Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hướng dẫn giáo viên dạy học kiến thức địa phương trong môn học địa lý lớp 8 ở trường THCS nga điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.86 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
STT
1

Nội dung
MỞ ĐẦU

Trang
1

1.1

Lý do chọn đề tài

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2



2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2-9

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

2.3

Các giải pháp thực hiện

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

18

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ


19

3.1

Kết luận

19

3.2

Kiến nghị

20

3

1-2

9
11-18

0


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục quốc dân, Địa lý là môn học quan trọng nên
được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông từ lớp 6 cho đến lớp 12, nhằm mục
đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lý, cũng như vận
dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự

nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước,
xu thế tất yếu của thời đại.
Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất
nước, trong đó các kiến thức địa lý địa phương có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế,
một nhà văn Nga đã nói: “Tình yêu quê hương đất nước phải được bắt nguồn từ
tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi xóm, làng của mình và
chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về chúng”.
Chính việc giảng dạy địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu
và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực
trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao
động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Kiến thức địa lý địa
phương (quê hương) có liên quan nhiều đến địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội
cấp THCS
Kiến thức địa lý địa phương là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa
lý cơ bản đó. Bởi vì thông qua những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng
hết sức gần gũi, thân quen mà học sinh nhìn thấy hàng ngày ở địa phương sẽ tạo
điều kiện để hình thành biểu tượng địa lý cho học sinh. Trong khi đó, biểu tượng
địa lý lại là cơ sở để tạo nên khái niệm địa lý, vì nó phản ánh được những thuộc
tính của khái niệm địa lý tương ứng . Ngược lại, việc đưa kiến thức địa lý địa ph
ương trong dạy học địa lý sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phương cho học
sinh và làm giàu tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em. Đồng thời, bài
giảng địa lý có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và
học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với học sinh hơn.
Dạy học địa lý địa phương ở các trường phổ thông hiện nay đã được chú ý
nhiều hơn trước. Tuy nhiên, dung lượng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ trong chương trình địa lý phổ thông. Ngoài các tiết dạy địa lý địa phương theo
quy định, thầy (cô) giáo chưa thường xuyên đưa kiến thức địa lý địa phương vào
bài giảng. Đặc biệt, giáo viên nắm kiến thức địa lý địa phương chưa sâu, chưa rộng
đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó, kiến thức địa
lý địa phương của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức

địa lý địa phương cho học sinh còn nhiều hạn chế, đây là vấn đề cần khắc phục,
hơn nữa việc sắp xếp thời gian học thực tế về kiến thức địa lý địa phương còn nhiều
khó khăn như: Những kiến thức địa lý địa phương thể hiện rõ ràng và lôi cuốn cho
học sinh tìm hiểu thường ít và xa, khung thời gian lại hạn chế … chính vì thế gây
cản trở nhiều đến việc dạy kiến thức địa lý địa phương (phần thực địa) cho học
sinh, dẫn đến đa phần giáo viên chỉ bố trí dạy địa lý địa phương theo kiến thức lý
1


thuyết là chủ yếu, điều đó chưa góp phần kích thích tính khám phá, tìm tòi của học
sinh, nên bài dạy thường nhàm chán, dẫn đến hiệu quả không cao, kiến thức không
sâu, việc giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước sẽ bị hạn chế
Từ năm học 2016- 2017 tôi được điều động về công tác ở trường THCS Nga
Điền, qua tìm hiểu về tình hình địa phương, bản thân lại là cán bộ quản lý có
chuyên môn về môn Địa lý, vì thế thấy đây là vùng đất có nhiều cơ hội để phát huy
về bộ môn Địa lý
Qua tìm tòi, khảo sát và nghiên cứu, nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng
và rất cấp thiết cho nên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm “ Hướng dẫn giáo viên
dạy học kiến thức địa phương trong môn Địa lý 8 ở trường THCS Nga Điền ”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đổi mới phương pháp, hình thức, nội dung dạy học về địa lý địa phương
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc hình
thành kiến thức địa lý
- Xây dựng niềm tin yêu khoa học, kích thích lòng ham mê trong việc tìm
tòi, khám phá, ứng dụng trong bộ môn Địa lí
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh với quê hương đất nước
- Giúp học sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách tổng thể và toàn diện
hơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Dạy học địa lý địa phương lớp 8 bằng trãi nghiệm thực tế

