Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM

LƯU THỊ HỒNG HẠNH

HÀ NỘI - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LƯU THỊ HỒNG HẠNH

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Thị Thu Giang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN



1

LỜI CẢM ƠN

2

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

5

LỜI MỞ ĐẦU

5

CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

13

1.1.


Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

13

1.2.

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội

18

1.2.1.

Giảm chi phí, tăng năng suất

18

1.2.2.

Tăng doanh thu

20

1.2.3.

Tăng giá trị thương hiệu

22

1.2.4.


Thu hút lao động có chất lượng, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, tăng mức

độ gắn bó của người lao động

24

1.2.5.

Mở rộng thị trường

24

1.2.6.

Phát triển bền vững

25

1.3.

Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của một số ngân hàng

26

CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘITẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.

Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


38
38

2.1.1.

Lịch sử hình thành

38

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức

41

2.2.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của VCB

45

2.2.1.

Bảo vệ môi trường

45

2.2.2.

Đóng góp cho cộng đồng và xã hội


46

2.2.3.

Bảo đảm lợi ích cho khách hàng

48

2.2.4.

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động

52

2.2.5.

Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư và các đối tác

62


2.3.

Đánh giá chung về hoạt động CSR tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam

64


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1.

Mục tiêu phát triển bền vững tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN

68
68

3.1.1.

Nhóm mục tiêu đối với người lao động và cổ đông

68

3.1.2.

Nhóm mục tiêu đối với khách hàng và các đối tác

68

3.1.3.

Nhóm mục tiêu đối với xã hội

68

3.2.

Môt số giải pháp nâng cao trách nhiệm thực hiện trách nhiệm xã hội tại Ngân


hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

69

3.2.1.

Các giải pháp chung:

69

3.2.2.

Các giải pháp cụ thể:

72

Nhóm giải pháp đối với người lao động và cổ đông

72

Nhóm giải pháp đối với khách hàng và các đối tác

76

Nhóm giải pháp đối với xã hội

79

KẾT LUẬN


81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC

I


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn, kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Lưu Thị Hồng Hạnh


2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn cao học thạc sỹ đề tài "Trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam" đã được hoàn thành theo yêu cầu hướng dẫn của Khoa
sau Đại học- Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân trong quá trình học tập cũng như
thực hiện bản luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Đào Thị
Thu Giang - Trường đại học Ngoại thương và sự giúp hỗ trợ, giúp đỡ của các anh
chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Nhân dịp này, tôi
xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của cô và các anh chị đồng nghiệp để
tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Lưu Thị Hồng Hạnh


3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Đề tài luận văn “Trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam” được trình bày theo ba chương.
Phần mở đầu tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên
cứu CSR trên thế giới và tại Việt Nam, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là bố cục của luận văn.
Chương 1 là cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong
chương này người viết cũng nêu ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện trách
nhiệm xã hội tại các ngân hàng khác từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình thực
hiện trách nhiệm xã hội của các Ngân hàng tại Việt Nam.

Chương 2 tác giả đề cập đến thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Nhìn chung, Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam đã có sự chủ động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, từ đó đem lại
sự hài lòng cho các đối tượng hữu quan liên quan bao gồm khách hàng, người lao
động, cổ đông, các đối tác và toàn xã hội. Tuy nhiên việc thực hiện trách nhiệm xã
hội tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế mà
nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chưa thực hiện CSR một cách đồng bộ và có kế
hoạch.
Vì vậy, chương 3 tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc thực
hiện trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trong
chương này tác giả tập trung vào một số giải pháp cụ thể và có tính thực thi cao dựa
trên các nguồn lực sẵn có tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
ABBANK
ADB

Ngân hàng TMCP An Bình
Asian Development Bank - Tổ chức ngân hàng phát triển
châu Á

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BIDV

Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

CSR

Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội

DN

Doanh nghiệp

IUCN

International Union for conservation of nature - Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế

KH&CN

Khoa học và công nghệ

LHQ

Liên hợp quốc

NHTM

Ngân hàng thương mại


PTBV

Phát triển bền vững

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
United Nations Conference on Environment and

UNCED

Development – Liên hiệp Quốc tế về môi trường và phát
triển

TNXH

Trách nhiệm xã hội

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


WBCSD

WCED

World Business Council for Sustainable Development –
Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới
World Commission on Enviroment and Development Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới


5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
I.

