Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

luận văn thạc sĩ triết học tư tưởng biện chứng trong một số tác phẩm của nguyễn bỉnh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.07 KB, 102 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng triết học là tinh hoa của tư tưởng nhân loại. Nghiên cứu tư
tưởng triết học cho ta cái nhìn sâu sắc về sự hình thành phát triển của thế giới
nói chung và của xã hội loài người nói riêng. Song ở mỗi giai đoạn, mỗi thời
đại và mỗi dân tộc có cách xây dựng và nhìn nhận khác nhau về triết học.
Ở Việt Nam khi bàn luận về lịch sử tư tưởng triết học có nhiều ý kiến
khác nhau. Trong đó có thể hiểu theo hai cách nhìn nhận. Thứ nhất, nhiều
người cho rằng Việt Nam không có triết học, chẳng hạn như Ngô Đức Kế và
Huỳnh Thúc Kháng trước đây cho rằng: Việt Nam chỉ bắt chước, Khổng Mạnh nói thế nào thì ta nói lại thế, thậm chí nói không đầy đủ, chỉ một phần
nào đó thôi. Trần Quốc Vượng cũng cho rằng: Giai cấp địa chủ phong kiến
Việt Nam không có khả năng sáng tạo một hệ tư tưởng xứng đáng với nhân
dân vĩ đại. Không có sáng tạo chỉ vay mượn, chỉ có áp dụng, chỉ có thích
nghi, đó là tư tưởng Đại Việt.
Song cũng có nhiều người khẳng định Việt Nam có triết học như Lê
Hữu Tầng nhận định: Việt Nam có triết học. Còn Giáo sư Vũ Khiêu xem
việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam thực chất là nghiên cứu lịch sử
triết học Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam không phải là
lịch sử tư tưởng nói chung càng không phải là lịch sử trong hệ ý thức, mà
cơ bản là lịch sử tư tưởng triết học và những tư tưởng có quan hệ với tư
tưởng triết học.
Bản thân tôi cũng cho rằng Việt Nam có triết học. Nếu như triết học
phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là
khoa học tự nhiên, triết học Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, triết học Trung Quốc
gắn liền với chính trị, đạo đức, thì triết học Việt Nam gắn liền với công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi phản ánh hiện thực đó, triết học Việt Nam
hướng chủ yếu đến vấn đề nhân sinh, đạo lý làm người mà tư tưởng trung tâm
1


là yêu nước. Nếu như triết học phương Tây có khuynh hướng trội là đi từ thế


giới quan đến nhân sinh quan (từ bản thể luận đến nhận thức luận, lô gíc học),
thì triết học Việt Nam lại có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế
giới quan. ở Việt Nam, vấn đề trung tâm, hàng đầu là vấn đề con người, đạo
lý làm người (nhân sinh quan), sau đó các nhà tư tưởng mới đi tìm cách lý
giải , đặt cơ sở cho những vấn đề trên (thế giới quan). Điều này bị qui định
bởi phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Tư tưởng triết học Việt Nam là
sự thể hiện, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân tộc; nó
phát triển từ những ý niệm thô sơ, chất phác về nhân sinh, vũ trụ lên trình độ
lý luận, song do khuynh hướng trội nêu trên nên nó thiếu tính hệ thống chặt
chẽ và thường là cải biến nội dung các khái niệm trong các học thuyết được
du nhập từ bên ngoài nhằm mục đích xây dựng và bảo vệ đất nước. Cũng
chính vì khuynh hướng trội nêu trên mà vấn đề cơ bản của triết học, tức vấn
đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong triết học Việt Nam là rất mờ nhạt,
cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không trải ra trên
khắp mọi vấn đề, nhưng nhìn chung, khuynh hướng duy tâm tôn giáo có vẻ
nổi trội hơn khuynh hướng duy vật vô thần.
Khi nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, ta không thể không kể đến
những tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Lê
Quý Đôn... Họ giống như những ngôi sao sáng trên bầu trời triết học nước
nhà. Những tư tưởng của họ đã tạo nên tiền đề vững chắc cho nền triết học
Việt Nam. Trong số đó phải kể đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây
đại thụ tư tưởng tỏa bóng mát cho triết học nước ta đâm chồi. Ôn Đình Hầu
Vũ Khâm Lân đã nhận định “Trên trăm năm về trước, dưới trăm năm về sau
không ai hơn được tiên sinh... khắp thiên hạ từ quân vương đến bậc hiền nhân
kể cũng nhiều lắm. Nhưng đều vinh hiển lúc sống, chết đi là hết. Duy tiên
sinh truyền đến nay 7, 8 đời rồi, mà sĩ thứ các nơi càng chiêm ngưỡng như núi
Thái Sơn, sao Bắc đẩu, nghìn năm như một ngày vậy”. Không chỉ 7, 8 đời mà

2



cho đến nay đã gần năm thế kỉ trôi qua những tư tưởng của ông vẫn còn
nguyên giá trị cho các thế hệ mai sau.
Tuy nhiên, xưa nay khi nói về ông người ta thường bàn nhiều đến giá
trị văn học nghệ thuật và triết lý nhân sinh. Trong khi đằng sau những tư
tưởng ấy là cả một thế giới quan triết học và những tư tưởng biện chứng tiến
bộ. Đó là tư tưởng triết học duy vật về vũ trụ, về mối liên hệ lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng và sự vận động biến đổi của tự nhiên, xã hội và tư duy
được diễn đạt thông qua những cặp phạm trù biện chứng. Khác với triết học
Phương Tây chỉ chuyên sâu vào giải thích thế giới. Triết học Việt Nam nói
chung, triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng là sự đan xen những tư
tưởng triết học sâu sắc với những tư tưởng về nhân tình thế thái và được thể
hiện một cách độc đáo thông qua các tác phẩm văn thơ. Đây là nét đặc sắc của
nền triết học Việt Nam mà chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và phát
triển nó.
Chính vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Tư tưởng biện
chứng trong một số tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm” làm đề tài luận
văn thạc sĩ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư tưởng lớn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn,
niềm tự hào của dân tộc ta. Tư tưởng của ông ảnh hưởng sâu sắc đến các thế
hệ con người Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp tri thức. Trong lịch sử đã từng có
những công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của ông một cách công
phu và sâu sắc. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh
khiêm đều là sự tập hợp những tác phẩm thơ, văn hoặc sấm mà ông đã viết và
phân tích chúng dưới góc độ văn học nghệ thuật hoặc tư tưởng nhân sinh. Còn
những công trình nghiên cứu mang tính triết học thì ít hơn. Cho đến nay có
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau.
Nhóm công trình nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp thơ văn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm: Đầu tiên đó là cuốn sách Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn

3


công Văn Đạt phả ký do Vũ Khâm Lân biên soạn năm 1743. Cuốn sách được
sưu tập với sự giúp đỡ của người cháu trực hệ bảy đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm
là Nguyễn Thì Đương. Tuy đây là cuốn sách sớm nhất nhưng cũng được ghi
chép sau khi ông mất 190 năm. Đến thế kỷ XIX, Lịch triều hiến chương loạn
chí của Phan Huy Chú cũng ghi chép được một số tài liệu ít ỏi về Nguyễn Bỉnh
Khiêm nhưng phần lớn là dựa vào phả ký của Vũ Khâm Lân. Hai công trình
này giống như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm,
là nguồn tư liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu sau này.
Năm 1943, cuốn Tuyết Giang phu tử của Chu Thiên Hoàng Minh Giám
ra đời, đây là một công trình khá đặc sắc và công phu quy tụ những nét chính
về thời đại và cuộc đời của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuốn sách đã trở
thành tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà khoa học sau này.
Từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay, những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện nhiều hơn, tiêu biểu như các tác phẩm: Thơ
văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Hồ Như Sơn,
Nxb Văn học, năm 1983. Cuốn sách này tập trung 161 bài thơ Nôm và gần
100 bài thơ văn Việt Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tập sách có lời giới thiệu
chung của tác giả với những lời nhận xét chung rất thuyết phục về nội dung tư
tưởng của thơ văn Trạng Trình.
Sau hội thảo khoa học kỷ niệm 400 năm ngày mất Nguyễn Bỉnh Khiêm
tại Hải Phòng (1985) chúng ta có thêm cuốn “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, kỷ yếu hội thảo” với tập hợp nhiều bài viết sâu sắc về Nguyễn Bỉnh
Khiêm dưới nhiều góc độ khác nhau của các nhà khoa học.
Năm 1991, Bộ Văn hóa thông tin và truyền thông cùng viện khoa học
xã hội công bố cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm - danh nhân văn hóa” do
Nguyễn Huệ Chi chủ biên. Đây cũng là công trình được đánh giá rất cao, là
nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho các công trình nghiên cứu sau này. Tác

phẩm “Tâm sự Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân quốc ngữ thi tập”, Nguyễn
khuê, nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh (1997); “Trạng trình sấm và ký”,
4


Nguyên Nghiệp, nhà xuất bản văn hóa thông tin (2004); “Tuyết giang phu
tử”, Trần Tuấn Tiến, nhà xuất bản sân khấu (2011).
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và
tác phẩm của Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh Huyền tuyển chọn và giới
thiệu. Công trình tập trung những bài viết từ trước đến nay của nhiều nhà khoa
học lớn về Nguyễn Bỉnh Khiêm được tập hợp một cách hệ thống và khoa học.
Gồm 67 bài viết tập trung nghiên cứu theo từng phương diện: Nguyễn Bỉnh
Khiêm giữa thế kỉ XVI đầy biến động; Triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm tư tưởng
và nhân cách; Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ; Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm
thức thế nhân xưa và nay. Những bài viết này bao gồm những lời bình thú vị và
sâu sắc về con người, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhóm công trình nghiên cứu về triết học có một số công trình nghiên
cứu như sau: Trước hết là cuốn sách Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý của
Lê Trọng Khánh và Lê Anh Trà xuất bản năm 1957. Cuốn sách là cái nhìn
mới về tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác giả đã chỉ ra được một số
vấn đề mang tính triết học trong tư tưởng của Trạng Trình mà đến nay nó vẫn
mang nhiều giá trị. Năm 1992 trung tâm Hán Nôm TP. Hồ Chí Minh xuất bản
cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử triết học Việt Nam” do Phan
Văn Các biên soạn cũng là một cách nhìn mang tính triết học về tư tưởng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trong các cuốn sách về Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1
của Nguyễn Tài Thư xuất bản năm 1993 và Lịch sử tư tưởng Việt Nam (văn
tuyển) của Trần Nguyên Việt xuất bản năm 2004, đã đề cập đến những tư
tưởng triết học Việt Nam trong đó có tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngoài ra còn nhiều bài viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tính triết lý,
triết học của Trần Nguyên Việt như: tư tưởng về triết học tự nhiên của

Nguyễn Bỉnh Khiêm, vấn đề con người trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm... và các bài viết của PGS TS. Nguyễn Tài Thư về yếu tố Kinh dịch, lý
học trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm… được đăng trên các tạp chí triết
học đáng để chúng ta đọc và suy ngẫm.
5


Những công trình nghiên cứu kể trên đã phần nhiều nói đến con người
chính trị, con người tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, góp phần phân tích lý giải
làm sâu sắc hơn tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm để những tư tưởng của ông
ngày càng gần chúng ta hơn. Tuy nhiên, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
cũng giống cuộc đời, con người ông vẫn là một ẩn số mà chúng ta cần nghiên
cứu tìm tòi nhiều hơn nữa để đạt đến giá trị đích thực. Vì vậy việc nghiên cứu
đề tài “Tư tưởng biện chứng trong một số tác phẩm của Nguyễn Bỉnh
Khiêm” sẽ góp phần nào đó trong việc nâng cao hiểu biết về tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những tư tưởng biện chứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
thông qua một số tác phẩm của ông và rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn trình bày hoàn cảnh ra đời một số tác phẩm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, phân tích nội dung tư tưởng biện chứng trong các tác phẩm đó
và rút ra ý nghĩa của nó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào việc nghiên cứu những tư tưởng biện chứng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm thông qua một số tác phẩm của ông.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

Những tác phẩm cũng như tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm khá đồ
sộ. Do những giới hạn nhất định mà luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi
những tư tưởng biện chứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thông qua một số sáng
tác chủ yếu nhất của ông (Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập,
Sấm Trạng Trình và một số bài văn bia).

6


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của triết học Mác –
Lênin. Đó là những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử .
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu biện chứng
như logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, khái quát
hóa, hệ thống... nhằm sắp xếp, hệ thống, luận giải, phân tích một cách đúng
đắn và khoa học các tư tưởng biện chứng trong một số tác phẩm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
6. Đóng góp mới của đề tài
Tư tưởng biện chứng là một trong những thành tựu vĩ đại trong tư
tưởng nhân loại. Ở phương Tây tư tưởng triết học mang tính chất duy lí và nó
thường được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể. Còn ở phương Đông tư tưởng
triết học lại ẩn đằng sau những tư tưởng về chính trị, xã hội hoặc những tác
phẩm mang tính kinh nghiệm của tác giả. Ở Việt Nam cũng vậy, tư tưởng
biện chứng có từ rất lâu trong ca dao, tục ngữ của người dân lao động, qua tư
tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn...

Tuy nhiên, nó không được biểu hiện ra bên ngoài một cách cụ thể, rõ ràng mà
ẩn sâu bên trong những giá trị nhân văn, tư tưởng chính trị - xã hội. Lâu nay
chúng ta thường quan tâm tìm hiểu những giá trị mang tính nghệ thuật, tính
hiện thực hoặc hơn nữa là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong tư tưởng
của các ông chứ ít quan tâm tới tư tưởng triết học. Từ việc nghiên cứu để chỉ
ra tư tưởng biện chứng trong một số tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác
giả muốn góp thêm cách nhìn sâu sắc về nền triết học Việt Nam.

