Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ÑAÙNH GIAÙ TÌNH HÌNH CAÁP GIAÁY CHÖÙNG NHAÄN QUYEÀN SÖÛ DUÏNG ÑAÁT TREÂN ÑÒA BAØN HUYEÄN BÌNH CHAÙNH THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH GIAI ÑOAÏN 20052008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.9 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
BÌNH CHÁNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2005-2008
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

CAO HOÀNG
THÀNH
05124101
DH05QL
2005 – 2009
Quản Lý Đất Đai


-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

CAO HOÀNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
BÌNH CHÁNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2005-2008

Giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Trung Quyết
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên: ………………………………

- TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 -


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha, mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu nhà trường và các thầy, cô Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là thầy Nguyễn Trung Quyết đã tận tình hướng
dẫn tôi thực hiện thành công đề tài này.
- Ban lãnh đạo và các anh chị phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh đã

nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
- Tất cả bạn bè, những người luôn giúp đỡ, động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Vì thời gian có hạn và trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm còn hạn hẹp do đó đề
tài không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các
bạn.
Sinh viên thực hiện

Cao Hoàng Thành


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: CAO HOÀNG THÀNH, khoa Quản lý Đất đai và Bất
động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
đòa bàn huyện Bình Chánh-Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 20052008”.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Trung Quyết, Bộ môn Quy hoạch, Khoa
Quản lý Đất đai và Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Bình Chánh là một trong 5 Huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh,
có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,28 ha, chiếm 12,05% diện tích toàn Thành phố.
Là đòa phương vừa có đô thò vừa có nông thôn và đang trong quá trình đô thò hoá
diễn ra mạnh mẽ, theo đó thì sự chuyển dòch đất đai cũng rất sôi nổi và phức tạp.
Với xu hướng phát triển như hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải
ngày càng chặt chẽ hơn, trong đó công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cần phải được quan tâm hơn, đẩy mạnh thực hiện và nhanh chóng hoàn thành.
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, số liệu về công tác quản lý đất
đai, lập hồ sơ đòa chính, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân trên đòa bàn huyện Bình Chánh qua các năm và theo những quy đònh
của các văn bản pháp luật về đất đai trong quá trình thực hiện, bằng các phương

pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, chuyên gia, kế thừa, đề tài đã đưa ra
được những đánh giá về tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đòa
phương trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008; Từ đó rút ra được những khó
khăn, vướng mắc, những thuận lợi trong quá trình thực hiện, và đề xuất hướng hoàn
thiện trong thời gian tới.
Trong giai đoạn từ năm 2005-2008, được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND
huyện Bình Chánh trong công tác kê khai, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, ngoài ra trong giai đoạn này có nhiều văn bản pháp luật trong lónh vực
đất đai được ban hành đã tạo sự thông thoáng về mặt pháp lý cũng như thời gian
cho người dân. Vì vậy, trong giai đoạn này, số lượng Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được cấp nhiều hơn so với các năm trước. Cụ thể là từ năm 2005-2008,
Huyện đã cấp được 3.914 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng diện tích
đã cấp là 696,01 ha, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên của toàn Huyện.


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC
BTNMT
CP
CT
ĐKQSDĐ
ĐKTK
GCN
GCNQSDĐ
HĐBT
HĐND

PTNMT

QSDĐ

SDĐ
TP
TT
TTg
TW
UB
UBND

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Bản đồ địa chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chính phủ
Chỉ thị
Đăng ký quyền sử dụng đất
Đăng ký thống kê
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hội đồng Bộ trưởng
Hội đồng nhân dân
Nghị định
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Quyết định
Quyền sử dụng đất
Sử dụng đất
Thành phố
Thông tư
Thủ tướng
Trung ương
Ủy ban
Ủy ban nhân dân


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Hệ thống sông, rạch chính của Huyện ................................................................. 10
Bảng 2: Tổng hợp năm học 2007-2008 ............................................................................. 15
Bảng 3: Dân số và mật độ dân số theo xã-thị trấn của Huyện .......................................... 16
Bảng 4: Các đơn vị hành chính của Huyện ....................................................................... 19
Bảng 5: Tổng hợp bản đồ theo xã-thị trấn của Huyện ...................................................... 20
Bảng 6: Quy hoạch SDĐ của Huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ......... 21

Bảng 7: Thống kê số liệu, sổ sách địa chính trên địa bàn Huyện...................................... 22
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Chánh năm 2008......................................... 24
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng năm 2008.................................. 27
Bảng 10: Biến động đất đai trong năm 2008..................................................................... 28
Bảng 11: Kết quả cấp GCNQSDĐ của Huyện trong năm 2005 ....................................... 36
Bảng 12: Kết quả cấp GCNQSDĐ của Huyện trong năm 2006 ....................................... 37
Bảng 13: Kết quả cấp GCNQSDĐ của Huyện trong năm 2007 ....................................... 39
Bảng 14: Kết quả cấp GCNQSDĐ của Huyện trong năm 2008 ....................................... 40
Bảng 15: Kết quả cấp GCNQSDĐ từ năm 2005-2008...................................................... 41


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình: Bản đồ huyện Bình Chánh.....................................................................................8
Biểu đồ 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Chánh năm 2008.................................25
Biểu đồ 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
huyện Bình Chánh năm 2008 ........................................................................................25
Biểu đồ 3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
huyện Bình Chánh năm 2008 ........................................................................................26
Biểu đồ 4: Hiện trạng sử dụng theo đối tượng sử dụng năm 2008................................27


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................Trang 1
PHẦN I: TỔNG QUAN .................................................................................................. 3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 3
1. Các định nghĩa có liên quan đến công tác đăng ký đất đai ................................... 3
2. Sơ lược về lịch sử đăng ký đất đai ở Việt Nam .................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý...................................................................................................... 6
1. Các văn bản Pháp luật áp dụng trên phạm vi cả nước .......................................... 6

