Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Luận văn Báo chí Phú Thọ với vấn đề truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 89 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................
Chương 1: TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG.......................9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN.............................................................9
1.1. Các khái niệm liên quan............................................................................9
1.2. Vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng............................12
1.3. Đặc điểm của truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng...............................16
1.4. Những yêu cầu đối với truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng.................19
Tiểu kết Chương 1..............................................................................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ
CÚNG HÙNG VƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ PHÚ THỌ............................................22
2.1. Tổng quan về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các đơn vị báo chí
khảo sát................................................................................................................22
2.2. Khảo sát nội dung và phương thức truyền thông tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ.......................................................................28
2.3. Đánh giá kết quả khảo sát truyền thông tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
trên báo chí Phú Thọ............................................................................................35
2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến truyền thông tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương trên báo chí Phú Thọ................................................................................41
Tiểu kết Chương 2..............................................................................................46
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ TRUYỀN THÔNG TÍN
NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ PHÚ THỌ.................48
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương hiện nay..........................................................................................48
3.2. Giải pháp về nội dung truyền thông.........................................................48
3.3. Giải pháp về phương thức truyền thông..................................................50
3.4. Một số khuyến nghị.................................................................................55
Tiểu kết Chương 3..............................................................................................63
KẾT LUẬN........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................67




MỤC LỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I:
Phỏng vấn nhân vật ......................................................................................70
1. Phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa tỉnh Phú Thọ..
.......................................................................................................................70
2. Phỏng vấn đại diện Lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí địa phương..........72
3. Phỏng vấn phóng viên mảng văn hóa......................................................73
PHỤ LỤC 2:
Phiếu điều tra xã hội học .............................................................................77
PHỤ LỤC 3
Một số hình ảnh phóng viên tác nghiệp truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương..................................................................................................84


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ bao đời nay, vua Hùng là vị
Tổ đã có công dựng nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên, sơ khai của dân
tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ ngàn đời trở thành tiếng nói
chung, là sự tự ý thức về nguồn cội của các thế hệ người Việt. Tất cả đều là đồng
bào, là người trong một nước, cùng một Tổ, chung cội, chung giàn. Quan hệ đó đã
đem lại tâm lý yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung với nhau, cùng
tồn tại và phát triển bền lâu; tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh đó
đã đưa dân tộc ta lên đỉnh vinh quang của lịch sử, sánh vai với các cường quốc năm
châu, bốn biển.
Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là lễ Giỗ Tổ
Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Khu di
tích lịch sử Đền Hùng (quần thể di tích gồm Đền thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền

Mẫu Âu Cơ, Lăng mộ …) trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, đã được Nhà
nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được tổ
chức trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam (Theo thống kê, trên cả nước hiện
có 1.417 di tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng). Chính
vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời
sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng,
vừa cụ thể vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã tổng kết và khái quát thành chân
lý của dân tộc và của thời đại: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước".
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thống kê (qua các năm 1964- 1997) được 1.342
di tích, địa điểm có phế tích liên quan đến các công trình kiến trúc tín ngưỡng
truyền thống, tôn giáo, trong đó có 261 di tích và địa điểm liên quan đến tín
ngưỡng thờ tự các Vua Hùng cùng vợ, con, các tướng lĩnh của các Vua Hùng. Qua
1


thực tế điền dã, khảo sát thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh (2013-2015) về "
Nghiên cứu, sưu tầm nghi lễ, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã thống kê có
205 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh, trong số đó có 98
di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn, 107 di tích gắn
với lễ hội thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền.
Trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
hiện nay có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông từ trung
ương tới địa phương, thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí giúp
người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng của tín ngưỡng
thờ cúng Hùng vương trong nền văn hóa Việt Nam và đời sống cộng đồng, vừa
thiêng liêng, vừa cụ thể, là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân, từ đó cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở Phú Thọ những năm qua, cùng với sự phát triển, lớn mạnh của hệ thống

báo chí trong cả nước, báo chí Phú Thọ đã có những bước phát triển mạnh mẽ về
số lượng và chất lượng. Hiện nay trên địa bàn Phú Thọ đã có đủ các thể loại báo
chí như: Báo in, Phát thanh - Truyền hình, báo mạng điện tử... là các công cụ thông
tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Báo chí Phú Thọ luôn giữ vững
định hướng, tuyên truyền kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, phản ánh kịp thời mọi tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân
dân, phát hiện, cổ vũ các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới và tuyên truyền thành
tựu thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương. Tuy nhiên, công tác thông tin, truyền
thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của các cơ quan báo chí trên địa bàn
tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các cơ quan
báo chí trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống người dân? Khắc phục tình
trạng các chương trình truyền thông về vấn đề liên quan tới tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương còn đơn điệu và tẻ nhạt? Đặc biệt cần một công trình nghiên cứu sâu,
sát về mặt được và mặt hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đưa ra các giải pháp mang