1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát kiến thức đia lí thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
.- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp viết báo cáo
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Huyện Nga Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh
Hóa khoảng 40 km về phía đông Bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 14 km về phía đông
và cách Hà Nội khoảng 120 km về phía nam. phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình,
phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc, phía đông giáp Biển
đông. Hơn 80% diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải từ tây sang đông.
phía bắc của huyện có dãy núi Tam Điệp, phía nam có con sông Lèn chảy qua.
Diện tích tự nhiên huyện là 144,95 km². [1]
Xưa kia Nga Sơn thuộc vùng đất biển cạn, đây là vùng có núi non, sông biển,
hang động, các di tích huyền diệu và hoang sơ, hiện nay biển đã rút xa hàng chục
2


cây số, Nga Sơn trở thành vùng đồng ruộng thấp, xen lẫn các núi sót (trước đây là
các đảo)
Nga Điền là xã nằm phía đông bắc của huyện Nga Sơn, và cũng là phía đông
bắc của tình Thanh Hóa, có diện tích: 11,17 km², là một xã hẹp về bề ngang nhưng
lại có chiều dài tới hơn 11 km; Phía đông giáp các xã Định Hóa và Văn Hải thuộc
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp xã Nga Phú, Nga An và Nga Giáp
của huyện Nga Sơn, phía tây giáp xã Nga Thiện thuộc huyện Nga Sơn, phía bắc
giáp xã Yên Thái, Yên Lâm thuộc huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình. [2]
Về tự nhiên Nga Điền có gần như đầy đủ các yếu tố về tự nhiên, như: Có địa
hình núi đá vôi (là phần cuối của dãy núi đá vôi Tam Điệp), có địa hình đồng bằng,
có sông Hoạt, sông Càn, bãi bồi ven biển...

Trong các yếu tố tự nhiên ở đây, điển hình phải kể đến là: Núi, biển (xa xưa),
sông, hang động, cửa Thần Phù, đồng bằng ...
2.1.1 Cửa Thần Phù: vốn là một cửa biển hiểm yếu xa xưa nằm trên tuyến đường
thủy hành quân Nam tiến của người Việt nên được gắn với nhiều truyền thuyết ly
kỳ trong dân gian và sử sách. Cửa Thần Phù ngày nay đã bị phù sa bồi đắp và trở
thành vùng đất nằm cách bờ biển hơn 10 km. Trước đây khu vực này thuộc
tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn, một phần được tách về tỉnh Thanh Hóa. Cửa
biển Thần Phù hiện nằm trên tuyến sông Nhà Lê, thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên
Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa. Khu vực Thần Phù
nay ở thượng nguồn lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là
ranh giới giữa 2 miền Trung - Bắc Việt Nam.
Bia “Thần Phù” tại cửa thần phù xưa kia (nay nằm ngay sát chùa Hàn Sơn)
Theo Nam Ông mộng lục, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh
dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển này gặp gió to sóng dữ, không đi được; may nhờ
một đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất
ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là "Áp Lãng Chân Nhân"
(người dẹp yên được sóng dữ) và gọi tên nơi đây là cửa biển Thần Phù.
2.2.2 Về địa hình: Núi ở đây có nhiều ngọn xếp nối nhau, cao vút như búp măng,
với một số hang động còn lưu lại nhiều bút tích của người xưa
Núi non, sông nước Thần Phù đến nay vẫn còn giữ được dáng vẻ, cảnh sắc
nguyên sơ của nó, Nguyễn Trãi đã mô tả:
“Thần Phù qua đó lúc canh khuya
Gió mát, trăng thanh cảnh tuyệt vời
Núi vút ngàn đầu non dựng đứng
Rắn bò một dải nước quanh đi ...”
3


(Nguyễn Trãi-trích dịch bài thơ “Qua cửa biển Thần Phù”[3]
Một góc vùng núi đá vôi thuộc Nga Điền, Nga Sơn

