Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch cộng đồng ở cầu ngói thanh toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.86 KB, 75 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Du lịch - Đại học Huế, em đã
nhận được sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình từ các thầy cô, sự yêu quý của bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Du lịch- Đại
học Huế, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Lữ hành đã cho tôi những kiến thức bổ
ích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Hữu Tuấn, người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Đình Ân- VGiám đốc Công
ty Huế của ta và Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Thanh Toàn cùng toàn thể các mệ, các
dì, các chị trong HTX đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập.
Tôi xin dành lời cảm ơn đến bố mẹ, anh trai, em trai và người thân đã động viên
và cổ vũ tinh thần tôi trong suốt bốn năm học và đặc biệt trong quá trình thực tập.
Và cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn, những người đã đồng hành và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có sự cố gắng song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong quý thầy cô giáo góp ý và bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Ngọc Nhung

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

K48- Hướng dẫn du lịch1




Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Huế, ngày…..tháng…..năm 2018
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Ngọc Nhung

2 SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

Từ viết tắt


Giải thích

BQL
CBT

Ban quản lý
Community-Based Tourism (Du lịch dựa vào cộng đồng)

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DVDL

Dịch vụ du lịch

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

LK

Lượt khách

STT


Số thứ tự

VNĐ

Việt Nam đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

K48- Hướng dẫn du lịch3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

Bảng 2.1. Tổng lượt khách và doanh thu du lịch giai đoạn 2015-2017
Bảng 2.2. Lượt khách và doanh thu du lịch năm 2016
Bảng 2.3. Doanh thu du lịch năm 2017
Bảng 2.4. Quốc tịch của khách du lịch
Bảng 2.5. Giới tính của khách du lịch
Bảng 2.6. Độ tuổi của khách du lịch
Bảng 2.7. Nghề nghiệp của khách du lịch
Bảng 2.8. Số lần đến Cầu ngói Thanh Toàn của du khách
Bảng 2.9. Phương tiện đi đến Cầu ngói Thanh Toàn của du khách
Bảng 2.10. Nguồn thông tin của du khách
Bảng 2.11. Hệ số tương quan biến- tổng về sự hài lòng của khách du lịch
Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của du khách

Bảng 2.13. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách du lịch về các tiêu chí
giữa các nhân tố
Bảng 2.14. Ảnh hưởng của nhân tố quốc tịch đến sự đánh giá của du khách
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của nhân tố độ tuổi đến sự đánh giá của khách du lịch
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của nhân tố giới tính đến sự đánh giá của khách du lịch
Bảng 2.17. Ảnh hưởng của nhân tố nghề nghiệp đến sự đánh giá của khách du lịch
Bảng 2.18. Ý định giới thiệu cho người khác về Cầu ngói Thanh Toàn
Bảng 2.19. Ý định trở lại Cầu ngói Thanh Toàn

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ quốc tịch của du khách

4 SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

K48- Hướng dẫn du lịch


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp được mệnh danh là ngành công
nghiệp không khói nhưng lợi ích của nó mang lại là vô cùng to lớn. Du lịch đóng
góp vào doanh thu của đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là
phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mạnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hóa tại
chỗ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng vào việc phát
triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này. Thừa Thiên- Huế cũng là một trong những
tỉnh thành được đầu tư lớn để phát triển du lịch. Trong đó, điểm đến du lịch cầu
ngói Thanh Toàn đang thu hút một lượng khách du lịch khá lớn, đặc biệt là khách
du lịch quốc tế. Đây là một miền quê yên ả, thanh bình, con người nơi đây thân
thiện, thật thà, là nơi tổ chức Festival làng nghề truyền thống hai năm một lần.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã tiến hành khảo sát đối với khách du lịch nhằm
đánh giá sự hài lòng của họ đối với sản phẩm du lịch tại cầu ngói Thanh Toàn, từ đó

đưa ra giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch trong thời gian tới. Chính vì
vậy, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch
cộng đồng ở Cầu ngói Thanh Toàn” làm khóa luận tốt nghiệpđề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu cảm nhận và sự đánh giá của khách du lịch về loại hình du lịch cộng
đồng ở khu vực cầu ngói Thanh Toàn, t. Từ đó đề xuất ưa ra một số giải pháp để
phát triển du lịch ở đây.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khách du lịch, sự hài lòng của khách du lịch
và du lịch công đồng.
- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển loại hình du lịch
cộng đồng ở khu vực cầu ngói Thanh Toàn.
- Phân tích, đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với các sản phẩm du
lịch ở cầu ngói Thanh Toàn.


