Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp (Acari oribatida) ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, vườn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 53 trang )

2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) Ở SINH CẢNH TRẢNG CỎ
CÂY BỤI, VƢỜN QUANH NHÀ, ĐẤT CANH TÁC
ĐỘ CAO 300M THUỘC VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) Ở SINH CẢNH TRẢNG CỎ
CÂY BỤI, VƢỜN QUANH NHÀ, ĐẤT CANH TÁC
ĐỘ CAO 300M THUỘC VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. Đào Duy Trinh

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc tới TS. Đào Duy Trinh, ngƣời thầy ngay từ đầu đã định hƣớng và tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện nghiên cứu của
Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh – KTNN cùng các cán bộ của bộ môn Động vật
học của Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 ngôi trƣờng mà tôi đang học và thực hiện
khóa luận. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn Ban Giám Đốc, cán bộ, nhân
viên Vƣờn Quốc gia Ba Bể đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp thông tin cần
thiết cho tôi trong thời gian nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình của tôi, cùng các bạn
nơi tôi đang học đã tạo điều kiện giúp tôi về thời gian, động viên về tinh thần để
tôi vƣợt qua mọi khó khăn trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thanh Tùng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên cứu
trong khóa luận này đều do tôi nghiên cứu, số liệu hoàn toàn trung thực,
không trùng lặp với các đề tài khác và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ bất kì
nghiên cứu nào. Các thông tin đã đƣợc trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn
chính xác, đƣợc lấy từ các tài liệu có nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong khóa luận này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thanh Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài................................................................ 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 3
5. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu ................................................................................ 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới ................................ 4

1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam ................................. 5
Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 8
2.1. Địa điểm và thời gian ngiên cứu ........................................................... 8
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 8
2.1.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu ........................................ 10
2.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 10
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 11
2.3.1. Xác định thành phần loài Oribatida ............................................. 11
2.3.2. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu .................................. 15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 18
3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở sinh cảnh trảng cỏ cây
bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300 thuộc Vƣờn Quốc gia Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn ......................................................................................... 18


3.1.1. Thành phần loài của quần xã Oribatida ở sinh cảnh trảng cỏ
cây bụi, vườn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300 thuộc Vườn Quốc
gia Ba Bể ................................................................................................. 18
3.1.2. Đặc điểm phân bố của các loài Oribatida ở sinh cảnh trảng cỏ
cây bụi độ cao 300m thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể ................................. 22
3.1.3. Đặc điểm phân bố của các loài Oribatida ở sinh cảnh vườn
quanh nhà độ cao 300m thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể ............................ 24
3.1.4. Đặc điểm phân bố của các loài Oribatida ở sinh cảnh đất canh
tác độ cao 300m thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể. ....................................... 25
3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh trảng cỏ cây bui, vƣờn quanh
nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể ..................... 27
3.2.1. Biến đổi của cấu trúc quần xã Oribattida theo tầng thẳng đứng . 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Viết tắt

1

A1

Tầng đất 0 – 10cm

2

A2

Tầng đất 10 – 20cm

3

MĐTB

Mật độ trung bình

4


H‟

Chỉ số đa dạng loài

5

J‟

Chỉ số đồng đều

6

S

Số lƣợng loài theo tầng phân bố

7

S1

Tổng số lƣợng loài theo sinh cảnh

8

cs

Cộng sự

9


TS

Tiến sĩ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu thu đƣợc ở độ cao 300m thu đƣợc ở Vƣờn Quốc
gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.................................................................... 10
Bảng 3.1. Thành phần loài và sự phân bố Oribatida ở sinh cảnh trảng cỏ
cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300 thuộc Vƣờn
Quốc gia Ba Bể ................................................................................. 18
Bảng 3.2. Chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatid theo sinh cảnh
trảng cỏ cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác ở độ cao 300m
thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể ............................................................. 27
Bảng 3.3. Những loài ƣu thế trong sinh cảnh trảng cỏ cây bụi độ cao
300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể (đ/v: %) .................................... 32
Bảng 3.4. Những loài ƣu thế trong sinh cảnh vƣờn quanh nhà độ cao
300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể (đ/v: %) .................................... 33
Bảng 3.5. Những loài ƣu thế trong sinh cảnh đất canh tác độ cao 300m
thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể (đ/v: %) ............................................... 34