Rẻ theo nhánh sông bên phải vài trăm mét ra cửa biển, sẽ thấy ngọn núi đá
sừng sững bên bờ. Đây là di tích Hồ Quý Ly bắn đá lấp sông để chống nhau với
quân xâm lược Chiêm Thành cuối thế kỷ XIV
Tại đây, vua Lê Thánh Tông đã nhắc lại sự kiện này
“Chương Hoàng tải mãn điền hà thạch”
Dịch: “Chương Hoàng-(Hồ Quý Ly) chở đá lấy đầy sông”. [4]
Tiếp tục suôi dòng sông sẽ đến khúc sông nơi chúa Trịnh Sâm hơn 200 năm
trước đã neo thuyền để thưởng ngoạn cảnh đẹp đêm trăng và cảm hứng đề thơ khắc
lên vách núi đến nay vẫn còn
Dịch thơ: “ Gió nhẹ, thuyền dâng trăng sáng trôi
Lênh đênh chiếc lá thuận dòng chơi
Làn sông ngấn biếc bờ đôi ngả
Rặng núi hang xanh bóng giữa vời
Thấp thoáng mâm châu am cổ hiện
Thập thình chày ngọc giọt thu rơi ...”. [5]
Vùng núi dấu tích của Hồ Quý Ly chống nhau với quân Chiêm Thành
2.2.3 Động Lục Vân: “Hang xanh am cổ” được nhắc đến chính là động “Lục Vân”,
xưa kia động có chùa và những điêu khắc chạm trổ trực tiếp lên núi đá, nhưng nay
đã bị hủy hoại hết chỉ còn thấy một số bút tích chữ Hán để lại trong và ngoài động.
Ở đây động không rộng lắm nhưng ăn sâu vào trong vách núi, nay bị đất đá đổ lấp
nên khó đi, giữa cửa động có một dải thạch nhủ màu vàng, nằm vắt ngang trông
như hình rồng, đứng trước cửa động, ngắm nhìn núi non, sông nước hữu tình
Bia cổ trong hang tối ở Động Lục Vân
2.2.4 Bia Thần: Nơi đây có mỏm đá nhô ra sông, trên núi khắc một chữ “Thần”
bằng chữ Hán rất lớn, chiều cao khuôn chữ tới hơn 1 m
Tương truyền, Lê Thánh Tông là tác giả đại tự trên, mới đây mới phát hiện
người đề chữ này là Nhật Nam nguyên chủ- tức chúa Trịnh Sâm, chữ “Thần” được
4



khắc ở vị trí núi sông hiểm yếu này, muốn chứng tỏ rằng đất nước Nam có thần linh
canh giữ
2.2.5 Động Bạch Á: Động này nằm trong lòng một ngọn núi xuyên suốt từ Tây
sang Đông, cao ráo, thoáng đãng, trong động không có thạch nhũ, có ngách trèo lên
trên đỉnh núi, động có hai cửa nối nhau. Nên gió lồng lộng, sở dĩ có tên gọi vì nhìn
từ xa tựa như một con quạ trắng đang dang rộng cánh, thuở xưa noi đây có chùa
chiền và nhiều điêu khắc bằng đá trắng, nhưng đã bị hủy hoại
2.2.6 Sông ngòi:
(Hiện có một số tài liệu còn nhầm lẫn giữa sông Hoạt và Sông Càn)
Một khúc sông Hoạt, tại Nga Điền, Nga Sơn
+ Sông Hoạt: Sông bắt nguồn từ núi Hang Cửa, vùng Yên Thịnh (Hà Trung) có
diện tích lưu vực tính đến cầu Chính Đại (cách cửa sông 13km) là 250km2. Sông
dài 55km, chảy qua huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn và men theo tạo địa giới giữa
huyện Nga Sơn và huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Do vị trí của sông nằm trong khu
vực ít mưa (dưới 1.500mm), lại chảy qua nhiều vùng đá vôi nên dòng chảy mùa
kiệt rất nghèo nàn và bị ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Vào mùa mưa, do địa hình
lòng chảo nên sông tiêu nước chậm và thường xuyên gây úng lũ ở Hà Trung (Hà
Bắc, Hà Yên, Hà Giang, Hà Vân) và Nga Sơn. [6]
+ Sông Bút: Là một con sông nằm ở vùng giáp ranh giới hai tỉnh Ninh
Bình và Thanh Hóa. Sông Bút bắt nguồn từ hồ Đồng Thái (huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình) chảy qua cửa biển Thần Phù (xưa kia) nhập với sông Hoạt tại ngả ba
sông ở đoạn gần cầu Chính Đại (Xóm 7 Xã Nga Điền). Từ đây chảy về cửa Lạch
Càn - ta gọi là Sông Càn. [7]
+ Sông Càn: Tên gọi sông Càn dành cho đoạn hạ lưu, dòng chảy tính từ ngã ba
sông Bút và sông Hoạt (Tại Nga Điền, Nga Sơn) ra tới cửa biển (Kim Hải, Kim
Sơn). [8]

Nơi giao nhau giữa sông Hoạt và sông Bút tại ngã ba sông ở làng Chính Đại
Các sông nơi đây chảy qua nhiều địa danh nổi tiếng thuộc dãy núi Tam Điệp
như cửa biển Thần Phù, hồ Đồng Thái, Kim Sơn (Ninh Bình), động Từ

Thức (Thanh Hoá). Sông cũng là đường biên phía tây nam của khu dự trữ sinh
quyển châu thổ sông Hồng.
5