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

- Từ những đánh giá đó, đề xuất những biện pháp để phát triển chất lượng các
sản phẩm du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh Toàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến đánh giá ssự
hài lòng của du khách đối với du lịch cộng đồng tại cầu ngói Thanh Toàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào những đánh giá của khách du lịch đối với

du lịch cộng đồng tại cầu ngói Thanh Toàn thông qua việc thu thập số liệu từ bảng
hỏi đối với những khách du lịch đến với cầu ngói Thanh Toàn và những giải phát để
phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực xã Thủy Thanh, thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
- Về thời gian:
+ Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2015 đến năm 2017 về tình hình hoạt động
du lịch tại Cầu ngói Thanh Toàn
+ Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và số liệu
thức cấp.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của hợp tác xã Dịch vụ du lịch
Thanh Toàn trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm 2015 đến hết năm 2017 về doanh
thu du lịch, lượt khách…
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra đối với khách du lịch đến với cầu ngói
Thanh Toàn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018. Để phục vụ

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

1

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:


cho đề tài, tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 110 khách du lịch ngẫu
nhiên đến với cầu ngói Thanh Toàn.
4.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0 để đảm bảo độ tin
cậy và chính xác thông qua thống kê về tần suất (Frequency), phần trăm (Percent),
Trung bình (Mean), đánh giá độ tin cậy của thang đo Likert (Cronbach’s Alpha),
phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA)
5. Bố cục của đề tài
Nội dung của đề tài
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bố cục phần này gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở khoa học của lý luận các vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh Toàn và đánh giá
sự hài lòng của du khách đối với du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh Toàn
Chương 3. Các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Cầu ngói Thanh Toàn
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề xuất kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải pháp đã
nêu ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

2

K48- Hướng dẫn du lịch



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở khoa học của lý luận các vấn đề nghiên cứu
1.1. Các vấn đề lý luận về sự hài lòng của du khách
1.1.1. Du lịch và khách du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến
thời kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng
dần được phát triển và ngày càng được nâng cao lên cả về cơ sở vật chất kỹ thuật
đến các điều kiện về ăn ở, đi lại, vui chơi, giải trí…Ngày nay, hoạt động du lịch đã
mang tính toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu của người dân trên toàn
thế giới. Du lịch cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá đúng mức sống của dân cư
nước đó. Và vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch.
Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford
xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm.
Theo WTO: “Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ
và nhiều mục đích khác”.
Theo tổng cục du lịch (pháp lệnh du lịch): “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có thể hiểu
một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thỏa mãn các
nhu cầu khác nhau với mục đích hòa bình hữu nghị”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) đã
nêu rõ: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

3

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng trên nhiều góc độ khác
nhau:
Theo Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của Tổ chức Du lịch thế
giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải
trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “Khách du lịch là bất kỳ ai
ngủ qua đêm”.
Ủy ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ định nghĩa: “Du khách là người
đi ra khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng tư trừ việc đi lại hằng
ngày, không kể có qua đêm hay không”.
Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du
lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham
gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hóa kèm theo việc tiêu thụ

những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du
lịch”.
Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là những người lưu trú ít nhất
không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục
đích khác nhau ngoài hoạt động để trả lương ở nơi đến.
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là một người đang sống trong một
quốc gia, không kể quốc tịch nước nào, đi đến một nơi nào khác không phải là nơi
cư trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng ít nhất là 24 giờ, không quá
một năm với mục đích khác nhau ngoài hoạt động để trả lương ở nơi đến.
Theo pháp lệnh du lịch ở nước ta quy định: Khách du lịch quốc tế là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và du lịch ở Việt Nam, công dân
Việt Nam, người nước ngoài định cư tại Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài định cư tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1.1.1.3. Phân loại khách du lịch
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

