Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tieu luan tâm lý học dạy học đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.59 KB, 7 trang )

1

Tâm lý học dạy học đại học
2.1 Cơ sở lí luận
Dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều phương pháp dạy học cụ thể nhằm
tổ chức hoạt động nhận thức của người học theo con đường hình thành và giải
quyết vấn đề. Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ phương pháp dạy học tích cực
với quan điểm người học là trung tâm quá trình dạy học.
Các phương pháp dạy học như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm... theo
kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho người học chuẩn bị
tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ
thể nhận thức. Vậy thì khi nào tình huống được coi là có vấn đề ?
M.A. Machiuskin (1972) coi tình huống có vấn đề là một dạng đặc biệt
của sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể được đặc trưng bởi một trạng
thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong khi giải bài toán mà việc giải quyết vấn đề
đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa hề biết trước đó. Ông
đã đưa ra ba thành phần cấu thành của tình huống có vấn đề, đó là 1) nhu cầu
nhận thức của người học 2) sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành
động chưa biết và 3) khả năng trí tuệ của chủ thể thể hiện ở kinh nghiệm và năng
lực.
Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề theo V.Ocon là những lúng
túng về lý thuyết và thực hành trong giải quyết vấn đề nó xuất hiện nhờ tính tích
cực nghiên cứu của chính người học. Tình huống có vấn đề là một hiện tượng
chủ quan là một trạng thái tâm lý của chủ thể, trạng thái lúng túng xuất hiện
trong quá trình nhận thức như một mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể nhận
thức trong hoạt động con người.
T.V. Kudriaxep (1975) trong cuốn "Tâmlý học tư duy kỹ thuật" đã đưa ra
những dấu hiệu của tình huống có vấn đề là:
- Tình huống có vấn đề tạo ra một trạng thái lúng túng, để vượt qua nó,
người học phải huy động tính tích cực của tư duy.
- Tình huống có vấn đề phải có ý nghĩa đối với người học, nó chi xuất


hiện khi có hứng thú và kinh nghiệm trước đó của người học.
- Tình huống có vấn đề phân bao gồm một loạt những tình huống nhỏ,
việc giải quyết từng tình huống một tạo ra mối liên quan nhân quả giữa các hiện
tượng và quá trình.


2
Những dấu hiệu này của tình huống có vấn đề liên quan chặt chẽ với
nhau.
Như vậy, vấn đề là một câu hỏi của chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình
huống vốn hiểu biết của bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện
tượng, sự vật khách quan.
Trong tình huống vốn tri thức chung của nhân loại gặp trở ngại khi giải
thích một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng khách quan nảy sinh trong tư
duy cuả các nhà khoa học thì đó là các vấn đề khoa học.
Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các loại tình huống có vấn đề là những mâu
thuẫn trong khái niệm, tri thức, kĩ năng của người học để giải quyết bài toán
xuất hiện. T.V.Kudriaxep đưa ra một số loại tình huống sau đây:
- Tình huống có vấn đề xuất hiện khi có mâu thuẫn giữa hệ thống tri thức đã
thu nhận được và những yêu cầu mới xuất hiện trong quá trình giải bài toán: 1)
đó là mâu thuẫn giữa những tri thức cũ đã thu nhận được và những sự kiện được
tìm thấy trong quá trình giải bài toán ; 2) mâu thuẫn giữa một loại tri thức ở các
mức độ cao thấp khác nhau ; 3) mâu thuẫn giữa những tri thức khoa học và tri
thức trong cuộc sống và trong thực tiễn.
- Tình huống lựa chọn trong số những tri thức đã có một hệ thống duy nhất
cần thiết để giải quyết vấn đề. Tình huống này không những chi xuất hiện trong
học tập mà nó còn mang nhiều đặc trưng của tỉnh huống thực tiễn và sản xuất.
- Tình huống liên quan tới việc áp dụng những kiến thức và kĩ năng đã có
vào điều kiện thực tế mới để giải quyết một vấn đề.
- Tình huống liên quan đến mâu thuẫn giữa con đường giải bài toán về mặt