2. Các văn bản Pháp luật áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.................. 7
I.1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 7
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................... 7
I.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 7
1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 7
2. Địa hình, địa mạo .................................................................................................. 9
3. Khí hậu .................................................................................................................. 9
4. Thuỷ văn.............................................................................................................. 10
I.2.2. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 10
1. Tài nguyên đất..................................................................................................... 10
2. Tài nguyên nước.................................................................................................. 12
3. Tài nguyên rừng .................................................................................................. 12
4. Tài nguyên khống sản ......................................................................................... 12
5. Tài nguyên nhân văn ........................................................................................... 13
I.2.3. Thực trạng môi trường...................................................................................... 13
I.2.4. Tình hình kinh tế, văn hoá – xã hội .................................................................. 14
1. Kinh tế ................................................................................................................. 14
2. Văn hóa – xã hội ................................................................................................. 15
3. Quốc phòng – an ninh và trật tự, an toàn xã hội ................................................. 17
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 17
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 17
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 19
II.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ............ 19
II.1.1. Tình hình quản lý đất đai................................................................................ 19
1. Địa giới hành chính ............................................................................................. 19
2. Công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính................................................... 19
3. Cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất................................................... 20
4. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất .................................................... 21
5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................................ 22
6. Đăng ký, thống kê đất đai ................................................................................... 23
7. Quản lý tài chính về đất đai................................................................................. 23


8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất
trong thị trường bất động sản.............................................................................................. 23
9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .............................23
10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai..................................................... 23
11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ................................................................... 23
12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai........................................................... 24
II.1.2. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 24
1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng................................................... 24
2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng .................................................. 27
II.1.3. Biến động đất đai............................................................................................. 27
II.2 TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH CHÁNH TỪ NĂM 2005-2008.............................................................. 28
II.2.1. Cấp GCNQSDĐ theo LĐĐ và NĐ181 ........................................................... 28
1. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ theo NĐ 181 .................................................. 28
2. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ.............................................................................. 32
3. Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ........................................................... 32
4. Những trường hợp không được cấp GCNQSDĐ................................................ 34
5. Những trường hợp được xem xét cấp GCNQSDĐ ............................................. 34
6. Mẫu GCNQSDĐ ................................................................................................. 35
II.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Huyện từ năm 2005-2008 ................ 36
1. Tình hình cấp GCNQSDĐ từ năm 2005-2006.................................................... 36
2. Tình hình cấp GCNQSDĐ từ năm 2007-2008.................................................... 38
II.2.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn

huyện Bình Chánh-Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 2005-2008.............................. 41
II.3/ HIỆU QUẢ, KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
CẦN THIẾT ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC
CÒN TỒN TẠI TRONG QUY TRÌNH CẤP GCNQSDĐ............................................. 44
II.3.1/ Hiệu quả của việc cấp GCNQSDĐ ................................................................. 44
II.3.2/ Khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ hiện nay........................................ 45
II.3.3/ Thuận lợi trong công tác cấp GCNQSDĐ ...................................................... 45
II.3.4/ Hướng hoàn thiện trong công tác cấp GCNQSDĐ trong thời gian tới........... 46
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 47
III.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 47
III.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hồng Thành

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, dân cư, an ninh, quốc phòng hay
nói cách khác là bất cứ hoạt động nào của con người. Đất đai là sản phẩm tự nhiên; là
nguồn tài ngun vơ cùng q giá của một quốc gia; là thành phần quan trọng hàng
đầu của mơi trường sống; là địa bàn phân bố dân cư, là chỗ đứng của khu cơng nghiệp,
an ninh quốc phòng; là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với nơng lâm nghiệp. Ngồi ra, đất
đai còn có những tính chất đặc trưng khiến nó khơng giống như bất kỳ một tư liệu sản
xuất nào. Đất đai là nguồn tài ngun có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong
khơng gian, khơng đồng nhất về số lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất do
yếu tố hình thành đất, chế độ sử dụng đất khác nhau. Nếu sử dụng hợp lý, đất đai
khơng bị thối hố mà độ phì nhiêu của đất ngày càng tốt hơn và khả năng sinh lợi

ngày càng cao. Vì vậy, chúng ta phải biết bảo vệ cũng như sử dụng đất đai thật hợp lý
và hiệu quả cao nhất. Muốn sử dụng tốt nhất thiết phải quản lý tốt và cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong cơng tác quản
lý đất đai. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý
đấy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ
đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
Huyện Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, vừa
có đơ thị vừa có nơng thơn và đang trong q trình đơ thị hố diễn ra mạnh. Vì thế
cơng tác quản lý đất đai càng được quan tâm hơn để việc sử dụng đất đai có hiệu quả,
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Ngoài ra, để đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và quản lý đất đai có
hiệu quả thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không thể thiếu, vì
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một phần quan trọng trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của Khoa Quản lý Đất đai và
Bất động sản trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi tiến hành
thực hiện đề tài : “ Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Bình Chánh-Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 20052008“.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Bình Chánh.
- Tiến hành đánh giá tình hình thực hiện cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại địa phương, những kết quả đạt được, những khó nhăn, thuận lợi trong q
trình thực hiện.
- Từ những khó khăn, thuận lợi đó đưa ra những giải pháp cần thiết để khắc phục.

Trang 1



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu : Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bình Chánh-Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2005-2008.
- Phạm vi nghiên cứu :
+Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Bình Chánh,
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005-2008.
+Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2009 đến tháng 7/2009.
+Giới hạn nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá số liệu cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Bình Chánh-Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến 2008.

