Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU VỀ ĐỒNG TIỀN ẢO BITCOIN VÀ
CÁC KHUYẾN NGHỊ QUẢN LÝ TIỀN ẢO TẠI
VIỆT NAM

Ngành: Tài chính- Ngân hàng-Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên: Nghiêm Thị Thùy Trang
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THỊ THU GIANG


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận thạc sĩ có tiêu đề “Nghiên cứu về đồng tiền ảo
Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu được dùng trong khóa luận có nguồn trích dẫn đầy đủ và
trung thực. Kết quả trong khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.

Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2018



Tác giả

Nghiêm Thị Thùy Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của tập
thể các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Đào Thị Thu Giang người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và truyền lại cho tôi những

kinh nghiệm cùng các ý kiến góp ý quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện và
hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian hạn chế, kiến thức và kinh nghiệm của tác giả còn giới hạn, khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của các Quý thầy cô và các độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nghiêm Thị Thùy Trang



iii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ
BITCOIN ................................................................................................................... 8
1.1.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ .................................. 8

1.1.1. Định nghĩa về tiền kỹ thuật số ................................................................. 8
1.1.2. Phân loại tiền kỹ thuật số. ....................................................................... 9
1.1.2.1. Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực .................... 9
1.1.2.2. Theo khả năng kiểm soát ............................................................... 11
1.1.2.3. Theo cách thức hình thành ............................................................ 12
1.1.2.4. Theo cách thức khai thác đồng tiền kỹ thuật số .......................... 12
1.1.2.5. Theo chức năng và mục đích sử dụng: ......................................... 13
1.1.3. Đặc điểm của tiền kỹ thuật số. .............................................................. 15
1.1.3.1. Tính pháp lý .................................................................................... 15
1.1.3.2. Giá trị nội tại của tiền kỹ thuật số ................................................ 15
1.1.3.3. Hệ thống giao dịch .......................................................................... 15
1.1.4. Các chủ thể tham gia giao dịch tiền kỹ thuật số .................................. 17
1.2.

TỔNG QUAN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ BITCOIN ............................ 19


1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 19
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 20


iv
1.2.3. Đặc điểm và cơ chế giao dịch ................................................................ 21
1.2.3.1. Khai thác Bitcoin ............................................................................ 22
1.2.3.2. Tạo lập ví và tài khoản Bitcoin ..................................................... 24
1.2.3.3. Sàn giao dịch Bitcoin ...................................................................... 25
1.2.4. Đặc điểm khác biệt giữa Bitcoin, tiền giấy và vàng ............................ 27
1.2.5. Ưu - nhược điểm của Bitcoin................................................................. 28
1.2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................... 28
1.2.5.2. Nhược điểm ..................................................................................... 30
1.2.6. Các loại tiền kỹ thuật số phổ biến hiện nay ......................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ ĐỒNG TIỀN
BITCOIN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ....... 34
2.1.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN KỸ THUẬT SỐ

BITCOIN .............................................................................................................. 34
2.1.1. Thực trạng chung về thị trường tiền kỹ thuật số Bitcoin trên thế
giới. .................................................................................................................. 34
2.1.2. Thực trạng về thị trường tiền kỹ thuật số Bitcoin tại Việt Nam. ...... 43
2.2.

KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ QUẢN LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TẠI MỘT

SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ......................................... 49

2.2.1. Khuôn khổ pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số tại một số nước trên thế
giới. .................................................................................................................. 49
2.2.1.1. Quy định về Bitcoin trong các chính sách của Mỹ. ..................... 50
2.2.1.2. Quy định về tiền kỹ thuật số trong các chính sách của Thái
Lan

.......................................................................................................... 57

2.2.1.3. Quy định về Bitcoin trong các chính sách của Trung Quốc ...... 59
2.2.1.4. Quy định về Bitcoin trong các chính sách của Việt Nam ........... 61


v
2.3.

ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TIỀN

KỸ THUẬT SỐ TẠI MỸ, THÁI LAN, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM..... 62
2.3.1. Đánh giá về thực trạng phát triển của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin62
2.3.1.1. Thành công đạt được ..................................................................... 62
2.3.1.2. Bitcoin và những hạn chế kèm theo.............................................. 64
2.3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế .......................................... 69
2.3.2. Đánh giá về thực trạng quản lý đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin tại Mỹ,
Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. .............................................................. 72
2.3.2.1. Đánh giá thực trạng quản lý tại Mỹ ............................................. 72
2.3.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý tại Thái Lan. .................................. 74
2.3.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tại Trung Quốc. ............................. 75
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TẠI
VIỆT NAM .............................................................................................................. 77
3.1.


XU HƯỚNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TRÊN THẾ GIỚI. ................ 77

3.1.1. Xu hướng phát triển của tiền kỹ thuật số ............................................ 77
3.1.2. Định hướng quản lý tiền kỹ thuật số .................................................... 81
3.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN

LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM. .................................................... 82
3.3.

KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT

NAM ..................................................................................................................... 85
3.3.1. Quan điểm đối với việc chấp nhận và sử dụng tiền kỹ thuật số tại
Việt Nam ............................................................................................................ 88
3.3.2. Khuyến nghị chính sách quản lý Bitcoin ở Việt Nam ......................... 92
3.3.2.1. Khuyến nghị về việc xây dựng một cơ quan chuyên trách quản
lý về tiền kỹ thuật số. .................................................................................... 92
3.3.2.2. Khuyến nghị về quản lý và giám sát giao dịch tiền kỹ thuật số . 93


vi
3.3.2.3. Khuyến nghị xây dựng quy định về khai thác tiền kỹ thuật số . 95
3.3.2.4. Khuyến nghị xây dựng về thuế liên quan đến sở hữu và sử dụng
tiền kỹ thuật số. ............................................................................................. 95
3.3.2.5. Khuyên nghị xây dựng các quy định của pháp luật về phòng
chống rửa tiền, trong đó giới hạn phạm vi, khối lượng và có xác thực cho
mỗi giao dịch. ................................................................................................. 96