lý thuyết và tính bất khả thi trong thực tiễn, hoặc là tình huống có liên quan tới
mâu thuẫn giữa kết quả đạt được trong thực tiễn nhng lại thiếu những căn cứ lý
luận.
- Tình huống liên quan đến mâu thuẫn giữa hình thức trình bày sơ đồ nguyên
lý kĩ thuật với sự bố trí cấu tạo thực tế của chúng.
- Tình huống có liên quan tới mâu thuẫn về tính "tĩnh tại" của sơ đồ và sự
cần thiết đọc sơ đồ đó trong "động thái" của nó.
Theo sự phân loại này, bốn tình huống đầu có liên quan tới mọi môn học, hai
tình huống sau có liên quan tới những môn kĩ thuật có sử dụng hình ảnh, biểu
đồ, sơ đồ.


3
Hoạt động tìm kiếm của con người hướng vào giải quyết tình huống có
vấn đề có thể diễn ra qua bốn giai đoạn chính sau đây:
- Sự xuất hiện của chính vấn đề và những kích thích đầu tiên thúc đấy chủ
thể giải quyết vấn đề.
- Chủ thể nhận thức sâu sắc và chấp nhận vấn đề để giải quyết.
- Quá trình tìm kiếm lời giải cho vấn đề đã được "chấp nhận" giải quyết,
lý giải, chứng minh và kiểm tra lời giải.
- Tìm được kết quả cuối cùng và đánh giá toàn diện kết quả tìm được.
Như vậy, dạy học nêu vấn đề là hình thức dạy học ở đó tạo ra hoặc tổ chức
những tình huống có vấn đề, giúp người học nhận thức nó, chấp nhận giải quyết
và tìm kiếm lời giải trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy
tối đa tính độc lập của sinh viên kết hợp với sự hướng dẫn của thầy giáo.
Dạy học nêu vấn đề có hai nhiệm vụ chính là hình thành hệ thống tri thức
cho sinh viên và tạo ra sự phát triển trí tuệ, khả năng độc lập sáng tạo: tự học và
tự giáo dục của người học. Đặc trưng độc đáo duy nhất của dạy học nêu vấn đề
là sự tiếp thu tri thức trong hoạt động tư duy sáng tạo.
Mỗi loại bài toán tình huống có vấn đề có những nguyên tắc giải chung đó là algorit giải tổng quát. Mỗi bải toán tình huống có vấn đề có algorit giải cụ

thể. Việc thiết lập các algorit giải cụ thể từng bài toán dễ dàng hơn tìm các
nguyên tắc lý thuyết và thực nghiệm để giải một loại bài toán xác định.
Sự phát hiện ra hệ thống các nguyên tắc chung có thể tiến hành được là
nhờ việc tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của sinh viên. Quá trình xây dựng và
củng cố phải được tiến hành trong khi giải các bài toán cụ thể. Điều đáng chú ý
ở đây là cần phải thiết lập một trật tự các bài toán theo một lôgíc để tạo ra một
phương thức mới cho hành động, bởi lẽ quá trình hình thành hệ thống các
nguyên lý diễn ra nhờ việc giải quyết một loạt những tình huống cụ thể.
phương pháp dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp có nhiều ưu điểm
và thuận lợi khi áp dụng để dạy học các nội dung lý thuyết, các nội dung cần khả
năng nghiên cứu cao của người học. Một trong các giải pháp đó là biết vận dụng
hiệu quả phương pháp dạy học nêu vấn đề. Vậy để có thể hiểu và vận dụng tốt,
cần có nhiều biện pháp. Cụ thể là cần có sự kết hợp nhiều phương pháp giảng
dạy với nhau.
Thứ nhất, đó là phương pháp diễn giảng nêu vấn đề:


4
Phương pháp nêu vấn đề cũng giống với phương pháp diễn giảng thông
báo - tái hiện là giảng viên đóng vai trò chủ đạo. Học viên lĩnh hội thụ động các
tri thức. Tuy nhiên trong phương pháp này, giảng viên trình bày các tri thức theo
con đường suy nghĩ, tìm tòi ở các nhà khoa học trong quá trình khám phá tìm ra
các chân lí khách quan do đó học viên có thể được làm quen với phương pháp
tư duy khoa học, khả năng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vấn đề và
đề xuất giả thuyết giải quyềt vấn đề thông qua phương pháp diễn giải nêu vấn đề
để học viên tiếp cận và từng bước nâng cao vai trò độc lập, sáng tạo.
Cần lưu ý là khi giảng viên diễn giải về một vấn đề sâu rộng trong thời
gian dài sẽ dẫn đến sự đơn điệu và học viên thụ động nghe giảng dễ bị mệt mỏi.
Ví vậy phương pháp diễn giải có thể kết hợp với phương pháp đàm thoại, quan
sát các phương tiện trực quan tranh ảnh, mô hình, mẫu vật... sẽ có tác dụng định

hướng sự chú ý của học viên vào nội dung vấn đề và tạo ra bầu không khí thân
thiện thầy - trò.
Thứ hai, áp dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề (Còn gọi là phương
pháp hỏi đáp):
Phương pháp đàm thoại tái hiện - thông báo là câu trả lời của học viên chỉ
cần trình bày các tri thức đã biết hoặc là mô tả các hiện tượng, thuộc tính, kết
quả mà học viên quan sát được từ các đối tượng trong tự nhiên, thí nghiệm và
các loại phương tiện trực quan khác.
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề là phương pháp bao gồm một hệ
thống câu hỏi tổ chức học viên độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề mới trong
nhận thức.
Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề, trong đó
câu hỏi có vấn đề là thành tố chính. Các câu hỏi tái hiện giúp cho học viên tìm ra
các tri thức là cơ sở khoa học của vấn đề mới, là điểm tựa cho hoạt động giải
quyết vấn đề.
Giảng viên đưa ra câu hỏi có vấn đề có tác dụng định hướng cho học viên
phát hiện mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn logic của chủ thể và


5
đề xuất phương án giải quyết vấn đề đó.
Trong phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, giảng viên phải kết hợp giữa 2
loại câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề một cách hợp lí, hài hòa sao cho câu
hỏi tái hiện có tác dụng hỗ trợ tích cực giúp học viên độc lập giải quyết các câu
hỏi có vấn đề.
Các kiểu tổ chức đàm thoại cho học viên:
- Giảng viên xây dựng một hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi chính và các
câu hỏi gợi mở theo một trình tự logic chặt chẽ thể hiện cấu trúc dạy học nêu
vấn đề.
- Hoạt động tích cực, độc lập của học viên được tăng cường tùy theo kiểu

tổ chức cho học viên đàm thoại do giảng viên đưa ra.
Qua đó học viên không chỉ thu được các tri thức khoa học mới mà còn
hình thành phương pháp tư duy logic trong tiến trình giải quyết vấn đề.
Sự lựa chọn kiểu tổ chức đàm thoại cho học viên cần dựa vào khả năng
đối tuợng học viên, nội dung của vấn đề, số lượng trò và điều kiện cơ sở vật chất
của nhà trường.
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề có tác dụng phát huy tính tích cực,
độc lập, sáng tạo của học viên trong quá trình nhận thức. Vì vậy học viên lĩnh
hội tri thức một cách vững chắc.
Thông qua giải quyết trình tự các câu hỏi đã hình thành các thao tác tư
duy ở học viên đồng thời giảng viên thu nhận được thông tin ngược về mức độ
hiểu vấn đề của chủ thể học viên.
Về cách thức nêu vấn đề và đánh giá kết quả. Để xây dựng tình huống có
vấn đề, trước tiên cần thông báo tình huống : giảng viên đưa ra tình huống có thể
là câu hỏi, bài toán, thí nghiệm, các hiện tượng sinh học trong tự nhiên... dưới
hình thức kiểm tra bài cũ hoặc là giảng viên thông báo.
- Tái hiện tri thức của học viên có liên quan đến vấn đề mới
- Giảng viên bằng phương pháp đàm thoại yêu cầu học viên trình bày lại
những kiến thức đã học để làm cơ sở cho học viên phát hiện vấn đề mới và đề


