Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ CỦA 4 LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza huidobrensis B. (DIPTERA: AGROMYDAE) TRÊN CÂY KHOAI TÂY Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC
PHÒNG TRỪ CỦA 4 LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI
RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza huidobrensis B. (DIPTERA:
AGROMYDAE) TRÊN CÂY KHOAI TÂY
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: K’ HOA
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 08 /2009
i


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG
TRỪ CỦA 4 LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI RUỒI ĐỤC LÁ
Liriomyza huidobrensis B. (DIPTERA: AGROMYZIDAE)
TRÊN KHOAI TÂY Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả
K’ HOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Hội đồng hướng dẫn:
Hướng dẫn chính: ThS. Lê Cao Lượng
Đồng hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Tùng


(TTNC Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt)

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 08/2009

i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, anh chị những người
đã sinh thành và nuôi dưỡng cho con có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Cao Lượng đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Lời cảm ơn chân thành cũng xin
được gửi đến tiến sĩ Phạm Xuân Tùng cùng kỹ sư Hồ Ngọc Anh - người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu
Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Nông Học trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cám ơn công ty Hóa nông Hợp trí đã hỗ trợ thong tin và nguồn thuốc cho thí
nghiệm ngoài đồng.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, thân hữu đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Sau cùng, xin chúc quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh lời
chúc sức khoẻ và thành công trong công tác đào tạo.
Tp. Hồ Chí Minh, 14 tháng 08 năm 2009
Sinh viên thực hiện

K’ Hoa


ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hoá
học đối với dòi đục lá liriomyza huidobrensis B. (Diptera: Agromyzidae) trên
khoai tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng” được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu Khoai tây,
Rau và Hoa Đà Lạt và các vùng phụ cận từ 6/2 đến 6/6 năm 2009. Quá trình điều tra
được tiến hành ở phường 7, phường 8, phường 12, xã Xuân Thọ thuộc thành phố Đà
Lạt và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng là những vùng trồng khoai tây phổ biến ở
Lâm Đồng. Điều tra được tiến hành nhằm nắm bắt tình hình canh tác, mức độ gây hại,
tập quán sử dụng thuốc để phòng trừ dòi đục lá khoai tây của nông dân Đà Lạt và một
số vùng phụ cận. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học được
tiến hành tại Trung tâm Nghiêncứu Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt và được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 5 nghiệm thức (một nghiệm
thức đối chứng) và 4 lần lặp lại.
Kết quả đạt được:
1. Điều tra nông dân
Các giống khoai tây trồng phổ biến ở Đà Lạt từ 20 NST/2009 đến 50 NST gồm
giống PO3, 07 và giống khoai tây chế biến Atlantic. Nông dân thường sử dụng các
thuốc có gốc thuốc vi sinh, triazine, fiproles, carbamate hữu cơ và pyrethroid trong
phòng trừ dòi đục lá trên khoai tây. Nông dân thường phun phòng dòi ngay từ đầu vụ,
khi dòi phát triển gây hại nông dân thường phun với chu kỳ 3 - 5 ngày/lần và đa số
nông dân phun thuốc theo khuyến cáo.
2. Điều tra về diễn biến gây hại của dòi đục lá trên 3 giống khoai tây PO3, 07, Atlantic.
Dòi đục lá khoai tây gây hại ngay từ đầu vụ và gia tăng đến cuối vụ. Mức độ
gây hại tùy thuộc vào từng giống và giai đoạn sinh trưởng của cây. Ở 50 ngày sau
trồng tỷ lệ lá bị hại và chỉ số lá bị hại của các giống PO3, 07, Atlantic lần lượt như sau:
56,4%; 93,2%; 90,9% và 50,7%; 70,3%; 53,1%. Mật số dòi trên các giống được ghi

nhận cao nhất trong giai đoạn 30 - 35 ngày sau trồng. Trên giống PO3 có 66,6 % tỷ lệ

iii


nông dân phun theo khuyến cáo. Tương tự như vậy, trên giống 07 có 28,5 % tỷ lệ nông
dân phun theo khuyến cáo. Số còn lại tăng liều lượng khi phun. Riêng giống Atlantic
đa số nông dân phun theo khuyến cáo.
3. Hiệu lực của 4 loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm.
Trong

lần phun 1, Actimax 50WDG (emamectin benzoate), Secure 10EC

(chlofenapyr) và Brigthin 1,8EC (abamectin) có hiệu lực cao nhất ở 3 ngày sau phun
với hiệu lực lần lượt là 35,01 %, 28,66 % và 38,10 %. Hỗn hợp hai loại thuốc
Brigthin+Securre có hiệu lực cao nhất ở 5 ngày sau phun (39,91 %). Trong lần phun 2,
Actimax 50WDG (emamectin benzoate) có hiệu lực cao ở 1 ngày sau phun (20,72 %),
Secure 10EC (chlorfenapyr) có hiệu lực cao nhất ở 3 ngày sau phun (25,12%), hỗn hợp
Brigthin+Secure có hiệu lực cao nhất ở 5 ngày sau phun (23,25 %). Riêng Brigthin
1,8EC (abamectin) có hiệu lực cao và kéo dài đến 7 ngày sau phun và đạt hiệu lực cao
nhất ở 7 ngày sau phun (29,17 %).

