Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

LÊ LAN HƯƠNG

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: Lê Lan Hương
Người hướng dẫn: PGS, TS Lê Thị Thu Thủy

Hà Nội - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực
trạng và giải pháp phát triển” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu và thông tin sử dụng nghiên cứu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ
ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều do
tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
tại Việt Nam.

Học viên cao học

Lê Lan Hương


ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế quốc tế và Khoa
Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
và trang bị những kiến thức quý báu trong những năm vừa qua.
Đặc biệt,em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS, TS
Lê Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo trong suốt quá trình em thực hiện
luận văn.
Xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ của ơng, bà, cha, mẹ, các anh
chị, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn.

Hà Nội, tháng 03 năm 2018
Học viên cao học

Lê Lan Hương


iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH & BIỂU ĐỒ .................................................................................................. vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN..................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................... 2
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 4
4. Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 5
6. Kết cấu luận văn ....................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔNG THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN.............................................................................................................................................. 6
Những vấn đề cơ bản về thanh tốn khơng dùng tiền mặt ........................................... 6

1.1.
1.1.1

Khái niệm thanh tốn khơng dùng tiền mặt ............................................................... 6

1.1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................................. 6
1.1.1.2. Mơ hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt ................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư ................................................. 8

1.1.2.1. TTKDTM đáp ứng đa dạng các loại giao dịch thương mại của dân cư .................... 8
1.1.2.2. TTKDTM có giá trị giao dịch thấp ........................................................................... 9
1.1.2.3. TTKDTM không giới hạn về thời gian và địa lý ...................................................... 9
1.1.3. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt ............................................................... 9
1.1.3.1.Theo kênh thanh tốn ............................................................................................... 10
1.1.3.2. Theo cơng cụ thanh tốn ......................................................................................... 13
1.1.3.3.Theo phương thức định danh ................................................................................... 15
1.2. Tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến ........................................................................ 17
1.2.1. Khái niệm cổng thanh toán trực tuyến ........................................................................... 17
1.2.2. Đặc điểm của cổng thanh tốn trực tuyến ..................................................................... 18
1.2.3. Vai trị của cổng thanh toán trực tuyến.......................................................................... 19
1.2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến ............................. 21
1.2.4.1. Các điều kiện khách quan ....................................................................................... 21
1.2.4.2. Các điều kiện chủ quan ........................................................................................... 23
1.2.5. Hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến .................................................................... 25
1.3. Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến tại một số quốc gia trên thế giới ......... 26
1.3.1.

Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến trong dân cư của Trung Quốc......... 26


iv
1.3.2.

Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến trong dân cư của Ấn Độ.................. 28

1.3.3.

Kinh nghiệm phát triển sản phẩm ngân hàng di động của Châu Á ......................... 29


1.3.4.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................................... 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM ..... 33
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam ...... 33
2.2. Các yếu tố tác động tới hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam......... 36
2.2.1.

Các điều kiện khách quan ........................................................................................ 36

2.2.2.

Các điều kiện chủ quan ............................................................................................ 39

2.3. Hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam ................................................ 41
2.3.1. Các chủ thể tham gia...................................................................................................... 41
2.3.2. Nguyên tắc hoạt động..................................................................................................... 43
2.4. Thực trạng về hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam........................ 45
2.4.1 Cổng thanh toán Paypal.................................................................................................. 45
2.4.2. Cổng thanh toán Payoo .................................................................................................. 47
2.4.3. Cổng thanh toán VTCPay .............................................................................................. 48
2.4.4. Cổng thanh toán Napas .................................................................................................. 51
2.4.5 Cổng thanh toán Onepay ................................................................................................ 52
2.4.6 Cổng thanh toán Ngân lượng .......................................................................................... 53
2.4.7. Cổng thanh toán Vn Pay ................................................................................................ 57
2.4.8. Cổng thanh toán Bảo Kim .............................................................................................. 60
2.5. Đánh giá chung về hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam ................ 61
2.5.1. Thành công ..................................................................................................................... 61
2.5.2. Tồn tại ............................................................................................................................ 62

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỔNG THANH TOÁN
TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 65
3.1. Xu hướng phát triển thanh toán trực tuyến trong thời gian tới tại Việt Nam .............. 65
3.1.1. Định hướng của Chính phủ đối với hoạt động TTKDTM .............................................. 65
3.1.2. Xu hướng phát triển của cổng thanh toán trực tuyến .................................................... 66
3.2. Các giải pháp đề xuất.......................................................................................................... 68
3.2.1.

Nhóm giải pháp về chính sách quản lý của Nhà nước và Chính phủ....................... 68

3.2.2.

Nhóm giải pháp về cơng nghệ. ................................................................................. 70

3.2.3.

Nhóm giải pháp về sản phẩm, dịch vụ ..................................................................... 71

3.2.4.

Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý ............................................................................. 72

3.2.5.

Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng ............................................................................. 74


v
3.2.6.


Nhóm giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và ứng dụng thanh tốn ............... 75

3.2.7.

Nhóm giải pháp tun truyền, quảng bá, hướng dẫn ............................................... 75

3.2.8.

