Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.06 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH HOÀNG SƠN I

DƯƠNG VĂN SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010



Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình
kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Sơn I” do Dương Văn Sơn, sinh viên khóa
32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
………………

ĐỖ MINH HOÀNG
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

__________________________
Ngày … tháng … năm 2010


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

__________________________
Ngày … tháng … năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

_________________________
Ngày … tháng … năm 2010



LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
từ nhiều phía, sau đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời đến Cha, Mẹ lòng biết ơn vô tận! Chính gia đình đã
sinh ra tôi, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi nên người, là điểm tựa, là động lực để tôi vượt
qua khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian học tập cũng như trong cuộc sống để tôi có
được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô trong
khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình truyền dạy những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Đỗ Minh Hoàng, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc và các anh chị,
cô chú trong Công ty TNHH Hoàng Sơn I đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại công ty thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã chia xẻ, động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong việc hoàn tất đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.

Dương Văn Sơn



NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯƠNG VĂN SƠN. Tháng 7 năm 2010. “Phân tích tình hình kinh doanh
của công ty TNHH Hoàng Sơn I”.
DUONG VAN SON july 2010. “Analysis of the economic situation I Ltd
Hoang Son.”
Trong cơ chế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn đối đầu với
rất nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại thì việc tìm nguồn cung
cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ
động tìm các phương án tối ưu để việc kinh doanh có hiệu quả. Qua tìm hiểu tình hình
kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Sơn I về sản phẩm điều nhân, phân tích quá
trình hoạt động kinh doanh,hiệu quả kinh doanh, các yêu tố ảnh hương đên hoạt động
kinh doanh
Đề tài tập trung nghiên cứu:
Phân tích toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh: phần này khái quát về tình
hình hoạt động để thất rõ kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của công ty, từ đó đề xuất ý kiến nhằm
nâng cao hiệu quả và mở rộng thị trường trong những năm tiếp theo.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề: ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung:..............................................................................................2
1.2.2. Muc tiêu cụ thể: ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Giới thiệu khái quát chung về công ty ..................................................................4
2.1.1. Vị trí công ty ..................................................................................................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..............................................4
2.1.3. Sản phẩm của công ty ....................................................................................5
2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty..........................................................................5
2.2.1. Chức năng ......................................................................................................5
2.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................5
2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty .........................................................6
2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của ban lãnh đạo và các phòng ban.........................7
2.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc ........................................................7
2.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc .................................................7
2.3.2.3. Hành chính – Kế toán ..............................................................................7
2.3.2.4. Phòng kinh doanh ....................................................................................8
2.3.2.5. Phòng kỹ thuật và KCS ...........................................................................8
2.4. Tình hình sản xuất điều .........................................................................................9
2.4.1 Trên thế giới ....................................................................................................9
2.4.2. Trong nước ...................................................................................................10
2.5. Quy trình sản xuất của công ty ...........................................................................12
2.6. Khó khăn,thuận lợi và hướng phát triển của công ty ..........................................14
v



2.6.1. Thuận lợi ......................................................................................................14
2.6.2. Khó khăn ......................................................................................................15
2.6.3. Hướng phát triển của công ty .......................................................................15
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................16
3.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................16
3.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................16
3.1.3. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh ..................................................17
3.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh .............................17
3.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt đông sản xuất kinh doanh ................................18
3.1.6. Các chỉ tiêu kinh tế trong phân tich hoạt động sản xuât kinh doanh ..........18
3.1.7. Vai trò của phân tích ma trận SWOT trong phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh ..............................................................................................................21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................22
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu ..........................................................22
3.2.2. Phương pháp phân tích .................................................................................23
3.2.2.1.Phương pháp thống kê kinh tế ................................................................23
3.2.2.2. Phương pháp so sánh .............................................................................23
3.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn ............................................................24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
4.1. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm
2008-2009 ..................................................................................................................25
4.2. Phân tích tình hình doanh thu và lơi nhuận của công ty .....................................28
4.2.1. Tình hình doanh thu của công ty ..................................................................28
4.2.2. Tình hình lợi nhuận của công ty ..................................................................30
4.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty...............................................................33
4.3.1. Tổng mức chi phí của công ty ......................................................................34
4.3.2. Tỉ suất chi phí ...............................................................................................35

4.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008-2009 ......36
4.4.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ..................................................36
4.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ...................................................................38
vi


4.5. Phân tích tình hình tồn trữ hàng hóa của công ty ...............................................40
4.6. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố trong sản xuất .......................................41
4.6.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động ...........................................................41
4.6.2. Hiệu quả sử dụng lao động...........................................................................42
4.6.3. Phân tích tình hình trang thiết bị và tài sản cố định của công ty .................43
4.7. Phân tích tình hình tài chính của công ty ............................................................43
4.7.1. Sự biến động tài sản nguồn vốn của công ty................................................43
4.7.2. Phân tích các chỉ số sinh lợi .........................................................................46
4.8. Khả năng thanh toán của công ty ........................................................................47
4.9. Phân tich ma trân SWOT và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ........50
4.9.1. Phân tích ma trận SWOT .............................................................................50
4.9.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh .....................................................53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................58
5.1. Kết luận ...............................................................................................................58
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................59
5.2.1. Đối với công ty .............................................................................................59
5.2.2. Đối với nhà nước ..........................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61