iv


MỤC LỤC
Trang tựa........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1
1.3 Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1 Sơ lược về cây khoai tây..........................................................................................3
2.1.1 Giá trị, nguồn gốc phân loại ................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái cây khoai tây ........................................................................4
2.2 Tình hình nghiên cứu ruồi đục lá Liriomyza spp. trên thế giới ...........................6
2.2.1 Phân bố, ký chủ của ruồi đục lá Liriomyza spp. ................................................6
2.2.2 Đặc điểm của loài ruồi đục lá gây hại chính trên khoai tây L. huidobrensis ..7
2.2.3 Biện pháp phòng trừ ..........................................................................................10
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................11
2.4 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu của Đà Lạt - Lâm Đồng ......................12
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................12
2.4.2 Thời tiết khí hậu .................................................................................................14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................15
3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây của nông dân và diễn biến gây hại của
dòi đục lá khoai tây ở Lâm Đồng. ..............................................................................15
3.1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất của nông dân trong vùng ..................................15
3.1.2 Điều tra về diễn biến gây hại của ruồi đục lá trên cây khoai tây ...................15

v


3.2 Khảo sát hiệu lực thuốc .........................................................................................17
3.3 Xử lý số liệu ............................................................................................................19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................20

4.1 Tập quán gieo trồng và biện pháp phòng trừ dòi đục lá của nông dân Đà Lạt
và các vùng phụ cận trên một số giống khoai tây.....................................................20
4.2 Biến động tác hại do ruồi đục lá gây ra trên hai giống khoai tây ở Đà Lạt .....25
4.3 Hiệu quả của việc phòng trừ ruồi đục lá bằng thuốc hóa học ...........................32
4.3.1 Tỷ lệ lá bị hại và chỉ số lá bị hại của các nghiệm thức thí nghiệm qua hai lần
phun thuốc ....................................................................................................................32
4.3.2 Biến động mật số dòi trên các nghiệm thức thí nghiệm qua hai lần phun
thuốc. .............................................................................................................................34
4.3.3 Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đối với dòi đục lá trên các nghiệm thức
thí nghiệm qua hai lần phun thuốc ............................................................................36
4.4 Một số hình ảnh minh hoạ ....................................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................41
5.1 Kết luận ..................................................................................................................41
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
Phụ lục ..........................................................................................................................48

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ctv:

cộng tác viên

ĐC:

đối chứng

NST: ngày sau trồng

NTP: ngày trước phun
NSP: ngày sau phun
TLLBH: tỷ lệ lá bị hại
CSLBH: chỉ số lá bị hại
MSD: mật số dòi
NT: Nghiệm thức
LLL: Lần lặp lại

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Các giống khoai tây trồng phổ biến ở Đà Lạt và các vùng phụ cận từ 20 NST
đến tháng 6 năm 2009....................................................................................................20
Bảng 4.2 Đánh giá của nông dân về mùa vụ gây hại của dòi đục lá trên khoai tây ......21
Bảng 4.3 Đánh giá của nông dân về mức độ gây hại của dòi đục lá trên khoai tây .....21
Bảng 4.4 Đánh giá của nông dân về giai đoạn dòi đục lá gây hại theo giai đoạn sinh
trưởng của trên khoai tây..............................................................................................22
Bảng 4.5 Chu kỳ phun và thói quen sử dụng thuốc của nông dân ................................23
Bảng 4.6 Một số thuốc hóa học nông dân thường sử dụng để phòng trừ dòi đục lá
khoai tây ........................................................................................................................24
Bảng 4.8 Tỷ lệ lá bị hại do dòi đục lá trên các nghiệm thức thí nghiệm trên giống khoai
tây Atlantic ở hai lần phun thuốc...................................................................................32
Bảng 4.9 Chỉ số lá bị hại do dòi đục lá trên các nghiệm thức thí nghiệm trên giống
khoai tây Atlantic ở hai lần phun thuốc.........................................................................33
Bảng 4.10 Biến động mật số dòi trên các nghiệm thức thí nghiệm trên giống khoai tây
Atlantic ở hai lần phun thuốc. .......................................................................................34
Bảng 4.11 Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đối với dòi đục lá trên các nghiệm thức
thí nghiệm qua hai lần phun ..........................................................................................36


