Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.77 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ

NGUYỄN QUỐC HUY

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH
THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ:
8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
HOÀNG TRỌNG HÙNG

HUẾ, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là có thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Học viên kí tên

Nguyễn Quốc Huy

i




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt cảm ơn TS.
Hoàng Trọng Hùng người đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện nghiên cứu này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô, các anh chị học viên và những người quan tâm
đến luận văn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên kí tên

Nguyễn Quốc Huy

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : NGUYỄN QUỐC HUY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế...... Mã số: 8340410
Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG
Tên đề tài: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

1.

Mục đích và đối tượng nghiên cứu


Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh PCI, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó điểm số chi phí không chính thức trong PCI trên địa bàn
tỉnh luôn ở mức thấp so với trung vị cả nước.

2.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

- Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ý kiến khách quan từ doanh nghiệp,
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích kết quả phỏng vấn sâu.
- Phương pháp so sánh dữ liệu theo thời gian chỉ số CPI và chỉ số chi phí không
chính thức giữa tỉnh Quảng Trị với trung vị cả nước và các tỉnh lân cận nhằm đánh
giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ chi phí không chính thức.

3.

Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Số liệu thứ cấp giai đoạn 2013-2016 của VCCI cho thấy chi phí không chính
thức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu cụ thể về chi
phí không chính thức dần đạt đến mức trung vị của cả nước. Kết quả phỏng vấn sâu
các doanh nghiệp cũng cho thấy đánh giá tốt về công tác cải cách thủ tục hành chính,
thanh tra kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: Tính minh bạch về
thông tin cần cho kinh doanh, công tác đấu thầu hợp đồng nhà nước, mức độ
thân thiện của cán bộ nhà nước. Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất các giải pháp
khắc phục như sau: Công nghệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công;
Phát triển các website các Sở, ngành; Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suất
kinh doanh; Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu; Đổi mới nhận

thức về nền hành chính phục vụ nhân dân; Tổ chức chương trình tập huấn phòng
chống tham nhũng cho doanh nghiệp; Hạn chế tối đa sự chồng chéo trong hoạt động
thanh tra, kiểm tra.
iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

CBCC: Cán bộ công chức

-

CPKCT: Chi phí không chính thức

-

DN: Doanh nghiệp

-

DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

-

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

-

ĐKKD: Đăng ký kinh doanh


-

GCI (Global Compitveness Index): Năng lực cạnh tranh toàn cầu

-

GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

-

IMD (Internatonal Institute for Management Development): Viện Quốc tế về
Quản lý và Phát triển

-

KTTT: Kinh tế thị trường

-

PCI (Provincial Compettveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

-

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

-

USAID (United States Agency for International Development): Cơ quan phát
triển quốc tế Hoa Kỳ


-

VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phòng Thương Mại và
Công Nghiệp Việt Nam

-

VN: Việt Nam

-

VNCI (Vietnam Compettveness Initatves): Dự án Nâng cao năng lực cạnh
tranh Việt Nam

-

WEF (World Economic Forum): Diễn đàn Kinh tế Thế giới

-

WTO (World Trade Organizaton): Tổ chức thương mại thế giới

-

XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa
iv


MỤC LỤC

Lời
cam
...................................................................................................................1

đoan

Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ................................................................ iiiii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... iiv
Mục

lục

............................................................................................................................v

Danh

mục các sơ đồ, bảng biểu ................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.
Tính
cấp
thiết
của
..........................................................................1

vấn

đề


nghiên

2.
Mục
tiêu
nghiên
....................................................................................................2
3.
Đối
tượng

phạm
...............................................................................3

cứu
cứu

vi

nghiên

4.
Phương
pháp
nghiên
.............................................................................................3

cứu
cứu


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ
CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC ....................5
1.1. Một số khái niệm
...............................................5

liên

quan

đến

năng

lực

cạnh

1.1.1
Năng
lực
tranh................................................................................................5
1.1.2
Năng
lực
cạnh
.................................................................................6

tranh


tranh
cạnh

quốc

gia

1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam – PCI ...11
1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI ....................................11
1.2.2 Phương pháp và thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................14

PCI

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
........................24
v