Trang 2


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Các định nghĩa có liên quan đến công tác đăng ký đất đai
- Đăng ký đất là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp

Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ
giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước nắm chắc, quản lý chặt
chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng
đất. Có 2 loại đối tượng kê khai đăng ký đất đai: người sử dụng đất phải thực hiện
đăng ký và người chịu trách nhiệm đăng ký (quy định tại điều 9 và 107 Luật đất đai
2003; điều 2, khoản 1 điều 39 và khoản 1 điều 115 Nghị định 181/2004/NĐ-CP).
- Đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng có mối quan hệ hữu cơ với các nội
dung nhiệm vụ quản lý đất đai khác như: xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy
về quản lý và sử dụng đất, điều tra đo đạc, công ty quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
công tác giao đất, cho thuê đất, công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai.
Đăng ký đất đai thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất với đầy đủ các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng thửa đất. Hệ
thống các thông tin đó chính là sản phẩm kế thừa từ mục tiêu thực hiện của các nội
dung nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai. Theo quy mô và mức độ phức
tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ, đăng ký đất đai được chia làm 2 loại:
+ Đăng ký đất đai ban đầu : là việc hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cũng
như tổ chức sử dụng đất thực hiện việc đăng ký lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để
thiết lập hồ sơ điạ chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.
+ Đăng ký biến động đất đai: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa
phương đã hoàn thành đăng ký đất đai ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu làm
thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
- Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất là
hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,… chứa đựng những thông tin cần thiết về
các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo
đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký
biến động đất đai.

2. Sơ lược về lịch sử đăng ký đất đai ở Việt Nam
2.1. Sơ lược về lịch sử đăng ký đất đai ở Việt Nam trước năm 1945:
Ở Việt Nam, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử từ thế kỷ VI trở lại
đây. Tuy nhiên, bộ hồ sơ đất đai lâu đời nhất mà ngày nay còn lưu giữ lại được ở Bắc
và Trung bộ là hệ thống sổ địa bạ thời Gia Long (năm 1806); ở Nam bộ chưa tìm thấy
sổ địa bạ thời Gia Long, mà chỉ có sổ địa bộ thời Minh Mạng.
Trang 3


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

a) Sổ địa bạ thời Gia Long: được lập cho từng xã; phân biệt rõ đất công điền, đất
tư điền của mỗi xã; trong đó ghi rõ đất của ai, diện tích, tứ cận, đẳng hạng để tính thuế.
Sổ địa bạ được lập thành ba bản: bản “giáp” nộp Bộ Hộ, “bản bính” nộp cho Bố chánh
và bản “đinh” để tại xã. Theo quy định, hàng năm phải tiến hành tiểu tu và trong vòng
5 năm phải thực hiện đại tu sổ một lần. Tuy nhiên không có bản đồ kèm theo, không
dùng một đơn vị đo lường thống nhất ở các địa phương nên việc sử dụng hệ thống sổ
này rất khó khăn và đã không được tu chỉnh.
b) Sổ địa bộ thời Minh Mạng: năm thứ 17 (năm 1836) triều Minh Mạng, triều
đình cử một Khâm sai cho việc lập “điền bộ”, sau đổi thành “địa bộ” tại Nam Kỳ. Hệ
thống này được lập tới từng làng, xã và đã có rất nhiều tiến bộ so với sổ “địa bạ” thời
Gia Long. Sổ địa bộ được lập trên cơ sở đạc điền với sự chứng kiến của đầy đủ các
chức việc trong làng: Chánh Tổng, Tri huyện và Điền chủ.
Thủ tục: chức việc trong làng lập sổ mô tả các thửa ruộng kèm theo sổ địa bộ (có
ghi diện tích và loại đất), quan kinh thái và viên thơ lại cùng ký tên vào sổ mô tả. Sổ
địa bộ cũng được lập thành ba bộ: bản “giáp” nộp Bộ Hộ, bản “ất” nộp cho dinh Bố
chánh và bản “bính” để tại xã. Theo quy định, hệ thống này cũng được tiểu tu và đại tu
định kỳ như thời Gia Long, nhưng được quy định chặt chẽ hơn. Quan phủ/huyện phải

căn cứ vào đơn thỉnh nguyện của điền chủ khi cần thừa kế, bán, cho hoặc từ bỏ chủ
quyền, phải xem xét ngay tại chỗ, sau đó trình lên quan Bố chánh phê chuẩn rồi mới
ghi vào sổ địa bộ.
c) Dưới thời Pháp thuộc: do chính sách cai trị của thực dân, trên lãnh thổ Việt
Nam đã tồn tại nhiều chế độ điền địa khác nhau:
+ Chế độ quản lý địa bộ tại Nam Kỳ;
+ Chế độ bảo tồn điền trạch, sau đổi thành quản thủ địa chánh tại Trung Kỳ;
+ Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi là “để đương”) áp dụng với bất động sản của
người Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc;
+ Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29/3/1939 áp dụng tại Bắc Kỳ;
+ Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21/7/1925 (sắc lệnh 1925) áp dụng tại Nam Kỳ
và các nhượng địa Pháp quốc ở Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng (cùng một ngày có ba
sắc lệnh áp dụng riêng cho ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ).
2.2. Công tác đăng ký đất đai ở các tỉnh phía Nam dưới thời Mỹ – Ngụy:
- Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam nằm dưới ách cai trị của Mỹ – Ngụy nên
vẫn kế thừa và tồn tại ba chế độ quản thủ điền địa trước đây:
+ Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925;
+ Chế độ quản thủ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam Kỳ đã hình thành trước
Sắc lệnh 1925;
+ Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương thuộc Trung Kỳ.
- Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã có sắc lệnh 124CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa phương chưa
thực hiện Sắc lệnh 1925. Như vậy, từ năm 1962, trên lãnh thổ miền Nam do nguỵ
quyền Sài Gòn kiểm soát tồn tại hai chế độ: chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ
điền thổ theo Sắc lệnh 1925.
Trang 4