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Vòng đời của ruồi đục lá khoai tây L.huidobrensis..........................................9
Hình 4.1 Biểu đồ tình hình gây hại của dòi đục lá trên giống khoai tây 07 ..................25
trong mùa vụ từ 20 NST đến 50 NST ở Đà Lạt ............................................................25
Hình 4.2 Biểu đồ tình hình gây hại của dòi đục lá trên giống khoai tây PO3 từ 20 NST
đến 50 NST ở Đà Lạt .....................................................................................................27
Hình 4.3 Biểu đồ tình hình gây hại của dòi đục lá trên giống khoai tây Atlantic từ 20
NST đến 50 NST ở Đà Lạt ............................................................................................28
Hình 4.4 Biểu đồ tỷ lệ lá bị hại của 3 giống khoai tây 07, PO3, Atlantic ở Đà Lạt từ 20
NST đến 50 NST ...........................................................................................................29
Hình 4.5 Biểu đồ chỉ số lá bị hại của 3 giống khoai tây 07, PO3, Atlantic ở Đà Lạt từ
20 NST đến 50 NST ......................................................................................................30
Hình 4.6 Biểu đồ biến động mật số dòi của 3 giống khoai tây 07, PO3, Atlantic ở Đà
Lạt từ 20 NST đến 50 NST............................................................................................30
Hình 4.7 Toàn cảnh khu thí nghiệm trước khi xử lý thuốc ...........................................38
Hình 4.8 Toàn cảnh khu thí nghiệm sau 14 xử lý thuốc ...............................................38
Hình 4.9 A. Vết chích của dòi đục lá khoai tây l. huidobrensis....................................39
B. Dòi đục lá đang gây hại trong đường đục.................................................................39
Hình 4.10 Dòi đục lá chết trong đường đục do xử lý thuốc ..........................................40

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ruồi đục lá rau là một trong những loài dịch hại quan trọng về kinh tế trên

nhiều loại rau và hoa kiểng. Sâu non gây ra những đường đục trên lá làm diện tích
quang hợp của lá bị giảm sút, ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng của các loại rau,
đặc biệt là rau ăn lá (Parella, 1987).
Ruồi đục lá rau là một đối tượng có tính kháng cao với nhiều loại thuốc hóa
học. Thiệt hại của ruồi đục lá gây ra phụ thuộc vào loại ruồi gây hại, loại cây ký chủ và
vùng phân bố. Cho đến nay đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng biện pháp
hóa học để phòng trừ loại dịch hại này vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ở nước ta ruồi đục lá chỉ mới bắt đầu gây hại phổ biến từ 1990 và đến 1995
chúng đã nhanh chóng phát triển thành dịch hại quan trọng phổ biến và ngày càng khó
phòng trị hơn (trang Nông nghiệp Việt Nam).
Do vậy việc tiến hành đề tài “Điều tra và đánh giá hiệu lực của một số thuốc
hóa học đối với ruồi đục lá trên cây khoai tây tại thành phố Đà Lạt và phụ cận, tỉnh
Lâm Đồng” nhằm nắm được hiện trạng gây hại của loại dịch hại này trên cây khoai tây
và xác định được loại thuốc có hiệu quả cao trong phòng trừ ruồi đục lá trên cây khoai
tây tại Đà Lạt - Lâm Đồng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Ghi nhận hiện trạng sản xuất khoai tây của nông dân Đà Lạt và các vùng phụ
cận.
- Ghi nhận tình hình gây hại của ruồi đục lá trên khoai tây tại khu vực Đà Lạt và
phụ cận trong mùa vụ từ 20 NST/2009 đến 50 NST.
- Khảo sát hiệu lực của 4 loại thuốc hóa học đối với ruồi đục lá trên khoai tây.

1


1.3 Giới hạn đề tài
-Đề tài thực hiện từ 20 NST/2009 đến 50 NST nên không thể điều tra đánh giá
được mức độ gây hại của dòi đục lá trong vụ trồng khoai tây trước đó.
- Địa điểm điều tra: phường 7, phường 8, phường 12, xã Xuân Thọ thuộc thành
phố Đà Lạt cùng với hai huyện Đơn Dương, Đức Trọng.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về cây khoai tây
2.1.1 Giá trị, nguồn gốc phân loại
Cây khoai tây Solanum tuberosum, thuộc họ cà Solanceae, có nguồn gốc ở vùng
núi cao Ander thuộc Lake Tinicaca Nam Mỹ. Khoai tây du nhập vào Tây Ban Nha vào
thế kỷ 16 và từ đây lan rộng khắp Châu Âu.
Các nước sản xuất khoai tây của Châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Bắc Triều Tiên, Bangladesh, Nepal, Pakistan, Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc.
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong củ khoai tây chứa
nhiều tinh bột. Vì vậy khoai tây còn là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế
giới.
Thành phần hoá học: Trong củ Khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng với hàm
lượng cao so với nhiều cây loại cốc và cây thực phẩm khác. Trong Khoai tây có 75 %
nước, 2 % protid, 21 % glucid, 1 % cellulose, 1 % tro, 10 mg % calcium, 50 mg % phosphor,
1,2 mg % sắt, 15 mg % vitamin C, 0,1 mg % vitamin B1, 0,05 mg % vitamin B2. Cũng cần
lưu ý là trong tất cả các bộ phận củ cây đều có chất solanin là một glucosid độc. Chất
này đặc biệt có nhiều trong phần xanh của cây, nếu củ mọc mầm xanh thì các mầm này
rất độc. Cánh hoa trắng tươi chứa 0,2 % rutin (trang Việt báo).
Trên thế giới, khoai tây là một trong 5 cây lương thực quan trọng gồm lúa, lúa
mì, đại mạch, bắp, khoai tây. Khoai tây là cây lương thực quan trọng của nhiều nước,
là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn hằng ngày của người châu Âu và
một số nước khác. Khoai tây được sản xuất nhiều nhất ở các nước Đông Âu và nơi có
năng suất cao nhất là các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Ở nước ta, khoai tây được coi như là một loại rau dùng làm thực phẩm. Diện
tích trồng khoai tây nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Ở miền Nam phần lớn tập trung ở Lâm


