Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giọng điệu trong thơ viết cho thiếu nhi của Huy Cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.66 KB, 42 trang )

Giọng điệu trong thơ viết cho thiếu nhi của Huy Cận
Hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà thơ Huy Cận đã không ngừng phấn đấu,
sáng tạo để có những bài thơ đạt đến đỉnh cao thơ ca Việt Nam và trở thành
tri âm, tri kỉ của nhiều bạn đọc.
Chỉ tính riêng thơ, so với những người bạn văn chương cùng thời, số
lượng tác phẩm ông để lại tương đối lớn. Huy Cận sáng tác thơ cho mọi lứa
tuổi, trong đó thơ cho thiếu nhi là một mảng đặc sắc của ông.
Tấm lòng thiết tha với tuổi trẻ, thiết tha với cuộc đời đã giúp ông hòa
nhập vào thế giới mơ mộng và đầy màu sắc huyền thoại của trẻ thơ. Cái tôi
trữ tình của Huy Cận hóa thân vào cô bé, cậu bé hồn nhiên, ngộ nghĩnh để
khám phá thế giới và phát hiện ra bao điều kì diệu.
Trong 27 tập thơ đã xuất bản của Huy Cận có không ít tác phẩm viết
cho thiếu nhi được các em đón đọc với tình cảm mến yêu. Trong đó, "Hai
bàn tay em" là tập thơ được Huy Cận viết với một giọng điệu đa dạng: Hồn
nhiên, dí dỏm khi viết về loài vật; tâm tình, dịu dàng khi viết cho con; ngợi
ca khi viết về những thiếu niên dũng cảm…
Trước hết, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng trong số 40 bài thơ
của tập "Hai bàn tay em" có tới 12 bài viết về loài vật. Mặc dù có những
điểm chung, song nếu đọc kỹ ta lại thấy mỗi bài thơ có một giọng điệu
riêng phù hợp với những không gian khác nhau được tác giả chọn để miêu
tả.
Có khi, bài thơ như một lời tâm tình của một nhân vật trữ tình trước vẻ
đẹp thanh khiết của thiên nhiên, vẻ đáng yêu của con chim chiền chiện. Bởi
thế sắc điệu nhẹ nhàng, êm ái như lời thủ thỉ, tâm tình: Chim ơi chim nói /
Chuyện chi chuyện chi (Con chim chiền chiện).
Cách sử dụng phương ngữ, hai tiếng "chi" với thanh ngang làm cho
giọng thơ càng nhẹ, càng êm và lời thơ như bay lên, quanh quẩn đâu đây
làm ta vui như có một người bạn hiểu và yêu ta ở cạnh bên.


Viết về con tôm, ta lại cảm nhận được giọng vui tươi, dí dỏm như


chính tâm hồn trẻ thơ các em: Bạn ơi bạn đừng/ Bạn đừng bắt chước /Con
tôm nó đi/ Nó đi thụt lùi (Con tôm)
Bài thơ chứa đựng một lời khuyên nhưng hết sức nhẹ nhàng, như một
lời thủ thỉ, tâm tình thật gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc.
Cũng có khi giọng thơ giống như tiếng cười trong trẻo của trẻ nhỏ, vừa
mang giọng kể, vừa mang giọng tả hành động của con vật: Sóc ta dậy
sớm /Cái đuôi quét trời/ Bốn chân nghịch ngợm / Chẳng yên đứng
ngồi (Con sóc).
Vừa kể, vừa tả lại vừa ngợi khen sự chăm chỉ, năng động, vui vẻ của
con sóc. Qua đó, ta thấy được tình cảm yêu mến đặc biệt của tác giả dành
cho con vật.
Câu chuyện em bé ham mê quan sát cá quên học bài cũng được tác giả
kể bằng giọng kể chậm rãi như cổ tích: Cá chép đẻ mùa xuân/ Cá mè sinh
mùa hạ/ Cá mè đẻ ngược dòng/ Năm một lần vất vả (Cá).
Trong giọng kể pha lẫn chút cổ tích ấy còn kèm một lời khuyên các
bạn nhỏ không nên quá ham mê các loài cá đến quên cả học hành như em
bé trong bài.
Cũng là giọng kể vui tươi song có sự thay đổi liên tục phù hợp với
không khí háo hức, nô nức của cuộc thi nghé. Những con nghé giống như
những em bé hân hoan đón chào ngày hội: Nghé hôm nay đi thi/ Cũng dậy
từ gà gáy/ Người dắt trâu mẹ đi/ Nghé vừa đi vừa nhảy…(Thi nghé).
Đọc bài thơ, chắc chắn mỗi em bé đều thích thú và hình thành những
tình cảm mới mẻ, lạ lẫm với những chú nghé con đáng yêu.
ở những bài tả cảnh có sự xuất hiện của loài vật thì giọng thơ lại mang
những sắc thái riêng. Bài thơ "Mỗi sáng mai về" ta lại bắt gặp khá nhiều
con vật quen thuộc với nhiều giọng điệu khác nhau: giọng kể, giọng tả,
giọng tâm tình. Bài thơ được mở đầu bằng giọng tả hết sức tinh tế: Mỗi


sớm mai về/ Gió lo dậy trước/ Tay gió vuốt ve/ Mát rờn mặt nước (Mỗi sớm

mai về).
Không chỉ vẽ nên khung cảnh buổi sáng mà nhà thơ còn thổi vào bức
tranh phong cảnh ấy một cái hồn làm cho bài thơ trở nên đầy sức sống. Sau
khúc dạo đầu, câu chuyện được kể một cách hết sức tự nhiên, các con vật,
sự vật lần lượt tỉnh giấc với những cách chào ngày mới khác nhau để rồi trở
nên thật trìu mến khi đánh thức em nhỏ: Bé ơi! Bé dậy/ Đến trường mầm
non (Mỗi sớm mai về).
Câu thơ chứa chan sự vỗ về, nựng nịu. Đó là nghệ thuật khi tiếp cận
với trẻ nhỏ mà không phải ai cũng có được.
Như vậy, ở các bài thơ viết về loài vật ta có thể thấy được giọng điệu
được lựa chọn rất phù hợp với đối tượng. Điều đó cũng góp phần khẳng
định phong cách thơ Huy Cận.
Không nhiều giọng tả, phần lớn là lời tâm tình, thủ thỉ của tác giả khi
viết về trẻ thơ: Có khi một mình/ Nhìn tay thủ thỉ:/ Em yêu em quý/ Hai bàn
tay em (Hai bàn tay em).
Có những kỉ niệm về những người thân yêu ruột thịt được kể ra theo
dòng hồi tưởng của tác giả thật xúc động. Ngày xưa tác giả đã nhường lại
cho em mặc chiếc áo cũ của mình và giờ đây câu chuyện lại lặp lại với các
con của ông. Lúc ấy, chiếc áo tuy đã cũ nhưng thấm đượm tình cảm yêu
thương: Ôi chiếc áo chiếc áo! Một ruột mẹ rứt ra/ Anh em cùng máu mủ/
Chiếc áo liền thịt da (Chiếc áo cũ của bé).
Vượt lên sắc thái đều đều của giọng kể chuyện, dòng hồi tưởng được
đẩy lên cao điểm bởi tình cảm vỡ òa trong lòng tác giả làm người đọc
không khỏi xúc động.
Huy Cận có rất nhiều bài thơ viết tặng cho các em bằng giọng kể
chuyện có xen lẫn miêu tả khiến câu chuyện trở nên sinh động. Ông mong
mỏi từng ngày chào đón con ra đời, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi
được ngắm bức tranh người mẹ trẻ ngồi tựa cổng cho con bú, vui hơn khi