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu...................................................................... 8
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Oribatida (Vũ Quang Mạnh, 2007) ................ 12
Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan Oribatida bậc cao ...... 13
Hình 3.1. Số lƣợng loài theo tầng phân bố ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi,
vƣờn quanh nhà, đât canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc
gia Ba Bể ......................................................................................... 28
Hình 3.2. Chỉ số đa dạng loài H‟ ở các sinh cảnh trảng cỏ cây bụi,

vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc
gia Ba Bể ......................................................................................... 30
Hình 3.3.

Chỉ số đồng đều J‟ ở các sinh cảnh trảng cỏ cây bụi,
vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc
gia Ba bể ......................................................................................... 31

Hình 3.4. Cấu trúc ƣu thế của Oribatida ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi
độ cao 300m thuộc VQG Ba Bể ..................................................... 35
Hình 3.5. Cấu trúc ƣu thế của Oribatida ở sinh cảnh vƣờn quanh nhà
độ cao 300m thuộc VQG Ba Bể ..................................................... 36
Hình 3.6. Cấu trúc ƣu thế của Oribatida ở sinh cảnh đất canh tác
độ cao 300m thuộc VQG Ba Bể ..................................................... 36


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vƣờn Quốc gia Ba Bể là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc
dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn,
với trung tâm là hồ Ba Bể. Vƣờn Quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên
quý giá với hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có tới 417 loài thực vật
và 299 loài động vật có xƣơng sống. Nhiều loài động vật quý vẫn còn lƣu giữ,
bảo tồn….Vƣờn Quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tƣởng với
phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Đã có nhiều nghiên cứu về động
vật ở đây nhƣ: chim, thú, bò sát,…[22] nhƣng về thành phần và cấu trúc
Oribatida vẫn còn rất ít. Ngoài tự nhiên chúng sống chủ yếu trong môi trƣờng
đất và các môi trƣờng sống liên quan với hệ sinh thái đất, nhƣ thảm lá rừng và
xác vụn thực vật, trên thân cây hay lớp rêu bám trên thân cây, đất treo trên
cành cây, trong tán lá cây xanh. Đặc biệt nhóm Ve giáp Oribatida (Acari:

Oribatida) cơ thể có vỏ cứng, mật độ quần thể lớn, đa dạng về thành phần
loài, đặc điểm phân bố rộng, d thu lƣợm, d nhận dạng, lại rất nhạy cảm với
những biến đổi của môi trƣờng sống [3 .
Vƣờn Quốc gia Ba Bể chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về nhóm
động chân khớp bé, đặc biệt là ở độ cao 300m. Gần đây do việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên, du lịch, nghiên cứu đã tác động không nhỏ đến sinh
cảnh ở Vƣờn Quốc gia. Ở các sinh cảnh trang cỏ cây bui, vƣờn quanh nhà,
đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể chƣa có công trình
nghiên cứu nào về nhóm động vật chân khớp bé và vai trò chỉ thị của chúng
làm cơ sở khoa học cho việc quản lý và khai thác bền vững tài nguyên của
Vƣờn Quốc gia.
Hiện tại, khu hệ Ve giáp ở Vƣờn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có một
số tác giả nghiên cứu. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh

1


(2002) về: “Đa dạng quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng đồi núi Đông Bắc
và Bắc Kạn”, Báo cáo Hội nghị Vƣờn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn, 26 – 27/9/2002
[1]; Đào Duy Trinh, Nguy n Thị Huyền Trang, Nguy n Thanh Tùng, “Cấu
trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao
300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể”[10]. Tuy nhiên chƣa có công trình nào
nghiên cứu đồng bộ về cấu trúc quần xã Ve giáp ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi,
vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể.
Vì thế với mong muốn bổ sung dẫn liệu mới và mở rộng sự hiểu biết đầy
đủ về Ve giáp Việt Nam vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Nghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: oribatida) ở sinh cảnh
trảng cỏ cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn
Quốc gia Ba Bể”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida, liên
quan đến yếu tố tự nhiên bao gồm sinh cảnh và chiều sâu thẳng đứng trong sinh
cảnh trảng cỏ cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn
Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn làm cở khoa học cho việc đánh giá vai trò chỉ thị
của Oribatida trong việc quản lý, khai thác sử dụng bền vững hệ sinh thái đất
Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Lập danh sách các loài Oribatida đã biết ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi,
vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.
3.2. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribattida về đặc điểm phân bố, mật độ
quần thể, độ ƣu thế, đa dạng loài (H‟), độ đồng đều (J‟),ở sinh cảnh trảng cỏ cây
bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn.

2


4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia) ở sinh cảnh
trảng cỏ cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc
gia Ba Bể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh
cảnh trảng cỏ cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn
Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn liên quan đến yếu tố tự nhiên, bao gồm: Sinh
cảnh và chiều sâu thẳng đứng trong đất (0-10cm và 10-20cm).

5. Đóng góp mới của đề tài
Khóa luận cung cấp số liệu về đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân
bố của Oribatida ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ
cao 300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể.
Khóa luận cung cấp dẫn liệu về cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh
trảng cỏ cây bụi, vƣờn quanh nhà, đất canh tác độ cao 300m thuộc Vƣờn Quốc
gia Ba Bể. Cấu trúc quần xã Oribatida đƣợc cung cấp về các chỉ tiêu nhƣ: đặc
điểm phân bố, mật độ quần thể, độ ƣu thế, chỉ số đa dạng loài (H‟), chỉ số
đồng đều (J‟) theo sinh cảnh và chiều sâu thẳng đứng trong đất.
Khóa luận bổ sung tƣ liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần đánh giá
tài nguyên đa dạng động vật đất của Việt Nam, và khảo sát cấu trúc quần xã
Oribatida nhƣ yếu tố chỉ thị sinh học, góp phần dự đoán ảnh hƣởng của các yếu
tố tác động đến hệ sinh thái đất nói chung và đến quần xã Oribattida nói riêng.

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việc nghiên cứu phân tíc sự thay đổi các đặc trƣng định lƣợng của
Oribatida (số lƣợng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H‟, chỉ số đồng đều J‟) theo
dạng sinh cảnh, theo độ sâu đất đƣợc áp dụng ở khu Vƣờn Quốc gia Ba Bể
làm cơ sở khoa học chỉ ra những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của các
nhân tố môi trƣờng, con ngƣời đến hệ sinh vật đất.
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
Một trong những nghiên cứu khoa học đầu tiên về động vật ở đất là nhà
tự nhiên học ngƣời Anh, Saclơ Dacuyn. Ngay từ năm 1881, cuốn sách “Sự tạo
mùn nhờ các hoạt động của giun đất” đã đƣợc công bố ở Luân Đôn. Trong

những năm cuối của thế kỷ thứ XIX có hàng loạt các công trình nghiên cứu
về giun đất của H. Post (1862), Hesen (1882) hay các công trình nghiên cứu
về vai trò phân hủy xác thực vật của nhà khoa học ngƣời Đan Mạch P. Miller
(1879,1884)….[23].
Cho đến những năm đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã đồng thời mở
rộng nghiên cứu đồng bộ hầu hết các nhóm sinh vật sống trong đất… và
những năm 50 của thế kỷ 20, bộ môn khoa học sinh học mới ra đời đó là khoa
học sinh thái đất đƣợc hình thành nhƣ một chuyên ngành riêng. Các trung tâm
nghiên cứu về sinh vật đất đƣợc ra đời ở nhiều nƣớc trên thế giới, công bố các
khoa học cơ sở về nhiều nhóm động vật đất và sinh thái đất…. Cũng trong
thời kỳ này các công tác nghiên cứu cơ bản, ứng dụng bƣớc đầu đề xuất từ
một số vấn đề liên quan về quản lý phát triển bền vững tài nguyên đa dạng
sinh vật đất, hệ sinh thái đất [23].

