Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phương pháp dạy giờ học sáng tạo trong môn ngữ văn ở trường THCS nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.26 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY " GIỜ HỌC SÁNG TẠO" TRONG MÔN
NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO
HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC

Người thực hiện: Ngô Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Vạn Hòa
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

NÔNG CỐNG, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
TT
I
1
2
3
4
II
1
2
3
3.1


3.2

3.3

3.4
3.5
3.6
4
III
1
2

Tên mục
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1
1
2
2
2

Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2-3
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3-6
Các giải pháp giải quyết vấn đề.
7-12
Hãy tạo cho học sinh sự hứng thú trước khi vào giờ học văn
là kể một câu chuyện nhỏ liên quan đến việc giới thiệu bài
mới hoặc câu chuyện mang tính nhân văn giáo dục học sinh.
Hãy bỏ qua phương pháp học truyền thống nhàm chán mà
thay vào đó là một cách dạy mới như cho học sinh xem một
số trich đoạn phim hoặc phim tư liệu liên quan đến tác phẩm
mình cần truyền đạt ( giải pháp này chỉ áp dụng cho một số
tiết dạy mà mọi người cho là phù hợp).
Trong quá trình giáo dục, dạy học cần tạo điều kiện cho học
sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, tổ chức các hoạt động
tập thể, vui chơi giải trí và các hoạt động xã hội khác của
cộng đồng mà liên quan đến kiến thức học môn Ngữ văn.
Tổ chức thuyết trình theo nhóm:
Tổ chức giờ dạy – học theo mô hình “ Chương trình phỏng
vấn chuyên gia”.
Tổ chức tranh luận:
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
12
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13-14
Kết luận.
Kiến nghị.

I- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

2



Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được xem là một
phương châm quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy đã có
rất nhiều phương pháp dạy học mới được áp dụng và đạt hiệu quả cao trong việc
dạy và học. Nhưng với việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường cho dù áp
dụng nhiều phương pháp dạy học mới mà vẫn chưa thu hút được học sinh cũng
như chưa tác động được đến nhận thức của phụ huynh. Một vấn đề đặt ra hiện
nay là tình trạng học sinh ngại học môn Ngữ văn, trong khi đó giáo viên ôm
đồm nhiều phương pháp dạy học khiến cho bài dạy phân tán. Nếu vẫn dạy theo
phương pháp truyền thống thì người học sinh sẽ không chủ động tiếp nhận kiến
thức , không phù hợp với chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Còn nếu
dạy theo phương pháp đổi mới hoàn toàn thì giờ dạy văn trở nên khô khan, rời
rạc. Nhiều giáo viên đã trăn trở là làm thế nào để dạy được những giờ văn thu
hút học sinh khiến các em không còn ngại học môn Ngữ văn và tự nhận thấy
việc học môn Văn là rất cần thiết trong đời sống.Vậy để dạy môn Ngữ văn có
hiệu quả giáo viên nên chọn phương pháp thích hợp cho từng kiểu bài, từng tiết
dạy đặc biệt là trong thời kì đổi mới với nhiều phương tiện hiện đại giáo viên
cần biết lựa chọn những phương pháp dạy phù hợp với từng tiết học để gây
hứng thú cho học sinh, tránh tình trạng ngại học môn Ngữ văn như ở giai đoạn
hiện nay. Bằng những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm
công tác tôi xin đưa ra một số phương pháp đổi mới khi dạy học môn ngữ văn ở
trường THCS. Đó là phương pháp dạy “ giờ học sáng tạo” trong môn Ngữ văn
nhằm gây hứng thú cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài để làm rõ những vướng mắc của học sinh, khắc phục tình
trạng ngại học văn của học sinh, tạo hứng thú cho người học môn Ngữ văn, trên
cơ sở đó có biện pháp dạy học phù hợp với từng tiết dạy. Khi đưa ra vấn đề làm
thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn? Tôi muốn các đồng
nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm

ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất giải quyết triệt để tình trạng học sinh không
hứng thú học môn Ngữ văn như trong giai đoạn hiện nay. Mục đích cuối cùng
3


của tôi là đưa ra sáng kiến này để giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc
giảng dạy môn Ngữ văn, làm cho giờ dạy văn có những điểm mới, tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này áp dụng đối với học sinh các khối lớp đặc biệt là học giờ Ngữ
văn. Học sinh sẽ có hứng thú khi học môn Ngữ văn và giờ học văn chương sẽ
gây được sự chú ý đối với người học.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu về các phương pháp đổi mới khi dạy môn Ngữ văn để tạo hứng thú
cho học sinh Trung học cơ sở trong việc học văn .
4. Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trong thời gian giảng dạy tôi đã tổng kết
được một số kinh nghiệm áp dụng vào việc giảng dạy.
- Phương pháp thực nghiệm: Tôi sử dụng phương pháp này đối với các khối lớp
có hiệu quả tốt.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng

được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đối
với việc dạy học môn Ngữ văn cũng vậy việc đổi mới là rất cần thiết ví sẽ tạo
được hứng thú cho người học sinh. Chính vì vậy cần vận dụng nhiều sáng tạo
trong tiết dạy như sử dụng tư liệu các trích đoạn phim truyện, phim tài liệu, bài
4


hát, khúc ru , những mẫu chuyện hay ....trong việc dạy học Ngữ văn để giờ học
thêm phong phú.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Giáo viên biết vận dụng kĩ năng sáng tạo đổi mới theo từng bài từng tiết
học cụ thể. Cần chuẩn bị nội dung bài dạy cách thức đổi mới sao cho phù hợp
như chuẩn bị phòng máy chiếu có nối mạng, hoặc các mẫu chuyện .....để tiết dạy
đạt hiệu quả cao.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định.
Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung
học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin
trong dạy học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Nói đến phương pháp dạy học ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay
không thể không nhắc tới các hiện tượng rất phổ biến trong các giờ học văn hiện
nay. Đó là hiện tượng đọc chép vẫn còn phổ biến ở một số tiết học thầy cô đọc
trước, học sinh chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học sinh chép
theo. Đối với các bài khái quát về giai đoạn văn học hay khái quát về tác giả
thầy cô cũng thường tóm tắt rồi đọc cho học sinh chép. Đối với bài “giảng văn”
thầy cô cũng thường nêu “câu hỏi”, rồi giảng giải cho học sinh chép các kết
luận, nhận định. Trong cách dạy này học sinh tiếp thu hoàn toàn thụ động.
Một thiện tượng thường thấy là cách giảng văn trên lớp như cách nghiên cứu

văn học của các học giả, như cách học của sinh viên văn học. Đó là cách phân
tích sâu về tâm lí, về kĩ thuật ngôn từ, về phương pháp sáng tác….. Trong khi đố
đối với học sinh môn Ngữ văn chỉ cần dạy cho học sinh đọc hiểu, tiếp nhận tác
phẩm như một độc giả bình thường là đủ, nghĩa là chỉ cần nắm bắt đúng ý nghĩa,
tư tưởng của tác phẩm, một vài nét đặc sắc về nghệ thuật đủ để thưởng thức và
gây hứng thú.
Tương ứng với cách dạy học như trên học sinh tất nhiên chỉ tiếp thu một cách
thụ động mà thôi. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối
phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách học đó tất
nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng không được
khuyến khích sáng tạo. Cách học thụ động chứng tỏ học sinh không biết tự học,
không có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ động tự đọc
SGK để tìm hiểu kiến thức, không biết cách phân biệt cái chính và cái phụ,
5


không biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy nghĩ
ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học.
Có nhiều nguyên nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào
hứng của học sinh. Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thòi đại khoa
học công nghệ, dể hiểu là đại đa số học sinh chỉ muốn học các ngành khoa học
tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế…ít có học sinh hứng thú học văn, bởi phần đông học
sinh nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người xã hội, không
học vẫn biết đọc, biết nói; học văn không thiết thực. Văn có kém một chút, ra
đời vẫn không sao, vẫn nói và viết được, còn không học ngoại ngữ, không học
khoa học, kĩ thuật thì coi như chịu phép. Có thể đó là lí do làm cho đa số học
sinh không cố gắng học ngữ văn. Thực tế học sinh một số trường chuyên khoa
học tự nhiên coi nhẹ học văn vẫn được lên lớp. Rõ ràng tâm lí cá nhân, môi
trường học tập, nếp sống, quan niệm sống của đông đảo dân cư đã có nhiều thay
đổi. Đó là một vấn đề rộng lớn, ngoài tầm kiểm soát của nhà trường và bộ môn

mà chúng ta phải chấp nhận. Tuy nhiên ở đây còn có vấn đè thuộc phương pháp
dạy học Ngữ văn và chúng ta chỉ có thể nói nguyên nhân về phương pháp dạy
học văn mà thôi.
Theo tôi nghĩ thực trạng dạy học văn như trên không phải do một lí do cục bộ
nào, không phải do giáo viên thiếu nhiệt tình dạy học, không cố gắng, mà chủ
yếu là do trên tổng thể ở nước ta cho đến nay nói chung vẫn tồn tại một quan
niệm sai lầm, cũ kĩ, lạc hậu về việc dạy học nói chúng và dạy học văn nói riêng.
Nói một cách khác cho đến nay lí luận dạy học đặc biệt là lí luận dạy học ngữ
văn ở ta vẫn còn chưa hề đổi mới hoặc chỉ mới là hô hào mà chưa thực sự có
quan niệm mới về dạy học. Có mấy nguyên nhân chủ yếu sau:
Trước hết là phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn
giảng. Thật vậy, cách dạy học ngữ văn từ trước tới nay có mấy lệch lạc như: Đối
với bài học tác phẩm văn học thì chú trọng cái gọi là “giảng văn”. Bao nhiêu
SGK trước nay đều gọi đó là môn “Văn học trích giảng”, “Văn học giảng bình”,
“Giảng văn”, “Văn học giảng luận”, “Phân tích tác phẩm văn học”. Dạy văn hầu
như chỉ có một đường là “giảng”, “bình”, “luận”, “phân tích”. Giáo án soạn ra là
để cho giáo viên “giảng”, biểu diễn trên lớp. Giáo viên nào tham giảng thì
thường “cháy” giáo án. Quan niệm giảng văn như thế có phần sai tận gốc. Một
là, văn học sáng tác ra cho người đọc đọc, do đó dạy tác phẩm văn học phải là
môn dạy học sinh đọc văn, giúp học sinh hình thành kĩ năng đọc văn, trưởng
thành người đọc có văn hoá, chứ không phải là người biết thưởng thức việc
giảng bài của thầy. Chính vì vậy sai lầm thứ hai là môn học văn hiện nay thiếu
6