Một góc cảnh quan làng Chính Đại xã Nga Điền ngày nay
Như vậy: Có thể nói trong vùng về tự nhiên có đa dạng như: Hệ thống núi đá
vôi, với nhiều hang động và địa hình catxtơ, về diện mạo tự nhiên nơi này khá là
hùng vĩ, phong cảnh đẹp và nên thơ; hệ thống sông xen lẫn với núi làm cho cảnh
sắc nơi đây càng thêm thơ mộng (vì thế nhiều danh nhân đã lưu lại các bài thơ cho
vùng đất này những áng thơ hay...), đồng bằng thì nhỏ hẹp, xen lẫn núi tạo cho nơi
đây có cảnh sắc vừa đồng bằng vừa núi, có phù sa lớn, màu mỡ; núi non và thảm
thực vật tạo nên một dạng cảnh quang núi đá vôi hùng vĩ; hình tượng biển xa xưa
nay đã rút xa còn in dấu với những ngấn sóng vỗ vào núi (như vịnh hạ long trên
cạn)...
Với những điều kiện tự nhiên và dấu tích lịch sử xưa kia sẽ là điều kiện để
gây hứng thú bộ môn lịch sử, địa lý, hóa học... góp phần khơi gợi tính ham mê, tìm
tòi, khám phá của thầy (cô) giáo và các em học sinh, nhằm góp phần hình thành
kiến thức cho các em một cách tổng thể và phát huy lòng yêu quê hương trong việc
giữ gìn cảnh quan và các di tích nơi đây... –nếu người giáo viên biết cách khai thác.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
a. Khái quát về đơn vị trường THCS Nga Điền
- Thuận lợi:
+ Trường THCS Nga Điền có 12 lớp với hơn 470 học sinh,
+ Đội ngũ giáo viên có đầy đủ giáo viên các bộ môn, có trình độ đạt chuẩn
và trên chuẩn 80 %; giáo viên bộ môn địa lý có 2 (đều có trình độ Đại học)
+ Về phía học sinh: Đa phần các em ngoan, hiếu động, ham phám phá ,
điều đó có thuận lợi trong quá trình học tập, nhất là trong việc giáo viên hướng
dẫn học sinh học tập các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, hay thuận lợi cho
việc học theo phương pháp trãi nghiệm thực tế

+ BGH nhà trường rất quan tâm tới công tác chuyên môn, điều đó thuận lợi
cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh
- Khó khăn:
+ Nga Điền là xã phía đông bắc của huyện Nga Sơn, tiếp giáp với huyện
Kim Sơn của tình Ninh Bình, điều kiện kinh tế khó khăn, dân đa số theo đạo
Thiên Chúa Giáo, vì thế có ảnh hưởng không nhỏ công tác giáo dục
+ Nhiều em chưa thật sự tích cực trong học tập, chưa có kỹ năng hoạt động
hợp tác theo nhóm, chưa có những hiểu biết sâu sắc về kiến thức tự nhiên
+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hiện là trường duy nhất trong huyện vẫn
phải học 2 ca (do thiếu phòng học)
+ Cán bộ, giáo viên đa phần là người ở xa, có người đi tới 20 km, điều đó
dẫn đến tính nhiệt tình của giáo viên với công việc hạn chế
b. Thực trạng:
6


Qua tìm hiểu thì được biết các bài liên quan tới tham quan thiên nhiên, hay
các bài về địa lí tự nhiên đều thực hiện dưới dạng truyền tải theo kiểu lý thuyết,
kiến thức địa lí địa phương tại ngay quê hương Nga Điền nhiều em học sinh chưa
biết đến bao giờ (do địa bàn xa, nhiều em không gần đó chưa một lần hình dung ra
nó, chỉ có những em địa bàn gần mới được biết một phần nào đó)
Vấn đề không được Dạy – Học theo phương pháp trãi nghiệm do:
- Giáo viên ngại vất vả, tính nhiệt tình trong chuyên môn chưa cao
- Các khu vực có điều kiện thiên nhiên cần học, quan sát và trãi nghiệm ở
địa bàn xa so với trường học (tính từ trường tới các khu vực có dạng địa hình núi đá
vôi, di tích tương đối xa – tới trên 6 km, có nơi tới trên 8km)
- Để khám phá các dạng địa hình đó thì phương tiện đi lại chưa thuận lợi
(cả đường bộ, đường núi, đường sông)
- Phần do trước đây nhà trường chưa quan tâm đến lĩnh vực liên quan tới bộ
môn này, vì thế nên phó mặc cho giáo viên truyền đạt kiểu lý thuyết

Chính vì những trở ngại trên nên đến các tiết có tham quan thiên nhiên
thường không tổ chức được, điều đó không gây được hứng thú cho học sinh trong
học tập môn địa lý
Thực trạng trên thể hiện rõ qua kết quả khảo sát mức độ hứng thú với môn
địa lí 8 và so sánh kết quả môn địa lí năm học 2016 – 2017 tại trường THCS Nga
Điền, Nga Sơn như sau:
- Thời điểm khảo sát: Tháng 9/2017