4


Khu hệ Oribatida đƣợc nghiên cứu từ rất sớm và di n ra ở hầu hết các
nƣớc có nền khoa học phát triển nhƣ Đức, Pháp, Ý, Nga,…Mặc dù có rất
nhiều công trình và dẫn liệu về sự đa dạng và phong phú của khu hệ động vật
đất này, tuy nhiên theo Behan- Pelletier et al., 2000 [14] thì số loài thực tế
hiện biết chỉ chiếm khoảng ¼ số loài có trong thực tế.
Berlese là một trong số những ngƣời quan tâm đến Ve giáp ở Châu Âu
sớm nhất. Các công trình nghiên cứu về Acari trƣớc đây của ông có một vị trí
đặc biệt và có một vai trò vô cùng quan trọng vì đó đều là những loài mới cho
khoa học. Năm 1881 đến năm 1923 ông đứng tên một mình, hoặc đồng tác
giả của 73 công trình nghiên cứu về Acari, Microarthropoda, Scorpiones.
Trong đó, ông đã mô tả 120 loài Oribatida và đều viết bằng tiếng la tinh rất
ngắn gọn chỉ gồm một vài nét gạch đầu dòng [14].
Krivolutsky, 1979 đã nghiên cứu về vai trò chỉ thị của Oribatida và

khẳng định chúng là nhóm chỉ thị sinh học tốt cho kiểu đất, cho mức độ ô
nhi m đất bởi phóng xạ [17].
Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về Oribatida di n
ra mạnh mẽ và có nhiều kết quả của các tác giả đƣợc công bố, trong đó một
chuyên gia Oribatidda ngƣời Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố bản danh mục
các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách gồm 543 loài
Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lƣợng Oribatida đã đƣợc
thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ nhƣ: Cu
Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài),
Dominica (21 loài),…(Schatz, 2002) [19]. Hiện tại 498 loài còn ở dạng sp,
cf…Số lƣợng loài Oribatida của Trung Mỹ, bao gồm cả Mehico là 987 loài,
nếu cộng cả thêm Antiles nữa, con số này là 1238 loài (Schatz, 2002) [19].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
Ở Việt Nam và Đông Dƣơng trƣớc năm 1945 đã có một số công trình
nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về một số nhóm động vật đất nhƣ thân

5


mềm, gián, bọ hung, bọ nhảy, mối, ruồi… Sau đó, các nghiên cứu về động vật
đất ở Việt Nam đƣợc tập trung vào những nhóm ƣu thế và có ý nghĩa kinh tế,
y học nhƣ muỗi, bọ hung, côn trùng hai cánh, một số nhóm chân khớp bé,
giun tròn, giun đất…Trong các nghiên cứu này động vật chƣa đƣợc khảo sát
đầy đủ và đồng bộ bằng các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành riêng.
Chúng cũng không đƣợc đánh giá nhƣ 1 thành phần không thể thiếu trong cấu
trúc chu trình dinh dƣỡng của các quần xã sinh vật cạn [22].
Trƣớc năm 1975, các công trình nghiên cứu về Ve giáp ở Việt Nam còn
chƣa đƣợc chuyên sâu và đồng bộ. Năm 1960, lần đầu tiên hai tác giả ngƣời
Hungari là balogh J. và Mahunka S. nghiên cứu và giới thiệu khu hệ, danh
pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp trong công trình “New

oribatids from Viet Nam”. Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới, tiếp theo là
những nghiên cứu của tác giả Tiệp Khắc[13].
Năm 2002, Vũ Quang Mạnh và Vƣơng Thị Hòa đã đƣa ra dẫn liệu bổ
sung về vai trò, cấu trúc của quần xã Oribatida ở vùng Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc. Có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ
rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng. Nó có thể đƣợc xem xét, đánh giá nhƣ
một đặc điểm sinh học, chỉ thị di n thế của rừng Tam Đảo nói riêng và của Việt
Nam nói chung [6].
Năm 2010, các tác giả Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh
đã đƣa ra các dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật
khu hệ Oribatida ở Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Ghi nhận đƣợc 103
loài thuộc 48 giống, 28 họ, số loài giảm dần theo độ cao và theo thứ tự: rừng
tự nhiên → trảng cỏ cây bụi → rừng nhân tác → đất canh tác → vƣờn quanh
nhà [8].
Năm 2014, Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm
Văn Ngọc, Trần Văn Vinh, Vũ Quang Mạnh, nghiên cứu sự biến động thành
phần loài thuộc bộ Ve giáp ở KCN Phúc Yên - Vĩnh Phúc và phụ cận đã phát