xa nhà được tin con tập đi, thấy mình trẻ lại trong ngày tựu trường của con,
tự hào khi các con của mình biết chăm sóc cho nhau để cha mẹ yên tâm
làm nhiệm vụ, tự hào khi các con quấn quýt bên cha, đầy yêu thương khi
được quạt cho con ngủ, được tới trường mẫu giáo đón con mỗi chiều, vui
phấp phới khi con vào đội. Đó cũng là cái tài để thu hút các em đọc, hiểu
và yêu hơn những vần thơ ông.
Rõ ràng, có sự khác biệt khá lớn về giọng điệu khi Huy Cận làm thơ
cho các em thiếu nhi. Có một sự tươi mới cuốn hút các em đến kì lạ. Bởi
thế, mặc dù mang những đặc trưng lịch sử rất riêng song trải qua trên dưới
nửa thế kỉ, thơ Huy Cận vẫn được trẻ em và cả những bậc làm cha làm mẹ
đón nhận với những tình cảm mến yêu.
Khi còn là thiếu nhi, bản thân tôi cũng đã dành rất nhiều tình cảm mến
yêu cho những bài thơ của Huy Cận viết cho lứa tuổi măng non. Xin được
trải lòng với những vần thơ ông viết như một cách thể hiện lòng biết ơn sâu
sắc tới một nhà thơ có cá tính sáng tạo độc đáo và những đóng góp to lớn
cho sự nghiệp văn học của dân tộc.


"Đọc bất cứ bài thơ viết cho thiếu nhi nào của Dương Thuấn ta
cũng bất ngờ vì một cái gì đó vừa rất trong sáng, đáng yêu, vừa ngồ
ngộ, vui vui lại được diễn đạt bằng cách nói dân tộc, độc đáo"- TS. Đỗ
Ngọc Thống.
Trong nền thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam, Dương Thuấn là nhà
thơ dân tộc thuộc thế hệ thứ ba đã thành danh. Anh viết cho nhiều đối
tượng khác nhau, nhưng đầu tiên là cho thiếu nhi. Từ tập thơ đầu tay Cưỡi
ngựa đi săn viết cho thiếu nhi năm 1991 được Hội Nhà văn Việt Nam tặng
giải A đến nay, anh đã lần lượt cho ra đời các tập thơ: Đi tìm bóng
núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và chích choè (1997), Hát với
sông Năng (2001), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ
(2005),Chia trứng công (2006), Lính Trường Sa thích đùa (2006), Soi bóng

vào tôi (2009), Trường ca Mười bảy khúc đảo ca (2002)… và các tập thơ
tiếng Tày: Lủc pjạ hết lùa (1995), Slíp nhỉ tua khoăn (2002)... Anh đã nhận
được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật. Năm 2010, Dương Thuấn là
nhà thơ dân tộc thiểu số đầu tiên cho ra đời tuyển tập thơ song ngữ Tày Việt dày 2.000 trang gồm ba tập, trong đó tập thứ ba là tập thơ dành riêng
cho thiếu nhi.
Là người con của núi cao rừng thẳm, những vần thơ của nhà thơ Tày
Dương Thuấn luôn mang đậm hơi thở của cuộc sống vùng cao, từ khung
cảnh thiên nhiên đến đời sống sinh hoạt, nếp cảm, nếp nghĩ của con người
nơi đây qua giọng thơ mộc mạc, tự nhiên nhưng cũng không kém phần bay
bổng, lãng mạn. Ở mảng thơ viết cho thiếu nhi ta thấy một Dương Thuấn
không lẫn với ai, hóm hỉnh thông minh, tự nhiên mà gần gũi. Những bài
thơ ấy mang đậm phong cách độc đáo, tài hoa, thể hiện sự sáng tạo của một
nhà thơ biết “Cầm dao tự phát lối cho mình”. Tuy nhiên việc nghiên cứu
về thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn đến nay vẫn chưa được quan


tâm đúng mức. Một số tác giả như Đỗ Ngọc Thống, Phạm Quang Trung,
Phạm Hổ. Trần Thuý Hằng… đã có những nhận xét đánh giá chung về nội
dung và nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn và bước đầu
đánh giá những đóng góp quý báu của nhà thơ cho nền văn học thiểu số
Việt Nam nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Trong đó có
những ý kiến điểm qua về hình ảnh thiên nhiên miền núi trong thơ viết cho
thiếu nhi của anh. Phùng Ngọc Diễn, Trần Thuý Hằng đã có bài giới thiệu
về hai tập thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn là: Đọc chia trứng công
của Dương Thuấn (Phùng Ngọc Diễn), Dương Thuấn và tập Thơ với tuổi
thơ (Trần Thuý Hằng). Chúng tôi chưa thấy bài viết nào nghiên cứu một
cách cụ thể, toàn diện về hình ảnh thiên nhiên miền núi trong thơ viết cho
thiếu nhi của Dương Thuấn. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa ý kiến của những
người đi trước, trong bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một cách
nhìn và những cảm nhận tương đối cụ thể, toàn diện về hình ảnh thiên

nhiên miền núi trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn.
Đối tượng khảo sát của chúng tôi là 4 tập thơ viết cho thiếu nhi của
Dương Thuấn: Cưỡi ngựa đi săn (NXB Kim Đồng, 1991), Bà lão và chích
choè (NXB Kim Đồng, 1997), Thơ với tuổi thơ (NXB Kim Đồng,
2005), Chia trứng công (NXB Hội nhà văn, 2006).
Trong hội thảo “Bàn về sáng tác thơ cho thiếu nhi” tại Hà Nội năm
1982. Nhà thơ Phạm Hổ cho rằng: “Thơ cho thiếu nhi nhất thiết phải có
hình tượng thiên nhiên. Theo tôi, thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp, bằng
chính cái đẹp thiên nhiên dạy cho ta yêu cái đẹp, bằng chính sự phong phú,
thiên nhiên gợi cho ta nên có cuộc sống phong phú về vật chất và tinh
thần.” Đúng như ý kiến của nhà thơ Phạm Hổ, các nhà thơ khi sáng tác cho
thiếu nhi luôn lấy thiên nhiên làm đề tài chính. Dương Thuấn cũng vậy,
trong bốn tập thơ viết cho thiếu nhi của anh, ta thấy anh đã dành một phần
lớn các bài thơ viết về hình ảnh thiên nhiên. Song thiên nhiên trong thơ
Dương Thuấn không phải là thiên nhiên nông thôn ở một vùng quê miền


