Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN HUY GIẢNG

TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN
TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ)
CÓ CÙNG MÔ TÍP VỚI “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN HUY GIẢNG

TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN
TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ)
CÓ CÙNG MÔ TÍP VỚI “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh


Thái Nguyên – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Giảng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học
Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hƣớng dẫn PGS. TS. Vũ Thanh đã luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Giảng


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn
đăng tân thoại” .............................................................................................. 2
2.1.1. Giai đoạn trƣớc thế kỷ XX ............................................................... 3
2.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay....................................................... 4
2.2. Nghiên cứu truyện truyền kì dưới góc độ mô típ và việc tìm hiểu những
truyện có chung mô típ trong “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10
4.2.1. Phạm vi tƣ liệu ............................................................................... 10
4.2.2. Phạm vi nội dung............................................................................ 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 11
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 12
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12
NỘI DUNG ..................................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI”, “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” VÀ
VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN TRUYỀN KÌ TỪ MÔ TÍP TRUYỆN ....... 13
1.1. “Tiễn đăng tân thoại” và thể loại truyền kì Trung Quốc..................... 13
1.1.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc ............... 13
1.1.1.1. Khái niệm truyền kì ................................................................. 13
1.1.1.2. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc ........ 14
1.1.2. “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu................................................ 16
1.1.2.1. Tác giả Cù Hựu ........................................................................ 16
1.1.2.2. Tác phẩm “Tiễn đăng tân thoại” .............................................. 17



1.2. “Truyền kì mạn lục” và thể loại truyền kì Việt Nam............................ 18
1.2.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Việt Nam ................... 18
1.2.2. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ ............................................ 20
1.2.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ .................................................................. 20
1.2.2.2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” ............................................... 22
1.3. Khái niệm mô típ, các yếu tố hình thành mô típ trong thể loại truyền kì . 23
1.3.1. Khái niệm mô típ ............................................................................ 23
1.3.2. Các yếu tố hình thành mô típ trong thể loại truyền kì ở Việt Nam...... 25
1.4. Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” và
việc nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện ....................................... 27
1.4.1. Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” 27
1.4.2. Nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện................................ 28
Tiểu kết Chương 1....................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: MÔ TÍP “TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN KÌ DỊ” TRONG “TIỄN
ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” .................................... 31
2.1. Khảo sát mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong hai tác phẩm ..... 31
2.2. Mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Tiễn đăng tân thoại” ..... 34
2.3. Mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục” ....... 40
2.4. Đối sánh mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong hai tập truyện ... 46
2.5. Vai trò của mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn
lục” .............................................................................................................. 50
2.5.1. Trong việc xây dựng đề tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc ............ 50
2.5.2. Trong việc xây dựng cốt truyện, tình tiết nghệ thuật ..................... 57
2.5.3. Trong việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật ................. 59
2.5.4. Trong việc xây dựng nhân vật ....................................................... 62
Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 64
CHƢƠNG 3: MÔ TÍP “NGƯỜI LẠC VÀO THẾ GIỚI KHÁC” TRONG
“TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” ....................... 66
3.1. Khảo sát mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong hai tác phẩm ... 66



3.2. Mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” ... 70
3.2.1. Ngƣời lên thiên đình....................................................................... 70
3.2.2. Ngƣời lên cõi tiên. .......................................................................... 71
3.2.3. Ngƣời xuống thủy phủ ................................................................... 72
3.2.4. Ngƣời xuống âm phủ ...................................................................... 73
3.3. Mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong “Truyền kì mạn lục” ..... 76
3.3.1. Ngƣời lên thiên đình....................................................................... 76
3.3.2. Ngƣời lên cõi tiên. .......................................................................... 78
3.3.3. Ngƣời xuống thủy phủ ................................................................... 79
3.3.4. Ngƣời xuống âm phủ ...................................................................... 82
3.4. Đối sánh mô típ “Người lạc vào thế giới khác" trong hai tập truyện. 85
3.5. Vai trò của mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong “Truyền kì mạn lục” 89
3.5.1. Trong việc xây dựng đề tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc ............ 89
3.5.2. Trong việc xây dựng cốt truyện, tình tiết nghệ thuật ..................... 92
3.5.3. Trong việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật ................. 95
3.5.4. Trong việc xây dựng nhân vật ....................................................... 96
3.6. Sự kết hợp giữa các mô típ: “Người lạc vào thế giới khác” với “Tình yêu
và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục” .............................................. 99
Tiểu kết Chương 3..................................................................................... 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 102


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mỗi quốc gia trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù có lịch sử mấy ngàn năm
hay mới chỉ hình thành một vài chục năm đều có nền văn học của riêng mình. Tuy

nhiên nó không tồn tại biệt lập mà hình thành và phát triển trong sự tƣơng tác với
các loại hình nghệ thuật, tƣ duy, các nền văn học khác trên thế giới. Giữa chúng
luôn có sự tiếp xúc, giao thoa, ảnh hƣởng, thậm chí xung đột lẫn nhau… Nghiên
cứu và giải thích những mối quanh hệ đó chính là nhiệm vụ của văn học so sánh.
Daniel-Henri Pageaux đã nêu định nghĩa về văn học so sánh theo quan điểm của
mình: “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương
đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật
hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối
quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là
chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có
chung một truyền thống” [32, 12].
Ở các nƣớc có nền văn học phát triển nhƣ Pháp, Đức… văn học so sánh
đã sớm tham gia vào đời sống văn học cả về lí thuyết và thực nghiệm. Ở Việt
Nam, lí thuyết về văn học so sánh còn rất mới mẻ cho đến những năm gần
đây. Các nhà nghiên cứu nhờ đó đã có cái nhìn tổng thể hơn, những đánh giá
chính xác hơn, những lí giải thuyết phục hơn về nền văn học nƣớc nhà.
1.2. Về mối liên hệ giữa “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ và “Tiễn
đăng tân thoại” của Cù Hựu, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho
rằng Nguyễn Dữ đã “mô phỏng”, “bắt chƣớc” Cù Hựu, tiêu biểu là Hà Thiện
Hán. Trong Tựa ”Truyền kì mạn lục” (viết năm 1547), Hà Thiện Hán khẳng
định: “Xem văn từ của sách thấy không ra ngoài phên dậu của Cù Tông Cát”
(Quan kì văn từ bất xuất Tông Cát phiên li chi ngoại cảm). Lại có nhiều ý
kiến đề cao tài năng của Nguyễn Dữ, gọi ông là “bậc trứ danh trong lĩnh vực
xây dựng tiểu thuyết”. Trần Ích Nguyên, nhà nghiên cứu Đài Loan đánh