6


hiện đƣợc 39 loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc 18 họ và 29 giống. Trong
đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lƣợng loài nhiều nhất 29 loài (chiếm
56,9% so với tổng số loài), tiếp theo đến Vƣờn quanh nhà 12 loài (chiếm
23,5% so với tổng số loài) và cuối cùng sinh cảnh ruộng 10 loài (chiếm 19,6%
so với tổng số loài). KCN các chỉ số sinh học lớn nhất so với các sinh cảnh
VQN và RCT: N=212; S=29; H‟= 2.508 [11].
Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguy n Thị Huyền Trang, Nguy n Thanh
Tùng nghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ
cao 300m thuộc Vƣờn Quốc gia Ba Bể đã ghi nhận đƣợc 59 loài ve

giáp(Acari: Oribatida) thuộc 45 giống và 27 họ. Số loài Oribatida có sự biến
động khá lớn theo tầng phân bố theo thứ tự giảm dần: từ tầng thảm lá có 39
loài, đến tầng thảm rêu có 21 loài, tầng đất 0-10cm có 19 loài và ít nhất tầng
đất 10-20cm với 16 loài.
Mật độ trung bình: ở tầng rêu 28 cá thể/kg, tầng lá 5900 cá thể/m2, tầng
đất 10-20cm 2480 cá thể/m2, tầng đất 0-10cm 2960 cá thể/m2
Độ đa dạng loài H‟: đạt giá trị lớn nhất ở tầng đất mặt 0-10cm
(H‟=3,035), đến tầng thảm rêu (H‟=2,805), ở tầng thảm lá (H‟=2,761) và thấp
nhất ở tầng đất sâu 10-20cm (H‟=2,401).
Độ đồng đều J‟: đạt giá trị khá cao trong sinh cảnh nghiên cứu, lớn nhất
ở tầng đất mặt 0-10 cm (J‟=0,9428), tiếp đến tầng đất 10-20cm (J‟=0,9359), ở
tầng thảm rêu (J‟=0,9214) và tầng thảm lá (J‟=0,759)[10]
Nhƣ vậy những nghiên cứu về Ve giáp ở Việt Nam đang có hƣớng phát
triển thu đƣợc những thành tựu đáng kể. Việc nghiên cứu Ve giáp ở nhiều
vùng miền, nhiều hệ sinh thái khác nhau là cần thiết, đặc biệt là các nghiên
cứu tổng hợp cấu trúc quần xã Ve giáp về thành phần loài, mật độ quần thể,
độ đa dạng loài, độ đồng đều quần xã và việc đánh giá vai trò của chúng trong
hệ sinh thái, giúp hiểu biết đầy đủ về tài nguyên đa dạng sinh học Việt Nam,
là cơ sở khoa học cho việc quản lý và khai thác bền vững hệ sinh thái đất.

7


Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian ngiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi đƣợc tiến hành ở độ cao 300m ở sinh cảnh
tràng cỏ cây bụi, vƣờn quan nhà, đất canh tác tại Vƣờn Quốc gia Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.


xx
x

Hình 2.1. Sơ đồ khu vực lấy mẫu[22]
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
* Vị trí địa lý và địa hình
Vƣờn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ Bắc. Nó nằm trên
địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thƣơng, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vƣờn quốc gia này cách thành phố Bắc Kạn 50