7


Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người yêu mến
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam nói chung
và các sinh viên ngành khoa học xã hội, đặc biệt là sinh viên ngành triết học.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.

8


NỘI DUNG
Chương 1
NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1. Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ XVI
1.1.1. Điều kiện chính trị
Nguyễn Bỉnh Khiêm được ví như cây đại thụ của thế kỉ XVI, là một
trong những nhà trí thức có uy tín nhất thế kỉ. Ông sống gần trọn cuộc đời với
những thăng trầm biến đổi của thế kỉ XVI (1491 - 1585). Vì vậy tư tưởng, thái
độ của ông đều mang dấu ấn sâu đậm của thời cuộc. Do đó muốn hiểu một

cách sâu sắc những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta không thể
không tìm hiểu đôi nét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam đương
thời.
Nếu như thời Lê Thánh Tông là thời kì hoàng kim của nhà Lê thì cuối
thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, kéo theo
sự rối ren của tình hình kinh tế, chính trị xã hội với sự tranh chấp quyền lực
của các thế lực phong kiến khác nhau. Trong vòng 24 năm (1503 - 1527) nhà
Lê thay đổi đến sáu ông vua, có người (Quang Trị) ở ngôi đúng được 3 ngày.
Trong nội bộ giai cấp phong kiến thống trị sự mâu thuẫn ngày càng trầm
trọng, chúng luôn gây nên chiến tranh để tranh giành quyền lực và địa vị lẫn
nhau. Bản thân những người đứng đầu vương triều - các hoàng đế nhà Lê lại
đều là những kẻ bất tài vô hạnh. Xã hội Việt Nam đương thời vô cùng rối ren
và phức tạp “Lê mạt, Trịnh - Nguyễn phân tranh”. Chính điều này đã có sự tác
động sâu sắc đến quá trình nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đặc biệt, giai
đoạn ông bắt đầu trưởng thành và miệt mài kinh sử Nho giáo với những đạo lí
vua tôi tốt đẹp và mong ước:
“Hà phần phụ cập cộng tòng si (sư)
Khí nghiệp tương tương viễn đại kỳ”
(Ký hữu nhân)
9


Dịch:
“Cắp cặp sách cùng theo học ở đất Hà Phần
Hẹn ước con đường công danh sự nghiệp xa rộng”
(Gửi bạn)
Song đây lại chính là thời kì trị vì của hai ông vua “thối nát” nhất trong
lịch sử phong kiến nước ta mà các sử gia sau này gọi là “nỗi kinh hoàng” của
lịch sử Việt Nam đó là Lê Uy Mục và Lê Tương Dực. Và cũng chính sự “vô
dụng” của hai ông vua này dẫn đến hàng loạt những rối ren binh biến sau đó

của đất nước. Lê Uy Mục được Thái Hậu Nguyễn Thị và hoạn quan Nguyễn
Như đưa lên làm vua sau khi Lê Thuần (Túc tôn) qua đời không có con nối
ngôi. Thời gian này, triều chính hoàn toàn lọt vào tay bọn ngoại thích, đồng
bọn của Thái Hậu Nguyễn Thị và Hoàng Hậu Trần Thị kết cấu với bọn hoạn
quan. Chúng chuyên quyền, lũng đoạn, tìm mọi cách hãm hại những người
không về phe chúng. Ngay cả bà nội, chú ruột và các anh em của Lê Uy Mục
cũng bị sát hại. Mặt khác sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục ăn chơi sa đọa, chỉ chú
trọng đến rượi chè, đàn hát, mặc việc triều chính, không đúng ý là Y sẵn sàng
chém giết. Trước tình hình đó Kinh Vương Kiến là con út của vua Thánh
Tông sợ hãi phải trốn biệt tích. Giản tu công Lê Oanh là anh em thúc bá với
Lê Uy Mục cũng bị chúng nhốt lại. Chúng còn sai Lê Uy Mục đuổi tất cả tôn
thất và công thần vào Thanh Hóa cho chúng tiện bề thao túng triều chính.
Trước sự bê bối của triều chính và sự ngu dốt, độc ác của Lê Uy Mục, cuối
năm 1509 Nguyễn Văn Lang cùng bọn quý tộc bị trục xuất khỏi triều đình
bèn nổi quân ở Thanh Hóa và rước Lê Oanh mới trốn ngục lên làm minh chủ.
Sau đó tiến ra Đông đô bắt giết Lê Uy Mục lập Lê Oanh lên làm vua tức
Tương Dực Đế (1509 - 1516). Tuy nhiên, Lê Tương Dực cũng không hơn gì
Uy Mục, giết hại anh em, hoang dâm vô độ. Thậm chí trong thời Lê Tương
Dực, còn có những việc xa xỉ chưa từng có: “Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô
đốc thúc nhân dân phải xây một ngôi điện một trăm nóc và xây một ngôi đài
gọi là Cửu Trùng Đài. Để xây dựng được công trình này nhân dân phục dịch
10


hàng mấy năm không xong. Theo sử sách cũ: Việc xây dựng điện trăm nóc và
Cửu Trùng Đài đã làm chết rất nhiều dân. Không những thế nhân dân còn
phải đóng rất nhiều thuyền đẹp cho vua để nhà vua bắt những mỹ nữ chèo
thuyền cho hắn đi dong chơi trên Hồ Tây” [15, 11]. Ngoài ra chúng còn cho
xây dựng nhiều công trình khác như chùa, điện và bao quanh bởi hàng ngàn
trượng tường... càng làm cho nhân dân khốn khổ mọi bề . Thậm chí không đủ

nhân công để phục dịch cho sự xa xỉ của vua chúa phong kiến chúng còn bắt
quân lính ở năm phủ phải làm thêm trong mấy năm liền. Tất cả những điều
này làm cho triều chính nhiễu nhương, nhân dân căm hận, đất nước suy yếu
về mọi mặt. Sự xa xỉ vô lối này đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm phác họa:
“Thói tà ích hoang dâm lưu lê
Sang thì quen thói kiêu căng,
Giầu thì xa xỉ há rằng một ai.
Sửa sang những tường dài nhà rộng,
Nào kẻ hoa trạm bóng vẽ vời.
Đường đem chát chõa đồ xôi
Sáp đem làm củi đủ mùi xa hoa.
Ăn uống phí tiêu pha lại quá,
Nào khinh cừu, phi mã rủi rong”.
(Bài văn bia quán Trung Tân)
Có lẽ chính lối trị vì thối nát này của những ông “vua quỷ, vua lợn” của
triều Lê mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc dù đã mang trong mình “một bồ kinh
sách” và tấm lòng “ưu đời ái quốc” sâu sắc nhưng ông không ra thi thố và làm
quan mà chấp nhận ở quê nhà dạy học, trong những áng thơ của ông ta thấy
những nỗi niềm mơ ước về một thời đại “Ước một tôi hiền chúa thánh minh”
nhưng điều đó thật khó trước bối cảnh thời đại bấy giờ.
Chính sự ăn chơi vô độ và sự bạo tàn của Lê Tương Dực nên lên ngôi
được không lâu hắn bị Trịnh Duy Sản giết và lập Quang Trị lúc bấy giờ mới 8
tuổi lên làm vua, Quang Trị lên ngôi chưa kịp đổi niên hiệu thì anh Duy Sản
11


là Duy Mại đưa Quang Trị vào Tây Kinh (Thanh Hóa) và sau đó không lâu thì
bị giết. Nguyễn Hoàng Dụ nghe tin Duy Sản đã giết vua, rút quân trở về để uy
hiếp. Trước tình thế đó Duy Sản lại họp các tôn thất đại thần nhà Lê và lập
một người con trong tôn thất là Ỷ, 14 tuổi lên làm vua, tức là Chiêu Tông