khái niệm khoa học về đọc văn. Khái niệm “đọc” chỉ được hiểu là đọc thành
tiếng, đọc diễn cảm, mà không thấy nói là đọc – hiểu. Đối với phân môn Làm
văn thì chỉ dạy lí thuyết rồi ra đề cho HS tập làm theo những đề yêu cầu HS viết
lại những điều đã học mà ít nêu yêu cầu khám phá, phát hiện những cái mới trên
cơ sở những điều đã biết. Ở đây bộ đề thi của Bộ Đại học và Trung học chuyên

nghiệp trước đây và của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau này cũng như phần lớn
cách ra đề trong các kì thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng có vai trò tiêu cực
trong việc tạo ra một lối làm văn thiên về học thuộc, sao chép và thiếu sức sáng
tạo của hoc sinh. Đó cũng là lối dạy làm văn sai tận gốc.
Thứ hai là phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, hoc sinh
phải học thuộc kiến giải của thầy. Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi
vì bản chất học tập không phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài
vào, mà là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và
kinh nghiệm đã được tích luỹ. Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là
tự biến đổi tri thức của mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và của hoạt
động của người học. Do đó việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học
xong là quên ngay, không để lại dấu ấn trong tâm khảm người học, không trở
thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ và phát triển.
Thứ ba, chưa xem hoc sinh là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho
các em tính chủ động trong học tập. Coi hoc sinh là chủ thể của hoạt động học
tập của mình thì hoc sinh phải là người chủ thể trong các hoạt động học tập, là
người chủ động kiến tạo các kiến thức của mình mà giao viên chỉ là người tổ
chức các hoạt động học tập cho hoc sinh. Giáo án của giao viên phải là kế hoạch
hoạt động của hoc sinh để tự kiến tạo kiến thức, chứ không phải là giáo án để
giao viên giảng và bình ở trên lớp.
Thứ tư, chưa xem dạy học tác phẩm văn học là là dạy học đọc văn, một hoạt
động có quy luật riêng của nó. Nhiều tài liệu thường nói dạy học văn là dạy cảm
thụ văn học. Nói như vậy là chưa thật chính xác, bởi vì hoc sinh không phải cảm
thụ các dòng chữ in, mà trước hết phải đọc để biến các kí hiệu chữ thành nghĩa,
thành thế giới hình tượng, trên cơ sở đó mới cảm thụ thế giới nghệ thuật bằng
ngôn từ. Cảm thụ văn học khác hẳn cảm thụ âm nhạc hay hội hoạ, là cảm thụ
trực tiếp âm thanh và màu sắc, bố cục bức tranh. Trong văn học chính người đọc
phải tự kiến tạo bức tranh mà mình sẽ thưởng thức. Đọc không hiểu thì không có
gì để cảm thụ cả. Vì thế không thể bỏ qua hoạt động đọc và khái niệm đọc. Có
người nói dạy văn là dạy học sinh lặp lại, đi trở lại con đường của người sáng