3


Đồng.
2.1.2 Đặc điểm hình thái cây khoai tây
Khoai tây là cây thân thảo hai lá mầm, đôi khi nó đuợc xem là cây lưu niên bởi
khả năng tái sinh của nó mặc dù nó được trồng như cây hàng niên.
+ Rễ
Rễ sinh ra từ thân củ là rễ chùm. Rễ mọc từ hạt là rễ chính, trong quá trình sinh
trưởng từ rễ chính hình thành nhiều rễ phụ. Trong quá trình mọc mầm, trên gốc mầm
xuất hiện những chấm nhỏ, đó là mầm mống của rễ, những rễ này hình thành và phát
triển trong suốt quà trình sinh trưởng của cây. Trên tia củ, rễ cũng phát sinh từ đốt, rễ
ngắn và ít phân nhánh, chúng tham gia vào quá trình hút nước và dinh dưỡng nhưng
yếu.
Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu 30cm. Nếu trồng bằng hạt thì rễ có
thể phân bố sâu hơn. Khả năng ăn sâu của rễ chủ yếu phụ thuộc vào tính chất đất đai,
kỹ thuật làm đất, giống và kỹ thuật trồng trọt. Hệ rễ phát triển mạnh nhất khi cây xuất
hiện tia củ và thân củ phình to.
+ Thân
Hệ thống thân của cây khoai tây bao gồm bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất.
Bộ phận trên mặt đất:
Mầm phát triển từ những mắt củ (số mầm trong mỗi mắt tùy thuộc vào giống).
Sau khi trồng mầm này phát triển thành thân. Số mầm trong mỗi khóm cũng thay đổi
tùy theo giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng trọt.
Sau khi mọc khỏi mặt đất gặp điều kiện thuận lợi thân vươn cao. Phần thân khí
sinh cao từ 50-80 cm hoặc có thể cao hơn, thân có lông tơ và lông cứng, khi già thì
lông rụng.
Bộ phận dưới mặt đất:
Hệ thống thân dưới mặt đất gồm có tia củ và củ. Hệ thống này cũng giống như

hệ thống thân lá trên mặt đất, chỉ khác ở chỗ là đầu mút của tia củ phình to thành thân
củ. Tia củ còn gọi là thân ngầm hay thân địa sinh. Tia củ cũng giống như một cành trên
mặt đất,có đốt, trên đốt có lông hút, khoảng cách giữa các đốt rút ngắn về phía đầu

4


mút. Nếu ở đầu mút này được tập trung đầy đủ dinh dưỡng và các điều kiện khác thuận
lợi thì sẽ phìng to thành củ khoai tây.
+ Lá
Lá khoai tây là lá kép lông chim không đối xứng. Mỗi lá kép gồm một số đôi lá
chét hợp thành, thường có từ 1 - 4 đôi lá chét, trên ngọn có một lá riêng biệt. Trên
phiến lá kép còn có lá kèm, lá nhỏ. Riêng khoai tây trồng bằng hạt thì các lá đầu tiên là
lá đơn.
+ Hoa và quả
Hoa khoai tây là hoa lưỡng tính tự thụ. Hoa thường có 5 cánh, có thể có màu
vàng, hồng, trắng hay tím. Trên mỗi hoa có 5 vòi nhị đực bao quanh nhụy cái. Hoa
mọc thành chùm ở đầu ngọn, đầu cành, nách lá. Thông thường có 5 - 6 hoa trên một
chùm.
Quả khoai tây thuộc loại quả mọng, hình tròn hay hình trứng, có màu ngà xanh.
Trong quả chứa nhiều hạt nhỏ nằm xen trong một lớp chất nhớt. Hạt chứa nhiều dầu
nên dễ mất sức nảy mầm khi bảo quản không đúng. Hạt có miên trạng kéo dài từ 6 - 18
tháng.
+ Thân củ
Củ khoai tây thực chất là do sự phình to và rút ngắn lại của tia củ (thân ngầm
dưới mặt đất). Củ có dạng hình tròn, tròn dài hay tròn dẹp. Vỏ củ có thể mang các màu
trắng, vàng, tím, hồng. Thịt củ màu trắng hoặc vàng. Các đặc điểm này điều do giống
quy định nhưng đôi khi điều kiện ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng. Trong củ có chứa
chất độc Solanin từ 0,0017 - 0,01% chủ yếu ở vỏ củ. Khi khoai tây nảy mầm chất độc
này trong củ > 0,01 % có thể gây ngộ độc cho người.


