Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước và đa dạng thực vật nổi khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thùy Nhung

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT NỔI KHU VỰC ĐẤT NGẬP NƯỚC
ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thùy Nhung

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT NỔI KHU VỰC ĐẤT NGẬP NƯỚC
ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ DẬU
TS. NGUYỄN THÙY LIÊN


Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới hai cô giáo hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành luận văn này là
TS. Phạm Thị Dậu - phòng Thí nghiệm sinh thái học và Sinh học môi trường
và TS. Nguyễn Thùy Liên - Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN đã hướng dẫn và chỉ bảo rất tận
tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin được chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo khoa Sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN , đặc biệt là các thầy
cô giáo phòng Thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học môi trường đã truyền
thụ những kiến thức quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tôi
được học tập và nghiên cứu tại trường.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Sinh
học và khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia
Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong đợt khảo sát và thu mẫu nghiên cứu cùng với dự
án “Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh” do khoa Địa lý chủ trì tư vấn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quỹ học bổng BIDV và học bổng
Nagao đã hỗ trợ kinh phí để tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Đồng Rui, huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp những tư liệu quý báu giúp tôi hoàn thiện
luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi để tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Học viên

Nguyễn Thùy Nhung


DANH LỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

BOD

Nhu cầu oxy hóa sinh học

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

COD

Nhu cầu oxy hóa học

D

Chỉ số Margalef

DO

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước.


Diat. Ind

Chỉ số Diatomeae

ĐNN

Đất ngập nước

H’

Chỉ số Shannon Weiner

NH4+

Hàm lượng amoni

NO3-

Hàm lượng nitrat

PO43-

Hàm lượng photphat

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNM


Rừng ngập mặn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng chất chất rắn lơ lửng

TVN

Thực vật nổi

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
Đồng Rui là một xã đảo thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây
được thiên nhiên khá ưu đãi, bao quanh là khu đất ngập nước (ĐNN) với hệ sinh thái
rừng ngập mặn (RNM) hết sức đa dạng và phong phú, năng suất sinh học cao đã tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển các ngành nghề kinh tế biển, kinh tế
vườn cũng như tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Tuy nhiên, Đồng Rui đang phải
đối mặt với những thách thức về ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Cụ
thể, môi trường nước bị ô nhiễm, diện tích RNM suy giảm nhanh chóng về số lượng
và chất lượng, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển kinh tế - xã hội, sức ép của
sự gia tăng dân số lên môi trường, chặt phá rừng, đắp đầm nuôi tôm, khai thác các
nguồn lợi thủy - hải sản quá mức, đẽo vỏ cây để nhuộm lưới chài,...

Thực vật nổi (TVN) là sinh vật sản xuất sơ cấp và là mắt xích thức ăn quan
trọng trong chuỗi thức ăn, góp phần vào quá trình chuyển hóa vật chất thành nguồn
lợi sinh vật. Bên cạnh đó chúng còn là nhóm sinh vật chỉ thị, phản ánh chất lượng
môi trường nước và “sức khỏe” của hệ sinh thái thủy vực. Đây là nhóm sinh vật rất
nhạy cảm với môi trường nước. Sự thay đổi chất lượng môi trường nước sẽ làm
biến động thành phần và mật độ các loài thực vật nổi trong thủy vực.
Chính vì vậy, việc đánh giá chất lượng môi trường nước và đa dạng TVN khu
vực ĐNN Đồng Rui hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm cung cấp thêm những
thông tin cho công tác nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản tại địa phương và cung
cấp cơ sở dữ liệu cho công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ĐNN Đồng Rui. Từ
đó, đề xuất một số biện pháp quản lý và cải thiện chất lượng môi trường nước tại khu
vực này. Bởi những lý do trên, đề tài “Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường
nước và đa dạng thực vật nổi khu vực đất ngập nước Đồng Rui, Huyện Tiên Yên,
Tỉnh Quảng Ninh” được tiến hành với các mục tiêu sau:
- Đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực ĐNN Đồng Rui thông qua
các thông số thủy lý hóa và sinh học.
- Xác định thành phần và mật độ TVN tại khu vực ĐNN Đồng Rui.
- Đánh giá mối tương quan giữa thông số thủy lý hóa và các chỉ số sinh học.

1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hệ sinh thái đất ngập nước
1.1.1. Khái niệm về hệ sinh thái đất ngập nước
Tùy thuộc vào loại hình, phân bố và mục đích sử dụng khác nhau mà thuật
ngữ ĐNN được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Hiện nay người ta có khoảng hơn
50 định nghĩa ĐNN đang được sử dụng.
Theo công ước Ramsar (1971) định nghĩa về ĐNN như sau: ĐNN được coi
là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước

thường xuyên hay từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay
nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sau mực nước khi thủy triều ở mức
thấp nhất không quá 6m.
Theo chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Mỹ: “Về vị trí phân bố,
ĐNN là vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy
vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên
được bao phủ bởi lớp nước nông”
Theo các nhà khoa học Canada: “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian
dài, đủ để hỗ trợ quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực
vật thủy sinh và hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt”
Theo các nhà khoa học New Zealand: “ĐNN là một khái niệm chung để chỉ
những vùng đất ẩm ướt, từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ĐNN ở mức
cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ
hoặc nước mặn. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loài thực vật và
động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”
Theo các nhà khoa học Australia: “ĐNN là những vùng đầm lầy, bãi lầy than
bùn tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước tĩnh
hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả những bãi lầy và
những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐNN, tuy nhiên định nghĩa về ĐNN
theo công ước Ramsar được nhiều người sử dụng nhất. Ở Việt Nam, ĐNN rất đa

2


dạng với diện tích khoảng 5.810.000 ha chiếm 8% diện tích Châu Á, tuy nhiên diện
tích ĐNN ở nước ta đang bị suy giảm về diện tích và số lượng.
Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái ĐNN so với các hệ sinh thái khác là
- Nước tồn tại trong thời gian ngắn, độ sâu và thời gian ngập nước thay đổi
nhiều giữa các vùng ĐNN.