1.3 Chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ......29
1.3.1 Khái niệm Chi phí không chính thức ...................................................................29
1.3.2 Vai trò của chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh
cấp
..........................................................................................................................29

tỉnh

1.3.3 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không
chính
......................................................................................................................32
1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện Chỉ số chi phí


vi

thức


không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
...................................34
1.4.1. Tỉnh Trà Vinh ......................................................................................................34
1.4.2. Tỉnh Bến Tre .......................................................................................................35
1.4.3. Kinh nghiệm từ Đà Nẵng ....................................................................................37
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị ..................................................37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA TỈNH QUẢNG
TRỊ .....................................................................................................40
GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ..............................................................................................40
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................................40
2.1.1 Thông tn cơ bản
...................................................................................................40
2.1.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
............................................43
2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2013 - 2016
....................................................................................................................44
2.2.1 Phân tích biến động của chỉ số PCI ......................................................................44
2.2.2 Phân tích biến động của chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng
Trị.........50
2.3 Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về chi phí không chính thức ........................58
2.4 Đánh giá chung ........................................................................................................64
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020

...................................................................................................67
3.1 Công nghệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công................................67
3.2 Phát triển các website các Sở, ngành để cung cấp thông tn cho các doanh nghiệp
và nhà đầu tư
.................................................................................................................69
3.3.Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suất kinh doanh
....................................70
3.4. Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu ..........................................71
vi
i


3.5 Đổi mới nhận thức về nền hành chính phục vụ nhân dân
.......................................72
3.6 Tổ chức chương trình tập huấn phòng chống tham nhũng cho doanh nghiệp
........74
3.7. Hạn chế tối đa sự chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra để tránh phiền hà, giúp
doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh
.................................................................75
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................76

vi
ii


1. Kết luận......................................................................................................................76
2. Kiến nghị ...................................................................................................................76
2.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại
hóa............................76
2.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

....................................................................77
2.3. Thay đổi, tạo chuyển biến về cách ứng xử, giữa cơ quan Nhà nước và doanh
nghiệp với tnh thần “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”
..................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................79
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN
BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT
PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1:

Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia ..............................8

Bảng 2.1:

Biến động doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 ..........................43

Bảng 2.2:

Số vốn đầu tư từ doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 ................43

Bảng 2.3:

Tổng hợp điểm số PCI của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 .........45


Bảng 2.4:

Các chỉ số thành phần của tỉnh Quảng Trị giai đọan 2013 - 2016 ..........45

Bảng 2.5:

Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2013 - 2016 ..............................................................................................51

Bảng 2.6:

Điểm số chỉ số CPKCT của Quảng Trị và trung vị cả nước
giai đoạn 2013 - 2016...............................................................................52

Bảng 2.7:

Chỉ tiêu % doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành thường
phải trả thêm chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả
nước .........................................................................................................5
3

Bảng 2.8:

Chỉ tiêu % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí
không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước ..............................54

Bảng 2.9:

Chỉ tiêu % DN cho rằng Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết công việc

cho DN là phổ biến của Quảng Trị và trung vị cả nước ...........................54

Bảng 2.10: Chỉ tiêu % DN cho rằng Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã
trả chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước............55
Bảng 2.11: Chỉ tiêu % DN cho rằng Các khoản chi phí không chính thức ở mức
chấp nhận được của Quảng Trị và trung vị cả nước................................56
Bảng 2.12: Điểm số chỉ số CPKCT của các tỉnh thuộc Duyên hải Miền Trung giai đoạn
2013 -2016 .......................................................................................56
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả phỏng vấn ý kiến doanh nghiệp..................................58

viii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thực tễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho
thấy, chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội địa phương. Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá trình
phân cấp ngày càng sâu và thực chất hơn. Chính quyền cấp tỉnh đã và đang nỗ lực
cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và
nhà đầu tư trên địa bàn của mình. Từ những điều kiện ban đầu được coi là kém
hấp dẫn với các nhà đầu tư như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban
đầu, quy mô thị trường, … nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư,
phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất, tnh thần người dân.
Những thành công đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài
nước quan tâm đến vai trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở
Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI lần đầu tiên đã đưa nội dung nâng
cao năng lực cạnh tranh vào báo cáo chính trị để thảo luận ở các cấp và xác định
năm 2016 là năm cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Trong đó cải thiện chỉ số chi phí không chính thức trở thành vấn đề cốt yếu nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phòng chống tham nhũng, cung ứng
các dịch vụ công; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp;
thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị
nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng cộng đồng doanh nghiệp trở thành lực lượng
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quê hương.
Từ trước đến nay, câu châm ngôn “Phép vua còn thua lệ làng” luôn nằm sâu
trong tâm trí các doanh nghiệp, muốn hoạt động thuận lợi phải luôn có một
1


khoản chi phí “bôi trơn” để “cỗ máy” doanh nghiệp có thể được vận hành một
cách trơn

