Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tra mắt atropin 0,01% đối với sự tiến triển cận thị của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 177 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

HONG QUANG BèNH

ĐáNH GIá HIệU QUả Sử DụNG
THUốC NHỏ MắT ATROPIN 0,01%
ĐốI VớI
Sự TIếN TRIểN CậN THị CủA HọC
SINH
TIểU HọC Và TRUNG HọC CƠ Sở
TạI THàNH PHố CầN THƠ

LUN N TIN S Y HC


HÀ NỘI – 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
======

HONG QUANG BèNH


ĐáNH GIá HIệU QUả Sử DụNG
THUốC NHỏ MắT ATROPIN 0,01%
ĐốI VớI
Sự TIếN TRIểN CậN THị CủA HọC
SINH
TIểU HọC Và TRUNG HọC CƠ Sở
TạI THàNH PHố CầN THƠ
Chuyờn ngnh: Nhón khoa
Mó s

: 62720157

LUN N TIN S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Nguyn Chớ Dng
2. PGS.TS. Hong Th Phỳc
H NI 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu, sự động viên
khích lệ từ các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Chí Dũng
và PGS.TS Hoàng Thị Phúc, những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tâm chỉ bảo và định hướng, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học
và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới Bộ môn
Mắt Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Mắt-Răng Hàm Mặt Cần Thơ … đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
GS.TS Tôn Thị Kim Thanh, GS.TS Nguyễn Văn Hơn, PGS.TS Phạm Trọng Văn,
PGS.TS Phạm Thị Khánh Vân, TS. Nguyễn Đức Anh … đã đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
và các em học sinh tại các Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường Tiểu học
An Thới 2, Trường THCS Châu Văn Liêm, trường THCS An Thới đã hợp tác,
giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin chia sẻ thành quả đạt được ngày hôm nay với vợ con
tôi và những người thân trong gia đình đã có những đóng góp, hy sinh cho sự
thành công của luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hoàng Quang Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Quang Bình, nghiên cứu sinh khóa 32 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Nhãn khoa, xin cam đoan:
1. Đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Chí Dũng và PGS.TS Hoàng Thị Phúc.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2018

Hoàng Quang Bình



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATOM

Điều trị cận thị bằng atropin
(the Atropin in the Treatment Of Myopia )

BCVA

Thị lực chỉnh kính tốt nhất (Best Corrected Visual Acuity)

CI

Khoảng tin cậy (Confidence Interval)

CT

Cận thị

D

Diop

ĐNT

Đếm ngón tay

HS

Học sinh


LogMar

Lô-ga-rít của góc phân ly tối thiểu
(Logarithm of Minimum Angle of Resolution )

LT

Loạn thị

OR

Tỷ xuất chênh (Odds Ratio)

OLSM

Nghiên cứu cắt dọc về cận thị
(the Orinda Longitudinal Study of Myopia)

PALs

Kính công suất tăng dần (Progressive Aditional Lens)

RCT

Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (Randomized controlled trials)

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)


SE

Độ cầu tương đương (Spherical Equivalent)

SL

Số lượng

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

TL

Thị lực

TB

Trung bình

UCVA

Thị lực không kính (Under Corrected Visual Acuity)

VT


Viễn thị

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (The World Health Organisation)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1. CƠ SỞ PHÁT SINH TẬT KHÚC XẠ...........................................................3
1.1.1. Quá trình chính thị hóa............................................................................3
1.1.2. Mô hình thực nghiệm..............................................................................4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh.....................................................................................5
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ mắc tật khúc xạ........................................................7
1.2. TÌNH HÌNH CẬN THỊ VÀ SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CẬN THỊ...................13
1.2.3. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc mới tự nhiên và sự tiến triển cận thị trên
thế giới..................................................................................................14
1.2.4. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc mới tự nhiên và sự tiến triển cận thị ở Việt Nam..15
1.3. CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP HẠN CHẾ SỰ TIẾN TRIỂN CẬN THỊ...15
1.3.1. Đeo kính gọng.......................................................................................15
1.3.2. Kính tiếp xúc.........................................................................................17
1.3.3. Sử dụng thuốc.......................................................................................19
1.3.4. Các phương pháp điều trị trong tương lai..............................................28
1.4. SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN 0,01%.....................................28
1.4.1. Cơ chế tác dụng của atropin..................................................................28
1.4.2. Các nghiên cứu về kết quả điều trị của thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% đối
với sự tiến triển cận thị trên thế giới và ở nước ta.................................30
1.4.3. Các biến chứng và tác dụng phụ của atropin nhỏ tại chỗ......................35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................38

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................................38
2.1.1. Cho nghiên cứu mô tả cắt ngang...........................................................38
2.1.2. Cho nghiên cứu can thiệp đối với sự tiến triển cận thị..........................38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................39
2.2.2. Cỡ mẫu..................................................................................................39
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................41
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu........................................................................42


2.2.5. Nội dung nghiên cứu.............................................................................43
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................................................50
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................................50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................52
3.1. ĐẶC ĐIỂM TẬT CẬN THỊ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......52
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu......................................................52
3.1.2. Tình hình cận thị của các đối tượng nghiên cứu....................................53
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị.......................................................60
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN 0,01%......62
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu......................................................62
3.2.2. Hiệu quả của thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% đối với tiến triển cận thị..........65
3.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây tiến triển cận thị..............................................75
Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................90
4.1. ĐẶC ĐIỂM TẬT CẬN THỊ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......90
4.1.1 Tình hình cận thị của các đối tượng nghiên cứu....................................90
4.1.2 Một số yếu tố liên quan đến cận thị.......................................................97
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN 0,01%......98
4.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu......................................................98
4.2.2. Hiệu quả của thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% với tiến triển cận thị........101
4.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây tiến triển cận thị............................................115

4.2.4. Lý do bỏ cuộc và tác dụng phụ...........................................................121
4.2.5. Các thay đổi sau khi ngừng điều trị.....................................................123
4.2.6. Độ tuổi và khoảng thời gian điều trị tối ưu........................................125
KẾT LUẬN..........................................................................................................127
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................129
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN....................................................................130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Kết quả nghiên cứu tác động atropin nhỏ mắt đối với sự tiến triển cận thị. .24

Bảng 3.1.