- ĐNN được phân bố ở vùng trung gian giữa nước sâu và phần đất cao ở đất
liền và chịu ảnh hưởng của cả hai hệ thống.
- ĐNN khác nhau về độ lớn, biến đổi từ những vũng nhỏ ở đồng cỏ khoảng
một ha đến những ĐNN rộng hàng trăm km2 .
- Sự phân bố ĐNN cũng biến động rất lớn, từ ĐNN nội địa đến ĐNN ven
biển, từ những vùng nông thôn đến thành thị.
- Điều kiện của ĐNN hoặc mức độ tác động nhân sinh cũng thay đổi lớn từ
vùng này đến vùng khác, từ ĐNN này đến ĐNN khác.
Định nghĩa ĐNN của Ramsar đã bao gồm tất cả các loại hình ĐNN của Việt
Nam, chúng chiếm một phần không nhỏ của lãnh thổ: Các vùng biển nông, ven
biển, cửa sông, đầm phá, đồng bằng châu thổ các sông suối, ao hồ, đầm lầy tự nhiên
hay nhân tạo có diện tích hơn 2 ha, các vùng nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa
nước...đều thuộc loại ĐNN [16, 26].
1.1.2. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam
Trên thế giới có nhiều cách phân loại ĐNN khác nhau: Có thể dựa vào khu
cư trú của các loài chim nước, cảnh quan, theo hệ thống thứ bậc hoặc theo hướng
địa mạo... Trong phạm vi quy mô của một quốc gia ĐNN thường được phân loại
theo thứ bậc.
Tại Việt Nam, với mục tiêu quản lý, điều tra kiểm kê, đánh giá và lập quy
hoạch ĐNN, đồng thời bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái có tính đa dạng
sinh học cao. Bộ TNMT đã dự thảo về hệ thống phân loại ĐNN gồm 4 cấp: hệ 
phụ hệ  lớp  kiểu.
- Hệ: Là bậc cao nhất trong hệ thống phân loại ĐNN. Dựa vào mức độ nhiễm mặn
(mặn, lợ, ngọt) các vùng ĐNN được chia ra thành hai hệ:

3


+ Thứ nhất là hệ ĐNN mặn, lợ (ĐNN dải ven biển) là những vùng ĐNN chịu sự chi
phối nước biển (độ mặn > 4%o) và vùng biển ven bờ (Độ sâu không quá 6m so với

mực nước triều kiệt).
+ Thứ hai là hệ ĐNN ngọt là vùng ĐNN bị chi phối của nước ngọt (độ mặn < 4%o)
- Phụ hệ: chia thành hai loại:
Phụ hệ ĐNN tự nhiên được hình thành trong quá trình tự nhiên.
Phụ hệ ĐNN nhân tạo được hình thành do tác động của con người.
- Lớp: dựa vào chế độ thủy văn mỗi phụ hệ chia thành hai lớp.
+ ĐNN thường xuyên là những vùng luôn luôn bị ngập nước.
+ ĐNN không thường xuyên là những vùng ĐNN theo mùa, ngày, tháng do lũ lụt,
thủy triều,... tạo nên.
- Kiểu: là bậc nhỏ nhất trong hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam được chia thành:
+ Kiểu ĐNN mặn, lợ: Vùng biển có độ sâu không quá 6m khi triều kiệt, vũng vịnh,
thảm thực vật dưới triều, rạn san hô, đầm phá, vùng nước cửa sông, cồn ngầm cửa
sông, cồn đảo cửa sông, bờ biển vách đá, vùng biển gian triều, Karst và hệ thống
thủy văn ngầm biển và ven biển, vùng nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, lợ, vùng
trồng cói, vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ngập không thường xuyên, vùng
làm muối.
+ Kiểu ĐNN nước ngọt: Sông suối có nước thường xuyên, hồ ao, bầu tự nhiên,
suối, điểm nước nóng, nước khoáng, suối có nước theo mùa, vùng ngập nước có cây
lớn chiếm ưu thế, vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế, đầm, bãi lầy, đồng cỏ,
Karst và hệ thống thủy văn nội địa, vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt [26]. Khu
vực Đồng Rui thuộc kiểu ĐNN mặn, lợ - cửa sông ven biển.
Để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng khôn khéo tài
nguyên ĐNN, Tổng cục Môi trường - Bộ TNMT đã phân loại ĐNN ở Việt Nam
thành 3 nhóm với 26 kiểu như sau [4]:
Nhóm 1: ĐNN biển và ven biển (9 kiểu): Vùng biển nông ven bờ, thảm cỏ
biển, rạn san hô, các vùng biển vách đá kể cả vùng biển ngoài khơi, bãi vùng gian

4



triều, vùng nước cửa sông, RNM, đầm phá ven biển, Các-xtơ và hệ thống thủy văn
ngầm biển và ven biển.
Nhóm 2: ĐNN nội địa (8 kiểu): Sông suối có nước thường xuyên, sông suối
có nước theo mùa, hồ tự nhiên, vùng đất than bùn có rừng, vùng ngập nước có cây
gỗ chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa, vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế
và ngập nước theo mùa, suối điểm nước nóng - nước khoáng, hệ thống thủy văn
ngầm các-xtơ và hang động nội địa.
Nhóm 3: ĐNN nhân tạo (9 kiểu): Ao, hồ, đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ,
ngọt, đồng cói, đất canh tác nông nghiệp, hồ chứa nước nhân tạo, sông đào, kênh,
mương, rạch…
1.1.3 Vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước
ĐNN là hệ sinh thái quan trọng trên trái đất với độ đa dạng sinh học và năng
suất sinh học cao, cung cấp cho con người những tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Rừng ngập mặn với nhiều loại thực vật như: Trang, Đâng, Sú, Vẹt, Đước, Bần…có
tác dụng ngăn sạt lở, hạn chế xói mòn, bão lũ, bảo vệ môi trường, hạn chế những
tác động xấu của biến đổi khí hậu, duy trì hệ sinh thái, lọc sạch nước thải tự nhiên,
điều hòa khí hậu, bảo vệ các giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời cũng là nơi tham
quan, giải trí, du lịch và nghiên cứu khoa học.
ĐNN còn là nơi trú ngụ của nhiều động vật hoang dã như: chim, thú, lưỡng
cư, bò sát, cá… góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học cho hệ sinh thái ĐNN.
Hệ sinh thái ĐNN đem lại giá trị kinh tế cao. Theo kết quả nghiên cứu gần
đây, giá trị kinh tế của các hệ sinh thái ĐNN ước tính lên tới 14,9 nghìn tỷ đô la
Mỹ, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả các hệ sinh thái trên toàn cầu. Đây còn là nơi
diễn ra chu trình thủy văn, hóa học và thu nhận các chất thải có nguồn gốc tự nhiên
và nhân tạo [16].
Khu vực cửa sông ven biển có sự pha trộn giữa nước sông và nước biển hình
thành nên vùng nước lợ (độ muối < 4%o) thích hợp cho nhiều loài sinh vật thủy sinh
phát triển. Đây cũng là nơi hội tụ của các dòng vật chất bao gồm các chất dinh
dưỡng từ các con sông đổ ra biển hay từ biển do thủy triều và hải lưu ven bờ đem