2

giá: “Tân thoại kế thừa cơ sở chí quái truyền kì đời trƣớc, chọn lấy những tƣ
liệu có sẵn trong thơ văn bút ký, Mạn lục ngoài việc mô phỏng phần dinh

dƣỡng mà Tân thoại hấp thụ, còn viết lại thần thoại chí quái của đất nƣớc Việt
Nam” [30]. Nhƣ vậy, phải đánh giá nhƣ thế nào mới là công bằng với Nguyễn
Dữ và “Truyền kì mạn lục” ?
1.3. Thể loại truyền kì Việt Nam, tác giả Nguyễn Dữ, tập “Truyền kì mạn
lục” đều là những đơn vị kiến thức quan trọng đƣợc dạy học và nghiên cứu ở
cấp phổ thông và nhiều trƣờng đại học. Để hiểu đầy đủ và sâu sắc các đơn vị
kiến thức này, với cả ngƣời học và ngƣời dạy, cho đến nay vẫn còn là một vấn
đề khó khăn.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tìm hiểu một số truyện trong
“Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại”
(Cù Hựu), hy vọng có thể góp phần nhỏ bé của mình vào việc lí giải về mối
liên hệ giữa hai tác phẩm, đánh giá những tiếp thụ và đổi mới của Nguyễn Dữ
trong “Truyền kì mạn lục”, tháo gỡ phần nào những khó khăn đối với bạn đọc.
2. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong những
đỉnh cao của văn học Việt Nam trung đại, ngày càng chiếm đƣợc nhiều tình
cảm của bạn đọc. Từ khi ra đời đến nay, nó đã từng làm hao tổn tâm trí và
giấy mực của nhiều thế hệ. Từ các bậc túc Nho thời xƣa cho đến các nhà
nghiên cứu văn học thời hiện đại đều đánh giá cao và coi tác phẩm là một
biểu hiện vinh dự cho nền văn học nƣớc nhà.
2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa “Truyền kì mạn lục” và
“Tiễn đăng tân thoại”
Không thể phủ nhận viết “Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ không chịu
sự ảnh hƣởng từ tác giả Cù Hựu, nhƣng trong mỗi câu chuyện của mình
Nguyễn Dữ đều có sự sáng tạo riêng. Dù vậy, do đặc điểm tƣơng đồng của hai


3

tác phẩm, khi nghiên cứu “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, các nhà

nghiên cứu luôn đặt trong mối quan hệ so sánh với “Tiễn đăng tân thoại” của
Cù Hựu. Trong phần này, chúng tôi chỉ xin dẫn ra một số công trình nghiên
cứu và những bài viết mang tính định hƣớng chung cho việc nghiên cứu tìm
hiểu liên quan đến đề tài.
2.1.1. Giai đoạn trƣớc thế kỷ XX
Hà Thiện Hán thế kỷ XVI là ngƣời có những đánh giá sớm nhất về tác
phẩm “Truyền kì mạn lục”. Trong lời đề tựa viết năm Vĩnh Định sơ niên
1547, Hà Thiện Hán không chỉ nhận định tập truyện là trứ tác của Nguyễn Dữ
mà còn khẳng định văn từ của Nguyễn Dữ không vƣợt ra ngoài “phên giậu”
của Tông Cát (Cù Hựu).
Các học giả thế kỉ XVIII-XIX: Vũ Khâm Lân (1802-?) đánh giá
“Truyền kì mạn lục” là “thiên cổ kì bút” (Bạch Vân am cư sĩ phả kí). Lê Quý
Đôn (1726-1784) trong Kiến văn tiểu lục khi xem xét tổng thể tác phẩm cũng
đã có những nhận định tác phẩm chủ yếu mô phỏng theo “Tiễn đăng tân thoại”
của Cù Hựu nhƣng cũng đã nhấn mạnh đến văn phong ngôn từ thanh tao tốt
đẹp của tác phẩm. Phan Huy Chú (1782-1840) xem “Truyền kì mạn lục” “là
áng văn hay của bậc đại gia”. Trong “Văn tịch chí”, sách Lịch triều hiến
chương loại chí của mình, ông cũng khẳng định “Truyền kì mạn lục” do dật
sĩ Nguyễn Dữ soạn, gồm bốn quyển về cơ bản có bắt chƣớc theo “Tiễn đăng
tân thoại” của nhà nho đời Nguyên.
Nhƣ vậy, các tác giả trên một mặt khẳng định Nguyễn Dữ “mô phỏng”,
“bắt chƣớc” “Tiễn đăng tân thoại” nhƣng đồng thời mặt khác cũng đã chú ý,
khẳng định thành công của Nguyễn Dữ về mặt nghệ thuật nhƣ: văn phong,
ngôn từ, tuy nhiên lại chƣa chú ý đến giá trị đích thực của tác phẩm ở phƣơng
diện nội dung.
Với việc nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Dữ “mô phỏng”, “bắt chƣớc”
“Tiễn đăng tân thoại” của các học giả trên, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có