3.3.2.6. Khuyến nghị nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ......... 97
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 99


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

1

BTC

2

ECB

Nội dung
Tiền kỹ thuật số Bitcoin
Ngân hàng trung ương Châu Âu (European
Cetral Bank
Văn phòng thẩm định trách nhiệm chính phủ

3

GAO


Hoa

Kỳ

(United

States

Government

Accountability Office)
Mạng lưới chống tội phạm Tài chính (The

4

FinCEN

5

SEC

Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ

6

BSA

Đạo luật bảo mật ngân hàng


7

ICO

8

MSB

Công ty dịch vụ tiền kỹ thuật số

9

SAR

Báo cáo các hành vi đang ngờ

10

AML

11

CTR

Báo cáo giao dịch tiền tệ

12

NĐT


Nhà đầu tư

13

NHNN

Ngân hàng nhà nước

14

PBoC

Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc

Financial Crimes Enforcement Network)

Initial Coin Offering – Hình thức kêu gọi vốn
đầu tư ban đầu của các dự án tiền kỹ thuật số

Chương trình tuân thủ pháp luật về chống rửa
tiền


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân loại tiền kỹ thuật số dựa trên sự tương tác với tiền thực và
nền kinh tế thực .................................................................................................... 10
Hình 1.2: Giao dịch tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ Blockchain .............. 23
Hình 2.1: Biến động giá trị của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin từ 2010 đến

2018 ........................................................................................................................ 35
Hình 2.2: Khối lượng giao dịch Bitcoin từ 2010 đến 2018................................ 36
Hình 2.3. Khối lượng trao đổi hàng ngày của Bitcoin theo các đồng tiền ...... 38
Hình 2.4. Sự biến động giá của Bitcoin và sự quan tâm của thế giới với Bitcoin
................................................................................................................................ 39
Hình 2.5. Sự phát triển về quy mô của tiền kỹ thuật số từ năm 2013 đến năm
2017 ........................................................................................................................ 40
Hình 2.6. Số lượng tài khoản ví điện tử sử dụng cho tiền kỹ thuật số từ quý
1 năm 2012 đến quý 2 năm 2017 ......................................................................... 41
Hình 2.7. Các nước có lượt truy cập vào một số sàn giao dịch BTC ............... 44
Hình 2.8. Sự quan tâm của Việt Nam đối với 2 từ khóa “Bitcoin” và “Chứng
khoán” ................................................................................................................... 44
Hình2.9. Sự quan tâm về Bitcoin tại các vùng miền khác nhau của Việt Nam45

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh đặc điểm giữa Bitcoin, tiền giấy và vàng ............................... 27
Bảng 2.1. Các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi tại Việt
Nam........................................................................................................................... 47
Bảng 2.2. Quan điểm về tiền kỹ thuật số tại các cơ quan quản lý tại Mỹ .......... 51
Bảng 3.1. Phân tích đặc điểm các nước Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc ............. 86


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Khả năng mở rộng của Internet đã chứng minh sự phong phú và sự phức tạp
của các vấn đề cần được giải quyết khi dữ liệu được truyền trên Internet. Một hệ
thống các tiền kỹ thuật số hình thành đã mang đến nhiều mối đe dọa cho sự minh
bạch trong kinh tế.
Trái ngược với các hệ thống tài chính truyền thống, tiền kỹ thuật số hay tiền tệ

số không dựa vào các cơ quan trung ương để quản lý các giao dịch và điều tiết trao
đổi. Mặc dù điều này làm cho các giao dịch và đầu tư ẩn danh ở một mức độ cao,
nhưng cũng có nghĩa là các nhà đầu tư tham gia mua bán trao đổi tiền kỹ thuật số và
tham gia vào các chương trình góp vốn đầu tư ban đầu của các dự án tiền kỹ thuật
số (Initial Coin Offerings - ICOs) sẽ không được bảo vệ nếu ví điện tử bị xâm
phạm. Có thể thấy rằng thị trường tiền kỹ thuật số là một thị trường kinh doanh vô
cùng rủi ro.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới với
điều kiện kinh tế xã hội tăng trưởng vượt bậc, tiền kỹ thuật số và những dịch vụ đi
kèm với nó sẽ càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tại Việt Nam hiện nay, khi hoạt động của người dùng Bitcoin mới chỉ diễn ra
trên quy mô nhỏ, thị trường giao dịch tiền kỹ thuật số đã từng bước đạt được nhiều
kết quả tích cực với sự tăng trưởng về cả số lượng nhà đầu tư tham gia và lợi nhuận
đạt được từ tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, thị trường tiền kỹ thuật số vẫn còn tồn tai
nhiều hạn chế và rủ ro liên quan đến pháp lý trong bối cảnh nhà nước vẫn chưa đưa
ra được một quy định cụ thể về tiền kỹ thuật số.
Trước thực trạng trên, tác giả đã mạnh dạn đánh giá những mặt hạn chế, phân
tích các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm mục đích quản lý
hiệu quả tiền kỹ thuật số. Hi vọng với những nghiên cứu của luận văn này, tác giả
có thể mang đến cái nhìn khách quan về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin nói riêng và
các đồng tiền kỹ thuật số nói chung và đóng góp một số giải pháp thiết thực trong
việc xây dựng các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số trong bối cảnh kinh tế - xã hội
hiện nay.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài.
Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới, đó là thời đại của nền kinh