2


tính khoa học, góp phần định hương, giúp các cơ quan báo chí trong công tác
truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại địa phương...
Với những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài: Báo chí Phú Thọ với vấn
đề truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Khảo sát Báo Phú Thọ,
Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ năm 2016) nhằm tìm hiểu, đánh giá vấn đề
truyền thông của 02 cơ quan báo chí, từ đó đưa ra những kết quả và đề xuất những
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong vấn đề truyền thông về tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là của riêng người dân trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ mà là tín ngưỡng chung của người Việt Nam. Việc nghiên cứu,
luận bàn, thông tin, truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nhiệm vụ

chính trị của các cơ quan báo, đài địa phương.
Trong thực tế đã có nhiều công trình của các tác giả đi trước tập trung nghiên
cứu, luận bàn về một số vấn đề sau: các khái niệm, các quan điểm tiếp cận về tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương... Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như:
Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Thành trong luận văn thạc sĩ "Giáo dục
truyền thống yêu nước qua lễ hội đền hùng ở tỉnh Phú Thọ hiện nay" đã nghiên cứu
và làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục truyền thống qua lễ hội - Nghiên cứu
thực trạng giáo dục truyền thống yêu nước qua lễ hội đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước qua lễ
hội đền Hùng. Tác giả Đỗ Ngọc Việt Hà trong năm 2012 đã thực hiện đề tài "Báo
chí Phú Thọ với vấn đề tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Đất Tổ" trên cơ sở
nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển
du lịch, tìm ra được nguyên nhân thành công và hạn chế, luận văn đưa ra những
giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
thông tin tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch trên hệ thống báo chí tỉnh Phú
Thọ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT3


XH, gìn giữ và phát huy thế mạnh về du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trong thời kỳ CNH-HĐH. Cùng trong năm 2012, tác giả Dương Thị Hồng Duyên
tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn", “đền ơn đáp
nghĩa” của dân tộc Việt Nam qua đề tài luận văn thạc sĩ "Vai trò của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn",
"Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".v.v...
Các công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến Đền Hùng và tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nhiều góc độ khác nhau, theo những mục đích và
nhiệm vụ khác nhau, hầu hết các công trình tập trung phân tích, đánh giá thực trạng
cũng như những vướng mắc, tồn tại trong quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa. Ngoài ra các công trình nghiên cứu còn phản ảnh kịp thời những
định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước, những chủ trương, chính sách mới

nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Bên cạnh đó là những nghiên
cứu về sự tác động của thông tin báo chí và những vấn đề đặt ra đối với các cơ
quan báo chí trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một thống kê chính
xác hoặc công trình nghiên cứu nào nói về việc truyền thông về tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Trên cơ sở đó có thể nói rằng, "Báo chí Phú Thọ với vấn đề truyền thông về
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là một đề tài mới, có tính lý luận và thực tiễn
cao, nếu được thực hiện thành công sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả của báo chí trong việc truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn phân tích,
đánh giá thực trạng công tác thông tin, truyền thông của 02 cơ quan báo chí Phú

4


Thọ gồm Báo Phú Thọ và Đài PT-TH Phú Thọ về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương trong năm 2016,
Luận văn Chỉ ra nnhững mặt tích cực, hạn chế trong quá trình truyền thông
về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả về vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn triển khai các nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng báo chí Phú Thọ với vấn đề truyền
thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cụ thể là trên Báo Phú Thọ, Đài Phát
thanh - Truyền hình Phú Thọ.
+ Điều tra xã hội học công chúng của báo chí Phú Thọ, phỏng vấn sâu để

tiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, lãnh đạo cơ quan báo chí, công chúng làm cơ
sở để phân tích, đánh giá.
+ Nêu những vấn đề đặt ra, giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên Báo
Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu “Báo chí Phú Thọ với vấn đề truyền
thông về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”. Cụ thể là công tác truyền thông trên
Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tác phẩm báo chí có nội dung phản ánh
về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên Báo Phú Thọ và Đài Phát thanh –Truyền
hình Phú Thọ. Cụ thể: Báo Phú Thọ (Báo Phú Thọ hàng ngày; Báo Phú Thọ Cuối
tuần; Phú Thọ miền núi; Trang thông tin điện tử Báo Phú Thọ); Đài Phát thanh -

5


Truyền hình Phú Thọ (Báo in (ấn phẩm PTV); Báo Phát thanh; Báo Truyền hình;
Trang tin điện tử ().
- Thời gian khảo sát: Từ 01/01/2016 đến 31/12/2016
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên nhận thức các vấn đề lý luận về quan
điểm, đường lối của Đảng trong công tác thông tin, truyền thông về xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Lý luận báo chí,
tâm lý học báo chí.
Các văn bản về quan điểm, đường lối của Đảng cụ thể như: Văn kiện Hội
nghị nghị quyết lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư

tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; Thông báo kết luận số 162/TB-TW
ngày 01/10/2006 của Bộ Chính trị (Khóa X) về một số giải pháp tăng cường lãnh
đạo và quản lý báo chí trong tình hình hiện nay...
Dựa vào các lý thuyết của Báo chí học, Văn hoá học, tôn giáo, tín ngưỡng...
để đưa ra các khái niệm cơ bản cho nội dung tác giả cần đề cập trong luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thức hiện luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu vấn đề lý luận liên quan đến
đề tài nghiên cứu như: Chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan tới vấn
đề nghiên cứu; Sách do các nhà khoa học nghiên cứu, xuất bản; Các giáo trình về
báo chí, truyền thông; các tác phẩm báo chí, bài nghiên cứu, bài phản ánh của các
chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo...
+ Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kế, phân loại số lượng tin, bài
viết về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của 02 cơ quan báo chí gồm Báo Phú
Thọ và Đài PT-TH Phú Thọ trong thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016.