4


một cái nhìn khách quan, khoa học ở một số khía cạnh sau: Thứ nhất, xem xét
các giai đoạn lịch sử với sự phát triển tƣơng đồng giữa các quốc gia thời
phong kiến. Về lịch sử xã hội và kinh tế ở Trung Quốc thời Đƣờng và Việt
Nam thế kỉ XV-XVI có nhiều nét tƣơng đồng nhau. Nền kinh tế phát triển kéo
theo nhu cầu thƣởng thức văn hoá và lối sống thị dân với các tầng lớp tiêu
biểu. Thứ hai, là tính “đồng loại hình” của các nền văn học trên thế giới. Thứ
ba, truyện truyền kì về cơ bản đƣợc xây dựng trên cơ sở những cốt truyện,
motip, nhân vật... dân gian (còn gọi là quá trình văn học hoá truyện dân gian)
cho nên truyện truyền kì các nƣớc có trƣờng hợp giống nhau hoặc na ná giống
nhau là lẽ thƣờng. Thứ tƣ, sự chi phối của phƣơng thức sáng tác thời trung đại
trong việc lấy tiền nhân làm chuẩn mẫu. Chính những đặc điểm tƣơng đồng
trên khiến các tác phẩm có sự gặp gỡ về nhu cầu phản ánh những hiện tƣợng
tƣơng đồng vào những thời điểm khác nhau.
Không thể phủ nhận vai trò của “Tiễn đăng tân thoại” đối với quá trình
phát triển truyện ngắn truyền kì khu vực đồng văn nói chung và “Truyền kì
mạn lục” của Nguyễn Dữ nói riêng. Tuy nhiên, việc nhìn nhận, đánh giá tác
phẩm cần đảm bảo tính khách quan và tôn trọng hiện thực, tránh cái nhìn
thiên lệch đối với tác giả và tác phẩm đƣợc so sánh.
2.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay
Với giá trị sâu sắc ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật,
“Truyền kì mạn lục” tiếp tục trở thành đề tài tạo cảm hứng cho các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Từ năm 1987 các nhà nghiên cứu bắt tay vào
việc đánh giá mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”
với những kiến giải riêng qua một số công trình cụ thể:
Ở trong nƣớc, Phạm Tú Châu (1987) trong bài viết về Mối quan hệ
giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” trên Tạp chí Văn học số
3 đã đƣa ra một số những ý kiến đánh giá về “Truyền kì mạn lục” “ ... Trong
điều kiện có một ngôn ngữ văn học chung cho cả vùng Viễn Đông hướng đến



5

nền văn học của các nước láng giềng là quy luật hoàn toàn tự nhiên..., không
nên nghĩ rằng 20 truyện của Nguyễn Dữ là biến thể số truyện tương đồng của
Cù Hựu, trái lại trong số đó có truyện hoàn toàn độc lập, có truyện lại mượn
tình tiết phonklore dân tộc hoặc motip phonklore thế giới...” [3,75]. Đồng thời
nhà nghiên cứu cũng khẳng định “nhận định quan kì văn từ bất xuất Tông
Cát phiên li chi ngoại cảm là hàm hồ, chính xác khiến người đọc có thể hiểu
lầm rằng phần sáng tạo nghệ thuật của “Truyền kì mạn lục” là không đáng
kể” [3,77]. Nhƣ vậy, sự ảnh hƣởng của các nền văn học đƣợc xem nhƣ một sự
tất yếu. Nguyễn Dữ tuy có sự tiếp nhận từ truyền kì của Trung Hoa nhƣng nếu
coi tác phẩm của Nguyễn Dữ là sự mô phỏng lại những sáng tác của Cù Hựu
thì quả là phiến diện, thiếu chính xác. Cùng quan điểm nghiên cứu trên, Đinh
Phan Cẩm Vân (2005) trong bài Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa
Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn, tạp chí Nghiên cứu Văn học số
6, đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai tác phẩm từ những tình tiết, cảm hứng về
tình và sắc. Đánh giá của tác giả đã cho thấy sự khác biệt giữa đặc thù văn
hoá và cảm hứng sáng tác của hai nhà văn. Nguyễn Đăng Na (2005) cũng có
bài viết “Truyền kì mạn lục” dưới góc độ so sánh văn học, Tạp chí Hán Nôm,
số 6. Tác giả cũng dành một phần khảo cứu so sánh “Truyền kì mạn lục” của
Nguyễn Dữ với “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu từ hình thức, nhan đề tác
phẩm cho đến nội dung. Đồng thời tác giả cũng mở rộng phạm vi so sánh với
các tác phẩm khác có cùng thể loại ở trong nƣớc, từ đó đi đến khẳng định giá
trị của tác phẩm và tài năng của tác giả Nguyễn Dữ. Năm 2007, Đinh Thị
Khang trong bài viết “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong “Tiễn
đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, tạp chí Nghiên cứu Văn học, tháng 4,
đã đi vào tìm hiểu lý giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng nhƣng không trùng
khít giữa “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại”...
Ở nƣớc ngoài, “Truyền kì mạn lục” cũng nhận đƣợc sự quan tâm đặc

biệt của các học giả nƣớc ngoài khi xem xét tác phẩm dƣới góc độ so sánh với
các tác phẩm cùng thể loại trong khu vực. Đầu tiên phải kể đến nhà nghiên