 

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH & CCDV
CCDC
CP
CPTC
CSH
DT
ĐVT
ĐTDH
ĐTNH
DN
DTT
ĐVT
GVHB
HĐKD
HĐTC
HTK
KD
LN
LNST
NVL
PKT
QLKD
SLTT
SP
TNDN
TS
TSCĐ
TSCP
TSLĐ

TTTH
VCĐ
VLĐ
WTO

Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Công cụ dụng cụ
Chi phí
Chi phí tài chính
Chủ sở hữu
Doanh thu
Đơn vị tính
Đầu tư dài hạn
Đầu tư ngắn hạn
Doanh nghiệp
Doanh thu thuần
Đơn vị tính
Giá vốn hàng bán
Hoạt động kinh doanh
Hoạt động tài chính
Hàng tồn kho
Kinh doanh
Lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
Nguyên vật liệu
Phòng kế toán
Quản lí kinh doanh
Sản lượng tiêu thụ
Sản phẩm
Thu nhập doanh nghiệp

Tỉ suất
Tài sản cố định
Tỉ suất chi phí
Tài sản lưu động
Tính toán tổng hợp
Vốn cố định
Vốn lưu động
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trate Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.7. Ma Trận SWOT ........................................................................................22
Bảng 4.1.1: Sản lượng của công ty trong 2 năm 2008-2009 ........................................25
Bảng 4.1.2: Doanh thu của công ty trong 2 năm 2008-2009........................................25
Bảng 4.1.3:Kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2008-2009 ...............................26
Bảng 4.2.1 Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Doanh Thu Tiêu Thụ Năm 2009 .................29
Bảng 4.2.2.1. Doanh Thu và Lợi Nhuận của Doanh Nghiệp Trong Năm 2008, 2009
......................................................................................................................................30
Bảng 4.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ......................................................32
Bảng 4.2.2.3. Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Lợi Nhuận ......................33
Bảng 4.3.1 Kết Cấu Chi Phí sản xuất kinh doanh của Công Ty Trong Năm 2008và
2009 ..............................................................................................................................34
Bảng4.3.2:Tỉ suất chi phi..............................................................................................35
Bảng 4.4.1. Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh .......................................36
Bảng 4.4.2.1. Tình Hình Sử Dụng Vốn Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 – 2009 .....38
Bảng 4.4.2.2. Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty ..................................................39
Bảng 4.5. Tình hình xuất nhập tồn kho nguyên liệu ....................................................40
Bảng 4.6.1. Phân Tích Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương .............................................41

Bảng 4.6.2.1. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động ................................................................42
Bảng 4.6.2.2.Năng Suất Lao Động Bình Quân Năm 2008, 2009 ................................42
Bảng 4.6.3: Tình Hình Sử Dụng TSCĐ .......................................................................43
Bảng 4.7.1: Phân Tích Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn .................................44
Bảng 4.7.2: Phân Tích Các Chỉ Số Sinh Lợi. ...............................................................46
Bảng4.8.1 : phân tích khả năng thanh toán hiện hành ..................................................48
Bảng 4.8.2: Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nhanh .................................................49
Bảng 4.9.1. phân tích ma trận SWOT ..........................................................................52

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.3. Sơ đồ quản lí bộ máy của công ty ..................................................................6
Hình 2.5. Sơ đồ các gian đoạn trong quy trình sản xuất ..............................................13
Hình 4.2.2. Biểu Đồ Lợi Nhuận Và Lợi Nhuận Của Công Ty Năm 2008, 2009 .........31

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Các
ngành công nghiệp - dịch vụ được quan tâm chú trọng nhiều. Mặc dù vậy, hoạt động
nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, và hàng năm đem về cho đất
nước lượng lớn ngoại tệ. Cùng với các sản phẩm như: gạo, cà phê, tiêu thì điều cũng là
một thế mạnh của nước ta. Từ năm 2006 đến nay, ngành điều Việt Nam vượt qua Ấn
Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu không