tạo văn, tức nhà văn. Đó là nhầm lẫn giữa hoạt động sáng tạo của nhà văn và
7


sáng tạo của người đọc. Thực ra đó là hai hoạt động khác nhau. Hoc sinh trước
hết phải tiếp cận văn bản như một người đọc đã, sau đó, những ai có năng khiếu
sáng tác mới đi lại con đường của nghệ sĩ.
Có thể là chưa hoàn toàn chính xác, song những điều nói trên có thể coi là bức
tranh chung về phương pháp dạy học ngữ văn hiện nay. Một số băng hình “dạy
mẫu” do một số chuyên viên Bộ tổ chức quay, tuy có chỉ đạo, gợi ý, bàn bạc
trước đã phản ánh rất trung thành tính chất lạc hậu, củ kĩ về phương pháp dạy
học văn ở các tường THCS của chúng ta. Một số sách giáo án mẫu của nhiều
chuyên viên, tác giả do viết vội vàng cũng chưa thực sự phù hợp với phương
pháp mới.
Tất cả những biểu hiện nêu trên của dạy học tiêu cực không chỉ là sản phẩm
tiêu cực, thiếu hiệu quả cục bộ của hoạt động dạy học của một số giáo viên hoặc
địa phương nào đó, mà là hệ quả của sự lạc hậu về phương pháp tổng thể, kéo
dài, chậm khắc phục. Hậu quả của nó không chỉ làm giảm sút hiệu quả giáo dục,
mà hơn thế, còn có phản tác dụng là nó làm cho trí óc học sinh trơ lì , chán học,
làm mòn mỏi trí tuệ, phá hoại tư duy. Hệ quả của nó là một hệ quả kép, vừa
giảm thiểu kết quả giáo dục vừa phá hoại bản thân giáo dục. Phải thấy rõ điều đó
thì mới thấy nhu cầu đổi mới.
* Kết quả cụ thể khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong quá trình
giảng dạy khi tôi chưa vận dụng những phương pháp dạy giờ học sáng tạo
trong môn Ngữ văn thì kết quả như sau:
- Kết quả hai năm học gần đây:
+ Kết quả năm học 2015-2016: khi tôi còn dạy ở trường THCS Minh Nghĩa
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả hứng thú học môn Văn(%)

9A
30
50 %
9B
31
60 %
+ Kết quả năm học 2016-2017: Khi tôi giảng dạy tại Trường THCS Vạn Hòa.
Lớp
6A
9B

Tổng số học sinh
25
30

Kết quả hứng thú học môn Văn (%)
40 %
45 %

Đa số các em nhận thức được việc học môn Ngữ văn là không cần thiết.
Các em học sinh cho rằng việc học môn Ngữ văn không giúp ích gì cho việc thi
cử sau này. Các em học môn Ngữ văn chỉ là để đối phó cho việc thi vào 10 mà
thôi.
8


Do đó muốn đổi mới phương pháp dạy học văn, thật sự vấn đề không chỉ là
gợi ra một vài phương pháp, một vài biện pháp kĩ thuật, mà phải xây dựng lại
một cách cơ bản quan niệm dạy học mới, vũ trang các khái niệm mới mới mong
có sự đổi mới đích thực về phương pháp dạy học ngữ văn.

Nhận thức từ cơ sở lí luận chung và trên thực trạng của vấn đề dạy học văn
trong trường THCS . Đồng thời từ những kinh nghiệm của bản thân qua việc
nghiên cứu tài liệu sách tham khảo…Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cũng
như là những phương pháp dạy học ngữ văn trong giai đoạn hiện nay.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Là một giáo viên , đặc biệt là giáo viên dạy văn đòi hỏi phải có tình yêu, sự
đam mê và lòng nhiệt huyết mới có thể chinh phục được trái tim của những cô
cậu học trò nhỏ. Thầy giỏi thì trò mới hay, giáo viên là nền tảng, là tấm gương
sáng để học sinh noi theo. Nhưng làm thế nào để có một giờ dạy văn hay nhằm
khơi dậy những cảm hứng văn học ở học sinh và để học sinh nể phục và khen
ngợi thì thực sự là điều cực kì khó. Tôi viết bài này với mục đích góp một tiếng
nói nhỏ từ những trăn trở, suy tư của mình vào việc đổi mới phương pháp tổ
chức, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn. Qua đó,
tìm ra một hướng đi mở cho giờ dạy - học Ngữ văn trong nhà trường THCS.
Có một thực tế mà dẫu có yêu môn Ngữ văn đến thế nào, chúng ta cũng
không thể phủ nhận. Đó là vị trí của môn học này ngày càng trở nên mờ nhạt
trong tâm thức học sinh. Đa số học sinh THCS tỏ ra không có hứng thú với
những giờ học Văn trong nhà trường, mà thường xác định là chỉ cần học để đủ
thi tốt nghiệp mà thôi.
Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nỗi ám ảnh từ
con đường quá hẹp cho lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của
chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử….. Trong
đó còn có một nguyên nhân khác là phần lớn giờ dạy Văn trong nhà trường chưa
thực sự tạo được sức cuốn hút, nếu không muốn nói đa phần là nhàm chán và
đơn điệu đối với học sinh.
Ở ta, dường như đã thành quy định, thầy/cô giáo lên lớp là phải thực hiện đầy
đủ tất cả các bước. Từ kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, lời dẫn vào bài, giảng bài
cho đến củng cố bài và hướng dẫn bài mới. Thiếu một bước coi như tiết học
không thành công, không thực hiện một khâu coi như bài giảng chưa hoàn
9



