng dụng thành công
vào Califonia (Hoa Kì) năm 1988 để tiêu diệt dịch rệp sáp bông Icerya purchasi hại
cây ăn quả với tốn kém chưa đầy 1.500 USD đã mở đầu cho kỉ nguyên "phòng trừ sâu
hại bằng biện pháp sinh học". Trưởng thành của loài này có những đốm đen và đỏ ở
trên hai cánh trước. Rodolia cardinalis ăn tất cả các giai đoạn của rệp sáp giả Icerya
purchasi. Một con bọ rùa cái có thể đẻ được 800 trứng. Đến năm 2002, bọ rùa Rodolia
cardinalis đã được nhập nội tới 29 nước trên thế giới để trừ rệp Icerya purchasi, trong
số đó có 25 nước ứng dụng thành công hoàn toàn còn 4 nước ứng dụng gần thành
công.

Š Nghiên cứu trong nước
Theo Hoàng Đức Nhuận (1982) Coccinellidae là họ côn trùng thuộc phân bộ
Cánh cứng ăn tạp (Adephaga), bộ Cánh cứng (Coleoptera). Dài từ 1,3 mm
(Microserangium bacthaiense) tới 18 mm (Synonycha grandis), tròn lồi hoặc hình
trứng, màu đen, nâu, vàng hoặc nâu có nhiều chấm đen, chấm màu sặc sỡ (bọ rùa trắng
viền đen khung đỏ Mononeda quichauensis), một số loài có màu sắc báo hiệu đe doạ
hoặc tiết ra chất có mùi hôi khó chịu khi bị tấn công nên nhiều loài chim, thú, ếch
nhái... trông thấy cũng dửng dưng. Có khoảng 5 nghìn loài. Ở Việt Nam, trước 1970,
mới phát hiện được 36 loài, đến 1984, đã phát hiện được gần 250 loài, trong đó có gần
190 loài ăn thịt, nhiều loài phàm ăn, khả năng thích ứng rộng (có tiềm năng sử dụng
trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng, Vd. các loài Rodolia pumila, Menochilus
sexmaculatus, Stethorus tetranychi, Stethorus vietnamica), ngoài ra, cũng có 60 loài
thuộc phân họ Bọ rùa ăn thực vật (Epilachninae) hại cây trồng, chủ yếu thuộc họ Cà
(Solanaceae) và họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Phần lớn bọ rùa là các loài ăn thịt (con mồi
10


là rệp sáp, rầy mềm hại thực vật, một số nhện và ấu trùng sâu bọ) nên bọ rùa được coi
là một đối tượng có ích trong phòng trừ sâu hại.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) trong tự nhiên có rất
nhiều loại bọ rùa khác nhau với nhiều loại màu sắc hoa văn hiện diện trên cơ thể khác
nhau. Các loại bọ rùa thuộc hiện diện trong vườn cam quýt đều là nhóm có lợi, tấn
công chủ yếu các loại rầy mềm, nhện gây hại, rầy phấn trắng, các loại côn trùng có
kích thước nhỏ và trứng của một số loại côn trùng khác. Cả thành trùng lẫn ấu trùng
đều ăn mồi. Hầu hết bọ rùa đều có kích thước từ nhỏ đến trung bình, màu sắc thường
tươi sáng rực rỡ. Phần lớn thích ăn rầy mềm, nhóm này có thể tấn công những ký chủ
khác. Ấu trùng bọ rùa có hình dạng rất khác với thành trùng. Ấu trùng có cơ thể thon
dài, màu sắc thường pha lẫn nhiều màu nhưng nhìn chung có màu tối hơn thành trùng,
thường có nhiều lông, có 3 cặp chân. Giai đoạn ấu trùng gồm có 4 tuổi. Bọ rùa có thể
tấn công nhiều con mồi trong một ngày và có thể di chuyển khá xa (ấu trùng có thể di

chuyển khoảng 10-12m). Con cái có thể đẻ từ 200 đến trên 1000 trứng (tùy loài) trong
thời gian dài. Nếu thức ăn càng nhiều trứng sẽ càng nhiều. Trứng dài khoảng 1mm,
thường có màu vàng hoặc cam tùy loài. Nhộng thường bám dính trên lá hoặc cành
non, giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 đến 12 ngày. Thành trùng có thể sống nhiều tháng,
khả năng ăn mồi cao. Thành trùng có thể ăn đến 50 con rầy mềm/ngày và trong suốt
giai đoạn ấu trùng bọ rùa ăn khoảng 200-300 con rầy mềm.
Theo Nguyễn Viết Tùng (1992), nhóm thiên địch này có một số đặc điểm
chung sau:
- Có phổ thức ăn rộng, bao gồm các loài rệp muội và nhiều loại rầy, rệp khác.
Một số loài bọ rùa, điển hình là bọ rùa đỏ thích ăn bổ sung phấn hoa của một số cây
hòa thảo như lúa, ngô.
- Pha trưởng thành xuất hiện quanh năm, vào thời kỳ rét nhất, bọ rùa trưởng
thành có nhiều biểu hiện qua đông tự chọn ở những nơi kín đáo, khuất gió. Riêng loài
bọ rùa đỏ Micrapic discolor Fab. có tính quần tụ nhiều cá thể nơi qua đông.
2.3.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi của một số loài bọ rùa
chính
Š Bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab.

