Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Trung cấp chính Trị: Tình hình xây dựng Nông thôn mới tại xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.75 KB, 11 trang )

A/- PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong giai
đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh
tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy
lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước... còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật
chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa
nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc.
Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời
sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Đồng thời,
góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn
nông thôn.
Yên Đồng là xã có đặc điểm phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, vì vậy
việc việc xây dựng và hoàn thiện chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới là hết sức
cần thiết. Với những lý do trên, em chọn đề tài "Tình hình xây dựng nông thôn mới ở xã Yên
Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình" viết bài thu hoạch nghiên cứu thực tế thuộc chương trình
Trung cấp lý luận - Hành chính.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình xây dựng Nông thôn mới tại xã Yên Đồng, huyện Yên
Mô, tỉnh Ninh Bình, trong đó nghiên cứu về các chỉ tiêu đã hoàn thiện và chưa được hoàn thiện
trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Phạm vị nghiên cứu: Xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, chủ động tham khảo
các tài liệu, báo cáo kết quả của UBND xã, Hội nông dân xã...về việc thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới tại địa phương.
B/- PHẦN NỘI DUNG
I/. Khái quát cơ sở, căn cứ của vấn đề nghiên cứu.
1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nói về xây dựng nông


thôn mới
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định:“Xây dựng nông
thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.
2. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành TW Đảng
khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” (Tam nông)
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành TW Đảng khóa X
về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” (Tam nông) đã xác định:
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng
hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài;
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô
thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường.
3. Nghị quyết 24/2008/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ
3.1. Nội dung

1


Nghị quyết 24/2008/NQ-CP đề ra 48 nhiệm vụ, bao gồm: Xây dựng 3 chương trình MTQG,
trong đó có chương trình MTQG Nông thôn mới và xây dựng 45 chương trình dự án chuyên
ngành khác.
* Việc thực hiện: Hầu hết các Bộ, ngành từ TW đến địa phương đã tham gia (Bộ Xây dựng;
Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; …)
3.2. Nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ
gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái.

- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp với quy hoạch
không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành,
địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông
thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở.
- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện
đại, sản xuất hàng hoá gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện "mỗi làng một nghề".
4. Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới
- Gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí – là cụ thể hóa các định tính của Nông thôn mới Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2020.
+ Nhóm 1: Quy hoạch
1 tiêu chí
+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội
8 tiêu chí
+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất
4 tiêu chí
+ Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường
4 tiêu chí
+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị
2 tiêu chí
* Một xã nếu đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới.
- Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựng quy chuẩn của
ngành chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạ tầng, để áp dụng khi xây dựng
Nông thôn mới
5. Ban Bí thư TW Đảng có thông báo 238-TB/TW tháng 4 – 2009 về việc xây dựng thí
điểm mô hình Nông thôn mới
- Mục đích của việc làm thí điểm:
+ Xác định rõ hơn nội dung, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, cách thức xây dựng Nông
thôn mới; quan hệ trách nhiệm trong chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của các cấp, các ngành.
+ Có được mô hình thực tế về các xã Nông thôn mới của thời kỳ CNH – HĐH để nhân dân

học tập làm theo.
- Chương trình thí điểm làm ở 11 xã thuộc 11 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế - văn hóa
của cả nước:
6. Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”
II/. Thực trạng tình hình xây dựng Nông thôn mới tại xã Yên Đồng, huyện Yên Mô,
tỉnh Ninh Bình.
1. Đặc điểm chung của địa phương.
- Yên Đồng là một xã miền núi nằm ở phía đông nam huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Trụ
sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 24 km.
 Diện tích: 29,13 km²
 Dân số: 8336 người
 Mật độ dân số: 286 người/km²
- Đây là xã có diện tích lớn thứ 5 Ninh Bình, sau các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Quang
Sơn, Phú Long. Đây cũng là một trong 10 xã có mật độ dân cư thấp nhất Ninh Bình, theo thứ tự
tăng dần gồm: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quang Sơn, Phú Long, Ninh Hải, Đông Sơn, Sơn Lai, Yên
Đồng, Gia Hòa và Gia Sinh.