5


đến. Từ đó hình thành nên nguồn thức ăn quan trọng cho các loài tôm, cua, cá...
Khu vực cửa sông không chỉ là nơi tìm kiếm thức ăn mà còn là nơi cư trú, là bãi đẻ
và di cư từ sông ra biển hoặc từ biển vào sông của các loài sinh vật thủy sinh, từ đó
đã tạo nên nguồn lợi thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, hết sức đa dạng và phong
phú tạo sinh kế cho dân cư quanh vùng. Vì vậy, khu vực cửa sông thường là nơi tập
trung dân cư sinh sống đông đúc. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra
mạnh mẽ như hiện nay, lượng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua
xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đổ ra sông, biển ngày càng nhiều đã tác động xấu đến
môi trường nước tại khu vực này. Cửa sông ven biển là khu vực rất nhạy cảm với
điều kiện tự nhiên, sự lên xuống của thủy triều, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí
hậu, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản quá mức, chặt phá rừng bừa bãi… đã làm
cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước và suy giảm đa dạng sinh học càng trở nên
nghiêm trọng.
1.2. Một số nghiên cứu về chất lượng môi trường nước và đa dạng thực vật nổi
khu vực cửa sông ven biển
1.2.1. Trên thế giới.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã nghiên cứu về chất
lượng môi trường nước trên thế giới cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt
đang ở mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh đã và đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc
gia. Nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh tại châu Á, châu
Phi và châu Mỹ La tinh, lượng nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông
nghiệp... nhiều loại chất hữu cơ phức tạp, độc hại không được xử lý thải ra các sông,
hồ, đổ ra biển ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến các sinh vật thủy sinh và hệ sinh thái
thủy vực. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1990 - 2010, môi trường nước của
hơn 50% các dòng sông ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Một
trong những hậu quả chính của vấn đề này là hiện tượng phú dưỡng, sự dư thừa các

chất dinh dưỡng trong môi trường nước sẽ thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo,

6


rong, rêu, thực vật phù du trong nước, dẫn đến thiếu dưỡng khí, cạn kiệt ôxy hòa
tan, giảm số lượng cá thể và các quần thể động vật [37].
Năm 2011 tác giả Samiha M. Gharib của Viện Hải dương học và Thuỷ sản
Quốc gia, Alexandria, Ai Cập đã công bố kết quả nghiên cứu về chất lượng môi
trường nước và đa dạng TVN tại một số bãi biển của thành phố Matrouh, Ai Cập.
Kết quả phân tích 50 mẫu nước được thu từ 10 bãi biển của thành phố Matrouh
trong 5 mùa (từ năm 2009 đến năm 2010) cho thấy: Hàm lượng các chất dinh dưỡng
và đa dạng TVN thấp hơn so với các vùng khác dọc theo bờ biển Ai Cập. Cụ thể,
hàm lượng Nitrat dao động trong khoảng 0,13-5,1 μM, Nitrit từ 0,01-0,3 μM,
Amoniac từ 0,18-16,83 μM, Phosphat 0,01-7,30 μM và Silicat từ 0,2-4,79 μM. Đa
dạng TVN gồm 203 loài thuộc bảy ngành là: Bacillariophyta, Cyanophyta,
Chlorophyta, Euglenophyta, Pyrrophyta, Raphydophyta và Silicoflagellates. Trong
đó, ngành Bacillariophyta và Pyrrophyta chiếm ưu thế về thành phần và mật độ loài,
ngành Cyanophyta và Euglenophyta chiếm tỷ lệ thấp nhất. Đa dạng TVN biến đổi
theo mùa, cao nhất vào mùa hè và thấp nhất vào mùa đông. Chỉ số đa dạng
Shannon-Weiner đã phân loại nước biển tại Matrouh ở mức sạch đến ô nhiễm trung
bình, trong khi đó chỉ số sinh học WQI đã chứng minh rằng chất lượng môi trường
nước tại khu vực nghiên cứu là tốt. Khi đánh giá mối tương quan giữa các thông số
môi trường và chỉ số sinh học cho thấy Phosphate là yếu tố quyết định đến sự thay
đổi của chỉ số WQI (r = -0,816, p <0,001), đồng thời có thể sử dụng chỉ số WQI để
đánh giá chất lượng môi trường nước và đa dạng TVN tại các bãi biển Matrouh [34].
Mới đây nhất, William Bauer đã nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động
nuôi tôm đến chất lượng môi trường nước và sinh vật phù du khu vực đầm phá
Patos Lagoon, miền Nam Brazil (năm 2017). Nghiên cứu chỉ ra nồng độ
Chlorophylla khu vực cửa sông dao động từ 1,8 đến 20 mg/l, riêng ngày đầu tiên

sau khi xả thải thì nồng độ chlorophyll a tăng cao. Nhiệt độ từ 20,67°C đến 30,8°C,
độ mặn từ 13,33 đến 31%o, hàm lượng DO từ 5,19 đến 11,25 mg/l, độ đục của nước
là 1,93 đến 43,83 NTU, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) dao động từ 308,3 đến 1023,3
mg/l. pH trong khoảng 7,47 đến 8,56. Nghiên cứu cũng xác định được 4 ngành sinh

7


vật nổi là: Chlorophyceae, Ditoms, cyanobacteria và ciliates. Trong đó ngành
Chlorophyceae chiếm ưu thế lớn nhất, tiếp theo là Ditome, cyanobacteria và Silic.
Khu vực đầm phá Patos tiếp nhận toàn bộ nước thải từ trang trại nuôi tôm thẻ chân
trắng Litopenaeus vannamei, vì vậy để so sánh sự thay đổi chất lượng môi trường
nước và thành phần sinh vật nổi khu vực này người ta tiến hành thu mẫu nước trước
và sau khi trang trại xả thải 1 ngày, 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày. Nghiên
cứu chỉ ra, số lượng tế bào TVN tăng mạnh nhưng số lượng động vật nổi giảm sau 1
ngày xả nước thải. Tuy nhiên, sau thời gian 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày chất lượng
môi trường nước và sinh vật nổi dần ổn định như trạng thái trước khi xả thải. Các
thông số vật lý, hóa học và sinh học đều phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường
được quy định tại điều luật môi trường của Brazil. Việc quản lý nước thải từ các
trang trại nuôi tôm một cách hợp lý sẽ giảm thiểu những tác động xấu tới chất lượng
môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi khu vực đầm phá Patos, Brazil [36].
1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc và hơn 3260 km đường biển thì
trung bình khoảng 23 km có một cửa sông. Việt Nam có 112 cửa sông, lạch đổ ra
biển. Từ những năm 1980 Trương Ngọc An và Hàn Ngọc Lương, Trạm nghiên cứu
biển vịnh Bắc bộ (Hải Phòng) đã nghiên cứu khá đầy đủ về đa dạng TVN tại ba cửa
sông: Sông Hồng (cửa Ba Lạt), sông Ninh Cơ và sông Đáy [2]. Nghiên cứu đã xác
định được 110 loài TVN thuộc 4 ngành là: Tảo silic, tảo giáp, tảo lam và tảo lục.
Trong đó, tảo silic chiếm ưu thế hơn cả (82,63%), các ngành khác chiếm tỷ lệ thấp:
Tảo giáp là 11,8%, tảo lục là 3,48%, tảo lam là 2,09%. Nếu so sánh giữa ba cửa

sông thì cửa Ninh Cơ chiếm ưu thế hơn cả về thành phần và mật độ loài (106 loài),
cửa sông Đáy là 99 loài, cửa Ba Lạt là 91 loài. Trung bình số lượng TVN ở cửa
Ninh Cơ (4300600 tế bào/l) cao gấp 3 lần cửa Ba Lạt (1327910 tế bào/l) và gấp 29
lần cửa Đáy (144177 tế bào/l). Trong nghiên cứu này chỉ ra yếu tố môi trường – Độ
mặn là chỉ tiêu để đánh giá về thành phần và mật độ TVN, mùa mưa nước ngọt đổ ra
biển, độ muối giảm, thành phần TVN và sinh vật lượng thấp, mùa khô nước biển lất