4

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm, cư trú tại nhiều địa phương, quốc gia
khác nhau, có mục đích du lịch, phương thức và phương tiện du lịch cũng khác
nhau. Vì vậy, việc phân loại khách du lịch là cần thiết để có kế hoạch cung ứng các

sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Khách du lịch có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
- Theo mục đích chuyến đi: Theo cách phân loại này, khách du lịch có 3
nhóm:
+ Khách giải trí, nghỉ ngơi: Nhóm khách du lịch đi du lịch với mục đích giải
trí, nghỉ ngơi có đặc điểm chung là: họ lựa chọn các điểm đến phù hợp với sở thích
của họ hưởng thụ các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hoặc phục hồi sức
khoẻ; họ ít trung thành với các điểm đến du lịch, tính thời vụ thể hiện rõ (họ thường
đi du lịch vào các kỳ nghỉ hoặc khi thời tiết thuận lợi); quyết định lựa chọn điểm
đến của họ khá nhạy cảm với giá cả; thời gian dành cho chuyến đi thường dài; có
thể họ thường đến nhiều điểm khác nhau trong một chuyến đi.
+ Khách kinh doanh và công vụ: mục đích chính cho chuyến đi của họ là thục
hiện một công việc nào đó (kinh doanh, hội nghị, tham dự hội chợ, triển lãm...), tuy
nhiên, trong các chuyến đi đó họ thường kết hợp tham quan, nghỉ ngoi...; việc lựa
chọn phương tiện giao thông, loại hình lưu trú, thời gian lưu lại... phụ thuộc vào loại
công việc của họ; họ ít chịu sự chi phối của biến động giá cả các sản phẩm du lịch;
mức chi tiêu của họ cao.
+ Khách thăm viếng bạn bè, người thân: Nhóm khách du lịch thăm thân có
đặc điểm là: thời gian lưu lại không dài, ít nhạy cảm với giá cả, việc kết hợp tham
quan các điểm du lịch ít khi được xác định trước.
- Theo đặc điểm kinh tế xã hội: Khách du lịch cũng được phân thành các
nhóm theo nhiều tiêu chí về đặc điểm kinh tế-xã hội. Các tiêu chí sau đây thường
được nhiều nước sử dụng:

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

5

K48- Hướng dẫn du lịch



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

+ Phân nhóm theo độ tuổi: theo tiêu thức này, nhiều nước phân chia khách du
lịch thành các nhóm sau: dưới 20 tuổi, từ 21 tuổi đến dưới 30 tuổi, từ 31 đến dưới
40 tuổi, từ 41 đến dưới 50 tuổi, 51 dưới 60 tuổi, từ 60 tuổi trở lên.
+ Phân nhóm theo giới tính: nam, nữ.
+ Phân nhóm theo nghề nghiệp: công chức, giáo viên, thương nhân, kỹ sư,
bác sĩ, công nhân, nông dân,...
+ Phân nhóm theo mức thu nhập.
Ngoài ra, khách du lịch còn được phân nhóm theo cấu trúc gia đình, theo
truyền thống văn hoá, theo tôn giáo.
Trọng các tiêu chí nêu trên, việc phân loại khách du lịch theo độ tuổi và giới
tính được thực hiện phổ biến tại nhiều nước trên thế giới vì dễ thu thập thông tin.
- Theo phương tiện giao thông được sử dụng: Theo cách phân loại này, khách
du lịch được phân thành các nhóm sau:
+ Khách sử dụng ô tô (xe du lịch, xe công cộng, xe cá nhân hoặc xe thuê...);
+ Khách sử dụng máy bay (của hãng hàng không hoặc của cá nhân);
+ Khách sử dụng tàu hoả;
+ Khách sử dụng tàu thủy, tàu du lịch, tàu du hành, thuyền v.v...
+ Khách sử dụng tổng hợp nhiều loại phương tiện.
Thông thường, khách du lịch được thống kê theo 3 nhóm chính: Đường bộ
(ôtô, tàu hoả), đường thuỷ và hàng không. Việc khách du lịch lựa chọn loại phương
tiện nào là chủ yếu tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của điểm đến, khả năng chi trả và thời
gian dành cho chuyến đi, độ tuổi…
Đối với nước ta, khách quốc tế đến chủ yếu bằng đường hàng không, lựa chọn
tiếp theo của khách du lịch là đường bộ và cuối cùng là đường thuỷ.

- Theo độ dài thời gian của hành trình: Theo cách phân loại này, khách du lịch
được phân thành các nhóm sau:
+ Khách nghỉ cuối tuần (2-3 ngày);
+ Khách đi du lịch dưới 1 tuần;
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

6

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

+ Khách đi du lịch từ 1 đến 3 tuẩn;
+ Khách đi du lịch từ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
+ Khách đi du lịch trên 3 tháng.
- Theo loại hình cơ sở lưu trú được sử dụng: Theo cách phân loại này, khách
du lịch được phân thành các nhóm sau:
+ Khách lưu trú tại khách sạn;
+ Khách lưu trú tại Bungalow;
+ Khách lưu trú tại Motel;
+ Khách lưu trú tại khu cắm trại;
+ Khách lưu trú tại nhà dân;
+ Khách lưu trú tại nhà người thân,...
- Theo hình thức tổ chức: Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân
thành bốn nhóm sau:
+ Khách du lịch đi theo tập thể;