Tổng số thực tế khám tại 4 trường.....................................................52

Bảng 3.2.

Tỷ lệ tật khúc xạ sau khi liệt điều tiết.................................................53

Bảng 3.3.

Tỷ lệ các tật khúc xạ..........................................................................54

Bảng 3.4.


Tỷ lệ cận thị ở các trường điều tra......................................................54

Bảng 3.5.

Tỷ lệ cận thị xếp theo khối lớp học....................................................55

Bảng 3.6.

Tỷ lệ cận thị xếp theo giới tính..........................................................55

Bảng 3.7.

Thị lực của các mắt cận thị................................................................57

Bảng 3.8.

Thị lực với kính hiện tại.....................................................................58

Bảng 3.9.

Thị lực sau điều chỉnh kính................................................................58

Bảng 3.10.

Mức độ cận thị của học sinh...............................................................58

Bảng 3.11.

Mức độ cận thị theo giới tính.............................................................59


Bảng 3.12.

Mối quan hệ giữa cận thị của trẻ và cha/mẹ cận thị...........................60

Bảng 3.13.

Liên quan thời gian sử dụng mắt nhìn gần với cận thị.......................61

Bảng 3.14.

Liên quan hoạt động ngoài trời với cận thị.........................................61

Bảng 3.15.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................................62

Bảng 3.16.

Đặc điểm các chỉ số nghiên cứu tại lần khám và điều trị đầu tiên......63

Bảng 3.17.

Đặc điểm mức độ cận thị (D) của học sinh trước can thiệp................64

Bảng 3.18.

Đặc điểm chiều dài nhãn cầu (mm) theo mức độ cận thị....................64

Bảng 3.19.


Chênh lệch thị lực sau 12 và 24 tháng................................................65

Bảng 3.20.

Mức chênh lệch thị lực trước sau can thiệp theo mức độ cận thị........65

Bảng 3.21.

SE tăng sau 12 tháng và 24 tháng......................................................66

Bảng 3.22.

So sánh mức độ cận thị sau 12 tháng và 24 tháng..............................67

Bảng 3.23.

Tiến triển cận thị và không tiến triển trong 2 nhóm...........................67

Bảng 3.24.

So sánh mức độ tiến triển của mắt cận thị nhẹ và trung bình.............68

Bảng 3.25.

So sánh mức độ tiến triển cận thị ở nhóm cận thị nặng với nhóm cận
thị nhẹ và trung bình..........................................................................69


Bảng 3.26.


Tăng chiều dài trục nhãn cầu năm thứ nhất và năm thứ 2..................70

Bảng 3.27.

So sánh mức tăng chiều dài trục nhãn cầu của cận thị nhẹ và trung bình....70

Bảng 3.28.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu của cận thị nặng so với cận thị nhẹ và
trung bình...........................................................................................71

Bảng 3.29.

So sánh độ cong giác mạc trước và sau can thiệp..............................72

Bảng 3.30.

Chênh lệch biên độ điều tiết...............................................................73

Bảng 3.31.

Thị lực nhìn gần.................................................................................73

Bảng 3.32.

Kích thước đồng tử ban ngày.............................................................74

Bảng 3.33.

Kích thước đồng tử ban đêm..............................................................74


Bảng 3.34.

Mối liên quan giữa tiến triển cận thị (tính bằng D) và giới tính.........75

Bảng 3.35.

Mối liên quan giữa thay đổi chiều dài trục nhãn cầu (mm ) và giới tính..75

Bảng 3.36.

Mối liên quan giữa tiến triển cận thị (tính bằng D) và nhóm tuổi......76

Bảng 3.37.

Mối liên quan giữa tiến triển cận thị (D) và độ tuổi khởi phát cận thị......77

Bảng 3.38.

Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ tiến triển cận thị................77

Bảng 3.39.

Thay đổi chiều dài trục nhãn cầu (mm) so với nhóm tuổi..................79

Bảng 3.40.

Mối liên quan giữa độ cận ban đầu và mức độ tiến triển cận thị ................81

Bảng 3.41.


Thay đổi độ cầu tương đương (D) so với độ cầu ban đầu..................82

Bảng 3.42.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu (mm) với mức cận thị ban đầu.............82

Bảng 3.43.

So sánh hoạt động ngoài trời và nhìn gần giữa trẻ cận thị không tiến
triển và trẻ cận thị tiến triển trong nhóm can thiệp.............................84

Bảng 3.44.

So sánh các đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố khác giữa trẻ cận thị
không tiến triển và trẻ cận thị tiến triển trong nhóm can thiệp...........84

Bảng 3.45.

Phân tích hồi quy các yếu tố nguy cơ cận thị tiến triển......................84

Bảng 3.46.

Tuân thủ điều trị, lý do cho việc ngưng điều trị.................................85

Bảng 3.47.

Tác dụng phụ ở trẻ duy trì điều trị và trẻ ngưng điều trị....................86

Bảng 3.48.


SE tăng trong thời gian điều trị và ngừng điều trị..............................87

Bảng 3.49.

Thay đổi trong kích thước đồng tử, điều tiết và thị lực nhìn xa/ nhìn gần..89

Bảng 4.1.

Tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh tại một số nước...........................91

Bảng 4.2.

Tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh tại Việt nam................................92


Bảng 4.3.

Thị lực nhìn xa sau điều trị đầu tiên với atropin.................................98

Bảng 4.4.