Khối

Rất hứng
thú

Hứng thú

Ít hứng thú

Không hứng
thú

SL

SL

SL

%

SL


%

48,7

18

15,5

%

%

Khối 8 (117)
8
6,8
34
29,0
57
- Kết quả bộ môn địa 8 (năm học 2016-2017)
Khối
Khối 8 (117)

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại Yếu


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9

7,7

33

28,2

58

46,2

17


14,5

Kết quả khảo sát trên cho thấy hứng thú học tập và kết quả bộ môn có mối
quan hệ hữu cơ với nhau; Nếu học sinh có hứng thú học tập bộ môn thì sẽ dẫn tới
kết quả học tập được nâng cao, và ngược lại.
Qua tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp, bản thân tôi đã xây dựng
thêm kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo chuyên môn, đặc biệt là môn địa lý góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn địa lý của nhà trường
Đề tài phạm vi cả hoạt động của CBGV và chỉ đạo dạy học địa lí địa phương
học sinh khối 8 và khối 9 trong toàn trường, so sánh, phân tích kết quả chất lượng
7


bộ môn của học sinh cuối năm học 2016-2017 và chất lượng môn của năm học
2017-2018
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để góp phần trong việc chỉ đạo dạy học Địa lí địa
phương ở trường THCS Nga Điền
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng của phương pháp dạy học địa lí địa phương
trước đây, tìm hiểu tâm lý giáo viên khi dạy về địa lí địa phương, tìm hiểu mức độ
hứng thú của học sinh, qua khảo sát về điều kiện thiên nhiên địa phương vùng đất
Nga Điền, Nga Phú,… Tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm trong quá trình
chỉ đạo giảng dạy môn địa lí địa phương (địa lí 8,9) như sau:
2.3.1 Người quản lý phải có kiến thức tổng thể, sâu rộng về bộ môn:
Là người quản lý có chuyên môn trong lĩnh vực sinh học và địa lí, khi tôi có
quyết định chuyển công tác về trường THCS Nga Điền vào cuối tháng 8/2016, là
địa bàn rất mới với bản thân, phần do khoảng cách xa nhà đi lại khó khăn, nên tôi
chủ yếu là đi buổi (sáng đi tối về), chính vì thế nên ngoài các hoạt động trong nhà
trường thì thời gian rãnh tôi tìm hiểu về vùng đất Nga Điền và các vùng lân cận
(tìm hiểu về con người, lối sống, về thiên nhiên…- Mục đích vừa thư giản và vừa
bổ sung kiến thức cho bản thân để vận dụng trong quá trình công tác)

Trong khi tìm hiểu về thiên nhiên nơi đây, tôi nhận thấy vùng đất này có
cảnh quan rất đẹp, gắn nhiều với các dấu tích lịch sử từ thời xa xưa, chẳng hạn như:
Trong vùng có da dạng các loại địa hình như: Núi đá vôi với địa hình Catxtơ tạo
nên các hang động kỳ thú, sông ngòi uốn lượn theo mạch địa hình tạo nên cảnh
quan nơi đây vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, đồng bằng nhỏ hẹp đan xen giữa núi và
sông, làng mạc…, Vùng trước kia là biển, có các địa danh: Cửa Thần Phù, Chích
Trợ Sơn, Bia Thần, Động Trúc Sơn, Động Bạch Á…
Kết quả trãi nghiệm thực tế đã gợi cho bản thân thấy đây là những kiến thức
thực tế có vai trò trong việc xây dụng thế giới quan khoa học, tạo niềm tin yêu bộ
môn, kích thích ham mê trong học tập ở các bộ môn Lịch Sử, Địa Lí, Sinh Học…
Nhưng như thế chưa đủ mà phải niềm say mê cho đội ngũ giáo viên, điều
này tôi nghỉ là rất quan trọng, vì thế tôi nảy sinh ra bước thứ 2
2.3.2. Tổ chức chuyến khám phá thực tế địa phương cho CBGV:
- Trước hết đưa ra bàn với các đồng chí trong lãnh đạo nhà trường về ý
tưởngc chuyến khám phá thực tế, được mọi người thích thú ủng hộ
- Lựa chọn thời điểm: Tổ chức vào dịp nghỉ hè (Đầu tháng 6/2017)
- Đối tượng: Cán bộ, giáo viên và đồng nghiệp ham mê
- Lịch trình: Tham quan thiên nhiên các địa danh Chích Trợ Sơn, Cửa Thần
Phù, Chùa Hàn Sơn, Đi thuyền theo dòng sông Hoạt, khám phá Động Trúc Sơn,
Bia Thần, Động Bạch Á, leo núi khám phá địa hình núi đá vôi…
- Phương tiện: Xe máy, thuyền và đi bộ
Một số hình ảnh chuyến tham quan thực tế vùng
thiên nhiên Nga Điền của CBGV nhà trường
8


