Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy trình tác nghiệp tín dụng tại BIDV cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.67 KB, 12 trang )

QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP TÍN DỤNG TẠI BIDV CAO BẰNG
I.

Giới thiệu chung về đơn vị công tác:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh cao bằng, Viết
tắt là BIDV Cao bằng, có địa chỉ tại số 46 phố Xuân trường – Thị xã Cao bằng –
Tỉnh Cao bằng. Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV Cao bằng là một trong
ba ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địa bàn Tỉnh Cao bằng. Lĩnh vực
hoạt động kinh doanh chủ yếu là: Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu tư tài
chính.. với nguồn nhân lực gần 80 cán bộ công nhân viên là các chuyên gia tư vấn
tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao
trong hơn nửa thế kỷ BIDV Cao bằng luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự
tin cậy. Là một cán bộ công tác tại BIDV Cao bằng tôi xin được nêu ra một quy
trình tác nghiệp thông thường nhất được BIDV Cao bằng đang áp dụng thực hiện.
Đó là quy trình tác nghiệp tín dụng tại BIDV Cao bằng
II.

Quy trình tác nghiệp tín dụng tại BIDV Cao bằng.

BIDV Cao bằng với nhiều sản phẩm dịch vụ được cung cấp cho khách hàng
trong đó mỗi một sản phẩm dịch vụ điều có quy trình tác nghiệp cụ thể . Trong
phạm vi yêu cầu của bài tập này, tôi xin được giới thiệu trình tác nghiệp tín dụng
được chi nhánh áp dụng. Quy trình này được mô tả theo các bước công việc như
sau:
Bước 1: Tiếp thị khách hàng:
Tất cả các cán bộ thuộc phòng tín dụng có trách nhiệm làm đầu mối tiếp thị
sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tới khách hàng. Căn cứ vào đối tượng khách hàng
đã, đang hoặc chưa sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng để tiếp thị hoặc chăm
sóc khách hàng đảm bảo phù hợp chính sách, an toàn và hiệu quả. Trong quá trình
tiếp thị, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng khác thì cán bộ


tín dụng có trách nhiệm thực hiện chức năng bán chéo sản phẩm theo quy định
của BIDV.

1


Việc tiếp thị khách hàng được thực hiện thông qua 02 hình thức: tiếp thị
trực tiếp đến khách hàng và tiếp thị phổ thông:
- Tiếp thị trực tiếp được áp dụng đối với một nhóm khách hàng thuộc cùng
một tổ chức hoặc khách hàng lớn, khách hàng VIP, khách hàng đem lại thu nhập
lớn, thường xuyên cho Ngân hàng… và có tiềm năng phát triển dịch vụ đa dạng,
dịch vụ cao cấp.
- Tiếp thị phổ thông được thực hiện thông qua các hình thức tờ rơi, quảng
cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Trụ sở Ngân hàng… hoặc qua
bên thứ ba.
Bước 2: Phỏng vấn ban đầu:
Trưởng phòng tín dụng phân công cán bộ tín dụng tiến hành phỏng vấn sơ
bộ khách hàng cá nhân, hộ gia đình và trên cơ sở nhu cầu tín dụng của khách
hàng, kế hoạch, chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ và điều kiện cho vay trong
từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ… sẽ xác định loại hình dịch vụ, sản phẩm Ngân
hàng phù hợp.
Trường hợp, nếu Cán bộ tín dụng có đủ thông tin chi tiết về khách hàng
như thu nhập, tài sản, các điều kiện khác… không phù hợp với chính sách tín
dụng, điều kiện của Sản phẩm tín dụng… và có thể ra quyết định từ chối thì báo
cáo Trưởng phòng tín dụng xem xét, quyết định trước khi thông báo cho khách
hàng biết.
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
1- Cán bộ tín dụng làm đầu mối hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn,
kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, gồm:
- Thông tin về khách hàng, như: chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu;

hộ khẩu; nghề nghiệp; thu nhập…
- Hồ sơ khoản vay theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.
Đối với những khoản vay không thuộc phạm vi áp dụng của các Sản phẩm
tín dụng bán lẻ hiện có thì hồ sơ khoản vay gồm: Giấy đề nghị vay vốn, phương
2


