Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Hóa học 12 bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.14 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

LUYỆN TẬP VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA NÓ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
+ Củng cố và hệ thống hoá tính chất hoá học của Fe và một số hợp chất quan trọng của nó
+ Thiết lập được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau của mỗi
nguyên tố dựa vào tính chất hoá học của chúng
2. Về kĩ năng
+ Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, đặc biệt là phản ứng oxi hoá khử.
+ Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan đến tính chất hoá học của các đơn chất và
hợp chất của crom, sắt
II. CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Hướng dẫn HS ôn tập và chuẩn bị trước các bài tập trong SGK và SBT
* HS ôn tập kĩ những vấn đề có liên quan đến nội dung luyện tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong quá trình luyện tập)
2. Bài mới
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
+ GV chuẩn bị phiếu học tập và sơ đồ về mối quan hệ về tính chất hoá học của các đơn chất và
hợp chất như trong SGK
+ GV có thể yêu cầu HS cụ thể hoá sơ đồ bằng các phương trình hoá học của các phản ứng xảy
ra
+ HS tự kiểm tra kết quả và đánh giá kết quả của nhau dưới sự hướng dẫn của GV
+ GV tổng kết và nhấn mạnh những kiến thức cần nhớ sau:
- Sắt là kim loại chuyển tiếp điển hình phổ biến
- Nó có khả năng cho nhiều số oxi hoá: Fe( +2, +3 )
- Là kim loại có tính khử trung bình hoặc yếu
- Hợp chất Fe+2 có tính oxi hoá và tính khử ( trội hơn); Fe3+ có tính oxi hoá
- Kim loại và hợp kim sắt có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất



GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

B. BÀI TẬP
1) a. Sắt thép bị ăn mòn trong không khí ẩm. Đó là sự ăn mòn điện hoá
Sắt thép có chúa tạp chất là cacbon và một số kim loại khác
Màng nước có hoà tan khí CO2 là môi trường điện li
Trong môi trường điện li Fe - C tạo thành những cặp pin điện hoá
Tại cực âm sắt bị oxi hóa: Fe  Fe+2 + 2e
Tại cực dương oxi của không khí bị khử: 2H2O + O2 + 4e  4OHNhững ion trong màng nước tác dụng với nhau tạo thành kết tủa
Fe2+ + 2OH-  Fe(OH)2
Kết tủa bị oxi không khí oxi hoá thành gỉ sắt
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3
- Gỉ sắt được viết dưới dạng: Fe2O3. nH2O
b. Kẽm có tác dụng bảo vệ sắt tốt hơn thiếc là do:
Khi dùng một thời gian, lớp kim loại bảo vệ bị thủng, giữa sát và kim loại bảo vệ tạo
thành những cặp pin điện hoá
Nếu là sắt tráng thiếc thì pin điện hoá Fe – Sn trong đó Fe là cực âm bị ăn mòn
Ngược lại nếu là sắt tráng kẽm thì pin điện hoá Zn – Fe trong đó Zn là cực âm bị ăn mòn, sắt
được bảo vệ
Câu 2: viết các phương trình phản ưng theo sơ dồ :
Fe  FeSO4  Fe  Fe(NO3)3  Fe(NO3)2  Fe(NO3)3  CuCl2  Cu  CuCl2
 FeCl2  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe
Câu 3: để hoà tan 4 gam oxit FexOy cần vừa đủ 52,14 ml dung dịch HCl 10%
( d=1,05g/ml). tìm công thức của oxit sắt ?

Một số câu trắc nghiệm:


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12


Câu 1: Cấu hình electron nào là cấu hình của ion Fe2+ ?
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2

B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5
Câu 2: Thực hiện các phản ứng sau:
1, Fe + dung dịch HCl

2, Fe + Cl2

3, dung dịch FeCl2 + Cl2

4, Fe3O4 + dung dịch HCl

5, Fe(NO3)2 + HCl

6, dd FeCl2 + KI

Các phản ứng có thể tạo thành FeCl3 là:
A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4,5 D. Chỉ 2, 3

D. Chỉ trừ 1

Câu 3: ĐH-A-07 Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3 , Fe(NO3)2,
Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng
thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là:

A. 8

B. 5

C. 7 D. 6

Câu 4: ĐH-A-07 Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3,
thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và
axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
4,48

C. 5,60

A. 2,24

B.

D. 3,36

Câu 5: ĐH-A-07: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit
HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị
của a là
A. 0,04

B. 0,075

C. 0,12

D. 0,06


Câu 6:(CĐA-07) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung
dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng
độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
28,21%

D. 15,76%

A. 24,24%

B. 11,79%

C.


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

Câu 7:(CĐA-07) Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng
với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng
được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg.

B. Zn.

C. Al.

D. Fe.

Câu 8: Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO ; Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng thu
được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được 145,2 gam
muối khan. Giá trị m là :

A. 35,7g

B. 46,4g

C. 15,8g

D. 77.7g

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg, Cu vào H2SO4 đặc
nóng, dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m g muối khan. Biết rằng, nếu
cho 24,8 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thì thu được 11,2 lít khí (đktc). Giá trị m bằng:
A. 92 gam

B. 120 gam

C. Kết quả khác.

D. không tính được



×