Danh mục biểu đồ:

Biểu đồ 1.1: Mô hình kim tự tháp CSR .................................................................... 15
Biểu đồ 1.2: Động lực thúc đẩy DN thực hiện các hoạt động CSR .......................... 19
Biểu đồ 1.3: Đường giá trị CSR ................................................................................ 20
Biểu đồ 2.1: Mô hình quản trị VCB .......................................................................... 42
Biểu đồ 2.2: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của VCB giai đoạn 2014-2017 ............. 50
Biểu đồ 2.3: Danh mục sản phẩm của Vietcombank ................................................ 51
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chi phí hoạt động của VCB từ năm 2014 -2016 ...................... 54
Biểu đồ 2.5: Mức độ phân phối điểm khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên
Vietcombank ............................................................................................................. 62
Biểu đồ 2.6: 5 giá trị cơ bản của Vietcombank ......................................................... 64
Biểu đồ 3.1: Quy trình lập chiến lược CSR .............................................................. 69

II.


Danh mục bảng biểu:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Vietcombank giai đoạn 2015 –
2017 ........................................................................................................................... 44
Bảng 2.2: Chi phí hoạt động toàn hệ thống VCB từ năm 2014 – 2016 .................... 53
Bảng 2.3: Chi phí nhân viên của VCB từ năm 2014-2016 ............................. 55
Bảng 2.4: Chi phí tiền lương của VCB từ 2014-2016 .............................................. 56
Bảng 2.5: Điểm khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên Vietcombank .................. 61


5

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trách nhiệm xã hội (CSR) ngày càng
trở thành một đề tài được quan tâm và càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết tại
Việt Nam sau một loạt các vụ việc báo động về việc ô nhiễm môi trường, an toàn
thực phẩm, tai nạn lao động…Các vụ việc trên thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong
quá trình hoạt động; sự yếu kém trong công tác quản lý cũng như sự mất cân bằng
trong định hướng chiến lược dài hạn của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt, các doanh nghiệp đang từng ngày nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận và gia
tăng hình ảnh của mình trong mắt khách hàng, các ngân hàng cũng không nằm
ngoài quy luật này. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
có lịch sử 55 năm hoạt động, là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất
Việt Nam, VCB đã khẳng định thương hiệu và vị thế trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng. Để đạt được định hướng đã đặt ra là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam và
là 1 trong 300 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới đến năm 2020, VCB đã nhận thức
sâu sắc CSR là một trong những công cụ hữu dụng để đạt được các mục tiêu của

mình. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại VCB cũng còn tồn tại một số
hạn chế. Bên cạnh đó, thực trạng ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp nghiệp nói
chung cũng như các ngân hàng nói riêng mới chỉ quan tâm mà chưa thực sự thực
hiện đầy đủ các trách nhiệm xã hội của mình, nguyên nhân sâu xa là do doanh
nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về CSR. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam cho
rằng CSR đơn thuần là làm từ thiện trong khi thực hiện CSR cũng gồm các yếu tố
ngay bên trong doanh nghiệp.
Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” cho Luận văn tốt nghiệp của mình để
nghiên cứu về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vietcombank, đồng thời đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng
này.


6

2. Tình hình nghiên cứu
2.1.

Tình hình nghiên cứu CSR trên thế giới.

Từ giữa những năm 1800s, quan điểm về trách niệm xã hội chưa thực sự rõ
ràng nhưng John H. Patterson đã làm dấy lên làn sóng về phúc lợi xã hội, làm tiền
đề cho việc nghiên cứu CSR sau này này (Manfred Pohl, Nick Tolhurst,
Responsible Business: How to Manage a CSR Strategy Successfully, 2010). Cũng
vào thời điểm đó John D. Rockefeller cũng lập nên một quỹ từ thiện, là hình mẫu
của quỹ từ thiện Bill Gates sau này (Carroll, A History of Corporate Social
Responsibility, 2008). Mặc dù vậy, thuật ngữ “trách nhiệm xã hội” lần đầu tiên
được nhắc đến và bắt đầu được sử dụng rộng rãi với mục đích tuyên truyền và kêu
gọi các chủ doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo tài sản của mình còn phải không làm

tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi
hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội, (H.R.Bowen,
Social Responsibilities of the Businessmen, 1953).
CSR là một đề tài nghiên cứu gây chú ý và có nhiều tranh luận và có nhiều
công trình nghiên cứu được công bố trên thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua. Các
đề tài nghiên cứu này có thể chia thành 4 nhóm nội dung như sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu đưa ra những lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Tùy từng góc độ tiếp cận của mỗi tác giả để đưa ra các quan điểm về
trách nhiệm xã hội và bảo vệ quan điểm đó. Các bài nghiên cứu này thường có tính
chất kế thừa và phát huy những bài nghiên cứu trước đó.
Một số bài nghiên cứu tiêu biểu thuộc nhóm 1 có thể kể đến:
- Fredman Milton, “The social responsibility of business is to increase its profit”
(1970), cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để tối đa
hóa lợi nhuận, tăng giá trị cho doanh nghiệp bằng việc kinh doanh đúng luật pháp.
Theo nghiên cứ này ông cho rằng trách nhiệm xã hội là của nhà nước, nên người
chủ doanh nghiệp, đại diện cho các cổ đông, chỉ thực hiện các trách nhiệm xã hội
mà anh ta mong muốn theo ý kiến của các cổ đông.
- A. Carroll trong cuốn The Pyramid of corporate Social responsibility: Toward


7

the moral management of organizational steakholders (1991) đã đóng góp mô hình
kim tự tháp CSR nổi tiếng với bốn khía cạnh của CSR (khía cạnh kinh tế, pháp lý,
đạo đức và từ thiện), mang lại một cách nhìn mới và đầy đủ hơn về CSR và được
làm tiền đề phát triển nghiên cứu và được ứng dụng nhiều trong hoạt động CSR của
các doanh nghiệp sau này.
Tóm lại, tuy các quan điểm nghiên cứu về CSR trong nhóm này có khác nhau
trong từng thời kỳ nhưng vẫn có tính kế thừa và phát triển thêm các lý luận mới mẻ.
Tất cả các quan điểm đều chỉ ra được mức độ gắn kết của CSR đối với doanh

nghiệp.
Nhóm 2: Nghiên cứu tác động của CSR đối với các chủ thể trong và ngoài
doanh nghiệp.
Những bài nghiên cứu của nhóm này tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của việc
thực hiện CSR đến các bên liên quan bao gồm: người lao động và cổ đông (các chủ
thể bên trong doanh nghiệp), khách hàng, đối tác, xã hội (các chủ thể bên ngoài
doanh nghiệp).
Một số bài nghiên cứu nổi bật thuộc nhóm này:
- Duane Windsor, “Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches”
(2006), đăng trên tạp chí Journal of Management Studies. Bài báo này đánh giá ba
cách tiếp cận chính về CSR và đưa ra khái niệm“công dân doanh nghiệp” là sự giao
thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Cùng đó, việc mở
rộng hoạt động từ thiện cũng là công cụ và đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng uy tín
và tăng cơ hội thị trường.
- Surpan Sarma, Joity Sarma, Arti Devi, “Corporate Social Responsibility: The
key role of human resource management” (2009) đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều
giữa CSR và hoạt động quản trị nhân sự trong công ty. CSR có thể làm nền tảng cho
việc quản trị nhân sự được hiệu quả, và quản trị nhân sự được gợi ý mang ý nghĩa
quan trọng nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động CSR ở mọi cấp độ trong công ty.
Nhìn chung nhóm này là nhóm có số lượng nghiên cứu đông đảo nhất. Mỗi
một mối quan hệ của trách nhiệm xã hội với một đối tượng cụ thể lại giải quyết một


8

bức tranh nhỏ trong toàn cảnh nghiên cứu CSR.
Nhóm 3: Nghiên cứu và đánh giá vai trò, ý nghĩa, mức độ hiệu quả của CSR
đối với doanh nghiệp.
- Manuela Weber, “The business case for corporate social responsibility: A
company-level measurement approach for CSR” (2008) đã chỉ ra rằng hiện vẫn còn

thiếu các cách tính toán ảnh hưởng của CSR đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Nghiên cứu tập trung vào việc đưa ra đáp án cho câu hỏi: “Làm thế nào để
tính toán được ảnh hưởng của các hoạt động CSR đến doanh nghiệp” và sử dụng
mô hình các bước đánh giá có thể giúp các nhà quản trị trong công việc này.
- Wayne Visser, D. Matten, Manfred Pohl, Nick Tolhurst, The A to Z of
corporate social responsibilities (2008) đã kịp thời đưa ra một loạt các hướng dẫn,
quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về CSR, tính bền vững và đạo đức kinh doanh. Ngoài
các định nghĩa về các thuật ngữ quan trọng liên quan đến CSR, cuốn sách cũng bao
gồm tất cả các quy tắc và nguyên tắc quan trọng nhất: Tiêu chuẩn toàn cầu của Liên
Hợp Quốc về CSR, các tiêu chuẩn ISO,…
- Elena Bueble, Corporate Social Responsibility: CSR Communication as an
Instrument to Consumer-Relationship Marketing (2009) đã nêu lên mối quan hệ
giữa CSR với việc đạt được các thành công thương mại thông qua việc tôn trọng
các giá trị đạo đức, tôn trọng con người, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Nghiên
cứu đã đo lường để đưa ra cách thức truyền thông cho doanh nghiệp nhằm giúp
CSR có thể được truyền đạt hiệu quả hơn đến người tiêu dùng.
Đóng góp to lớn nhất của các bài nghiên cứu thuộc nhóm này là đã đưa ra các
phương thức nhằm giúp các doanh nghiệp lượng hóa được hoặc đánh giá được các
tác động của các hoạt động CSR tại doanh nghiệp mình. Đây là một trong những
hướng nghiên cứu rất hay và cần thiết, có tính ứng dụng cao.
Nhóm 4: Nghiên cứu đưa ra các gợi ý, chính sách liên quan đến việc phát
triển CSR cho từng công ty, từng nghành, từng khu vực hay từng quốc gia cụ thể.
Một số nghiên cứu nổi bật trong nhóm này:
- Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại


9

Nhật Bản” (2003) đã có những khảo sát về tình hình thực tế triển khai CSR tại Nhật
Bản làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho hoạt động CSR.

- Nigel Twose và Tara Rao, “Báo cáo về CSR ở Việt Nam (2003) tổng kết tình
hình thực hiện CSR trong ngành dệt may và da giầy của Việt Nam, đã chỉ ra những
động lực thúc đẩy thực hiện CSR trong 2 ngành này và nhấn mạnh vai trò của chính
phủ trong việc thúc đẩy thực hiện CSR trong cộng đồng doanh nghiệp. Theo các tác
giả, chính phủ Việt Nam nên quan niệm rằng thực hiện CSR chính là cơ chế quan
trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên thị trường thế giới.
- Richard Welford, Clifford Chan, và Michelle Man, “Priorities for Corporate
Social Responsibility: a Survey of Businesses and their stakeholders” (2008) đã
thực hiện phát phiếu điều tra tới 491 tổ chức tại Hồng Kông với bảng hỏi và các
thang điểm đánh giá để so sánh việc thực hiện CSR tại các doanh nghiệp này.
Thông qua nghiên cứu này, các tác giả này đã tìm ra các nhóm nhân tố của CSR mà
các doanh nghiệp Hồng Kông cho là quan trọng và đặt ưu tiên lên hàng đầu. Tuy
nhiên sự đánh giá này là khác nhau dưới các góc nhìn của chính phủ, nhà đầu tư, cổ
đông, ban giám đốc và nhân viên trong công ty.
2.2.

Tình hình nghiên cứu CSR ở Việt Nam.

Trên thế giới, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không hề
mới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về CSR một cách nghiêm túc và bài bản.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhắc đến CSR là nhắc đến một khái niệm còn rất mới mẻ
và mơ hồ đối với một số không ít các doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội xuất hiện
đầu tiên tại các công ty đa quốc gia có nhà máy tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty
Nhật Bản, thông qua các tiêu chuẩn trong sản xuất và quy tắc ứng xử. Các công ty
may mặc, da giầy và thủy sản, điển hình là May 10 là những công ty đầu tiên ở Việt
Nam thực hiện chính sách về CSR. Sau đó, một loạt các công ty lớn như Vinamilk,
viettel,…cũng áp dụng CSR một cách nghiêm túc và coi đó là kim chỉ nam trong
mọi hoạt động của mình. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu đi theo
hai nhóm nghiên cứu chính:
Nhóm 1: Các nghiên cứu về việc áp dụng cơ sở lý thuyết CSR vào việc đo

lường mức độ tác động của CSR đến các hoạt động của doanh nghiệp.