6

cứu Đài Loan Trần Ích Nguyên (1990) trong công trình Nghiên cứu so sánh
“Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, NXB Học sinh thƣ cục Đài
Loan cho rằng “Cù Hựu và Nguyễn Dữ kì thực là bậc trứ danh trong việc xây
dựng tiểu thuyết. Tân thoại thì kế thừa Truyền kì, Chí quái ở các triều đại
trước, lấy thơ văn, bút kí các loại làm tư liệu. Mạn lục thì thể hiện ở việc bắt
chước Tân thoại, hấp thụ nguồn dinh dưỡng dồi dào và viết lại thần thoại, chí
quái Việt Nam... mỗi người đều có phương pháp và con đường riêng của mình,
nhưng cả hai loại cùng thu nạp truyền thuyết dân gian địa phương thông qua
sự tưởng tượng phong phú và cách tổ chức chặt chẽ, thông qua tài năng cá
nhân mà biến hoá vật mục nát thành thần kì...” [30, 283]. Rõ ràng, trong công
trình của mình, Trần Ích Nguyên một mặt thừa nhận sự tiếp biến “Tiễn đăng
tân thoại” trong “Truyền kì mạn lục”, mặt khác đi đến khẳng định tài năng
của tác giả Nguyễn Dữ. Nhƣng công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nêu đặc
trƣng cá biệt của hai tác phẩm và so sánh đối chiếu một cách song song. Tiếp
đến là công trình của nhà nghiên cứu Nhật Bản Kawamoto Kurive (1996)
Những vấn đề khác nhau có liên quan đến “Truyền kì mạn lục”, Tạp chí Văn
học số 6 cũng đã nhấn mạnh đến sự sáng tạo của Nguyễn Dữ “... tuy vẫn tôn
trọng thế giới văn học của nguyên bản, nhưng gần như ở đâu cũng tìm, rút ra
những đề tài và motip đáng chú ý để tạo ra một thế giới đặc biệt khác lạ dù
phải đưa vào yếu tố của bản gốc” [19, 61]. Điều đó cho thấy từ những đặc
trƣng của văn học và tâm lí dân tộc, Nguyễn Dữ đã đem đến cho truyện
truyền kì khu vực những màu sắc nghệ thuật mới mẻ. Nhà nghiên cứu Hàn
Quốc Toàn Huệ Khanh (2004) trong So sánh tiểu thuyết truyền kì Hàn Quốc,
Trung Quốc, Việt Nam thông qua “Kim Ngao tân thoại”, “Tiễn đăng tân

thoại” và “Truyền kì mạn lục”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội đã tìm hiểu
mối quan hệ giữa các tập truyền kì Đông Á trong cách nhìn nhận công bằng,
chính xác, khoa học. Không chỉ về văn phong, ngôn ngữ, nội dung, hình thức
mà còn xét về động cơ sáng tác, văn hoá đặc trƣng của mỗi nƣớc cũng đƣợc
tác giả xem xét một cách tỉ mỉ, kĩ lƣỡng nhƣng chƣa đi sâu vào tìm hiểu


7

những chi tiết nghệ thuật. Trong bài Thử so sánh “Tiễn đăng tân thoại” của
Cù Hựu (Trung Quốc) với “Kim Ngao tân thoại” của Kim Thời Tập (Triều
Tiên), “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và “Cà tỳ tử” của
Asai Rei (Nhật Bản), nhà nghiên cứu ngƣời Nga B. Riptin (2006), Tạp chí
Văn học số 12 cũng nhận định sự ảnh hƣởng truyền kì của Cù Hựu đối với
Nguyễn Dữ song quan trọng hơn tác giả đã ghi nhận sự sáng tạo của Nguyễn
Dữ một cách khách quan. Tại Hội thảo Quốc tế “Văn học Việt Nam trong bối
cảnh giao lƣu văn hóa khu vực và quốc tế” do Viện Văn học Việt Nam và
Viện Harvard-Yengchin Hoa Kỳ tổ chức năm 2006 tại Hà Nội, nhà nghiên
cứu Vũ Thanh trong bài viết Đóng góp của Nguyễn Dữ đối với truyện truyền
kì Đông Á đã khẳng định: “Nguyễn Dữ đã đúc kết được trong bản thân mình
những tinh hoa không những của văn học dân tộc mà của cả vùng Đông Á.
Những đóng góp về mặt nghệ thuật của ông có tầm cỡ khu vực, ngang hàng
với các nhà văn lớn viết truyện truyền kì Đông Á”, “Tác phẩm không chỉ là
đỉnh cao của truyện truyền kì dân tộc mà còn là sự tiếp tục một cách xuất sắc
truyền thống truyền kì Đông Á” [46, 19].
2.2. Nghiên cứu truyện truyền kì dưới góc độ mô típ và việc tìm hiểu
những truyện có cùng mô típ trong “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân
thoại”
Việc nghiên cứu truyện truyền kì dƣới góc độ mô típ, đặc biệt nghiên
cứu mô típ trong ““Truyền kì mạn lục”” cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm.

Năm 1987, trong Sự phát triển văn xuôi Hán Việt từ thế kỉ X đến cuối
thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX qua một số tác phẩm tiêu biểu (Luận án Phó Tiến
sĩ, ĐHSP Hà Nội,1987), Nguyễn Đăng Na cho rằng “các tác giả đã dựa vào
mô típ dân gian để sáng tác văn học là bước phát triển mới của truyện văn
xuôi thế kỉ XV – XVIII” [23].
Các công trình nhƣ Ảnh hưởng của văn học dân gian trong “Truyền kì
mạn lục” của Nguyễn Dữ (Nguyễn Xuân Hòa, Luận án Thạc sĩ, ĐHSP Hà


8

Nội, 1997), Bước tiến của thể loại truyện ngắn truyền kì Việt Nam qua
“Truyền kì mạn lục” (Trần Thị Hải Ninh, Luận án Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội,
1999) đều khẳng định các truyện trong “Truyền kì mạn lục” ảnh hƣởng từ mô
típ truyện dân gian, dựa vào cốt truyện dân gian để xây dựng thành thiên
truyện mới. Đến bài viết Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam (Trần Nho
Thìn, Nghiên cứu văn học số 9&10, 2006), tác giả đã so sánh phân tích những
mô típ phổ biến trong truyện ngắn trung đại Việt Nam mà cụ thể là mô típ
“sắc dục” trong “Truyền kì mạn lục”, đó đƣợc xem là một đóng góp có màu
sắc khá nổi bật của ngƣời viết.
Trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam (NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2006), Nguyễn Đăng Na đánh giá giá trị của “Truyền kì mạn lục” ở nhiều
mặt và bàn đến sự sáng tạo của tác phẩm trên cơ sở từ những mô típ quen thuộc
dân gian. Nguyễn Dữ đã dựa vào các mô típ dân gian mà tạo ra những câu chuyện
mới mang ý nghĩa xã hội, “đấy là quá trình văn học hóa truyện dân gian, quá
trình lột xác chuyển từ sáng tác dân gian sang văn học viết” [26].
Về việc tìm hiểu những truyện có chung mô típ trong ““Truyền kì mạn
lục”” và “Tiễn đăng tân thoại”, cũng có một số công trình nghiên cứu sau:
So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong “Tiễn đăng tân thoại”
và “Truyền kì mạn lục” (Tạp chí Nghiên cứu văn học, tháng 4, 2007) của tác