xuôi, cũng không phải là thiên nhiên nơi phố phường thành thị, mà là thiên
nhiên miền núi. Đọc thơ anh, ta được sống trong bầu không khí rất riêng không khí của vùng rẻo cao sơn cước Việt Nam với bốn mùa hoa lá cỏ cây
và muôn loài muông thú mà nhiều loài cây quả, nhiều loài muông thú chỉ
có ở vùng núi rừng hoang sơ mới có. Thiên nhiên miền núi trong thơ
Dương Thuấn thật đẹp và thơ mộng, luôn gắn bó hài hoà với cuộc sống con
người. Thiên nhiên trong thơ Dương Thuấn được thể hiện ở ba phương diện
chính: Bức tranh bốn mùa, Thế giới cây quả, hoa lá và Thế giới loài vật.
Bức tranh bốn mùa
Nếu như tuổi thơ Việt Nam đã quen thuộc với bức tranh bốn mùa của
Võ Quảng và không quên những vần thơ dí dỏm của ông khi ví bốn mùa
như bốn người bạn chăm chỉ, đầy trách nhiệm, giữ gìn cho đất nước luôn
luôn mới mẻ, tươi đẹp.
“Thay ca đổi kíp

Đổi mới non sông
Xuân, hạ, thu, đông
Mỗi người một vẻ”
(Bốn người)
Thì Dương Thuấn trong tổng số gần 200 bài thơ viết cho thiếu nhi đã
có tới 22 bài thơ viết về bốn mùa. Có thể nói, trong các nhà thơ viết cho
thiếu nhi, Dương Thuấn là một trong những nhà thơ viết nhiều nhất về bốn
mùa và các bài thơ ấy cũng rất đặc sắc. Ưu ái nhất là mùa xuân với 13
bài: Xuân gì, Theo mùa xuân đi, Mồng một tết, Chim lửa trời báo tết, Tảo
mộ, Bài ca mùa xuân, Bồ khai, Trên đường mùa xuân, Ở đảo đón xuân,
Buôn em mùa xuân, Thác Đămbri mùa xuân, Xuân mưa bụi, Xuân đến.
Mùa hạ được miêu tả trong bốn bài: Mùa hạ bên non, Tháng sáu, Tháng
bảy, Vào hè. Mùa thu hiện bóng trong bốn bài: Cô giáo bản, Xôi đài hái,
Thu, Năm mới đến trường. Mùa đông xuất hiện trong một bài: Mùa đông.


Mùa xuân ở rẻo cao làm say đắm lòng người bởi một màu xanh ngút
ngàn của cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Và trên nền của màu xanh đại
ngàn ấy, trăm hoa đua nở, khoe sắc, khoe hương. Đó là những rừng đào rực
hồng, rừng ban, rừng mơ hoa nở trắng muốt:
"Hoa đào nở thắm rồi
Rừng hoa ban nở trắng
Dậy ra núi cùng chơi
Mùa xuân đã đến rồi"
(Bài ca mùa xuân - Cưỡi ngựa đi săn)
Mùa xuân không chỉ nhuộm sắc màu tươi trẻ cho đất trời Việt Bắc mà
còn là chiếc áo biến hình thổi phồng sức sống cho cỏ cây hoa lá. Đây là quá
trình vươn ra thành chồi của chiếc mầm xinh khi xuân về:
“Suốt mùa đông lạnh giá
Chồi nhú trong nách cây

...
Sớm nay mùa xuân đến
Nghe mưa bay nhè nhẹ
Chồi non bừng mở mắt
Nậy vỏ ra, xinh thay”
(Chồi - Thơ với tuổi thơ)
Mùa hè ở miền núi thật khó quên với những cơn mưa rừng, suối lũ
"Tháng sáu mưa ngàn, Bất ngờ cơn suối lũ" (Tháng sáu) và sau những cơn
mưa ấy măng vầu, măng trúc cựa mình vút khỏi mặt đất:
“Măng vầu cởi áo
Mở lá cánh ve
Ông trời thở phè
Bay từng phoi lửa
Ông sấm ra cửa
Tập súng trên cao”


(Vào hè - Cưỡi ngựa đi săn)
Mùa thu trong thơ xưa nay thường mang đến một nỗi buồn man mác,
dịu nhẹ trong lòng người. Nhưng trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương
Thuấn thì mùa thu lại đem đến cho các em tâm trạng rộn ràng, náo nức. Đó
là tâm trạng của các em nhỏ trong mùa tựu trường. Và dòng sông, con suối
đầu nguồn nơi các em phải vượt qua khi đến lớp cũng không còn cuồn
cuộn dâng nước đục ngầu như mùa hè nữa mà giờ đây nó trở nên hiền hoà,
trong xanh như sắc lá:
“Đêm qua trời hiu hiu gió
Sớm ra lành lạnh hơi người
Suối thu sắc xanh như lá
Một năm học mới đến rồi”
(Cô giáo bản - Chia trứng công)

Mùa đông ở miền núi sương muối lạnh buốt thấu xương nhưng trong
lòng các em mùa đông luôn được đón đợi, không đáng sợ bởi các em luôn
cảm thấy hơi ấm của tình cảm gia đình đã xua tan tất cả. Thật ấn tượng và
thân quen biết bao những tối mùa đông cả gia đình quây quần bên bếp lửa
hồng trong nhà sàn vừa sưởi ấm, vừa chuyện trò rôm rả, vừa nghe tiếng
ngô nếp nướng lép bép thật vui tai.
“Mùa đông vừa mới đến chiều nay
Tối cả nhà quay mặt vào bếp lửa
Nghe vui tai hạt ngô nướng nổ
Gió vuốt cành lê buốt rợn người”
(Mùa đông - Chia trứng công)
Qua những bài thơ trên ta thấy cảnh sắc bốn mùa đều được Dương
Thuấn miêu tả, thâu tóm trong những khoảnh khắc đẹp nhất, điển hình
nhất. Bốn mùa trong năm, mùa nào cũng đáng nhớ cũng có những nét riêng
độc đáo, đáng yêu luôn được mọi người mong đợi, đón chờ. Nhà thơ đã