11


Theo Phạm Văn Lầm (2004) trứng loài này có màu vàng sáng, sắp nở chuyển
thành màu nâu xám đến xám đen, được đẻ thành từng cụm, dựng đứng, thường ở gần
nơi có con mồi. Ấu trùng mới nở dính với vỏ trứng, thường có màu sáng đục, sau đó
có màu nâu tối. Màu sắc cơ thể thay đổi theo tuổi của chúng. Ở tuổi lớn, ấu trùng có
màu xám tối với các vệt màu sáng. Nhộng là dạng nhộng trần, xác ấu trùng tuổi cuối
làm thành đốm nhăn nhúm ở đuôi nhộng. Nhộng có màu nâu xám với các vân tối màu.
Các vân đen này thường xếp thành 2 hàng dọc ở giữa mặt lưng nhộng. Mép sau mầm
cánh có dải màu đen khá rộng. Thành trùng có kích thước trung bình, hình trứng ngắn,
gồ cao gần như hình bán cầu.

Theo Phạm Văn Lầm (2004) bọ rùa 6 vệt đen có khả năng lớn trong tiêu diệt 1
số loại sâu hại. Trong cả thời gian phát dục, một bọ rùa non có thể tiêu thụ khoảng 130
ấu trùng tuổi 2 – 3 của rệp muội cam hoặc khoảng 125 ấu trùng tuổi 2 – 3 của rầy
chổng cánh. Bọ rùa trưởng thành trung bình trong 1 ngày ăn khoảng 50 ấu trùng rệp
muội cam hoặc khoảng 45 ấu trùng rầy chổng cánh, hoặc 20 sâu non tuổi 1 của sâu tơ.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 22 - 260C, ẩm độ 68 - 78%), nuôi bằng rệp
muội cam, vòng đời của bọ rùa 6 vệt đen kéo dài 20,3 – 20,5 ngày. Nuôi bằng rệp đậu
tương, vòng đời thay đổi từ 19,6 – 20,8 ngày (ở nhiệt độ 25 – 260C) đến 30,1 – 32,0
ngày (ở nhiệt độ 22 – 240C). Khi nuôi bằng rệp đậu tương, một bọ rùa trưởng thành cái
đẻ trung bình 114,2 trứng. Tuổi thọ của bọ rùa trưởng thành loài M.sexmaculatus kéo
dài trung bình 19,2 ngày .
Š Bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Klug.
Tên khoa học khác: Chilocorus bipunctatus (Kug.), Scymnus biverrucatus
(Panz.), Nephus biverrucatus (Panzer.)
Phân bố: S. bipunctatus xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như:
Mỹ, Thổ Nhĩ Kì, Irag, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines…(CAB International, 2005).
Ký chủ: trong tự nhiên S. bipunctatus có thể tấn công nhiều loài rệp sáp giả
như:

Dysmicoccus

brevipes,

Dysmicoccus

neobrevipes,

Ferrisia

virgata,


Maconellicoccus hirsutus, Planococcus lilasinus, P.citri, Parlatria oleae, Phylloxera
quercus…(CAB International, 2005 và Vũ Thị Nga, 2006)
Cơ thể thành trùng bọ rùa hai chấm vàng S. bipunctatus Kug. có hình oval, kích
thước trung bình 1,8 ± 0,1 mm chiều dài và 1,2 ± 0,1 mm chiều rộng. Đầu trưởng
12