giả Đinh Thị Khang, tác giả so sánh một số truyện có cùng mô típ ngƣời trần
dan díu với hồn ma ngƣời chết (tác giả gọi là “tình Ngƣời duyên Ma”) trong
hai tập truyện. Trong quá trình phân tích, tác giả lấy Mộc miên thụ truyện
trong ”Truyền kì mạn lục” và Mẫu đơn đăng ký trong ”Tiễn đăng tân thoại”
làm ví dụ điển hình. So về cốt truyện thì dƣờng nhƣ truyện của Nguyễn Dữ
“là sự tái hiện nguyên bản” (Trần Ích Nguyên) truyện của Cù Hựu. Nhƣng
phân tích cụ thể sẽ thấy những thay đổi thể hiện sự tinh tế của nhà văn họ
Nguyễn. Tác giả đƣa ra kết luận: “Trong ”Truyền kì mạn lục”, Nguyễn
Dữ có thể đã tiếp thu truyền thống truyện truyền kì Trung Hoa từ Đường,


9

Tống, Nguyên, Minh… Nhưng sáng tác dân gian, văn học nhiều thế kỷ của
dân tộc cũng là suối nguồn cung cấp cho Nguyễn Dữ rất phong phú những
cốt truyện, mô típ, chi tiết ly kì (lấy vợ kì dị, hồn ma hiện hình, người bị ma
làm, loài vật thành tinh, thần cây đa ma cây gạo. sự trừng phạt của Diêm
vương...” [18].
Một số Luận văn có liên quan đến đề tài:
+ Luận văn Thạc sĩ của học viên Ngô Thị Phƣợng (ĐHSP Hà Nội, 2005)
với đề tài: Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu với “Truyền kì
mạn lục” của Nguyễn Dữ (do PGS. TS Nguyễn Đăng Na hƣớng dẫn).
+ Luận văn Thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Thƣơng (ĐHSP Hà Nội,
2014) với đề tài: So sánh 5 truyện truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản
ảnh hưởng từ “Tiễn đăng tân thoại” của Trung Hoa (do PGS. TS Nguyễn
Đăng Na hƣớng dẫn).
Kế thừa và phát huy các nghiên cứu đã có về hai tác phẩm, chúng tôi
chọn vấn đề: Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn
Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu) nhằm góp thêm
một phần công sức của mình vào việc nghiên cứu mối quan hệ, sự tƣơng đồng

và dị biệt của hai tác phẩm. Đề tài cũng sẽ chỉ ra sự tiếp nhận, kế thừa có chọn
lọc và sự sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Dữ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục”
(Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu), luận văn
nhằm hƣớng đến những mục đích sau:
- Thông qua việc tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục”
(Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu), xác lập sự
giao thoa của hai tác phẩm xét về phƣơng diện mô típ .


10

- Khẳng định “Truyền kì mạn lục” chịu ảnh hƣởng từ “Tiễn đăng tân
thoại” ở một số mô típ truyện song vẫn có những sáng tạo, cải biến để phù
hợp với đời sống xã hội và tâm hồn của con ngƣời Việt Nam. Đó chính là yếu
tố tạo nên giá trị to lớn không thể thay thế của “Truyền kì mạn lục” trong nền
văn học dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nhƣ:
khái niệm, sự phát triển thể loại truyện truyền kì ở Việt Nam nói riêng, Trung
Quốc và các nƣớc Đông Á nói chung; sơ lƣợc về tác giả, tác phẩm; khái niệm
mô típ, việc nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện.
- Thống kê, phân loại các truyện trong “Tiễn đăng tân thoại”, “Truyền
kì mạn lục” có cùng mô típ, đặc biệt tập trung vào 2 mô típ phổ biến “Ngƣời
lạc vào thế giới khác” và “Tình yêu và hôn nhân kì dị”.
- Phân tích, so sánh để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của hai tập
truyện xét từ phƣơng diện mô típ, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo, màu sắc
dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Dữ.

- Phân tích làm rõ vai trò của các mô típ truyện trong việc xây dựng đề
tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc; trong việc xây dựng cốt truyện; xây dựng
không gian thời gian nghệ thuật và xây dựng nhân vật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đƣợc xem là đối
tƣợng nghiên cứu chính, đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với “Tiễn đăng tân
thoại” của Cù Hựu. Hai tập truyện này đƣợc tìm hiểu trên phƣơng diện mô típ
dƣới các góc độ: sự vay mƣợn, ảnh hƣởng và sự sáng tạo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi tƣ liệu


11

Hiện nay có nhiều bản dịch “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu) và
“Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ), chúng tôi sử dụng bản dịch Cù Hựu –
“Tiễn đăng tân thoại” (Phạm Tú Châu giới thiệu và dịch); Nguyễn Dữ “Truyền kì mạn lục” (Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch – Trần Thị Băng Thanh
giới thiệu và chỉnh lí – NXB Văn học, Hà Nội 1999).
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các bài báo khoa học, các công trình,
giáo trình nghiên cứu về hai tác phẩm này của các nhà khoa học trong nƣớc
và nƣớc ngoài.
4.2.2. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung làm sáng tỏ hai kiểu mô típ cơ bản, phổ biến hơn cả
trong “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại”, so sánh để tìm ra điểm
giống nhau và khác nhau của hai tập truyện, điểm kế thừa và sáng tạo của
Nguyễn Dữ.
Đề tài đồng thời làm rõ những ảnh hƣởng của mô típ đến các yếu tố cả
về nội dung và nghệ thuật của truyện: việc xây dựng đề tài, chủ đề, xây dựng
tình huống, chi tiết, xây dựng không gian và thời gian của truyện.