5


2.2 Tình hình nghiên cứu ruồi đục lá Liriomyza spp. trên thế giới
2.2.1 Phân bố, ký chủ của ruồi đục lá Liriomyza spp.
Ruồi đục lá có tên khoa học là Liriomyza spp.
Thuộc họ ruồi đục lá: Agromyzidae,
Bộ hai cánh: Diptera.
Trên thế giới hiện nay đã ghi nhận hơn 300 trăm loài ruồi đục lá thuộc giống
Liriomyza (Agromyzidae - Diptera) trong đó có 5 loài phổ biến Liriomyza strigata,
Liriomyza bryoniae, Liriomyza trifolii, Liriomyza huidobrensis, Liriomyza sativae
(Spencer, 1973). Riêng một số nước ở vùng Đông Nam Á có 3 loài phát triển thành
dịch hại quan trọng trên rau, hoa là L. trifolii, L. huidobrensis, L. sativae. Trong đó loài
L. sativae phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, L. huidobrensis phân bố ở các cao
nguyên, L. trifolii có vùng phân bố hẹp hơn hai loài trên. Phân bố địa lý của L.
huidobrensis trên thế giới gồm Châu Phi, Châu Á, Trung Mỹ, Châu Âu, hiện nhiều
nhất ở Châu Âu với 21 quốc gia được ghi nhận và theo sau đó là Châu Á với 15 quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Còn loài L. trifolii phân bố ở 6 khu vực lớn gồm Châu Phi,
Châu Á, Trung Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương và một một phần Bắc Mỹ. Trong đó ở
Trung Mỹ với 23 quốc gia, khu vực được ghi nhận, Châu Âu 20 quốc gia, Châu Phi 19
và Châu Á 15 quốc gia. Loài L. sativae có khu vực phân bố như loài L. huidobrensis
nhưng xuất hiện phổ biến ở Châu Á, Châu Đại Dương và Trung Mỹ (Nguồn Crop
Protection Compendium, 2007).
Theo Paralle (1984), ruồi đục lá là loại sâu đa thực, gây hại được trên 94 loài
cây thuộc họ bầu bí, họ đậu, dưa leo, họ thập tự, họ cúc, họ cà, họ húng quế.
Theo Spencer (1973, 1990) thì loài L. huidobrensis là loài đa thực cao gây hại
trên 14 loài thực vật. Cũng theo Spencer (1989), những cây ký chủ quan trọng của loài
này gồm đậu hà lan, khoai tây, củ cải đường, rau bó xôi. Còn L. sativae chỉ gây hại
trên 10 họ thực vật và gây hại nặng trên dưa hấu, dưa leo, đậu nành, ớt, cà chua, khoai

tây, xà lách, cà rốt.
Theo Rauf và ctv (2000) khoảng đầu những năm 1990, hai loài ruồi đục lá L.
huidobrensis và L. sativae phát triển nhanh ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới của

6


Châu Á. L. huidobrensis phân bố ở những vùng cao trên 1000 m của Châu Á và là
dịch hại quan trọng trên cây khoai tây, trong khi đó loài L. sativae phân bố ở những
khu vực thấp (Rauf et al 2000; Sivapragasam và Syed 1999; Spencer 1989).
Năm 1996, Stegmaier đã ghi nhận ruồi đục lá Liriomyza sp.Có 40 cây ký chủ
thuộc 10 họ thực vật ở Florida.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy loài L. trifolii có hơn 40 loài ký chủ và
gây hại nặng trên các cây họ cúc,cà chua, cần tây. Loài L. huidobrensis gây hại trên 11
họ thực vật, gây hại nặng trên củ cải, dưa hấu, xà lách, đậu hà lan, cà chua, khoai tây,
ớt.
Nghiên cứu về mức độ gây hại thì theo Parrella (1984), Trumble (1995), sâu
non và trưởng thành đều gây hại cho cây ký chủ.
Theo Parralle (1987) ruồi đục lá là một trong những sâu hại chính của nhiều loại
cây trồng nông nghiệp quan trọng. Con trưởng thành cắn vào lá tạo thành những vết
chấm li ti. Ấu trùng đục những đường ngoằn ngoèo trong mô lá làm giảm diện tích
quang hợp của lá. Đối với những loại rau ăn lá thì những lá bị hại sẽ không được tiêu
thụ. Ngoài ra những vết cắn và những đường đục này còn tạo điều kiện cho các vi sinh
vật gây bệnh xâm nhập vào lá.
2.2.2 Đặc điểm của loài ruồi đục lá gây hại chính trên khoai tây L. huidobrensis
Không giống như những loài ruồi đục lá rau khác, L. huidobrensis là một loài
ruồi đa thực có tính kháng và tính chống chịu cao đối với thuốc trừ sâu. Chúng có tính
kháng ở mức cao đối với hầu hết

thuốc hóa học thuộc các nhóm Carbamate,


Organophosphate, Pyrethroid, là những nhóm thuốc phổ biến dùng để diệt sâu non và
ruồi trưởng thành. Theo các tác giả Chavez và Raman (1987), thì loài này bắt đầu phát
triển tính kháng thuốc từ những năm 1970. Nguyên nhân do việc tăng sử dụng thuốc
hóa học trên cây khoai tây,chúng đã trở thành dịch hại quan trọng trên nhiều loại cây
trồng làm thực phẩm và cây trồng nghề vườn. Loài này có nguồn gốc ở vùng Trung và
Nam Mỹ và bị hạn chế ở Mỹ trong suốt những thập niên 80. Sau đó loài này phát tán
đến các vùng khác trên thế giới và đã trở thành một loại dịch hại quan trọng ở những
quốc gia mà chúng xuất hiện gây hại. Loài này có khả năng phá hoại hoàn toàn ruộng