Độ cầu tương đương sau lần điều trị đầu tiên với atropin..................99

Bảng 4.5.

Biên độ điều tiết sau lần điều trị đầu tiên với atropin.........................99

Bảng 4.6.


Thị lực nhìn gần sau lần điều trị đầu tiên với atropin ......................100

Bảng 4.7.

Chênh lệch thị lực trong nghiên cứu ATOM 2..................................101

Bảng 4.8.

Tiến triển cận thị hằng năm trong nhóm atropin 0,5% - 1%.............102

Bảng 4.9.

So sánh với các nghiên cứu atropin 0,01% nhỏ mắt.........................103

Bảng 4.10.

Tác động của atropin với tiến triển cận thị.............................................104

Bảng 4.11.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu trong các phương pháp khác..............107

Bảng 4.12.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu (mm) trong Ortho - K........................108

Bảng 4.13.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu trong các nghiên cứu về atropin.........109


Bảng 4.14.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu............................................................110

Bảng 4.15.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu............................................................111

Bảng 4.16.

Tiến triển cận thị và tăng chiều dài trục nhãn cầu so với tuổi...........115

Bảng 4.17.

Tác dụng phụ...................................................................................122


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.

Các nghiên cứu về kính tiếp xúc đối với sự tiến triển cận thị........18

Biểu đồ 1.2.

Các nghiên cứu về kính định hình giác mạc đối với tiến triển cận thị....19

Biểu đồ 3.1.

Số lượng các đối tượng nghiên cứu.............................................52


Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ cận thị theo giới và theo lớp học.........................................56

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ cận thị mới phát hiện khi khám..........................................56

Biểu đồ 3.4.

Thị lực của học sinh bị cận thị theo lớp.......................................57

Biểu đồ 3.5.

Mức độ cận thị theo khối học......................................................59

Biểu đồ 3.6.

SE tăng sau 12 tháng và 24 tháng................................................66

Biểu đồ 3.7.

Mức độ tiến triển cận thị.............................................................68

Biểu đồ 3.8.

Tăng chiều dài trục nhãn cầu sau 2 năm......................................69

Biểu đồ 3.9.


Mối tương quan giữa tiến triển cận thị và tăng chiều dài trục nhãn cầu. .71

Biểu đồ 3.10.

Công suất khúc xạ giác mạc sau 2 năm.......................................72

Biểu đồ 3.12. Tăng chiều dài trục nhãn cầu (mm) sau 2 năm theo nhóm tuổi......78
Biểu đồ 3.13. Tăng chiều dài trục nhãn cầu sau 2 năm theo độ tuổi bắt đầu điều trị. .80
Biểu đồ 3.14. Tiến triển cận thị so với mức cận thị ban đầu...............................81
Biểu đồ 3.15. Tăng chiều dài trục nhãn cầu theo độ cầu ban đầu........................83
Biểu đồ 3.16. Tăng chiều dài trục nhãn cầu theo độ cầu ban đầu, so sánh nhóm
can thiệp với nhóm chứng..........................................................83
Biểu đồ 3.17. Tiến triển cận thị sau khi ngưng thuốc.........................................86
Biểu đồ 3.18. Thay đổi mức độ tiến triển cận thị trong và sau giai đoạn điều trị....87
Biểu đồ 3.19. Tăng chiều dài trục nhãn cầu sau khi ngưng thuốc.......................88
Biểu đồ 4.1.

Hiệu quả làm chậm tiến triển cận thị.........................................110


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1.

Lệch tiêu cận thị và viễn thị...................................................................4

Hình 1.2.

Lệch tiêu viễn thị....................................................................................6


Hình 1.3.

Công thức hóa học...............................................................................21

Hình 2.1.

Thuốc nhỏ atropin 0,01%.....................................................................43

Sơ đồ 1.1. Thuyết sức căng cơ học và điều tiết non độ...........................................7
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu.....................................................................51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô
thị hóa và sự thay đổi lối sống trong xã hội hiện đại, tình hình tật khúc xạ đang có
xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới, trong đó
có khoảng 153 triệu người mù lòa, chủ yếu sống ở các nước đang phát triển (1/3 ở
châu Phi). Tật khúc xạ chưa được chỉnh kính hiện là nguyên nhân hàng đầu gây
giảm thị lực, đồng thời là nguyên nhân gây mù quan trọng xếp thứ hai sau bệnh đục
thể thủy tinh, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo toàn cầu, cần đặc biệt quan
tâm nhằm đạt được mục tiêu “Thị giác 2020 ”. Tỷ lệ tật khúc xạ rất khác nhau ở các
nước, Châu Á là nơi có tỷ lệ tật khúc xạ cao nhất thế giới và có xu hướng gia tăng
mạnh trong những năm gần đây, lên tới 80% như ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông và Singapore, trong khi tại Mỹ tỷ lệ cận thị là 41,6% trong giai đoạn 19992004[ CITATION Coo \l 1033 ], [ CITATION Vitec \l 1033 ]. Ước tính riêng châu Á
đã có tới 300 triệu người tật khúc xạ.
Không chỉ tăng nhanh về tỷ lệ, tật khúc xạ ở trẻ em còn thay đổi theo lứa tuổi,
đặc biệt cận thị còn tiến triển ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng xấu tới thị lực, gây
biến chứng dẫn tới mù lòa, tăng các chi phí cho gia đình, xã hội và hạn chế trong