10

- Nghiên cứu “Áp dụng mô hình của Caroll (1991) để khảo sát nhận thức của
người lao động về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của nhóm tác giả
Lại Văn Tài, Lê Thị Thanh Xuân và Trương Thị Lan Anh đăng trên tạp chí phát
triển KH&CN, tập 16, số Q2-2013. Nghiên cứu này đã đánh giá nhận thức của
người lao động về bốn loại trách nhiệm trong tháp trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
của Caroll (1991), bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm
đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Ngoài ra, nghiên cứu này còn xác định những khác
biệt trong nhận thức của người lao động Việt Nam và các nước đang phát triển khác
về trách nhiệm xã hội. Kết quả nghiên cứu cung cấp nhiều điểm quan trọng. Thứ
nhất, các doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và truyền thông các hoạt động về
trách nhiệm xã hội. Thứ hai, kết quả nghiên cứu này minh chứng thêm về tính khả
thi của mô hình Caroll trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội sau này.
- “Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam ISO26000:2013” cung cấp các hướng dẫn cơ
bản về trách nhiệm xã hội, thừa nhận trách nhiệm xã hội cùng sự gắn kết với các
bên liên quan, các chủ đề cốt lõi và các vấn đề gắn với trách nhiệm xã hội.
Các nghiên cứu theo hướng này tại Việt Nam hiện vẫn còn rất ít và cần được
phát triển hơn nữa. Thông qua các nghiên cứu này có thể hoàn thiện hơn việc đo
lường cũng như chuẩn hóa các tiêu thức đánh giá CSR.
Nhóm 2: Nghiên cứu hoạt động CSR tại Việt Nam, tại các ngành cụ thể từ đó
đưa ra các giải pháp và kiến nghị tương ứng.
- Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy hải sản bền vững
nghiên cứu và phát triển dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong
chuỗi cung ứng khai thác thủy sản ở Việt Nam” (ICAFIS, 2010) đã thực hiện đánh
giá các thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy
sản tại Việt Nam, từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp, các bộ nguyên tắc thực

hành phù hợp với thực trạng các doanh nghiệp thủy hải sản tại Việt Nam.
- Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức,“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
– CSR: một vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR
ở Việt Nam”, Viện khoa học xã hội Việt Nam (2008) đã tóm tắt một số vấn đề lý
luận về CSR, các vấn đề tranh cãi xoay quanh chủ đề này, cũng như đã nêu ra được


11

thực trạng hoạt động CSR ở Việt Nam. Nhóm tác giả đồng thời cũng nêu ra khuyến
nghị sự cần thiết của việc đổi mới chính sách quản lý của nhà nước, nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiệnCSR.
- PGS. TS. Phạm Văn Đức, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” (2010) đã chỉ ra rằng việc các doanh
nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát
triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Tác giả
cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tại Việt Nam.
Có thể thấy các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các nghiên cứu vĩ mô,
chủ thể hướng đến thường là toàn thể các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung.
Đối với các nghiên cứu thực hiện CSR tại một ngành cụ thể thì đều tập trung nhiều
vào các ngành sản xuất do việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu ngày
càng trở lên cấp thiết mà chưa có nhiều nghiên cứu đối với các ngành dịch vụ.
Chính điều này đã cho người viết thấy được khoảng trống trong nghiên cứu việc
thực hiện CSR tại một doanh nghiệp cụ thể hoạt động trong ngành dịch vụ, đặc biệt
là ngành Ngân hàng.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và tìm các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện trách
nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp,
nội dung và cách thức triển khai Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nghiên cứu kinh
nghiệm của Trách nhiệm xã hội tại một số ngân hàng khác trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng trách nhiệm xã hội tại ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam
- Đề xuất giải pháp để thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.


12

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN.
- Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải

pháp nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam.


Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu ở

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chứ không nghiên cứu tại các Ngân
hàng khác.


Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong đề tài được


lấy từ năm 2014 đến năm 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích dựa trên các tài liệu sẵn có bao gồm các
kết quả của các bài nghiên cứu CSR trên thế giới và tại Việt Nam, các nguồn tài liệu
từ sách, báo giấy, báo mạng.
- Phân tích kết quả bảng điều tra có sẵn tại Vietcombank: Sử dụng các kết quả
từ các cuộc điều tra về thị trường, điều tra khách hàng đã được tổng kết và báo cáo
bởi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn để có được
nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho bài nghiên cứu và tăng tính khách quan cho công
trình.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương như sau:
- Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
- Chương II: Thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam.
- Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.


13

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ lâu đã được biết đến như một trong