7


khoai tây nếu như không có biện pháp kiểm soát thích hợp. Ở Peru, l. huidobrensis đã
làm mất hơn 30 % năng suất khoai tây (Chavez và Raman, 1987). Đây cũng là nguyên
nhân làm mất trắng năng suất cây trồng nông nghiệp ở Bắc Âu (Bartlet, 1993). Theo
Rauf và ctv (2000), ở Indonesia năng suất rau mất đi khoảng 60-70 % vì sự gây hại của
loài này.
+ Đặc điểm sinh học
Cũng giống như loài ruồi đục lá khác, loài L. huidobrensis cũng trải qua 4 pha
vòng đời. Đó là các pha trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Thời gian cho một
vòng đời có thể kéo dài từ 3 - 5 tuần. Trong một năm có thể có 13 lứa ruồi trưởng
thành. Trứng được đẻ trong mô lá và sẽ nở ra trong khoảng 3 - 6 ngày. Thời kỳ sâu non
khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 và có ba tuổi. Tuổi sâu non có liên quan đến chiều
dài và mật độ của đường đục. Thời kỳ tiền nhộng diễn ra trên chóp lá từ ngày thứ 10
đến ngày thứ 17. Sau đó nhộng lăn xuống đất và ở đó cho đến khi chúng vũ hóa thành
ruồi trưởng thành. Con trưởng thành có kích thước nhỏ, màu đen, dài khoảng 1,7 - 2,3
mm, ở ngực trước có một chấm màu vàng sáng. Sau khi vũ hóa khoảng từ 6 - 24

giờ


thì chúng bắt cặp giao phối và sau đó quá trình đẻ trứng diễn ra từ 1 - 3 ngày.
Ở Nam Mỹ, chu kỳ sống của L. huidobrensis thường diễn ra quanh năm. Có
một diều đáng chú ý là thế hệ ruồi đầu tiên hình thành đỉnh cao trong tháng tám
(Spencer, 1973). Ở California, L. huidobrensis hoàn thành một vòng đời của chúng vào
mùa hè trong vòng 17 - 30 ngày, vào mùa đông thì từ 60 - 65 ngày (Lange và ctv,
1957). Con trưởng thành sống trung bình từ 15 - 30 ngày, thường thì con cái sống lâu
hơn con đực.
Các nghiên cứu trong nhà kính và phòng thí nghiệm cho thấy pha trứng kéo dài
từ 1,5 đến 4 ngày và phụ thuộc vào nhiệt độ và cây ký chủ, pha ấu trùng kéo dài từ 3,6
đến 10 ngày, pha nhộng kéo dài từ 7,9 đến 12,6 ngày (Weintraub và Horowitz, 1995;
Lanzoni và ctv, 2002). Con cái trưởng thành có thể sống đến 18 ngày và con đực
trưởng thành sống khoảng 6 ngày (Steck, 1996).

8


L. huidobrensis thích khí hậu mát mẻ. Theo Lanzoni và ctv (2002), giới hạn
dưới và trên về nhiệt độ cho sự phát triển của loài này là 8,1oC và 29,5oC ( tương
đương 46,6oF và 85,1oF) và ngưỡng tối hảo là 25,0oC (tương đương 77oF).

Hình 1.1 Vòng đời của ruồi đục lá khoai tây L.huidobrensis
+ Đặc điểm gây hại
Ruồi cái trưởng thành dùng ống đẻ trứng để chích vào trên và dưới mặt lá làm
cho lá tiết dịch. Cả ruồi cái và ruồi đực trưởng thành sử dụng dịch tiết ra từ những vết
chích này làm thức ăn. Những lỗ chích dạng này được gọi là “lỗ thức ăn”. Khi những
những lỗ chích được tạo ra để đẻ trứng thì chúng được gọi là “lỗ đẻ trứng”. Vết chích
của con trưởng thành làm cho lá có những hố nhỏ li ti.
Theo Steck (1996), cây ký chủ phổ biến của loài này gồm rau bó xôi, khoai tây,
cần tây, bông cải xanh, súp lơ, cà chua, tiêu, hoa cúc, đậu cô ve, cẩm chướng. Chúng

bắt đầu hình thành tính kháng thuốc từ những năm 1970, do việc tăng lượng thuốc trừ
sâu trên khoai tây (Chavez và Raman 1987, Mason và Jonhson 1988).
Sâu non dạng dòi đục những đương ngoằn ngoèo trong mô lá khoai tây làm phá
vỡ cấu trúc của lá dẫn đến khả năng quang hợp của lá bị suy giảm. Theo tác giả Heinz
và Chanel (1995), sâu non gây hại ở bên trong thịt lá làm cho diệp lục lá bị hại cao hơn
là nguyên nhân làm giảm năng suất đáng kể.Khi những lá đầu tiên chuyển dần sang
trạng thái bánh tẻ thì cũng là lúc các triệu chứng gây hại xuất hiện. Cụ thể là những