tế tri thức, thời đại của xã hội thông tin. Đặc biệt, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cuộc cách mạng được cho là sự bùng nổ của các công nghệ đột phá đang diễn ra
mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, và thị trường tài
chính tiền tệ cũng không nằm ngoài quy luật chung.
Khi có Internet kết nối vạn vật, lượng thông tin trao đổi sẽ tăng lên gấp nhiều
lần, khả năng tiếp nhận những biến đổi từ thị trường tài chính tiền tệ tăng lên, việc
nhiều hình thái tiền tệ mới được hình thành đáp ứng nhu cầu của thị trường là nhu
cầu tất yếu, trong đó nổi bật lên là sự ra đời của tiền kỹ thuật số hay còn gọi là đồng
tiền kỹ thuật số (tiền ảo hay tiền tệ số).
Các loại tiền kỹ thuật số đang ngày được mọi người chấp nhận trong thanh
toán hằng ngày và thanh toán Quốc tế. Các công ty công nghệ hưởng ứng nhiệt tình
với loại tiền kỹ thuật số. Từ cuối 2014, Microsoft đã cho phép khách hàng chuyển
Bitcoin sang USD để thanh toán các trò chơi, ứng dụng. Hãng máy tính Dell cũng
chấp nhận Bitcoin cho một số giao dịch trực tuyến. Tham gia vào lĩnh vực còn có
những tên tuổi như PayPal, Steam, Overstock, Virgin Galactic, OkCupid,
Namecheap…Không chỉ với các mặt hàng giá trị nhỏ và trung bình, một vài đại lý
ôtô tại Mỹ cũng đã chấp nhận giao dịch bằng Bitcoin, trong đó xe điện Tesla Model
S (giá khoảng 100.000 USD) và siêu xe thể thao Lamborghini Gallardo (giá hơn
200.000 USD) đã được thanh toán thành công bằng tiền kỹ thuật số. Đặc biệt, vào
tháng 9/2017, một dự án bất động sản trị giá 325 triệu USD được mở bán ở Dubai
và chấp nhận thanh toán trực tiếp bằng Bitcoin. Với những ưu điểm nổi bật về chi
phí, thời gian giao dịch, khả năng thanh khoản, tiện dụng, gọn nhẹ và dễ dàng sử
dụng, tiền kỹ thuật số đang ngày càng chứng minh ưu thế của mình so với tiền giấy
truyền thống.


2
Tại Việt Nam hiện nay, hàng loạt các cộng đồng những người chơi Bitcoin đã

được hình thành. Việc giao dịch bằng Bitcoin mang lại rất nhiều thuận tiện nhưng
cũng không thiếu những rủi ro. Cuối tháng 2/2014, Nhà nước Việt Nam đã có thông
cáo báo chí rằng: “Giao dịch Bitcoin ở Việt Nam không được pháp luật bảo vệ, có
nghĩa là khi bạn mua bán hay đầu tư Bitcoin, thì nhà nước sẽ không chịu trách
nhiệm về những rủi ro mà bạn gặp phải”. Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo các tổ
chức, cá nhân không đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin
và các loại tiền kỹ thuật số vì Bitcoin không phải là tiền tệ. Dù cơ quan quản lý đã
lên tiếng cảnh báo và không cấp phép thành lập sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến tại
Việt Nam, tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại quy định mọi người được kinh doanh
tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Bitcoin mới chỉ bị Ngân hàng nhà nước
cấm làm phương tiện thanh toán như một loại tiền tệ, vậy nên các nhà đầu tư vẫn
tiếp tục đầu tư và gần như không tỏ ra lo lắng trước những khuyến cáo trên.
Hiện nay, diễn biến giao dịch Bitcoin vô cùng phức tạp với hàng loạt các vụ
lừa đảo trên thế giới. Tại Việt Nam mặc dù giao dịch Bitcoin đang diễn ra khá sôi
động tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về đồng tiền kỹ
thuật số Bitcoin để làm luận cứ cho việc đề xuất các chính sách quản lý đồng tiền
này. Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin để đưa ra
các khuyến nghị về chính sách đối với Việt Nam là hết sức quan trọng và cấp thiết
trong bối cảnh hiện nay.
2.

Tổng quan nghiên cứu
Mô hình đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin lần đầu tiên được miêu tả bởi tác giả

Satoshi Nakamoto (31/10/2008). Trong quá trình mạng lưới tiền tệ này phát triển,
trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh kinh tế
và quản lý của Bitcoin, tiêu biểu là:
22/07/2011 Nghiên cứu “An Analysis of Anonymity in the Bitcoin System”
của Fergal Reid và Martin Harrigan - đã đề cấp đến các hoạt động giao dịch không
chính thống của đồng tiền kỹ thuật số trên thế giới tại thời điểm đó và đưa ra những

phân tích cơ bản về đặc tính giao dịch của các đồng tiền kỹ thuật số trong đó có


3
đồng Bitcoin và cách những giao dịch Bitcoin được diễn ra trong bối cảnh Bitcoin
vẫn chưa được công nhận là đồng tiền giao dịch.
Đến tháng 10 năm 2012, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu đã công bố ra một
nghiên cứu chung về tiền kỹ thuật số, trong đó đã đưa ra được chi tiết đăc điểm của
tiền kỹ thuật số, ưu điểm và nhược điểm của một số loại tiền kỹ thuật số tương tự.
Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng đã định nghĩa về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin và
nêu lên các đặc điểm của đồng tiền này.
Khi mà giá trị đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin ngày một tăng nhanh và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các giao dịch đầu tư trên thế giới, năm 2013 Văn phòng Chính phủ
Mỹ đã tập hợp một loạt các chuyên gia để tiến hành nghiên cứu về nền kinh tế ảo
nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng. Báo cáo nghiên cứu tập trung nghiên cứu về
các rủi ro trong quá trình giao dịch đồng tiền kỹ thuật số, tác động lên nền kinh tế
của các quốc gia đồng thời cũng đưa ra một số khuyến nghị các chính sách quản lý
tiền kỹ thuật số.
Nghiên cứu của Jerry Brito và Andrea Castillo (2013): “Bitcoin: A Primer for
Policymakers” tập trung đánh giá các tính chất của Bitcoin cũng như ưu và nhược
điểm đối với nền kinh tế. Hệ thống luật pháp của Mỹ được đưa ra xem xét và phân
tích. Các tác giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị cho những người lập chính sách, trong
đó quan trọng nhất là không nên cấm Bitcoin và cần chuẩn hóa, hoàn thiện cơ sở
pháp lý hiện thời nhằm đảm bảo phát huy ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của
hệ thống tiền tệ này.
Nghiên cứu của Sarah Gruber (2013): “Trust, Identity, and Disclosure: Are
Bitcoin Exchanges the Next Virtual Havens for Money Laundering and Tax
Evasion?” cũng tập trung đánh giá và đưa ra được mối quan hệ của Bitcoin, một loại
tiền tệ không gian, với Đạo luật Bảo mật Ngân hàng và thảo luận về rửa tiền và trốn
thuế. Nghiên cứu đã đề cập đến các quy định về trao đổi Bitcoin, sự mất an toàn