Tham quan bên dòng sông Hoạt, địa phận xã Nga Điền
Lối vào Động Trúc Sơn
Sau chuyến đi, vừa tạo niềm hứng khởi cho CBGV về cuộc trãi nghiệm thực
tế, vừa xây dựng thêm kho tư liệu quí cho CBGV để góp phần trong quá trình giảng

dạy, giáo viên cảm thấy tự tin hơn khi lên lớp dạy các bài liên quan tới thiên nhiên
2.3.3 Chỉ đạo dạy học địa lý Địa phương ứng dụng bằng phương pháp trãi nghiệm
thực tế
a) Tiến trình thực hiện Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương – Địa lí lớp 8
- Mục tiêu: Chỉ đạo giáo viên bộ môn Địa (đ/c Mai Thị Tính) tổ chức dạy theo
phương pháp Tìm hiểu địa phương bằng trãi nghiệm
- Thời gian bố trí: Buổi chiều ngày 14/4/2018
- Đối tượng :Học sinh khối 8
- Yêu cầu: Tham quan thực tế và xây dựng các kiến thức về tự nhiên của vùng đất
Nga Điền như: Địa hình (núi non, đồng bằng…) sông ngòi, thảm thực vật, cảnh
quan thiên nhiên, các di tích khác (nếu có)…
Sau khi tham quan thực tế sẽ viết bài thu hoạch về chuyến tham quan và
tham gia 1 phiếu thăm dò của bàn thân với bộ môn (có phụ lục kèm theo)
- Phương tiện: HS đạp và đi bộ
- Lịch trình trãi nghiệm: Xuất phát từ trường THCS Nga Điền từ lúc 14 giờ đến các
địa điểm: Cửa Thần Phù, Chùa Hàn Sơn, Ngã ba sông tại cầu Chính Đại, tham quan
núi khu vực cạnh Chùa Hàn Sơn, tham quan cánh đồng xã Nga Điền, tìm hiểu về
các con sông trong địa bàn xã
b) Một số hình ảnh minh họa
Cô trò đang nghe Bác Lượng nói chuyện về Cửa Thần Phù (Tháng 4/2018)

Tham quan núi đá vôi cạnh Chùa Hàn Sơn, Nga Điền (tháng 4/2018)
Cô Mai Thị Tính giới thiệu về ngã ba sông (điểm bắt đầu của sông Càn)
9


Quang cảnh Động Trúc Sơn, Nga Điền
Bên trong Động Trúc Sơn, Nga Điền
2.3.4 Hướng dẫn tổ chức viết bài thu hoạch:
Sau khi giáo viên tổ chức cho học sinh buổi tham quan thực tế tại đại phương

Nga Điền, giáo viên yêu cầu về viết bài thu hoạch sau chuyến tham quan, với các
yêu cầu sau:
- Thu hoạch những kiến thức về địa hình: Đồng bằng, núi (đặc điểm của các
loại địa hình đó)_
- Mô tả sông ngòi ở địa phương
- Mô tả cảnh quan thiên nhiên trong vùng
- Các kiến thức khác
- Nhận định của em với bộ môn sau chuyến tham quan
(Có phụ lục kèm theo)
2.3.5 Khảo sát về mức độ hứng thú của bộ môn sau khi được học bài địa lí về trãi
nghiệm thực tế
(có phụ lục kèm theo)
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua những công việc hướng dẫn giáo viên dạy học kiến thức địa lí địa
phương cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Điền, nhận thấy học sinh yêu quý bộ
môn hơn, các em ham mê với tìm hiểu, nghiên cứu khoa học hơn, niềm tin yêu với
bộ môn được nâng lên, góp phần vào việc hình thành kiến thức địa lí tổng hợp,
nhằm nâng cao kết quả bộ môn học địa lí lớp 8, được thể hiện cụ thể:
- Kết quả khảo sát mức độ hứng thú với bộ môn sau khi tham quan thực tế
Khối
Khối 8 (117)

Rất hứng
thú

Hứng thú

Ít hứng thú

Không hứng

thú

SL

%

SL

%

SL

%

SL

27

23,1

52

44,4

38

32,5

%


- Kết quả bộ môn khối 8 qua bài kiểm tra HKII
Khối
Khối 8 (117)