Giải pháp về nhân sự: .............................................................................................. 76

KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 79


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Từ viết tắt
ACH

Automatic Clearinghouse (Ngân hàng hối đoái tự động)

ATM

Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động)


COD

Cash on delivery (Trả tiền khi nhận hàng)

CMS

Content Management System (Hệ thống quản trị nội dung)

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

KH

Khách hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

POS


Point of Sale (Máy chấp nhận thanh toán thẻ)

SMS

Short message service (Dịch vụ tin nhắn báo biến động số dư tài khoản)

SSL

Secure Socket Layer (Tiêu chuẩn cơng nghệ bảo mật)

TTKDTM

Thanhtốn khơng dùng tiền mặt

TTĐT

Thanh tốn điện tử

TTTT

Thanh tốn trực tuyến

TCTD

Tổ chức tín dụng


vii

DANH MỤC HÌNH & BIỂU ĐỒ

STT

Tên hình

Trang

Hình 1

Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt

11

Hình 2

Chu trình thanh tốn qua cổng thanh tốn trực tuyến

22

Hình 3

Các chủ thể tham gia cổng thanh tốn trực tuyến

43

Hình 4

Ngun tắc hoạt động của cổng thanh tốn trực tuyến

45


Hình 5

Cổng thanh tốn trực tuyến Paypal

47

Hình 6

Cổng thanh tốn trực tuyến Payoo

48

Hình 7

Cổng thanh tốn trực tuyến VTC Pay

50

Hình 8

Cổng thanh tốn trực tuyến Napas

52

Hình 9

Cổng thanh tốn trực tuyến Onepay

54


Hình 10

Cổng thanh tốn trực tuyến Ngân Lượng

55

Hình 11

Quy trình giao dịch Thanh tốn tạm giữ của Ngân Lượng

56

Hình 12

Mơ hình cổng thanh tốn trực tuyến

56

Hình 13

Các đối tác trong hoạt động thanh tốn của Ngân Lượng

57

Hình 14

Cổng thanh tốn trực tuyến VN Pay

59


Hình 15

Minh họa thanh tốn qua VNPAYQR

60

Hình 16

Cổng thanh tốn trực tuyến Bảo Kim

61

Biểu đồ 1

Các hình thức thanh tốn trực tuyến

35

Biểu đồ 2

Các hình thức thanh tốn trên website

35

Biểu đồ 3

Các nhà cung cấp cổng thanh toán trực tuyến

36


Biểu đồ 4

Nguyên nhân của việc chưa sử dụng cổng thanh toán trực tuyến

36

Biểu đồ 5

Phương thức thanh toán năm 2014-2015

39


1

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
(TTKDTM) nói chung và cổng thanh tốn trực tuyến nói riêng, theo đó đưa ra một
số đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cổng thanh toán trực tuyến thành một
phương thức thanh toán trực tuyến đi đầu tại Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài
“Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển” làm
đề tài luận văn của mình.
Luận văn gồm có các nội dung chủ yếu như sau:
Chương 1 – Một số vấn đề lý luận chung về cổng thanh toán trực tuyến: đưa
ra những vấn đề cơ bản về hình thức và các đặc điểm của hoạt động TTKDTM.
Theo đó, Chương 1 cũng giới thiệu tổng quan về cổng thanh tốn trực tuyến với
khái niệm, vai trị, đặc điểm, các yếu tố tác động và hoạt động của cổng thanh toán
trực tuyens.
Chương 2 - Thực trạng cổng thanh tốn trực tuyến tại Việt Nam: xem xét q
trình hình thành và phát triển cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, các yếu tố

tác động cùng nghiên cứu các chủ thể tham gia cùng nguyên tắc hoạt động của cổng
thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Chương 2 cũng tập trung nghiên cứu về thực
trạng của một số cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam như Paypal, VTC Pay,
Ngân Lương, Bảo Kim v..v
Chương 3 - Đề xuất một số giải pháp phát triển cổng thanh toán trực tuyến
tại Việt Nam: dựa theo Đề án TTKTDM của Thủ tướng Chính phủ, Chương 3 đưa
ra những dự đốn về xu hướng phát triển thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, từ đó
đưa ra một số giải pháp về chính sách, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, cơ sở pháp lý,
cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tuyên truyền quảng bá và nhân sự.


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2010 là thời điểm mà khung pháp lý về thanh toán khơng dùng tiền mặt
(TTKDTM) đã được hình thành. Việc ra đời của Luật Giao dịch điện tử và Luật
Công nghệ thơng tin đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn
bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm 2012
tới nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TTKDTM đã dần
được hồn thiện và phát huy vai trị là hành lang pháp lý cho sự phát triển của hoạt
động TTKDTM. Nhiều ý kiến cịn cho rằng chuyện mua bán hàng hố và thanh
toán qua mạng giờ đã trở thành một trong những hình thức khơng thể thiếu trong
giao dịch thương mại. TTKDTM hiện hữu dưới nhiều hình thức như thẻ, cổng thanh
tốn trực tuyến hay ví điện tử, ở đó người mua hồn tồn có thể giao dịch bất cứ lúc
nào, bất cứ nơi đâu. Người mua và người bán thật sự có được sự nhanh chóng, tiện
lợi khi mua bán hàng hóa; đặc biệt là phạm vi rộng khắp với dải sản phẩm đa dạng,
phong phú cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính,
ngân hàng.
Cùng với sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của hình thức TTKDTM, các