thành. Quy trình dạy học này đảm bảo sự kĩ lưỡng, chỉn chu cho tiết dạy. Nhưng
vô hình trung nó làm giảm khả năng sáng tạo, hạn chế sự thăng hoa của người
thầy.
Có những thầy cô khi dạy đến chỗ tâm đắc, muốn nói thêm nhưng lại sợ
không kịp giờ, không đảm bảo quy trình nên không dám nói. Lại có những kiến
thức học sinh đã biết cả rồi, đã được ghi rất rõ trong sách giáo khoa, nói lại đâm
ra thừa. Vậy mà vẫn không dám bỏ qua để nói cái khác. Đa số thầy cô giáo của
chúng ta lên lớp thường mong một tiết dạy chu đáo, suôn sẻ từ đầu đến cuối
theo công thức nhất định. Thành ra tiết nào cũng như tiết nào, thường là đều đều
trôi qua theo một kịch bản định sẵn. Ít khi thấy sự bứt phá, vượt rào, phá cách
trong giờ dạy.
Tôi nghĩ, thầy cô giáo cũng như nghệ sĩ. Đặc biệt thầy cô giáo dạy Văn càng
phải như những nghệ sĩ bởi ngoài việc giảng dạy tri thức, họ còn mang thiên
chức bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, cảm xúc và những rung động thẩm mĩ cho
học sinh. Tài năng của họ không thể thăng hoa nếu cứ phải chịu sự bó buộc
trong những khuôn khổ, những quy định quá chặt chẽ, giáo điều.
Thầy cô nào chỉ chăm chăm vào những điều được ghi trong sách giáo khoa và
sách giáo viên, học thuộc lòng để rồi lên lớp rồi "diễn" lại theo một quy trình
định sẵn, không sai một bước, không trừ một khâu, thì bất quá cũng chỉ là "thợ
dạy" chứ không thể là thầy cô giáo – nghệ sĩ thực thụ được.
Do đó cần tạo ra những khả năng mở, những cơ chế thông thoáng để thầy và
trò tự do sáng tạo. Đôi khi trong một tiết dạy, thầy giáo chỉ cần hướng dẫn học
sinh tìm hiểu thật sâu một hay hai vấn đề quan trọng thôi, phần còn lại có thể để
các em tự tìm hiểu. Thậm chí có thể bỏ qua những kiến thức trong sách giáo
khoa, để dành thời gian cho những kiến thức nâng cao hơn.
Người thầy phải tùy cơ ứng biến trước những đối tượng học sinh khác nhau.
Phải linh hoạt sáng tạo, bỏ qua những gì là hình thức không cần thiết thì mới có
thể tạo ra được sức hấp dẫn, sự lôi cuốn trong giờ dạy. Những giờ học không câu

nệ tiểu tiết như thế được xem là “giờ học sáng tạo”.
Một “giờ học sáng tạo” không thể là giờ học mà quan hệ thầy - trò chỉ là
quan hệ một chiều theo kiểu người thầy độc quyền thuyết giảng kiến thức, còn
học sinh thì lắng nghe và tiếp thu một cách thụ động. Trái lại, một “Giờ học sang
tạo” phải là giờ học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh có quyền trao đổi,
thậm chí có thể có ý kiến phản biện lại những điều thầy giáo trình bày. Theo đó,
mỗi “giờ học sáng tạo” là một diễn đàn học thuật để thầy và trò cùng nhau thảo
10


luận, bàn bạc, tranh luận một cách cởi mở, thẳng thắn cho đến khi tìm ra chân
lý. “Giờ học sáng tạo” còn là giờ học không kết thúc ở 45 phút theo quy định,
mà mở ra cho học sinh vô vàn cơ hội tự học. Điều này rất cần thiết cho các lớp
năng khiếu, chuyên sâu.
Thầy cô giáo dù có giỏi đến đâu thì trong vòng 45 phút cũng khó có thể truyền
đạt hết những kiến thức sâu sắc nhất. Chính vì thế, cái quan trọng không phải là
giáo viên dạy cái gì, mà là có cung cấp kiến thức và giúp được cho học sinh
phương pháp tự học hay không. Đây là điều mà chúng ta cần hướng đến để có
thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời đại năng động như hiện nay. Nói
như Thomas L. Fridman trong quyển “Thế giới phẳng” : “ Kĩ năng đầu tiên và
quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới phẳng là khả năng học
phương pháp học”.
Đã gọi là “Giờ học sáng tạo” thì lẽ dĩ nhiên không thể đưa ra một mô hình,
một hướng đi cụ thể nào để áp dụng chung cho tất cả mọi người. Trái lại, mỗi
thầy cô giáo tùy theo điều kiện và khả năng thực tế mà linh hoạt tổ chức sao cho
giờ dạy của mình trở nên sinh động, tích cực và tạo được sự hào hứng cho học
sinh.
Tuy nhiên, bằng trải nghiệm thực tế và tâm huyết trong quá trình nghiên cứu
và giảng dạy ở trường THCS tôi mạo muội đưa ra một số phương pháp (đã được
tôi áp dụng) để cùng mạn đàm với các bạn đồng nghiệp về phương pháp dạy