Giải quyết những nội dung trên chính là cơ sở để khẳng định tài năng
của Nguyễn Dữ qua áng văn đƣợc mệnh danh là “thiên cổ kì bút”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp so sánh loại hình: Đây đƣợc xem là phƣơng pháp
quan trọng và đƣợc sử dụng chủ yếu nhằm chỉ ra những nét giống nhau và
khác biệt trong nội dung và nghệ thuật của các thiên truyện có chung mô típ
trong hai tác phẩm.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích giá trị nội dung và
nghệ thuật các mô típ của các truyện để tổng hợp đƣa tới những kết luận khoa
học chính xác.


12

5.3. Phương pháp liên ngành: chúng tôi vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu văn học dƣới góc độ văn hóa, các phƣơng pháp nghiên cứu văn
học dân gian (típ và mô típ), phƣơng pháp lịch sử… nhằm tìm hiểu quá trình
phát triển thể loại truyền kì trong mối quan hệ với văn hóa trung đại Trung
Quốc và Việt Nam.
Ngoài ra luận văn còn vận dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu khác
nhƣ thống kê, phân loại: Sử dụng bảng biểu nhằm thống kê, phân loại đƣợc
những truyện có chung mô típ trong hai tập truyện.
6. Đóng góp của luận văn
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu mô típ ở hai tập truyện “Truyền kì mạn
lục” và “Tiễn đăng tân thoại”, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần đem đến
cho độc giả cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự giao lƣu văn hóa giữa các
nƣớc trong khu vực, đồng thời thấy đƣợc sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn
Dữ trong ““Truyền kì mạn lục””, đỉnh cao của thể loại truyền kì ở Việt nam
thời kì trung đại. Hy vọng đề tài cũng sẽ gợi mở một hƣớng khai thác mới đối
với những ai yêu thích thể loại truyền kì – Hƣớng khai thác từ mô típ truyện.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: “Tiễn đăng tân thoại”, “Truyền kì mạn lục” và việc nghiên
cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện.
Chƣơng 2: Mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Tiễn đăng tân
thoại” và “Truyền kì mạn lục”.
Chƣơng 3: Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân
thoại” và “Truyền kì mạn lục” .


13

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI”, “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” VÀ
VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN TRUYỀN KÌ TỪ MÔ TÍP TRUYỆN
1.1. “Tiễn đăng tân thoại” và thể loại truyền kì Trung Quốc
1.1.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc
1.1.1.1. Khái niệm truyền kì
Truyện truyền kì có nguồn gốc từ truyện kể dân gian Trung Quốc, sau
đó đƣợc các tác giả ghi chép lại, nâng cao thành một thể loại văn học. Từ điển
thuật ngữ văn học định nghĩa truyền kì là “thể loại tự sự ngắn cổ điển của
văn học Trung Quốc thịnh hành ở thời Đường (…) Kì có nghĩa là không có
thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu” [10, 286]. Các tác giả Từ điển văn học (bộ
mới) giới thuyết về khái niệm này đầy đủ, chi tiết hơn: “Một hình thức văn
xuôi tự sự Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau các nhà văn
nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các mô típ kì quái, hoang đường
lồng vào trong cốt truyện có ý nghĩa trần thế (…). Tuy nhiên trong truyện bao
giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân vật mang hình thức phi
nhân thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại

người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì mang đậm yếu tố nhân bản, có giá
trị nhân bản sâu sắc” [11, 447]. Nhƣ vậy, định nghĩa về thể loại này khá
thống nhất. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng truyền
kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại đƣợc đặc trƣng bởi tính chất hƣ
cấu, kì lạ trong nhân vật, cốt truyện, nhằm phản ánh hiện thực.
Đặc trƣng quan trọng nhất của truyền kì là sự kết hợp yếu tố kì và thực.
Cái kì là một phạm trù mĩ học, đặc trƣng tƣ duy của ngƣời phƣơng Đông và là
thế giới quan thời kì cổ trung đại. Không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm
nổi tiếng, tiêu biểu của phƣơng Đông đều chứa đựng nhiều cái kì (“vô kì bất
truyền”). Cái kì trong truyện truyền kì đã phát triển từ thụ động đến tự ý thức:


14

từ ảnh hƣởng của văn học dân gian, sử kí, tôn giáo đến việc đƣợc nhà văn sử
dụng nhƣ một thủ pháp nghệ thuật, một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết
cấu tác phẩm. Kết hợp chặt chẽ với cái kì trong hạt nhân của thể loại là cái
thực và xu thế phát triển tất yếu của truyền kì là gia tăng yếu tố thực. Tuy
nhiên, cái kì không mất đi mà hòa quyện chặt chẽ với cái thực trong một kết
cấu thống nhất làm nên đặc trƣng của thể loại. Nếu thiếu cái kì, truyện dễ trở
thành truyện kí; thiếu cái thực, truyện truyền kì không thể vƣợt thoát khỏi giới
hạn của chí quái. Vai trò của yếu tố kì và thực trong hạt nhân cơ bản của
truyện sẽ biến đổi và có những đặc điểm riêng qua từng giai đoạn phát triển
của thể loại.
Đặc trƣng thứ hai của truyền kì, với tƣ cách một thể loại văn học nghệ
thuật là sự kết hợp nhiều thể loại văn chƣơng. Trong tác phẩm bên cạnh các thể
văn xuôi còn bao gồm văn vần, thơ, từ, phú, lục… tạo nên một chỉnh thể thẩm
mĩ “hàng hàng châu ngọc, lời lời gấm thêu”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khái
quát: “Truyện truyền kì dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả tình thì dùng
văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ” [42, 294].