cổng thanh tốn trực tuyến cũng bước vào cuộc chạy đua công nghệ và chiếm lĩnh
thị phần nhanh chóng. Cổng thanh tốn trực tuyến đóng vai trò “ kết nối” giữa các
ngân hàng và các website bán hàng, hay nói cách khác là trung gian giữa người mua
và người bán hàng, để đảm bảo không có rủi do kinh doanh.
Cổng thanh tốn trực tuyến xuất hiện cùng với sự phát triển của Internet và
TTKDTM và là hình thức phát triển mới của thanh tốn điện tử truyền thống. Ngày
nay, cổng thanh toán trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, các phương
thức mới ra đời đã đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm cho cả các doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Bên cạnh các phương thức thanh toán truyền thống như
chuyển khoản, chuyển tiền qua bưu điện hay thư đảm bảo, hình thức thanh tốn
thơng qua cổng thanh tốn trực tuyến đang ngày càng phát triển tại Việt Nam và các
nước trên thế giới.


3
Cổng thanh toán trực tuyến ở Việt Nam chỉ mới thực sự đi những bước đi đầu
tiên từ cuối năm 2006, đầu năm 2007. Nhưng đến năm 2010 nó mới phát triển mạnh
mẽ khi mà một loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử ra
đời như Nganluong.vn, VNmart.vn, Payoo.vn, OnePay, Baokim.vn…Thay vì trước
đây khi mua hàng trực tuyến khách hàng thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản
trực tiếp cho nhà cung cấp sau đó nhận hàng, rủi ro là rất lớn. Chính vì thế, các cổng
thanh toán trung gian đã ra đời nhằm giảm bớt rủi ro trong giao dịch.
Sự phát triển của phương thức TTKDTM nói chung và cổng thanh tốn trực
tuyến nói riêng đã đưa tới một thực tế là cần tăng cường quản lý nhà nước đối với
các hoạt động này nhằm hạn chế những rủi ro và tăng cường tính an tồn, bảo mật
đối với các phương thức thanh tốn trực tuyến này, từ đó bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng cũng như đảm bảo trách nhiệm của các công ty cung cấp dịch vụ
thanh tốn trực tuyến. Có thể nói, đối với một phương thức sản phẩm thanh tốn
trực tuyến có tính phổ biến rộng và liên quan tới việc thanh tốn cả trong và ngồi
nước như cổng thanh tốn trực tuyến thì việc đưa ra khn khổ pháp lý và các biện

pháp quản lý và điều hành phù hợp là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động của các giải pháp thanh toán trực tiếp nói chung và cổng thanh tốn trực
tuyến nói riêng
Theo đó, với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động của các nhà cung cấp
dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các mặt
thành công và hạn chế đối với hoạt động cổng thanh toán trực tuyến và đề xuất một
số giải pháp trên góc độ quản lý nhà nước nhằm phát triển cổng thanh toán trực
tuyến thành một phương thức thanh toán trực tuyến đi đầu tại Việt Nam, tác giả đã
chọn đề tài “Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát
triển” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
TTKDTM nói chung và cổng thanh tốn trực tuyến nói riêng đã được bắt đầu
phát triển những năm 70 của thế kỷ XX và được nghiên cứu tại Việt Nam từ năm
2000. Các nghiên cứu đều tập trung vào việc tìm hiểu cách thức hoạt động của các


4
phương thức thanh toán trực tuyến, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế của các
phương thức này. Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa và kiến thức nền tảng về phương thức
thanh toán trực tuyến, đề tài đã tham khảo và đề cập tới một số nội dung liên quan
tại một số bài viết/ nghiên cứu như sau:
- “New payment world” của Mary S.Schaeffer năm 2008.
- “Hệ thống thanh tốn điện tử trong Thương mại điện tử” của nhóm tác giả
Donal O’Mahony, Michael Pierce và Hitesh Tewari năm 2008.
- “Electronic Bill Presentment and Payment” của Kornel Terplan năm 2009.
- Luận văn “Hồn thiện quy trình thanh tốn bằng các loại thẻ tín dụng quốc
tế của cổng thanh tốn trực tuyến Bảo Kim” của Vũ Thị Hồng Minh năm 2012.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu xuyên suốt đề tài nghiên cứu là hệ thống hóa các vấn đề lý luận
chung về cổng thanh tốn trực tuyến, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của cổng

thanh toán trực tuyến hiện nay tại Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp trên góc độ
quản lý nhà nước để phát triển cổng thanh tốn trực tuyến tại Việt Nam.
Để hồn thành mục tiêu tổng quát đó, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề
chủ yếu sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận về TTKDTM nói chung và cổng thanh tốn trực tuyến
nói riêng.
- Đánh giá vai trị, đặc điểm, sức ảnh hưởng, thành công và hạn chế của cổng
thanh toán trực tuyến tạiViệt Nam.
- Đưa ra đề xuất trên góc độ quản lý nhà nước để phát triển cổng thanh toán
trực tuyến tại Việt Nam.
4. Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tốn khơng
dùng tiền mặt và cổng thanh toán trực tuyến.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận TTKDTM nói chung và
hoạt động của cổng thanh tốn trực tuyến tại Việt Nam nói riêng, đưa ra kết quả


5
nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán
trực tuyến tại Việt Nam, theo đó đưa các khuyến nghị/giải pháp từ góc độ quản lý
nhà nước nhằm phát triển hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam.
- Thời gian: Các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, tài liệu viết để phục vụ mục
đích nghiên cứu được cập nhật đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: việc thu thập tài liệu có liên quan đến
nội dung của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Tác giả đã thu thập tài
liệu, tư liệu về TTKDTM nói chung và cổng thanh tốn trực tuyến nói riêng từ
nhiều nguồn khác nhau: các văn bản pháp luật, sách báo trong và ngoài nước,
Internet và tham khảo ý kiến của một số doanh nghiệp trong nghề.