lựa chọn nghề nghiệp sau này.
Ở Việt Nam, tật khúc xạ đang là một vấn đề sức khỏe thời sự được xã hội đặc
biệt quan tâm. Đã có nhiều điều tra, nghiên cứu về tỷ lệ tật khúc xạ ở các lứa tuổi và
một số nghiên cứu về sự thay đổi khúc xạ ở học sinh. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
(2009) nghiên cứu sự tiến triển của cận thị trên trẻ em đến khám bệnh tại bệnh viện
Mắt Trung ương cho thấy sự tiến triển của cận thị là 0,69 Diop (D)/năm[CITATION
Ngu09 \l 1033 ]. Đặng Anh Ngọc (2010) thấy tỷ lệ mắc mới ở vùng nội thành Hải
Phòng là 6,46% cao hơn vùng ngoại thành (1,27 D)[CITATION Đặn10 \l 1033 ].
Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Hạnh (2011) nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của
học sinh lớp 6 trong một năm thấy tỷ lệ mắc mới cận thị là 2,0%/ năm với mức độ
tiến triển trung bình là 0,4 D/ năm [CITATION Ngu10 \l 1033 ]. Các nghiên cứu
trên còn giới hạn trong phạm vi như chỉ nghiên cứu trên những trẻ đến bệnh viện


2

khám hoặc chỉ theo dõi được ở 1 lứa tuổi trong thời gian ngắn. Một số tác giả khác
như Hoàng Văn Tiến (2006), Đặng Anh Ngọc (2010) [CITATION Đặn10 \l 1033 ]
[CITATION Hoà06 \l 1033 ] đã nghiên cứu các giải pháp can thiệp đối với cận thị
như truyền thông phổ biến kiến thức nâng cao thực hành vệ sinh học đường.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu can thiệp làm chậm tiến triển cận thị
như chỉnh kính thấp hơn độ cận thị, đeo kính tiếp xúc cứng, kính 2 tiêu cự, đa tiêu
cự, sử dụng pirenzepine … nhưng hầu hết các phương pháp là không hiệu quả. Cho
tới nay, sử dụng atropin nhỏ mắt là một trong 3 phương pháp làm chậm tiến triển
cận thị có hiệu quả, ngoài việc mang kính Ortho-K và kính tiếp xúc mềm đa tiêu cự.
Các tác giả Bedrossian, Gostin (1964), Gimbel, Kelly, Dyer, Sampson, Gruber,
Brodstein, Brenner và Yen từ 1973 tới 1989 đã nghiên cứu thấy sử dụng atropin 1%
nhỏ mắt có tác dụng tốt làm ngăn cản sự tiến triển của mắt cận thị so với các mắt
đối chứng. Trong thập niên qua, Shih (1999), Shia (2001), Chua(2006), Lee (2006),
Lu (2010) đã khẳng định tác dụng làm chậm tiến triển của cận thị bằng thuốc nhỏ

mắt atropin với nồng độ thấp hơn như 0,5%, 0,25%, 0,1%, 0,05% [CITATION
Coo \l 1033 ]. Mới đây, năm 2011 A. Chia tại Singapore đã thông báo thuốc nhỏ
mắt atropin 0,01% cũng có tác dụng rõ rệt làm chậm tiến triển cận thị mà không có
các tác dụng phụ như lóa mắt, viêm kết mạc dị ứng, viêm da mi [ CITATION
Chieb \l 1033 ].
Tuy nhiên đến nay, tại thành phố Cần Thơ chưa có các nghiên cứu sâu và toàn
diện về vấn đề này và ở nước ta vẫn chưa có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả biện
pháp can thiệp dùng thuốc nhỏ mắt dễ sử dụng như atropin nồng độ thấp 0,01% để
hạn chế sự tiến triển cận thị ở học sinh. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh
giá hiệu quả sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% đối với sự tiến triển cận thị
của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Cần Thơ” với các mục
tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm tật cận thị của học sinh 1 số trường tiểu học và trung học
cơ sở TP. Cần Thơ trong năm học 2013 -2014.


3

2. Đánh giá hiệu quả can thiệp của thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% đối với sự
tiến triển cận thị.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. CƠ SỞ PHÁT SINH TẬT KHÚC XẠ
1.1.1. Quá trình chính thị hóa
Trong suốt quá trình phát triển bình thường của mắt, trục nhãn cầu phải phù
hợp với công suất khúc xạ để đảm bảo hình ảnh võng mạc được hội tụ chính xác.
Nếu mắt phát triển quá nhanh, hình ảnh nằm phía trước võng mạc, hậu quả là sự
phát triển của mắt có khuynh hướng chậm lại. Nếu mắt phát triển quá chậm, hình
ảnh nằm về phía sau và mắt sẽ có khuynh hướng phát triển nhanh hơn. Quá trình

sinh học liên tục này nhằm đảm bảo cân bằng công suất khúc xạ và phát triển chiều
dài trục nhãn cầu gọi là quá trình chính thị hóa (Emmetropization) (Yackle và
Fitzgerald (1999).
Quá trình chính thị hóa xảy ra vào 18 tháng đầu tiên (82% trẻ vào lúc 12 tháng
tuổi), chính thị đạt được vào độ tuổi 9 - 14 và không có sự thay đổi khúc xạ trên mắt
bình thường sau 16 tuổi.
Hai thuyết đối nghịch nhau là cơ chế chủ động (feedback thị giác) và thụ động
(sự phát triển được xác định trước). Theo Saunders (1994) thì chính thị phối hợp cả
quá trình thụ động và chủ động.
- Quá trình thụ động: quyết định bởi gen và yếu tố thể chất. Công suất khúc xạ
(dioptric) giảm, tỷ lệ với sự gia tăng của kích thước trục. Khi sự thay đổi này không tỷ
lệ với nhau, bất chính thị phát triển. Trẻ cận thị có thể thủy tinh mỏng hơn bình thường,
điều này cho thấy quan hệ cơ học giữa sự phát triển của mắt và sự bù trừ của thể thủy
tinh. Điều này cho thấy đây là quá trình feedback không phải do thị giác.
- Quá trình chủ động: quyết định bởi hình ảnh võng mạc. Mắt phân tích số
lượng hình ảnh mờ trên võng mạc và kéo dài trục nhãn cầu cho đến khi hình ảnh
trên võng mạc rõ nét. Đây là cơ chế feedback thị giác từ hình ảnh võng mạc. Có
nhiều bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này như hiện tượng các bệnh lý đục giác