9


đường đục trở nên rõ rằng hơn. Các lá ở tầng giữa và lá gần phía trên ngọn thì vẫn phát
triển theo sự sinh trưởng của cây và cũng sẽ tiếp tục bị hại khi chúng chuyển dần sang
giai đoạn bánh tẻ. Những lá ở trên ngọn thường bị hại khi cây đã ngừng sinh trưởng.
Các lá bị hại sẽ khô chết dần, nếu ở cuối thời kỳ sinh trưởng toàn bộ lá bị hại thì cây
sẽ chết vì không còn lá để quang hợp.
2.2.3 Biện pháp phòng trừ
Các biện pháp phòng trừ ruồi đục lá cũng được nhiều nhà tác giả nghiên cứu đề
cập đến. Theo Parrela (1984) phòng trừ sớm trên cây con có thể là một điều kiện thuận
lợi giúp cây sinh trưởng mạnh ngay từ đầu. Rauf (2000) cho rằng các biện pháp như vệ
sinh đồng ruộng, gắt bỏ lá bị hại, trồng xen không kiểm soát được ruồi đục lá một cách
có hiệu quả. Dọn sạch tàn dư thực vật, cày phơi ải đất, tưới tràn để diệt nhộng và loại
bỏ ký chủ bị nhiễm ruồi trước khi trồng có thể làm giảm đáng kể sự gây hại của ruồi
đục lá trên ruộng.
Araki (1994) sử dụng bẫy dính màu vàng để thu hút ruồi, nhưng loại bẫy này
thu hút khoảng 80 % là ruồi đực bay vào nên vẫn chưa được cho là đáng tin cậy.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận sử dụng thuốc hóa học tùy tiện là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng thuốc của ruồi đục lá. Bình thường nông
dân thường dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc khác nhau để phun và thay đổi thường
xuyên nhóm và chủng loại thuốc để phòng trừ có hiệu quả hơn. Việc sử dụng các loại

thuốc trù sâu không chọn lọc như permethrin, etofenprox, methomyl để phòng trừ L.
sativae và L. trifolii đã giết chết nhiều thiên địch của chúng (Jonhson và ctv 1980;
Parrela và ctv 1994; Ở Mỹ do việc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều để trừ L. sativae đã
phát triển tính kháng thuốc của L. trifolii và làm cho loài này trở thành dịch hại quan
trọng trên nhiều loại cây trồng thay thế loài L. sativae (Parrela & Kiel, 1984; Parrela,
1987).
Theo Sivapragasam (1995) áp dụng IPM gồm việc tủ luống bằng rơm, dùng bẫy
dính màu vàng, sử dụng luôn phiên thuốc Abamectin và Cyromazine ở ngưỡng kinh tế
(trung bình 26 sâu non/ 10 lá , 17 % lá bị hại và 13 ruồi / bẫy / tuần) để phòng trừ ruồi
đục lá trên cao nguyên Cameron đã có hiệu quả.

10


Về biện pháp sinh học trên thế giới cũng có một số nghiên cứu về việc dùng
nhóm thiên địch ký sinh (ong ký sinh trứng) để kiểm soát ruồi đục lá. Biện pháp này
tuy hiệu quả nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên ở Châu Âu và Bắc Mỹ
có hai loài ong ký sinh sâu non ruồi đục lá là Diglyphus begini và Dacnusa đã được sử
dụng thành công trong phòng trừ ruồi đục lá Liriomyza spp. gây hại trên các loại rau và
hoa kiểng trong nhà kính, đặc biệt là trên cà chua và hoa cúc (Chen và ctv 2001). Theo
Rathman và ctv (1995) ở Hawai hai loài ong Diglyphus begini (Eudophidae) và ong
Ganaspidium (Eucoilidae) có ảnh hưởng rõ rệt đến việc làm giảm mật độ của ruồi đục
lá L. trifolii và L. sativae gây hại trên dưa hấu và L. trifolii trên cần tây. Ở một số nước
như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc một số ong ký sinh địa phương đã được nhân
nuôi sử dụng như các sản phẩm sinh học thương mại rất có hiệu quả trong việc phòng
trừ ruồi đục lá Liriomyza spp. gây hại cho các cây trồng trong nhà kính.