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: phương pháp phân tích giúp tìm ra
được những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động
TTKDTM nói chung và cổng thanh tốn trực tuyến nói riêng. Phương pháp so sánh
để thấy được sự khác biệt và những nét tương đồng giữa TTKDTM quốc tế và tại
Việt Nam cũng như sự khác biệt giữa các cổng thanh tốn trực tuyến tại Việt Nam.
Kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp các thơng tin thu được chính là kết quả
nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn tốt nghiệp bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔNG THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI
VIỆT NAM.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỔNG
THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM.


6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔNG THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN
1.1.

Những vấn đề cơ bản về thanh tốn khơng dùng tiền mặt

1.1.1 Khái niệm thanh tốn khơng dùng tiền mặt
1.1.1.1. Định nghĩa
Trên thế giới, thuật ngữ “thanh toán điện tử” xuất hiện từ cuối những năm 70
như một phần của thương mại điện tử. Năm 1987, khuyến nghị số 87/598/EEC của
EEC (European Economic Community) về Quy tắc ứng xử liên quan đến thanh toán

điện tử định nghĩa: “Thanh toán điện tử là bất kể giao dịch thanh toán nào được tiến
hành bằng cách sử dụng thẻ từ hoặc thẻ vi mạch tại trạm thanh toán điện tử
(Electronic payment terminal – EPT) hoặc điểm chấp nhận thẻ (Point-of-sale
terminal – POS).” Theo định nghĩa này, “thanh toán điện tử” chỉ được giới hạn
trong một phạm vi hẹp là giao dịch thẻ. Các tài liệu của Ngân hàng Trung Ương
Châu Âu trong khn khổ hội thảo về thanh tốn điện tử năm 2002 và 2004 lại đưa
ra một định nghĩa rộng hơn nhiều về “thanh toán điện tử: “thanh toán điện tử là
thanh toán mà được khởi tạo, xử lý và nhận được một cách điện tử”1.
Tại Việt Nam, thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) bắt đầu manh nha
được hiểu một cách thống nhất từ Nghị định số 64/2001/NĐ –CP ngày 20/09/2001
về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng của Chính phủ chỉ định nghĩa “Giao
dịch thanh toán là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền giữa tổ chức, cá
nhân”thông qua các phương tiện thanh tốn khác nhau (tiền mặt và khơng dùng tiền
mặt). Theo Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, “Giao dịch
điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”, trong đó “Phương
tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số,
từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.”
Đến 2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện
tử trong hoạt động ngân hàng ra đời, đặt nền móng bước đầu cho khuôn khổ pháp lý

1

Đến năm 2006, định nghĩa này lại được nhắc lại trong bài nghiên cứu “Sự phát triển về thanh toán điện tử”(E-payments evolution) của
Monika Hartmann (nằm trong cuốn Handbuch E-Money, E-Payment & M-Payment của Thomas Lammer.


7
của việc TTKDTM. Tiếp theo đó, với sự phát triển chóng mặt của cơng nghệ thơng
tin cũng như nhu cầu ngày càng tăng đối với các hình thức TTKDTM, Chính phủ đã
ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt Đề án phát

triển TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng tới 2020 và sau đó là Quyết
định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt
Nam giai đoạn 2011-2015. Đây chính là những văn bản mang tính bước ngoặt đối
với hình thức TTKDTM tại Việt Nam, tạo nền tảng cho việc phát triển TTKDTM
tại Việt Nam sau này.
Tuy nhiên, mãi đến năm 2012 thì tại Việt Nam mới có một quy định chuẩn về
thanh tốn điện tử với tên mới là TTKDTM, đó là Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày
22/11/2012 thay thế cho Nghị định số 64/2001/NĐ-CP. Nghị định này đã đưa ra
quy định cụ thể về hoạt động TTKDTM, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh
toán; dịch vụ TTKDTM; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát
các hệ thống thanh toán, theo đó dịch vụ TTKDTM bao gồm dịch vụ thanh toán qua
tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh tốn khơng qua tài khoản thanh tốn
của khách hàng. Và gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định
số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về TTKDTM để hồn thiện
hơn các quy định về TTKDTM, tạo hành lang pháp lý rõ ràng và chi tiết hơn cho
hoạt động mới mẻ và đầy sức phát triển này.
1.1.1.2. Mơ hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Mơ hình TTKDTM được phát triển dựa trên mơ hình thanh tốn thơng
thường2. Mơ hình TTKDTM có 2 dạng: mơ hình ba bên và mơ hình bốn bên.
 Mơ hình ba bên

2

Mơ hình thanh tốn thơng thường có 2 dạng: thanh tốn 2 bên và 3 bên. Mơ hình thanh tốn hai bên: gồm có bên mua/bên trả tiền và
bên bán/bên được trả tiền. Bên trả tiền sử dụng công cụ thanh toán để trực tiếp thanh toán cho bên trả tiền. Các cơng cụ thanh tốn
được sử dụng trong mơ hình này gồm có tiền mặt, thẻ trả trước dưới hình thức voucher (thẻ mua hàng). Thẻ mua hàng được người sử
dụng trả trước để đổi lấy quyền sở hữu hàng. Giá trị thẻ mua hàng không được điều chỉnh tương ứng sau mỗi lần sử dụng. Mơ hình ba
bên bao gồm: bên mua/bên trả tiền, trung gian thanh toán (thường là ngân hàng), và bên bán/bên được trả tiền.