án vay vốn và trả nợ, các giấy tờ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay,
các giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ, Hợp đồng tín dụng…
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: các giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sử dụng,
quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV; Hợp đồng
bảo đảm tiền vay (nếu có).
2- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cán bộ tín dụng lập Phiếu tiếp nhận có đầy đủ chữ
ký của khách hàng và Cán bộ tín dụng.
Bước 4: Thẩm định các điều kiện tín dụng và lập Báo cáo đề xuất thẩm
định và phê duyệt tín dụng:
1- Thẩm định khách hàng:
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, Trưởng phòng tín dụng
phân công Cán bộ tín dụng nghiên cứu, thẩm định khoản vay theo những nội
dung sau:
- Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông
tin tài sản, khả năng vay trả… Trên có sở đó thực hiện chấm điểm xếp hạng đối
với khách hàng mới và sửa đổi, bổ sung điểm xếp hạng đối với khách hàng cũ
theo quy định của BIDV (nếu có).
- Đối chiếu, đánh giá các điều kiện theo quy định của từng Sản phẩm tín
dụng bán lẻ cụ thể. Đối với những khoản vay chưa được quy định theo một Sản
phẩm tín dụng đặc thù thì Chi nhánh thẩm định các điều kiện tín dụng theo đúng
các quy định hiện hành của BIDV.
- Phân tích, đánh giá về phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đầu tư và đời sống và khả năng vay trả của khách hàng để xác định hạn mức, thời

gian, điều kiện… vay trả cho phù hợp.
- Bảo đảm tiền vay: Việc thẩm định về bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy
định của BIDV và các hướng dẫn tại các Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.

3


- Đánh giá toàn diện rủi ro đối với khách hàng (khách quan, chủ quan), rủi
ro sản phẩm tín dụng… Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, điều kiện phòng
ngừa của khách hàng, của BIDV phù hợp, giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra.
2- Lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng:
Sau khi nghiên cứu, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng và các điều
kiện vay vốn, Cán bộ tín dụng lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín
dụng theo Mẫu, kèm hồ sơ vay vốn, có ý kiến độc lập về việc đồng ý hoặc không
đồng ý cho vay và trình Trưởng phòng tín dụng có ý kiến trước khi trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt cho vay.
Bước 5: Phê duyệt cho vay:
1- Trên cơ sở Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của Cán bộ
tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra, có ý kiến
độc lập vào Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng và quyết định cho
vay nếu khoản vay nằm trong thẩm quyền phán quyết hoặc trình Lãnh đạo Chi
nhánh xem xét quyết định cho vay theo thẩm quyền.
2- Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Lãnh đạo Chi
nhánh: Trên cơ sở ý kiến trình của trưởng phòng tín dụng, Lãnh đạo Chi nhánh
xem xét:
- Duyệt đồng ý cho vay hoặc đề nghị bổ sung thông tin trước khi quyết
định cho vay.
- Không đồng ý (nêu rõ lý do từ chối). Trong trường hợp này, Cán bộ tín
dụngcó trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết về việc từ chối cho vay.
- Đưa ra Hội đồng tín dụng cơ sở xem xét, quyết định theo thẩm quyền

được quy định.
3- Phê duyệt của cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng trên Báo cáo
đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng là Quyết định cấp tín dụng.
Bước 6: Ký kết các Hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan
1- Soạn thảo Hợp đồng:
4