Một truyện truyền kì thƣờng có dung lƣợng không lớn (Vì vậy, PGS.TS
Nguyễn Đăng Na xếp truyền kì vào thể loại truyện ngắn). Bố cục mỗi truyện
thƣờng chia thành ba phần: mở đầu giới thiệu danh tính, nguồn gốc nhân vật,
giữa truyện kể lại hành trạng, cuộc đời nhân vật và phần kết khẳng định tính
chân thực của câu chuyện. Phần lời bình nằm cuối mỗi truyện cũng đƣợc xem
là một bộ phận hữu cơ trong kết cấu chỉnh thể của thể loại
1.1.1.2. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc
Trong văn xuôi trung đại Trung Quốc, từ đời Đƣờng trở về trƣớc, tiểu
thuyết Trung Quốc về cơ bản mới chỉ là mầm mống, tuy ở thời Hán Ngụy,
Lục triều có chút ít phát triển, nhƣng nhìn từ mức độ khắc họa nhân vật hay
miêu tả tình tiết vẫn còn đơn giản, chƣa đạt đến mức độ thành thục. Đồng thời,
khái niệm tiểu thuyết cũng còn rất hỗn loạn, thông thƣờng trở thành tên gọi


15

chung cho các loại ghi chép truyện lạ hoặc truyện vặt lịch sử. Phải đợi đến đời
Đƣờng, tiểu thuyết Trung Quốc mới dần dần trƣởng thành, mới có đƣợc hình
thức nghệ thuật tƣơng đối hoàn hảo cũng nhƣ nội dung đời sống xã hội tƣơng
đối rộng rãi và giành đƣợc vị trí không thể xem thƣờng trong lịch sử văn học
Trung Quốc.
Vào đời Đƣờng, ngƣời ta vẫn chƣa bỏ đƣợc cách nhìn lệch lạc truyền
thống đối với tiểu thuyết, nói chung vẫn gạt nó ra ngoài văn học chính thống.
Bởi cách “cấu tứ chuộng sự li kì”, cho nên nó đƣợc gọi là “truyền kì”. Có điều
những ngƣời sáng tác tiểu thuyết ngày một đông hơn, điều ấy cho thấy con
đƣờng sáng tác tiểu thuyết vốn bị coi là “tiểu đạo” đã ngày một hấp dẫn mọi
ngƣời, hơn thế, đã bắt đầu trở thành hoạt động nghệ thuật có ý thức. Một
ngƣời đời Minh là Hồ Ứng Luân đã nhận xét về điều đó: “Những chuyện biến
hóa kì lạ lại rất thịnh vào đời Lục triều, có điều phần lớn là ghi chép lại
những điều bịa đặt chứ đâu phải truyện biến hóa, đến người đời Đường mới

có sự cấu tứ li kì, mượn tiểu thuyết để gửi gắm ngọn bút.” [40, 659].
Chúng ta thấy, về đại thể, truyền kì đời Đƣờng có nội dung đa dạng,
phong phú xoay quanh chủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thƣờng
ngày và mang đậm khuynh hƣớng nhân văn chủ nghĩa. Vì thế nó có vai trò
lớn trong việc đƣa văn học viết hƣớng tới truyền thống văn hóa dân gian, đời
sống hiện thực của quần chúng nhân dân. Đồng thời, với thủ pháp nghệ thuật
độc đáo là lấy kì ảo làm phƣơng tiện nghệ thuật để truyền tải nội dung về đời
sống con ngƣời, truyền kì đời Đƣờng góp phần không nhỏ khẳng định giá trị
hƣ cấu và tƣởng tƣợng trong việc phản ánh và lí giải hiện thực cuộc sống của
tác phẩm văn học. Loại hình truyền kì tiếp tục phát triển ở đời Tống, Nguyên
(1279-1368). Cuối Nguyên, đầu Minh (thế kỉ XIV), có “Tiễn đăng tân thoại”
của Cù Hựu (1341-1427) là tác phẩm truyền kì nổi tiếng, tiêu biểu cho thể
loại truyền kì của Trung Quốc và có ảnh hƣởng lớn đến thể loại truyền kì các
nƣớc trong khu vực nhƣ: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… Sang đời nhà


16

Thanh (1644-1911), Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) đã làm
rạng danh cho truyền kì Trung Quốc… Nhƣ vậy, trải qua quá trình hình thành
và phát triển cùng với sự phát triển của nền văn hóa Trung Quốc, truyền kì đã
trở thành một thể loại truyện ngắn chiếm vị thế đặc biệt trong văn học Trung
Quốc nói riêng, truyện ngắn phƣơng Đông thời trung đại nói chung.
1.1.2. “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu
1.1.2.1. Tác giả Cù Hựu
Cù Hựu sinh ngày 14 tháng 7 năm Chí Chính 7 ( 20/8/1347), mất năm
thứ 8 niên hiệu Tuyên Đức thời Minh (1433) thọ 87 tuổi. Tự là Tông Cát, hiệu
Tồn Trai (Ngâm Đƣờng, Lạc Toàn Tẩu), ngƣời Tiền Đƣờng tỉnh Triết Giang
sống vào thời kì cuối Nguyên đầu Minh.
Từ nhỏ Cù Hựu đã nổi tiếng là ngƣời giỏi văn chƣơng, tài hoa hết mực,

14 tuổi đã đƣợc mệnh danh “Thiên lý câu” (tức thiên lý mã, ngựa câu nghìn
dặm) sánh ngang hàng với nhà văn nổi tiếng đời Đƣờng Dƣơng Duy Trinh,
lớn lên gặp buổi loạn ly binh lửa, từng lƣu lạc ở nhiều nơi. Năm niên hiệu
Hồng Vũ đời Minh Thái Tổ, Cù Hựu làm giáo thụ trƣờng Quốc học. Đến đầu
đời vua Thành Tông ông làm đến chức Hữu trƣởng sử, làm quan đƣợc 6 năm
thì vì thơ mà mắc hoạ bị bắt sung vào Cẩm y vệ rồi bị đƣa đi đồn thú ở Bảo
An tỉnh Thiểm Tây 18 năm. Năm 1425, Hồng Hy nguyên niên đời Minh Nhân
Tông, Thái sƣ Anh Quốc công Trƣơng Phụ tâu xin thả cho ông về với và phục
nguyên chức Nội các Biện sự. Cuối đời, ông cáo lão về quê, trở lại với nghề
dạy học. Năm thứ 8 (1433), ông ốm rồi mất, mộ đƣợc cải táng tại Cam Khê –
Tiền Đƣờng.
Có thể thấy, cuộc đời của Cù Hựu là bi kịch của một con ngƣời có tài
mà không đƣợc trọng dụng . Vì vậy, tƣ tƣởng có nhiều điều bất đắc chí, lại là
nhân chứng của một thời đại đầy biến động điều này đã để lại dấu ấn đậm nét
trong các tác phẩm đặc biệt là giá trị hiện thực đƣợc phản ánh qua “Tiễn đăng
tân thoại”.