(1516 - 1522). Song điều đó cũng không làm dịu được tình hình, kinh đô đã bị
phá hủy, Duy Sản lại đem Lê Ỷ vào Tây Kinh.
Trong triều, Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy là những phe phái lớn,
chúng tìm mọi cách tranh chấp quyền vị nên gây chiến lẫn nhau làm cho cục
diện triều chính càng trở nên căng thẳng. Vua Chiêu Tông còn trẻ tuổi không
nắm hết quyền hành nên trước tình thế khó khăn đó tháng 8 năm 1517, Lê
Chiêu Tông đành phải giao cả binh quyền cho Mạc Đăng Dung mong dẹp yên
loạn thần. Mạc Đăng Dung lúc này cũng nắm quyền bính khá lớn trong triều
nên thừa cơ đánh Nguyễn Hoằng Dụ về Thanh Hóa nhưng một nhóm quần
thần là Trần Chân, Trịnh Tuy và Hoàng Duy Nhạc nổi lên đánh chiếm Kinh
Thành, Mạc Đăng Dung lại phối hợp với Nguyễn Hoàng Dụ đánh lại chúng.
Đến cuối năm 1519 Mạc Đăng Dung đem vua Lê trở về kinh đô và được
phong tước Quốc công thao túng cả triều đình, Chiêu Tông lúc này chỉ là bù
nhìn. Tuy nhiên trong thời gian làm phụ chính Mạc Đăng Dung đã thi hành
một số chính lệnh tốt và được dân chúng ngưỡng mộ. Lê Chiêu Tông lo sợ
bèn mưu với một số triều thần tìm cách ám hại Mạc Đăng Dung. Sự việc bại
lộ Mạc Đăng Dung bắt giết Lê chiêu Tông lập Lê Thung lên làm vua. Ít lâu
sau Mạc Đăng Dung bắt Lê Thung phải nhường ngôi cho mình, rồi giết luôn
cả Lê Thung và Thái hậu. Hành động này của Đăng Dung gây phẫn nộ lớn
cho nhiều người đặc biệt là những cựu thần nhà Lê.
Vì vậy, sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, mâu thuẫn giữa Lê - Trịnh và
Mạc càng trở nên quyết liệt. Cuộc đấu tranh của các cựu thần nhà Lê nổi lên ở
nhiều nơi chống lại kẻ thoán đoạt. Trong đó có những thế lực to lớn như anh
em nhà Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên chiếm cứ cả một vùng Tây Bắc, đặc biệt
là Nguyễn Kim chiếm cứ từ Thanh Hóa trở vào. Nguyễn Kim được con rể là
12


Trịnh Kiểm giúp đỡ nên lập nên nhà Lê Trung Hưng. Vì nhà Lê ở Thanh Hóa
nên sau này được các sử gia gọi là Nam triều để đối lập với nhà Mạc đóng ở

Thăng Long được gọi là Bắc triều. Từ năm 1545, sau khi Nguyễn Kim mất thì
mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và hai con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và
Nguyễn Hoàng lại nảy sinh. Năm 1558 Nguyễn Hoàng thấy Nguyễn Uông bị
Trịnh Kiểm ám hại bèn biện cớ xin vào Thuận Hóa để giữ mình. Thỉnh cầu đó
được chấp nhận có lẽ cũng vì Trịnh Kiểm muốn Nguyễn Hoàng đi xa để dễ
chuyên quyền hơn. Kể từ đây Nam triều lấy danh nghĩa nhà Lê nhưng thực
quyền lại thuộc họ Trịnh, vua nhà Lê chỉ là bù nhìn. Cuộc nội chiến giữa Nam
triều tức Lê - Trịnh và Bắc triều tức nhà Mạc kéo dài hơn năm thập kỉ. Trước
cảnh triều chính đất nước suy tàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đau xót mà rằng:
“Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù.
Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu,
Uyên ngư tùng tước vị thùy khu.
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã,
Hậu hoạn tu phòng nhập thất khu.
Thế sự đáo đầu hưu thuyết trước,
Túy ngôn trạch bạn nhậm nhàn du”
(Ngụ ý)
Dịch nghĩa:
“Non sông nào phải buổi bình thời,
Thù đánh nhau chi khéo nực cười.
Cá vực chim rừng ai khiến đuổi,
Núi xương sông máu thảm đầy nơi.
Ngựa phi chắc có lần quay cổ,
Thú dữ nên phòng lúc cắn người
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa,

13



Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi”
Chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên đâu đâu
cũng cảnh “núi xương sông máu thảm đầy nơi”, đất nước chia lìa, tan tác.
Nguyễn Bỉnh Khiêm càng đau đời bao nhiêu chứng tỏ ông càng yêu đời bấy
nhiêu, thực tại đau thương của đất nước chính là chất xúc tác cho những tư
tưởng nhân nghĩa mang tính biện chứng của ông.
Bọn quan lại triều chính tìm mọi cách bóc lột nhân dân dẫn đến chính
sách chiếm hữu ruộng đất của nông dân được tiến hành ráo riết, làm cho đời
sống nhân dân ngày càng khốn đốn:
“Cư ốc triết vi tân
Canh ngưu đồ nhi thực.
Nhượng đoạt phi kỉ hóa,
Hiếp dụ phi kỉ sắc”
(Thương loạn)
Dịch:
“Nhà ở đem bẻ làm củi
Trâu cày đem mổ thịt ăn.
Cướp đoạt tài sản không phải là của mình
Hiếp dỗ người không phải là vợ mình”
Chính vì vậy phong trào đấu tranh của các tầng lớp nông dân diễn ra
liên miên khắp nơi. Thợ thủ công và nhà buôn nhỏ cũng bị ảnh hưởng nhiều
vì chính sách chiếm đoạt đó. Những người thợ thủ công bị bắt làm công
tượng, không còn được làm công việc của mình mà phải phục dịch cho bọn
quan lại. Còn lại những người thợ thủ công không bị bắt đi làm công tượng
thì quay ra làm ruộng nhưng “đồng ruộng chỉ còn mạ khô” , mà thuế khóa lại
nặng nề. Những người buôn bán không thể kinh doanh vì nhân dân nghèo
đói, không đủ tiền để trao đổi mua bán. Đồng thời việc buôn bán lớn tập
trung chủ yếu vào tay bọn quan lại có quyền lực. Triều đình không chăm lo
được cho đời sống nhân dân lại còn vơ vét, bóc lột vì vậy công, nông,
14