những yếu tố làm nên rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng doanh số, lợi
nhuận, giảm tỉ lệ thôi việc hay mở rộng cơ hội phát triển thị trường. Tuy nhiên,
thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, và chưa được sử dụng đồng nhất. Trên thực tế, có rất nhiều khái nhiệm
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).Điều này phụ thuộc vào cách nhìn
nhận của mỗi công ty, chính phủ, tổ chức dựa trên điều kiện, đặc điểm và trình độ
phát triển của mỗi đối tượng.
Có quan điểm cho rằng, CSR có thể được định nghĩa bằng việc thực hiện tối
đa hóa lợi nhuận thể hiện trách nhiệm với cổ đông còn doanh nghiệp đã có trách
nhiệm với xã hội thông qua việc nộp thuế, chi trả lương đầy đủ cho người lao động.
Nổi bật trong quan điểm này là định nghĩa về trách nhiệm xã hội của nhà kinh tế
học MiltonFiredman được đề cập trong công trình The Social Responsibility of
Business is to increase its Profits, The New York Times Magazine: “Chỉ có một và
chỉ một loại trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp – là việc doanh nghiệp sử dụng
các nguồn lực và tham gia các hoạt động để tăng lợi nhuận, tuân thủ luật chơi,
không lừa dối hay gian lận” (Milton Firedman, 1970).
Lại có quan điểm cho rằng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đã sử dụng
các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên qua đó gây tổn hại đến
môi trường tự nhiên nên ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn phải có trách
nhiệm đối với môi trường, cộng đồng và người lao động, đáp ứng các kỳ vọng của
xã hội.Keith Davies đưa ra khái niệm CSR trong bài viết “The Case for and Against
Business Assumption of Social Responsibilities”: “CSR là sự quan tâm và phản ứng
của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu, pháp
lý, công nghệ” (Keith Davies, 1973).


14

Theo S. Prakash Sethi, “Nghiên cứu các khía cạnh hoạt động xã hội của doanh

nghiệp” (1975) đã cho rằng: “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh
nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ
biến”. R. Edward Freeman trình bày định nghĩa về trách nhiệm xã hội trong tác
phẩm: "Strategic Management: A Stakeholder Approach" (1984), theo đó trách
nhiệm xã hội ngoài việc xem xét trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cổ đông
còn phải được mở rộng trong mối tương quan với các chủ thể khác. Các khái niệm
đưa ra sau này hầu hết đều ủng hộ quan điểm này.
A. Carroll, “The Pyramid of corporate Social responsibility: Toward the moral
management of organizational steakholders”(1999) cho rằng CSR còn có phạm vi
lớn hơn: “CSR là tất cả những vấn đề pháp lý, kinh tế, đạo đức và những lĩnh vực
khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định”.
Trong khi đó, theo Matten, Moon, “Implicit and explicit csr: a conceptual
framework for a comparative understanding of CSR” (2008): “CSR là một khái
niệm bao trùm các khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ
thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một
khái niệm động và luôn được thử thách trong từng hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã
hội đặc thù”.
Theo Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững – World Business
Council for Sustainable Development (WBCSD): “CSR là cam kết liên tục của
doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế,
trong khi đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ cũng
như của cộng đồng và xã hội”.
Theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp được hiểu là: “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh
tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về
giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng
như phát triển chung của xã hội”.



15

Khái niệm CSR 2.0 (Corporate Sustainability Responsibility) được sử dụng
gần đây, theo đó mỗi doanh nghiệp cần có một chính sách chủ động, cởi mở, chân
thành, linh hoạt đối với các vấn đề xã hội mà họ có thể tham gia giải quyết một
phần. Ngay trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp kết nối
chặt chẽ với các bên liên quan để hiểu và đáp ứng nhu cầu và lợi ích của họ, lồng
ghép các hoạt động mang tính thiện nguyện này vào hoạt động kinh doanh, hoạt
động CSR trở thành một phần không thể tách rời trong quá trình phát triển của
doanh nghiệp.
Như vậy, hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung và
phạm vi của CSR. Một trong những lý thuyết liên quan đến vấn đề này được chứng
minh một cách sinh động và sử dụng rộng rãi nhất là mô hình tháp Caroll (Caroll,
1999). Nội dung mô hình tháp của Giáo sư Archie B. Caroll, một bậc thầy về quản
trị doanh nghiệp tại đại học Georgia (Hoa Kỳ), cho rằng: một doanh nghiệp trường
tồn và trở thành vĩ đại dựa trên tòa tháp trách nhiệm xã hội, bao gồm: Trách nhiệm
về hiệu quả kinh doanh của công ty, trách nhiệm về tuân thủ luật pháp, trách nhiệm
về đạo đức và Các công việc thiện nguyện. Theo lý thuyết tháp Caroll xã hội luôn
đòi hỏi doanh nghiệp làm nhiều hơn so với việc chỉ tạo lợi nhuận và tuân thủ pháp
luật.

Biểu đồ 1.1: Mô hình kim tự tháp CSR
(Nguồn: Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008, trang 8)


16

- Trách nhiệm kinh tế: Tối đa hóa lợi nhuận là trách nhiệm lớn nhất của mỗi
doanh nghiệp, đây là yếu tố nền tảng để thực hiện các trách nhiệm còn lại của doanh
nghiệp.