8


át, độ muối tăng, thành phần TVN và sinh vật lượng tăng cao. Ngoài ra yếu tố thủy
triều cũng ảnh hưởng đến mật độ loài, TVN tăng khi nước triều lên và ngược lại.
Những đợt khảo sát tổng hợp vùng cửa sông ven biển Thái Bình do Vũ
Trung Tạng chủ trì được triển khai từ những năm 1981-1984 với quy mô từ cửa
sông Văn Úc đến cửa sông Ba Lạt tại các trạm cố định từ nơi có độ muối trên 0,1%o
trong các triền sông đến vùng biển ven bờ với độ muối 31%o, ứng với độ sâu 20 30 cm, bao gồm cả các đầm nuôi thủy sản ven biển [20]. Nghiên cứu đã xác định
được 183 loài TVN thuộc 4 ngành: Tảo lam, tảo lục, tảo silic và tảo giáp. Trong đó
ngành tảo silic luôn chiếm ưu thế. Sự phát triển về số lượng và sinh khối TVN phụ
thuộc vào các chi ưu thế, đạt giá trị cao vào mùa khô và lúc triều cường, giảm trong
mùa lũ và khi nước ròng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mật độ TVN tăng dần từ cửa
Văn Úc đến cửa Ba Lạt.
Nếu như các nghiên cứu trước kia chủ yếu tập trung vào phân loại TVN thì
những nghiên cứu sau này các tác giả đã tập trung vào đa dạng TVN và chất lượng
môi trường nước thông qua các chỉ số vật lý, hóa học và sinh học. Trong nghiên cứu
đa dạng TVN và mối quan hệ của chúng với các yếu tố môi trường vùng cửa sông
ven biển Thái Bình (năm 2008) của Nguyễn Thị Hồng Hải đã công bố khu vực cửa
sông Thái Bình tại hai huyện là Tiền Hải và Thái Thụy có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
do các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản của người dân địa phương. Giá trị độ mặn
và pH phù hợp với đời sống của sinh vật thủy sinh nhưng hàm lượng amoni, BOD5
vượt quá giới hạn chất lượng môi trường nước biển ven bờ Việt Nam (TCVN

5943:1995). Kết quả đã xác định được 87 loài TVN thuộc ba ngành: Tảo silic, tảo
lam và tảo giáp, trong đó tảo silic chiếm ưu thế về số lượng loài (90%), động vật nổi
có 62 loài và nhóm loài. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố độ mặn và độ đục tác
động mạnh tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật nổi [11].
Để góp phần phục vụ cho công tác quản lý môi trường biển Việt Nam, Phạm
Thị Minh Hạnh đã công bố nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chất lượng môi trường
nước đến quần xã thực vật phù du vùng biển ven bờ miền Trung, bao gồm các khu vực:
Đèo Ngang, Đồng Hới, Cồn Cỏ, Thuận An, Đà Nẵng, Dung Quất, Sa Huỳnh, Quy

9


Nhơn, giai đoạn 2006 - 2010. Từ các thông số chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học
như: Nhiệt độ, DO, độ mặn, pH, TSS, các chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho, tổng
coliform và một số kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As đều nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN10:2008/BTNMT nhưng các chỉ số COD, nồng độ dầu trong
nước biển đã vượt quá giới hạn cho phép. Nghiên cứu đã phân loại được 144 loài
TVN thuộc ba ngành: Tảo lam, tảo giáp và tảo silic, trong đó tảo silic chiếm ưu thế về
số lượng và mật độ loài, số lượng loài tại các điểm đo chênh lệch không nhiều, nhiều
nhất ở Đồng Hới và Cồn Cỏ (103 loài) và thấp nhất tại Dung Quất (95 loài). Độ
phong phú loài mùa mưa cao hơn mùa khô. Mật độ tảo biến đổi tương đối rộng từ 013,776 tế bào/lít. Thông qua các chỉ số về đa dạng sinh học đã phản ánh được chất
lượng môi trường nước tại các cửa sông ven biển miền Trung đang bị ô nhiễm [10].
Sau đó, Nguyễn Thị Thu Hè (2012) đã đánh giá hiện trạng chất lượng môi
trường nước và đa dạng sinh vật nổi vùng cửa sông Văn Úc. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm từ mức trung bình đến ô nhiễm
nặng. Chỉ tiêu COD và độ đục tại một số vị trí đã vượt quá giới hạn cho phép của
QCVN10:2008/BTNMT, riêng hàm lượng NH4+ bị vượt quá giới hạn cho phép từ 27 lần. Thành phần sinh vật nổi: Xác định được 64 loài TVN, 24 loài động vật nổi,
qua đó cho thấy đa dạng sinh vật nổi (Plankton) vùng cửa sông Văn Úc thấp và có
chiều hướng giảm [13]. Nguyễn Thị Thu Hè đồng nhất quan điểm với Nguyễn Thị
Hồng Hải (2008) [11] là độ đục và độ mặn là hai yếu tố có tác động mạnh nhất đến

sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật nổi.
Cùng năm đó, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng về chất lượng môi
trường nước và đa dạng sinh vật nổi tại cửa sông Thuận An - tỉnh Thừa Thiên Huế
cho thấy chất lượng môi trường nước tại cửa sông Thuận An đang bị nhiễm hữu cơ.
Mặc dù các chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, độ đục, DO, NO3- không vượt quá giới hạn cho
phép và phù hợp với đời sống sinh vật thủy sinh. Nhưng hàm lượng COD vượt quá
giới hạn của QCVN08:2010 và QCVN10:2010/BTNMT. Đa dạng sinh vật nổi tại
cửa Thuận An ở mức trung bình đến kém với 25 loài động vật nổi và 54 loài TVN
thuộc ba ngành: Tảo lam, tảo silic, tảo giáp. Trong đó tảo silic là nhóm loài chiếm