đem đến cho các độc giả nhỏ tuổi bức tranh bốn mùa thật thơ mộng và đậm
đà phong vị vùng cao.
Thế giới cây, quả, hoa, lá
Trong thơ Dương Thuấn có cả một vườn bách thảo mà em nhỏ miền
núi nào cũng yêu thích. Vườn thơ Dương Thuấn xuất hiện thật phong phú,
đa dạng các loài cây, quả, hoa, lá. Nếu nhà thơ Phạm Hổ có cả một tập thơ
viết về cây cối - Tập thơ Bạn trong vườn quen thuộc với thiếu nhi ở miền
xuôi thì nhà thơ Dương Thuấn lại dành nhiều tâm huyết giới thiệu với trẻ
thơ, nhất là trẻ thơ miền núi muôn loài cây, quả, hoa, lá mà nhiều loài chỉ ở
miền núi mới có. Đó là những bài thơ: Hoa mơ, Hoa lê, Bjoóc mạ, Hạt dẻ,
Cây sau sau, Cây sui, Bứa, Xổ, Gắm, Bồ khai, Núc nác, Mùa hoa chít nở,
Hồng sinh con, Mong dưa chín, Cây tre, Chuối rừng…
Tác giả viết về các loài cây, quả, hoa, lá ấy với một niềm say mê hào

hứng. Loài cây quả nào cũng được nhà thơ khai thác ở khía cạnh riêng độc
đáo và khám phá ra vẻ đẹp giàu chất thơ của nó. Đó là cây xổ được nhân
hoá như một cụ già lụ khụ đứng bên khe suối vậy mà vẫn khiến người ta
ngạc nhiên vì “ra nhiều quả ghê”, là cây sui, cây sau sau cổ thụ - nhân
chứng lịch sử chứng kiến bao vui buồn của bản làng:
“Đứng bên sườn núi
Trăm năm chẳng nói cùng ai
Đi xa bản ai ai cũng nhớ
Trẻ con nhớ mùa chim làm tổ
Người lớn nhớ mùa lá non”
(Cây sau sau - Chia trứng công)
Là quả núc nác với sức sống mãnh liệt, mặc nắng táp, gió giật vẫn neo
chắc trên ngọn cây:
“Mặc cho nắng táp
Mặc cho gió xoay
To bằng bàn tay


Dài như lưỡi mác”
(Núc nác - Chia trứng công )
Hình ảnh quả cây núc nác là một ẩn dụ chỉ tính cách và sức sống kiên
cường vững vàng của người miền núi. Trong thế giới thiên nhiên vùng cao,
độc giả luôn yêu thích khi đọc các bài thơ Dương Thuấn viết về các loài
hoa: hoa mơ, hoa chít, hoa lê…
Hoa lê thì “Như một đàn bướm trắng, Đến đậu ở quanh nhà". Hoa mơ
thì: “Bông nở thành chiếc khuy, Cài áo mây trắng xoá”. Hình ảnh hoa lê
như "đàn bướm trắng" và hoa mơ như "chiếc khuy cài áo mây" thật thơ
mộng. Dương Thuấn đã chú ý học hỏi lối nói giàu hình ảnh so sánh ví von
của người Tày quê anh vì thế hình ảnh thiên nhiên trong thơ anh vừa gần
gũi, mặn mà vừa có giá trị trực cảm mạnh mẽ, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.

Ở mỗi loài cây quả, hoa lá tác giả đều giới thiệu cho các em về đặc
điểm riêng của chúng, công dụng của chúng và đặc biệt trong mắt nhà thơ
cây nào cũng quý, loài hoa nào cũng đẹp. Không có loại cây, quả, hoa lá
nào xấu hay vô dụng, kể cả bjóoc mạ khi nhiều người chê “giống chiếc váy
sờn”, “giống tà ma quỷ độc” nhưng nhà thơ vẫn yêu quý và phát hiện ra vẻ
đẹp của nó:
“Hãy cứ nở đi bjoóc mạ ơi
Dù ai chê bjoóc mạ vẫn thế
Vẫn đẹp trong mắt ai thấy đẹp
Vẫn say trong lòng ai mê say”
(Bjoóc mạ - Chia trứng công)
Mỗi loài cây quả, hoa lá đều dâng hương thơm quả ngọt và màu xanh
cho cuộc sống. Để có được điều ấy nhiều loài cây phải chịu “đau đớn",
"thiệt thòi” như cây hồng:
“Sau mùa hái quả
Chém đứt rễ hồng
Từ vết nhựa ứ


Mọc lên cây mầm”
(Hồng sinh con - Chia trứng công)
Hay cây tre núi, sau một lần trổ hoa “Tung muôn hạt đi xa, rồi cả rừng
chết đứng”
Nhìn chung, những bài thơ viết về cây cỏ, hoa lá đã cho ta thấy một
hồn thơ dạt dào cảm xúc của Dương Thuấn. Đó chính là món ăn tinh thần
quý giá mà nhà thơ đã trân trọng mang tới không chỉ bồi dưỡng cho tâm
hồn thêm phong phú mà còn giáo dục các em tình yêu thiên nhiên đất nước
và ý thức giữ gìn bảo tồn môi trường thiên nhiên, bảo vệ màu xanh cho đại
ngàn Việt Bắc.
Thế giới loài vật

Cùng với thế giới cây quả, hoa lá nhà thơ Dương Thuấn cũng viết
nhiều về thế giới loài vật. Ở một đề tài cũ nhưng Dương Thuấn đã đánh
thức được những cảm nhận mới, những hình dung mới về loài vật. Và đằng
sau đó là những tấm lòng trẻ thơ yêu loài vật và khát khao khám phá thế
giới xung quanh mình. Viết về các loài vật, Dương Thuấn cũng có tới 32
bài thơ miêu tả về đặc điểm hình dáng, đời sống sinh hoạt, tình cảm của
loài vật. Đó là các bài: Chèo bẻo, Sâu róm, Những con sâu cơi, Những con
sóc, Con rết vua, Cá thần, Đuổi quạ, Hươu con, Bầy khỉ tắm, Ngựa đen
ngựa đỏ, Nòng nọc, Rùa bị câm, Gà nhà, Chú ngựa hồng, Ngựa đơn, Con
nhím, Thầy mèo, Không còn là ngựa con, Chuyện của cún con, Chim từ
quy, Con gấu, Chú ếch ăn trăng, Sủa bóng, Quạ đen quạ khoang, Anh em
chuột, Săn lợn lòi, Chuột và trâu, Nai con, Còng gió, Xấu hổ, Con sóc, Bà
lão và chích choè.
Tất cả họp lại như một khu bảo tồn động vật hoang dã thật phong phú,
ngộ nghĩnh đáng yêu mà nhiều loài vật cũng chỉ ở miền núi mới có. Viết
riêng cho lứa tuổi nhi đồng nhà thơ đã dùng một lối nói dí dỏm với nghệ
thuật nhân hoá quen thuộc. Đây là chú hươu con láu lỉnh chữa thẹn vì
không ăn được quả trám đen tít trên cao “Ta chẳng thèm ăn đâu, Quả trám