6


+ Phương pháp phân tích nội dung: Đánh giá các tác phẩm báo chí, từ đó
chỉ ra thành công, hạn chế về lĩnh vực truyền thông của 02 cơ quan báo chí gồm
nội dung, hình thức thể hiện...
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập các ý kiến nhận xét của công
chúng đánh giá về chất lượng, hiệu quả, ý kiến của công chúng đóng góp về lĩnh
vực truyền thông. Đối tượng được phát phiếu là các cá nhân được lựa chọn theo
hình thức ngẫu nhiên, không chọn lọc trên cơ sở chia tỷ lệ % các đối tượng là nông
dân, công nhân, trí thức, hưu trí..
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo cơ quan quản
lý chuyên môn, định hướng truyền thông trong lĩnh vực báo chí; các phóng viên
theo dõi mảng đề tài về văn hóa tại 02 cơ quan báo chí để thu thập nhận xét, đánh

giá về chất lượng, hiệu quả lĩnh vực truyền thông tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương; tham khảo các ý kiến liên quan đến việc nâng cao chất lượng truyền thông
về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
6. Điểm mới của luận văn
+ Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí Phú Thọ với vấn
đề truyền thông và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Cụ thể là đưa ra các khái
niệm cơ bản đầy đủ của vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu.
+ Luận văn chỉ ra thực trạng, tồn tại hạn chế cũng như những ưu điểm, lợi
thế của báo chí trong vấn đề truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại
các cơ quan báo chí ở Phú Thọ, thông qua các tin, bài, ảnh được phản ảnh.
+ Luận văn đưa ra một số kiến nghị, giáp pháp để duy trì, nâng cao chất
lượng, hiệu quả cho vấn đề truyền thống về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại
Phú Thọ. Các kiến nghị, giáp pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình thực
trạng báo chí địa phương, những ý kiến đóng góp của các chuyên gia được phỏng
vấn sâu và các đối tượng tham gia điều tra xã hội học.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
7


Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị lý luận về vấn đề truyền thống về tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Với đề tài luận văn này, tác giả hy vọng sẽ góp
phần vào viêc đổi mới, bổ sung vào lý luận báo chí nói chung, đặc biệt là vai trò và
vị trí của báo, đài địa phương vào công tác bảo tồn – phát huy di sản văn hóa dân
tộc và việc áp dụng lý thuyết chức năng thông tin, khai sáng, giải trí của báo chí
vào hoạt động thực tiễn của nghề báo.
7.2. Giá trị thực tiễn
Kết quả luận văn sẽ là tài liệu tham khảo của các cơ quan báo chí địa
phương, cũng như phóng viên báo chí hoạt động trong mảng văn hóa để thấy được
những ưu điểm và hạn chế trong khi đưa tin, viết bài của mình. Bên cạnh đó, tác

giả cũng hy vọng, những kiến nghị và giải pháp được đưa ra trong luận văn sẽ là
tiền đề, cơ sở để các cơ quan cũng như những người có liên quan tham khảo, điều
chỉnh và áp dụng vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp để nâng cao chất lượng các
bài viết, chuyên mục, tham gia tốt hơn vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóa
phi vật thể nói chung và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng của Phú Thọ.
Ngoài ra, luận văn cũng có thể làm tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành báo
chí, ngành du lịch, ngành văn hóa, ngành xã hội học... tham khảo để thấy được việc
áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng - Những vấn đề lý
luận cơ bản (gồm 4 tiết, 9 tiểu tiết, 11 trang).
- Chương 2: Thực trạng truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương trên báo chí Phú Thọ (gồm 4 tiết, 6 tiểu tiết, 24 trang).
- Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả truyền thông
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ (gồm 4 tiết, 8 tiểu tiết,
16 trang).
8


Chương 1:
TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Truyền thông (communication) có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông
báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông...
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng La tinh. Nội hàm của nó là nội
dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa

những cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội.
Lý thuyết truyền thông có 03 loại: Loại thứ nhất xác định bản chất và nội
dung của quá trình truyền thông; loại thứ hai đề cập đến quá trình cơ bản chung
cho tất cả các loại hình truyền thông của con người; loại thứ ba đề cập đến bối cảnh
mà quá trình truyền thông xảy ra (11,6).
Theo sách “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” do PGS. TS Nguyễn
Văn Dững chủ biên thì: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư
tưởng, tình cảm... chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm
tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và
xã hội”. (13;14). Theo đó, truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời phát
triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động là liên quan đến mọi cá
thể của xã hội.
PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm về truyền thông như sau:
“Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm,
kinh nghiệm, kỹ năng... nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi nhận
thức". (11;6). Ở định nghĩa này, ông lưu ý đến ba khía cạnh:
- Truyền thông là một quá trình, không phải là một việc làm nhất thời hay
9


xảy ra trong một khoảng thời gian. Quá trình này diễn ra liên tục.
- Truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau.
- Truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi.
Tóm lại, tác giả luận văn cho rằng Truyền thông là một quá trình liên tục trao
đổi thông tin, tình cảm, kỹ năng... dẫn tới sự hiểu biết giữa hai hoặc nhiều người để
làm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của cá nhân, cộng đồng, xã hội.
1.1.2. Khái niệm về Báo chí
Báo chí (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử...) là một
phương tiện truyền thông đại chúng, thậm chí là kênh truyền thông quan trọng nhất