Trên cơ sở quyết định cấp tín dụng tại Báo cáo đề xuất thẩm định và phê
duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền và Hợp đồng mẫu, Cán bộ tín dụng soạn
thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp để trình Trưởng
phòng tín dụng ký kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng, cụ
thể:
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn kiêm bảo đảm tiền vay (trong trường hợp tài
sản bảo đảm là tài sản của Bên vay) thực hiện theo Mẫu.
- Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay (đối với trường hợp tài
sản bảo đảm là tài sản của Bên thứ ba) thực hiện theo Mẫu.
- Các mẫu biểu cụ thể khác theo hướng dẫn của từng sản phẩm.
Lưu ý: đối với các sản phẩm có mẫu biểu tín dụng cụ thể, áp dụng mẫu
biểu tại hướng dẫn đối với từng sản phẩm đó.
2. Ký kết Hợp đồng:
- Đối với khách hàng, Hợp đồng phải được khách hàng vay hoặc đại diện
hợp pháp của Hộ gia đình trực tiếp ký.
- Đối với Ngân hàng, Hợp đồng do người có thẩm quyền và theo phân cấp,
uỷ quyền của Tổng Giám đốc, phân công của Giám đốc Chi nhánh trong từng
thời kỳ.
3. Cán bộ tín dụng cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng
thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.
Bước 7: Giao, nhận hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống
1- Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, Cán bộ tín dụng bàn giao toàn bộ hồ

sơ liên quan đến khoản vay cho cán bộ phòng quản trị tín dụng, hồ sơ gồm:
- Hồ sơ đề xuất, phê duyệt cấp tín dụng.
- Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Các loại giấy tờ, tài liệu liên quan khác.

5


Riêng đối với hồ sơ gốc liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay của khách
hàng được bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.
Việc giao nhận hồ sơ, giấy tờ phải được lập thành Biên bản bàn giao có chữ
ký của bên bàn giao và bên nhận bàn giao.
2- Trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ nhận được từ phòng tín dụng, Trưởng phòng
quản trị tín dụng phân công cán bộ trong phòng để nhập thông tin vào hệ thống.
Việc nhập thông tin vào hệ thống theo hướng dẫn tại từng Sản phẩm tín dụng bán
lẻ (trường hợp chưa có hướng dẫn cho từng sản phẩm thì việc nhập thông tin vào
hệ thống thực hiện theo quy định hiện hành).
Sau đó, Phòng quản trị tín dụng thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định
hiện hành của BIDV.
Bước 8: Giải ngân:
- Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ
giải ngân, gồm: Bảng kê rút vốn vay, Uỷ nhiệm chi… theo quy định và trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt đề xuất giải ngân trước khi chuyển cho phòng quản trị
tín dụng.
- Trưởng phòng quản trị tín dụng phân công cán bộ nhận hồ sơ, chứng từ
giải ngân từ phòng tín dụng. kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của thông tin... và trình
cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân.
- Trên cơ sở quyết định giải ngân, cán bộ quản trị tín dụng nhập thông tin
giải ngân vào hệ thống theo quy định và chuyển 01 bản gốc hồ sơ, chứng từ
(Bảng kế rút vốn/hợp đồng cụ thể/giấy lĩnh tiền mặt...) cho Phòng giao dịch

khách hàng để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
- Hồ sơ đã giải ngân được luân chuyển và lữu trữ theo quy định về lưu trữ
chứng từ kế toán.
Bước 9: Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay:
1- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm (thường xuyên hoặc định kỳ) theo dõi,
đánh giá khách hàng vay, khoản vay, theo các nội dung:
6


- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay (chi tiết quy định tại các Sản phẩm);
kiểm tra tình hình thực hiện cam kết, thực trạng tài sản bảo đảm tiền vay; khả
năng trả nợ của khách hàng…và kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Việc kiểm
tra phải được lập thành Văn bản và chuyển 01 bản lưu tại phòng quản trị tín dụng.
- Thực hiện phân loại nợ và thông báo cho phòng quản trị tín dụng để tính
toán, trích lập Dự phòng rủi ro theo quy định của BIDV.
- Đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của BIDV.
Trong quá trình đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, Cán bộ tín
dụng phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo Trưởng phòng tín dụng và
cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.
2- Căn cứ hợp đồng và hệ thống dữ liệu, cán bộ quản trị tín dụng theo dõi,
thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn cho trưởng phòng tín dụng để phân
công Cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng quy định tại Hợp
đồng; khi phát hiện dấu hiệu rủi ro đề nghị phòng tín dụng thực hiện kiểm tra, rà
soát kịp thời và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng chỉ đạo, xử lý
kịp thời.
Cán bộ quản trị tín dụng thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo
kết quả phân loại nợ của Cán bộ tín dụng và theo quy định của BIDV.
Bước 10: Điều chỉnh tín dụng
Khi khách hàng có nhu cầu thay đổi các điều kiện của khoản vay như thay
đổi hạn mức, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh điều kiện của tài