+ Khách du lịch đi theo cá nhân;
+ Khách du lịch đi theo tour trọn gói (Package tour);
+ Khách du lịch đi theo tour tự do (Free tour).
- Theo nguốn chi phí: Theo cách phân loại này, có 3 nhóm khách du lịch chủ
yếu:
+ Khách du lịch tự túc;
+ Khách du lịch được các tổ chức cấp kinh phí;
+ Khách du lịch theo các chương trình khen thưởng.
- Theo mức chi tiêu: Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành
hai nhóm sau:
+ Khách du lịch hạng sang;
+ Khách du lịch phổ thông.
- Theo nội dung hoạt động: Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân
thành các nhóm sau:
+ Khách du lịch tham quan;
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

7

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

+ Khách du lịch hội nghị;
+ Khách du lịch nghỉ dưỡng;
+ Khách du lịch nghiên cứu;

+ Khách du lịch thể thao;
+ Khách du lịch thám hiểm;
+ Khách du lịch giao lưu văn hoá;
+ Khách du lịch tôn giáo;
+ Khách du lịch kết hợp...
- Theo độ dài hành trình: Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân
thành hai nhóm sau:
+ Khách gần;
+ Khách xa.
1.1.2. Sự hài lòng của du khách
1.1.2.1. Khái niệm sự hài lòng của khách hàng
Có khá nhiều khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, tuy nhiên dường như
các tác giả đều đồng ý với các ý kiến khác nhau. Sự hài lòng hay không hài lòng là
trạng thái tình cảm thích thú hay thất vọng thông qua việc so sánh chất lượng dịch
vụ với mong đợi của khách hàng (Philip, Kotler, 2001). Theo đó, sự hài lòng của
khách hàng là một hàm số của chất lượng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng.
Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về
một công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn hoặc là thỏa mãn
vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoạc dịch vụ (Oliver, 1997).
Theo Cadotte, Woodruff và Jenkins (1982) đã đưa ra định nghĩa: “Sự hài lòng
là sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”.
1.1.2.2. Khái niệm sự hài lòng của du khách
Theo Pizam, Neumann và Reichel (1978) thì “sự hài lòng của du khách là kết
quả của sự so sánh giữa trải nghiệm của du khách tại các điểm du lịch đã đến và
những kỳ vọng của họ về các điểm đến”.
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

8

K48- Hướng dẫn du lịch



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
Theo Echtner và Ritchie (1993), một điểm đến bao gồm sự kết hợp giữa các
thuộc tính hữu hình (bao gồm hệ động thực vật (điểm du lịch sinh thái), các di sản
văn hóa (điểm du lịch văn hóa), các di tích lịch sử,…và các tuộc tính vô hình (sự
hiếu khách của người dân địa phương, an ninh, an toàn của môi trường xã hội…).
(Yukel, 2001), môi trường tự nhiên của điểm đến, văn hóa địa phương, khí hậu
cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách (Pizam, Neumann và Reichel,
1978). Theo Tribe và Snaith (1998), các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách bao gồm: tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất; môi trường xung
quanh; di sản và văn hóa; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm; dịch
vụ chuyển tiền.
1.2. Các mô hình nghiên cứu để đánh giá sự hài lòng của du khách
1.2.1. Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng
1.2.1.1. Mô hình kì vọng- cảm nhận (Expectation- Disconfirmation)
Theo như mô hình thì sự hài lòng của khách hàng được phân tích với sự đánh
giá thông qua kỳ vọng cảm nhận trước của khách hàng rằng sản phẩm hay dịch vụ
sẽ có chất lượng hay có hiệu năng tốt cho khách hàng (Davidoff, 1994)
Điều này có nghĩa sự kỳ vọng của khách hàng sẽ được phát triển rộng rãi từ
các cá nhân tới các nhóm xã hội thông qua: Sự truyền miệng, nhu cầu các nhân, sự
trải nghiệm và sự lan truyền bên ngoài (Augustyn & Ho, 1998)
1.2.1.2. Mô hình Perfozsrmance Only (Erevelles and Leavitt, 1992)
Mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng bởi các giá trị đặc trưng chính
của sự trải nghiệm tiêu dùng (Yuksel & Rimmington, 1998). Dùng giá trị cảm nhận