8


km và Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
VQG Ba Bể ở độ cao 145m so với mặt nƣớc biển, diện tích mặt hồ
khoảng 500ha đƣợc bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều suối ngầm và
hang động [22].
* Khí hậu
Khí hậu VQG Ba Bể nhìn chung vẫn mang những đặc điểm của miền khí
hậu miền Bắc Việt Nam.
* Đất đai
Đất VQG Ba Bể có những đặc tính chung sau: Đất có hàm lƣợng sét
tƣơng đối thấp, có độ ẩm tự nhiên tƣơng đối cao, có độ xốp rất tốt, thƣờng đạt
60 - 65% và có hàm lƣợng mùn lớn không kể trên cao hay dƣới thấp [22].
* Tài nguyên động thực vật
VQG có hệ động thực vật phong phú và đa dạng mang đặc trƣng rừng
mƣa nhiệt đới. Rừng có nhiều gỗ quý (đinh, lim, nghiến, táu…) cùng nhiều
cây dƣợc liệu và nhiều loại chim muông, thú rừng nhƣ phƣợng hoàng, công,
trĩ, hƣơu, nai, sơn dƣơng, khỉ, lợn rừng, kỳ đà…[22].

Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con sông, suối đã tạo cho Ba Bể
những bồn địa, những thung lũng lòng máng, lòng chảo, đất đai khá màu mỡ
thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía,
bông) và cây ăn quả (cam, quýt, chuối, hồng) [22].
2.1.1.2. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế
* Đặc điểm dân sinh
VQG Ba Bể nằm trong diện tích của 5 xã có nhiều dân tộc sinh sống chủ
yếu là dân tộc Tày và dân tộc Nùng.
Sự phân bố giữa các xã không đồng đều, phần lớn tập trung dọc các trục
đƣờng giao thông [22].

9


2.1.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu
Chúng tôi tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã Ve giáp từ
tháng 6 năm 2015. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu vào 30/06/2015 với số lƣợng
30 mẫu.
Tổng số mẫu định lƣợng, định tính thu đƣợc ở trảng cỏ cây bụi, vƣờn
quanh nhà, đất canh tác thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu thu đƣợc ở độ cao 300m thu đƣợc ở Vƣờn Quốc
gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Tầng đất
Sinh cảnh

Đất 0 – 10 cm

Đất 10 – 20 cm

30/06/2015


30/06/2015

Tổng số

Tràng cỏ cây bụi

5

5

10

Vƣờn quanh nhà

5

5

10

Đất canh tác

5

5

10

2.2. Vật liệu nghiên cứu

Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5x5x10) cm. Túi nilong dựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ ghi chép,
dụng cụ đào đất … Máy xác định tọa độ địa lý GPS là thiết bị thu và sử lý tín
hiệu từ các vệ tinh địa tĩnh để xác định tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào
trên trái đất [4].
Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Hệ thống lọc mẫu đất (rây
lọc, ph u lọc,…). Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri,
lam kính, lamen, ống hút, bút tách mẫu, giấy thấm, bông...; Kính lúp Olympus
SZ40; Kính hiển vi; Labomed Seme Plan Achro Lp:40x/0,65 5121040. Hoá
chất sử dụng : Glixerol, Formaldehyt, Cồn 900... [5] [3].

10


2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Xác định thành phần loài Oribatida
* Thu mẫu đất
Ở Vƣờn Quốc gia Ba Bể chúng tôi tiến hành thu mẫu đất đối với các
sinh cảnh trảng cỏ cây bụi,, vƣờn quanh nhà và đất canh tác(ở các sinh cảnh
này không có tầng rêu và thảm lá). Mẫu đất đƣợc lấy ở độ sâu 0-10cm và 1020cm với kích thƣớc của mỗi mẫu thu là 5x5x10cm3, mẫu đất đƣợc lấy theo ô
tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô là 1m2, mỗi ô tiêu chuẩn lấy 5 mẫu gồm 4 góc
và một mẫu ở giao điểm của 2 đƣờng chéo.
* Tách lọc mẫu Oribatida theo phƣơng pháp ph u lọc “Berlese –
Tullgren”
Dụng cụ dùng trong phƣơng pháp này gồm có ph u thủy tinh và rây lọc.
Ph u thủy tinh có đƣờng kính miệng là 18cm, đƣờng kính vòi là 1,5cm. Bộ
ph u đƣợc đặt trong giá gỗ, vòi ph u gắn với ống nghiệm chứa dung dịch
formon 4%, bên trong có nhãn ghi thời gian đặt mẫu, địa điểm, tầng đất…. Rây
lọc hình trụ đặt trên ph u, thành của rây lọc là vành kim loại, đƣờng kính
15cm, cao 4cm, lƣới lọc bằng sợi nilon, kích thƣớc mắt lƣới (1,0 x 1,0)mm [5].