10


ưu thế. Nói chung, mức độ đa dạng của khu hệ thực vật và động vật ở đây khá thấp
và đang có xu hướng bị mất dần đi. Nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động như:
nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp...Từ những đánh giá tác động tiêu cực và tích cực của con người đến hệ sinh
thái cửa sông, họ đã đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững vùng
cửa sông Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế [12].
Từ năm 2011 đến năm 2015, Nguyễn Thị Thu đã tiến hành nghiên cứu đánh
giá chất lượng môi trường nước và đa dạng TVN tại cửa Soài Rạp (Sông Đồng Nai)
và cửa Cổ Chiên (Sông Tiền Giang) cho thấy: Các thông số thủy lý hóa tương đối
ổn định và đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN10:2008/BTNMT trừ hàm
lượng NH4+ vượt quá giới hạn cho phép từ 1,5-5 lần. Đa dạng TVN tại khu vực
nghiên cứu ở mức trung bình, với 61 loài TVN thuộc ba ngành là tảo lam, tảo giáp
và tảo silic, trong đó tảo silic chiếm ưu thế về thành phần và mật độ loài. Thông qua
đánh giá dựa trên chỉ số đa dạng sinh học H’ cho thấy tại hai cửa sông không có dấu
hiệu ô nhiễm [22].
Mới đây nhất, Lê Thu Hà và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về đánh
giá chất lượng môi trường nước và đa dạng TVN ở một số cửa sông Việt Nam (năm

2016). Khu vực nghiên cứu rất rộng trải dài từ miền Bắc vào miền Nam bao gồm:
cửa sông Văn Úc (sông Thái Bình), cửa Ba Lạt (sông Đáy), cửa Thuận An (sông
Hương), cửa Đại (sông Vũ Gia – Thu Bồn), cửa Soài Rạp (sông Đồng Nai), cửa Cổ
Chiên (sông Tiền) và cửa Định An (sông Hậu) trong thời gian từ năm 2011-2015.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các thông số thủy lý hóa đều nằm trong giới
hạn cho phép và phù hợp với đời sống của sinh vật thủy sinh, ngoại trừ chỉ số DO
và COD đã vượt quá giới hạn cho phép QCVN10:2008/BTNMT. Nồng độ muối ở
các cửa sông miền Trung và miền Nam cao hơn miền Bắc. Với 5 ngành TVN được
tìm thấy là tảo Bacillariophyta, Chlorophyta, Cyanobacteriophyta, Pyrrophyta,
Dinophyta. Số lượng loài tảo cao nhất ở cửa Đại (72 loài), thấp nhất tại cửa Định
An (28 loài) nhưng mật độ TVN cao nhất tại cửa Soài Rạp, thấp nhất tại cửa Văn
Úc. Đặc biệt, cửa Văn Úc và cửa Ba Lạt có số lượng loài TVN cao (64 và 66 loài)

11


nhưng mật độ tế bào thấp (<15.000 tế bào/lít), cửa Soài Rạp và Cổ Chiên ngược lại.
Yếu tố dinh dưỡng nitơ quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật
thủy sinh [32].
Tại Việt Nam, những nghiên cứu trên đã phản ánh được chất lượng môi
trường nước và đa dạng TVN khu vực cửa sông ven biển Việt Nam đang bị ô
nhiễm. Thành phần loài TVN rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu thuộc ba
ngành chính là tảo silic, tảo lam và tảo giáp. Tuy nhiên, đa dạng TVN đang có xu
hướng giảm dần theo thời gian. Tại cửa Ba Lạt, theo kết quả nghiên cứu của Trương
Ngọc An (1980) đã xác định 91 loài TVN [2] nhưng đến năm 2016 số lượng TVN
đã giảm xuống còn 66 loài [32]. Hay tại cửa sông Văn Úc (1981) xác định được 183
loài TVN [20] đến năm 2016 số lượng loài TVN đã giảm còn 64 loài [32]. Tại cửa
sông miền Trung (cửa Thuận An) trung bình hàm lượng COD giai đoạn 2006-2010
trong khoảng 1,54-6,94 mg/l [12], nhưng giai đoạn 2012-2015 thì hàm lượng COD
đã tăng lên là 16,43-78,53 mg/l [32]. Qua đó cho thấy, yếu tố môi trường đã ảnh

hưởng không nhỏ tới đời sống của sinh vật thủy sinh. Sự thay đổi chất lượng môi
trường nước sẽ làm biến động thành phần và mật độ TVN.
1.3. Tổng quan về khu vực đất ngập nước Đồng Rui
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực ĐNN Đồng Rui thuộc xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh. Đồng Rui là một xã đảo, nằm kẹp giữa hai con sông là sông Voi Lớn và
sông Ba Chẽ. Trung tâm của xã cách huyện lỵ 23 km về phía Nam. Đồng Rui nằm
trong vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp
thoải dần ra biển, thường có độ cao từ 1,5 - 3 m [5]. Xã Đồng Rui có tọa độ địa lý
từ: 21o11’ – 21o33’ vĩ độ Bắc và 107o13’ - 107o32’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Bình Liêu (tỉnh
Quảng Ninh).
Phía Đông giáp huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

12


Phía Nam giáp huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
1.3.1.2. Nhiệt độ
Khí hậu ở Đồng Rui thuộc khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Mùa hè nóng và ẩm,
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ không khí trung bình dao động từ 27°C 29°C, nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên đến 38°C. Mùa đông khô và lạnh, kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông
nhiệt độ trung bình dao động từ 14,7°C - 16,7°C, nhiều ngày nhiệt độ giảm thấp <
10°C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối đo được tại trạm khí tượng thủy văn huyện Tiên Yên
là 6,6°C [7]. Với mùa đông lạnh, có sương mù dày đặc đã ảnh hưởng đến hoạt động
đi lại của tàu thuyền trên sông biển. Theo kết quả khảo sát của Đinh Hồng Duyên
(2014) về diễn biến của các yếu tố khí tượng từ năm 2000-2012 so với trung bình
năm trước kia (1980 - 1999) thấy rằng: Nhiệt độ trung bình năm từ 2000 - 2012

phần lớn có xu hướng tăng cao những giai đoạn trước (1980 - 1999). Sự gia tăng
nhiệt độ trung bình năm dao động từ 0,3oC (năm 2002, 2005) đến 0,8oC (năm 2008) [8].
Qua bảng 1.2 cho thấy, nhiệt độ trung bình năm (từ năm 2005 đến 2014)
khu vực Đồng Rui khoảng 22.8ºC. Đây là điều kiện nhiệt độ khá thuận lợi để phát
triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
1.3.1.3. Lượng mưa – độ ẩm
Khu vực Tiên Yên là một trong những nơi có nhiều mưa, lượng mưa tương
đối lớn ở đồng bằng Bắc bộ. Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.700 - 2.400
mm, số ngày mưa hàng năm từ 90 - 170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ
(hơn 85%) nhất là tháng 7 và 8. Mùa đông lượng mưa thấp khoảng 150 đến 400 mm
[5]. Theo Đinh Hồng Duyên khảo sát về yếu tố lượng mưa thì tổng lượng mưa hàng
năm từ năm 2000 - 2012 có xu hướng giảm so với lượng mưa từ năm 1980 - 1999
[8]. Theo kết quả quan trắc của trạm khí tượng huyện Tiên Yên, tổng lượng mưa
trung bình đo được từ năm 2005 đến 2014 khoảng là 2196.29 mm (Bảng 1.2). Do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên nhiệt độ khu vực Đồng Rui đang có xu
hướng tăng, nhưng lượng mưa lại giảm. Độ ẩm không khí trung bình giai đoạn từ