đen chua lắm” (Hươu con). Chú ếch thích trời mưa để được nằm dài ca hát
nên ếch ta nghĩ rằng “Ăn hết trăng sao, Cho trời tối lại, Thành cơn mưa
rào” (Chú ếch ăn trăng). Một bầy khỉ rủ nhau ra suối tắm, khỉ mẹ kì lưng
cho khỉ con là hình ảnh gợi lên biết bao nhiêu tình mẹ con yêu thương trìu
mến:
“Một bầy khỉ rất đông
Rủ nhau ra suối tắm
Khỉ con ngồi yên lặng
Cho khỉ mẹ kì lưng”
(Bầy khỉ tắm - Chia trứng công)

Ở một số bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu cho các em về đặc điểm ngoại
hình, đặc tính hoạt động của các loài vật. Đó là những con sâu róm đen xì,
gớm ghiếc, những con sâu cơi to bằng ngón tay “cặp mắt nổi vằn xanh vằn
đỏ” dữ tợn, những con chim chèo bẻo dũng mãnh “thắng diều hâu” bảo vệ
đàn vịt trời… con xấu hổ thì đúng như tên của nó “Mỗi khi thấy người, Tay
che kín mặt, Xấu hổ nhất đời”, con sóc thì cặp mắt nhỏ đen láy như hạt
đậu, mồm luôn kêu “tắc tắc” nhanh thoăn thoắt “Lựa quả chín qủa
xanh”… Mỗi loài vật lại có một thói quen riêng khi ngủ:
“Cá dưới vực sâu
Vừa bơi vừa ngủ
Con ngựa ở tàu
Suốt đời đứng ngủ
Con chim đậu vững
Ngủ trên ngọn cây
Con dơi ngủ ngày
Chân treo vòm đá”
(Đi ngủ - Chia trứng công)
Đúng như Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống đã cảm nhận: "Đọc bất cứ bài thơ
viết cho thiếu nhi nào của Dương Thuấn ta cũng bất ngờ vì một cái gì đó


vừa rất trong sáng, đáng yêu, vừa ngồ ngộ, vui vui lại được diễn đạt bằng
cách nói dân tộc, độc đáo". Đó phải chăng là Dương Thuấn đã biết hoà
mình vào thế giới của trẻ, nhìn bằng con mắt của trẻ, nghĩ bằng cách nghĩ
của trẻ một cách tự nhiên nhất.
Tóm lại, hình ảnh thiên nhiên miền núi trong thơ viết cho thiếu nhi của
Dương Thuấn thật phong phú, đa dạng, đầy sức sống, tràn ngập màu sắc,
hương thơm của các loại cây qủa hoa lá. Rộn rã âm thanh của các loài chim
chóc muông thú và mang đậm đặc điểm của vùng rẻo cao. Thiên nhiên đẹp,
thơ mộng nhưng cũng còn hoang dã và nó luôn hiện hữu, gắn bó chan hoà

với cuộc sống con người. Với một giọng thơ khi thủ thỉ tâm tình, lúc hóm
hỉnh tinh nghịch, với một hệ thống từ ngữ mộc mạc giản dị như cách nói,
cách nghĩ của người miền núi cùng với những thủ pháp nghệ thuật nhân
hoá, so sánh… anh đã tạo nên những hình ảnh thơ có giá trị trực cảm và rất
giàu biểu tượng gần gũi với lứa tuổi trẻ thơ, nên thơ anh đã chiếm được sự
yêu quý thật sự của các em. Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn đã
góp phần khẳng định vị trí của anh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam
nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. Những bài thơ nhỏ xinh ấy vừa thể
hiện tài năng và nét riêng độc đáo của nhà thơ, vừa đem đến cho độc giả
những bài học nhân sinh sâu sắc./.


* Lã Thị Bắc Lý (*): Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn
MỞ ĐẦU
Văn học thiếu nhi Việt Nam kể từ thời kì Đổi mới (1986) đã phát triển phong phú,
đa dạng về đề tài, thể loại và thực sự đã có những kết tinh nghệ thuật, những thành
tựu đáng ghi nhận. Mảng đề tài viết về miền núi, nếu trước kia ít được quan tâm và
mới chỉ xuất hiện những tác phẩm rải rác, chủ yếu là truyện viết về miền núi kháng
chiến, ví dụ Hai làng Tà phình và Động Hía của Bắc Thôn; Kim Đồng, Vừ A Dính
của Tô Hoài… thì tới giai đoạn này đã được quan tâm với sự xuất hiện của hàng
loạt tác phẩm viết về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như Chú bé thổi khèn
của Quách Liêu, Một lớp trưởng khác thường của Lương Tố Nga, Truyền thuyết
trong mây của Đào Hữu Phương, Kỉ vật cuối cùng của Hà Lâm Kì, Chân trời mở
rộng của Đoàn Lư,Đường về với Mẹ Chữ của Vi Hồng, Đồi sói hú của Nguyễn
Quỳnh…, và đặc biệt là Dương Thuấn- một mình chiếm lĩnh một sân thơ. Năm
1992, anh trình làng bằng tập thơ Cưỡi ngựa đi săn được tặng giải A Giải thưởng
Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam . Từ bấy đến nay, Dương Thuấn vẫn
cần mẫn làm giàu thêm, đẹp thêm những sáng tác của mình. Thực ra, mảng thơ viết
cho thiếu nhi chỉ là một phần trong sự nghiệp khá đồ sộ của anh hơn hai mươi năm
qua. Nhưng dù viết cho người lớn hay viết cho trẻ em, thì thơ anh vẫn là những trăn

trở, những khúc ca rạo rực mê say về quê hương.
NỘI DUNG
1. Sinh ra và lớn lên ở xứ Tày- Bắc Kạn, yêu hồn nhiên và đắm đuối từ khung cảnh
thiên nhiên đến cuộc sống giản dị, đơn sơ của con người vùng cao, Dương Thuấn
giới thiệu về quê mình một cách đầy tự hào:
Có sông Năng men quanh núi biếc
Có hồ Ba Bể nước chảy ngược ra sông
Có bản Hon nhà sàn bốn mái đẹp như tranh…
Đó còn là cỏ cây hoa trái muôn sắc màu, là tiếng suối reo, là hòn sỏi thần kì, là tiếng
hò săn bắn, là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là những phong tục tập quán,


những huyền thoại làm mê đắm lòng người. Trong những vần thơ viết cho người
lớn, Dương Thuấn cũng không ít lần hồn nhiên thốt lên:
Kìa thảo nguyên đẹp là thế
Em ơi, sao em chưa ra xem đi
Hoa dại nở khắp triền đồi thắm đỏ
Ngựa ngồi nửa yên còn một nửa chờ em…
Thơ Dương Thuấn đã dựng nên một không gian rộng lớn, vừa hùng vĩ vừa lãng
mạn; vừa xa xôi lại vừa rất đỗi gần gũi, thân thương và quyến rũ. Đó chính là nguồn
cảm hứng vô tận trong thơ anh. Anh giới thiệu về quê mình bằng một thứ ngôn ngữ
thật giản dị, nhưng đó lại chính là Khúc ca ngân mãi trong lòng người:
Quê mình
Nằm gối hoa lau
Đắp chăn bông gạo
Quả đứng chờ người hái…
Ở vùng quê ấy, con người được sống hồn nhiên, vô tư trong sự bao bọc, vỗ về của
thiên nhiên, trong cái đẹp vô biên của trời đất- Người và cảnh, cảnh và người giao
hòa, quấn quýt với nhau trong một tình yêu bất tận:
Nơi đó chỉ có mây và suối