Sử dụng phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu khu hệ và sinh thái
động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky [15].
Các mẫu đất sau khi thu ở thực địa về, sẽ tiếp tục tiến hành tách động vật
chân khớp bé ra khỏi đất theo phƣơng pháp ph u lọc “Berlese- Tullgren”, dựa
theo tập tính hƣớng đất dƣơng và hƣớng sáng âm của động vật đất, trong thời
gian 7 ngày đêm, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: Các ống nghiệm chứa động vật thu
đƣợc nhờ ph u “Berlese- Tullgren” sẽ đƣợc đổ trên giấy lọc đặt sẵn trong đĩa
petri để dƣới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng nhóm Oribatida. Các mẫu
Oribatida không làm tiêu bản, sẽ đƣợc cho vào trong ống nghiệm chứa dung

11


dịch định hình là formaldehyt 4%. Các ống nghiệm đều đƣợc gắn nhãn ghi
đầy đủ ngày thu mẫu, địa điểm...Toàn bộ tiêu bản định loại và các mẫu vật
đƣợc bảo quản tại phòng động vật, khoa Sinh – KTNN, Đại học sƣ phạm Hà
Nội 2.
Đặc điểm hình thái phân loại

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Oribatida (Vũ Quang Mạnh, 2007) [3]
 Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV.
 Proterosoma là phần trƣớc đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trƣớc.
 Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp
sinh dục (G) và 2 đôi chân sau.
 Prodorsum là tấm giáp đầu ngực; Notogaster là tấm giáp lƣng.
 Gnathosoma là phần hàm miệng.
 Propodosoma là phần thân trƣớc mang đôi chân I và II.

12



 Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.
 Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.

Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan Oribatida bậc cao
a. Mặt lƣng, b. Mặt bụng, c. Mặt bên (từ Vũ Quang Mạnh, 2007) [3]
 ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella.
 le, in, ss: Lông mọc trên lamella, lông interlamela, lông sensilus.
 Bothridium: Gốc của lông sensilus.
 Exa và Exp: Lông trƣớc gốc bothridium và lông sau gốc bothridium.
 tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dƣới và chạy song song với lamella.
 cuspis: phần đỉnh của tấm lamela chìa lên bề mặt cơ thể.

13


 prolamela: Phần tấm kéo dài ở trƣớc lamella, không chìa lên trên bề
mặt cơ thể.
 c1, c2, c3, cp, d1, d2, e1, e2, f1, f2, h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các lông
notogaster ở ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dƣới miệng; 1a,
1b, 1c, và 2a, 3a, 3b, 3c, và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres 1, 2, 3 và
4; ap1, ap2, ap3, ap4, ap5, ap sej., ap.st.: Các mấu lồi trong apodemes; ep1,
ep2, ep3, ep 4: Các gân cơ epimeres của gốc chân; pd1, pd2, pd3, pd4: Các
tấm pedotecta phủ mặt trên của gốc các chân; ia, ih, im, ips, iad, ian: Các khe
cắt lyrifissures.
 G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông sinh
dục và lông quanh sinh dục.
Định loại Oribatida
Mẫu Oribatida, trƣớc khi đƣợc định loại cần đƣợc tẩy màu, làm trong vỏ