- Trách nhiệm pháp lý: Hay còn được gọi là trách nhiệm tuân thủ pháp luật
chính là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách
nhiệm mã hóa những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, xã hội vào các văn bản pháp luật.
Doanh nghiệp, dựa trên cơ sở đó, sẽ theo đuổi các mục tiêu về kinh tế của mình dựa
trên những chuẩn mực, quy tắc trong các bộ luật được ban hành. Cùng với trách
nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý là hai bộ phận nền tảng, cơ bản nhất và không
thể thiếu đối vớiCSR. Doanh nghiệp là một trong thành tố cấu thành nên xã hội, do
vậy chức năng kinh doanh được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Nhưng không vì việc tối
đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí mà doanh nghiệp bất chấp pháp luật, không
thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người lao động, với cổ đông hoặc với nhà nước
(trốn thuế)…
- Trách nhiệm đạo đức: đây là những chuẩn mực, quy tắc được xã hội thừa
nhận nhưng chưa có mặt trong các văn bản luật. Trên thực tế, những chuẩn mực xã
hội luôn biến đổi và vì thế những chính sách pháp luật chỉ có thể theo sau trong quá
trình biến đổi này. Do đó, pháp luật không thể phản ánh hết những đòi hỏi về những
quy tắc ứng xử của xã hôi. Vì vậy, trách nhiệm thực hiện đúng luật pháp là đòi hỏi
tối thiểu với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải thực hiện những
nghĩa vụ, quy tắc ngoài luật hay chính là trách nhiệm đạo đức. Việc thực hiện trách
nhiệm đạo đức là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp nhưng lại có vai trò trung
tâm đối với CSR (ví dụ như việc thực hiện ngày nghỉ cuối tuần, tiền cho nhân công
làm thêm ca, uy tín đối với đối tác, quan hệ tốt với kháchhàng…).
- Trách nhiệm từ thiện: là những hoạt động của doanh nghiệp đã vượt qua sự
kỳ vọng của xã hội. Một số hoạt động thuộc trách nhiệm từ thiện như các chương
trình trao quà cho trẻ mồ côi, tài trợ học bổng cho học sinh sinh viên, xây dựng nhà
tình nghĩa, hiến máu nhân đạo…Trách nhiệm từ thiện khác trách nhiệm đạo đức ở
chỗ, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này “hoàn toàn tự nguyện”. Nếu doanh
nghiệp không thực hiện CSR tới mức độ này thì họ vẫn được coi là đã hoàn thiện


17


đầy đủ trách nhiệm với xã hội.
Ưu điểm của mô hình:
- Đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng đã giúp các doanh nghiệp xóa đi các hoài
nghi về tính trung thực trong những chương trình CSR của doanh nghiệp. Việc thực
hiện trách nhiệm kinh tế giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các trách
nhiệm đối với người lao động, cổ đông, đối tác, xã hội và ngược lại, khiến ranh giới
của việc thực hiện CSR là “vì mình” hay “vì người” được xóa bỏ và khiến hai mục
đích này không được tách rời.
- Các trách nhiệm trong kim tự tháp luôn chồng lấn lên nhau, không thể tách rời
và tác động lẫn nhau.
- Làm rõ mối quan hệ giữa công việc từ thiện và trách nhiệm xã hội. Có thể nói
rằng từ thiện chỉ là bề nổi của tảng băng chìm CSR mà thôi, ngoài việc thực hiện
trách nhiệm từ thiện, doanh nghiệp còn phải thực hiện các trách nhiệm khác ngay
chính bên trong nội tại doanh nghiệp.
Dựa trên các chủ thể chính tác động đến sự phát triển của một doanh
nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể cụ thể hóa bằng các nội
dung chính sau:
- Bảo vệ môi trường: phát triển bền vững mà không làm tác động và làm tổn hại
đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi thực hiện sản
xuất, kinh doanh và sử dụng các nguồn lực tự nhiên mà chất lượng môi trường sống
của con người vẫn được đảm bảo. Đó chính là sự đảm bảo trong sạch của không
khí, nguồn nước, nguồn đất, không gian địa lý và cảnh quan.
- Đóng góp cho cộng đồng và xã hội: Thực hiện đóng thuế đầy đủ và trung thực,
ngoài ra còn có các đóng góp cho các hoạt động chung của xã hội như: thực hiện
các công trình công cộng, tài trợ các quỹ học bổng, thực hiện các chương trình từ
thiện, an sinh xã hội khác.
- Thực hiện tốt trách nhiệm với các đối tác: Đảm bảo tuân thủ đúng hợp đồng và
các điều khoản đã ký kết, kinh doanh trung thực và đúng pháp luật, minh bạch trong