sản bảo đảm thì Cán bộ tín dụng là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng
và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự phê duyệt khoản vay
mới.
Bước 11: Thu nợ, lãi, phí
1- Thu nợ tự động: Trong trường hợp Hợp đồng tín dụng quy định Ngân
hàng được thu nợ gốc, lãi vay tự động khi đến hạn và nếu tài khoản tiền gửi của
khách hàng đủ tiền để trả nợ thì việc thu nợ sẽ được thực hiện tự động.
7


2- Thu nợ thủ công:
- Cán bộ quản trị tín dụng thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín
dụng, các báo cáo và chương trình phần mềm để thông báo cho phòng tín dụng
đôn đốc thu hồi nợ từ khách hàng và lập đề nghị Phòng giao dịch khách hàng
thực hiện thu nợ gốc, nợ lãi, phí… theo đúng quy định tại Hợp đồng.
Trường hợp trên tài khoản tiền gửi của Khách hàng đủ tiền trả nợ và trong
Hợp đồng tín dụng có quy định Ngân hàng được chủ động thu nợ gốc và lãi vay
thì cán bộ quản trị tín dụng lập đề nghị Phòng giao dịch khách hàng thực hiện thu
nợ gốc, lãi vay theo đúng Hợp đồng và thông báo cho phòng tín dụng.
- Trường hợp khách hàng chủ động trả nợ đúng hạn hoặc trả nợ trước hạn
hoặc trả nợ một phần… thì Cán bộ tín dụng lập đề xuất thu nợ trình Trưởng
phòng tín dụng phê duyệt và chuyển cho phòng quản trị tín dụng rà soát, nhập
thông tin vào hệ thống và chuyển Phòng giao dịch khách hàng thực hiện thu nợ
gốc, nợ lãi, phí… theo đúng quy định tại Hợp đồng và đề nghị của Khách hàng.
3- Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng Khách hàng không có khả năng trả nợ,
Cán bộ tín dụng đề xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định
tín dụng xem xét, quyết định, như:
- Đối với chiết khấu giấy tờ có giá có hoàn lại, hoặc cho vay cầm cố giấy tờ
có giá, lập đề nghị xuất kho tài sản bảo đảm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để
thu hồi nợ.

- Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm khác: thực hiện các biện pháp
để xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của
BIDV…
4- Cán bộ quản trị tín dụng có trách nhiệm theo dõi thực hiện những nghĩa
vụ khác trong hợp đồng tín dụng như nghĩa vụ mua bảo hiểm, nghĩa vụ bổ sung
tài sản bảo đảm… (nếu có) để thông báo cho phòng tín dụng đôn đốc khách hàng
thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
Bước 12: Xử lý phát sinh
8


- Trường hợp khách hàng không trả nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn đã thoả thuận
trong Hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì Cán bộ tín dụng xem xét, đề
xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Cấp nào duyệt vay thì cấp đó có quyền phê
duyệt điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.
- Khi khoản vay được phân loại là nợ xấu thì được bàn giao sang bộ phận
quản lý nợ xấu tại Chi nhánh và thực hiện theo các hướng dẫn về quản lý nợ xấu
có liên quan.
- Việc xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh
chấp của BIDV.
Bước 13. Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ
1- Tất toán khoản vay:
Khi khách hàng trả hết nợ, Cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ quản trị tín
dụng và can bộ giao dịch khách hàng đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc,
lãi, phí... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.
2- Giải toả các hợp đồng bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo hướng dẫn về
bảo đảm tiền vay của BIDV.
3- Cán bộ quản trị tín dụng thực hiện lưu trữ quản lý hồ sơ theo quy định
của BIDV.