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

22


18,8

43

36,8

49

41,9

3

2,5

Qua phân tích từng tiêu chí thì được thể hiện như sau:
+ 100% học sinh đều yêu thích bộ môn địa lí
+ 100 % ham thích với hình thức học tập bằng trãi nghiệm thực tế
10


+Hứng thú với bộ môn tăng cao
+ Chất lượng bộ môn địa lý được nâng lên rõ rệt, thể hiện bằng kết quả bộ
môn qua khảo sát HKII, năm học 2017- 2018 (theo bảng khảo sát HKII)
+Vì yêu thích môn học nên chất lượng học sinh giỏi nâng lên rõ rệt, năm học
2017- 2018: khối 8 có 3 em tham gia kỳ thi HSG cấp huyện, cả ba em đều đạt giải
ba cấp huyện môn Địa lí 8 với mức điểm cao.
+ Một điều quan trọng nữa là từ yêu thích bộ môn Địa lí, các em đã xây dựng
được phương pháp học tập tốt và đã nhân rộng cho những môn học khác
Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình hướng dẫn giáo
viên giảng dạy bài ”Tham quan thực tế” – Địa lí 8, với tôi nhận thấy đây là một kết

quả đáng mừng. Việc xây dựng được phương pháp học tập đúng đắn lôi cuốn học
sinh ở tất cả các bộ môn đó là điều cần thiết của người quản lý hay giáo viên đứng
lớp, đó là khởi điểm khởi đầu cho người quản lý trong quá trình chỉ đạo các hoạt
động chuyên môn trong nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Việc xây dựng được phương pháp dạy học tốt, cuốn hút học sinh trong bài
học là điều rất cần thiết ở người giáo viên, nhất là những môn học mang tính thực
nghiệm hay những môn có kiến thức liên hệ với thực tế.
Xây dựng được cách thức học tập tốt bằng phương pháp thực nghiệm không
chỉ tạo ra niềm hứng khởi, say mê khoa học cho học sinh, mà còn tạo cho học sinh
có được phương pháp học tập chủ động (ví dụ qua trãi nghiệm, học sinh tự viết bài
thu hoạch về kết quả sau khi tham quan thực tế), ngoài ra còn xây dựng cho học
sinh nhận thức thế giới quan khoa học, yêu quí thiên nhiên và có ý thức tốt với
việc bảo vệ thiên nhiên. Những điều đó tác động đến việc hình thành kiến thức
khoa học một cách tổng thể và khắc sâu được kiến thức đó, điều đó cũng nhằm đem
lại chất lượng bộ môn ngày một tăng cao
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cách thức tiến hành của đề tài
“Hướng dẫn giáo viên dạy học kiến thức địa phương trong môn Địa lí 8 ở trường
THCS Nga Điền tôi đưa ra 5 vấn đề như sau:
1. Người cán bộ, giáo viên phải có kiến thức sâu rộng; Không chỉ có kiến thức
lý thuyết một cách thuần túy, mà còn phải có kiến thức thực tiễn
2. Phải ham mê khoa học, yêu thích chuyên môn
3. Nhiệt tình trong các hoạt động về chuyên môn, biết cách tổ chức dạy học,
biết thu hút học sinh, người giáo viên muốn thành công không chỉ truyền thụ kiến
thức một chiều mà luôn thay đổi mình sang những vai trò khác (ví như: có lúc như
một người dẫn chương trình-MC, có lúc như một người trọng tài, có lúc như một
diễn viên trên sân khấu…, có như thế cách thức tổ chức dạy học mới hấp dẫn cho
học sinh
11



Tuy nhiên đề tài nghiên cứu còn hạn hẹp về phạm vi kiến thức và hạn hẹp về
thời gian. Triển vọng của đề tài còn tiếp tục trong những năm tiếp theo và ở các bộ
môn khoa học khác
3.2 Kiến nghị
- Đối với nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, và kêu gọi sự hỗ trợ về
kinh phí cho việc tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại thực tế
- Đối với giáo viên không ngừng nâng cao chuyên môn, cập nhật thông tin về
thực tiễn cuộc sống
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn giáo viên giảng
dạy địa lý địa phương – Địa lí 8. Mặc dù đã rất cố gắng, biên soạn, song không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp và
hội đồng phê duyệt cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Nga Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
P. HIỆU TRƯỞNG
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Văn Tuyển

12


Mẫu 1 (2)


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Tuyển
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường THCS Nga Điền

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp tỉnh

C


2003-2004

2.

23- sinh học lớp 6
Một số giải pháp về việc tổ chức

Cấp huyện

B

2006-2007

3.

hoạt động ngoài giờ lên lớp
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo

Cấp huyện

C

2008-2009

Cấp Tỉnh

C

2012-2013


Cấp tỉnh

C

2014-2015

1.