"Giờ học sáng tạo" trong môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong
giờ học như sau:
3.1 Hãy tạo cho học sinh sự hứng thú trước khi vào giờ học văn là kể một
câu chuyện nhỏ liên quan đến việc giới thiệu bài mới hoặc câu chuyện mang
tính nhân văn giáo dục học sinh.
Đây là một kinh nghiệm đắt giá mà chúng ta có thể làm để khơi niềm hứng
thú của các em trước khi bước vào tiết học. Kể chuyện cho học sinh nghe.
Những câu chuyện đó có thể là lấy từ cuộc sống hay tác phẩm trong những trang
sách, học sinh nào cũng thích nghe kể chuyện cả, từ đó dẫn dắt vào bài học đảm
bảo các em sẽ say sưa học. Chúng ta có thể dành năm phút kể một câu chuyện
ngắn, đừng nghĩ rằng làm như vậy là chiếm thời gian của tiết dạy vì nếu dạy cả
tiết học mà học sinh không có hứng thú ngay từ đầu giờ học thì kết quả giờ dạy
đó sẽ không đạt hiệu quả. Thay bằng việc ổn định trật tự lớp đầu giờ bằng một
mẫu chuyện ngắn sẽ cắt đi sự ồn ào không chú ý của học sinh đồng thời tạo sự
thu hút trong giờ dạy và học.
11


3.2 Hãy bỏ qua phương pháp học truyền thống nhàm chán mà thay vào đó
là một cách dạy mới như cho học sinh xem một số trich đoạn phim hoặc
phim tư liệu liên quan đến tác phẩm mình cần truyền đạt ( giải pháp này
chỉ áp dụng cho một số tiết dạy mà mọi người cho là phù hợp).
Dạy văn là đòi hỏi phải có năng khiếu, năng khiếu đó chính là phương pháp
truyền thụ dễ hiểu. Giáo viên chúng ta từ xưa đến nay vẫn còn dạy học theo kiểu
truyền thống với sự truyền thụ kiến thức một chiều. Có nghĩa là thầy giáo giảng,
học sinh lắng nghe, ghi nhớ và khi giáo viên kiểm tra bài, học sinh chỉ việc nhắc
lại y nguyên lời của thầy cô giáo là đạt điểm tối đa. Học sinh chỉ tiếp thu tác
phẩm một cách thụ động còn người chủ động chính là giáo viên, họ áp đặt
những kinh nghiệm, những hiểu biết, những cách cảm, cách nghĩ của mình tới
học sinh buộc học sinh phải nghe theo họ hoàn toàn chứ không hề có những

sáng tạo và những suy nghĩ riêng của các em. Nhiều giáo viên chưa chú trọng
đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc không chỉ ra
cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Điều này cho
thấy rằng, đối với những giờ dạy này được giáo viên tiến hành như một giờ diễn
thuyết. Đi kèm với phương pháp dạy truyền thống này là giáo viên còn đọc
chậm cho học sinh chép từng chữ những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học văn
chương vì thế chưa gây được sự chú ý và tạo ra hứng thú đối với người học. Vì
vậy nhiều tiết học giáo viên có thể bỏ qua cách dạy truyền thống mà áp dụng
cách dạy hiện đại nhờ vào công nghệ thông tin là phòng máy chiếu có nối mạng
Internet là cho học sinh xem một số trich đoạn phim hoặc phim tư liệu liên quan
đến tác phẩm mình cần truyền đạt.
Ví dụ khi dạy đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích trong truyện ngắn Tắt đèn của
Ngô Tất Tố giáo viên có thể cho học sinh xem bộ phim " Chị Dậu" của nhà đạo
diễn Phạm Văn Khoa sau đó cô trò cùng thảo luận nội dung chính của văn bản
và rút ra những vấn đề cần ghi nhớ.. Với cách dạy này học sinh sẽ rất hứng thú
khi học tác phẩm, đặc biệt là trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" bởi vì được xem
những trích đoạn phim hấp dẫn. Như vậy tùy theo từng bài dạy giáo viên có thể
vận dụng hình ảnh phim truyện hoặc phim tư liệu vào bài dạy để gây hứng thú
hoc tập cho học sinh , giúp học sinh nhận thức vấn đề trong tác phẩm dễ dàng
hơn.
3.3. Trong quá trình giáo dục, dạy học cần tạo điều kiện cho học sinh tham
gia hoạt động ngoại khóa, tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí và
12


các hoạt động xã hội khác của cộng đồng mà liên quan đến kiến thức học
môn Ngữ văn.
Trong quá trình giáo dục, dạy học thì sự năng động của học sinh là rất cần thiết
giúp học sinh phát huy tinh thần tích cực chủ động học tập bằng việc tham gia
các hoạt động xã hội như giờ ngoại khóa, sinh hoạt tập thể vui chơi giải trí và