4

mạc, đục thể thủy tinh, hẹp khe mi, xuất huyết dịch kính và bệnh lý võng mạc trẻ
sinh non (Retinopathy of Prematurity (ROP) làm cho mắt kéo dài ra. Một nghiên
cứu trên trẻ sinh đôi cho thấy mắt bị đục môi trường quang học một bên sẽ có trục
nhãn cầu dài hơn mắt lành 2 mm, tương đương 6 D.
Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng quá trình kiểm soát chính thị hóa này nằm
ở vùng ngoại biên của mắt (Wildsoet (1988), Wallman (1997), Smith (2009)…) cho
thấy ngay cả khi cắt thần kinh thị, sự phát triển của mắt vẫn tiếp tục tại vùng kích
thích trên võng mạc. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự thay đổi tương phản

hình ảnh võng mạc, ví dụ như che, hoặc dùng thấu kính làm lệch tiêu tại 1 vùng
võng mạc khu trú, tác động lên sự phát triển nhãn cầu chỉ duy nhất tại vùng đó
(Wildsoet (1998), Smith (2009)...)

Hình 1.1. Lệch tiêu cận thị và viễn thị (nguồn:Hung, 2010 [ CITATION Hun1 \l
1033 ])
1.1.2. Mô hình thực nghiệm
Wiesel (1977) nhận thấy khâu mắt khỉ gây ra cận thị. Kết quả quan trọng này
thúc đẩy nghiên cứu thực nghiệm trên một số loài để tìm hiểu bản chất quang học
và sinh học của cận thị. Giữa thập niên 1970, nhiều mô hình động vật đã được phát
triển (Sherman (1977), Wallman (1978)…) với việc tìm ra có 3 loài đóng vai trò
quan trọng [CITATION Wal11 \l 1033 ].
1.1.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Young (1961) nhận thấy cận thị ở khỉ gia tăng trong môi trường không gian bị
giới hạn. Loại gặm nhấm như chuột ít biến dị và có độ khúc xạ lớn, phát triển cận
thị nhanh, chỉ 12 - 14 ngày. Cấu trúc củng mạc và các nguyên bào sợi có tất cả năm


5

loại thụ thể muscarinic như người. Gà nuôi là mô hình thông dụng nhất, giá rẻ và
sẵn có[CITATION Hội01 \l 1033 ]. Có thể gây độ khúc xạ -5 D tới -10 D trong 5 - 7
ngày, trong tự nhiên không phát triển cận thị.
1.1.2.2. Mô hình
Cận thị do ức chế thị giác (Form - deprivation Myopia ) (FDM): sử dụng kính
che mờ trên mắt động vật, làm cường độ ánh sáng, chi tiết vật và độ tương phản
giảm. Thị giác không bị che hoàn toàn. Mắt sẽ dừng phát triển đến khi kính mờ
được tháo bỏ.
Cận thị do mang kính phân kỳ (Negative lens - Induces Myopia) (LIM): mắt
sẽ phát triển đến kích thước phù hợp độ khúc xạ gây ra bởi kính. Theo Irving

(1992), Smith (1999), mô hình LIM cho thấy tính tương quan rất chặt giữa chiều dài
và công suất kính, ví dụ gà được mang kính -7 D trong 10 ngày sẽ có độ khúc xạ
-10 D khi bỏ kính ra.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
2 cơ chế phát sinh cận thị:
* Thuyết điều tiết non độ (Accommodative lag theory): thuyết này dựa trên
giả thiết là ảnh võng mạc mờ ở mắt viễn thị do điều tiết non độ trong các hoạt động
nhìn gần là nguyên nhân gây ra sự phát triển bất thường của trục nhãn cầu. Cơ sở
của thuyết này là các mắt cận thị có đáp ứng điều tiết yếu hơn so với mắt chính thị,
Do đó khi ảnh võng mạc mờ thì đáp ứng điều tiết của mắt không đủ để cho nhìn rõ.
Vai trò của lệch tiêu viễn thị được xác nhận bởi quan sát rằng những mắt của động
vật còn nhỏ khi cho đeo kính trừ thì mắt đáp ứng bằng sự dài ra nhanh hơn của trục
nhãn cầu. Tuy nhiên, các giai đoạn ngắn mắt nhìn rõ (khi nhìn vật ở xa) sẽ khử hoàn
toàn tín hiệu “tăng chiều dài trục nhãn cầu” (“grow signal”) gây ra bởi ảnh võng
mạc mờ ở mắt viễn thị khi nhìn gần. Những kết quả nghiên cứu ở động vật đã cho
thấy là lệch tiêu viễn thị do điều tiết non độ trong khi làm việc nhìn gần chưa chắc
đã phải là yếu tố làm tăng trục nhãn cầu. Ngoài ra các ý kiến còn chưa thống nhất là
lệch tiêu viễn thị có xảy ra trước khi xuất hiện cận thị không và điều tiết non độ có
liên quan đến sự tiến triển cận thị hay không.