18

các giao dịch với đối tác, nỗ lực tối đa hóa lợi ích về tài chính cũng như phi tài
chính để hai bên cùng có lợi.
- Bảo đảm lợi ích cho khách hàng: cung cấp các sản phẩm tốt nhất cho khách
hàng, vì lợi ích của khách hàng. Thường xuyên nghiên cứu và cải thiện sản phẩm,
các chính sách dịch vụ nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
- Đảm bảo quyền lợi cho người lao động: Đảm bảo thực hiện đúng pháp luật
liên quan như luật lao động, luật BHXH, luật Công đoàn… Đảm bảo thời gian và
điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, đảm bảo thu nhập, đảm bảo các
chính sách phúc lợi tốt và ổn định, đảm bảo người lao động được học tập và đào tạo
để phát triển chuyên môn.
- Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư: Đảm bảo minh bạch trong công
bố thông tin, đảm bảo kết quả kinh doanh theo đúng cam kết, tối đa hóa lợi nhuận
doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy rằng, đối với từng chủ thể, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đều được thực hiện thông qua một hoặc nhiều các trách nhiệm về: kinh tế,
pháp lý, đạo đức và từ thiện. Các trách nhiệm này được thực hiện song song và có
tác động đến nhau, không thể tách rời.
1.2.

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội

1.2.1. Giảm chi phí, tăng năng suất
Trong dài hạn, thực hiện các trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp
giảm chi phí và tăng năng suất lao động.
Việc giảm chi phí bao gồm cả giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý và chi phí
nhân công. Với việc đầu tư những công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường
giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí điện, nước; giảm thiểu được các chi

phí xử lý nguồn chất thải từ nước và khí; giảm chi phí xử lý tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp. Thay vào đó doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn chi đó để thực
hiện tái đầu tư, nâng cao phúc lợi cho người lao động hoặc đóng góp cho xã hội.


19

Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi
phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường
lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục
đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và
đào tạo nhân viên mới. Tất cả các yếu tố đó đều góp phần giảm chi phí sản xuất,
tăng năng suất lao động.
Dưới đây là biểu đồ đo lường mức độ tác động của các nhân tố thúc đẩy các
doanh nghiệp làm CSR do VietNam Report thực hiện (2018), dựa trên 5 nhân tố bao
gồm: Uy tín doanh nghiệp, lợi ích của người lao động, sự quan tâm của cộng đồng
đến mội trường, tuân thủ pháp luật và giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.

Biểu đồ 1.2: Động lực thúc đẩy DN thực hiện các hoạt động CSR (Đơn vị: %)
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp BP500 do Vietnam Report thực hiện tháng 02/2018
Các số liệu trên được lấy từ khảo sát VietNam Report về động lực thúc đẩy
các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động CSR. Nhìn vào đó, chúng ta có thể thấy


20

số liệu đã chỉ ra rằng giảm chi phí và tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả
hoạt động là một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy một doanh nghiệp thực hiện
các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Heineken là công ty sản xuất bia của Hà Lan, được thành lập vào năm 1864 tại

thành phố Amsterdam. Đến năm 2012, Heineken sở hữu khoảng 190 nhà máy bia
tại 70 quốc gia trong đó có Việt Nam. Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt
Nam thực hiện dự án cắt giảm chi phí thông qua mở rộng nguồn cung ứng địa
phương, qua đó 75% nguyên liệu bao bì của Heineken được thu mua từ địa phương
bao gồm chai, lon, cacton bao bì và vỏ trấu làm nguyên liệu cho các lò hơi sinh
khối, hiện heineken không mua nguyên liệu nông sản nào trong nước trừ gạo do
điều kiện thời tiết Việt Nam không phù hợp trồng những loại nguyên liệu đặc thù để
sản xuất bia. Thu mua địa phương giúp Heineken tạo thêm công ăn việc làm trong
thị trường nội địa, qua đó giúp các hộ nông dân và nhà máy tăng thu nhập. Dự án
này đã giúp Heineken Việt Nam tiết kiệm được trong chi phí sản xuất và giảm dấu
chân cacbon từ khâu vận chuyển trong chuỗi giá trị (Heineken, báo cáo bền vững,
2016).
1.2.2. Tăng doanh thu
Doanh thu của mỗi một doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào số lượng hàng
hóa bán ra. Mặc dù mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận nhưng làm thế nào để tối đa hóa doanh thu luôn là vấn đề doanh nghiệp cần
trả lời trước cả khi muốn tối đa hóa lợi nhuận, bởi không có doanh thu thì đồng
nghĩa với việc không thể có lợi nhuận.


×