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành


@ Đánh giá chung về các hệ thống hồ sơ đất đai của các chế độ trước:
- Trong bất kỳ xã hội nào, chế độ nào, việc đăng ký đất đai, thiết lập hồ sơ địa
chính đều hết sức cần thiết và bức bách, mục tiêu chủ yếu là nắm chắc tình hình sử
dụng đất phục vụ cho việc thu thuế đất; và tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho
chủ đất.
- Mỗi thời kỳ lịch sử đều có thể áp dụng nhiều chế độ quản lý, nhiều loại hồ sơ
khác nhau để vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, vừa tính tới mục tiêu lâu dài là xây
dựng một hồ sơ địa chính thống nhất. Tuy nhiên, trong mọi chế độ quản lý và hệ thống
hồ sơ thiết lập, việc xác định chuẩn xác quyền sở hữu của các chủ đất luôn được coi
trọng, yêu cầu pháp lý của hệ thống hồ sơ ngày càng chặt chẽ.
- Nhìn chung, dưới các chế độ cũ đều có nhiều chủng loại hồ sơ, bao gồm hai
nhóm tài liệu: nhóm lập theo thứ tự thửa, và nhóm lập theo thứ tự chủ sử dụng dễ tra
cứu. Xu hướng chung các hệ thống hồ sơ ngày càng nhiều tài liệu. Điều đó phản ánh
lịch sử sử dụng đất phức tạp và tình trạng sử dụng đất ngày càng manh mún ở Việt
Nam.
2.3. Công tác đăng ký đất đai dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và chế độ
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a) Từ sau cách mạng Tháng tám năm 1945 đến năm 1979:
Nhà nước chưa có một văn bản nào làm cơ sở nên công tác đăng ký đất đai, lập
hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa được triển khai.
Hoạt động chủ yếu của ngành trong giai đoạn này là tổ chức các cuộc điều tra nhanh
về đất để giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ diện tích phục vụ yêu cầu xây dựng kế
hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất.
Hệ thống tài liệu đất đai trong giai đoạn này chủ yếu gồm hai loại: bản đồ giải thửa (đo
đạc bằng thước dây các loại, bằng bàn đạc cải tiến, hoặc chỉnh lý các bản đồ cũ), sổ
mục kê kiêm thống kê ruộng đất. Trong đó, thông tin về người sử dụng đất trên sổ sách
chỉ phản ánh theo hiện trạng không thể tra cứu đến cơ sở pháp lý và lịch sử sử dụng
đất.
b) Thời kỳ từ năm 1982 đến năm 1988:

- Từ sau năm 1980 công tác đăng ký đất đai mới bắt đầu được Nhà nước quan
tâm, thể hiện:
+ Ngày 01/7/1980, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 201-CP về việc thống nhất
quản lý đất đai và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước;
+ Ngày 10/11/1980, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 299/TTg.
- Thực hiện yêu cầu này, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành văn bản đầu
tiên quy định thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất theo Quyết định 56/ĐKTK ngày
5/11/1981. Theo Quyết định này, việc đăng ký đất có một trình tự khá chặt chẽ. Việc
xét duyệt đăng ký đất phải do một hội đồng đăng ký thống kê ruộng đất của xã thực
hiện, kết quả xét đơn của xã phải được UBND huyện duyệt mới được đăng ký và cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hệ thống hồ sơ đăng ký đất đai quy định khá đấy
đủ và chi tiết.

Trang 5


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

- Việc triển khai Chỉ thị 299/TTg kéo dài từ năm 1981 đến cuối năm 1988 mới
được thực hiện khoảng 6.500 xã, kết quả đạt được còn rất nhiều hạn chế. Các khu dân
cư hầu hết còn đo bao và để dân tự khai, không xác định được vị trí sử dụng cụ thể
trên bản đồ, hồ sơ. Việc xét duyệt xác định quyền sử dụng hợp pháp của người kê khai
đăng ký gần như không được thực hiện. Vì vậy, hệ thống sổ sách đăng ký đất đai thiết
lập ở giai đoạn này vẫn chỉ mang tính chất điều tra, phản ánh nguyên hiện trạng sử
dụng đất. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được thực hiện.
c) Từ khi có Luật đất đai năm 1988 đến nay:
- Kế thừa và phát huy kết quả điều tra đo đạc và đăng ký đất đai theo Chỉ thị
299/TTg (năm 1980), Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định 201/ĐKTK

ngày 14/7/1989 về việc ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và Thông tư 302/ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành quyết định về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc ban hành các văn bản này đã tạo ra một sự
chuyển biến lớn về chất trong việc thực hiện đăng ký đất và bắt đầu từ năm 1990 được
triển khai đồng loạt trên phạm vi cả nước.
- Tuy nhiên, trong thực tiễn việc đăng ký đất đai vẫn còn một số vướng mắc cần
giải quyết: do chất lượng hồ sơ thiết lập theo Chỉ thị 299/TTg còn có quá nhiều tồn tại,
hệ thống chính sách đất đai lại đang trong quá trình đổi mới. Vì vậy, công việc triển
khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các đại phương, nhất là các tỉnh phía
Bắc và duyên hải miền Trung thực hiện rất chậm. Đặc biệt do chính sách chưa ổn định
nhiều địa phương đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời.
- Sau Luật đất đai 1993, quan hệ đất đai có những thay đổi lớn, yêu cầu nhiệm vụ
hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng trở nên bức bách.
- Đến năm 2001, nền kinh tế nước ta đã chuyển biến mạnh mẽ, nhu cầu đòi hỏi
phải hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, một số
điều Luật đất đai không còn phù hợp với thực tế, vì vậy trong kỳ họp thứ IX, Quốc hội
khoá X ngày 29/6/2001 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung của Luật đất đai năm 1993
(có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2001).
- Năm 2003, để đáp ứng được yêu cầu của điều kiện thực tế Luật đất đai 2003 đã
được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2004.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
1. Các văn bản Pháp luật áp dụng trên phạm vi cả nước
- Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai năm 1993 .
- Chỉ thị 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/2/1998 về đẩy
mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp.
- Luật hôn nhân gia đình ngày 01/01/2001.
- Luật đất đai năm 2003 ngày 01/7/2004.
- Luật dân sự ngày 01/01/2006.