6

Hình 1.2. Lệch tiêu viễn thị
* Thuyết sức căng cơ học (mechanical tension theory):
Thuyết này được đưa ra dựa vào dữ liệu về sự phát triển của nhãn cầu ở trẻ
chính thị và viễn thị. Thuyết này khẳng định rằng sức căng cơ học tạo ra bởi thể
thủy tinh hoặc thể mi làm hạn chế sự giãn ra của nhãn cầu ở vùng xích đạo, làm cho
trục nhãn cầu dài ra nhiều hơn. Thuyết này cho rằng có nhiều yếu tố làm cho kích
thước nhãn cầu lớn hơn bình thường ở những trẻ có nguy cơ cận thị. Sức căng thể

mi-hắc mạc ở phần trước nhãn cầu đạt đến điểm tới hạn mà nhãn cầu không thể
giãn ra tương ứng trong quá trình phát triển của mắt. Cận thị xảy ra do sự dài ra quá
mức không thể bù trừ được, vì thể thủy tinh không thể giảm công suất hơn nữa bằng
cách dẹt hơn và căng ra hơn. Một hậu quả khác của sự đạt điểm tới hạn là sức căng
dẫn đến tăng lực điều tiết cần thiết, do đó làm cho điều tiết non độ và tỉ số AC/A
càng tăng thêm. Theo thuyết này thì điều tiết non độ chỉ là một sản phẩm phụ của
cận thị và nó liên quan với tiến triển cận thị nhưng không phải là nguyên nhân của
tiến triển cận thị [CITATION Berov \l 1033 ]. Thuyết này cũng phù hợp với sự
biến dạng nhãn cầu xảy ra ở mắt cận thị.


7

Sơ đồ 1.1. Thuyết sức căng cơ học và điều tiết non độ (Berntsen, 2010
[CITATION Berov \l 1033 ])
Như vậy, hiện nay có 2 thuyết về cơ chế phát sinh cận thị, đưa đến việc giải
thích và hướng điều trị cận thị cũng khác nhau.
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ mắc tật khúc xạ
Nguyên nhân phát sinh cận thị là sự kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó
quan trọng nhất là yếu tố gen và yếu tố môi trường. Nói một cách khác, hiện tại có 2
thuyết: thuyết sử dụng và lạm dụng - sự căng thẳng điều tiết (The use and abuse
theory - accomadative stress) và thuyết sinh học về cận thị (The biological theory of
myopia).
1.1.4.1. Yếu tố di truyền
Độ dài trục nhãn cầu góp phần lớn nhất quyết định tật khúc xạ. Tính di truyền
đối với độ dài trục khoảng từ 40% tới 94%, độ sâu tiền phòng từ 70% - 94%, độ dày


8


của thể thủy tinh từ 90,3% tới 93% (Lyhne, 2001). Cá nhân có gen có khuynh
hướng phát sinh cận thị khi tiếp xúc yếu tố môi trường nào đó.
-

Yếu tố chủng tộc
Khảo sát xem xét dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia (The National Health and

Nutrition Examination Survey (NHANES) (1971 - 1972) cho thấy tỷ lệ cận thị cao
ở nữ và người da trắng. Các tác giả Wang (1994), Rajan (1994) cho kết quả tương
tự. Người châu Á và người Do Thái có tỷ lệ cận thị cao. Zylbermann (1993) cho
thấy trẻ nam ở các trường Do Thái chính thống có tỷ lệ cận thị (81,3%) cao hơn so
với các trường Do Thái thông thường (27,4%)[CITATION Jonug \l 1033 ]. Tại Đài
Loan, tỷ lệ cận thị ở người bản địa là 13% so với 30% ở người Trung
quốc[CITATION Saw96 \l 1033 ]. Theo Wu (2001), tỷ lệ cận thị người bản địa
(82,2% ) cao so với người gốc Ấn Độ (68,7%) và gốc Mã Lai (65,0%). Chủng tộc
thể hiện về cấu trúc gen và thể hiện tính nhạy cảm mạnh đối với bệnh nào đó
(Mann, 1966). Wedner (2002) nhận thấy học sinh gốc Phi có tỷ lệ thấp hơn (4,7%)
so với trẻ không phải gốc Phi (13,4%) và người gốc Nam Á (17,0%), với p < 0,001.
-

Tiền sử gia đình
Nghiên cứu về di truyền tiến hành chủ yếu trên các trẻ sinh đôi, phả hệ và gia

đình. Sorby (1996) và Keller (1973) cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa cha mẹ
và trẻ. Zadnik (1994) nhận thấy học sinh cận thị có cha mẹ cận thị thì trục nhãn cầu
dài hơn, gợi ý cho một khả năng di truyền. Cả hai cha mẹ bị cận thị thì 33 - 60% trẻ
cận thị, nếu 1 trong hai cha mẹ cận thị thì có 23 - 40% trẻ cận thị, không có ai trong
cha mẹ cận thị thì chỉ có 6 - 15%. Wedner (2002), Mehdizadeh (2006), Khader
(2006) [CITATION Khaul \l 1033 ]…cũng cho kết quả tương tự. Sự khác nhau về tỷ
lệ cận thị liên quan đến cận thị cha mẹ có thể biểu hiện ngay trong những năm đầu

đi học [CITATION Saw96 \l 1033 ][CITATION Gos \l 1033 ]. Vai trò của di truyền
được thừa nhận ở cận thị nặng. Ashton (1985) nhận thấy trẻ cận thị dưới 1 D có
15% cha mẹ bị cận thị, trẻ cận thị nặng hơn 7 D có 55% cha, mẹ bị cận thị. Ashton
(1985) nghiên cứu tiến hành ở Hawai trên 185 gia đình có cha mẹ tổ tiên là người
Nhật và trên 192 gia đình có cha mẹ tổ tiên là người châu Âu cho thấy có bằng