để xác định mức độ hài lòng của khách hàng dường như dễ thực hiện hơn do sự
thuận tiện và do tính đặc thù của quá trình nhận thức của con người. Mô hình này
đo lường sau khi khách hàng trải nghiệm để xác định những giá trị khách hàng nhận
được và cảm thấy hài lòng (Yuksel & Rimmington, 1998).
1.2.2. Các mô hình đo lường sự hài lòng của du khách
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

9

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

Các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của du khách chỉ ra rằng không có sự
thống nhất chung trong việc đo lường sự hài lòng (Kozak và Rimmington, 2000)
Theo Tribe & Snaith (1998), hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài lòng
được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Important- Perfermance
Analysis); mô hình SERVQUAL (Service Quality); mô hình HOLSAT ( Holiday
Satisfaction) và mô hình SERVPERF (Service Performance). Trong đó SERVPERF
là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn
đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả hai phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin &
Taylor, 1992; Kandamully &, 2002; Jain & Gupta, 2004; Phạm & Kullada, 2009;
Nadiri & Hussain, 2008; Soliman & Alzaid, 2002; Cunningham, Young & Lee,
2002). Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình SERVPERF hiệu quả hơn
trong việc đánh giá sự thỏa mãn và cho những nghiên cứu đòi hỏi sự ngắn gọn. Vì
đối tượng nghiên cứu của để tài là khách du lịch, họ thích được nghỉ ngơi, thư giãn

hơn là mất nhiều thời gian để trả lời một cuộc phỏng vấn nên với đề tài này, tôi
quyết định chọn mô hình SERVPERF để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối
với du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh Toàn.
Czepiel, Somolo và Gutman (1985) đã chỉ ra rằng, mức độ hài lòng của du
khách là một hàm số của mức độ hài lòng về hai yếu tố: yếu tố chức năng (hàng
hóa, sản phẩm) và yếu tố dịch vụ của nhà cung ứng. Dựa trên khái niệm này và thực
trạng về du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh Toàn cũng như tham khảo một vài đề
tài về việc đánh giá sự hài lòng tại một điểm đến, đề tài đã xây dựng bộ 14 tiêu chí
đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh
Toàn.
1.3. Các vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng
1.3.1. Khái niệm du lịch cộng đồng
Nguồn gốc của thuật ngữ Du lịch cộng đồng (DLCĐ) phát sinh từ các thuật
ngữ có trước như “du lịch nông thôn”, “du lịch làng” vốn là những mô hình phát
triển nông thôn. Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng
vào những mô hình phát triển du lịch nông thôn nói trên, thuật ngữ “Du lịch cộng
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

10

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

đồng” bắt đầu phát triển. Hiện giờ, “Du lịch cộng đồng” đã trở thành một thuật ngữ
căn bản trong từ vựng chuyên ngành của du lịch và quy hoạch phát triển.

Cộng đồng (Community): Một cộng đồng có thể được định nghĩa là “một
nhóm người có chung một đặc điểm, thường theo tiêu chí về địa lý”. Vì mục đích
phát triển du lịch, “cộng đồng” được áp dụng chủ yếu để nói về cộng đồng ở nông
thôn, thành thị riêng biệt hoặc cộng đồng có mối kết nối về di sản hoặc văn hóa.
Dựa vào (Based): nhằm nhấn mạnh du lịch phát triển có nền tảng vững chắc,
dựa vào chính nguồn lực của cộng đồng.
Du lịch là hoạt động chính được các cộng đồng dựa vào để tạo ra những thay
đổi về kinh tế, xã hội, thậm chí là môi trường. Trong bối cảnh của DLCĐ, du lịch
cần được hiểu theo nghĩa đủ rộng là bao gồm sự giải trí/nghỉ ngơi trong ngày, học
hỏi, giáo dục, từ thiện và tình nguyện. Du lịch sau cùng là một loại hình kinh doanh.
Bất kỳ một chương trình du lịch nào cũng không thể thiếu tính khả thi về kinh tế.
Từ lâu, khái niệm DLCĐ đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:
Ở Thái Lan, khái niệm Community-Based Tourism (CBT)- Du lịch dựa vào
cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi
chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn
hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ, du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận
thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997)
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều
tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo
tồn văn hóa bản địa khu vực châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về CBT như
sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa
phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực
địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích
thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

