Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.03 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 13. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
NHẬN ĐỊNH
7
Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 BLHS thì có thể
bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
 Đúng vì theo Điều 41 quy định “hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định” được áp dụng nếu xét thấy để người bị kết án đảm nhiệm thì có thể gây
nguy hại cho xã hội.
8
Mọi trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều phải khấu trừ thu
nhập của người bị kết án.
 Sai vì theo Khoản 3 Điều 36 không khấu trừ trong trường hợp đặc biệt và người
đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
9
Thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
theo Điều 41 BLHS chỉ được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
 Sai vì có thể tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có
hiệu lực nếu hình phạt chính thược các hình phạt luật quy định tại Điều 41.
10
Có thể áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân cho người thực hiện tội
phạm khủng bố theo quy định tại Điều 299 BLHS.
 Đúng vì tại Khoản 5 Điều 299 có quy định như vậy.
11
Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
 Sai vì theo Điều 43 hình phạt chính là tù có thời hạn.
12


Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47 BLHS) chỉ
có thể áp dụng đối với người phạm tội.
 Sai Khoản 3 Điều 47 quy định có trường hợp là tài sản người khác.


13
Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
 Sai vì biện pháp tư chỉ là biện pháp cưỡng chế ngăn ngừa giáo dục người phạm
tội
BÀI TẬP
1
Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng hay sai
trong các tình huống sau:
a) A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản;
b) A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2
năm;
c) A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
 1. Sai vì theo khoản 5 Điều 188 quy định Người phạm tội còn có thể bị tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đây là một hình phạt phụ bổ sung cho hình phạt
chính. Tuy nhiên Điều 45 Quy định Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với
người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham
nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp này A bị xử
phạt theo khoản 1 Điều 188 như vậy A thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng
nên ko thể áp dụng hình phạt tịch thu tài sản cho A.


 2. Đúng vì khoản 3 Điều 32 Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp
dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Vì vậy việc Tòa án áp dụng mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm
hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm là phù hợp với luật định.
 3. Vì khoản 4 Điều 188 quy định mức phạt cao nhất là 20 năm tù. Không có hình

phạt chung thân. Khoản 5 Điều 188 quy định các hình phạt bổ sung. Vì vậy không
thể kết án A chịu phạt là tù chung thân.
2
Hãy xác định phần hình phạt còn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là bao lâu, nếu:
a) Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 2 tháng và bị
Tòa án tuyên 1 năm cải tạo không giam giữ;
b) Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giam 2 tháng và bị Tòa án tuyên phạt
tù 2 năm.
 1. Theo khoản 1 Điều 36 Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời
gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không
giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Như vậy, trong trường hợp này A bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 2 tháng thì sẽ
được trừ là 9 ngày và 6 tháng vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo ko giam
giữ. A phải chấp hành hình phạt trong 5 tháng và 21 ngày
 2. Theo khoản 1 Điều 38 Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn
chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Như vậy,
trong trường hợp này A bị tạm giam 2 tháng thì sẽ đc trừ 2 tháng vào thời gian
chấp hành hình phạt cải tạo ko giam giữ A phải chấp hành hình phạt trong 1 năm
10 tháng.
3
Hội đồng xét xử đưa ra 2 phương án:


a) Phương án thứ nhất là áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với A và áp dụng biện
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A với thời hạn là 2 năm.
b) Phương án thứ hai là không áp dụng hình phạt cảnh cáo mà chỉ áp dụng biện
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm đối với A
Hỏi:Nếu anh/chị rơi vào tình huống này, phương án nào được anh/chị lựa chọn.
Chỉ rõ cơ sở pháp lý?
 Đồng ý với phương án 2

Vì biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp tư pháp
được áp dụng cho người chưa thành niên quy định tại Điều 96, trong một số trường
hợp các biện pháp tư pháp có thể thay thế cho hình phạt. Điễn hình là trong trường
hợp này. Việc giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A đã được mục đích răn đe
giáo dục cải tạo người phạm tội mà không cần dùng đến hình phạt cảnh cáo.
4
Hãy xác định đường lối xử lý đối với chiếc xe ô tô đó, nếu:
a) Chiếc xe ô tô đó là của khách hàng yêu cầu sửa chữa. Xe được sửa chữa xong,
chưa kịp giao cho khách thì Tùng lén lấy đem đua xe và bị bắt giữ.
b) Chiếc xe ô tô đó thuộc quyền sở hữu của cha Tùng. Cha Tùng thường cho con
mình sử dụng chiếc xe ô tô này để đi chơi. Trong lần đua xe này, ông cũng cho
phép Tùng lấy xe đi chơi như mọi lần.
(Gợi ý: Xem thêm Luật giao thông đường bộ).
 1. Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt
hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người
quản lý hợp pháp. Trong trường hợp này Chiếc xe ô tô đó sẽ được trả cho khách
hàng, chủ sở hữu của nó
 2. Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người
này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm,
thì có thể bị tịch thu. Trong trường hợp này Chiếc xe ô tô đó có thể bị tịch thu.


5
Câu hỏi:
Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào để xử lý 2 kg
hêrôin?
Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan đến tài
sản của H.
 1. Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 47 thì 2 kg heroin là Vật thuộc loại Nhà nước
cấm lưu hành. Vì vậy sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.

 2. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H thuộc trường hợp được quy định
tại khoản 4 Điều 251 BLHS là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đồng thời căn cứ
theo khoản 5 Điều 251 và Điều 45 BLHS 2015 thì tài sản của H trong trường hợp
này sẽ bị tịch thu.
6
Tòa án phải xử lý như thế nào đối với chiếc xe của B đã cho A mượn?
 Trong trường B không biết hành vi phạm tội của A thì Trả lại cho A vì theo
khoản 2 Điều 46. Trong trường hợp B biết thì sẽ bị tịch thu.



×