2


2. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế của địa phương.
a. Trồng trọt
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015, trong
những năm qua, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ,
cây trồng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nông nghiệp liên tục được
mùa. Diện tích lúa chất lượng cao được mở rộng ở từng vụ mùa. Sản xuất vụ đông được tập
trung chỉ đạo theo hướng đảm bảo ăn chắc, hiệu quả. Năm 2015, sản lượng lương thực có hạt đạt
7.448,5 tấn, giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác đạt 98,8 triệu đồng, tăng 51,6 triệu đồng so
với năm 2010.

b. Chăn nuôi
Chăn nuôi, thủy sản phát triển theo hướng chuyển từ hình thức tận dụng, nhỏ lẻ sang chăn
nuôi gia trại. Tập trung tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng
trại, tích cực phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Năm 2015, Tổng đàn gia súc, gia
cầm bình quân trong năm là: 90.709 con, trong đó: Đàn trâu 125 con, đàn bò 805con; đàn lợn
7.391 con; đàn gia cầm 80.671 con (Đàn gà 40.472 con, đàn vịt 40.199 con); đàn chó 1.302 con;
đàn dê 415 con. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã được duy trì và phát triển các sản phẩm của
ngành đều tiêu thụ khá thuận lợi.
c. Thủy sản
Sản xuất thủy sản chuyển dịch từ nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, bên cạnh việc khai
thác có hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ sẵn có, xã đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi diện tích cấy lúa
kém hiệu quả sang nuôi thủy sản kết hợp cấy lúa và chăn nuôi. Đến hết năm 2015, toàn xã chuyển đổi
được trên 150,8 ha ruộng trũng sang cấy lúa kết hợp với nuôi cá. Sản lượng thủy sản đạt 773 tấn. Giá
trị sản xuất chăn nuôi-thủy sản chiếm 15,9% giá trị ngành nông nghiệp.
d. Kinh tế Hợp tác xã
Hiện nay, toàn xã có 03 HTXNN, trong đó cả 03 HTXNN đã tổ chức Đại hội chuyển đổi
theo luật HTX năm 2012, các HTX đều thực hiện khá tốt các dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất,
chưa có HTX nào làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho thành viên.
đ. Cơ giới hóa phục vụ sản xuất
Số lượng máy nông nghiệp phục vụ sản xuất hiện nay trên địa bàn xã có 64 máy làm đất 34
máy tuốt lúa, cơ bản đáp ứng 100% khâu làm đất và vận chuyển, góp phần giảm chi phí sản xuất,
tăng thu nhập cho nhân dân.
e. Lâm nghiệp
Trên địa bàn xã có 1.356 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 1.349 ha, rừng trồng 7,1 ha. Trong
những năm qua, Ban kiểm lâm đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, chú trọng
phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, phát triển trồng cây
bóng mát kết hợp lấy gỗ ở các công sở, trường học, đường giao thông.
ê. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất
Trong những năm qua, tranh thủ và huy động tối đa các nguồn vốn, xã đã ưu tiên đầu tư
nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn, giao

thông nội đồng phục vụ sản xuất, thực hiện Đề án dồn điền đổi thửa năm 2013, nhân dân đã tự
nguyện góp trên 14 ha đất 313 để nâng cấp, làm mới hệ thống giao thông nội đồng, đến nay hệ
thống giao thông, thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
3. Công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền và thành tựu trong việc xây dựng Nông
thôn mới ở xã Yên Đồng.
a. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý:
Đảng ủy, UBND xã đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng
nông thôn mới, Ban phát triển thôn, xóm; Ban giám sát đầu tư cộng đồng; ban hành quy chế hoạt
động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Hàng năm Đảng ủy, UBND xã kiện toàn
Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, ban phát triển thôn, xóm, ban giám sát đầu tư

3


cộng đồng để có bộ máy hoạt động từ xã xuống cơ sở được đảm bảo để thực hiện xây dựng nông
thôn mới trong xã đạt hiệu quả cao nhất.
Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã giao cho mỗi tổ chức đoàn thể chịu trách
nhiệm 1-2 tiêu chí cụ thể như: Đối với MTTQ xã giao cho đảm nhiệm về nhà ở dân cư, CCB xã
giao cho trồng toàn bộ cây xanh ở các tuyến đường trục xã và thôn xóm để môi trường xanh
sạch, đẹp; Hội phụ nữ xã chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác vệ sinh thu gom xử lý rác thải ở các
thôn, xóm; Hội nông dân xã đảm nhiệm tuyên truyền cho hội viên nông dân xã áp dụng các tiến
bộ KHKT vào trong chăn nuôi, trồng trọt và đảm nhiệm mô hình lúa gieo vãi, mô hình Lúa - Cá;
Đoàn thanh niên đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền thực hiện làm thuỷ lợi và giao thông nội đồng.
Các đoàn thể của xã đã tổ chức ra quân và triển khai thực hiện đồng loạt vào các ngày lễ lớn, các
dịp phát động thi đua đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi.
b. Công tác thông tin, tuyên truyền:
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo cho Tổ tuyên tuyền chương trình xây dựng
nông thôn mới xã tổ chức tuyên truyền qua nhiều hình thức. Tuyên truyền trên đài truyền thanh 3
cấp, bằng băng đĩa, chỉ đạo cho công chức chuyên môn và trưởng các đoàn thể xuống từng đơn
vị thôn xóm nắm bắt thông tin cập nhật số liệu, công việc cụ thể của từng thôn xóm đã thực hiện