các hoạt động xã hội khác của cộng đồng. Từ đó phát huy tính năng động sáng
tạo của học sinh đồng thời kích thích sự hứng thú khi học môn văn ở học sinh.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ tranh theo chủ đề văn học, thi kể
chuyện. làm thơ....
3.4 .Tổ chức thuyết trình theo nhóm:
Tổ chức lớp thành những nhóm học tập. Giao cho mỗi nhóm một hoặc một
số vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu mỗi nhóm tổ chức
bàn bạc, thảo luận ở nhà sau đó thống nhất viết thành bài thuyết trình chung cho
cả nhóm. Giờ học trên lớp, mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài thuyết trình
trước lớp. Thầy cô giáo tổ chức cho lớp thảo luận, tranh luận xung quanh vấn đề
được trình bày và chốt lại những kiến thức cơ bản nhất. Đây là một hình thức
dạy học giúp học sinh tự nghiên cứu tìm hiểu chủ động kiến thức để trình bày
trước tập thể. Tránh được cách tiếp thu bài thụ động ở học sinh.
3.5. Tổ chức giờ dạy – học theo mô hình “ Chương trình phỏng vấn chuyên
gia”:
Giao vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu học sinh chuẩn
bị kĩ lưỡng ở nhà. Giờ học trên lớp, thầy cô giáo tổ chức lớp thành một diễn đàn
đối thoại, cử ra một học sinh làm phóng viên, một học sinh khác làm chuyên gia
(hoặc thầy/cô giáo làm chuyên gia) để phỏng vấn chuyên gia về những vấn đề
xoay quanh bài học. Tất cả những học sinh khác tham gia với tư cách là người
đối thoại với chuyên gia. Theo đó, giờ học sẽ trở thành một môi trường để thầy
và trò tham gia thảo luận về bài học. Đây cũng là phương pháp dạy học vừa
kiểm tra được việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh đồng thời cũng giúp học sinh
chủ động tìm hiểu bài mới.
3.6. Tổ chức tranh luận:
Đối với một số tiết, đặc biệt là những tiết dạy kĩ năng làm văn, chúng ta có thể
áp dụng hình thức tổ chức này. Thầy/cô giáo đưa ra những đề văn mở có thể tạo
ra các hướng lựa chọn khác nhau, ví dụ như phần Tập làm văn lố 9 có một số đề
mở như sau: “ Trang phục học đường”, “ Thành phố hay nông thôn”, “ Nữ sinh
nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục hiện đại đến trường”, “ Giả sử bạn

13


tham gia vào cuộc tranh luận giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân
sinh, bạn sẽ ủng hộ bên nào? Lý do tại sao?”… Chia lớp thành hai nhóm, mỗi
nhóm theo một hướng lựa chọn và tranh luận với nhóm kia để bảo vệ quan điểm
của mình. Cách làm như vậy giờ học sẽ trở nên sôi nổi tạo hứng thú học tập cho
học sinh.
Trên đây là những suy ngẫm, trăn trở của tôi xung quanh khái niệm “giờ học
sáng tạo”. Nhiều người cho rằng: Giờ học sáng tạo hay thì hay thật đấy, nhưng
rất khó thực hiện. Quả đúng là khó thật. Thay đổi một thói quen, một nếp nghĩ
đã ăn sâu trong tâm trí không phải chuyện đơn giản. Hơn nữa không phải chỉ có
người thầy muốn thay đổi là thay đổi được. Còn phụ thuộc vào chủ trương giáo
dục của nhà nước, thái độ của các nhà quản lý và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng
riêng bản thân tôi tự nhận thấy việc thay đổi phương pháp dạy theo kiểu giờ học
sáng tạo là rất bổ ích, tạo được hứng thú trong học môn Ngữ văn ở trường
THCS.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua kết quả của nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc việc vận dụng
một số phương pháp theo kiểu giờ học sáng tạo là một hoạt động cần thiết
trong việc dạy học văn giúp các em cảm thụ được tác phẩm văn chương một
cách đầy đủ nhất, tạo được hứng thú cho học sinh trong việc học môn Ngữ văn.
Vì vậy đây là những phương pháp rất cần thiết trong việc dạy học ngữ văn
ở trường THCS, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp học sinh nhận
thấy được việc học môn Ngữ văn là rất cần thiết ,.
* Kết quả cụ thể: Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng những
phương pháp dạy giờ học sáng tạo trong môn ngữ văn và đạt kết quả như sau:
+ Kết quả năm học 2015-2016: khi tôi còn dạy ở trường THCS Minh Nghĩa
Lớp
Tổng số học sinh

Kết quả hứng thú học môn Văn(%)
9A
30
90 %
9B
31
92 %
+ Kết quả năm học 2016-2017: Khi tôi giảng dạy tại Trường THCS Vạn Hòa.
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả hứng thú học môn Văn (%)
6A
25
95%
9B
30
90 %
Đa số các em nhận thức được việc học môn Ngữ văn là rất cần thiết. Kết
quả thực nghiệm cho thấy nếu đem đề tài này thực nghiệm trong phạm vi rộng
hơn thì sẽ thu được kết quả tốt hơn.
14