(11.6).
Báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), hay còn có tên
gọi cũ là tân văn (như trong Phụ nữ tân văn, Lục Tỉnh tân văn), nói một cách khái
quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay
con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. Báo chí đươc hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện
tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp, là
bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự.
Khái niệm Báo chí có thể dựa trên ba phương diện: Báo chí là một trong
những hệ thống xã hội; Báo chí là một hoạt động chính trị xã hội; Báo chí là thứ vũ
khí lợi hại trong cuộc đấu tranah chính trị, tác động vào xã hội để tạo ra sự can
thiệp gián tiếp vào đời sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo
dục ý thức và góp phần tích cực vào việc hình thành các khuynh hướng, các phong
trào chính trị - xã hội.
PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm: Báo chí là phương tiện truyền
thông đại chúng truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra
trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến
đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn (45;6)
Theo quan điểm hệ thống, Báo chí được hiểu như một thiết chế, một chỉnh
10


thể. Theo quan niệm truyền thống, Báo chí được coi là phương tiện truyền thông
đại chúng truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ.
Tại Điều 3 của Luật Báo chí số 103/2016/QH13 được Quốc hội ban hành
ngày 05 tháng 4 năm 2016 đã giải thích các khái niệm liên quan của báo chí như
sau: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể
hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát
hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói,
báo hình, báo điện tử.

Tóm lại, tác giả luận văn cho rằng: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự
kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông
qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử...
1.1.3. Khái niệm về Tín ngưỡng thờ cúng:
Thờ cúng là một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời
sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn
hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng rất giản dị: Tin rằng tổ tiên mình là thiêng
liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con
cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích
cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội
lỗi.
Theo GS Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa. Khi
nói đến tự do tín ngưỡng, người nước ngoài có thể hiểu đó là niềm tin nói chung
(belief, lelieve, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, believe, croyance
riligieuse). Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu
hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believer theo nghĩa hẹp croyance riligieuse) thì tín
ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn (88;9)
Từ điển Hán - Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích:
“Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” (283;7).
11


Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng
nghĩa là: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó”
(109;32).
Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con
người. Tín ngưỡng là sự tin tưởng vào sức mạnh của một đấng thiêng liêng và
những giáo lý của một tôn giáo. Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con
người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi

người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền
vững và đôi khi được hiểu là tôn giáo.
Tín ngưỡng truyền thống thờ cúng Tổ tiên trong các gia đình, họ tộc và thờ
cúng Thành hoàng làng, các bậc Thần linh và các Vua Hùng có ảnh hưởng sâu rộng
nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Nhà nước ta cũng phân biệt rõ ràng giữa tín ngưỡng và
tôn giáo. Điều này thể hiện ngay trong pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004)
có quy định như sau: Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên;
tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng
thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian
khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Tín ngưỡng thờ cúng có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị,
tranh chấp và xung đột với các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Tín ngưỡng thờ cúng
phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái
của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để
người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong
nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôn
giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sống
đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôn
giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ.
Tóm lại, luận văn đưa ra khái niệm tín ngưỡng thờ cúng là hoạt động thể
hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với
12


cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động
tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa,
đạo đức xã hội...
1.2. Vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng
1.2.1. Đối với cơ quan báo chí - truyền thông
+ Tín ngưỡng thờ cúng là đối tượng phản ánh của báo chí – truyền thông

Đối tượng phản ánh trong báo chí là một vấn đề đã được nghiên cứu khá đầy
đủ. Nó bao gồm các hiện tượng thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, ví dụ
như kinh tế, chính trị, luật pháp, tôn giáo, đạo đức... Phần lớn các bài thông tin có
mục đích làm sáng tỏ sự kiện. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phóng viên - thông tin
viên là nhanh chóng thông báo cho bạn đọc những sự kiện quan trọng đang diễn ra,
địa điểm và thời gian diễn ra sự kiện. Thiếu các bản tin về những hoạt động, sự
kiện, biến cố đang diễn ra thì không có thông tin báo chí. Chúng là “món ăn hàng
ngày” của báo chí.
Trong đời sống xã hội hiện nay, văn hoá là món ăn tinh thần có ý nghĩa quan
trọng của nhân dân do đó các sự kiện văn hoá được nhiều nhà báo quan tâm, đưa
tin, phán ánh đảm bảo đầy đủ các yếu tố.
Làm sáng tỏ vấn đề: nhiệm vụ quan trọng nhất của phóng viên - thông tin
viên là nhanh chóng thông báo cho bạn đọc những sự kiện quan trọng đang diễn ra,
địa điểm và thời gian diễn ra sự kiện. Ở đây nói tới là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương và các di tích, thần tích, địa danh, hoạt động có liên quan.
Tín ngưỡng Thờ cúng là một quá trình, bao gồm trình tự của các hoạt động,
các sự kiện có mối liên hệ qua lại. Hơn nữa, kết quả của các hoạt động, sự kiện
trước đó là tiền đề, cơ sở, nguyên nhân cho việc thực hiện những hoạt động, sự
kiện tiếp theo.
Các tình huống có thể diễn ra khi thực hành Tín ngưỡng thờ cúngcũng là đối
tượng phản ảnh của Báo chí Truyền thông. Có thể gọi tình huống là trạng thái các
mối quan hệ xác định được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình của một khoảng thời
13