về xây dựng NTM để viết tin bài; tuyên truyền qua các hội nghị của Đảng bộ, hội nghị của các
ban ngành đoàn thể, hội nghị tại các thôn xóm, số lượt người tham dự khoảng 7.100 lượt người;
tổ chức tuyên truyền trực quan kẻ vẽ được 60 khẩu hiệu tường, treo được 220 lượt băng zôn, làm
03 pa nô lớn.
Đã cấp phát 570 bộ tài liệu, tổ chức 02 lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ
và nhân dân với hơn 200 người tham dự. Cấp phát kinh phí về các thôn xóm phục vụ công tác
tuyên truyền.
c. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phương hướng thực hiện 19
tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới:
c.1. Tiêu chí số 01: Quy hoạch:
- Lập đề án xây dựng nông thôn mới:
Ngày 08/11/2011, UBND huyện Yên Mô đã phê duyệt đề án xây dựng NTM xã Yên Đồng
giai đoạn 2011-2020. Tổng nguồn vốn thực hiện đề án: 84,89 tỷ đồng.
- Lập đồ án quy hoạch chung:
Ngày 28/6/2012 UBND huyện ban hành quyết định số 1825/QĐ-UBND về việc phê duyệt
đồ án Quy hoạch chung xây dựng NTM xã Yên Đồng giai đoạn 2010-2020. Nguồn kinh phí do
cấp trên hỗ trợ.
- Công khai quy hoạch chung:
+ Đã tiến hành dựng 2 pano lớn tại trụ sở UBND xã và ngã ba Bưu điện xã để công khai
nội dung quy hoạch đồ án xây dựng NTM gồm: 01 bản đồ quy hoạch, thống kê các tiêu chí đã
đạt được và các tiêu chí phấn đấu của năm và của giai đoạn; Tổ chức đúc cột mốc và cắm cột
mốc theo quy hoạch đã được phê duyệt gồm công trình phúc lợi (đường, trường, trạm…) các
vùng sản xuất….
+ Cấp phát cho 17 đơn vị thôn xóm và 03 HTX NN Quy hoạch tổng thể xây dựng nông
thôn mới về công khai tại nhà văn hoá và trụ sở 03 HTX NN.
Kết quả tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về xây
dựng nông thôn mới.
c.2. Tiêu chí số 2. Giao thông:
Xã Yên Đồng là xã nông thôn miền núi có hệ thống đường giao thông phát triển với tổng
chiều dài 101,9 km

Trong đó:
Đường trục xã, liên xã: 22,6 Km; đã được bê tông hóa 100%.
Đường trục thôn, liên thôn: tổng chiều dài: 12.6 km; đã được bê tông hóa: 4,3 km, đạt:
34%; chưa đạt được tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí XD NTM khu vực.