9

chứng về mô hình di truyền gen theo thuyết của Mendel[CITATION Saw96 \l
1033 ].
Nghiên cứu trẻ sinh đôi không xác định được mô hình di truyền nhưng cung
cấp bằng chứng cận thị có thể di truyền. Trong một nghiên cứu các cặp sinh đôi
cùng trứng có thói quen nhìn gần gần giống nhau (khác nhau ít hơn 1 giờ/ ngày về
học tập và đọc) so với các cặp sinh đôi cùng trứng (79,3%) có thói quen không
giống nhau, các tác giả cho thấy sự kết hợp tăng thêm có ý nghĩa giữa sinh đôi cùng
trứng với công việc nhìn gần[CITATION Sawep \l 1033 ].
1.1.4.2. Yếu tố môi trường
Tỷ lệ cận thị khác nhau giữa các vùng, các quốc gia và giữa các thế hệ. Tỷ lệ
cận thị phát sinh ở thế hệ sau là manh mối quan trọng cho nguyên nhân gây cận thị
ở cộng đồng người trẻ tuổi. Di truyền và môi trường cùng đóng vai trò trong sự phát
sinh cận thị. Tuy nhiên, khi sự thay đổi xảy ra trong một giai đoạn ngắn, nguyên
nhân thường là do ảnh hưởng của môi trường. Thay đổi lớn trong lối sống của
người Trung Quốc trong ba hoặc bốn thế kỷ qua cho thấy các yếu tố về cách sống
có thể ảnh hưởng tới cận thị[CITATION Edwan \l 1033 ].
-

Giáo dục và sự hiểu biết
Nghiên cứu ở Đan Mạch, Israel, Mỹ, Phần Lan, Singapore cho thấy tỷ lệ cận


thị cao hơn trong cá nhân với trình độ học vấn cao. Sato (1993) thấy tỷ lệ cận thị
mắc mới cao hơn trong số người tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Tay (1992) thấy tỷ lệ cận
thị gia tăng cùng với sự học tập. Dayan (2005) nhận thấy tỷ lệ cận thị tỷ lệ thuận với
trình độ học vấn, thể hiện qua số năm học tập tại trường: nhóm học vấn từ lớp 8 trở
xuống có 4,7% cận thị nhẹ, 1,7% cận trung bình và 0,7% cận nặng; nhóm học vấn
từ lớp 12 trở lên có 16,0% cận thị nhẹ, 7,7% cận trung bình và 2,2% cận nặng.
Ashton (1985) nhận thấy không có liên quan giữa cận thị và công việc nhìn gần,
nhưng mối liên quan thành tích tại trường và cận thị đã được ghi nhận. Hirsch
(1959) lưu ý rằng trẻ thông minh thường đọc sách và bị cận thị nhiều hơn. Mức độ
giáo dục và thông minh quan hệ mạnh với công việc nhìn gần.
-

Công việc nhìn gần


10

+ Các nghiên cứu cho rằng công việc nhìn gần ảnh hưởng tới cận thị
Nghiên cứu SMS (The Sydney Myopia Study: nghiên cứu cận thị Sydney)
[CITATION IpJ08 \l 1033 ] cho thấy trẻ em đọc liên tục hơn 30 phút có nhiều khả
năng phát triển cận thị so với trẻ đọc liên tục dưới 30 phút, nhìn gần dưới 30 cm có
khả năng cận thị gấp 2,5 lần so với khoảng cách xa hơn. Nghiên cứu SCORM tại
Singapore (The Singapore Cohort Study of the Risk Factors for Myopia) cho thấy
trẻ đọc nhiều hơn 2 cuốn sách một tuần có nguy cơ cao hơn gấp 3,05 lần đối với cận
thị cao độ (ít nhất trên -3 D) so với trẻ đọc dưới 2 cuốn một tuần. Đọc hơn 2 giờ/
ngày có khả năng bị cận thị cao hơn 1,5 lần so với những người đọc ít hơn 2 giờ,
nhưng điều này không có ý nghĩa. Mỗi tuần đọc nhiều hơn 1 cuốn sách kèm theo
với sự kéo dài trục nhãn cầu thêm 0,04 mm, đọc nhiều hơn 2 cuốn sách mỗi tuần có
chiều dài trục nhãn cầu hơn 0,17 mm [CITATION Sawov \l 1033 ]. Nghiên cứu
OLSM (the Orinda Longitudinal Study of Myopia: nghiên cứu cắt dọc về cận thị)

[CITATION Mutec \l 1033 ] đã phát hiện ra rằng OR = 1,02 cho mỗi giờ làm việc
nhìn gần một tuần. Nghiên cứu cắt dọc của You (2016) tại Thượng Hải cho thấy
đọc, viết, xem tivi, ánh sáng không đủ và làm việc liên tục hơn 30 - 40 phút sẽ làm
thay đổi thông số khúc xạ và chiều dài sinh học nhãn cầu. Li (2015) cũng kết luận
công việc nhìn gần liên quan tới yếu tố đọc liên tục, khoảng cách đọc gần, xem tivi
gần, nghiêng đầu khi viết, dùng đèn huỳnh quang. Các nghiên cứu của Hsu (2016)
cũng cho kết quả tương tự.
+ Thuyết sinh học đối với công việc nhìn gần
Gia tăng áp lực ở phần phía trước do điều tiết gây quá sức chịu đựng cho củng
mạc, dẫn đến sự gia tăng trục thị giác. Tuy nhiên sự gia tăng áp lực chưa được ghi
nhận. Dẫu sao, sự điều tiết khiếm khuyết làm hình ảnh không hội tụ trên võng mạc
đang ngày càng được xem là yếu tố chìa khóa trong phát sinh cận thị. Young (1961)
thực nghiệm trên khỉ, thị giác bị giới hạn trong 18 inch (46cm) bởi màn che thì mắt đó
sẽ trở nên cận thị đã cho thấy mối liên quan công việc nhìn gần với sự gia tăng điều tiết
và cận thị. Raviola (1978) cho thấy khỉ bị phẫu thuật làm hẹp mi mắt một bên trong
môi trường được chiếu sáng đã phát sinh cận thị trục ở mắt bị làm hẹp khe mi.
+ Các nghiên cứu cho rằng nhìn gần không có mối quan hệ với cận thị