8
Các bên tham gia trong mơ hình ba bên bao gồm: bên mua/bên trả tiền, bên
bán/bên nhận tiền và trung gian thanh tốn. Trung gian thanh tốn có thể là ngân
hàng, cũng có thể là một tổ chức phi ngân hàng như công ty viễn thông (cung cấp
dịch vụ điện thoại di động). Thông thường, tổ chức phi ngân hàng chỉ làm trung
gian thanh toán trong Kênh thanh toán điện thoại di động. Đặc trưng điện tử của mơ
hình này nằm ở các công đoạn chuyển tiếp thông tin thanh tốn.
 Mơ hình bốn bên
Các bên tham gia trong mơ hình bốn bên gồm có: bên mua/ bên trả tiền, bên
bán/bên nhận tiền, hai tổ chức trung gian là ngân hàng và một bên thứ ba đóng vai
trị trung gian hỗ trợ thanh tốn (broker). Điển hình ví dụ cho mơ hình bốn bên
chính là hình thức thanh tốn thơng qua cổng thanh tốn trực tuyến.
Ưu điểm của mơ hình bốn bên là (i) khách hàng sử dụng thông tin định danh
theo quy định của broker (email, số điện thoại…) nên khơng cần tiết lộ số tài khoản
của mình; (ii) khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ của broker hơn so với dịch vụ
ngân hàng. Hơn nữa, broker không chỉ cung cấp dịch vụ thanh tốn đơn thuần mà
cịn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như đảm bảo thanh toán … rất phù hợp
với những giao dịch thương mại điện tử.
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này chính là khách hàng phải làm việc
với cả hai trung gian: ngân hàng và broker. Khách hàng phải mở tài khoản tại ngân
hàng và đăng ký sử dụng dịch vụ, mở tài khoản tại broker, sau đó chuyển tiền từ tài
khoản tại ngân hàng sang tài khoản tại broker. Trong nhiều trường hợp, nếu khách
hàng đã có tài khoản tại ngân hàng, khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ thanh tốn theo
mơ hình ba bên của ngân hàng, chứ khơng sử dụng dịch vụ thanh tốn theo mơ hình
bốn bên với sự tham gia của broker nữa.
1.1.2. Đặc điểm thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư
1.1.2.1. TTKDTM đáp ứng đa dạng các loại giao dịch thương mại của dân cư
Người dân có thể sử dụng hình thức TTKDTM để mua hàng hóa, dịch vụ theo
phương thức truyền thống hoặc tham gia vào giao dịch TTKDTM. Các giao dịch có
thể ứng dụng phương thức TTKDTM rất đa dạng, bao gồm:



9
-

Thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm bán lẻ (trung tâm thương mại,
siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu, máy bán lẻ tự động…)

-

Thanh toán dịch vụ điện, nước, điện thoại, truyền hình… của hộ gia đình và
cá nhân

-

Thanh tốn dịch vụ cơng cộng (tiền tàu, xe, cầu phà, bến bãi…)

-

Thanh toán tiền dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn lớn

-

Thanh toán các dịch vụ du lịch, lữ hành

-

Thanh toán dịch vụ mua sắm trên mạng (các trang web Amazon, Ebay…)

1.1.2.2. TTKDTM có giá trị giao dịch thấp

Do giao dịch TTKDTM phụ thuộc vào cơng nghệ, tính an toàn và bảo mật là
mối quan tâm hàng đầu của tất cả khách hàng. Những người ít tiếp cận với công
nghệ hiện đại, đặc biệt là những người lớn tuổi thường tỏ ra e ngại khi sử dụng dịch
vụ TTKDTM, do vậy, các giao dịch TTKDTM thường có giá trị tương đối thấp.
Thêm vào đó, giá trị giao dịch TTKDTM thường được các nhà cung ứng dịch vụ
khống chế hạn mức để quản trị rủi ro, bao gồm cả rủi ro công nghệ (hacker…) và
phi công nghệ (bị thất lạc, mất cắp thẻ tín dụng, điện thoại di động, mất
password…)
1.1.2.3. TTKDTM không giới hạn về thời gian và địa lý
TTKDTM giúp cho khách hàng giao dịch mọi lúc mọi nơi, không cần phải
trực tiếp đến quầy giao dịch của ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch
thơng qua mạng Internet (kênh Internet banking), và qua điện thoại di động (kênh
Mobile banking)… TTKDTM rút ngắn thời gian giao dịch điện tử nhờ việc nhờ
việc tự động hóa ở các khâu nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu thanh tốn. Kết quả là,
khách hàng có thể tiết kiệm thời gian giao dịch và đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền
tệ.
1.1.3. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Các hình thức TTKDTM trong dân cư được phân loại dựa trên các tiêu chí:
kênh thanh tốn, cơng cụ thanh tốn, phương thức định danh, cụ thể như sau:


10

Hình 1: Các hình thức TTKDTM
1.1.3.1.Theo kênh thanh tốn
a) Kênh điện thoại di động
Dịch vụ chuyển tiền với lệnh chuyển tiền được chuyển qua kênh điện thoại di
động được biết tới dưới tên gọi Dịch vụ ngân hàng di động. Trên thế giới, hiện đang
có 2 mơ hình cung cấp:
- Mơ hình khơng có sự tham gia của ngân hàng (unbank-based model): Đây

chính là mơ hình thanh tốn 3 bên với trung gian là tổ chức phi ngân hàng. Khách
hàng gửi tin nhắn điện thoại (SMS) hoặc sử dụng ứng dụng riêng cài đặt trên điện
thoại di động (WAP) để ra lệnh chuyển tiền.


11
-

Mơ hình có sự tham gia của ngân hàng (bank-based model): Ngân hàng

tham gia cung cấp Dịch vụ ngân hàng di động theo một trong hai hình thức: (i)
Ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo Lệnh thanh toán của khách hàng được gửi
qua kênh Điện thoại di động (mơ hình thanh toán 3 bên với trung gian thanh toán là
ngân hàng). Khách hàng có thể thực hiện giao dịch thanh toán bằng điện thoại di
động với điều kiện số điện thoại di động đó đã được đăng ký với ngân hàng. Cũng
qua kênh Điện thoại di động, khách hàng còn có thể truy vấn số dư, được cung cấp
thơng tin về tài khoản... và nhiều sản phẩm khác nữa. (ii) Ngân hàng hợp tác với
công ty viễn thông, thực hiện thanh tốn theo mơ hình thanh tốn 4 bên với trung
gian thanh tốn là ngân hàng, cơng ty viễn thơng. Kênh tiếp nhận Lệnh thanh toán
là kênh Điện thoại di động.
b) Kênh điện thoại cố định
Bên trả tiền gửi Lệnh thanh tốn, hoặc thơng tin Thẻ thanh tốn qua điện thoại
cố định để ngân hàng thực hiện thanh toán theo mơ hình thanh tốn 3 bên. Cũng qua
kênh Điện thoại cố định, khách hàng cịn có thể truy vấn số dư, được cung cấp
thông tin về tài khoản bằng cách sử dụng mật khẩu thỏa thuận trước với ngân hàng.
Bên trả tiền cung cấp cho ngân hàng thông tin Lệnh thanh toán/Thẻ thanh toán và
mật khẩu bằng cách sử dụng các phím bấm trên điện thoại hoặc sử dụng giọng
nói. Trong trường hợp sử dụng giọng nói, ngân hàng của bên trả tiền phải cài đặt
chương trình cho phép nhận dạng giọng nói.
c) Kênh Internet

Bên trả tiền gửi thơng tin Lệnh thanh tốn/Thẻ thanh tốn tới ngân hàng thơng
qua các chương trình ứng dụng chạy trên cơ sở kết nối Internet. Ngân hàng thực
hiện thanh tốn theo mơ hình 3 bên hoặc mơ hình 4 bên.
 Mơ hình 3 bên
-

PC banking (Home banking): Ngân hàng cài đặt chương trình ứng dụng tại
máy tính của bên trả tiền. Máy tính của bên trả tiền được kết nối mạng LAN
với ngân hàng. Bên trả tiền sử dụng chương trình này để lập và chuyển lệnh
thanh toán tới ngân hàng.


12
-

Internet banking: Bên trả tiền đã đăng ký sử dụng sản phẩm Internet banking
có thể thực hiện giao dịch thanh tốn tại bất kỳ máy tính có nối mạng
Internet nào. Bên trả tiền có thể truy cập trực tiếp vào trang web của ngân
hàng hoặc từ trang web của bên bán, liên kết với trang web của ngân hàng
thông qua Cổng thanh toán điện tử. Đồng thời, bên trả tiền có thể tạo Lệnh
thanh tốn điện tử hoặc sử dụng Thẻ để thực hiện thanh tốn.

-

Mơ hình 4 bên: Ngân hàng hợp tác với một bên thứ ba (broker), thực hiện
thanh tốn theo mơ hình thanh tốn 4 bên với trung gian thanh toán là ngân
hàng – broker, kênh thanh tốn là Internet. Điển hình cho mơ hình này là
Paypal – một trong những cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam hiện
nay.Bên trả tiền, bên nhận tiền có tài khoản mở tại broker và tài khoản ngân
hàng, theo đó bên trả tiền truy cập trang web của broker để ra lệnh thanh

tốn. Bên thứ ba có thể là cơng ty phát triển ví điện tử.