thành có màu nâu đen, cặp mắt kép có màu nâu đen rất dễ nhận thấy. Phần thân cũng
có màu nâu đen, ở mặt lưng càng về phía đuôi màu nâu càng nhạt dần, đặc biệt có 2
đốm vàng trên lưng nằm về phía sau của cánh cứng rất đặc trưng. Hai chấm vàng
chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt lưng. Bọ rùa mới vũ hóa có màu nâu nhạt và chưa có
hai chấm vàng trên lưng. Thành trùng đực và cái hầu như không có sự khác biệt về
hình thái bên ngoài. Trứng bọ rùa có dạng hình bầu dục, một đầu thon nhỏ hơn so với
đầu kia và có màu vàng óng. (Vũ Thị Nga, 2006).
Š Bọ rùa Scymnus frontalis quarimaculatus (Herbst,1783).
Theo Hoàng Đức Nhuận (1982) cơ thể loài này hình trứng dài, lưng không gồ
cao, có nhiều lông bao phủ. Râu 11 đốt, đốt gốc và đốt cuống hợp làm một. Đốt cuối
của râu hàm dưới thường dài và có hai bờ bên gần song song. Ngực trước lồi tương đối
bằng rộng và không có gờ dọc. Gờ đùi hở, phần ngoài của gờ không cong lắm, nếu
tiếp tục kéo dài thì gờ đùi sẽ gặp cạnh bên của tấm bụng. Bàn chân 3 đốt, móng sắt có
chân răng gốc dài và nhọn.
Š Bọ rùa chữ Y ngược Coccinella transversalis Fab.
Theo Lâm Thị Xô (2004) bọ rùa chữ Y ngược trưởng thành đực có màu đỏ lợt
hơn trưởng thành cái, có kích thước khoảng 4,74 x 3,69 mm, kích thước trưởng thành
cái 5,71 x 4,25mm. Cả trưởng thành đực và cái đều có 6 vệt đen có dạng chữ Y ngược
trên lưng. Trứng màu vàng đậm, có dạng hình bầu dục, ấu trùng mới nở có màu xám
sau đó đậm dần lên theo tuổi. Nhộng có màu vàng, trên lưng có những chấm đen, thời
kỳ tiền nhộng khoảng một ngày sau đó bước sang giai đoạn nhộng.
2.3.3 Bọ cánh lưới Chrysophidae

2.3.3.1 Thành phần bọ cánh lưới Chrysophidae
Š Nghiên cứu ngoài nước
Theo Zhishan Wu và ctv (2004), đã ghi nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc có 6
loài chuồn chuồn cỏ ăn rầy mềm Aphis glycines Matsumura gây hại trên đậu nành là
Chrysopa japana, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa phyllochroma Wesmael,
Chrysopa septempunctata Pleshanov, Chrysopa sinica Tjeder và Mallada basalis
Walker.
Theo Steinmann H. (1981), ở Công viên Quốc gia Hortobágy (Hungary) có 6
loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae là Chrysoperla carnea Stephens, Chrysopa
13


albolineata Killington, Chrysopa aspersa Wesmael, Chrysopa Septempunctata
Wesmael, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa perla Linnaeus.
Theo Penny N.D. (2002), loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn ở
Costa Rica có thể ăn rầy mềm Aphis gossypii Glover, Aphis sambuci Linnaues và rệp
sáp giả Dysmicoccus brevipes.
Theo CAB International (2005):
- Loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa scelestes Banks phân bố tại Ấn Độ và Úc
ăn rầy mềm trong họ Aphididae như Aphis gossypii Glover, Eriosoma lanigerum
Hausmann, Myzus persicae Sulzer, rệp sáp giả Maconellicoccus hirsutus Green, một
số loài sâu trong họ Noctuidae như Earias Vittella Fabricius, Helicoverpa armigera
Hübner, Phthorimaea operculella Zeller, Plutella xylostella Linnaues, họ Crambidae
như Crocidolomia pavonana Fabricius.
- Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa abbreviata Curtis phân bố ở Bulgaria, Nga,
Italy, Trung Quốc, Uzbekistan ăn được 7 loài rầy mềm trong họ Aphididae là Aphis
pomi

DeGeer,


Diuraphis

noxia

Kurdjumov,

Hyalopterus

pruni

Geoffroy,

Macrosiphum rosae Linnaues, Myzus cerasi Fabricius, Schizaphis graminum Rondani,
Sitobion avenae Fabricius, 1 loài bọ trĩ trong họ Aeolothripidae là Aeolothrips
intermedius Bagnall, 1 loài trong họ Gelechiidae là Sitotroga cerealella Olivier.
- Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa oculata Say phân bố ở Canada và Mỹ ăn được
5 loài rầy mềm thuộc họ Aphididae gồm Acyrthosiphon pisum Harris, Monellia
caryella Fitch, Monelliopsis pecanis Bissell, Rhopalosiphum maidis Fitch,
Rhopalosiphum padi Linnaues và 1 loài rệp sáp giả thuộc họ Pseudococcidae
Pseudococcus maritimus Ehrhorn.
- Loài chuồn chuồn cỏ Mallada basalis Walker phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan và Brazil có thể tiêu diệt một số loài rệp và rầy mềm như: Aphis glycines
Masumura, Corcyra cephanolica Stainton, Icerya aegyptiaca Douglas, Planococcus
citri Risso, Tetranychus kanzawai Kishida.
Š Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Chắt (2001), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp. phân bố ở
khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ăn rệp sáp giả, rệp vảy
mềm, rệp bông cúc, thuộc họ Pseudococcidae, Coccidae và Margarodidae.
14



×