4


Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài: 31.3 km, tổng chiều dài cứng hóa, không lầy lội đạt tiêu
chuẩn: 10,3 km. Đạt 32,9%. Tiêu chí này chưa đạt.
Đường trục chính nội đồng: Tổng chiều dài: 35,1 km, trong năm 2013 thực hiện Dồn điền
đổi thửa, gắn với chỉnh trang đồng ruộng đã cứng hóa 100% (dải đất đá cấp phối) phục vụ đi lại
cho nhân dân. Chỉ tiêu này đã đạt.
- Kết quả trong 5 năm từ năm 2010-2015 Toàn xã đổ bê tông được 9,47 km đường trục
thôn, xóm với tổng kinh phí thực hiện: 3.050,48 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 976,36
triệu đồng, nhân dân đóng góp bằng tiền: 946,29 triệu đồng, bằng công quy ra tiền: 757,83 triệu
đồng, HTX NN Yên Tế hỗ trợ: 10 triệu đồng, hiến đất: 1.800 m 2 đất, quy ra tiền: 360 triệu đồng,
cụ thể như sau:
+ Năm 2010: Toàn xã đổ bê tông được 1,5 km đường trục thôn, xóm với tổng kinh phí
thực hiện: 178,18 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 30,58 triệu đồng, nhân dân đóng góp
bằng tiền: 134,59 triệu đồng, bằng công quy ra tiền: 13,01 triệu đồng.
+ Năm 2011: Toàn xã đổ bê tông được 1,0 km đường trục thôn, xóm với tổng kinh phí
thực hiện: 132,93 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 20 triệu đồng, nhân dân đóng góp bằng
tiền: 97,23 triệu đồng, bằng công quy ra tiền: 15,7 triệu đồng.
+ Năm 2012: Toàn xã đổ bê tông được 2,73 km đường trục thôn, xóm với tổng kinh phí
thực hiện: 1.167,11 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 475,91 triệu đồng, HTX NN Yên
Tế hỗ trợ: 10 triệu đồng, nhân dân đóng góp bằng tiền: 113,15 triệu đồng, bằng công quy ra tiền:
208 triệu đồng, hiến đất: 1.800 m2 đất, quy ra tiền: 360 triệu đồng.
+ Năm 2013: Toàn xã đổ bê tông được 1,41 km đường trục thôn, xóm với tổng kinh phí
thực hiện: 834,24 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 249,45 triệu đồng, nhân dân đóng góp

bằng tiền: 294,32 triệu đồng, bằng công quy ra tiền: 290,47 triệu đồng.
+ Năm 2014: Toàn xã đổ bê tông được 1,32 km đường trục thôn, xóm với tổng kinh phí
thực hiện: 738,03 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 200,43 triệu đồng, nhân dân đóng góp
bằng tiền: 307 triệu đồng, bằng công quy ra tiền: 230,6 triệu đồng.
+ Năm 2016: : Toàn xã đổ bê tông được 0,556 km đường trục thôn, xóm với tổng kinh phí
thực hiện: 270,5 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 89,2 triệu đồng, nhân dân đóng góp bằng
tiền: 95,89 triệu đồng, bằng công quy ra tiền: 85,35 triệu đồng.
+ Trong 02 năm 2013-2014, trên toàn địa bàn xã đã thực hiện Dồn điền đổi thửa gắn với
CTĐR. UBND xã cùng các HTX NN đã khảo sát, thực hiện CTĐR, dải đất đá cấp phối các tuyến
đường trục chính nội đồng kết quả cụ thể như sau:
- Tổng số tuyến chỉnh trang: 164 tuyến, tổng chiều dài: 60.517,5 mét, Tổng khối lượng
đào đắp: 128.293,8 m3; tổng số cống bi các loại: 1.051 cống bi; tổng khối lượng đất đá cấp phối:
12.625 m3 đất đá cấp phối, tổng kinh phí: 6.572.400.000 đồng; tổng diện tích hiến đất làm chỉnh
trang đồng ruộng: 144.058 m2.
c.3. Tiêu chí số 3. Thủy lợi:
Xã Yên Đồng là xã miền núi, đồng ruộng chiêm trũng, hệ thống sông, mạng lưới sông
ngòi rộng khắp trên địa bàn xã. Đối với tiêu chí Thủy lợi chưa đạt chuẩn.
- Đối với chỉ tiêu Đê, bờ bao chống lũ: Đã hoàn chỉnh mặt cắt thiết kế, cứng hóa mặt đê và
đường hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, tu sửa các cống dưới đê đảm bảo vững chắc, đồng bộ
với mặt cắt đê, có ban chỉ huy PCLB xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuần tra canh gác đê
trong mùa mưa lũ theo quy định, hoạt động hiệu quả nên chỉ tiêu Đê, bờ bao chống lũ đạt so với
bộ tiêu chí XD NTM.
- Chỉ tiêu: Công trình tưới, tiêu: Chỉ tiêu đạt.
- Chỉ tiêu: Tỷ lệ mương do xã quản lý được kiên cố hóa: Chỉ tiêu này chưa đạt, hiện nay
trên địa bàn xã mương được kiên cố hóa chưa có tuyến nào. Theo tiêu chí đạt 85%. Nên tiêu chí
này chưa đạt.
c.4. Tiêu chí số 4. Điện:

5



Hiện xã có 12 trạm biến áp với tổng công suất 2.520 KVA hiện nay hoạt động tốt. Công tác
quản lý, vận hành do Công ty TNHH điện lực một thành viên tỉnh Ninh Bình đảm nhiệm, hệ
thống điện đã được kiểm tra và duy trì bảo dưỡng thường xuyên. Toàn xã có 2.317/2.317 hộ sử
dụng điện đạt 100%.
Trong 05 năm (2011-2015) hệ thống đường dây hạ áp đã được nâng cấp 17/17 thôn. Qua
khảo sát đánh giá của Sở công thương, Công ty TNHH Điện lực một thành viên Ninh Bình,
Phòng Công thương, chi nhánh Điện lực huyện Yên Mô thì xã Yên Đồng trong thời gian tới trên
địa bàn xã tiếp tục đầu tư xây dựng 02 trạm biến áp mới ở 02 xóm: Xóm Khê Thượng, xóm Thái
Bình. Với tổng công suất 02 trạm là: 120 KVA.
Kết quả tiêu chí điện và thực hiện tiêu chí điện đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
nông thôn mới.
c.5. Tiêu chí số 05: Trường học
Tại thời điểm xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới vào năm 2011, tiêu chí Giáo dục
chưa đạt chỉ tiêu nào trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong 05 năm (2011-2015) với
sự đầu tư của Nhà nước, đóng góp của nhân dân và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – UBND
xã đã từng bước đầu tư hạng mục, công trình phục vụ cho công tác dạy và học của ngành của
giáo dục trong xã.
Nội dung tiêu chí đã đạt:
- Trường Tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn QG mức độ 2 vào năm 2014.
Nội dung tiêu chí chưa đạt:
- Trường Mầm non có cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn QG.
- Trường Trung học có cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn QG
Các công việc cần làm: Huy động ngồn vốn xây dựng hai trường Mầm non, Trung học cơ
sở đạt chuẩn QG về cơ sở vật chất.
Dự kiến kinh phí cần đầu tư để hoàn thành thành tiêu chí: 20.000 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn đề nghị cấp trên (TW, tỉnh, huyện) hỗ trợ: 18.000 triệu đồng
- Vốn ngân sách xã: 2.000 triệu đồng
* Dự kiến thời gian hoàn thành tiêu chí: năm 2019.
c.6. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá:

Hiện nay chưa có nhà văn hoá trung tâm xã. Phấn đấu thực hiện xây mới nhà văn hoá trung
tâm xã nằm trong khuân viên trụ sở UBND xã năm 2017.
Nhà văn hoá thôn, xóm: xã hiện có 17/17 xóm có nhà văn hoá. Tại thời điểm xây dựng Đề
án XD NTM năm 2011, trên địa bàn xã còn 09 xóm chưa có nhà văn hóa xóm. Bằng sự lãnh đạo,
chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy – UBND xã, sự nỗ lực của các cấp ủy xóm, sự đóng góp của nhân
dân trong toàn xã đến năm 2015 toàn xã hoàn thành 17/17 xóm có nhà văn hóa xóm khang trang
để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng. Một số xóm rất khó khăn về
đặc điểm địa hình, dân cư, quy hoạch nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo XD NTM
xã và nhiệt tình, tâm huyết của cấp ủy xóm đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Biểu dương đơn vị: Xóm Khê Thượng, Giải Cờ, xóm Khê Hạ….
Sân vận động xã hiện có 01 sân đã được nâng cấp tại khu trung tâm xã.
Trong thời gian tới tiếp tục huy động nguồn lực ngân sách tỉnh, huyện, xã xây dựng nhà văn
hóa xã để đẩy mạnh nếp sống văn hoá trong toàn xã, nâng cao hiệu quả xây dựng xã văn hóa, tạo
ra môi trường tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước. Đồng thời đẩy
mạnh phong trào thể dục thể thao của các tầng lớp trong toàn xã
* Dự kiến thời gian hoàn thành tiêu chí: năm 2017.
c.7. Tiêu chí số 7 - Chợ nông thôn:
Trên địa bàn xã có 01 chợ đã được quy hoạch, Chợ Yên Đồng diện tích sử dụng là 2.160
2
m.
Đánh giá: Tiêu chí số 7 chưa đạt.

6


Lý do: diện tích quy hoạch chưa đủ, kết cấu hạ tầng chợ còn là lều, lán tạm. Hướng mở
rộng diện tích chợ và phấn đấu xây dựng 01 chợ đạt chuẩn.
c.8. Tiêu chí số 8. Bưu điện
Trên địa bàn xã có 1 Điểm bưu điện, diện tích là: 160 m 2, đạt so với tiêu chí.
Điểm truy cập Internet: các xóm đều có điểm truy cập Internet tại nhiều hộ gia đình.