d) Kênh ATM
Đây là kênh thanh tốn chun phục vụ giao dịch thẻ theo mơ hình thanh tốn
3 bên với trung gian thanh tốn là ngân hàng. Bên trả tiền phải có Thẻ thanh tốn và
dùng Thẻ thanh toán để lập Lệnh thanh toán tại máy ATM. Từ đây, lệnh thanh toán
được gửi tới ngân hàng qua một đường truyền thiết lập riêng cho giao dịch ATM.
Đó có thể là: (i) Đường truyền được thiết lập giữa hai ngân hàng theo thỏa thuận
song phương, nếu có hai ngân hàng tham gia; hoặc (ii) Đường truyền được thiết lập
bởi một trung gian mà các ngân hàng liên quan đều là thanh viên của trung gian đó
(Tổ chức thẻ), nếu có từ hai ngân hàng trở lên tham gia.
e) Kênh POS
Ngân hàng có thể lắp đặt thiết bị đầu cuối (máy đọc thẻ, trạm thanh toán…) tại
các điểm bán hàng (Poitnt of Sales – POS) hoặc khu vực Autobank của ngân hàng
để bên mua hàng thực hiện thanh toán. Giao dịch thanh toán được xử lý theo mơ
hình 3 bên.
-

Giao dịch thanh tốn có tiếp xúc: Bên mua hàng quẹt thẻ/đưa thẻ vào máy
chấp nhận thẻ đặt tại điểm bán hàng. để thực hiện thanh toán.


13
-

Giao dịch thanh tốn khơng tiếp xúc (Contactless payment): Bên trả tiền có
thể sử dụng cơng cụ thanh tốn để thanh tốn tại POS mà cơng cụ thanh tốn
đó khơng cần tiếp xúc vật lý với máy trạm thanh toán. Ưu điểm của giao dịch
này là giao dịch được xử lý rất nhanh và phù hợp với những địa điểm bán lẻ,
sân bay, bến tàu xe, và các khu vực cơng cộng khác. Các cơng cụ thanh tốn

khơng tiếp xúc phổ biến hiện nay là thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và
điện thoại di động có gắn cơng nghệ NFC (Near Field Communication).

-

Giao dịch thanh tốn sinh học (Biometrics Payment): Dấu hiệu sinh trắc học
thường được sử dụng nhất là dấu vân tay. Hình thức thanh tốn này được
thực hiện tại khu vực Autobank hoặc POS có đặt thiết bị thanh toán hoạt
động dựa trên cảm ứng sinh học (biometric sensor). Thiết bị này thường là
thiết bị di động, có thể mang đi và lắp đặt tại bất kỳ điểm nào.

1.1.3.2. Theo cơng cụ thanh tốn
a) Lệnh thanh tốn
Lệnh thanh tốn gồm hai loại: lệnh chuyển Có và lệnh chuyển Nợ, cụ thể:
-

Lệnh chuyển Có: đây là một yêu cầu chuyển tiền do bên trả tiền lập. Theo
đó, ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản bên trả tiền để chuyển đi, ghi Có bên nhận
tiền. Hình thức lập lệnh cụ thể là lệnh chuyển Có có thể là lệnh chuyển tiền
đơn (một lệnh chuyển tiền cho một người thụ hưởng), hoặc chuyển tiền hàng
loạt (một lệnh chuyển tiền cho nhiều người thụ hưởng) và có thể được lập
dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Bên trả tiền có thể lập Lệnh
chuyển có để ra lệnh chuyển tiền tại thời điểm hiện tại hoặc ra lệnh chuyển
tiền tại một/nhiều thời điểm trong tương lai theo một lịch trình được xác định
trước.

-

Lệnh chuyển Nợ (Direct Debit): Lệnh chuyển Nợ là một yêu cầu chuyển tiền
do bên nhận tiền (người thụ hưởng) lập. Sau khi được bên trả tiền ủy quyền

trích nợ, ngân hàng có thể ghi nợ tài khoản bên trả tiền để ghi có bên nhận
tiền theo thông tin trên Lệnh chuyển Nợ. Tương tự như Lệnh chuyển Có,
Lệnh chuyển Nợ có thể được lập dưới dạng chứng từ giấy hoặc điện tử. Ủy


14
quyền trích nợ có thể được lập để dùng cho một giao dịch hoặc nhiều giao
dịch trong một thời kỳ thỏa thuận trước. Lệnh chuyển Nợ thường được áp
dụng trong việc thanh tốn sao kê thẻ, các hóa đơn sinh hoạt định kỳ…
b) Séc
Trong hệ thống ngân hàng ngày nay, séc được định nghĩa là một lệnh vô điều
kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích tài
khoản để trả cho người thụ hưởng. Séc là một chứng từ giấy, tuy nhiên, chứng từ
giấy này có thể được sử dụng như một cơng cụ thanh tốn điện tử nhờ q trình
Chuyển đổi séc điện tử (Electronic Check Conversion).
Chuyển đổi séc điện tử là q trình mã hóa các thơng tin trên séc như tên
người ký phát, số tài khoản, số tiền, thông tin ngân hàng thanh toán trên séc thành
lệnh thanh toán điện tử, thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử. Chuyển đổi séc điện tử
là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn nhằm khắc phục những nhược điểm của
séc giấy như chi phí in ấn, quản lý giấy tờ cao, quy trình xử lý séc giấy tốn nhiều
thời gian và nhân lực…
c) Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành cho chủ thẻ
để thực hiện thanh toán theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.
Khắc phục được những nhược điểm của séc giấy, thẻ được chấp nhận rộng rãi trong
nền kinh tế và phát triển thành nhiều loại đa dạng như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ
trả trước.
d) Tiền điện tử
Tiền điện tử là tiền đã được số hóa và sử dụng cho những giao dịch thanh tốn
điện tử thơng qua hệ thống thơng tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet...,