giao dịch và đưa ra giá trị của lòng tin đối với người sử dụng các trao đổi Bitcoin.
Để từ đó Sarah Gruber đã đề xuất một kế hoạch điều tiết bổ sung nhằm vào các lĩnh


4
vực mà quy định hiện hành không thể giải quyết trong việc chống rửa tiền, trốn thuế
và các hoạt động hình sự khác trong việc giao dịch tiền kỹ thuật số.
Cùng với sự bủng nổ của Bitcoin, hàng loạt các nghiên cứu được ra đời trong
đó có thể kể đến nghiên cứu của Matthew P. Ponsford (2015): “A Comparative
Analysis of Bitcoin and Other Decentralised Virtual Currencies: Legal Regulation in
the People's Republic of China, Canada, and the United States” đã đưa ra một báo
cáo nghiên cứu về Bitcoin và phân tích những quy định khác nhau ở Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa, Canada, Hoa Kỳ và đại diện một quốc gia khác chưa có quy định về
giao dịch tiền kỹ thuật số và các quy định pháp lý đã được điều chỉnh hoặc có ý định
điều chỉnh. Các phát hiện giúp xác định đặc điểm hiện tại của Bitcoin trên toàn cầu
và đánh giá các quy chế áp dụng trong bối cảnh công nghệ, kinh tế, xã hội, tài chính
và chính trị tại một số quốc gia nổi bật.
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác liên quan đến khía cạnh kĩ thuật của
tiền kỹ thuật số mà trong phạm vi nghiên cứu, xin không đề cập đến.
Tại Việt Nam, rất khó để có thể tìm được một nghiên cứu chính thống về tiền
kỹ thuật số Bitcoin do đây là chủ đề nghiên cứu khá mới. Có thể kể đến một số
nghiên cứu tiêu biểu như “Bitcoin – Sự ảnh hưởng của nó đối với quy luật lưu thông
tiền tệ trong thời đại hiện nay” (2014) của Ths.Nguyễn Phước Tài và Ths.Nguyễn
Thuận Quý, bài nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn sơ lược về Bitcoin. Bên cạnh đó bài
viết còn đưa ra một số nhận định về việc Bitcoin có vận động theo công thức chung
của tư bản không. Tuy nhiên bài viết mới chỉ đề ra một số giải pháp tập trung vào
các phần mềm quản lý nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế mà chưa đi sâu
vào các chính sách quản lý chung về tiền kỹ thuật số.
Cũng trong năm 2014, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu về tiền kỹ
ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

quốc tế” đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tiền kỹ thuật số như định nghĩa và phân
loại tiền kỹ thuật số, đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số như
rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố (cơ chế, nguyên nhân…), đồng thời đề ra cách tiếp
cận và hướng quản lý trước mắt. Tuy nhiên báo cáo nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở


5
việc đưa ra các chính sách hiện có của các nước mà chưa đi sâu đánh giá về các
chính sách này. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các
khuyến nghị quản lý mà chưa phân tích được mối liên hệ của Việt Nam và sự cần
thiết phải đưa ra các khuyến nghị đó.
Ngoài một số bài báo khoa học Tạp chí Ngân hàng, số 10, tác giả Đậu Thị Mai
Hương có bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về tiền kỹ thuật số và khuyến nghị” và
trên báo Thị trường Tài chính Tiền tệ có bài: “Quá trình phát triển của đồng Bitcoin
và những vấn đề đặt ra” của tác giả Trang Ngọc thì thông tin về Bitcoin chủ yếu là
các bài báo đưa tin.
Có thể thấy Việt Nam đang thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về tiền kỹ
thuật số. Luận văn sẽ tập trung phân tích hiện trạng phát triển của tiền kỹ thuật số
Bitcoin và đánh giá ưu nhược điểm của các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số của
một số nước và tại Việt Nam. Bên cạnh đó luận văn sẽ đi sâu xem xét xu thế phát
triển của tiền kỹ thuật số và xu thế quản lý tiền kỹ thuật số của các nước trong thời
gian tới. Từ đó phân tích sự cần thiết của việc xây dựng các quy định quản lý tiền kỹ
thuật số và đề xuất một số khuyến nghị quản lý tại Việt Nam.
3.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc điểm và cơ chế giao dịch của đồng tiền kỹ thuật số

Bitcoin, phân tích thực trạng khuôn khổ pháp lý của đồng tiền này tại một số nước
trên thế giới và tại Việt Nam nhằm mục đích xây dựng chính sách quản lý hiệu quả

các loại tiền kỹ thuật số tại Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển chung của thế
giới.
4.

Đối tượng nghiên cứu



Đặc điểm và cơ chế giao dịch tiền kỹ thuật số Bitcoin.



Chính sách quản lý giao dịch đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin tại một số nước trên
thế giới và tại Việt Nam.