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi
hành luật đất đai 2003.
Trang 6


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/8/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
21/7/2006 ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 quy định bổ sung
về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
15/6/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25
tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
2. Các văn bản Pháp luật áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 22/4/2002 về chấn chỉnh và tăng cường quản lý
Nhà nước về nhà đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chỉ thị số 18/2002/CT-UB ngày 22/8/2002 về đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và tăng cường quản lý Nhà nước về
nhà đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 5731/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày
11/12/2006 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung huyện Bình Chánh.
- Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày
30/3/2007 về ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Tìm hiểu các quy trình về đăng ký đất đai trong các văn bản pháp luật, và thực
trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện, từ đó rút ra
những đánh giá xác thực về thực tế công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
- Bình Chánh là Huyện nằm ở phía Tây - Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh.
Toạ độ địa lý của Huyện là 1060 27’51 - 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100
52’30’’ vĩ Bắc.
- Là một trong 5 Huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,28 ha,
chiếm 12,05% diện tích toàn Thành phố. Dân số năm 2008 là 418.249 người, mật độ
đân số trung bình là 1.656 người/km2. Với 15 xã và 01 thị trấn, xã có diện tích lớn
nhất là xã Lê Minh Xuân 3.508,87 ha, xã nhỏ nhất là An Phú Tây với 586,58 ha.
Trang 7


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

Địa giới hành chính của huyện như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Hốc Môn.
+ Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè.

+ Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
+ Phía Tây giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An.

Trang 8


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

- Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền
với các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao
thông chính từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh
tế phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với các tuyến đường liên tỉnh lộ 10 nối
liền với khu công nghiệp Đức Hoà (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc
lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận Quận 7, vượt sông Sài
Gòn đến Quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện
Cần Giuộc, Cần Đước (Long An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao
thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông
Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển đã ảnh hưởng đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây Bắc
- Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so với
mực nước biển. Có 3 dạng địa hình chính sau:
- Dạng đất gò cao có cao trình từ 2-3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt, phù
hợp với việc trồng cây rau màu và có thể bố trí các cơ sở công nghiệp, phân bố tập
trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
- Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2m, phân bố ở các xã: Tân Quý Tây; An

Phú Tây; Bình Chánh; Tân Túc; Tân Kiên; Bình Hưng; Phong Phú; Đa Phước; Quy
Đức; Hưng Long. Dạng địa hình này phù hợp trồng lúa 2 vụ, cây ăn trái, rau màu và
nuôi trồng thuỷ sản.
- Dạng trũng thấp, đầm lầy, có cao độ từ 0,5-1m, gồm các xã Tân Nhựt; Bình Lợi;
Lê Minh Xuân; Phạm Văn Hai, đây là vùng thoát nước kém. Hiện nay trồng lúa là chính,
hướng tới sẽ chuyển sang trồng cây ăn trái và dứa Cayene.
3. Khí hậu
- Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích
đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là:
+ Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8-10oC.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1300-1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều
cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các
tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
+ Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9
là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%.
+ Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
- Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa, chủ yếu phân bố vào
các tháng trong năm như sau:
Trang 9


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

+ Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình

từ 1,5-2,0 m/s.
+ Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Tây - Tây Nam, vận tốc trung bình từ 1,53m/s.
+ Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình 11,5 m/s.
Nhìn chung, thời tiết của Huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tương
đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy
nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa nên có những kỳ xảy ra hạn hán làm thiệt hại cho
năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh.
4. Thuỷ văn
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sông,
rạch chính), với những đặc điểm chính sau:
Phần lớn sông, rạch của huyện Bình Chánh nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn
nước bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của Thành phố đổ về như: nước
đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hoà - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, rạch Cần
Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi
trồng thuỷ sản) cũng như đối với môi trường sống của nhân dân trong các khu dân cư.
Bảng 1: Hệ thống sông, rạch chính của huyện Bình Chánh.
STT

Tên sông, rạch

Rộng (m)

Sâu (m)

01

Sông Cần Giuộc

40 – 50


4-5

02

Rạch Cây Khô

30 – 40

4-5

03

Rạch Cầu Già

10 – 15

2-3

04

Sông Chợ Đệm

50 – 70

4-5

05

Rạch Gốc


25- 30

3-4

06

Rạch Nước Lên - Câu Suối

40 – 45

4-5

07

Kênh Ngang

18 – 20

3-4

08

Rạch Đôi

14 – 15

2-3

09


Rạch Sậy

10 -15

2-3

10

Kênh C

18 – 20
2-3
(Nguồn: Phòng thống kê Huyện)
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của
Huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều.
I.2.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
- Huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 25.255,28 ha, chiếm 12,05% diện tích
tự nhiên của Thành phố. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Bình Chánh
được chia thành các nhóm đất chính sau:
Trang 10