13


năm 2005 đến 2014 là 86% Trong đó, tháng có độ ẩm cao nhất (tháng 3 và tháng 4)
là 89,1%-89,3%, tháng có độ ẩm thấp nhất (tháng 11 và tháng 12) là 79,6%-83,7%.
Bảng 1.2. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình các tháng trong năm
(Giai đoạn từ năm 2005 đến 2014)
Tháng

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (mm)


Độ ẩm (%)

Tháng 1

14,7

36,00

83,7

Tháng 2

16,9

33,43

89,0

Tháng 3

18,9

60,57

89,3

Tháng 4

23,3


87,71

89,1

Tháng 5

26,8

336,43

86,9

Tháng 6

28,1

309,57

88,0

Tháng 7

28,2

547,71

88,3

Tháng 8


27,5

369,14

88,3

Tháng 9

26,5

225,86

85,1

Tháng 10

24,5

87,57

83,4

Tháng 11

21,5

71,43

83,7


Tháng 12

16,1

31,43

79,6

Trung bình năm

22,8

2196,29

86

(Nguồn: Xử lý số liệu từ trạm khí tượng Tiên Yên và Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh [7])

1.3.1.4. Chế độ thủy văn
Khu vực ĐNN Đồng Rui chịu tác động của hai lưu vực sông là sông Tiên
Yên và sông Ba Chẽ. Trong đó, lớn nhất là sông Tiên Yên có chiều dài 82 km, lưu
lượng thấp nhất 28 m3/s, lưu lượng nước lớn nhất vào mùa lũ lên đến 2.090 m3/s.
Sông Ba Chẽ dài 80km, bắt nguồn từ độ cao 275 m, lòng sông hẹp và lưu lượng
nước không đáng kể, đổ ra khu vực cửa biển thuộc vùng đất phía Tây Nam xã Đồng
Rui. Chế độ thuỷ văn có sự chênh lệch lớn trong năm. Về mùa đông (mùa khô) mực

14


nước ở các sông thường thấp, lưu lượng nước nhỏ, nước mặn xâm nhập. Ngược lại,

vào mùa mưa thường có lũ đơn, lên nhanh và rút cũng nhanh. Do địa hình dốc về
phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối nhỏ, chia cắt thành nhiều khu vực, đặc trưng
của các suối này là có độ dốc từ 4 - 6%, thoát nước nhanh nhưng vì lòng sông suối
hẹp nên sau những trận mưa lớn thường gây ngập lụt ở một số nơi, gây đục nguồn
nước do xói mòn, rửa trôi mạnh. Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu
vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá
trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở
những vùng có các hoạt động khai khoáng [7].
1.3.1.5. Chế độ hải văn
Khu vực Đồng Rui có chế độ nhật triều thuần nhất tức là trong một ngày có
một lần nước lớn và một lần nước ròng. Về mùa hè nước thường lên vào buổi chiều,
mùa đông nước thường lên vào buổi sáng. Các đỉnh chiều (nước lớn) thường cách
nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85 - 90%
trong tháng (trên 25 ngày). Thuỷ triều ở mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7 và 12.
Trong những tháng này mực nước thực tế lên đến hơn 4m. Thuỷ triều yếu nhất vào
các tháng 3, 4, 8 và 11. Số ngày trong năm có mực nước cao trên 3,5 m là trên 100
ngày [5, 7].
1.3.1.6. Chế độ sóng
Vùng biển Tiên Yên được che chắn bởi các hòn đảo ở phía Đông - Đông Nam
nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Do vậy, khu vực này ít có những
biến động thời tiết lớn và nguy hiểm như bão, sóng không cao như ở ngoài khơi.
Mùa đông: hướng sóng chủ yếu là hướng Bắc với tần suất khoảng 30 - 38%.
Độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5 - 0,7m với tần suất rất thấp, xuất hiện vào
tháng 12. Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm tới 97 - 99%.
Mùa hè: hướng sóng chủ yếu là Đông Nam với tần suất khoảng 20 - 40%,
lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88 - 94%. Cấp độ cao sóng từ 0,25 - 0,5m chiếm 4
- 9%. Cấp độ cao của sóng, cao nhất lên đến 2,0 - 2,5m vào tháng 7 và tháng 8 do

15



ảnh hưởng trực tiếp của bão gây ra, đôi khi có thể gây thiệt tới nuôi trồng hải sản
của khu vực này [5, 7].
1.3.2. Dân cư
Toàn xã Đồng Rui có khoảng 554 hộ với 2198 khẩu thuộc 4 thôn là: Thôn
Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thôn Bốn. Xã có rất ít dân bản địa mà chủ yếu là
dân di cư từ huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) từ những năm 1978, 1990, 1996 trong
các chương trình kinh tế mới của nhà nước và dân tộc thiểu số. Cư dân sinh sống tại
huyện Tiên Yên thuộc 13 dân tộc, đông nhất là người Việt (dân tộc Kinh) chiếm
59%; Dao 19%; Tày 13,8%; Sán Chỉ 8,4%; Sán Dìu 3,8% còn lại là người các dân
tộc khác: Nùng, Hoa, Thái,... Xã Đồng Rui hiện có 5 dân tộc sinh sống gồm: Kinh,
Tày, Dao, Sán Chỉ và Hoa. Trong đó số người dân tộc kinh chiếm 85,3% và đông
bào thiểu số chiếm khoảng 14,7%. Dân cư sống tập trung ở vùng ven biển, cuộc
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi) và khai thác
thuỷ sản tự do ở RNM [6].
1.3.3. Kinh tế - xã hội
Người dân xã Đồng Rui hoạt động sản xuất trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp
là chủ yếu, bao gồm: Trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản.
Bảng 1.3: Cơ cấu ngành nghề tại xã Đồng Rui năm 2016
Xã Đồng
Rui
554

Thôn
Bốn
117

Thôn
Thượng
163


Thôn
Trung
166

Thôn
Hạ
108

Số hộ làm nông nghiệp

446

117

140

100

89

Số hộ nuôi trồng thủy sản

13

1

2

6


4

Số hộ khai thác thủy sản tự do

507

117

150

140

100

Số hộ làm nghề phụ

14

2

1

10

1

Số hộ buôn bán và dịch vụ

41


9

7

22

3

Số hộ có thành viên trong gia
đình đi làm thợ mỏ
Số hộ có thành viên trong gia
đình đi làm ăn xa