11


K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa
phương”.
Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động
nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn
cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội
dung của DLCĐ theo hướng: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài
đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương”
(thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở
những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có cơ hội khám
phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giái trị về văn hóa truyền
thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thủ hưởng
các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị
về tự nhiên và văn hoá xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống.
Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu:
“DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghè
trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút
sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du
lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng
đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn
hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên”.
Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập.
Tác giả Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như

sau: “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác có liên quan, nhằm mang lại lợi
ích về kinh tế cho cộng đồng cư dân địa phương, bảo vệ được môi trường và mang
đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tếxã hội của địa phương có dự án”.
Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển DLCĐ
trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã
nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

12

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham
gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng
quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.
Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩy
mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề
cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ
có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có
sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du
lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước
và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn
lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai
thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong

phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”.
Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ có thể được hiểu trên những phương diện
sau:
- DLCĐ gồm các hoạt động du lịch nhằm đạt được các mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội và môi trường cho các vùng thôn quê, vùng sâu vùng xa.
- DLCĐ là một bộ phận của du lịch bền vững, hoạt động của nó hướng vào
việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo.
- DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa dân cư địa phương và khách du lịch nhằm
mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường và
mang đến cho khách du lịch những hiểu biết mới.
Có thể thấy, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch cộng đồng nhưng trong
khái niệm du lịch cộng đồng luôn có ba yếu tố:
- Tính bền vững;
- Dựa vào cộng đồng;
- Hợp tác chiến lược.
1.3.2. Các đặc trưng của DLCĐ
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

13

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

DLCĐ có các đặc trưng cơ bản sau:
- Các đối tác tham gia: Cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính quyền địa

phương, các cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, cộng đồng địa phương và khách
du lịch.
- Cộng đồng địa phương tham gia, chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và
điều hành dự án.
- Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và tài nguyên
thiên nhiên của địa phương và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch.
- Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng.
- Sản phẩm mang bản chất địa phương.
1.3.3. Các nguyên tắc của DLCĐ
DLCĐ có các nguyên tắc chính sau:
1.3.3.1. DLCĐ tham gia quản lý và tăng cường năng lực cộng đồng
Cộng đồng làm chủ dự án: Tất cả các thành viên cộng đồng, hoặc ít nhất
những người trực tiếp liên quan, phải có ý thức rằng họ cũng nắm dự án và có năng
lực đưa ra quyết định về việc thức hiện.
Xây dựng năng lực cho cộng đồng: Phát triển kỹ năng và kinh nghiệm quản lý,
thực hiện hoạt động du lịch cho người dân là tối quan trọng cho sự thành công lâu
dài của dự án DLCĐ.
Địa phương tham gia từ lúc bắt đầu dự án: Thành viên cộng đồng phải tham
gia vào tất cả các giai đoạn của dự án, từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến giám sát
và đánh giá.
Quy mô nhỏ: DLCĐ cần được tổ chức theo nhóm khách nhỏ do doanh nghiệp
nhỏ địa phương quản lý.
1.3.3.2. Bền vững thiên nhiên và văn hóa

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

14

K48- Hướng dẫn du lịch



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

Đóng góp vào bảo vệ và cải thiện môi trường: Tài nguyên thiên nhiên không
chỉ là điểm du lịch mà còn cần thiết đối với sự sống còn của các cộng đồng tham gia
DLCĐ.
Đóng góp vào việc bảo tồn và phục hồi di sản, văn hóa: Văn hóa không chỉ là
điểm du lịch mà nó còn góp phần vào niềm tự hào và sức mạnh của cộng đồng.
Tác động tối thiểu lên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa: Để đảm bảo tính bền
vững lâu dài của các điểm du lịch thiên nhiên và văn hóa, làm cơ sở cho sự phát
triển mạnh và tự lập của các cộng đồng, phải làm du lịch theo cách tránh ảnh hưởng
của tài nguyên ở mức thấp nhất.
1.3.3.3. Bền vững trong sự phát triển về kinh tế
Đóng góp vào sự phát triển về kinh tế và chất lượng cuộc sống: Du lịch là một
ngành kinh doanh và có thể đem lại thu nhập quan trọng, giảm đói nghèo, cải thiện
điều kiện sống của dân địa phương.
Chia sẻ lợi ích cộng đồng: Phải có cơ chế để đảm bảo chia sẻ lợi ích một cách
công bằng cho những người tham gia các hoạt động DLCĐ, ngay cả những người
không tham gia trực tiếp cũng nên được chia sẻ theo hình thức nào đó, ví dụ quỹ
cộng đồng.
Lợi ích ở lại trong cộng đồng: Một trong những lý do khiến cộng đồng tham
gia làm DLCĐ là để giữ lại cho cộng đồng càng nhiều càng tốt những lợi ích kinh
tế, thay vì để chúng đi vào túi hướng dẫn viên và người điều hành tour ngaoif cộng
đồng.
1.3.3.4. Học hỏi và chia sẻ văn hóa
Tạo điều kiện trao đổi có trách nhiệm về môi trường và xã hội cho khách và
chủ: Giao tiếp và chia sẻ giữa khách và chủ được thực hiện với sự tôn trọng môi