thương, sĩ thứ đều chung lòng căm hận triều đình. Triều chính bê tha bọn thống
trị đua nhau tranh giành quyền chiếm đoạt ruộng đất xung đột diễn ra liên miên.
Để thỏa mãn cho sự xa hoa trụy lạc chúng tăng cường bóc lột nhân dân nhiều
hơn, mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt.
Dưới ách thống trị thối nát ấy và sự bóc lột cùng kiệt của bọn vua quan, phong
trào nông dân nhanh chóng loang ra rộng rãi khắp nơi. Khắp đất nước các phong
trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ. Chiến tranh cứ thế liên miên, giờ
đây không chỉ là chiến tranh của các tập đoàn phong kiến với nhau mà còn cả
bọn phong kiến thống trị với nhân dân. Đất nước ta như một lò lửa thương loạn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn mà chua chát:
“Chiến tranh hỗ tương tầm
Họa loạn chí thử cực”
(thương loạn)
Dịch nghĩa:
“Chiến tranh cuộc này kéo đến cuộc khác
Hỏa hoạn đến thế này là cùng cực”.
Trên mọi miền của đất nước đâu đâu cũng có chiến tranh, bọn triều
đình tìm mọi cách bắt bớ nhân dân đi lính, đi phu. Những người dân vô tội
chịu cảnh tan đàn sẻ nghé, con thơ nheo nhóc, vợ hiền tủi cực:
“Giáo và mộc tua tủa bay ra trào nước mắt
Nhân dân chốn chạy muốn tìm nơi an toàn
Khốn đốn dắt dìu nhau, thở than không có đất”
(Cảm hứng, bài 4)
Trước cảnh tình đất nước Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn đau đớn, xót xa.
Ông nhìn thấy hai mâu thuẫn nổi cộm trong xã hội đương thời đó là mâu giữa
bọn thống trị phong kiến với nhau và mâu thuẫn giữa chúng với nhân dân
đang bị bóc lột song mâu thuẫn đó không dễ dàng giải quyết được. Vì vậy,
xuyên suốt những áng thơ văn của ông ta luôn thấy chất chứa một nỗi niềm

với nước với dân với sự khinh rẻ lũ vua quan ngốc nghếch, hung tàn, với sự
15


chán ghét chiến tranh đến cùng cực và sự thương cảm sâu sắc trước nhân dân
vô tội. Dường như bất mãn trước thời cuộc tương tàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
nhất quyết không ra làm quan mà “bên đầm say hát nhởn nhơ chơi” nhưng
thực ra cái nhởn nhơ đó chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài bởi trong sâu thẳm ông
vẫn chất chứa một nỗi niềm ưu dân ái quốc. Vì vậy, chưa thể lao ra mà giúp
đời, giúp người, ông đứng sau để quan sát, để cảm thông và cũng để chiêm
nghiệm để rồi khái quát lên thành những tư tưởng, quy luật của cuộc sống.
Chính việc tận mắt chứng kiến sự đổi vần của của xã hội, sự thay đổi thoán
đoạt nhanh chóng của các triều đại, nỗi khổ đau bi đát của nhân dân trước
trước nạn binh đao đã tác động không nhỏ tạo nên những tư tưởng triết học
biện chứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi thực tiễn là cơ sở, động lực, là điểm
xuất phát trực tiếp của nhận thức. Chính thực tiễn xã hội đương thời đã tác
động đến những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm và những tư tưởng đó
được ông thể hiện qua những vần thơ sâu sắc.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cùng với sự bất ổn của tình hình chính trị, đời sống kinh tế của người
dân vô cùng khốn đốn, nền sản suất nông nghiệp bị giảm sút nhiều. Bọn vua
quan không chăm lo đến sự phát triển nông nghiệp như thời vua Thái Tổ, Thái
Tông. Đê điều không được quan tâm, tu sửa, đất đai hoặc bọn quan lại chiếm
đoạt phục vụ cho mục đích riêng hoặc bị bỏ hoang. Người nông dân không có
đất cày cấy “khốn đốn dìu dắt nhau, thở than không có đất” [31, 89], còn nếu
làm được thuế má các loại quá nặng nề dẫn đến đời sống nhân dân vô cùng cực
khổ. Nạn đói kém, thất bát mất mùa triền miên, nền nông nghiệp nhìn chung là
suy kém, cảnh chết đói bần cùng xảy ra khắp nơi:
“Đồng ruộng chỉ còn mạ khô,
Kho đụn không hạt thóc thừa

Vất vả nghèo khổ, người nông phu than vãn
Đói và gầy trên ruộng đồng kêu khóc”.
(Tăng thử)
16


Hình ảnh “đói và gầy trên ruộng đồng kêu khóc” là hình ảnh có sức tố
cáo mãnh liệt hậu quả của những cuộc chém giết lẫn nhau trong giai đoạn này
đồng thời cũng là hình ảnh mang sức ám ảnh lớn với bản thân Nguyễn Bỉnh
Khiêm cũng như những người đọc. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tái hiện một cách
sâu sắc tình cảnh đất nước ta thế kỉ XVI vào trong thơ, văn của mình, qua đó
còn muốn thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả.
Về tình hình công thương có một số điểm đặc biệt làm cho tình hình
công thương không đến nỗi suy yếu như nông nghiệp bởi sự xa xỉ tiêu pha
của bọn vua chúa và sự ảnh hưởng của việc buôn bán với người Phương Tây.
Tuy nhiên sự phát triển cũng không đáng là bao bởi còn chịu sự chèn ép của
các thế lực phong kiến với thuế má nặng nề đã làm mất hứng thú của sự sản
xuất, chế độ thuế thổ sản lại càng phá hoại lực lượng sản suất. Đời sống nhân
dân khổ cực trăm bề. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
viết rằng: “thuế thổ sản trung thu hà lạm khiến người ta cùng kiệt không nộp
nổi, khốn đốn đến phải bỏ nghề. Có người vì thuế sơn mà phải chặt cây sơn,
có người vì thuế lụa mà phải hủy khung cửi, thúc thuế gỗ mà người ta bỏ rìu
búa, thu thuế cá mà người ta bỏ lưới chài, thu thuế mật thì bỏ mía, thu thuế
bông chè thì vườn tược bỏ hoang”[15, 14]. Trong thời kì này triều Lê có phát
triển nghề khai mỏ để đúc đồng, đúc tiền, một phần phục vụ cho cuộc sống xa
xỉ của vua chúa, mặt khác để lưu thông buôn bán.Việc buôn bán với nước
ngoài trong thời gian này đã đem đến một số khởi sắc cho nền thương nghiệp.
Tiền tệ lưu thông được dễ dàng, những đô thị cũng mọc lên tập trung một số
phú thương mới nhưng chưa có địa vị quan trọng trong xã hội. Bởi những mối
lợi lớn về ngoại thương là do nhà nước nắm giữ, mặt khác những mại bản