Người ngủ cùng mặt trăng
(Mách với trẻ con)
Bay bay
Đâu đâu cũng thấy
Sớm xuân tha hồ chơi bắt sương
(Bắt sương)
Người đi trong mây gió
Trăng xuống chơi trên cỏ
Sao trẩy về bản sâu
(Cao Bằng)
Lên Mã Pí Lèng


Bạn sẽ nhìn thấy
Trăng rất gần thôi
Một bàn tay vẫy
Đụng tới trăng rồi
(Trăng Mã Pí Lèng)
Cảm hứng bao trùm trong những vần thơ anh viết cho con trẻ là niềm tự hào và tình
yêu tha thiết với bản Hon, với núi rừng Bắc Kạn. Và anh đã thể hiện tình yêu đó
trong khát vọng được giãi bày, được mong muốn giới thiệu quê hương với bè bạn;
trong lời mời mọc chân tình mà quyến rũ:
Bản Chờ Hoa đang chờ
Trẻ con ơi đến chơi
Đường lên là đi mây về gió
(Mách với trẻ con)
Đây như là huyền thoại
Đây như là trong mơ
Đây quê hương cổ tích
Bạn lên Bản Hon nhé

Hoa mơ trắng đang chờ
(Hoa mơ)
Miền sơn cước ấy không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp hồn nhiên, rực rỡ mà còn hấp dẫn
bởi những sản vật địa phương lạ và quý như Nhót, Hạt dẻ, Gắm,Xổ, Bồ khai, Núc
nác, Cây sui, Chuối rừng, quả ngõa, quả vối, quả mác mật, quả mắt chài… Dường
như từng góc núi, mỏm đá, từng con suối, lối đi đều thấm hồn tác giả, ăm ắp tâm
trạng. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp kín đáo và thuần khiết. Dương Thuấn đã làm sống
dậy cả một nền văn hóa Tày cùng bề dày lịch sử bằng những câu chuyện cổ tích,
những huyền thoại với tất cả sự sinh động, hiện hữu, vừa chân thực, vừa gợi cảm
khi Xuân đến, Vào hè, Tháng ba,Tháng bảy v.v… với vị Nếp nương vừa dẻo vừa
ngon của món Xôi đài hái; với những Tiếng mõ, Tiếng khèn, Tiếng lượn, Lời ru;
những trò chơi truyền thống như Tung còn, Đánh yến, Chơi quay; những cuộc Cưỡi


ngựa đi săn,Đuổi quạ, Bắt trăn v.v…và đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng của người
Tày nhưTín ngưỡng mẹ Hoa, Lễ bán tháng, Chợ phiên, Lễ hội lồng tồng v.v… Quả
thật:
Ai chưa lên Cao Bằng
Chưa thể biết được đâu…
(Cao Bằng)
2. Từ bản Hon nhỏ bé mà nên thơ, Dương Thuấn đã đến với nhiều miền quê khác để
sống và trải nghiệm, để hiểu thêm về nguồn cội với những phong tục tập quán,
những thảo nguyên rực rỡ nắng và hoa, những con người nhòe lẫn với thiên nhiên…
Nhìn về, quê hương xa mờ trong nỗi nhớ, nhưng có lẽ cũng chính vì thế mà kỉ niệm
dường như lại càng rõ hơn:
Những em bé xứ mây
Tóc nâu
Da thơm mùi cỏ
Chạy đuổi theo trăng
Trăng chạy xuống nước

Cả lũ đứng cười ha hả
Những bà mẹ đem gạo ra giã
Hỏi nhau gạo đã giã mấy giăng
Những bà mẹ thì đi giày vải
Các em chạy bằng gót chân trần
Các em vẫn đuổi trăng trên thảm cỏ….
(Những em bé xứ mây)
Mấy chục năm xa quê hương, cũng là ngần ấy năm nung nấu nỗi nhớ quê nhà. Thi
thoảng, có dịp trở về thăm quê, những cảm xúc thăm thẳm lại ùa về:
Đi lâu lâu
Về muốn nhìn lâu lâu
Cái cầu thang có dấu chân của mẹ
(Về bản)


Cái cầu thang bình dị, thân quen mà có sức gợi thật lớn bởi nó “có dấu chân của
mẹ”, nó gắn liền với những kỉ niệm ấu thơ, nó nuôi dưỡng hồn thơ anh mỗi ngày, để
từ đó, Dương Thuấn cần mẫn gùi từng viên đá sỏi xây lên tòa lâu đài thơ của mình.
Tuyển tập Dương Thuấn, (3 tập- Riêng tập 3 dành cho thiếu nhi), xuất bản song ngữ
Tày- Kinh (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010) đánh dấu một chặng đường sáng tác
của anh. Không phải Dương Thuấn tự dịch thơ của mình mà là anh sáng tác- sáng
tác bằng cả hai ngôn ngữ- tiếng mẹ đẻ của anh: Tiếng mẹ đẻ thứ nhất -Tiếng Tày, và
Tiếng mẹ đẻ thứ hai- Tiếng Kinh. Anh tâm sự : “Tôi làm thơ bằng cả hai thứ tiếng:
Tày và Kinh. Khi viết bằng tiếng Tày, tôi không nghĩ là chỉ viết cho người Tày đọc,
hoặc khi viết bằng tiếng Kinh, tôi cũng không nghĩ chỉ viết cho người Kinh đọc”.
Mong muốn của anh là giới thiệu được thật nhiều hình ảnh của quê hương và văn
hóa dân tộc tới mọi người. Anh vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình với đầy khát
vọng, đam mê và niềm tin, như anh từng bộc lộ:
Thuở bé tôi cứ tin
Sẽ có ngày núi mọc thêm một ngọn

Sẽ có ngày chim phượng lại bay về
Tôi yêu chín mươi chín ngọn núi
Âm thầm tôi đợi một ngày kia…
3. Với mong muốn giới thiệu được thật nhiều hình ảnh của quê hương và văn hóa
dân tộc tới mọi người, Dương Thuấn đã vận dụng tới mức tối đa những chất liệu
riêng biệt của vùng quê văn hóa Tày để làm nên một thế giới nghệ thuật sinh động
và độc đáo.
Những hình tượng nghệ thuật trong thơ anh, từ hình tượng con người đến hình
tượng thiên nhiên đều mang những nét điển hình của vùng Tày Bắc Kạn. Đó là
Những bà mẹ xứ Mây, Những em bé xứ Mây, những chàng trai, cô gái xứ Mây; là
cuộc sống vùng sơn cước giản dị mà huyền bí:
Có lần bị bụi rơi vào mắt
Bà lại bảo đem chổi làm gối