Kinh nghiệm trong việc tiến
hành thí nghiệm hô hấp ở cây bài

kiểm tra, đánh giá cho cán bộ
giáo viên và học sinh trường
THCS Nga Vịnh, huyện Nga
4.

Sơn
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ giáo viên ở

5.

trường THCS Nga Yên
Tích hợp giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu trong dạy học
địa lí lớp 7 trường THCS Nga
Yên, huyện Nga Sơn

13



a)
b)
-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn tài liệu tham khảo: Tham khảo từ nguồn Internet
Trích dẫn:
[1] Trích dẫn thông tin về huyện Nga Sơn từ nguồn Internet
[2] Trích dẫn thông tin về xã Nga Điền từ nguồn Internet
[3] Trích dẫn đoạn thơ Nguyễn Trãi từ nguồn Internet
[4] Trích dẫn bài dịch thơ của vua Lê Thánh Tông từ nguồn Internet
[5] Trích dẫn bài dịch thơ của Chúa Trịnh Sâm từ nguồn Internet
[6] Trích dẫn về thông tin Sông Hoạt từ nguồn Internet
[7] Trích dẫn về thông tin Sông Bút từ nguồn Internet
[8] Trích dẫn về thông tin Sông Càn từ nguồn Internet

PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC HỌC SINH
ĐỐI VỚI BỘ MÔN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC 2017- 2018
Họ và tên: ……………………………………….. ; Học sinh lớp 8 …..
Trường THCS Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thời điểm khảo sát: Tháng 4/2018
14


Sau khi được tổ chức học bài “TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG”
bằng hình thức tham quan thực tế quê hương em
Em hãy trả lời các câu hỏi sau (bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng)

1 /Môn địa lý 8 em thích học vì:
Môn địa lý là môn khoa học nghiên cứu lý thuyết
Vừa nghiên cứu lý thuyết vừa nghiên cứu thực nghiệm
Là môn khoa học thực nghiệm
2/ Em có hứng thú với bộ môn địa lý 8?
Rất hứng thú
Hứng thú
ít hứng thú
Không hứng thú
3/ Trong bộ môn địa lý 8 em có thích học các tiết tham quan thực tế
không?
Rất thích
Thích
Không thích
4/ Những bài học địa lý 8 có phần liên hệ với thực tiễn, em có thích
không?
Rất thích
Thích
Không thích
5/ Khi gặp một bạn có ý thức phá hoại cảnh quan thiên nhiên, thì em
làm gì:
Em làm ngơ coi như chưa thấy
Em nhắc nhở bạn nên không được phá hoại cảnh quan thiên
nhiên
Em vừa phân tích cho bạn việc làm đó là không đúng, vừa nhắc bạn cần
phải giữ gìn cảnh quan thiên nhiên
6/ Nhận định về cảnh quan thiên nhiên quê hương Nga Điền em
Cảm thấy bình thường
Thiên nhiên đa dạng, có nhiều dạng thiên nhiên đẹp và em thấy
thích

Có chút đẹp
15


7/ Kể tên các dạng địa hình mà em đã tìm hiểu qua chuyến thực tế đó
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….

8/ Kể tên con sông em từng gặp qua buổi tham quan thực tế đó
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….

9/ Nét đặc trưng của địa hình núi đá vôi là gì?
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….
……………………………………………………………………………………………………..…………………………….

16



.................................................................................................................PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC HỌC SINH
ĐỐI VỚI BỘ MÔN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC 2017- 2018
Họ và tên: ……………………………………….. ; Học sinh lớp 8 …..
Trường THCS Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thời điểm khảo sát: Tháng 9/2017
Em hãy trả lời các câu hỏi sau (bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng)
1 /Môn địa lý 8 em thích học vì:
Môn địa lý là môn khoa học nghiên cứu lý thuyết
Vừa nghiên cứu lý thuyết vừa nghiên cứu thực nghiệm
Là môn khoa học thực nghiệm
2/ Em có hứng thú với bộ môn địa lý 8?
Rất hứng thú
Hứng thú
ít hứng thú
Không hứng thú
3/ Trong bộ môn địa lý 8 em có thích học các tiết tham quan thực tế
không?
Rất thích
Thích
Không thích
4/ Những bài học địa lý 8 có phần liên hệ với thực tiễn, em có thích
không?
Rất thích
Thích
Không thích
5/ Khi gặp một bạn có ý thức phá hoại cảnh quan thiên nhiên, thì em
làm gì:
Em làm ngơ coi như chưa thấy
17



Em nhắc nhở bạn nên không được phá hoại cảnh quan thiên nhiên
Em vừa phân tích cho bạn việc làm đó là không đúng, vừa nhắc
bạn cần
phải giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

18



×