gian đủ dài, đã hình thành giữa những thành viên của một tập thể nào đó hoặc giữa
các tập thể, giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp, các quốc, gia..., một tương quan
lực lượng, quan hệ giữa yêu cầu và kỳ vọng.
Các đối tượng hoạt động, có liên quan tới các nghi lễ thực hành của Tín
ngưỡng Thờ cúng cũng là đối tượng phản ảnh của báo chí truyền thông bởi mỗi cá

nhân sở hữu lịch sử riêng của mình, tính cách của mình, và thế giới quan, nhân sinh
quan, tri giác và sự thụ cảm thế giới, những thói quen, khuynh hướng, khả năng
riêng của mình...
+ Tín ngưỡng thờ cúng là chất liệu cấu thành nội dung các sản phẩm báo
chí – truyền thông
Phú Thọ luôn xác định di sản văn hoá là một trong những nguồn lực tiềm
năng cội nguồn của ý chí, điểm tựa của sáng tạo và nền tảng của sự phát triển trong
mọi lĩnh vực cả kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hóa xã hội. Do đó, di sản văn hoá
nói chung, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng là chất liệu cấu thành nội
dung các sản phẩm báo chí – truyền thông.
Trên cơ sở vô vàn những sự vật, hiện tượng, con người... liên quan đến Tín
ngưỡng thờ cúng mà phóng viên, thông tin viên có thể khai thác tư liệu một cách
rộng - hẹp, nông - sâu khác nhau. Bao gồm:
- Các chương trình họp báo, hội nghị, tọa đàm...
- Từ các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo mạng điện tử,
sách, tờ rơi, quảng cáo...
- Từ quần chúng nhân dân khắp nơi
- Từ cơ quan nhà nước, cụ thể ở đây là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú
Thọ; Ban Quản lý khu Di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng...
- Từ các nguồn tin khác như người nước ngoài.
Tín ngưỡng thờ cúng là chất liệu cấu thành nội dung tác phẩm báo chí giúp
làm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thông tin, tạo lập quan niệm sống cho cộng đồng.
Từ đó hướng dẫn hành động theo kinh nghiệm hoặc ý tưởng mà tác phẩm báo chí,
14


truyền thông đặt ra.
1.2.2. Đối với công chúng - xã hội
+ Cung cấp thông tin, tri thức cho công chúng:
Giúp cho người dân cập nhật thông tin và hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành,

vai trò, ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng. Nếu không có sự thông tin của báo chí
thì người dân sẽ khó có thể biết được những sự kiện văn hoá nói chung, Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ví
dụ, Lễ hội đình, đền Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ là một trong
những lễ hội thực hiện nghi thức Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nếu không có
báo, đài đưa tin thì người dân các huyện khác không biết về sự kiện này.
Bên cạnh đó, báo chí truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên
tiếng nói của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ thông qua việc: Thông tin khách quan, chân thực
về các vấn đề liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; đảm bảo tính thời
sự, đưa đến cho công chúng về sự kiện mới nhất về các vấn đề xoay quanh Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, giúp họ nhận thức kịp thời và có thái độ đúng đắn
trước các sự việc, tình huống diễn ra.
Dự báo và định hướng dư luận xã hội: Một mặt, báo chí truyền thông phải
nói lên nội dung, bản chất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mặt khác phản
ánh tính khuynh hướng. Hơn nữa, thông tin báo chí truyền thông phải thực hiện
chức năng và phải có khả năng dự báo, định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội theo
một mục tiêu định hướng dư luận xã hội.
Báo chí, truyền thông hướng tới xã hội, phục vụ công chúng rộng rãi, bao
gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau.
+ Truyền bá, quảng bá giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại
Báo chí là lĩnh vực truyền thông, có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo
tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa của cuộc sống, bởi đây là một công cụ truyền
bá văn hoá mang lại hiệu quả cao.
15


Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí trong tỉnh Phú Thọ đã chú ý thực
hiện tốt chức năng cổ động, tuyên truyền và phát huy, gìn giữ những giá trị văn hoá
của nhân loại; góp phần nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ, hình thành văn hoá cá

nhân cũng như định hướng chuẩn mực văn hoá cộng đồng; đồng thời là phương
tiện để giới thiệu về hình ảnh của địa phương thông qua các di sản văn hóa tới các
du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược du lịch phát triển góp
phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa
trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đã góp phần tăng tính hấp dẫn
của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan, đồng thời hướng tới mục
tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững.
1.3. Đặc điểm của truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng
1.3.1. Về nội dung truyền thông
Truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng là truyền thông về lĩnh vực văn hóa.
Tín ngưỡng thờ cúng mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng cái chính là hướng
đến Chân - Thiện - Mỹ.
Do đó, tín ngưỡng thờ cúng mang một số đặc điểm và tính chất như sau:
- Đối tượng tác động rộng lớn (mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước).
- Vấn đề truyền thông liên quan đến nhiều người.
- Có tính chất thông tin dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo.
- Có mục đích rõ ràng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của các
tập thể, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị dia sản văn hóa Tín ngưỡng
thờ cúng.
- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân (thể hiện tính tương tác
qua lại giữa nhiều người).
1.3.2. Về phương thức truyền thông
- Các loại hình hình truyền thông:
Báo chí, truyền thông ở Phú Thọ thực hiện thông tin đến công chúng qua 04
16


loại hình sau:
+ Báo in: Bao gồm Báo Phú Thọ hàng ngày xuất bản 06 kỳ/tuần; Báo Phú

Thọ Cuối tuần phát hành thứ 7 hàng tuần; Tập san Phú Thọ Miền núi phát hành 1
kỳ/tháng; ấn phẩm PTV phát hành theo quý (4 số/1 năm).
+ Báo mạng điện tử: Những năm qua, các cơ quan báo chí tại Phú Thọ luôn
trú trọng đến loại hình truyền thông này. Hiện nay, Báo Phú Thọ điện tử đã chính
thức được công nhận và trang thông tin điện tử Đài Phát thanh - Truyền hình Phú
Thọ luôn thường xuyên cập nhật các thông tin dưới nhiều hình thức văn bản, hình
ảnh, âm thanh, video và các chương trình tương tác khác.
+ Phát thanh: Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng đã có mặt
từ lâu tại địa phương Phú Thọ.
Báo Phú Thọ điện tử duy trì bản tin phát thanh do các Phóng viên, biên tập
viên Báo Phú Thọ thực hiện, xuất bản 7 bản tin/tuần.
Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ thực hiện phát thanh. Hệ thống đài
truyền thanh cơ sở được đầu tư, khai thác triệt để nhằm phục vụ nhu cầu của người
dân. Các bản tin phát thanh được biên tập lại từ bản tin truyền hình. Thời lượng 5,5
giờ/ngày.
+ Truyền hình: Truyền hình Phú Thọ không ngừng lớn mạnh trong các năm
qua, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ đã chính thức phát sóng vệ tinh
VINASAT từ năm 2014, thời lượng 18 giờ/ngày. Truyền hình Điện tử được khai
thác ở cả Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Phú Thọ điện tử.
- Về Các thể loại báo chí, truyền thông:
Tác phẩm báo chí:
+ Tin: Là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí đặc biệt là báo điện tử
và trang tin điện tử ở Phú Thọ. Tính nhanh chóng, kịp thời đã đưa những sự kiện
thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội đến với công chúng một cách nhanh nhất,
đạt hiệu quả cao với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn và dễ hiểu.
+ Bài Phản ánh: Phản ánh toàn diện về quy mô, tính chất, khuynh hướng vận
17


động, các mối quan hệ phong phú của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong xã hội

và tự nhiên. Dạng bài phản ánh được sử dụng nhiều nhất tại các cơ quan báo chí ở
Phú Thọ.
+ Phóng sự: Thể loại phóng sự được duy trì thường xuyên, đặc biệt trên Báo
in, Báo điện tử và mục "Chuyên đề" của đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ.
Đây là dạng bài miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định. Vai
trò của cái tôi trần thuật, nhân chứng khách quan rất quan trọng. Tuy nhiên so với
các thể loại khác, số lượng phóng sự có phần ít hơn.
+ Phỏng vấn: Tác phẩm dưới dạng đối thoại (hỏi – trả lời), trong đó nhà báo
nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời. Mục đích của cuộc đối thoại là cung
cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự kiện, vấn đề thời sự có ý
nghĩa xã hội hoặc giới thiệu, khắc hoạ chân dung của những nhân vật được họ quan
tâm. Thể loại phỏng vẫn xuất hiện không nhiều trên báo chí ở Phú Thọ.
Tác phẩm văn học nghệ thuật:
Kết hợp yếu tố chính luận (tư liệu, sự kiện, lý lẽ, hùng biện... ) với yếu tố
nghệ thuật (hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát...) để phản ánh và lý giải vấn đề.
Nói cách khác, các sự kiện, hiện tượng quá trình có thật của đời sống xã hội được
phản ánh một cách sinh động, hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh, cảm xúc và các
thế mạnh khác của ngôn từ (ẩn dụ, ngoa dụ, tính ngữ, so sánh... ). Sự kết hợp yếu tố
phản ánh và yếu tố cảm xúc là điểm rõ nét để nhấn mạnh ý nghĩa hoặc bản chất của
sự việc, con người. Đặc điểm này cũng tạo cho người viết có điều kiện tiếp cận các
yếu tố văn học, nghệ thuật, thể hiện cách viết sinh động, mềm dẻo, hấp dẫn đối với
công chúng. Có thể nói thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhóm
thể loại này, bởi vậy thể loại này được duy trì thường xuyên qua các chuyên mục
trên cả 04 loại hình báo chí ở Phú Thọ.
- Về kết cấu tác phẩm:
Truyền thông về tín ngưỡng thường sử dụng dạng kết cấu đầy đủ, một số ít
sử dụng kết cấu khuyết phần kết luận, dạng kết cấu khuyết thường sử dụng trong
18



các tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Về ngôn ngữ thể hiện:
+ Ngôn ngữ văn tự: Sử dụng các văn tự chữ viết để biểu đạt thông tin mà tác
giả muốn truyền đạt tới công chúng. Chữ viết được sử dụng nhiều trong báo in, báo
điện tử.
+ Phi văn tự: Các yếu tố ngoài chữ viết để biểu đạt thông tin mà tác giả
muốn truyền đạt tới công chúng như: Tranh, ảnh, Video, Audio, biểu đồ... Ngôn
ngữ phi văn tự được sử dụng nhiều đặc biệt ở Báo Điện tử, phát thanh.
1.4. Những yêu cầu đối với truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng.
1.4.1. Đối với chủ thể và xây dựng thông điệp truyền thông
Muốn hoàn thành được trọng trách của mình, các nhà báo phải nâng cao
nhận thức chính trị và có trình độ, nghiệp vụ vững vàng. Bên cạnh đó, cần có kiến
thức sâu, rộng trong lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ
cúng nói riêng để có cái nhìn chính xác, cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích, so
sánh, bình luận về tín ngưỡng thờ cúng. Từ đó hướng công chúng tới những mục
đích tốt đẹp của tín ngưỡng.
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng
tiếp nhận. Ở đây, thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi,
ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống... được nhà báo, người làm truyền thông gửi
gắm trong tiếng nói, chữ viết, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt để chuyển tải những thông
điệp thông.
Trong vấn đề truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng, yêu cầu đặt ra đối với
các cơ quan báo chí là phải có nhiều bài viết nội dung phong phú, hình thức hấp
dẫn, thông điệp rõ ràng nhằm khai thác các giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng trong
đời sống của mỗi người dân. Nêu bật các điển hình trong việc thực hành nghi lễ Tín
ngưỡng thờ cúng thông qua việc tổ chức các lễ hội, hướng số đông công chúng làm
theo những yếu tố tích cực mà tín ngưỡng mang lại.
1.4.2. Đối với việc sử dụng kênh truyền thông và đối tượng tiếp nhận
19



Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin có mục đích cụ thể giúp người
nhận thông tin có thể cập nhật kiến thức mới, giúp họ thay đổi nhận thức và định
hướng tốt hơn về một vấn đề cụ thể. Do đó, muốn truyền tải thông điệp đến với
công chúng thì tất yếu phải thông qua các kênh truyền thông. Đối với truyền thông
về tín ngưỡng tức là truyền thông về lĩnh vực văn hóa, do đó các thông điệp được
thể hiện để công chúng có thể cảm nhận được thông qua các giác quan qua hình
ảnh trực quan trên báo in, báo điện tử, truyền hình hay nghe, nhìn trên sóng phát
thanh, truyền hình.
Đối tượng tiếp nhận mà truyền thông về tín ngưỡng hướng tới rất đa dạng,
gồm nhiều thành phần xã hội, ở các độ tuổi, trình độ, nhận thức, vùng miền khác
nhau... Để cung cấp thông tin, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục, gây ảnh
hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đích
thông tin nhất định... đòi hỏi nhà báo, phóng viên phải đi sâu vào bản chất của tín
ngưỡng, hiểu rõ nhu cầu của công chúng, nghiên cứu kỹ đối tượng mình muốn
hướng đến và sử dụng chính tín ngưỡng, những sự vật, hiện tượng hay con người
xoay quanh tín ngưỡng đó để đạt được mục đích truyền thông.
Về khía cạnh kinh tế, đối tượng tiếp nhận là khách hàng của cơ quan báo
chí; trên khía cạnh xã hội, là lực lượng quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội
của cơ quan báo chí... Báo chí truyền thông phải đáp ứng được nhu cầu thông tin
về tín ngưỡng của công chúng thì mới làm thay đổi được hành vi, thái độ và hướng
công chúng tới những giá trị tốt đẹp của tín ngương.