Lúc ngủ say chổi sẽ quét bụi đi
(Chổi rơm thần kì)
Đi đường chân mỏi
Đem sỏi lên nghe
Thì chân sẽ khỏe
(Hòn sỏi thần kì)…
Đó là dòng sông, ngọn núi, thảo nguyên bốn mùa hoang sơ, kì ảo; là bản làng quanh
năm thơm mùi nếp nương, bắp bãi; là ngất ngây tiếng cười và men rượu trong
những Chợ phiên, những Lễ hội Lồng tồng, những rằmTháng bảy, những tết Trung
thu… say người, say cảnh…
Cưỡi ngựa
Đạp mây Bay
Tàn sao rơi như lửa…
Dương Thuấn tâm sự, lần đầu tiên được giao lưu văn hóa ở Washington , anh đã đọc
những bài thơ bằng tiếng Tày và hát then bằng tiếng Tày. Khi đọc xong, anh vô

cùng cảm kích vì nhận thấy sự tán thưởng thích thú của mọi người. Vậy là, từ bản
Hon bé nhỏ, anh đã hòa nhập vào thế giới. Ngôn ngữ Tày, văn hóa Tày của anh đã
tới được những miền đất xa xôi nhất, văn minh và hiện đại nhất trên hành tinh. Đó
cũng chính là một động lực để anh trân trọng và mãi gìn giữ chất liệu trong sáng tác
của mình. Ngôn ngữ Tày, ngôn ngữ Kinh hòa nhập trong tư duy duy cảm mà đầy
triết lí sâu xa của Dương Thuấn. Anh khai thác nhiều mô típ dân gian quen thuộc và
làm mới những huyền thoại đó bằng chính cái nhìn vừa lãng mạn, bay bổng lại vừa
hiện thực, sắc sảo của mình (Sự tích hồ Ba Bể, Cóc thắng trời, Hạt thóc, Cái kiềng,
Anh em chuột, Chim cú và mèo…), bởi hơn ai hết, Dương Thuấn rất hiểu vùng quê
của mình:
Đất không cho bạc
Trời không cho của
Phải rơi giọt mồ hôi mới có ăn…
KẾT LUẬN


Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn- Khúc ca cao nguyên đã ngân lên hơn hai
chục năm qua và vẫn đang còn tiếp tục ngân vang, ngân xa, làm đẹp cho văn học
thiếu nhi, văn học nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khoa Điềm, Đọc Dương Thuấn, Lời giới thiệu Tuyển tập Dương Thuấn
(Tập 3), NXB Hội Nhà văn, 2010
2. Vân Long, Thay lời tựa, Lời giới thiệu Tuyển tập Dương Thuấn (Tập 2), NXB
Hội Nhà văn, 2010
3. Chu Văn Sơn, Khu vườn thiếu nhi của chú Dương Thuấn, Lời giới thiệuTuyển
tập Dương Thuấn (Tập 3), NXB Hội Nhà văn, 2010
4. Dương Thuấn, Tuyển tập Dương Thuấn (3 tập), NXB Hội Nhà văn, 2010.


THƠ VIẾT VỀ THIẾU NHI TRONG TẬP PHỒN TINH

CỦA NỮ SĨ BĂNG TÂM

Ths. Lê Huỳnh Diệu
Băng Tâm là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Trung Quốc
giai đoạn đầu hiện đại hóa văn học và trong suốt thế kỷ XX. Tác phẩm của
bà được biên dịch ở nhiều nước và luôn đạt được sự tán thưởng của độc
giả. Ảnh hưởng văn chương siêu việt của bà lan tỏa khắp thế giới. Thế
nhưng ở Việt Nam, ngoài vài nét về tác giả và thơ Băng Tâm trong Lược sử
văn học hiện đại Trung Quốc NXB Sự thật, HN,1958) của GS. Đặng Thai
Mai. và bài viết cùa GS. Trần Đình Sử (Thơ Băng Tâm. Tạp chí Văn học
nước ngoài số 5.1977) (dẫn lại theo Tham luận của Phùng Hoài Ngọc),
năm 2010 mới có thêm công trình nghiên cứu và biên dịch của Ths. Phùng
Hoài Ngọc, trường Đại học An Giang. Ông đã phiên dịch toàn bộ tập
thơ Phồn tinh(Chùm sao) và giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn
chương của nữ sĩ Băng Tâm. Bài nghiên cứu sau đây kế thừa thành quả từ
tập thơ đã được Phùng Hoài Ngọc biên dịch và thẩm định, thông qua Hội
đồng Khoa học của trường Đại học An Giang. Người viết đặc biệt đi vào
phân tích một vài hình tượng tiêu biểu của mảng thơ viết về các chủ
đề “mẫu ái”, “đồng tâm”, thể hiện tâm tình yêu thương trẻ em, thanh
thiếu niên.
Để tiếp cận, khám phá hình tượng nghệ thuật trong thơ Băng Tâm rất
cần tìm hiểu qua về tác giả và đặc điểm thi ca của nữ sĩ.
1.

Về cuộc đời, sự nghiệp của nữ sĩ Băng Tâm và tập thơ Phồn

tinh.
1.1 Tác giả
Bà tên thật là Tạ Uyển Oánh, quê quán ở Trường Lạc, Phúc Châu, tỉnh
Phúc Kiến. Sinh ngày 05/10/1900 và tạ thế tại Bắc Kinh ngày 28/02/1999.