trường và văn hóa địa phương.
Khuyến khích học hỏi liên văn hóa: Không những khách có cơ hội học hỏi
một nền văn hóa mới mà cộng đồng địa phương cũng học được văn hóa của khách
do tiếp xúc thân mật với nhau.
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

15

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

Tôn trọng khác biệt văn hóa và quyền con người: DLCĐ có nội dung thưởng
thức sự đa dạng của con người và các nền văn hóa.
Hiểu và giáo dục: Yếu tố quan trọng của DLCĐ là học hoit về thiên nhiên và
văn hóa một cách phong phú nhờ hiểu đúng thông qua hướng dẫn viên địa phương
và các hoạt động thực tế.
Tăng nhận thức của khách: Đến với một cộng đồng là kinh nghiệm quý báu để
biết cuộc sống của người dân và những vấn đề họ dối mặt từng ngày.
1.3.4. Các hình thức phát triển DLCĐ
Cộng đồng địa phương tự tổ chức toàn bộ các khâu cung ứng du lịch (thiết kế,
đầu tư hình thành các sản phẩm mới hoặc gia tăng giá trị các sản phẩm hiện có) và
tiến hành các công tác bảo tồn.
Các doanh nghiệp du lịch tổ chức bán tour và ký hợp đồng với cộng đồng địa
phương để cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách du lịch.
1.3.5. Các mô hình của DLCĐ

Các dự án về DLCĐ thường theo đuổi một trong những mô hình nhất định.
Việc chọn mô hình tùy thuộc vào ý nguyện và khả năng của cộng đồng; vào dự án
quy hoạch, phát triển nó.
DLCĐ có các mô hình cơ bản sau:
- Toàn thể cộng đồng quản lý và làm chủ dự án DLCĐ: Thành viên cộng đồng
có thể cùng làm chủ và quản lý một khu vực dành cho du lịch, nắm toàn bộ sự phát
triển và quản lý các hoạt động du lịch.
- Chỉ một vài thành viên cộng đồng- gia đình, nhóm cộng đồng, cá nhân tham
gia ở các giai đoạn và các cấp khác nhau của dự án.
- Các doanh nghiệp trong cộng đồng hoặc các doanh nhân có thể liên doanh
với bên ngoài để bán sản phẩm và dịch vụ.
1.3.6. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
Các điều kiện đó được chia thành 4 nhóm chính sau:
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

16

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

- Tiện nghi và các điểm hấp dẫn của cộng đồng
Để có được một dự án DLCĐ thành công, cộng đồng đó phải có điểm du lịch
thu hút khách và có đủ tiện nghi để thu hút khách đến thăm cộng đồng và hỗ trợ các
hoạt động DLCĐ. Tiện nghi và các điểm thu hút bao gồm: các tài nguyên văn hóa;
tài nguyên môi trường; lưu trú; đường tiếp cận và phương tiện đi lại; thông tin/dịch

vụ du lịch cho du khách tại vùng du lịch; sức khỏe và an toàn trong vùng du lịch và
phụ cận; nguồn nhân lực; nơi mua sắm; các dịch vụ đi lại; cấp nước, năng lượng và
hệ thống nước thải; nguồn tài chính.
- Tính năng động của cộng đồng
Sự thành công của những người hỗ trợ cộng đồng phụ thuộc rất lớn vào sự
hiểu biết về tính năng động của cộng đồng và thái độ của họ khi làm việc với người
dân.
- Tiềm năng thị trường
Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công của CBT. Việc hiểu rõ nhu
cầu, mối quan tâm và động cơ của du khách rất cần thiết cho dự án CBT. Điều này
giúp cho cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể đến
tham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng.
- Các chính sách quốc gia và thái độ của chính quyền địa phương
Việc phân tích các chính sách liên quan của Chính phủ là rất quan trọng để xác
định được các khả năng mà các cơ quan có thể hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện các dự án
CBT. Các tổ chức, cơ quan như Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa- Thể thao
và Du lịch các tỉnh thành, hay BQL du lịch xã đựa vào các chính sách đó để xác
định việc phân bổ các nguồn lực và cung cấp các cung cấp các điều kiện hỗ trợ phù
hợp.
1.3.7. Vai trò của các bên liên quan trong phát triển DLCĐ
a) Cộng đồng địa phương
- Đánh giá tiềm năng để ra các quyết định về đầu tư, phát triển du lịch
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