20


Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản về
truyền thông và tín ngưỡng thờ cúng, qua đó làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên
quan đến đề tài. Cụ thể, chương 1 của luận văn đã nghiên cứu các Khái niệm

truyền thông, khái niệm báo chí, khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng dựa trên các
nghiên cứu, các công trình khoa học đã được công bố trước đây. Qua đó, chương 1
đưa ra các khái niệm như sau:
- Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi thông tin, tình cảm, kỹ
năng... dẫn tới sự hiểu biết giữa hai hoặc nhiều người để làm thay đổi thái độ, nhận
thức, hành vi của cá nhân, cộng đồng, xã hội.
- Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội
thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát
hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói,
báo hình, báo điện tử...
- Tín ngưỡng thờ cúng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm
và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh,
biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu
biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội...
Chương 1 còn nêu ra vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng,
trong đó có: Vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng đối với cơ quan
báo chí - truyền thông và đối với công chúng - xã hội. Từ đó, nêu ra những đặc
điểm về nội dung truyền thông, phương thức truyền thông và chỉ ra những yêu cầu
đối với truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng.
Những vấn đề lý luận cơ bản được chỉ ra trong chương 1 là cơ sở quan trọng
để tác giả làm căn cứ nghiên cứu về thực trạng truyền thông về Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ ở chương 2 của luận văn.

21


Chương 2
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG
VƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ PHÚ THỌ
2.1. Tổng quan về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các đơn vị báo chí

khảo sát.
2.1.1. Tổng quan về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Với niềm tin thành kính đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và
giữ nước, từ hàng nghìn năm qua, hết thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt ở
vùng trung du Phú Thọ, nơi có Đền Hùng - Mộ Tổ linh thiêng của nhân dân Phú
Thọ nói riêng và nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước, cùng đông đảo người
Việt Nam ở nước ngoài, đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước của các Vua
Hùng và cầu mong các Vua Hùng phù hộ cho quốc thái dân an, nhân khang, vật
thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
được các vương triều Lê, Tây Sơn (1788-1802), nhà Nguyễn (1802-1945) quan tâm
cho ghi chép vào sử sách, cấp sắc phong và cấp đất phục vụ cho việc thờ cúng
Hùng Vương. Những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, ngành văn hóa tỉnh Phú Thọ
cùng với các cơ quan chuyên ngành về KHXH & NV ở Trung ương đã tổ chức sưu
tầm các truyền thuyết, thần tích về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ chức
nhiều cuộc hội thảo khoa học để làm sáng tỏ về thời kỳ Hùng Vương dựng nước và
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là
lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng (quần thể di tích gồm Đền Hạ, Đền Trung, Đền
Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng trên núi Nghĩa Lĩnh, Đền Mẫu Âu Cơ trên
núi Vặn, Đền Lạc Long Quân trên núi Sim…) thuộc xã Hy Cương thành phố Việt
Trì, đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
22


cũng được tổ chức tại các di tích có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên khắp
mọi miền của đất nước Việt Nam (Theo thống kê, trên cả nước hiện có 1.417 di
tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng).
Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân trong các làng xã có thờ cúng Hùng Vương ở các

di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh và tại Khu DTLS Đền Hùng trên núi
Nghĩa Lĩnh, trong trang phục lễ hội, rực rỡ mầu cờ, sắc áo, tổ chức thi kiệu, thi
làm lễ vật. Họ chọn ra chiếc kiệu đẹp nhất và lễ vật ngon nhất, đẹp nhất cùng
chiêng, trống đồng, nghi trượng... rước lên đền Hùng dâng cúng, cầu cho quốc thái
dân an, vạn vật sinh sôi. Mỗi làng bầu ra Ban khánh tiết gồm 6 đến 9 người đàn
ông từ 50 tuổi trở lên, có hiểu biết, có tư cách đạo đức để chủ trì, điều hành nghi lễ
tại đình, đền, miếu. Thủ từ - “trưởng tạo lệ”, ở đền Thượng, đền Trung và đền Hạ
thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được mặc định là người thuộc 3 làng: Cổ Tích,
Trẹo và Vi. Tham gia thực hành nghi thức còn có đội tế gồm 9 hoặc 11 đàn ông từ
50 tuổi trở lên, được chọn từ những gia đình hoà thuận, không có tang, không vi
phạm pháp luật và lệ làng. Nhiệm vụ của họ là dâng hương, rượu, trà, đọc và hóa
sớ trong Lễ dâng hương. Các thành viên còn lại trong làng tự nguyện tham gia các
nghi thức thờ cúng và các hoạt động trình diễn văn hóa dân gian. Các vị bô lão
tham gia đội tế lễ, những vị trung niên, nam hay nữ đều tham gia chuẩn bị lễ vật
như bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái
ngọt để dâng cúng. Thanh niên trai tráng tham gia rước kiệu, cầm cờ, quạt, lọng
trong đoàn rước đến nơi thờ cúng. Các hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian như
hát xoan, hát ghẹo,… cùng các trò chơi dân gian khác thu hút không chỉ dân làng
mà cả khách thập phương cùng tham gia.
Để chuẩn bị cho mỗi kỳ lễ hội và gìn giữ truyền thống lâu dài, hàng năm,
Ban khánh tiết và Đội tế vẫn hướng dẫn, truyền dạy và tập luyện các nghi thức thờ
cúng cho những người kế tục. Cách đọc văn tế được chủ tế năm trước dạy cho chủ
tế năm sau; việc giảng dạy kỹ thuật chế biến các loại lễ vật cho thấy việc bảo tồn
các truyền thống được thực hiện một cách cẩn thận; người dân được hướng dẫn chu
23


×