Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xu hướng dịch chuyển marketing sang internet và mobile là tất yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.67 KB, 7 trang )





Xu hướng dịch chuyển
Marketing sang Internet và
Mobile là tất yếu

Xu hướng dịch chuyển Marketing sang Internet và Mobile là tất yếu - Đây là nhận
định của doanh nhân công nghệ Bryan Pelz tại Diễn đàn Tiếp thị và Truyền thông
CMO Việt Nam ngày 26/4/2013 tại Tp. HCM.
Xu hướng dịch chuyển Marketing sang Internet và Mobile là tất yếu
Các diễn giả tại đây đều đồng ý rằng Marketing 4P đã trở nên lỗi thời. Các doanh
nghiệp không có quyền lựa chọn, bởi hoặc thay đổi để trở thành số một hoặc bảo
thủ và chết cùng cái cũ.

Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ

Mở đầu bài thuyết trình tại diễn đàn, doanh nhân công nghệ Bryan Pelz khẳng định
thế giới đang chịu sự ảnh hưởng từ sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, trong đó
có Việt Nam. Các báo cáo đều cho thấy Việt Nam nằm trong top các quốc gia có
tốc độ tăng trưởng về số lượng sử dụng internet, điện thoại smartphone và đăng ký
dịch vụ 3G nhanh nhất thế giới.

Các công cụ di động có kết nối Internet ngày càng phổ biến
Cụ thể, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2012,
Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, hơn 16 triệu thuê bao 3G. Một tổng
kết khác của Cimigo về cư dân mạng cũng chỉ ra, năm 2012 tại Việt Nam, tỷ lệ
người sử dụng điện thoại di động để kết nối internet lên tới 56% số người dùng
internet, trong khi con số này vào năm 2011 chỉ ở mức 27%. Tốc độ tăng này thực
sự gây sốc với nhiều nền kinh tế.



Nguyên nhân chính của những tăng trưởng này là do giá các loại smartphone liên
tục giảm, cước internet và phí truy cập 3G ngày càng hợp lý với nhiều khuyến mại
hấp dẫn. Thêm nữa, khai thác tối đa các tiện ích của điện thoại đang dần trở thành
thói quen của người dùng Việt Nam. Họ sử dụng điện thoại kiểm tra email và điều
phối công việc, check-in và chia sẻ cảm xúc trên các mạng xã hội, đọc báo trên các
ứng dụng do các hãng điều hành và các công ty công nghệ xây dựng, chơi game
online,… Với nhiều người trẻ, hơn cả việc nâng cao giá trị bản thân, sở hữu những
chiếc smartphone giải quyết được nhu cầu của chính họ.

Phương thức Marketing thay đổi khi người dùng thay đổi

Sự thay đổi về nhân khẩu học của người dùng internet và mobile tại Việt Nam
trong những năm qua còn được thể hiện trong hành vi mua sắm của khách hàng.
Thống kê của IBM (diễn giả Đỗ Thị Hoa trình bày tại diễn đàn Tiếp thị và truyền
thông CMO Việt Nam 2013): có tới 4 trong số 10 người sử dụng smartphone để
tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng, 86% khách hàng sử dụng kênh mua sắm và
người mua hàng đa kênh tốn thời gian gấp 4 – 5 lần so với bình thường.

Tất yếu, khi người dùng thay đổi, các marketer cũng phải thay đổi. Ba thập kỷ qua,
các chất liệu: toàn cầu hóa, ADSL, các sản phẩm kỹ thuật số (smartphone,
tablet…) và mạng xã hội đã vẽ lên một cảnh quan mới của thế giới. Chúng ta đang
có khách hàng (công chúng) là công dân thời đại số, họ bội thực thông tin, họ nhạy
cảm công nghệ và họ luôn sẵn năng lượng để tạo sóng khủng hoảng cho thương
hiệu nếu doanh nghiệp và thương hiệu có vấn đề. Việc cần thay đổi cho phù hợp
với thế giới không còn như ngày hôm qua, trở thành thách thức thời đại với các
marketer.

Các diễn giả tại Hội thảo Quốc tế dành cho Lãnh đạo Marketing đều đồng ý rằng
Marketing 4P đã trở nên lỗi thời. Nhu cầu tìm kiếm những cách thức mới, phương

pháp mới và cách tiếp cận mới trở nên cấp thiết hơn khi nào hết. Chúng ta không
có quyền lựa chọn, bởi hoặc trở thành số một, hoặc thay đổi, đóng cửa hay chuyển
nhượng.
Một ví dụ cho việc lựa chọn cái mới (Internet) hay bảo thủ và chết cùng cái cũ
(kênh truyền thống) là kết quả từ báo cáo mới đây nhất của Nielsen và Internet
Advertising Bureau (IAB). Báo cáo này chỉ ra rằng quảng cáo TVC (quảng cáo
video trên internet) hiệu quả hơn so với quảng cáo truyền hình. Kết quả đáng chú ý
là chỉ cần chuyển dịch 15% kinh phí của quảng cáo tivi sang quảng cáo video trực
tuyến thì có thể tăng thêm 4% độ phủ.


×