6
xuất giả thuyết giải quyết vấn đề đó.
- Phát hiện mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết
Vấn đề học tập thường được phát biểu dưới dạng câu hỏi, là kết quả của
chủ thể biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan. Hiệu quả của
bước này phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra các mâu thuẫn khách quan ở đối
tượng học viên và thể hiện ở các mức độ.
Tình huống có vấn đề chỉ tạo được với những nội dung thích hợp và nó
tồn tại ngay trong kết cấu logic của tài liệu, vì vậy giảng viên cần có kỹ thuật để

truyền tải các tình huống đó đến với học viên. Sự thành công của bước này là
quan trọng nhất trong dạy học nêu vấn đề.
Ðể giải quyết vấn đề cần nêu ra một giả thuyết- đó chính là định hướng
cho các hoạt động quan sát, thí nghiệm để chứng minh vấn đề mới.
Các giả thuyết đó chính là các ý tưởng có cơ sở khoa học, dựa vào vốn tri
thức đã biết để hình thành các phán đoán, suy luận lý giải cho vấn đề mới .
Ðối với học viên, giả thuyết là kết quả quá trình tư duy sáng tạo khi nhận
thức vấn đề mới và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học đặc thù của
bộ môn. Tính khoa học chính xác của giả thuyết phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể
nhận thức, vì vậy trong cùng một vấn đề học viên có thể đưa ra nhiều giả thuyết
khác nhau.
Trong dạy học nêu vấn đề học viên có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau
về cùng một vấn đề, giảng viên cần lựa chọn và tập trung sự trao đổi thảo luận
của học viên vào một vài giả thuyết điển hình.
Để đánh giá kết quả thì việc đánh giá cần hướng hoạt động của học viên
theo các bước sau đây:
Phân tích, lý giải các kết quả đã xử lý và phân biệt dấu hiệu bản chất và
không bản chất của các hiện tượng, từ đó khái quát rút ra kết luận.
So sánh kết luận tìm ra phù hợp với giả thuyết à hãy suy nghĩ và phát biểu
nội dung của vấn đề mới (khái niệm, qui luật...).
Việc đánh giá cần tiến hành ngay trong tiết học, giảng viên tổ chức học


7
viên đánh giá bằng lời nói hoặc trình bày dưới dạng hình vẽ, bảng, sơ đồ, biểu
đồ…
III. Kết luận
Trên thế giới ngày nay, tại nhiều nước phát triển, người ta đã thay đổi lại
lối học và cách dạy. Phương pháp dạy học là nêu vấn đề để đem ra nghiên cứu
thảo luận. Cách dạy này đưa đến phương pháp học tập là buộc người học phải tự

đi sưu tầm tài liệu trong các thư viện, trong các trung tâm thông tin, tự thực hành
trong các xưởng trường, tự mày mò thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm. Và
để thảo luận, báo cáo được các điều đã tìm thấy người đọc phải vận dụng được
óc phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các thông tin để đi đến tổng hợp cho
mình một nhận định.
Người dạy để kiểm soát, đánh giá được khả năng tìm tòi, suy nghĩ, nhận
định của người học, tổ chức các buổi thảo luận; nhận xét người học thông qua
cách trình bày suy luận của họ, công trình tìm tòi nghiên cứu của họ qua các bài
báo cáo nộp hàng tuần, khóa luận cuối khóa học. Kết quả là phương pháp dạy,
học và kiểm tra này đã đưa đến một nền giáo dục có tính sưu tầm, nghiên cứu,
phát minh và sáng tạo.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn bất cập trong việc áp dụng phương
pháp này đó là chỉ phát huy được tính sáng tạo, ham tìm tòi của một bộ phận học
viên chăm học. Đối với những học viên trầm tính hoặc lười nhác sẽ thụ động, ỷ
lại vào kết quả của bạn mà không phát huy được tính tích cực cũng như năng lực
của mình. Giảng viên phải định hướng đúng hướng đi cho mỗi vấn đề nếu không
sẽ dẫn đến sự lặp lai không cần thiết hợc đi vào vòng luẩn quẩn…



×