2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1995, Trần Thị Thiên An và ctv đã ghi nhận ruồi đục lá rau Liriomyza sp.
gây hại trên 29 cây trồng thuộc 12 họ thực vật. Năm 1998 cũng theo tác giả này đã ghi

nhận được 30 loại cây trồng thuộc 14 họ thực vật bị ruồi đục lá tấn công.
Theo Lê Minh Dũng (2001) ở tp. Hồ chí Minh đã ghi nhận được 2 loài
phổ biến là L. huidobrensis Blanchard và L. trifolii Bergess. Có 15 loại rau bị dòi đục
lá gây hại trong đó cà chua, dưa leo, đậu côve, đậu búng là những loại rau bị dòi đục lá
gây hại nặng nhất.
Theo một số nghiên cứu của Hà Quang Hùng, Lê Minh Dũng, Nguyễn Thị
Nhung, Trần Thị Thiên An thì ở nước ta có 5 loài ruồi đục lá Liriomyza: đó là L.
bryoniae, L. trifolii, L. huidobrensis, L. sativae. Trong đó loài L. sativae phân bố rất
rộng và gây hại khắp các vùng trồng rau trong cả nước. Loài L. huidobrensis phân bố
giới hạn ở vùng đồng bằng có cao độ từ 800 - 1500 m so với mực nước biển. Ở Lâm
Đồng, L. huidobrensis được xác định là sâu hại quan trọng trên cây khoai tây và các
loại đậu rau, xà lách, cà chua, dưa leo, cần tây.
Theo Lại Thế Hưng (2002), loài này phổ biến ở Đà Lạt từ những năm 1995, nó

11


không phổ biến ở khu vực thấp hơn. Loài L. sativae thì được tìm thấy ở hầu hết các
tỉnh thành điều tra. Chúng gây hại hầu hết những vùng trồng rau ở đồng bằng và châu
thổ. Ở phía Nam chúng cũng được tìm thấy ở những ruộng trồng rau nhỏ có độ cao
khoảng 1500m ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Ở phía bắc chúng cũng xuất hiện ở những vùng
có độ cao khoảng 500 m (Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).
Ở nước ta thường dùng các loại thuốc hóa học không có tính chọn lọc, có phổ
tác dụng rộng thuộc nhóm Carbamat, lân hữu cơ, Pyrethroid để phòng trừ ruồi đục lá
(Lê Minh Dũng, 2001). Cũng theo kết quả của tác giả này thì áp dụng biện pháp quản
lý tổng hợp gồm bón phân cân đối và sử dụng thuốc bảo vệ hợp lý đã thu được hiệu
quả kinh tế cao hơn so với sử dụng biện pháp phòng trừ theo tập quán của nông dân.
2.4 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu của Đà Lạt - Lâm Đồng
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối
phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ
bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực
động vật.
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam - đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông
lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động, có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia
thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng
sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Địa hình

12


Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ
yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ...
và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc
xuống nam.
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao
từ 1.300 m đến hơn 2.000 m như Bi Đúp (2.287 m), Lang Bian (2.167 m).
- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 - 1.000m).
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc và bán bình
nguyên.
Thổ nhưỡng

Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98 % diện tích tự nhiên, bao
gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất:


Nhóm đất phù sa (fluvisols)



Nhóm đất glây (gleysols)



Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)



Nhóm đất đen (luvisols)



Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)



Nhóm đất xám (acrisols)



Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)




Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)
Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50 %, đất dốc trên 25o chiếm gần 50 %. Chất

lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao
nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha,
tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa
khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở

13


Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng
nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả
năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc
kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao. Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất
có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40 %).
2.4.2 Thời tiết khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 - 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ
quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm..
Lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 85 - 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 - 2.500 giờ, thuận lợi cho phát
triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.

Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và
nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây của nông dân và diễn biến gây hại của
dòi đục lá khoai tây ở Lâm Đồng.
- Địa điểm điều tra: Đà Lạt và các vùng phụ cận
- Thời gian điều tra: 20 NST/2009 đến 50 NST
3.1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất của nông dân trong vùng
- Đối tượng điều tra: điều tra về một số chỉ tiêu liên quan đến ruồi đục lá trên
các giống khoai tây được trồng phổ biến ở hai khu vực này.
- Phương pháp: sử dụng phiếu điều tra có sẵn, phỏng vấn trực tiếp nông dân,
điền câu trả lời vào phiếu điều tra để nắm được thông tin về mức độ hại của ruồi đục
lá, tình hình canh tác của nông dân.
- Một số chỉ tiêu cần nắm:
+ Diện tích và giống trồng
+ Thời vụ trồng và mức độ gây hại của ruồi đục lá
+ Loại thuốc hóa học đã sử dụng và hiệu quả của chúng đối với ruồi đục
lá khoai tây.
+ Các biện pháp phòng trừ đã áp dụng đối với ruồi đục lá khoai tây.
3.1.2 Điều tra về diễn biến gây hại của ruồi đục lá trên cây khoai tây
Chọn 3 ruộng khoai tây điển hình ở Đà Lạt có một số đặc điểm: cây sinh trưởng
phát triển đồng đều, diện tích trên 500 m2.
Phương pháp điều tra: mỗi ruộng điều tra tịnh tiến không lặp lại trên 5 điểm
theo đường chéo góc, các điểm cách mép tối thiểu 0,5 m, mỗi điểm chọn ra 3 cây, mỗi
cây chọn ra 3 - 5 lá bánh tẻ. Theo dõi 3 - 5 lá bánh tẻ đếm từ trên ngọn xuống. Điều tra


15


×