6

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu



Nghiên cứu những cơ sở lý luận về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin trong đó tập
trung nghiên cứu đặc điểm, phương thức giao dịch, các chủ thể tham gia trong
quá trình giao dịch và phân tích ưu nhược điểm của đồng tiền này.




Nghiên cứu, phân tích thực tiễn phát triển của thị trường tiền kỹ thuật số và
cách thức quản lý một số nước trên thế giới tại Việt Nam.



Nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường tiền kỹ thuật số và xu thế quản lý
tiền tiền kỹ thuật số trên thế giới.



Đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm quản lý hiệu quả đồng tiền kỹ thuật số tại
Việt Nam.

6.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn dự kiến sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau:


Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu, lý luận
khác nhau về tiền kỹ thuật số nói riêng và Bitcoin nói chung bằng cách phân
tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc. Tổng hợp, liên kết từng
mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết
mới đầy đủ và sâu sắc về tiền kỹ thuật số.



Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và xem xét lại những

thành quả thực tiễn trong quá khứ, các chủ trương và chính sách liên quan đến
quản lý tiền kỹ thuật số để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

7.

Giới hạn của đề tài:



Không gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý tiền kỹ thuật số Bitcoin tại Việt
Nam và tại một số nước trên thế giới mà không đi sâu vào các lĩnh vực khác
của nền kinh tế.



Thời gian: Từ khi đồng Bitcoin được tạo thành vào năm 2009 cho đến tháng 03
năm 2018.


7
8.

Những đóng góp mới về mặt khoa học, thực tiễn của luận án.



Về khoa học: Đề tài nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc xây dựng những chính sách quản lý đồng tiền kỹ thuật số tại Việt Nam.




Về thực tiễn: Là công trình nghiên cứu có hệ thống và logic từ đánh giá hiện
trạng phát triển của đồng kỹ thuật số Bitcoin và phân tích tồn tại, hạn chế của
của các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số của tại một số nước, đại diện cho
các nhóm nước tiêu biểu có sử dụng, cấm sử dụng và sử dụng có hạn chế
Bitcoin. Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cơ quan có thẩm
quyền trong việc xây dựng các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số trong bối
cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.

9.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh muc

các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:


Chương 1: Nghiên cứu những cơ sở lý luận về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin.



Chương 2: Thực trạng phát triển và quản lý đồng tiền Bitcoin tại một số nước
trên thế giới và tại Việt Nam.



Chương 3: Khuyến nghị về quản lý tiền kỹ thuật số tại Việt Nam.

10. Điểm mới của Luận văn
Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về tiền kỹ

thuật số trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà
kinh tế học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và học giả tại Việt Nam, kết hợp
đúc rút thực tiễn tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về tiền kỹ thuật số Bitcoin nói riêng
và tiền kỹ thuật số nói chung.
Thay vì chỉ nêu ra các quy chế quản lý, Luận văn tập trung phân tích, đánh giá
cụ thể về tồn tại, hạn chế của các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số của tại một số
nước, đại diện cho các nhóm nước tiêu biểu có sử dụng, không sử dụng và sử dụng
có hạn chế Bitcoin. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu phân tích xu thế phát triển và
quản lý tiền kỹ thuật số trên thế giới trong thời gian tới. Để từ đó có cơ sở để đưa ra
các khuyến nghị về cơ chế quản lý đồng tiền kỹ thuật số tại Việt Nam.


8
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ BITCOIN
1.1.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ

1.1.1. Định nghĩa về tiền kỹ thuật số
Tiền kỹ thuật số (Virtual currency) đã và đang có nhưng tác động sâu rộng
đến mọi nền kinh tế trên thế giới và đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất bởi
các nhà đầu tư. Tuy nhiên các chính phủ hiện chưa đưa ra một định nghĩa chính thức
nào về tiền kỹ thuật số. Luận văn xin đưa ra một số định nghĩa của các tổ chức uy
tín đang được sử dụng rộng rãi.
Từ điển Oxford định nghĩa: tiền kỹ thuật số là một đồng tiền số, trong đó
các kỹ thuật mã hoá được sử dụng để điều chỉnh việc tạo ra các đơn vị tiền tệ và xác
minh việc chuyển tiền, hoạt động độc lập với ngân hàng trung ương.
Theo Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Cetral Bank (ECB)) –
(2015) đã định nghĩa: “tiền kỹ thuật số là một loại tiền số có giá trị, không phải do
ngân hàng trung ương, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính truyền thống nào phát

hành, mà trong một số trường hợp có thể được sử dụng như là một sự thay thế cho
tiền” (ECB 2015, tr.25).
Theo Văn phòng thẩm định trách nhiệm chính phủ Hoa Kỳ (United
States Government Accountability Office – GAO) (2014): “Tiền kỹ thuật số là
một đơn vị trao đổi số hóa có giá trị, không phải do chính phủ ban hành. Không
giống như đô la Mỹ và các đơn vị tiền tệ do chính phủ phát hành khác, tiền kỹ thuật
số không nhất thiết phải có hình thái vật chất hoặc giấy tờ liên quan đến việc lưu
thông của chúng. Trong khi một số loại tiền tệ tiền kỹ thuật số có thể hoạt động như
một đơn vị giao dịch, lưu trữ giá trị và trao đổi, thì một số động tiền chỉ được chấp
nhận tại một số thị trường nhất định. Một số loại tiền kỹ thuật số chỉ có thể được sử
dụng trong các nền kinh tế ảo (là nền kinh tế được định nghĩa bao gồm các hoạt
động kinh tế giữa các nhóm cộng đồng, tương tác với nhau thông qua các thiếp lập
ảo, ví dụ: trong trò chơi nhập vai trực tuyến) và có thể không được trao đổi dễ dàng
với các loại tiền tệ do chính phủ phát hành như đô la Mỹ, đồng Euro hoặc Yên...
Các loại tiền kỹ thuật số khác có thể được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ


9
trong nền kinh tế thực và có thể được chuyển đổi thành các loại tiền tệ do chính phủ
phát hành thông qua việc trao đổi tiền kỹ thuật số” (GAO 2014, tr.4).
Theo Mạng lưới chống tội phạm Tài chính (The Financial Crimes
Enforcement Network – FinCEN) (2013) định nghĩa: “Tiền kỹ thuật số là là một
phương tiện trao đổi hoạt động như một loại tiền tệ trong một số môi trường, nhưng
không có tất cả các thuộc tính của đồng tiền thực. Cụ thể, tiền kỹ thuật số không có
quyền phát hành chính thức ở bất kỳ khu vực có thẩm quyền nào”. (FinCEN 2013,
tr.1)
Từ những định nghĩa trên, Luận văn xin đưa ra một định nghĩa khái quát
chung về tiền kỹ thuật số: Tiền kỹ thuật số thường được gọi là "đồng tiền kỹ thuật
số" hay "tiền tệ số", hoạt động như một phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị
không giới hạn, được phân bổ chủ yếu bởi sự đồng thuận của người sử dụng, được

tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở.
Tiền kỹ thuật số được giao dịch mua bán hoàn toàn trên môi trường internet và
không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào.
1.1.2. Phân loại tiền kỹ thuật số.
Hiện tại trên thị trường kỹ thuật số có hơn 1384 đồng tiền khác nhau (nguồn
thống kê: coinmarketcap.com), tuy nhiên không phải đồng tiền kỹ thuật số nào cũng
giống đồng nào. Mỗi đồng tiền lại thể hiện một mục đích sử dụng, cách thức hình
thành hay cách thức khai thác khác nhau.
Luận văn xin đưa ra 5 cách thức phân loại tiền kỹ thuật số: (1) Theo sự tương
tác với tiền thực và nền kinh tế thực; (2) Theo khả năng kiểm soát; (3) Theo cách
thức hình thành; (4) Theo cách thức khai thác đồng tiền kỹ thuật số; (5) Theo chức
năng và mục đích sử dụng.
1.1.2.1. Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực
Mỗi đồng tiền kỹ thuật số lại có một mức độ chuyển đổi khác nhau sang hàng
hoá, dịch vụ, tiền tệ giữa các quốc gia hoặc giữa các nhà đầu tư trong thị trường
thực. Dựa theo mối quan hệ tương tác với 3 đối tượng chính là tiền thực, hàng hóadịch vụ thưc và hàng hóa-dịch vụ ảo, tiền kỹ thuật số được chia làm 3 loại: tiền kỹ


10
thuật số lưu chuyển đóng (Closed virtual currency) tiền kỹ thuật số lai tạp (hybrid
virtual currency) và tiền kỹ thuật số lưu chuyển mở (Open virtual currency).

Hình 1.1: Phân loại tiền kỹ thuật số dựa trên sự tương tác với tiền thực và
nền kinh tế thực
(Nguồn: ECB, 2012)


Tiền kỹ thuật số lưu chuyển đóng (Closed virtual currency): là loại tiền kỹ
thuật số gần như không có mối liên hệ với nền kinh tế thực và chỉ có thể
được sử dụng để mua bán các hàng hóa, dịch vụ ảo trong một môi trường ảo

như các game ofline, online… Người dùng thường phải trả phí thuê bao và
kiếm được tiền kỹ thuật số dựa trên hiệu suất trực tuyến của họ. Tiền kỹ thuật
số này chỉ có thể được chi tiêu bằng cách mua hàng hóa và dịch vụ ảo được
cung cấp trong cộng đồng ảo, không thể mua được bằng tiền thực hay bán lấy
tiền thực, cũng như không thể trao đổi với hàng hóa thực. Ví dụ cho tiền kỹ
thuật số lưu chuyển đóng có thể kể đến như đồng Simoleon trong trò chơi
The Sims hay các đồng coin trong Mario, Cooking Dash, đào vàng….



Tiền kỹ thuật số lai tạp (hybrid virtual currency) là loại tiền kỹ thuật số có
thể được mua trực tiếp, sử dụng đồng tiền thực với tỷ giá trao đổi cụ thể để
mua, nhưng không thể đổi lại tiền tệ thực. Các điều kiện chuyển đổi được
thiết lập bởi người sáng lập. Các đồng tiền kỹ thuật số này cho phép sử dụng
đồng tiền để mua hàng hóa và dịch vụ ảo, nhưng một số cũng có thể cho


11
phép tiền tệ của họ được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ thực. Ví dụ
điển hình cho tiền kỹ thuật số lai tạp là các đồng tiền kỹ thuật số được thiết
lập bởi Nintendo, gọi là Nintendo Points, có thể được mua lại trong các cửa
hàng của Nintendo và trong các trò chơi của họ. Người tiêu dùng có thể mua
điểm trực tuyến bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc trong các cửa hàng bán
lẻ bằng cách mua một thẻ Nintendo Points. Các điểm không thể được chuyển
đổi trở lại tiền thật.


Tiền kỹ thuật số lưu chuyển mở (open – flow virtual currency): là loại tiền kỹ
thuật số có thể được mua bằng tiền thực và bán lấy tiền thực. Người dùng có
thể mua và bán tiền kỹ thuật số theo tỷ giá trao đổi với đồng tiền của họ.