Trung Quốc và Nhật Bản đã giành lấy đứng ra trao đổi trực tiếp với thương
gia ngoại quốc, còn thương nhân Việt Nam chỉ đóng vai trò là trung gian bậc
dưới, để mua hàng của nhân dân sản xuất ra mà thôi. Tầng lớp phú thương
này chưa có một tác dụng gì đáng kể trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên. Nó
không trở thành một lực lượng mới có tính chất cách mạng như ở các nước tư
17


sản thời bấy giờ. Nhưng nó cũng đóng vai trò nhất định trong quá trình lưu
thông, buôn bán. Trong giai đoạn này, chính sự trao đổi buôn bán đã tạo nên
một diện mạo mới cho xã hội, đồng tiền đã mang một sức mạnh vô hình, nó
làm đảo lộn mọi trật tự xã hội. Sự ảnh hưởng của đồng tiền đã làm thay đổi
nhận thức, đạo đức của con người, những tôn ti trật tự, cương thường đạo lí
đã không còn nhiều, thay vào đó là lối sống vụ lợi chạy theo đồng tiền:
“Giàu sang người trọng khó ai nhìn
Mấy dạ yêu vì kẻ lỡ hèn
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lặng
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen.
Quen hiềm dan díu điều bè bạn,
Lặng kẻo lân la nỗi bạ men
Đạo nọ, nghĩa này trăm tiếng bướm
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền”.
(Thơ Nôm, bài 5)
Hay:
“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thời hơn hết mọi nhời
Trước đến tay không nào thốt hỏi
Sau vào nặng gánh lại vui cười”
(Thơ Nôm, bài 80)
“Còn bạc, còn tiền còn đệ tử

Hết cơm hết gạo, hết ông tôi”.
(Thơ Nôm, bài 77)
Trước tình cảnh chiến tranh loạn lạc liên miên, đời sống vất vả cực
nhọc, sống chết lúc nào không hay dường như con người ta trở nên ích kỉ hơn,
vụ lợi hơn. Đây cũng chính là kết quả của một xã hội mà triều chính đảo điên,
chiến tranh xâu xé, tranh giành quyền lực lẫn nhau. Nền kinh tế xã hội đương
thời đã tác động sâu sắc đến tình hình xã hội và chi phối sâu sắc cục diện
18


chính trị của đất nước. Mác và Ănghen đã nói trong bản tuyên ngôn của Đảng
cộng sản “Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội (cơ
cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế sinh ra) là hai yếu tố cấu thành cơ sở
lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy” [28, 11]. Vì vậy chính cái
nền kinh tế trì trệ đương thời là cơ sở hạ tầng cho những tư tưởng triết học
thời bấy giờ. Do đó, những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng
sâu sắc của tình hình kinh tế xã hội của thế kỉ XVI đầy biến động.
Trên cơ sở tình hình chính trị - xã hội rối ren và phức tạp của thế kỷ
XVI, ý thức hệ tư tưởng của thời đại cũng có sự biến chuyển mạnh mẽ. Hoặc
là vì quyền lợi, địa vị, hoặc là vì sức mạnh của đồng tiền, vì ăn chơi dâm dật
dẫn đến khắp nơi trong nước đã xảy ra “chiến tranh hỗ tương tầm”, chém giết,
tàn khốc, vô nhân đạo, Tất cả những cái đó đã phá vỡ cương thường đạo lí
Nho giáo mà thế kỷ XV - thế kỷ toàn thịnh của phong kiến tập trung đã cố
gắng xây dựng. Những người còn giữ được kỉ cương phép tắc, đạo vua tôi còn
rất ít. Nhìn chung thì đại bộ phận đã xu thời, a phụ những kẻ có thế lực nhất
để thời mưu quyền lợi, địa vị, ăn chơi dâm dật, đục khoét nhân dân. Cũng với
thời thế đảo điên, thế lực đồng tiền cũng góp phần làm giảm giá trị thiêng
liêng của đạo đức, lễ nghĩa và trật tự phong kiến. Tất cả như ông khái quát:
“Gió mưa gặp lúc u ám tối tăm
Cương thường ngày một suy sụp lỏng lẻo

Lễ nghĩa than ôi ngang trái,
Mũ lọng theo đó đảo ngược
Thờ vua tôi chẳng ra tôi,
Thờ cha con chẳng ra con”
.......................................
Cảnh trị bình ngày một sa xuống chốn nhuốc nhơ,
Con người ta tự không biết liêm sỉ.
(Cảm hứng)

19


Trước tình trạng ấy những người yêu nước thương dân tự thấy mình bất
lực. Hoặc là họ chấp nhận ẩn mình, lánh đời hoặc mong mỏi, ước mơ về một
sự đổi mới, một vương triều mới đem lại cảnh thái bình cho nhân dân.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã “mũ ni che tai”, thế nhưng với tấm lòng ưu thời
mẫn thế, ông vẫn mong được góp sức mình cho đời, cho người, mong đem cái
“vốn” sẵn có trong mình để có thể thành “tôi hiền chúa thánh minh”, giúp đất
nước qua khỏi cơn loạn lạc và sớm xây dựng được một xã hội như thời
Nghiêu Thuấn.
Trong bối cảnh suy đồi, suy thoái của nhà Lê đến mức cùng cực, khắp
nơi dân tình ai oán thì nhà Mạc xuất hiện. Mặc dù, sự ra đời của nhà Mạc trên
cơ sở thoán đoạt nhà Lê, nó không danh chính ngôn thuận thế nhưng với cái
nhìn khách quan, so với sự suy tàn, thối nát của những ông “vua lợn, vua quỷ”
đương thời và lũ lâu la nịnh thần bấy giờ thì triều Mạc là một vương triều
mới, có nhiều mặt tiến bộ, nhất là trong giai đoạn trị vì của Mạc Đăng Doanh
và Mạc Đăng Dung. Và hơn nữa sự ra đời của nhà Mạc cũng xuất phát từ
chính cái nền tảng đổ nát của nhà Lê – đó là điều tất yếu. Đúng như quy luật
thịnh suy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thường nhắc đến trong nhiều tác phẩm của
mình. Sau những biến động, hỗn loạn của triều Lê, vào những năm 30 của thế

kỉ XVI, triều Mạc đã tạo ra được một thời kì ổn định và phát triển của xã hội.
Ngay sử chính thống của triều Lê trên lập trường đối địch với triều Mạc cũng
phải ghi nhận những thành quả mà vương triều Mạc tạo ra từ năm 1532: “Từ
đấy, người buôn bán và người đi đường đều đi tay không, ban đêm không có
trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng kiểm soát một
lần, hoặc có sinh đẻ cũng không thể biết là vật của mình. Trong khoảng vài
năm đường xá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa
to, trong cõi tạm yên” [20, 126]. Đây có thể nói là một xã hội mà cho đến nay
vẫn là điều mơ ước của chúng ta, mà trong bối cảnh xã hội đương thời nhà
Mạc có thể làm được là một điều đáng ghi nhận và trân trọng. Bởi mỗi vương