2


tru. Không có bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động của mình bị gián
đoạn bởi những lý do mang tính nhạy cảm. Có cung thì ắt hẳn phải có cầu, mà ở
đây chính các doanh nghiệp là bên “cung” còn các cơ quan công quyền như bên
“cầu”. Chính vì sự tồn tại lâu dài của các loại chi phí “bôi trơn” này đang gây ảnh
hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh - đầu tư tại Việt Nam và
Quảng Trị không phải là ngoại lệ.
Theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số Chi phí không chính thức của VCCI từ
năm 2013 đến năm 2016 cho thấy Quảng Trị là địa phương có điểm số và thứ hạng
tương đối thấp và chưa bao giờ đạt mức trung vị của cả nước. Năm 2013, tỉnh
Quảng Trị đạt 5.13 điểm xếp hạng 55 trong số 63 tỉnh/thành. Đến năm 2014,
Quảng Trị đã có sự giảm điểm đáng kể khi chỉ đạt 3,77 điểm, đứng thứ 59 trong số

63 tỉnh/thành. Mặc dù, năm 2015 và 2016, Quảng Trị đã có sự cải thiện về điểm
số (4.77 điểm, xếp hạng 49/63 vào năm 2016) nhưng sự chuyển biến diễn ra
tương đối chậm và vẫn ở mức thấp so với cả nước. Điều này cho thấy, Quảng
Trị vẫn chưa cải thiện được chỉ số Chi phí không chính thức.
Xuất phát từ những lý do ấy đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên cứu sâu hơn về
thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị, chỉ rõ những mặt
còn hạn chế để có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức của
tỉnh Quảng Trị và cũng trên cơ sở đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh
Quảng Trị trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp cải thiện chỉ
số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng
Trị” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá chỉ số chi phí không chính thức và đề xuất các giải pháp cải thiện chỉ
số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Trị.

3


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tễn về năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh và chỉ số chi phí không chính thức;
- Đánh giá và phân tích chỉ số chi phí không chính thức ở tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2013-2016;
- Đề xuất định hướng và giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ số chi phí
không chính thức trong năng lực cạnh tranh của Tỉnh Quảng Trị.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Trị

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được phân tích trong giai đoạn từ 2013 đến
2016. Số liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình điều tra khảo sát doanh
nghiệp
trong thời gian thực hiện đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu khai thác đồng thời hai cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Số liệu thứ cấp gồm các chỉ số vĩ mô của Tỉnh Quảng Trị, chỉ số PCI và chỉ số
chi phí không chính thức của PCI. Những số liệu này được công bố chính thức ở:
- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh;
- Nguồn Niên giám thống kê tỉnh
- Bộ dữ liệu PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
khảo sát, tổng hợp và công bố từ 2013 đến 2016;

4


- Chuỗi báo cáo phân tích chỉ số PCI hằng năm của UBND tỉnh Quảng Trị từ
2013 đến 2016.
Số liệu sơ cấp: phỏng vấn ý kiến đánh giá về các vấn đề liên quan đến chỉ số
chi phí không chính thức ở Tỉnh Quảng Trị từ góc nhìn của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh. Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia bằng việc thu
thập ý kiến, trao đổi kinh nghiệm với các giám đốc doanh nghiệp về nội dung
nghiên cứu bằng kĩ thuật phỏng vấn sâu. Số lượng doanh nghiệp tham gia phỏng
vấn: 28 doanh nghiệp và được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận
tện trên cơ sở sẵn sàng đồng ý tham gia phỏng vấn của doanh nghiệp. Trong 28
doanh nghiệp tham gia phỏng vấn: tại địa bàn thành phố Đông Hà là 13 doanh
nghiệp, tại các huyện thị là 15 doanh nghiệp.
4.2 Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp định tính và định lượng.