Xuất thân từ một gia đình quan chức hải quân có tư tưởng duy tân.
Cha từng tham gia trận hải chiến Giáp Ngọ, giữ chức Khai biện hải quân
học giáo bính xuất (giáo trưởng ở Yên Đài, Sơn Đông). Hình ảnh người cha
anh hùng và đất trời biển cả đại dương, cùng hồi ức tuổi thơ theo cha sống
ở nhiều vùng biển luôn ảnh hưởng sâu đậm, đào luyện tính cách, mở rộng
tâm hồn, trở thành một ám ảnh, một thi pháp trong thơ ca Băng Tâm mãi về
sau.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành văn học, đạt học bỗng về thành tích
ưu hạng tại Wellesley College, và tiếp tục nhận học vị Thạc sĩ ở Hoa Kỳ,
năm 1926 Băng Tâm về nước, trở thành giảng viên cho nhiều trường Đại
học, đồng thời cho xuất bản nhiều tản văn, tiểu thuyết; là một trong những
cây bút viết tản văn, đoản thi cho thiếu nhi sớm nhất ở Trung Quốc. Năm
1936 bà theo chồng là Ngô Văn Tảo, một nhà xã hội học, thực hiện thăm
viếng và đàm luận về “Văn học và Trung Quốc” ở nhiều nước như Nhật
Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ý, Đức, Liên Xô… Năm 1938, bà cùng chồng
tham gia kháng chiến, qua Thượng Hải, Hương Cảng, Côn Minh, Trùng
Khánh… trải qua bao khốn khổ trong chiến tranh cùng đất nước và dân tộc.
Sau kháng chiến, năm 1946, bà trở thành nữ giáo sư giảng dạy giáo
trình “Trung-Nhật tân văn học” tại Nhật Bản, cùng Ngô Văn Tảo hoạt động
xây dựng quan hệ giao lưu với Trung Quốc ở hải ngoại, tích cực hoạt động
vì hòa bình tiến bộ, đoàn kết các nước.
1951, bà trở về Bắc Kinh, tập trung hoạt động giao lưu quốc tế và dồn
sức xây dựng một nền văn hóa Trung Hoa hiện đại. Bà cần cù dịch thuật,
cho xuất bản nhiều tản văn, tiểu thuyết… Các tập Tiểu kết đăng (Cây đèn
trái quất nhỏ); Anh nữ tán (Ngợi ca hoa anh đào); Thập tuể tiểutrát (Ghi
chép đi nhặt lúa)… thể hiện chất văn tao nhã mới mẻ, được công luận yêu
thích, lưu truyền. Trong cuộc “đại cách mạng văn hóa vô sản” gia đình bà
chịu chung số phận đắng cay của nhiều trí thức tài ba bị bọn tạo phản phê

đấu, bức hại, buộc “lao động cải tạo” và bị tịch thu gia sản.


Suốt 10 năm “văn cách” động loạn, chính đảng khủng hoảng, Băng
Tâm vẫn giữ quan hệ mật thiết với tổ chức Đảng cùng nhân dân chia sẻ bao
hoạn nạn. Tản văn Ấn tượng thế kỷ đã đề cao Tổ quốc, bày tỏ lòng yêu
nước thiết tha, tấm lòng sắt son thủy chung trọn đời của nữ sĩ với đất nước,
nhân dân.
Tháng 12/1992, hội Nghệ thuật Băng Tâm tại Phúc Châu (quê nhà của
bà) do nhà văn Kim Ba làm hội trưởng được thành lập, nhằm quảng bá tác
phẩm và tư tưởng nghệ thuật Băng Tâm. Văn liên hội tỉnh Phúc Kiến thành
lập Băng Tâm văn học quán tại cố hương của nữ sĩ, thường xuyên tổ chức
triển lãm, hội thảo về văn nghiệp và tác phẩm văn học của Băng Tâm. Giải
thưởng Văn học thiếu nhi mang tên Băng Tâm được tiến hành ở Trung
Quốc từ năm 1990.
Sự nghiệp sáng tác của Băng Tâm có thể chia ra làm 2 giai đoạn trước
và sau “cách mạng văn hóa”. Thời kỳ sau phiên họp toàn thể của Đảng
cộng sản Trung Quốc khóa 11, đất nước bước sang trang lịch sử mới, Băng
Tâm hăng hái bước vào cao trào sáng tác thứ 2 đầy kì tích, vượt lên bệnh
tật, tuổi già với câu nói bất hủ: Cuộc sống bắt đầu từ năm 80 tuổi. Thời kỳ
sáng tác về sau, trong sự trải nghiệm sâu sắc, tác phẩm của bà đạt tới cột
mốc mới (cảnh giới), phong phú về số lượng, nội dung và cả phong cách
độc đáo.
Suốt 75 năm cầm bút bà để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ.
Bên cạnh các tác phẩm tản văn, tiểu thuyết, thi ca viết cho người lớn và
thiếu nhi, bà còn đóng góp rất lớn về dịch thuật và nghiên cứu phê bình,
bàn luận phương pháp sáng tác văn học. Các tập thơ và tuyển tập kịch dịch
của Rabindranath Tagore đều được xem là tác phẩm văn học phiên dịch
tinh tế. Một số giải thưởng tiêu biểu :
Truyện ngắn Không sào (Tổ chim trống rỗng) được giải thưởng

truyện ngắn xuất sắc toàn quốc năm 1980.


Dịch thuật các tác phẩm của Liban: Tiên tri, Cát và bọt của Kahlil
Gibran. Năm 1995, Băng Tâm được tổng thống nước Cộng hòa Liban trao
tặng huân chương Tuyết Tùng…
1.2

Tập thơ Phồn tinh và đặc điểm thi ca Băng Tâm.

Băng Tâm đặc biệt yêu thích và chịu ảnh hưởng thơ của Rabindranath
Tagore và thơ haiku Nhật Bản.
Tham gia Hội nghiên cứu văn học năm 1921, Băng Tâm viết đoản thi
đăng trên Thần báo, ở mục Tân văn nghệ. Hai tập thơ Phồn tinh (Chùm
sao) và Xuân thủy (Nước mùa xuân) xuất bản năm 1923 có thể xem là các
tuyển tập thơ đầu tay tập hợp tất cả các đoản thi nói trên.Phồn tinh gồm
164 bài và Xuân thủy gồm 211 bài. Các bài thơ trong 2 tập này đều không
đặt tựa mà chỉ đánh số thứ tự. Đây là các tác phẩm tiêu biểu cho thời kì đầu
sáng tác của Băng Tâm, mang tính chất khởi động của thơ Mới, xuất hiện
trào lưu viết “tiểu thi” trên thi đàn Trung Quốc những năm 1920.
Như đã nêu trên, thi ca Băng Tâm nhìn chung chịu ảnh hưởng của thi
hào Tagore và thơ haiku, thể hiện sự giao thoa sớm nhất với nghệ thuật
phương Tây về hình thức ngôn ngữ thơ và cả tư duy nghệ thuật. Thơ của nữ
sĩ nói nhiều đến tình cảm, quan hệ gia đình, đặc biệt ca ngợi trẻ em, tình
yêu mẹ cha và miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ; thể hiện sự đồng
cảm, đồng điệu của tâm hồn nhi nữ với xã hội, con người. Cùng với ý thức
nữ quyền nổi bật ở thời kỳ sau cách mạng, khát vọng vượt thoát ra khỏi
những rào cản của xã hội phong kiến đã mang đến cho thơ Băng Tâm
những bứt phá, biểu hiện tinh thần dân chủ, đổi mới trong thi ca, hướng tới
trường thẩm mĩ nghệ thuật giao lưu từ các nước phương Tây, qua con

đường Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Mỹ. Đồng thời tiếp tục kế thừa phát huy
truyền thống hiện thực và nhân đạo của văn chương Trung Hoa.
Về nội dung, có thể thấy thi ca Băng Tâm nói chung và tập Phồn
tinh nói riêng chịu ảnh hưởng chi phối của quan niệm triết lý tình yêu, với


×