kintin cứng. Quá trình làm trong màu có thể di n ra trong một vài ngày hoặc
lâu hơn nên cần nhặt Oribatida riêng ra một lam kính lõm. Đƣa lam kính quan
sát dƣới kính lúp: dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim tách sơ bộ
chúng thành nhóm có hình thù giống nhau riêng. Đặt lamel ở bên trái lam
kính sao cho chỉ phủ một phần chỗ lõm. Nếu dung dịch axit nhỏ vào chỗ lõm
dƣới lamel chƣa đầy cần bổ sung cho đầy. Dùng kim chuyển từng Oribatida
vào chỗ lõm dƣới lamel để quan sát ở các tƣ thế khác nhau theo hƣớng lƣng
và bụng và ngƣợc lại. Khi mẫu ở đúng tƣ thế quan sát, ta chuyển sang ở kính
hiển vi.
Sau khi định loại xong, các loài đƣợc đo kích thƣớc và chụp ảnh; tất cả
các cá thể cùng một loài để chung vào một ống nghiệm, dùng dung dịch định
hình bằng formaldehyt 4%. Dùng giấy can ghi các thông số tên loài cần thiết
bằng bút chì rồi nút bằng bông không thấm nƣớc; tất cả các ống nghiệm đƣợc
đặt chung vào lọ thuỷ tinh lớn chứa formaldehyt 4% để bảo quản lâu dài. Ghi
tất cả các tên loài đã đƣợc định loại vào nhật ký phòng thí nghiệm.

14


Danh sách các loài Oribatida đƣợc sắp xếp theo hệ thống cây chủng
loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và Balogh P.,
1992. [12]. Các loài trong một giống đƣợc sắp xếp theo vần a, b, c. Định
loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của tác giả: Vũ
Quang Mạnh, 2007 [3].
Tất cả các mẫu Oribatida sau khi đã phân tích, xử lý và định loại đều đã
đƣợc TS. Đào Duy Trinh kiểm định.
2.3.2. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu
Để phân tích giới hạn phân bố và đánh giá sự hình thành các quần xã
sinh vật một cách khách quan, khoa học chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng
pháp biểu đồ lƣới để đánh giá sự đa dạng loài trong quần xã và tính đồng đều

về sự phong phú cá thể các loài trong quần xã. Sử dụng phƣơng pháp thống
kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên nền phần mềm Primer – E, 2001 [20],
phần mềm Excell 2003.
Số lƣợng loài
Số lƣợng loài đƣợc tính bằng tổng số loài có mặt trong điểm nghiên cứu
ở tất cả các lần thu mẫu (với rêu, MĐTB là cá thể/ 1 kg; với đất là cá thể/ m3;
thảm lá là cá thể/ m2 ).
Mật độ trung bình
Mật độ trung bình đƣợc tính số lƣợng cá thể trung bình có ở tất cả các
lần thu mẫu của điểm nghiên cứu.
Phân tích độ ƣu thế (D) tính theo công thức:

Trong đó:

na - số lƣợng cá thể của loài a.

N - tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay theo địa điểm
Độ ƣu thế đƣợc phân ra làm 4 mức sau (tính theo giá trị %)

15


Rất ƣu thế: > 10.00% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu
Ƣu thế: 5 – 9,99% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu
Ƣu thế tiềm tàng: 2 – 4,99.00% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu
Không ƣu thế: < 2.00% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu
Cấu trúc ƣu thế của một quần xã là tổ hợp các loài ƣu thế của chúng sắp
xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Loài ƣu thế đƣợc xác định là những loài có
độ ƣu thế đạt giá trị chỉ số ƣu thế bằng hoặc lớn hơn mức 5% (Eromilov
and Chítyakov, 2007) [18].

Phân tích chỉ số đa dạng loài (H’):
Chỉ số (H’) Shannon- Weaner: đƣợc sử dụng để tính sự đa dạng loài hay
số lƣợng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của các
loài trong quần xã.
s

H =-
'

i=1

Trong đó:

ni
n 
×ln  i 
N
N

s - số lƣợng loài;
ni - số lƣợng cá thể của loài thứ i.
N - tổng số lƣợng cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu.

Giá trị H‟ dao động trong khoảng 0 đến + ∞. Chỉ số đa dạng của quần
xã phụ thuộc vào hai yếu tố là số lƣợng loài và tính đồng đều về sự phong phú
của các loài trong quần xã. Một khu vực có số lƣợng loài hoặc số cá thể nhiều
chƣa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng ở khía cạnh nào đó cho
biết tính đa dạng của quần xã và là một chỉ tiêu có thể đánh giá đƣợc tính đa
dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực.


16


×