- Phương pháp định tính gồm: Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ý
kiến khách quan từ doanh nghiệp; Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân
tích kết quả phỏng vấn sâu.
- Phương pháp định lượng gồm:
+ Phương pháp Thống kê mô tả nhằm mô tả các chỉ tiêu liên quan đến năng lực
cạnh tranh và các chỉ số chi phí không chính thức trên địa bàn nghiên cứu;
+ Phương pháp so sánh dữ liệu theo thời gian chỉ số CPI và chỉ số chi phí
không chính thức giữa tỉnh Quảng Trị với trung vị cả nước và các tỉnh lân cận
nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ chi phí không chính thức.

5


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC

1.1. Một số khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh
1.1.1 Năng lực cạnh tranh
Hiện nay có rất nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh
giữa các chủ thể được sử dụng song hành cùng với thuật ngữ “Năng lực
cạnh tranh” (Compettiveness) như: “Sức cạnh tranh” (Compettve Edge), “Khả
năng cạnh

tranh”

(Compettve

Capacity),


“Lợi

thế

cạnh

tranh”

(Compettve Advantage) và “Tính cạnh tranh” (Competitivity). Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng những thuật ngữ này. Và
trong thực tế, các thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh” và “Khả
năng cạnh tranh” đều được dùng là “Compettveness”. Theo định nghĩa của Đại
từ điển tếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999) thì “Năng lực” là: (1) Những điều kiện đủ
hoặc vốn có để làm một việc gì; (2) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc.
Theo quan điểm của Karl Marx, “Cạnh tranh” là: sự ganh đua đấu tranh gay
gắt giữa các nhà Tư Bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và têu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Theo Từ điển kinh doanh
Anh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: sự ganh
đua, kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng
một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Theo
Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động
tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành
các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
6


Dựa vào hai khái niệm trên, ta có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả
năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức,
doanh nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó, mục têu

ấy được khái quát nhất, hiệu quả cao và phát triển bền vững. Kế thừa những quan
niệm đã trình bày, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng
lực cạnh tranh là khả năng tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể
cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mục
tiêu với hiệu quả cao và bền vững.
Nói đến năng lực cạnh tranh, tùy theo yêu cầu nghiên cứu mà có thể đề cập
đến năng lực cạnh tranh ở những cấp độ khác nhau như: cấp độ quốc gia, cấp độ
ngành và cấp độ hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của từng
loại sản phẩm/dịch vụ. Dẫu đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực
cạnh tranh trên các cấp độ, song chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn được thừa
nhận về vấn đề này, do đó chưa có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Chỉ
xét riêng năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng đã có hai hệ
thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các nước và các thiết chế kinh
tế quốc tế sử dụng phổ biến là:
1 - Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo
cáo Cạnh tranh toàn cầu;
2 - Phương pháp do Viện Quốc tế về Quản lý và Phát triển (IMD) đề xuất trong
Niên giám Cạnh tranh thế giới.
Cả hai phương pháp trên đều do một số Giáo sư đại học Harvard như
Michael Porter, Jefrey Sachs và chuyên gia của WEF như Peter Cornelius,
Macha Levinson tham gia xây dựng.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh của quốc gia được hiểu theo nhiều cách tếp cận khác
nhau. Theo Lương Gia Cường- Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2003: Năng lực
7


cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được
tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định được kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống của người dân.

Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: Năng lực cạnh
tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền
vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự
thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản
xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực
con người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức
sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi
nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên. Năng lực cạnh tranh không phải là việc
một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh
tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Năng suất của nền kinh tế quốc
dân có được nhờ sự kết hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF, năng lực cạnh tranh của một
quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực
sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên
tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quan điểm
này, WEF cũng đưa ra một khung khổ các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh
tổng thể của một quốc gia và phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính, với
hơn 200 chỉ têu khác nhau. Từ năm 2000, WEF phân nhóm lại, từ 8 nhóm gộp lại
và điều chỉnh thành 3 nhóm lớn, tuy vẫn dựa trên 200 chỉ số cơ bản nhưng trọng
số của mỗi chỉ số và mỗi nhóm được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với vai trò,
tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, chẳng
hạn chỉ số công nghệ từ hệ số 1/9 lên 1/3. Nhóm 1 - Môi trường kinh tế vĩ mô.
Nhóm 2 - Thể chế công. Nhóm 3 - Công nghệ (còn gọi là nhóm sáng tạo kinh tế,
khoa học, công nghệ).
8