20


triều ra đời cái cốt yếu là duy trì chế độ cho nhân có cuộc sống ấm no, thanh
bình.
Ngoài ra trong các chính sách đối nội, nhà Mạc nói chung vẫn theo nhà
Lê, song cũng có nhiều thay đổi có ý nghĩa tiến bộ, về ruộng đất, năm 1553
nhà Mạc ban hành chính sách mới quy đinh: ruộng quan và ruộng chùa của
các làng xã, ngoài phần cấp cho binh sĩ, “còn bao nhiêu ruộng sẽ theo số
người trong xã mà chia đồng đều” [10, 280]. Đây là chính sách rất tiến bộ đặc
biệt là so với chế độ quân điền của nhà Lê, nó tôn trọng truyền thống cộng
đồng làng xã hơn và có lợi cho dân chúng hơn. Trong triều Mạc các hoạt động
công thương nghiệp cũng có phần khởi sắc, nhiều chính sách thông thoáng,
thương nhân được đi lại buôn thuận lợi, tiền đúc nhiều, chợ mở nhiều nhất là
các thị trấn ở miền giáp ranh.Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục,
nhất là nghề gốm sứ phát triển, lò gồm được mở nhiều trong nước nhất là ở
xứ đông và còn phục vụ cho việc giao lưu buôn bán với nước ngoài.
Về văn hóa, triều Mạc đặc biệt quan tâm, tuy trong hoàn cảnh đất nước
khó khăn, chiến tranh liên miên, nhưng triều đình vẫn mở đều các kì thi hội.

Trong hơn 60 năm cầm quyền (1527 - 1592), triều Mạc, theo Đại Việt lục
triều đăng khoa lục, đã mở 22 kỳ thi hội, lấy đỗ 483 tiến sĩ. So với 100 năm
trị vì của triều Lê (1428 - 1527) mở được 31 kỳ thi hội, lấy được 647 tiến sĩ,
thì tỉ lệ các kì thi và số người đỗ tiến sĩ triều Mạc chẳng kém gì. Chứng tỏ sự
quan tâm, cũng như tư tưởng rất tiến bộ cho sự phát triển của nước nhà. Có
thể nói sau một thời gian ổn định lại tình hình nhà Mạc đã có những thành tựu
đáng kể góp phần làm cho quốc thái dân an. Những chính sách tiến bộ của
nhà Mạc đã có tác động sâu sắc đến nhận thức của các Nho sĩ bấy giờ trong
đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì vậy, năm 1535, khi đã 44 tuổi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm quyết định đi thi, ông đỗ đầu các kì thi và trở thành Trạng nguyên ở
tuổi ngoài 40. Sau khi đỗ Trạng nguyên, ông hăng hái ra làm quan với nhà
Mạc với mong muốn đem hết khả năng trí tuệ của mình để góp phần xây

21


dựng một đất nước đẹp giàu, thỏa cái ước nguyện “ước một tôi hiền chúa
thánh minh” để xây dựng một xã hội “thái bình thiên tử thái bình dân”.
Tuy nhiên do yêu cầu tất yếu của lịch sử cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI
tình hình thế giới cũng có những bước chuyển biến có ý nghĩa bản lề trong
mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây có ảnh hưởng to lớn đến xu
thế phát triển của các nước phương Đông. Ở phương Tây, cuối thế kỉ XIV đầu
thế kỉ XV, mầm mống tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở một số nước. Sau quá
trình tích lũy nguyên thủy, đầu thế kỉ XVI chủ nghĩa Tư bản đã ra đời ở những
nước tiến tiến của Châu Âu, tiếp đó sang thế kỉ XVI, XVII,XVII chủ nghĩa Tư
bản lần lượt thắng lợi ở nhiều nước tạo nên một cục diện mới trên phạm vi thế
giới.
Sau những phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV, từ đầu đầu thế kỉ XVI, chủ
nghĩa tư bản phương Tây đã tràn sang phương Đông. Từ thế kỉ XVI, nước ta bắt
đầu tiếp xúc với các thuyền buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan... ngoài sự

tiếp xúc về kinh tế, nhiều tư tưởng văn hóa cũng bắt đầu du nhập vào.
Trong khi đó như ta đã biết từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam
với cơ cấu kinh tế - xã hội, thiết chế chính trị xã hội và hệ tư tưởng Nho giáo
của nó đã bộc lộ sự trì trệ và bất cập so với xu thế chung của thời đại. Xã hội
Việt bấy giờ đứng ở trạng thái lưỡng nghi, cái mới thì chưa xuất hiện hẳn, cái
cũ thì chưa mất đi hẳn, mọi thứ trở nên xáo trộn không còn cái tôn ti trật tự
vốn có của Khổng Giáo, cương thường đạo lí sụp đổ, nền kinh tế hàng hóa bắt
đầu manh nha, đồng tiền trở thành nguồn sức mạnh to lớn có thể điểu khiển
được cả xã hội. Những bậc Nho sĩ bấy giờ như Nguyễn Bỉnh Khiêm bất lực
trước thời cuộc đảo điên.
Vì vậy trước sự sụp đổ của nhà Lê, nhà Mạc lên thay cũng không tránh
khỏi guồng quay của lịch sử. Mặc dù có nhiều cố gắng, có nhiều tiến bộ trong
buổi đầu khởi nghiệp, tuy nhiên cũng không tìm ra một mô hình mới cho chế
độ phong kiến Việt Nam. Những mâu thuẫn nội tại của chế độ quân chủ theo
mô hình Nho giáo tiếp tục phát triển dẫn đến nạn chia cắt đất nước và nội
22


chiến phong kiến kéo dài làm cho quốc gia thống nhất bị phá vỡ và đời sống
nhân dân cực khổ. Thiết chế truyền thống dựa trên quan hệ cộng đồng nhà làng - nước bị suy yếu, còn một thiết chế mới xây dựng trên cơ sở phát triển
mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa, gắn liền độc lập dân tộc và thống nhất quốc
gia lại chưa có điều kiện được hình thành.
Chính những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội trên ảnh hưởng rất sâu
sắc đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sinh ra và lớn lên trong
thời thế này, ông đã chứng kiến cái hiện thực rối ren của xã hội. Trong cuộc
đời dài ngót một thế kỷ, ông đã trải qua bao nhiêu thay đổi, hưng vong cũng
như những người chân chính thời bấy giờ, ông không thể nào đem tài năng
mà xây dựng lại kỷ cương, thời thế. Con đường xuất thế của ông là con đường
tất yếu của những bậc sĩ phu ưu thời mẫn thế trong thời buổi nổi loạn bấy giờ.
Vì vậy, sau 8 năm làm quan, ông lại trở về với cuộc đời thanh bạch chốn