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

+ Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven các
sông, kênh rạch.. Có diện tích khoảng 5.797,7 ha, chiếm 23% diện tích toàn Huyện,

phân bố ở các xã: Tây Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Đa
Phước, đất có thành phần cơ giới cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55%), cấp hạt cát cao gấp
2 lần cấp hạt limon; Tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của thời
kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+,
Na2+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng lúa;
Độ Bazơ cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại
đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến
3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
+ Nhóm đất xám:
Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn). Có diện
tích khoảng 3.716,8 ha chiếm tỷ lệ 14,7% diện tích đất của Huyện, phân bố trên các
triền thấp, tập trung ở các xã: Vĩnh Lộc A, Vĩnh lộc B từ trung bình đến nặng đất có
thành phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, đất bạc màu do tác động của
quá trình rửa trôi và xói mòn, nếu cải tạo tốt thì rất thích hợp cho việc trồng hoa màu,
là nhóm đất lớn nhất và phân bố hầu hết các xã của Huyện.
Nhóm đất này thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và
cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40-50%), cấp hạt sét chiếm (21-27%) và có sự gia tăng sét
rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl)
xấp xỉ 4; Các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất
mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón.
Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hoá và thích hợp với các loại
cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu…
+ Đất phèn:
Nhóm đất này chiếm diện tích 10.508,6 ha, chiếm 41,7% diện tích đất của Huyện,
tập trung ở các xã: Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xụân. Đây là vùng
đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với những loại cây chịu được
phèn mặn như giống lúa chịu phèn, dứa, cây lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi huyện Hóc
Môn - Bắc Bình Chánh hoàn chỉnh được nước ngọt về để rửa phèn trong nội đồng thì
có thể tăng thêm một vụ lúa hoặc chuyển sang trồng một số cây ăn trái.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều kiện

yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá trình
thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm cho đất
chua, đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.
Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng
đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn chung đất có
pH thấp, hàm lượng Cl- và các muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng
của nước biển, làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều
hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn
sâu và nhẹ, không còn chịu ảnh hưởng của nước biển và thường có nguồn nước tưới.
Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2-3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả.
Trang 11


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

- Ngoài ra Huyện còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn
phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch.
2. Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Bình Chánh bao gồm hệ thống
các sông, rạch, mà hệ thống mực nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều 3
hệ thống sông lớn: sông Nhà Bè - Rạp Soài, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô
độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4%, mùa mưa mực nước lên cao
nhất là 1,1 m, gây lụt cục bộ ở các vùng đất trũng của Huyện.
+ Nguồn nước ngầm: Theo các kết quả điều tra, khảo sát về nước ngầm trên địa
bàn huyện Bình Chánh cho thấy, nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu
từ 150 - 300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen,
trong đó có nơi 30-40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, nguồn

nước ngầm của Huyện không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước
ngầm cũng tụt khá sâu trên 40m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.
- Trữ lượng khai thác ước tính 300-400m3/ngày. Nhìn chung nguồn nước ngầm
huyện Bình Chánh khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp
nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Huyện.
3. Tài nguyên rừng
- Năm 2008, huyện Bình Chánh có 1002,93 ha đất lâm nghiệp, chiếm 3,97% so
với tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện, gần đây khu vực này được quy hoạch dự
án sinh thái chưa triển khai nên dân đã tận dụng để trồng tràm, tràm khuynh diệp…
trong đó:
+ Đất có rừng trồng sản xuất 1.082,61 ha, chủ yếu là trồng dứa, bạch đàn… đang
được khai thác, tập trung ở xã Phạm Văn Hai 704,04 ha; xã Lê Minh Xuân 378,57 ha.
+ Đất có rừng trồng phòng hộ 338,87 ha, chủ yếu là keo lá tràm phân bố ở xã Lê
Minh Xuân.
- Nhìn chung, rừng của Huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là rừng trồng và
rừng thứ sinh tự nhiên. Diện tích rừng trồng của huyện Bình Chánh ngoài việc cải
tạo môi trường sinh thái cảnh quan còn đóng góp một phần vào việc cung cấp gỗ
cho xây dựng (gỗ tràm cừ…)
4. Tài nguyên khoáng sản
- So với các Huyện khác trong Thành phố, tuy không có tài nguyên khoáng sản
quý hiếm, nhưng Bình Chánh lại có loại đất có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành
sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng tương đối phong phú. Theo tài liệu của đoàn
địa chất Thành Phố sơ bộ đánh giá như sau:
+ Loại thân quặng 1: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc
B, có diện tích khoảng 200 ha, ước đoán trữ lượng khoảng 4 triệu m3
+ Loại thân quặng 2: Cũng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B ước
đoán trữ lượng khoảng 20 triệu m3
Trang 12



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

+ Loại quặng 3: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn thị trấn Tân Túc, ước đoán trữ
lượng khoảng 10 triệu m3.
- Ngoài ra, còn có than bùn phân bố rải rác nằm dọc theo khu vực cầu An Hạ,
nông trường Lê Minh Xuân nhưng với trữ lượng không đáng kể.
5. Tài nguyên nhân văn
- Huyện Bình Chánh là vùng đất có truyền thống văn hoá và tinh thần yêu nước
quật cường. Trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ mảnh đất Bình Chánh nổi tiếng
là căn cứ Cách mạng. Khi thống nhất đất nước, Bình Chánh là Huyện ngoại thành
Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh có nhiều dân tộc: Việt (kinh), Hoa,
Chăm, Khơme ..., với nền văn hoá phong phú, đa dạng, phát huy truyền thống Cách
mạng, niềm tự hào quê hương.
- Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân huyện Bình Chánh đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực
tự cường, khắc phục mọi khó khăn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế,
văn hoá và giữ vững trật tự an ninh xã hội.
- Tuy chặng đường phát triển phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng
với truyền thống yêu nước, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế sẵn có,
huyện Bình Chánh vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
I.2.3. Thực trạng môi trường
- Cảnh quan thiên nhiên của huyện Bình Chánh mang vẻ đẹp của vùng Đông
Nam Bộ với những hệ thống kênh rạch, các khu dân cư… tạo nên bức tranh thiên
nhiên hài hoà, tươi đẹp. Trên địa bàn Huyện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc đặc