Năm 1990, M. Porter cho ra đời cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”
nhằm lý giải nguồn gốc của sự thịnh vượng bền vững trong nền kinh tế toàn

cầu hiện đại. Trong khi cuốn sách đề cập đến cấp độ quốc gia, điều tương tự có
thể và đã được áp dụng vào cấp độ khu vực, thành phố. Điểm nổi bật nhất
trong “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” là M. Porter đã vận dụng Mô hình kim cương
vào việc lý giải năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, mô hình kim cương bao
gồm 6 nhân tố:
Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia

Chiến lược, cấu
trúc và cạnh
tranh DN

Cơ hội

Điều kiện các
nhân tố sản xuất

Điều kiện nhu
cầu thị trường

Các ngành hỗ
trợ và liên quan

Chính phủ

(Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter)
Điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản xuất
cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó. Ví dụ: lao động có tay nghề hay cơ
sở hạ tầng. Sự trộn lẫn các nhân tố (được biết như là những tỷ lệ thành phần các
nhân tố) khác nhau nhiều giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp đạt được lợi thế
cạnh tranh nếu họ bảo đảm những nhân tố chất lượng cao hay chi phí thấp nào

đó quan trọng đối với việc cạnh tranh trong một ngành nghề nào đó.

9


(1) Điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sản

phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó. Ảnh hưởng quan trọng nhất của nhu cầu
nội địa lên những lợi thế cạnh tranh là thông qua đặc điểm và tổng hợp nhu cầu
khách hàng trong nước. Các yếu tố nhu cầu nội địa giúp các doanh nghiệp nắm
bắt, hiểu, và đáp ứng nhu cầu của người mua. Trong các ngành nghề và phân đoạn
ngành nghề, các nước đạt được lợi thế cạnh tranh là những nước có nhu cầu
nội địa cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương một phác họa rõ ràng và
nhanh chóng hơn về nhu cầu của người mua so với những gì các đối thủ nước
ngoài có thể thấy được. Áp lực của người mua nội địa thúc đẩy các doanh nghiệp
địa phương đổi mới nhanh chóng hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh cao hơn so
với các đối thủ nước ngoài. Sự khác nhau giữa các quốc gia về tính chất nhu cầu
nội địa nằm sau những lợi thế này.
(2) Các ngành nghề hỗ trợ và có liên quan: sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc

gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnh
tranh quốc tế. Sự hiện diện trong một nước của các ngành cạnh tranh có liên
quan nhau thường dẫn đến những ngành cạnh tranh mới. Các ngành có liên quan
nhau là những ngành trong đó các doanh nghiệp có thể hợp tác hoặc chia sẻ các
hoạt động trong dây chuyền giá trị khi cạnh tranh hoặc những ngành có liên quan
về các sản phẩm bổ sung nhau.
(3) Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp: điều kiện tại quốc

gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào, và
bản chất của sự cạnh tranh trong nước. Yếu tố quyết định thứ tư của lợi thế cạnh

tranh quốc gia trong một ngành nghề là bối cảnh mà doanh nghiệp được tạo
dựng, tổ chức và quản lý cũng như tính chất của đối thủ cạnh tranh trong nước.
Mục tiêu, chiến lược, và cách thức tổ chức doanh nghiệp trong các ngành nghề
biến đổi đa dạng giữa các quốc gia. Lợi thế quốc gia có được là nhờ họ biết lựa
chọn các yếu tố trên và kết hợp với nguồn lợi thế cạnh tranh trong một ngành
nghề đặc thù nào đó. Mô hình cấu trúc của đối thủ địa phương cũng có một vai


trò to lớn trong tến trình


cải cách và triển vọng cuối cùng cho sự thành công mang tính quốc tế. Cách thức
doanh nghiệp được quản lý và cách thức họ chọn để cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi
hoàn cảnh quốc gia.
(4) Cơ hội: là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp

(và cũng thường là bên ngoài sự quản lý của Nhà nước của quốc gia đang xét). Ví
dụ như những phát minh thuần tuý, những đột phá về kỹ thuật căn bản, chiến
tranh, những biến chuyển chính trị bên ngoài và thay đổi về nhu cầu thị
trường nước ngoài. Yếu tố cơ hội có thể tạo ra sự gián đoạn, làm thức tỉnh hoặc
tái cấu trúc ngành nghề và cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp của một quốc
gia nào đó loại bỏ các doanh nghiệp của một quốc gia khác. Cơ hội đã từng
đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi lợi thế cạnh tranh ở nhiều ngành
nghề. Thời cơ đóng vai trò quan trọng vì sự đình trệ chúng tạo ra sẽ dẫn tới những
thay đổi lớn trong vị thế cạnh tranh. Chúng có thể vô hiệu hóa lợi thế của những
đối thủ trước đây, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nước khác vốn dĩ thích
ứng được với tình hình mới giành lợi thế cạnh tranh.
(5) Chính phủ: chính quyền các cấp có thể cải tến hay giảm thiểu lợi thế quốc

gia. Có thể thấy vai trò này rõ nhất bằng cách kiểm tra xem các chính sách ảnh

hưởng như thế nào đến mỗi nhân tố quyết định. Chính sách chống độc quyền
(anttrust) sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong nước. Các quy định có thể thay
đổi điều kiện nhu cầu thị trường trong nước. Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổi
điều kiện về nhân tố sản xuất. Chi ngân sách (Government purchases) có thể kích
thích những ngành nghề hỗ trợ và liên quan. Nếu thực hiện chính sách mà không
cân nhắc liệu chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định
ra sao thì dẫn đến khả năng làm giảm lợi thế quốc gia thay vì gia tăng lợi thế cạnh
tranh.


Chính phủ có thể tác động lên bốn nhân tố quyết định kia (hoặc ngược lại)

theo hướng tích cực lẫn tiêu cực như trong một số ví dụ đã nêu ở phần trước. Trợ
cấp từ Chính phủ, các chính sách về thị trường vốn tư bản, các chính sách về kinh
tế, giáo dục vv… đều ảnh hưởng tới điều kiện nhân tố.




Chính phủ còn có vai trò định hình nhu cầu thị trường trong nước ở một

cấp độ nào đó. Các cơ quan Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn về hàng hoá địa
phương hay luật định ban hành ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng.


Chính phủ cũng đồng thời là khách hàng lớn đối với các ngành sản xuất

trong nước như hàng hoá dành cho quốc phòng, thiết bị viễn thông, máy bay
dành cho hàng không quốc gia. Với vai trò này, Chính phủ có thể hỗ trợ nhưng
cũng có thể làm phương hại đến nền kinh tế nước mình.



Chính phủ có thể định hình môi trường hoạt động của các ngành nghề hỗ

trợ hoặc có liên quan bằng nhiều cách khác nhau như kiểm soát truyền thông
quảng cáo hay các ngành dịch vụ hỗ trợ khác. Đường lối Nhà nước còn ảnh hưởng
tới cơ cấu tổ chức, sách lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua những
công cụ như luật lệ của thị trường vốn tư bản, chính sách thuế, luật chống độc
quyền.


Ngược lại, các chính sách Nhà nước cũng chịu tác động của những nhân tố

quyết định. Trong việc quyết định phân bổ kinh phí giáo dục ở địa phương nào có
sự tác động của nhiều đối thủ cạnh tranh ở địa phương. Nhu cầu của thị
trường trong nước về một sản phẩm nào đó có thể dẫn tới việc Chính phủ sẽ sớm
dự thảo một quy định về tiêu chuẩn an toàn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế
đạt được tăng trưởng bền vững, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và ngoài
nước, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của người dân.
1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam –
PCI
1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI
PCI là một chỉ số tổng hợp của nhiều chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần
tếp tục được đo lường qua một bộ nhiều thang đo khác nhau. Ở phần này sẽ
trình bày các thành phần chính cấu thành PCI và những thay đổi theo thời gian của


nó.



×