17

Về sự nghiệp sáng tác: Theo các nhà nghiên cứu thì tác phẩm của Cù
Hựu ngoài “Tiễn đăng tân thoại”, còn có thơ, văn xuôi, nghiên cứu kinh điển
và nghiên cứu lịch sử. Với số lƣợng tác phẩm và các thể loại hiện có chắc
chắn chƣa thể đầy đủ do có một thời gian bị lƣu đầy nên các sáng tác của Cù
Hựu bị mất mát nhiều nhƣng qua đó cũng đã phần nào tái hiện chân dung của
một tài năng, một nhân cách.
- Thơ ca gồm: Cổ suý tục âm, Phong mộc di âm, Nhạc phủ nghĩ đề, Bình
Sơn giai thú, Hương đài tập, Thái cần cảo.
- Văn xuôi gồm: Danh hiền văn tuý, Tồn trai loại biên, Dư nghệ lục,
Tiễn đăng lục, Đại tạng sưu kì, Học hải dư châu.

- Nghiên cứu kinh điển: Xuân Thu quán châu, Xuân Thu tiệp âm, Chính
ba xuyết anh …
- Nghiên cứu lịch sử: Quản kiến trích biên, Tập lãm thuyền ngộ… tƣơng
truyền ông còn một số sáng tác khác nhƣ: Tồn trai di cảo, Vịnh vật thi, Quy
Điền thi thoại …
Tác phẩm của Cù Hựu đƣợc lƣu truyền rộng rãi và có ảnh hƣởng to lớn
không chỉ đối với văn học trong nƣớc mà tầm ảnh hƣởng còn vƣơn xa đến các
nƣớc trong khu vực.
1.1.2.2. Tác phẩm “Tiễn đăng tân thoại”
“Tiễn đăng tân thoại” ( Câu chuyện mới viết dƣới ánh đèn cắt bấc nhiều
lần) gồm 4 quyển, 20 truyện có phụ lục thêm Thu Hương đình ký, tổng cộng là
21 truyện. Có tài liệu cho rằng, tác phẩm còn có thêm Mai ký là 22 truyện. “Tiễn
đăng tân thoại” đƣợc viết xong năm thứ mƣời một niên hiệu Hồng Vũ đời Minh
Thái Tổ (1378) nhƣng phải đến ba năm sau (1381) mới đƣợc in ra. Nói về động
cơ sáng tác, chính Cù Hựu đã thể hiện chính kiến của mình trong bài tựa ( ngày 1
tháng 6 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Hồng Vũ thứ hai): “ Tôi đã biên tập những
truyện kì quái xưa nay thành sách Tiễn đăng lục…khuyến thiện trừng ác, thương
kẻ cùng quẫn, xót người oan khuất” [13, 3].


18

Về nội dung, tập truyện phần lớn là những câu chuyện tình và chuyện
quái dị quỷ thần, qua đó phản ánh ở mức độ nhất định chế độ hôn nhân bất
hợp lý thời phong kiến và hiện thực xã hội đen tối cuối thời Nguyên, thể hiện
một số nguyện vọng bức xúc của kẻ sĩ và ngƣời dân.
Về nghệ thuật, tập truyện có ý noi theo thể truyền kì đời Đƣờng, lời đẹp, kể
chuyện và miêu tả uyển chuyển xen lẫn với nhiều bài thơ. Tập truyện có ảnh hƣởng
sâu sắc đối với các sáng tác tiểu thuyết văn ngôn đời Minh và đời Thanh.
Nhƣ một tất yếu lịch sử, Cù Hựu đã tiếp nhận văn học từ đời Đƣờng và

chính những sáng tác đó đã trở thành một mắt xích quan trọng trong tiến trình
phát triển không chỉ của văn học Trung Quốc mà còn vƣơn tầm ảnh hƣởng
của mình đối với văn học trong khu vực. Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong
thể loại truyền kì ở Trung Quốc, tác phẩm ”Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu
có sức lan tỏa mạnh nhất, rõ rệt nhất. Nó thúc đẩy sự ra đời các tập truyện
truyền kì ở ba nƣớc Đông Á còn lại nhƣ “Kim Ngao tân thoại” của Kim Thời
Tập (1435 - 1493, Triều Tiên), ”Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (đầu thế
kỉ XVI, Việt Nam), “Già tỳ tử” của Asai Ryohi (1612 - 1691, Nhật
Bản). “Kim Ngao tân thoại”, hoàn thành vào khoảng giữa thế kỉ XV, là tiểu
thuyết Hán văn đầu tiên của Hàn Quốc, có giá trị cao trong văn học cổ điển
nƣớc này. “Già tỳ tử” cũng có một vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản,
dù không phải là truyện thần quái đầu tiên, nhƣng là tác phẩm điển hình theo
kiểu truyện truyền kì của Nhật. Ở Việt Nam, Nguyễn Dữ đã tiếp nhận Cù Hựu
trên tinh thần sáng tạo sao cho phù hợp với cơ sở xã hội và con ngƣời Việt.
Đây chính là quy luật của quá trình tiếp nhận, thẩm thấu, phát triển của văn
học nói riêng và các giá trị văn hóa nói chung.
1.2. “Truyền kì mạn lục” và thể loại truyền kì Việt Nam
1.2.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ “truyền kì” lần đầu tiên đƣợc xuất hiện trong
đầu đề tập truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Sau đó là “Truyền kì


×