sắc mang đậm dấu ấn của các thời kỳ đấu tranh xây dựng của nhân dân các dân tộc.
Trên địa bàn huyện Bình Chánh gồm 2 khu vực: khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
+ Khu vực đô thị: đây là nơi có trụ sở làm việc của các cơ quan Huyện, thị trấn
huyện lỵ, đại diện của một số cơ quan Thành phố, văn phòng đại diện của các doanh
nghiệp, nhiều cơ sở công nghiệp, dịch vụ - du lịch, các công trình văn hoá và phúc lợi
xã hội, các khối phố, khu dân cư. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huyện đang
được đầu tư phát triển như: giao thông, điện, cấp thoát nước, thương mại, bưu chính
viễn thông, nhà hàng, khách sạn… với những kiến trúc đa dạng.
+ Khu vực nông thôn: là những ấp, xã phân bố dọc theo các tuyến giao thông,
các bờ sông, kênh, rạch mang sắc thái của vùng Nam bộ, từ hình thái quần cư đến
kiến trúc nhà ở và sinh hoạt trong cộng đồng đời sống của nhân dân. Trong những
năm gần đây, nông thôn đã có sự thay đổi nhiều mặt, hệ thống giao thông, trường
học, cơ sở y tế, bưu chính, điện lực đã và đang được hoàn thiện, cho đến nay nhà ở
của nhân dân đa số là kiên cố và bán kiên cố, đời sống nhân dân được cải thiện đáng
kể về vật chất và tinh thần.
- Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá cùng với phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mai dịch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội…
chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, quy
Trang 13


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

phạm đã gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ trong từng khu vực. Nguyên nhân của
việc ô nhiễm trên là do công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp các ngành nghề, các phân
khu chức năng còn chậm chưa đáp ứng kịp tốc độ đô thị hoá, sự gia tăng về phương
tiện giao thông, chất lượng các tuyến đường xuống cấp trầm trọng gây ảnh hưởng về

khói bụi, về trật tự an toàn xã hội... Tuy nhiên, về cơ bản môi trường sinh thái của
Huyện còn tương đối trong lành, những năm tới huyện Bình Chánh cần có biện pháp
bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
I.2.4. Tình hình kinh tế, văn hoá –xã hội
1. Kinh tế
- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ:
+ Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp ước thực hiện năm 2008 là 2.095,608 tỷ đồng (theo giá cố định năm
1994), đạt 108,47% kế hoạch năm 2008, tăng 29,37% so với năm 2007. Ngành công
nghiệp chế biến tiếp tục phát triển tốt, mức tăng trưởng đều (ngành sản xuất thực phẩm
và đồ uống tăng 29,07%, sản xuất kim loại tăng 25,45%).
+ Thương mại dịch vụ: tổng doanh số bán ra ước đạt 2.939,370 tỷ đồng (giá thực
tế), đạt 112,49% kế hoạch năm 2008, tăng 32,11% so với năm 2007. Trong những
tháng đầu năm, giá cả nhóm hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, sắt thép,
xăng dầu tăng cao, nhưng có xu hướng giảm dần trong những tháng cuối năm.
- Sản xuất nông nghiệp:
Giá trị sản lượng nông nghiệp ước thực hiện 346 tỷ 669 triệu đồng, đạt 105,99%
kế hoạch, tăng 2,64% so với năm 2007, trong đó tỉ trọng: trồng trọt 51,45%, chăn nuôi
36,81%, thủy sản 11,05%, lâm nghiệp 0,67%. Trong năm 2008, Huyện đã phê duyệt
cho 381 hộ/502 hộ xin vay vốn, đã giải ngân cho 268 hộ vay với tổng số tiền 15,978 tỷ
đồng, theo chương trình hỗ trợ lãi vay chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
UBND Thành phố.
- Công tác thủy lợi - phòng, chống lụt bão:
Đôn đốc đẩy nhanh thi công các công trình trọng điểm, các hạng mục đê bao
xung yếu. Hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng đường Liên ấp 1, 2 – Khu B – xã Bình
Lợi; nâng cấp đê bao Bà Tỵ, xã Tân Nhựt. Đang thi công dự án nâng cấp, mở rộng
đường Trương Văn Đa – đoạn 2; Nâng cấp đê bao Khu A, xã Đa Phước (đạt 85%, dự
kiến cuối năm 2008 hoàn thành); Nâng cấp đường kết hợp đê bao Lương Ngang, xã
Tân Nhựt (đạt 60%, dự kiến đến cuối quý I/2009 sẽ hoàn thành); Nạo vét kết hợp giao
thông rạch Hóc Hưu, xã Qui Đức (đạt 80% dự kiến đến cuối quý I/2009 sẽ hoàn

thành). Riêng việc nạo vét, đắp bờ bao 24 tuyến kênh (tại 7 xã Tân Nhựt, Đa Phước,
Hưng Long, Tân Quý Tây, Qui Đức, Tân Kiên và thị trấn Tân Túc) do Công ty Quản
lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi thành phố thực hiện đã hoàn thành, đưa vào sử dụng
được 16/24 tuyến, còn 08/24 tuyến tại xã Tân Kiên và thị trấn Tân Túc thực hiện được
50–60 % khối lượng, dự kiến các công trình này sẽ hoàn thành trước Tết Âm lịch.
- Thu - chi ngân sách:
+ Thu ngân sách Nhà nước năm 2008 là 422 tỷ 310 triệu đồng, đạt 160,21% kế
hoạch năm, tăng 93 tỷ 510 triệu đồng, tăng 28,44 % so với cùng kỳ năm 2007, trong
đó thu tiền sử dụng đất là 118 tỷ 817 triệu đồng, đạt 297,04% kế hoạch năm.
Trang 14