16

1

7

5

3

48

1

20


15

12

Ngành nghề
Tổng số hộ

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 20016 [29])

16


Trong đó, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản là trọng tâm (chiếm
80% cơ cấu ngành). Toàn xã có khoảng 554 hộ, có 446 hộ làm nông nghiệp, 507 hộ
khai thác thủy sản tự do, một số hộ làm dịch vụ, buôn bán và đi làm ăn xa. Riêng
thôn Bốn 100% số hộ (117 hộ) sản xuất nông nghiệp.
1.3.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Xã Đồng Rui tập trung sản xuất trong ngành nông nghiệp với nghề trồng lúa,
2 vụ/năm là vụ chiêm và vụ mùa. Vụ chiêm từ tháng 2 đến tháng 5, vụ mùa từ tháng
7 đến tháng 11. Diện tích sản xuất nông nghiệp là 410,9 ha (Bảng 1.4).
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất nông – ngư nghiệp tại Đồng Rui năm 2016
Ngành

Tổng sản lượng/

Sản phẩm

Diện tích

Cây lương thực


332,7 ha

Lúa: 1.397 tấn, Ngô:35,2 tấn

Trồng

Cây khoai lang

43,2 ha

410,8 tấn

trọt

Cây lạc

11 ha

30,8 tấn

Rau các loại

24 ha

592,5 tấn

Trâu, bò

198 con


Lợn

2.700 con

Gia cầm

32.100 con

Chăn
nuôi

giá trị ước đạt

Chăn nuôi: 12,9 tỷ đồng

Cá: 50 tấn
Thủy

Khai thác

Tổng giá trị khai thác

Tôm: 32 tấn

thủy sản: 432 tấn

Thủy sản khác: 350 tấn

sản


Cá: 61 ha

Cá: 27 tấn

Nuôi trồng
Tôm: 102 ha

Tôm: 40 tấn, loại khác: 2tấn

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui năm 2016 [29])

Trong đó, diện tích đất trồng lúa và ngô chiếm nhiều nhất là 332,7 ha, đây là
hai loại cây lương thực chủ lực của toàn xã, nó không chỉ là nguồn cung cấp lương

17


thực cho người và động vật mà còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa
phương. Bên cạnh đó, xã cũng tập trung sản xuất cây rau, hoa màu và cây ăn quả
như: cây khoai lang, đậu, lạc, rau cải, hồng,… với tổng giá trị từ ngành trồng trọt
ước đạt 13,7 tỷ đồng/năm. Nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, xã
Đồng Rui còn chú trọng đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm với năng suất khá
cao từ: đàn trâu (188 con), đàn bò (10 con), đàn lợn (2.700 con), đàn gia cầm
(32.100 con),... đã đem lại giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 12,9 tỷ
đồng/năm [29].
1.3.3.2. Hoạt động sản xuất ngư nghiệp
Đồng rui là một xã đảo với hệ sinh thái RNM hết sức đa dạng và phong phú,
bao quanh đảo là hai con sông Voi Lớn, sông Ba Chẽ và nằm ngay vị trí cửa sông ven
biển đã tạo ra tiềm năng kinh tế rất tốt cho người dân địa phương như: Nuôi trồng và

đánh bắt thủy hải sản. Với hình thức nuôi trồng chủ là quảng canh cải tiến và bán
thâm canh đã đem lại tổng sản lượng ngành thủy sản của toàn xã ước đạt trên: 500 tấn
vào năm 2016 (Bảng 1.4) [29]. Tuy nhiên sự phát triển nghề khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản chưa thực sự ổn định, mang tính tự phát cao và đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho nghề nuôi trồng thuỷ sản còn thiếu
đồng bộ, thiếu sự phối hợp các phương tiện đánh bắt, con giống, thức ăn, thị trường,
bảo vệ môi trường,….Trước đây, một số diện tích rừng tự nhiên được huyện giao
cho các hộ cá nhân chuyển đổi thành các đầm nuôi tôm còn một số khu vực đã được
người dân tự ý chặt RNM để cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm nuôi thủy hải sản,
còn lại là bãi sú, vẹt, cồn cát và bãi bùn ven biển bị ngập nước thủy triều. Nhưng
sau một thời gian, tôm bị chết hàng loạt, diện tích ao đầm bị bỏ hoang khoảng 400 500 ha gây lãng phí, ảnh hưởng xấu tới môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái [6].
1.3.3.3. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp
RNM xã Đồng Rui trước kia có tổng diện tích khoảng 3.000 ha, đây được coi
là hệ sinh thái RNM điển hình của khu vực phía bắc Việt Nam. Với chất lượng rừng
tốt, phong phú về số lượng loài cây, là cư trú các loài hải sản và động vật đã đem lại
nguồn thu nhập tốt cho người dân địa phương. Bao gồm các loài cây sú, vẹt, đước,

18


mắm, trang,... và các loài động vật như chim, cò, sáo, cu gáy, kỳ đà, rái cá, cầy, cá,
tôm, sá sùng, bông thùa,… Hệ thực vật có 355 loài cây, nhóm cây làm thuốc gồm
171 loài, nhóm cây lấy gỗ gồm 12 loài chủ yếu là các loài cây gỗ trong RNM, rừng
trồng trên cát ven biển và các cây gỗ rải rác trên bờ ít nhiều chịu ảnh hưởng của
thủy triều. Với vai trò chính là chắn sóng, tạo bãi bồi lấn biển,… Một số loại cây
khác khai thác để làm thức ăn gia súc, thức ăn cho người, nguyên liệu giấy sợi, tinh
dầu, nhựa,…Đây là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây
đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn [7]. Nhận thấy vai trò của RNM đối với môi
trường và đời sống con người, trong những năm qua công tác quản lý RNM đã có
bước tiến triển đáng kể. Tình trạng đắp đầm nuôi tôm, chặt phá rừng làm củi đun,