III. Những bất cập, nhược điểm của quy trình,, hướng cải thiện.
Qua nghiên cứu quy trình tác nghiệp tín dụng tại BIDV Cao bằng, cá nhân
tôi nhận thấy quy trình còn tồn tại một số bất cập sau:
- Việc thực hiện quy trình còn qua nhiều phòng ban, vì phải khi khách hàng
có nhu cầu vay vốn phải qua phòng tín dụng, phòng quản trị tín dụng và phòng
giao dịch khách hàng dẫn đến mất nhiều thời gian khi giải quyết một món vay.
9


Theo cá nhân tôi việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn nên giao dịch một cửa duy nhất tại
phòng giao dịch khách hàng và khách hàng trực tiếp nhận kết quả tại phòng giao
dịch khách hàng.
- Việc thu nợ vay phải thông báo qua nhiều phòng vì khi khách hàng muốn
trả nợ trước hạn phải thông báo đến phòng tín dụng, sau đó phòng tín dụng tiếp
tục làm giấy đề nghị thu nợ gửi sang phòng quản trị tín dụng, cuối cùng phòng
quản trị tín dụng mới thông báo cho phòng giao dịch khách hàng thực hiện thu
nợ. Theo tôi việc khách hàng muốn thanh toán khoản vay chi cần thông bào cho
phòng giao dịch khách hàng, các phòng có liên quan chỉ cần căn cứ vào báo cáo
số liệu trên hệ thống để theo doi tình hình khách hàng.
- Kênh tiếp cận với khách hàng vẫn mang tính truyền thống, vì khách hàng
vẫn phải trực tiếp đến giao dịch với cán bộ ngân hàng. Ở điểm này tôi xin đề xuất
theo hướng bổ sung thêm các kênh phân phối hiện đại như: giao dịch trực tuyến
qua mạng, hoặc ngân hàng cử cán bộ đến tận nhà khách hàng phục vụ.
IV. Những nội dung của môn học quản trị hoạt động có thể áp dụng tại
BIDV Cao bằng
Qua những nội dung trong môn học quản trị hoạt động, tôi nhận thấy việc
tăng năng suất cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng là rất cần thiết. Trên cơ sở đánh
giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng năng suất, cá nhân tôi nhận thấy khi
muốn tăng năng suất cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì cần phải làm tốt các
công việc sau:

- Phải có hướng đào tạo phù hợp cho người lao động, đào tạo kỹ năng làm
việc, đào tạo ý thức trách nhiệm trong công việc.
- Khi tuyển nguồn cán bộ đầu vào phải có chọn lọc kỹ càng, chọn lọc về
chất lượng dựa trên kết quả học tập, tình trạng sức khỏe, và kỹ năng kinh nghiệm
chuyên môn..
- Chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực thay thế cho các vị trí quan trọng như: cán
bộ có kỹ năng chuyên môn cao, cán bộ lãnh đạo.
10


- Áp dụng công nghệ hiện đại, thành lập tổ công tác sẵn sàng tiếp cận với
nền công nghệ hiện đại, tiên tiến hiện nay, từ đó lập chương trình đào tạo lại cho
toàn bộ đơn vị.
- Thường xuyên động viên người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến
trong công việc.
- Tăng cường tổ chức quản lý, sắp xếp nhân sự hợp lý, đảm bảo cuộc sống
người lao động

V. Kết luận
Qua việc đánh giá một quy trình tác nghiệp cụ thể và một số đề xuất cải
tiến đối với quy trình. Qua những kiến thức đã học được của môn quản trị tác
nghiệp, cá nhân tôi nhận thấy việc áp dụng những lý thuyết đã học được vào thực
tế công việc đòi hỏi phải có thời gian thử nghiệm mới đánh giá được kết quả đạt
được. Trong phạm vi nghiên cứu của bài này, theo chủ quan của cá nhân tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất đánh giá. Rất mong chương trình và giảng
viên bộ môn góp ý để tôi có những nhìn nhận thấu đáo hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11



1. Slide bài giảng môn học “Quản trị hoạt động”, Chương trình đào tạo

thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế.
2. Tài liệu bài giảng về quản trị sản xuất và tác nghiệp của chương trình

đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế.
3. Website: www.bidv.com.vn

12



×