được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành và được biểu hiện dưới dạng
bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua, người trả tiền) mở tại tổ chức phát
hành. Tiền điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, có chức năng là phương tiện
trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ
phát hành thì giá trị của tiền điện tử được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam


15
kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.Về phân
loại, các loại tiền điện tử gồm có:
-

E-cash: bao gồm các loại ví điện tử và thẻ lưu giữ giá trị (có thể nạp tiền
được). Ví điện tử/Thẻ lưu giữ giá trị là cơng cụ thanh tốn trả trước, trong đó
số tiền mà khách hàng sở hữu và được sử dụng sẽ được ghi lại trên một thiết
bị điện tử của khách hàng.

-

Network money: Tiền được lưu giữ trong các sản phẩm phần mềm có thể
được sử dụng để thanh tốn hoặc chuyển tiền thông qua các mạng liên lạc
(Internet).

-

Access products: Cho phép người dùng truy nhập tài khoản của họ và chuyển
tiền. Việc truy nhập và thực hiện các giao dịch thường được thực hiện bằng
điện thoại hoặc máy tính nối mạng như mạng Internet, mạng viễn thơng. Đây
cịn gọi là tiền điện tử thanh toán dựa trên tài khoản.


1.1.3.3.Theo phương thức định danh
Cơng nghệ hỗ trợ thanh tốn điện tử gồm bốn nội dung: Authentication (Xác
thực dữ liệu), Authorization (Phân quyền), Integrity (Tồn vẹn dữ liệu), Encryption
(Mã hóa dữ liệu).Sự kết hợp bốn nội dung trên mang lại tính bảo mật, an tồn cho
giao dịch thanh tốn điện tử, điều đầu tiên được khách hàng quan tâm. Tuy nhiên,
khách hàng thường chỉ biết đến nội dung đầu tiên (Authentication), là nội dung hỗ
trợ cơng tác định danh khách hàng. Vì vậy, ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán khác đang xây dựng sản phẩm thanh toán điện tử dựa trên các phương
thức định danh. Những yếu tố được dùng để định danh khách hàng gồm có:
-

Những cái mà khách hàng sở hữu bẩm sinh (who you are): những dấu hiệu
sinh trắc học như dấu vân tay, giọng nói, khn mặt, mống mắt, chuỗi
AND…

-

Những cái mà khách hàng có (what you own): gồm các thiết bị/công cụ do
ngân hàng cung cấp cho khách hàng hoặc thỏa thuận với khách hàng dùng để
làm cơ sở định danh như thẻ ATM thông thường, thẻ thông minh, token key,
điện thoại di động… Có thể định danh khách hàng bằng chính thiết bị này


16
(đưa thẻ ATM vào máy để nhận dạng, dùng điện thoại di động để thực hiện
giao dịch contactless payment…) hoặc bằng mã OTP (one time password) do
thiết bị này tạo ra (thông qua 2 cơ chế là (i) serve tạo OTP và gửi qua tin
nhắn SM tới điện thoại di động và (ii) thiết bị của khách hàng như thẻ EMV,
token key, điện thoại có gắn chip xử lý)
-


Những cái mà khách hàng biết (what you know): mật khẩu (password), mã
định danh cá nhân (PIN)…
Khách hàng có thể được định danh dựa trên một yếu tố hoặc kết hợp từ hai

yếu tố trở lên. Đây cũng chính là cơ sở vơ cùng quan trọng để ngân hàng phát triển
các hình thức thanh toán điện tử.
-

Định danh một yếu tố được thể hiện dưới một số dạng thanh toán bao gồm:
(i) thanh tốn cơng nghệ sinh học (Biometric payments): Khách hàng được
định danh duy nhất bằng nhân tố sinh học như dấu vân tay, giọng nói… (ii)
Thanh tốn khơng tiếp xúc (Contactless payment): Mã nhận dạng khách hàng
(số tài khoản ngân hàng, số điện thoại di động…) được lưu trữ trong thiết bị
không tiếp xúc (thẻ, điện thoại di động).

-

Định danh hai yếu tố: kết hợp 2 yêu tố định danh cụ thể như kết hợp “what
you know” và “what you own”. Đây là sự kết hợp thường gặp nhất. Khi
chuyển tiền qua Internet banking, PC banking, bên cạnh mật khẩu tĩnh,
khách hàng thường được yêu cầu nhập thêm OTP.

-

Ngoài ra, ngân hàng có thể kết hợp “who you are” và “what you own”: Khi
thực hiện giao dịch bằng thẻ (tại máy ATM hay tại POS), khách hàng sử
dụng thẻ được yêu cầu xác thực giao dịch bằng dấu vân tay thay vì mã PIN.
Bên cạnh đó, đối với những đối tượng khách hàng không biết chữ (khu vực
Châu Phi), nhà cung cấp dịch vụ có thể kết hợp “who you are” và “what you

know” thông qua định danh khách hàng bằng giọng nói. Theo đó, khách
hàng sẽ nhắc lại mật khẩu đã thỏa thuận để khởi tạo giao dịch thanh toán.


×