Trong những năm gần đây với sự phát triển, bùng nổ của Công nghệ thông tin, hệ thống
Internet đã phát triển mạnh tới các hộ gia đình trong toàn xã. Trong năm 2015 theo thống kê trên
địa bàn toàn xã có: 369 hộ gia đình sử dụng Internet giúp cập nhật thông tin để tìm hiểu mô hình
sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trong các hộ gia đình.
Kết quả tiêu chí bưu điện và thực hiện tiêu chí bưu điện đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về
xây dựng nông thôn mới.
c.9. Tiêu chí số 9 – Nhà ở dân cư nông thôn:
Hiện nay trên địa bàn xã có 2.135 nhà; số nhà đạt chuẩn theo Bộ Xây dựng: 1.316 nhà, đạt
61,6%.
Đánh giá: Tiêu chí số 9 chưa đạt.
Lý do: Nhà ở dân cư chưa đạt vì kết cấu hạ tầng, xã Yên Đồng là xã khó khăn nên nhân dân
trong xã không có nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong thời gian tới tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, thu hút đầu tư các nguồn lực bên
ngoài để tạo công ăn, việc làm cho nhân dân, tạo thu nhập ổn định cho nhân dân. Khi nhân dân
trong xã có công việc ổn định, thu nhập ổn định thì có điều kiện làm nhà ở kiên cố, đầy đủ hạng
mục phụ trợ phục vụ cho đời sống thiết thực cuộc sống.
* Dự kiến thời gian hoàn thành tiêu chí: năm 2020.
c.10. Tiêu chí số 10- Thu nhập:
Tình hình sản xuất và kinh doanh trên các lĩnh vực sản xuất cụ thể:
- Sản xuất nông, lâm nghiệp 73%. Giá trị thu nhập trên 1ha canh tác đạt 93 triệu
đồng/ha/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 817 kg/người/năm.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 17%, thương mại, dịch vụ đạt 10% trong cơ cấu
kinh tế của xã.
- Thu nhập bình quân đầu người 19,7 triệu đồng/người/năm.
Đánh giá: tiêu chí 10 chưa đạt.
Lý do: Là xã thuần nông nên lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, bình quân thu nhập
đầu người thấp.
Với lý do đó trong thời gian tới Ban chỉ đạo XD NTM xã luôn xác định việc phát triển
kinh tế hộ gia đình, phát triển thế mạnh địa phương là yếu tố tiên phong để tăng thu nhập cho
nhân dân trong xã. Như mở rộng mô hình sản xuất Lúa – Cá, tập huấn các lớp chuyển giao

KHKT, dạy nghề cho nhân dân … Để nhân dân có công việc ổn định tại địa phương tăng thu
nhập cho chính mình và giúp cho quê hương thêm giàu đẹp.
c.11. Tiêu chí số 11 – Hộ nghèo:
Dự kiến trong năm 2015, tổng số hộ trong xã: 2.317 hộ. Trong đó số hộ nghèo là 185 hộ,
chiếm 8,0%.
Đánh giá: tiêu chí số 12 chưa đạt.
Lý do: tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. (theo bộ tiêu chí đạt chuẩn dưới 3%).
Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền vận động nhân dân vươn lên giảm
nghèo thông qua các chương trình an sinh xã hội thực hiện chương trình áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống vật nuôi và cây trồng tạo sản phẩm nông
nghiệp mang tính hàng hoá cao, tạo ngành nghề phụ cho các hộ giải quyết việc làm trong lúc
nông nhàn, nhằm tăng thu nhập, giảm hộ nghèo mang tính bền vững cao.
c.12. Tiêu chí số 12 – Cơ cấu lao động:
Tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 6.359 người. Trong đó lao động nông nghiệp là
2.832 người, chiếm 44,5 %.

7


Đánh giá: tiêu chí số 12 chưa đạt.
Lý do: tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
Đối với tiêu chí số 12: Để thực hiện tiêu chí này, trong thời gian tới tiếp tục chuyển đổi cơ
cấu lao động trong nhân dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị trong toàn xã tiếp
tục tuyên truyền nhân dân trong xã cập nhật kiến thức, học nghề, nâng cao tay nghề để có công
việc ổn định, lâu dài.
c.13. Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Toàn xã có 03 HTX nông nghiệp, 02 doanh nghiệp, 07 hộ sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí
có 9 hộ, 06 hộ dịch vụ vận tải ….
- Hoạt động kinh doanh của 03 HTX Nông nghiệp được duy trì thường xuyên và có hiệu
quả, đảm bảo tốt 4 khâu dịch vụ phục vụ sản xuất trên địa bàn xã.