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

+ Thu ngân sách Huyện năm 2008 là 352 tỷ 890 triệu đồng, trong đó thu cân đối
ngân sách Huyện là 192 tỷ 048 triệu đồng, đạt 114,95% kế hoạch năm (tăng 23 tỷ 572
triệu đồng, tăng 13,99% so với cùng kỳ năm 2007).
+ Chi ngân sách Huyện năm 2008 là 276 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng
cơ bản là 84 tỷ 340 triệu đồng, chi thường xuyên là 186 tỷ 488 triệu đồng, đạt
111,63% kế hoạch năm.
2. Văn hóa – xã hội
- Giáo dục và đào tạo:
Bảng 2: Tổng hợp năm học 2007-2008.
STT

Bậc học

Số lượng

(người)

Hoàn thành/
đậu (người)

Tỷ lệ đạt Hiệu suất đào tạo
(%)
(%)

01

Tiểu học

3590

3546

98,77

97,79

02

THCS

2715

2704

99,59


82,02

03

THPT

1176

1106

94,04

-

04

Bổ túc THPT

210

67

31,9

-

05

Đại học


1106

103

9,31

-

6

Cao đẳng

1106

213

19,25

-

(Nguồn: Số liệu tổng hợp)
+ Tiếp tục quan tâm công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, kết quả: xóa mù
chữ: 81.854/82.457, đạt 99,27% (năm 2007: 99,02%); bậc tiểu học: 3.503/3.739, đạt
93,69% (năm 2007: 95,09%); THCS: 11.828/12.986, đạt 91,08% (năm 2007: 90,33%);
Trung học phổ thông 7.638/10.585, đạt 72,16% (năm 2007: 68,56%).
Trong năm 2008, Trung tâm dạy nghề đã tuyển mới 1.217 học viên (học viện ở
Bình Chánh là 789 học viên), đạt 92,2% so với kế hoạch cả năm (1217/1320), giảm
26,86% so với cùng kỳ (1.217/1.664); đã tốt nghiệp 1.111 học viên, đạt 92,58% so với
kế hoạch năm (1.111/1.200) giảm 18,31% (1.111/1.664) so với cùng kỳ. Một số ngành

nghề, học viên giảm đáng kể (như sửa chữa thiết bị may, Hàn, điện tử..).
- Y tế:
+ Thường xuyên quan tâm chăm lo sức khỏe của người dân, trong năm 2008 đã
khám, chữa bệnh cho 698.554 lượt người, tăng 14,05% so cùng kỳ, vượt 16,43 % so
với kế hoạch; trong đó có 23.919 lượt bệnh cấp cứu và 45.359 lượt trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Triển khai, thực hiện đồng bộ các hoạt động về phòng, chống bệnh sốt xuất
huyết, dịch tiêu chảy cấp, dịch muỗi. Huyện đã triển khai nhiều biện pháp phòng
chống dịch, phân công cán bộ y tế bám sát địa bàn, tổ chức phun diệt xử lý 216 ổ dịch,
đồng thời tiến hành diệt lăng quăng, làm sạch môi trường, khai thông cống rãnh…
nhằm kiểm soát dịch bệnh, không để xảy ra thêm ca tử vong trên địa bàn.
+ Thực hiện 22 lớp tập huấn kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm, với 984 người
tham dự; kiểm tra liên ngành 1.090 cơ sở (trong đó đạt tiêu chuẩn 801 cơ sở).
- Dân số:
Trang 15


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Cao Hoàng Thành

Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương năm 2009 thì
dân số huyện Bình Chánh là 418.249 người. Mật độ dân số trung bình khoảng 1.656
người/Km2.
Bảng 3: Dân số và mật độ dân số theo xã-thị trấn của Huyện.
STT

Tên các đơn vị hành chính

01


Toàn huyện

02

Dân số (người)

Mật độ
(người/Km2)

418.249

1.656

Thị trấn Tân Túc

16.678

1.950

03

Xã An Phú Tây

10.526

1.796

04

Xã Bình Chánh


19.962

2.449

05

Xã Bình Hưng

62.561

4.559

06

Xã Bình Lợi

8.442

442

07

Xã Đa Phước

15.290

950

08


Xã Hưng Long

16.874

1.301

09

Xã Lê Minh Xuân

30.431

867

10

Xã Phạm Văn Hai

19.703

717

11

Xã Phong Phú

22.821

1.221


12

Xã Quy Đức

9.096

1.403

13

Xã Tân Kiên

41.716

3.633

14

Xã Tân Nhựt

20.429

871

15

Xã Tân Quý Tây

16.387


1.962

16

Xã Vĩnh Lộc A

49.098

2.497

17

Xã Vĩnh Lộc B

58.235

3.339

(Nguồn: Phòng thống kê Huyện)
- Lao động - Thương binh, xã hội, việc làm và xóa đói giảm nghèo:
+ Tiếp tục chăm lo, hỗ trợ gia đình chính sách, đảm bảo thực hiện đúng chế độ và
kịp thời. Tổ chức vận động tạo quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; thăm hỏi, tặng quà cho diện
chính sách nhân dịp ngày 27/7; trao sổ tiết kiệm cho 8 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Tổ
chức tặng 04 căn nhà mơ ước; xây dựng tặng 6 căn nhà tình nghĩa và 50 căn nhà tình
thương.
+ Triển khai thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm năm 2008,
tạo điều kiện cho hộ nghèo khám chữa bệnh miễn phí; trong tình hình giá cả sinh hoạt
tăng như hiện nay, Huyện đã hỗ trợ cho những hộ nghèo có thu nhập dưới 5 triệu
đồng/người/năm. Xác nhận miễn học phí và tiền cơ sở vật chất diện xóa đói giảm

nghèo cho các em có hoàn cảnh nghèo. Vận động tạo Quỹ xóa đói giảm nghèo; xây
dựng 75 dự án từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Qua điều tra khảo sát của các xã-thị
Trang 16


×