Đồng tiền kỹ thuật số cũng tương tự như bất kỳ đồng tiền chuyển đổi khác
liên quan đến tính tương hợp của nó với thế giới thực. Các đồng tiền này
được cho phép để có thể mua cả hàng hoá, dịch vụ ảo và thực. Ví dụ cho tiền
kỹ thuật số lưu chuyển mở như Linden Dollars (L $) là loại tiền kỹ thuật số
được cấp trong Second Life, một thế giới ảo nơi người dùng tạo ra "avatars",
tức là các nhân vật ảo có thể được tùy chỉnh. Second Life có nền kinh tế
riêng, nơi người dùng có thể mua và bán hàng hoá và dịch vụ với nhau. Để
làm như vậy, họ cần Linden Dollars, có thể được mua bằng đô la Mỹ và các
loại tiền tệ khác theo tỷ giá trao đổi được thiết lập trên thị trường giao dịch
tiền tệ. Một thẻ tín dụng hoặc tài khoản PayPal là cần thiết. Người sử dụng có
thể bán lại Linden Dollars dự phòng để đổi lấy đô la Mỹ.

1.1.2.2. Theo khả năng kiểm soát
Theo khả năng kiểm soát tiền kỹ thuật số được chia thành 2 loại: tiền kỹ thuật
số tập trung (centralized virtual currency) và tiền kỹ thuật số phi tập trung
(decentralized virtual currency)


Tiền kỹ thuật số tập trung là tiền kỹ thuật số do một nhà quản trị kiểm soát
toàn bộ nền kinh tế ảo, từ việc phát hành tiền kỹ thuật số, xác thực giao dịch,
quyết định lượng cung tiền kỹ thuật số đến việc đưa ra các quy định hoạt
động trong một nền kinh tế ảo. Ví dụ như Linder dollar trong Second life…


12


Tiền kỹ thuật số phi tập trung là tiền kỹ thuật số không do một nhà quản trị
nào kiểm soát, các đơn vị tiền kỹ thuật số được tạo ra và đưa vào hệ thống
thông qua hoạt động “khai thác” (mining) và được kiểm tra, quản lý bởi

chính người dùng thông qua công cụ kĩ thuật phức tạp. Bitcoin là một ví dụ
điển hình cho tiền kỹ thuật số phi tập trung.

1.1.2.3. Theo cách thức hình thành
Theo cách thức hình thành, tiền kỹ thuật số được chia làm 2 loại: tiền kỹ
thuật số tiền mã hóa (cryptocurrency) và tiền kỹ thuật số thông thường (tiền điện tử
thông thường – digital currency)


Tiền kỹ thuật số tiền mã hóa là tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ mã hóa để
kiểm soát sự hình thành và giao dịch của đồng tiền này trên thị trường. Để sử
dụng, người dùng phải có một “ví điện tử” với địa chỉ là một dãy ký tự mã
hóa xác định và không cần tiết lộ danh tính của mình và quyền kiểm soát
thuộc về cộng đồng người dùng. Ví dụ cho tiền kỹ thuật số mã hóa như
Bitcoin và Litecoin.



Tiền kỹ thuật số thông thường là tiền kỹ thuật số được quản lý bằng các phần
mềm, công nghệ máy tính. Thay vì dùng “ví điện tử”, người dùng sẽ mở
những tài khoản mang thông tin chi tiết về người dung và Chúng không có giá
trị vật lý tương đương trong đời thực như tiền giấy. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật
số thông thường vẫn sở hữu nhưng đặc tính của tiền tệ truyền thống, ví dụ có
thể lưu giữ, chuyển cho người khác hoặc trao đổi với một loại tiền khác.
Đồng thời, có thể dùng chúng để thanh toán cho các hoá đơn mua hàng trên
các cửa hàng trực tuyến, hoặc các dịch vụ khác.

1.1.2.4. Theo cách thức khai thác đồng tiền kỹ thuật số
Trong khi không có người dùng nào có thể tạo các đơn vị mới trong một loại
tiền kỹ thuật số tập trung thì người dùng tiền kỹ thuật số được phân quyền có thể có

được các đơn vị mới bằng cách tham gia khai thác. Dựa vào cách thức khai thác ta
phân làm 2 loại là: Khai thác phi thương mại (Non-commercial mining) và khai thác
thương mại (Commercial mining)


13


Khai thác phi thương mại
• Người dùng cá nhân có thể tự thu được các đơn vị bằng cách “khai thác”
và sau đó bán chúng trên các sàn giao dịch hoặc để mua hàng hóa.
• Các hoạt động khai thác nhiều loại tiền kỹ thuật số ngày càng bị bó hẹp
lại cho nên người dùng cá nhân có cơ hội tham gia vào trong các mạng
lưới. Điều này giúp tránh hoặc giảm bớt rào cản đầu vào cho các “thợ đào
tiền kỹ thuật số”.



Khai thác thương mại
• Các nhà sản xuất sản xuất phần cứng khai thác chuyên dụng và bán cho
người dùng cá nhân và khách hàng thương mại.
• Các dịch vụ khai thác đám mây (Cloud mining services) được gọi là các
trang trại máy chủ chuyên khai thác. Họ bán hoặc cho thuê các “cỗ máy
khái thác” của họ cho khách hàng. Khi máy chủ đã xác nhận thành công
một loạt các giao dịch, phần khai thác sẽ được phân phối cho các cổ đông
sau khi khoản phí của chính họ đã được khấu trừ.
• Các “thợ đào tiền kỹ thuật số thương mại” có thể hoạt động trên nhiều
loại tiền kỹ thuật số.
• Các công ty khác nhau cũng có thể đồng ý thành lập một mỏ khai thác.
Hơn nữa, các công ty có thể thiết lập cơ sở hạ tầng của một mỏ khai thác

và sau đó cung cấp các dịch vụ của họ (ví dụ như cung cấp phần cứng và
phần mềm khai thác mỏ) cho khách hàng.