11

Một số tác giả khác như Saw (2002)[CITATION Saw02 \l 1033 ], Lu (2009),
Low (2010)[CITATION Low10 \l 1033 ], Jones-Jordan (2012)[CITATION Jon \l
1033 ] cho rằng nhìn gần không có mối quan hệ với cận thị[CITATION Fos14 \l
1033 ].
+ Hạn chế của các nghiên cứu công việc nhìn gần:
Hầu hết các nghiên cứu là mô tả cắt ngang, hoạt động nhìn gần và cận thị
được xác định trong cùng một thời điểm nên không thể kiểm tra quan hệ nguyên
nhân - kết quả[CITATION Pan12 \l 1033 ][CITATION Sawep \l 1033 ]. Ngoài ra,
thông tin do cha mẹ báo cáo nên sai lệch có thể xảy ra. Cần phương pháp chặt chẽ

hơn để định lượng công việc nhìn gần. Một số biến thể của công việc nhìn gần như
tư thế đọc, giải lao, ánh sáng cần được nghiên cứu để thay đổi thái độ hành vi
[CITATION Wonov \l 1033 ].
-

Công việc hoạt động ngoài trời
+ Các nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ của hoạt động ngoài trời với cận thị:
Mutti (2007) đầu tiên báo cáo hoạt động ngoài trời và khả năng làm giảm khả

năng cận thị [CITATION Jonug \l 1033 ], tác động đó được báo cáo trong các
nghiên cứu của Rose (2008)[CITATION Rosug \l 1033 ], Jones-Jordan (2010)
[CITATION Jon \l 1033 ], Guggenheim (2012)… Nghiên cứu SMS (The Sydney
Myopia Study: nghiên cứu cận thị Sydney) tìm thấy học sinh có mức nhìn gần cao,
mà hoạt động ngoài trời thấp có mức khúc xạ trung bình viễn thị thấp. Thời gian
ngoài trời ít và nhìn gần nhiều có khả năng làm tăng tỷ lệ cận thị tới 2 -3 lần. Dirani
(2009)[CITATION Dirug \l 1033 ] cho thấy mỗi giờ gia tăng hoạt động ngoài trời,
độ cầu tương đương tăng + 0,17 D và độ dài trục nhãn cầu giảm 0,06 mm. Jones
(2007) [CITATION Jonug \l 1033 ] trên dữ liệu OLSM thấy trẻ em trở thành cận thị
khi dành ít thời gian thể thao và hoạt động ngoài trời so với những người không bị
cận thị (7,98 ± 6,54 giờ so với 11,65 ± 6,97 giờ). Nghiên cứu cận thị tại
Sydney[CITATION Rosug \l 1033 ] cho thấy hoạt động ngoài trời có tác động lên
khúc xạ của mắt và là yếu tố bảo vệ chống cận thị.


12

Có lẽ ngưỡng 10 - 14 giờ hoạt động ngoài trời/ tuần giúp ngăn cận thị
[CITATION Wu16 \l 1033 ]. Verkicharla (2016) cho rằng hoạt động ngoài trời
khoảng 3 giờ/ ngày có tác dụng bảo vệ chống lại cận thị. Thử nghiệm trên trẻ Trung
Quốc thấy hoạt động ngoài trời 40 phút/ ngày giảm khởi phát cận thị 9% sau 3 năm.

Tại Đài Loan, hoạt động ngoài trời 80 phút/ ngày giảm khởi phát cận thị 9% sau 1
năm. Tác giả Shah (2017) kết luận rằng bổ xung hoạt động ngoài trời có tác động
lớn trên khởi phát và phát triển cận thị ở lứa tuổi 5 - 8. He (2015) cho rằng 45 phút
hoạt động ngoài trời có thể ngăn ngừa cận thị.
Xiong (2017)[CITATION Xia \l 1033 ] phân tích meta-analysis trên 25 nghiên
cứu, kết luận hoạt động ngoài trời ngăn cản phát triển cận thị, nhưng không làm
chậm tiến triển cận thị trong các đối tượng đã bị cận thị. Cohen (2011) nghiên cứu
trên gà con cho thấy cường độ ánh sáng điều chỉnh các quá trình chính thị hóa và
cường độ thấp của ánh sáng vào ban đêm là một yếu tố nguy cơ cho phát triển cận
thị.
+ Cơ chế sinh học
Theo Morgan, 3 thuyết được đưa ra để giải thích giá trị của hoạt động ngoài
trời: 1/ánh sáng về phía cuối dải tia cực tím làm chậm phát triển của mắt và cận thị
2/ thuyết không gian dioptric (Flitcroft) 3/ thuyết “ánh sáng-dopamine” (Morgan):
ánh sáng ngoài trời làm co đồng tử, làm tăng độ sâu thị trường và giảm độ mờ của
ảnh. Dopamine phóng thích từ võng mạc khi bị kích thích bởi ánh sáng, sẽ ức chế
các chất dẫn truyền thần kinh làm ức chế sự phát triển tại mắt. Ashby (2010) cho gà
con tiếp xúc với cường độ chiếu sáng cao (15 000 lux) trong 5 giờ mỗi ngày sẽ bù
trừ có ý nghĩa cho việc đồng thời mang kính phân kỳ khi so sánh với những cá thể
chiếu sáng dưới 500 lux. Charman (2011) giả thuyết mối quan hệ giữa hình ảnh
không đều trên võng mạc là điều kiện thuận lợi để phát triển quá trình chính thị hóa
dựa trên võng mạc ngoại vi. Tình trạng này được thỏa mãn bởi hoạt động ngoài trời,
vì kích thích quang học không thay đổi nhiều tại mỗi vùng trên thị trường.
+ Bằng chứng không có mối quan hệ:


×