III. PHN KT LUN V KIN NGH
1. Kt lun:
Ngay t bõy gi, nu mun lm mt gia s gii, bn phi nờn thay i t duy
v phng phỏp ging dy. Hóy bt u ngay t bõy gi, to c mt cm giỏc
cc kỡ thoi mỏi cho hc sinh, hóy dn dt hc sinh tip cn bi ging mt cỏch
t nhiờn, khụng ỏp t, cựng hc sinh hi thoi v hc sinh nm c thụng ip
ca tỏc gi mun gi gm qua tỏc phm. Hóy lm cho tit dy c thc hin

ht sc linh hot, a hc sinh i t khỏm phỏ ny n khỏm phỏ khỏc, luụn to
bt ng i vi cỏc em a cỏc em thoỏt ra khi s nhm chỏn bng tinh thn
thoi mỏi, khụng ỏp t. Bc khi u bao gi cng y gian nan v cc kỡ khú
khn. Nhng ng bao gi b cuc. Bn thõn tụi cũn ang bn khon trn tr,
lm th no hc sinh yờu thớch hc mụn Ng vn. Trong khi ú yêu cầu về
phơng pháp dạy học, phơng pháp giáo dục theo hớng tích cực
hoá quá trình dạy học gây hứng thú học tập của học sinh, đòi
hỏi ngời giáo viên phải nghiêm cu tìm tòi,cải tiến và vận dụng
các hình thức và phơng pháp dạy học mi nhằm phát huy tính
tích cực chủ động tự lập trong hoạt động học tập của học sinh.
õy l con ng khc phc tỡnh trng th ng nghe ging ri dn n
ngi hc mụn Ng vn. ng thi õy l cỏch thỳc y hc sinh hng thỳ tham
gia hc tp. Ngi giỏo viờn cn phi cú nhng phng phỏp i mi vic
dy v hc t hiu qu cao hn. Qua nhiu nm ging dy v nghiờn cu tụi ó
tỡm ra cỏc bin phỏp i mi khi dy hc mụn Ng vn to hng thỳ hc tp
cho hc sinh. Bn thõn ó ỏp dng qua nhiu nm ging dy v ó t hiu qu
cao. Tuy vy õy ch l sỏng kin nh ca bn thõn tụi khi ỏp dng cho hc sinh
ti n v tụi cụng tỏc ú l Trng THCS Minh Ngha v Trng THCS
Vn Hũa. Chc chn rng vn cũn nhiu hn ch v cha th tỡm thy ht c
nhng vn cũn vng mc trong quỏ trỡnh i mi phng phỏp dy hc vn.
Mong cỏc ng nghip gúp ý thờm tụi cú sang kin kinh nghim hon chnh
hn.
2. Kin ngh.

15


Qua thc t nhiu nm ging dy thỡ tụi thy cỏi c cho hc sinh
trc ht l cỏi tõm ngi thy; phi thc s yờu ngh, say ngh, u t cho
bi son, tỡm tũi phng phỏp ti u bi dy t cht lng tt. Hn na giỏo

viờn phi thc s nghiờm tỳc trong thi c, xõy dng bi trờn lp phi tuõn th
quy nh . Giỏo viờn phi nhit tỡnh, hc sinh c lp sỏng to trong hc tp.
Giỏo viờn chm tr bi c th, chớnh xỏc, ch rừ c th li cho hc sinh. Chớnh
vỡ vy tụi cú mt kin ngh nho nh:
- Riờng i vi dy hc mụn Ng vn khụng nht thit l gũ bú cỏch dy
v hc nh cỏc mụn khỏc . Bi vỡ õy l mụn hc khụng ch kớch thớch t duy
sỏng tp m cũn khi gi cm xỳc trong tõm hn con ngi. Sỏch giỏo khoa
cng nh sỏch giỏo viờn nờn a ra nh hng m cho vic dy v hc.
- Các tổ chức, đoàn thể cần quan tâm hơn, đầu t hơn
vào công tác dy v hc mụn Ng vn trong nh trng để xoá đi mặc
cảm của những học sinh ang cú t tng ngi hc mụn Ng vn.
Trờn õy l mt s kinh nghim qua thc t ging dy v kt qu ó t
c ca cụ v trũ chỳng tụi trong nhng nm hc qua. Cui cựng tụi xin phộp
c dng bi vit ti õy. Kớnh mong s úng gúp ý kin xõy dng chõn thnh
nht ca quý ng nghip bi vit t kt qu cao hn .
Tụi xin chõn thnh cm n!
XC NHN CA NH TRNG

Nụng cng, ngy 20 thỏng 3 nm 2018
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca
mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
(Ký v ghi rừ h tờn)

Ngụ Th Thanh
TI LIU THAM KHO
1. Phng phỏp dy hc hiu qu mụn Ng vn
( Thc s Lờ Th Ngc Anh- i hc s phm Hu)
2. i mi phng phỏp dy hc Ng vn
16



( Tác giả Trần Đình Sử)
3. Cách dạy học Ngữ văn mới - Báo dân trí ( 22/11/2017)
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác

17



×