1.1.2.5. Theo chức năng và mục đích sử dụng:
Dựa theo chức năng và mục đích sử dụng, tiền kỹ thuật số có thể chia làm 4
loại: tiền kỹ thuật số giá trị trả trước (prepaid virtual currency), tiền kỹ thuật số thân
thiết (loyal points), tiền kỹ thuật số trong game (gaming currency) và tiền kỹ thuật
số lưu hành (monetization virtual currencies)


Tiền kỹ thuật số giá trị trả trước là loại tiền kỹ thuật số trong các tài khoản
trả trước, trong đó đồng tiền này được dùng giống như một sản phẩm, hàng
hóa. Tiền kỹ thuật số giá trị trả trước thường được phát hành, quản lý bởi các


14
công ty viễn thông, ví điện tử. Ví dụ cho tiền kỹ thuật số giá trị trả trước là
air miles, được dùng trong các tài khoản trả trước Airtime. Ở Việt Nam,
Mobile phone và Vinaphone đã bắt đầu ứng dụng hệ thống thanh toán này
cho thuê bao trả trước. Người dùng sẽ thiết lập tài khoản (đối với từng mạng,
mỗi nhà mạng sẽ có một hệ thống riêng) và nạp tiền vào đó, sau đó khoản
tiền này sẽ chuyển thành một loại tiền kỹ thuật số là air miles. Từ đây người
dùng có thể chuyển tiền, trả tiền thuê bao trong phạm vi mạng viễn thông đó.


Tiền kỹ thuật số thân thiết là loại tiền kỹ thuật số được phát hành bởi các
công ty phi tài chính và dùng như phần thưởng tích lũy đối với khách hàng
thân thiết, nhằm thúc đẩy thói quen mua sắm của khách hàng. Ví dụ như
Tesco Clubcard, một dịch vụ của Tesco mà mỗi khi khách hàng mua một sản
phẩm nào đó của công ty, họ sẽ được nhận điểm tích lũy. Khi số điểm này đủ

lớn, khách hàng có thể dùng nó để mua các sản phẩm khác của công ty hoặc
nhận chiết khấu.



Tiền kỹ thuật số trong game: là những loại tiền kỹ thuật số được dùng trong
các game, đặc biệt là game online, nhằm tăng sự hấp dẫn của trò chơi và tính
tương tác với người dùng. Ví dụ có đồng WoW gold trong Word of Warcraft,
Vcoin trong Audition…



Tiền kỹ thuật số lưu hành là đồng tiền được tạo ra với mục đích giúp đơn
giản hóa các trao đổi, có tính tương tác giữa môi trường thực và ảo. Tiền kỹ
thuật số lưu hành có thể chia làm 3 loại: Tiền kỹ thuật số lưu hành trong các
ứng dụng (application monetization currencies) (ví dụ như đồng TYM được
dùng trong appstorevn ở Việt Nam. Người dùng có thể nạp tiền thật vào để
đổi thành TYM ( không được đổi ngược lại) và dùng tiền đó để mua các ứng
dụng cho điện thoại), tiền kỹ thuật số cho các hoạt động quảng cáo
(advertising currencies) (là tiền thưởng cho người dùng khi tham gia vào một
hoạt động quảng cáo nào đó như xem một đoạn trailer, làm một phiếu điều
tra hay tải một ứng dụng…) và tiền kỹ thuật số giá trị mã hóa ( value coded
currencies) (là đồng tiền gần như mô phỏng đồng tiền thật, có thể dùng rộng


15
rãi trong nhiều hoạt động giao dịch khác nhau và không giới hạn trong một
môi trường xác định.)
1.1.3. Đặc điểm của tiền kỹ thuật số.
1.1.3.1. Tính pháp lý

Tính pháp lý là một đặc điểm cơ bản của các tiền kỹ thuật số vì một đồng tiền
theo định nghĩa phải được đưa vào hệ thống luật pháp quốc gia, do Chính phủ của
một quốc gia ban hành và được Chính phủ đưa ra những quy định giao dịch chung.
Tiền kỹ thuật số không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ nào, do đó
không phải chịu sử quản lý, kiểm soát của Nhà nước
1.1.3.2. Giá trị nội tại của tiền kỹ thuật số
Các thị trường chứng khoán không bao giờ sụp đổ xuống mức đáy là 0, khi
các cổ phiếu luôn có một thứ được gọi là "giá trị nội tại" – giá trị thực của cổ phiếu
mà không chịu sự chi phối của thị trường, nên các nhà đầu tư vẫn có thể thu về được
một khoản nhất định của số tiền mình đã bỏ ra. Ví dụ, cổ phiếu của Microsoft, sau
khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng dot-com đã giảm từ mức 39,264 tháng
12/1999 xuống 14,589 tháng 12/2000, không xuống mức 0 như nhiều cổ phiếu công
nghệ khác tại thời điểm đó là vì cổ phiếu của Microsoft có giá trị nội tại. Công ty
vẫn tiếp tục bán hệ điều hành và các sản phẩm Office của mình, và các nhà đầu tư
thấy được Microsoft không những vẫn sống tốt mà còn có thể trả cổ tức, khiến họ
vừa thu hồi được vốn, vừa có lợi nhuận đáng kể.
Tiền kỹ thuật số, ngược lại bản thân nó không tự sinh ra lợi nhuận, mà chỉ là
một dạng cổ phiếu điện tử được dùng để chuyển tiền giữa các người dùng (và mỗi
lượt giao dịch này đều mất phí). Nói cách khác, tiền kỹ thuật số không có giá trị nội
tại. Chính vì thế giá trị của đồng tiền tiền kỹ thuật số hình thành không chịu sự quản
lý của chính phủ hay cơ quan có thẩm quyền nào mà bị ảnh hưởng toàn phần từ thị
trường (nhu cầu của người dùng, các chính sách và thông tin liên quan…)
1.1.3.3. Hệ thống giao dịch
Một "hệ thống thanh toán" có thể được coi là một bộ công cụ và các quy tắc
cho việc chuyển tiền giữa các bên tham gia hệ thống. Nó thường dựa trên một thỏa


×