ruộng vườn, tuy nhiên đằng sau sự ẩn dật tưởng chừng như lánh đời đó,
Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn dõi theo thời cuộc, vẫn đi cùng cuộc đời, thấu được
những nhân tình thế thái để rồi chiêm nghiệm, đúc kết và đưa lên trình độ triết
học đặc biệt ông đã khái quát thành những tư tưởng triết học biện chứng rất
tiến bộ. Những tư tưởng đó được thể hiện qua thơ văn của ông, chỉ đơn thuần
là sự trải lòng của một trí sĩ nhưng đồng thời là một kho tàng tri thức, giáo
dục cho nhân dân quan niệm vũ trụ nhân sinh đúng đắn, thấy được sự vận
động biến đổi của đất trời, thời thế. Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân trong bài Phả
kí có viết: “Còn như tiên sinh: sẵn có tư chất thông tuệ, thêm vào đạo học
thánh hiền, ví thử đắc thời để mà thi thố sở học chắc sẽ tạo ra được cảnh trị
bình, thay đổi phong tục phù bạc thành ra lễ nghĩa văn minh. Thế mà trái lại:
một người có đức đủ phò tá nghiệp vương lại sinh ra giữa thời bá giả, thành ra
sở học trở nên vô dụng, thực đáng tiếc thay” [44, 634]. Song theo tôi không
hẳn là vô dụng, là đáng tiếc Nguyễn Bỉnh Khiêm không cống hiến hết tài
năng vào trí tuệ cho sự nghiệp phò vua giúp nước nhưng bằng tài năng trí tuệ
uyên thâm ông đã để lại cho đời những áng văn thơ bất hủ, những cấu sấm kí
23


nổi tiếng và hơn nữa là một tư tưởng triết học biện chứng có giá trị sâu sắc.
Cho đến nay những tư tưởng của ông vẫn còn nguyên giá trị và đóng góp một
phần to lớn vào dòng chảy lịch sử tư tưởng nước nhà.
1.2. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.2.1. Thân thế của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm tên húy là Văn Đạt, tên chữ là Hanh Phủ, hiệu là
Bạch Vân Cư Sĩ. Ông sinh năm Tân Hợi niên hiệu Hồng Đức thứ 22 (1491),
(Theo Đại Việt Sử loại tiệp lục của Vũ Khâm Lân). Ông sinh ra ở làng Trung
Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải
Phòng).
Ông nội của Nguyễn Bỉnh Khiêm húy là Văn Tĩnh, được truy tặng Thái

Bảo Tư quận công. Bà nội được truy phong là Chính Phu nhân. Cha là Văn
Đinh, ấm phong tước Thái Bảo Anh quận công, sung chức Thái học sinh (học
sinh Quốc tử giám). Ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan,
người làng Yên Tử, huyện Tiên Minh, tỉnh Hải Dương vốn nổi tiếng thông
minh, ông đỗ tiến sĩ và làm quan tới chức Thượng thư Bộ hộ, là một vị quan
cương chính và hết lòng yêu dân. Vì vậy người đời sau có câu:
Họ Nhữ khai hoa tự Nhữ Lan
Tiếng lừng hai nước động Hoa, Nam
Danh thơm bút sử nào hay biết
Vua ban mỹ tự bút lừng thơm.
Con người tài hoa, đỗ đạt này đã sinh ra người con gái mang tên Nhữ
Thị Thục, chính là mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có lẽ khi tìm hiểu về tư
tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ là thiếu nếu không nói về người
mẹ tài ba của ông. Chính bà là bước đệm cho những tư tưởng hoài bảo của
Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này. Đó là một người phụ nữ thông minh, tài giỏi,
thông kinh sử, giỏi văn chương lại tinh thông tướng số. Bà là người phụ nữ
đặc biệt giữa thế kỉ XVI với những ước vọng lớn và tư duy khác biệt. Bà
quyết chí muốn tạo lấy một người con hơn người, nên ngoài hai mươi tuổi
24


vẫn không tìm được người ưng ý. Đến lúc gần 30 tuổi, gặp ông Văn Định, cho
là có tướng sinh quý tử mới chịu lấy. Ngay từ khi sinh ra Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã là cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhanh nhẹn hơn người, cùng với sự giáo dục rất
nghiêm khắc của cha mẹ, đặc biệt là mẹ ông. Trong sách “Đại Việt sử loại
tiệp lục” của Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân, ghi rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc
nhỏ rất thông minh, lại nhờ sự giáo dục của mẹ, nên lúc bốn tuổi đã thuộc và
hiểu các chính văn kinh truyện. Sự tinh anh của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được
bộc lộ từ rất sớm, chưa đầy năm ông đã biết nói. Theo Phả kí của Vũ Khâm
Lân: “một hôm, vào buổi sáng sớm Văn Định đang bế con trên tay, bỗng thấy

cậu nói rằng: “mặt trời mọc ở đằng đông”, ông lấy làm lạ. Rồi năm lên bốn
tuổi phu nhân dạy cậu học kinh truyện, hễ dạy đến đâu cậu học thuộc lòng
đến đấy, riêng thơ quốc âm đã nhớ được mấy chục bài. Lại một hôm bà đi
vắng, ông ở nhà bày trò kéo dây đùa với lũ trẻ, nhân đọc bỡn một câu rằng:
“Nguyệt leo cung, nguyệt leo cung”, rồi muốn đọc tiếp câu nữa nhưng chưa
nghĩ kịp thì cậu đứng bên đọc luôn:’Vén tay tiên nhẫn nhẫn rung”. Ông thấy
cậu mẫn tiệp như vậy có ý mừng thầm, đợi khi bà về thuật lại cho nghe. Bà
lấy làm bất mãn nói với ông rằng: “Nguyệt là tượng bề tôi cớ sao ông lại dạy
con như thế”, ông cả thẹn xin lỗi, thế nhưng bà vẫn không nguôi giận rồi bỏ
đi”. [44, 625]. Trong cách giáo dục của mình bà luôn hướng ông trở thành “vị
thiên tử” dựng nên nghiệp lớn mặc dù bà ở bên ông không được bao lâu
nhưng kho kiến thức mà bà vun đắp cho ông từ khi mới lọt lòng không phải là
ít và nó theo ông trong suốt cuộc đời. Vì vậy có thể nói mẹ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm có sự ảnh hưởng không nhỏ trong tư tưởng cũng như sự nghiệp của
ông sau này, đặc biệt là trong những vần thơ thấm đượm tình quê hương mộc
mạc lại ẩn chứa tư tưởng triết học sâu sắc.
Khi lớn lên, vốn thông minh và giàu chí hướng Nguyễn Bỉnh Khiêm
tìm đến người thầy nổi tiếng Lương Đắc Bằng để xin học. Lương Đắc Bằng là
con cháu của Lương Như Hộc, người làng Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa, đỗ Hội nguyên Bảng nhãn, làm đến Thượng thư Bộ lại. Lương
25


×