Đánh giá: tiêu chí 13 đạt.
c.14. Tiêu chí số 14: Giáo dục.
- Đạt và duy trì được chuẩn QG về PC GD tiểu học, chống mù chữ.
- Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 01 đạt 100%.
- Ít nhất 100% số trẻ nhóm tuổi 11 – 14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ còn lại trong độ tuổi này
đang học tiểu học.
- Huy động 100% trở lên học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào lớp 6.
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt 100%.
- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả hai hệ
đạt trên 100%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong xã đạt 46,3%.
Tháng 8/2015, theo số liệu thống kê tổng thể của Cán bộ GT-TL xã tới từng thôn, xóm
trên địa bàn xã có tổng số người trong độ tuổi lao động: 2.403 người, tổng số lao động trong độ
tuổi được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và Đại học là: 1.112 người. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo trong toàn xã là: 46,3%. Chỉ tiêu đạt so với bộ tiêu chí XD NTM.
Đánh giá: tiêu chí 14 đạt.
c.15. Tiêu chí 15. Y tế:
- Xã có 01 trạm y tế được xây dựng năm 2008 với tổng kinh phí đầu tư: 2.148 triệu đồng và
đã được công nhận trạm đạt chuẩn quốc gia năm 2008.
- Tổng số người dân tham gia bảo hiểm với các hình thức bảo hiểm y tế đạt 46,1% tổng dân
số. Theo kết quả điều tra, khảo sát của BHXH huyện Yên Mô, Phòng LĐ-TB & XH huyện Yên
Mô, trong năm 2014: Tổng số người có thẻ bào hiểm y tế trong toàn xã: 4.060 người. Đạt 46,1%.
Đánh giá: tiêu chí 15 đạt.
c.16. Tiêu chí 16. Văn hoá:
Trong những năm gần đây phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư” đã được đẩy mạnh, đặc biệt là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Hiện tại, cả xã có 17/17 thôn, xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá (đạt 100% )
Đánh giá: Tiêu chí 16 đạt.
c.17. Tiêu chí số 17 – Vệ sinh môi trường:
- Trên địa bàn xã có 95% hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản

xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn, có cam kết BVMT theo quy định. Đã có thu gom rác
thải đi xử lý theo quy định. Nghĩa trang có quy hoạch nhưng chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng
phục vụ cho đảm bảo VSMT.
Đánh giá: tiêu chí số 17 chưa đạt.
Lý do: Nghĩa trang chưa được đầu tư CSHT nên chưa đáp ứng được BVMT.
c.18. Tiêu chí 18. Hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh:
- Hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã tổng số 21 người, trong đó cán bộ, công chức là
21/21 người có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, cán bộ bán chuyên trách là 17 người.
Số cán bộ, công chức xã cơ bản đã đạt chuẩn hoá theo quy định.

8


* Các tổ chức trong hệ thống chính trị:
- Tổ chức Đảng, xã có 1 Đảng bộ với 22 chi bộ, trong đó có 17 chi bộ thôn, xóm và 5 chi bộ
trường học, cơ quan với tổng số 375 đảng viên. Đảng bộ đạt TSVM, 100% chi bộ đạt chi bộ hoàn
thành tốt nhiệm vụ và 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ.
- Các ngành, đoàn thể gồm 5 đoàn thể:
+ Uỷ ban MTTQ xã gồm 45 người, có 17 ban CTMT ở 17 thôn, xóm.
+ Hội nông dân có 17 chi hội với 1.364 hội viên.
+ Hội phụ nữ có 17 chi hội với 1.020 hội viên.
+ Hội cựu chiến binh có 17 chi hội với 325 hội viên.
+ Đoàn thanh niên có 20 chi đoàn với 225 đoàn viên.
Đánh giá: tiêu chí 18 đạt
c.19. Tiêu chí 19. An ninh trật tự:
Công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã được đảm bảo, ngày càng được tăng cường
và giữ vững.
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được duy trì thường xuyên và
có hiệu quả, trên địa bàn không có tệ nạn ma tuý, mại dâm.
Đánh giá: Tiêu chí 19 đạt.