17

K48- Hướng dẫn du lịch



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

- Đầu tư phát triển và cung ứng các sản phẩm du lịch
- Tiến hành các hoạt động bảo tồn
- Chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác
bảo tồn
- Xây dựng các quy chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích…
b) Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch
- Hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản lý môi trường,
sử dụng lao động…
- Lập quy hoạch
- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển
- Trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh…
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo…
c) Các công ty du lịch, lữ hành
- Sử dụng người dân địa phương vào các hoạt động du lịch
- Tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng du lịch
- Thiết kế tour tuyến, sản phẩm du lịch
- Nghiên cứu thị trường
- Tuyên truyền quảng bá
- Tổ chức nguồn khách
- Liên kết khai thác tài nguyên du lịch
- Đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường,
giáo dục du khách…
- Hỗ trợ tài chính, đào tạo cho cộng đồng
d) Các cơ quan bảo tồn
- Cung cấp các thông tin tư liệu

- Xây dựng hoạt động hỗ trợ các tour tuyến, sản phẩm du lịch
SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

18

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

- Thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động bảo tồn
- Phối hợp với cộng đồng địa phương cung cấp các dịch vụ
e) Các tổ chức phi chính phủ
- Hỗ trợ về tài chính
- Hỗ trợ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
- Hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án DLCĐ
- Hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch
- Nâng cao năng lực cho cộng đồng, chính quyền địa phương
f) Khách du lịch
- Hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng văn hóa cảu địa phương
- Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử ở địa phương
- Có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch
- Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương về tài chính, kinh nghiệm…
1.3.8. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của DLCĐ
- Mức độ phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
- Khả năng nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng
- Tính hiệu quả trong quản lý của nhà nước ở địa phương

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch
- Mức độ tham gia của người dân
- Phát triển DLCĐ phải phát huy tính văn hóa, những phong tục tập quán,
những lễ hội gắn liền với nó.

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

19

K48- Hướng dẫn du lịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
TS.PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

GVHD:

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CẦU NGÓI
THANH TOÀN VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
2.1. Tổng quan về xã Thủy Thanh và Cầu ngói Thanh Toàn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hương Thủy nằm về phía đông, sát thành phố Huế, có tổng diện tích 456.020
km2. Phía đông giáp huyện Phú Lộc, phía tây giáp thành phố Huế, thị xã Hương Trà
và huyện A Lưới, phía Nam giáp huyện Nam Đông, phía Bắc giáp huyện Phú Vang.
Thị xã Hương Thủy hiện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 5 phường
(Phú Bài, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương), 7 xã (Thủy Vân,
Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Tân, Thủy Phù, Thủy Sơn, Dương Hòa).
Xã Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy. Có tọa độ địa lý từ 16 026’30” đến
16029’30” vĩ độ Bắc, 107037’10” đến 107039’13” kinh độ Đông.

Xã Thủy Thanh phía đông và phía bắc giáp huyện Phú Vang, phía tây giáp xã
Thủy Vân và thành phố Huế, phía nam giáp phường Thủy Dương và Thủy Phương.
Xã Thủy Thanh có 5 thôn với dân số 8.766 và tổng diện tích 8,52 km 2 (thống
kê năm 2012)
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Xã Thủy Thanh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết ở đây
diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu
và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25 0C, nhiệt độ tháng thấp nhất
trung bình là 19,90C (tháng 1), tháng cao nhất trung bình 31 0C (tháng 7). Ở địa
phương hình thành hai thời ký khô và mưa, ẩm khác nhau. Thời kỳ mưa, ẩm từ
tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời kỳ khô từ tháng 5 đến tháng 9. Có hai
mùa gió chính: gió mùa đông và gió mùa hè, thêm vào đó còn có gió đông và đông
nam.
2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi

SVTH: Mai Thị Ngọc Nhung

20

K48- Hướng dẫn du lịch


×