đẽo vỏ cây để nhuộm lưới chài đã chấm dứt hoàn toàn, diện tích RNM và rừng
trồng mới của xã đã được bảo vệ và quản lý tốt. Môi trường được cải thiện, các
nguồn lợi thủy hải sản trước kia đang đứng trước bờ vực bị cạn kiệt thì nay dần dần
được phục hồi, từ đó đời sống người dân được cải thiện.
1.3.4. Một số nghiên cứu tại khu vực ĐNN Đồng Rui
Khu vực ĐNN Đồng Rui có độ đa dạng sinh học cao, với hệ sinh thái RNM
rất đa dạng và phong phú. Trong nghiên cứu về hệ sinh thái RNM của Lưu Thị Bình
(năm 2007) tại xã Đồng Rui đã xác định được tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp
là 433.224 ha, gồm 3 loại: Rừng sản xuất (216.888 ha), rừng phòng hộ (187.275 ha)
và rừng đặc dụng (29.061 ha). Tổng diện tích RNM là 18.645,88 ha (gồm 13.637,6
ha hỗn giao và 6.008,28 ha thuần loài, rừng tự nhiên chiếm 92,2%, rừng trồng chỉ
chiếm 1,8%). RNM là một loại rừng đặt biệt ở vùng cửa sông ven biển của các nước
nhiệt đới có vai trò cung cấp gỗ, chất đốt (cây đước, vẹt,…), cung cấp tanin chiết từ
vỏ của cây đước, vẹt,…có chất lượng tốt, cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh cho
con người. Ngoài ra RNM còn có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường,
hạn chế xói mòn,…[5]. Tuy nhiên, hệ sinh thái RNM Đồng Rui đang bị suy giảm
nghiêm trọng do hoạt động chặt rừng lấy củi đun, đẽo vỏ cây nhuộm chài lưới, đắp
đầm nuôi tôm,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đa dạng hệ sinh
thái nơi đây. Từ đó, họ đã đề xuất giải pháp bảo vệ RNM dựa vào cộng đồng.

19


Đứng trước thực trạng diện tích rừng bị suy giảm về số lượng và chất lượng,
Tổng cục Môi trường (năm 2007) đã nghiên cứu về các hệ sinh thái bị suy thoái ở
Việt Nam. Trong đó có 12 hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng nhất, bao gồm cả
hệ sinh thái RNM vùng cửa sông Tiên Yên - Ba Chẽ (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh). RNM ở các xã Hải Lạng, Đồng Rui trước đây có tổng diện tích khoảng 6000
ha, chất lượng rừng tốt, phong phú về số lượng loài cây, là nơi cư trú của các loài
sinh vật thủy sinh, có giá trị kinh tế cao đã đem lại nguồn lợi và sinh kế cho người

dân địa phương. Tuy nhiên do quá trình khai thác chặt phá rừng bừa bãi, khai thác
các nguồn lợi hải sản không được kiểm soát... đã làm cho RNM ở đây bị suy thoái
nghiêm trọng cả về diện tích (50% - 60%) và chất lượng. [6].
Gần đây, năm 2015, Nguyễn Văn Cường đã công bố kết quả đánh giá tính đa
dạng sinh học thực vật hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Hệ
thực vật vùng ngập mặn Tiên Yên có 386 loài thuộc 271 chi và 91 họ thực vật bậc
cao có mạch. Hệ thực vật chứa đựng nhiều giá trị tài nguyên thực vật cho đời sống
xã hội và chức năng sinh thái môi trường. Xác định có 355 loài cây có giá trị sử
dụng chiếm 91,96% tổng số loài của hệ thực vật. Tiềm năng lớn nhất là các loài làm
thuốc chữa bệnh, các loài thức ăn cho người và gia súc và các loài cây có chức năng
chắn sóng, chống xói lở và giảm thiểu tai biến vùng bờ. Nhiều loài thực vật tạo cảnh
quan thiên nhiên đẹp, là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Từ đó, tác giả đã
đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học thực vật tập trung vào công tác giáo dục
tuyên truyền, phát triển kinh tế, quy hoạch môi trường, giám sát môi trường, hoạt động
nghiên cứu khoa học, tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng [7]. Bên cạnh những
nghiên cứu về thực vật RNM, Nguyễn Tài Tuệ và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về
loài Sá sùng (Sipuculus nudus) đây là nguồn lợi thủy hải sản có giá trị kinh tế cao tại
khu vực ĐNN Đồng Rui, Quảng Ninh. Nghiên cứu chỉ ra rằng Sá sùng sinh sống chủ
yếu tại các bãi triều xung quanh RNM có thành phần trầm tích cát chiếm tỷ lệ cao
(khoảng 82,47%). Nguồn gốc thức ăn của chúng rất đa dạng gồm thực vật phù du, vi
tảo bám đáy, trầm tích và lá cây ngập mặn [23].

20


Nghiên cứu về hiện trạng môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh do
Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh thực hiện năm 2011, cho thấy
chất lượng môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh đang bị ô nhiễm hữu cơ.
Tại khu vực bãi tắm và bến cảng, các chỉ số như: pH, DO, TSS và Coliform vẫn
nằm trong giới hạn cho phép của QCVN10:2008/BTNMT, nhưng hàm lượng dầu

mỡ khu vực bến cảng đã vượt quá giới hạn 1,56 lần. Tại khu vực cửa sông ven biển
tỉnh Quảng Ninh, pH dao động trong khoảng 7,31 - 8,24 vẫn nằm trong giới hạn cho
phép QCVN10:2008/BTNMT nhưng hàm lượng TSS vượt quá giới hạn từ 1,34 2,82 lần, riêng xã Đồng Rui hàm lượng TSS là 98 mg/l đã vượt quá giới hạn cho
phép 1,96 lần. Hàm lượng amoni (NH4+) dao động: 0,07 - 0,29 mg/l, COD từ 14 33 mg O2/l và các nhóm kim loại (Cu, Zn, Mn) đều vượt quá giới hạn cho phép.
Cho thấy chất lượng môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh đang có dấu
hiệu ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng. Các nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu do
hoạt động tàu thuyền, sản xuất công - nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản đã tác
động đến hệ sinh thái ven bờ và sức khỏe con người, đòi hỏi tăng cường công tác
kiểm soát và xử lý các nguồn ô nhiễm trong hoạt động sản xuất công - nông nghiệp
và nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường [38].
Sau đó, Đinh Hồng Duyên và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu hiện
trạng môi trường đất, nước, không khí thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm
2014. Nghiên cứu đã xác định được 128 loài TVN thuộc 3 ngành: Tảo lam, tảo giáp
và tảo silic. Trong đó, Cửa sông Tiên Yên có 69 loài TVN, thuộc 3 ngành tảo gồm
ngành; Tảo lam (Cyanophyta) 2 loài, tảo silic (Bacillariophyta) 59 loài và tảo giáp
(Pyrrophyta) 8 loài. Chất lượng môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm.
Trong đó, nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản, nước biển
ven bờ bị ô nhiễm do các chỉ số COD, TSS và BOD5 đã vượt quá giới hạn cho phép
của QCVN08:2008/BTNMT và QCVN10:2008/BTNMT. Đặc biệt khu vực ven
biển có hiện tượng nhiễm dầu do các phương tiện tàu thuyền đi lại lớn. Nước thải
sinh hoạt bị nhiễm BOD5 và TSS do toàn bộ nước thải sinh hoạt đổ ra đồng ruộng,
chảy tràn bề mặt và hệ thống khe suối gây ô nhiễm môi trường nước. Nước thải

21


×