4. Đánh giá chung
1. Ưu điểm nổi bật:
- Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Các cấp ủy,
chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ
máy Ban chỉ đạo xã thực hiện Chương trình được hình thành đồng bộ, kiện toàn lại bộ máy khi có
sự thay đổi nhân sự để Ban chỉ đạo kịp thời chỉ đạo thường xuyên, sâu sát đến tất cả các mảng liên
quan đến 19 tiêu chí XD NTM; nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và
trở thành động lực thúc đẩy tiến độ triển khai.
- Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính
phủ phát động đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực cao và động viên tinh thần của
toàn thể nhân dân trong xã. Đài truyền thanh xã thường xuyên thông tin tuyên truyền về nông
thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây
dựng NTM.
- Nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân trong xã về xây dựng NTM đã có chuyển biến
rõ rệt. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn xã. Dân chủ cơ sở được nâng
cao hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Qua đó đã
phát huy được nhiều cách làm sáng tạo góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây
dựng NTM.
- Bộ mặt nông thôn trong xã được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng
cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được
cải thiện và nâng cao. Bình quân mỗi năm xã ta đạt được 1-2 tiêu chí - là một khích lệ lớn đối với
phong trào xây dựng NTM.
2. Hạn chế chủ yếu:
- Tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đặt ra, phong trào không đồng đều. Chậm
và khó khăn nhất là ở xóm khu vực Năm Khê vì các xóm như: Khê Thượng, Đồi Khê Hạ, Khê
Trung có hệ thống đường giao thông đi lại khó khăn, dân cư bố trí thưa thớt nên việc vận động
làm đường giao thông nông thôn, làm nhà văn hóa, thu gon rác thải là rất khó khăn.
- Trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM, mới tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ
tầng, các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi
trường…chưa được quan tậm chỉ đạo và đầu tư đúng mức nên chậm có chuyển biến rõ nét. Chưa

có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các xóm có điểm xuất phát thấp và điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn.
Nguyên nhân của các hạn chế trên:

9


a) Về khách quan:
- Xã Yên Đồng là xã miền núi nghèo của tỉnh, nhân dân trong xã làm nông nghiệp là chính, thu
nhập bình quân đầu người trong xã còn thấp đã ảnh hưởng đến việc huy động và bố trí nguồn lực
thực hiện.
- Do xuất phát điểm của xã nhà còn thấp và lại là công việc mới, khối lượng công việc về
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị rất lớn,
đa dạng...; trong thực hiện phải vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm, bổ sung. Thời gian
thực hiện chưa nhiều. Một số chính sách mới được triển khai nên chưa phát huy được tác dụng,
chưa đem lại kết quả thực tế.
b) Về chủ quan:
- Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý
nghĩa, nội dung của chương trình MTQG xây dựng NTM, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá
trình tổ chức thực hiện; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực
cho chương trình.
- Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm được ban hành, sửa
đổi bổ sung cho phù hợp, nhất là cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào
phát triển kinh tế nông thôn.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu kịp thời, chặt chẽ, nhất là thời kỳ đầu triển
khai chương trình. Một số ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện tiêu chí nông thôn mới của
ngành là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn ngành từ trung ương đến xã.
5. Một số bài học kinh nghiệm
- Qua hơn 5 năm đưa vào thực tế triển khai cho thấy xây dựng NTM là Chương trình tổng hợp
chính trị - kinh tế - xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH. Vì vậy để

thực hiện có kết quả tốt phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng
tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là có vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy và chính quyền các cấp và của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng
với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện
Chương trình XD NTM trên địa bàn xã.
- Khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự làm chủ thể, phát
huy vai trò tích cực của các Ban phát triển xóm trong xây dựng NTM là yếu tố quyết định cho sự
thành công XD NTM trong xã. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát huy tính chủ
động và sáng tạo của người dân. Nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh
bạch, thực sự quan tâm tới lợi ích thiết thực của dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản
lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM tại xã trong từng tháng, từng quý,
từng năm và từng giai đoạn cụ thể.
- Phải nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí NTM để có cách làm chủ động, sáng tạo,
phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng xóm; phát huy cao các nguồn
lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhệm vụ
ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin của nhân dân trong xã vào sự
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền.
III/- PHẦN KẾT LUẬN
1/. Kết luận
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, đúng đắn, hợp lòng dân. Thực hiện xây
dựng nông thôn mới là nhiệm vụ to lớn, phức tạp, lâu dài. Thực tế sau 5 năm thực hiện
Chương trình cho thấy nếu quyết tâm cao và có cách làm đúng thì làm được nhiều việc để cải
thiện nhanh hơn đời sống của nhân dân trong xã, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội chung của toàn xã. Phát huy kinh nghiệm và kết quả đạt được, chúng ta quyết tâm đẩy
mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả to lớn hơn
nữa để góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng quê
hương Yên Đồng chúng ta ngày càng giàu đẹp./.

10



Xác nhận của UBND xã

Học viên viết bài thu hoạch

11



×