ngừng tăng trưởng: Năm 2006 đạt 504 triệu USD, năm 2007 đạt 651 triệu USD, năm
2008 đạt 920 triệu USD. năm 2009, dù kinh tế thế giới có nhiều bất lợi nhưng ngành
điều vẫn xuất khẩu được 177.000 tấn nhân, đạt kim ngạch 850 triệu USD., tuy nhiên
nếu tổ chức sản xuất chế biến tốt, sản phẩm tiếp tục được duy trì chất lượng cao thì
năm 2010 có thể đạt 1 tỷ USD
Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) sẽ tạo ra những cơ hội hay thời cơ tốt cho các ngành nghề phát triển trong
đó có ngành điều. Bên cạnh những thời cơ thì cũng tồn tại những khó khăn, trở ngại
ảnh hưởng đến hiệu quả và sức cạnh tranh. Mặc dù là đứng vị trí thứ 1 thế giới về xuất
khẩu nhân điều, nhưng ngành điều Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn để có thể giữ
vững được vị trí đứng đầu và một trong những khó khăn đó là sự thiếu thốn nguồn
nguyên liệu thô đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến
trong nước. Hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng khá lớn hạt điều thô từ các
nước châu Phi. Do hạt điều trong nước không đủ cung cấp cho các nhà máy và chất
lượng hạt điều thô của nước ta còn kém. Vì vậy để có thể cung cấp đủ nguyên liệu hạt
điều thô có chất lượng cao cho các nhà máy chế biến thì cần phải xây dựng được
những vùng trồng điều tập trung có hiệu quả.


Hiện nay, ở nước ta cây điều được trồng nhiều tại các vùng Đông Nam Bộ, vùng đồi núi
thấp ở Tây Nguyên và một số khu vực ở duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Bình Phước từ lâu mọi người đều biết, địa phương là "thủ phủ" của cây điều
Việt Nam với diện tích khoảng 200 ngàn ha, chiếm 45% diện tích điều cả nước, năng
suất từ 1,5-2 tấn/ ha và hàng trăm nhà máy chế biến điều, chủ yếu với quy mô vừa và
nhỏ.
Bình Phước có khoảng 200 nhà máy chế biến hạt điều chủ yếu ở Phước Long,
Đồng Phú, Bù Đăng…với quy mô lớn nhỏ. Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả kinh
doanh của các công ty này để đưa ra hướng phát triển của công ty củng là vấn đề cấp
bách của các công ty hiện nay.
Được sự cho phép của Ban Giám Đốc công ty, cùng với sự hướng dẫn của cô

Đỗ Minh Hoàng, giảng viên Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN I” để làm đề tài cho cho bài khóa
luận hoàn thành chương trình học của mình tại lớp DH06KT. Thông qua những vấn đề
trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra những nhận xét, kết luận và
những giải pháp phát triển phù hợp nhằm đóng góp ý kiến giúp công ty gia tăng doanh
số, mở rộng thị phần,… Với kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian hạn chế nên đề
tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong thầy cô, Ban Giám Đốc trong công ty và
các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Sơn I,
đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.2.2. Muc tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng sản xuất điều tại công ty trong thời gian 2 năm 2008-2009
- Nghiên cứu về tình hình đầu vào và đầu ra. Tình hình tiêu thụ tại công ty
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty
2


- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
- Đưa ra các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Hoàng Sơn I ,
ấp 2, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Nghiên cứu, khảo sát và thu thập số liệu tại công ty.
Phạm vi thời gian

Từ ngày 05/04/2010 – 05/06/2010
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2 giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Trình bày
mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Công ty, đánh giá
những thuận lợi khó khăn trong tình hình hiện tại. Định hướng phát triển trong tương
lai của Công ty.
Chương 3 trình bày khái niệm – vai trò – ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, các phương pháp nghiên cứu và một số chỉ tiêu trong phân
tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương 4 thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động kinh doanh, chương
4 đã đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty
trong giai đoạn năm 2008-2009 để từ đó đề ra những giải pháp phát triển nhằm thúc
đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 5 dựa vào những phân tích đã được đề cập, đưa ra một số kiến nghị đối
với công ty và nhà nước nhằm giúp hoạt động của Công ty ngày càng đi vào ổn định
và hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát chung về công ty
2.1.1. Vị trí công ty
Tên doanh nghiệp:Công ty TNHH Hoàng Sơn I
Trụ sở chính đặt tại:quốc lộ 14,ấp 2 , xã Đức Liễu , huyện Bù Đăng , tỉnh Bình Phước.

Điện thoại: 0651.6281025 Fax: 0651.3997038
ĐTDĐ: 0913.920721
Email:
Mã số thuế:3800259342
Vốn điều lệ:30 000 000 000 đông.(Ba mươi tỉ đồng)
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Huyện Bù Đăng là một huyện miền núi, dân cư chủ yếu trồng cây công nghiệp.
Trong đó cây điều chiếm đa số, hằng năm đem lại nguồn thu nhất định cho dân địa
phương. Nhưng bên cạnh lợi thê đó còn có những việc kho khăn trong việc tiêu thụ
sản phẩm cho người nông dân. Thông qua chủ trương đường lối của Đảng là tìm mọi
cách giải quyết đầu ra của sản phẩm cho nông dân nhằm thu hút nguồn nhiên liệu tại
chỗ,giải quyết một lượng lao động ở địa phương,mang lợi ích kinh tế xã hội cho người
dân để họ có thu nhập ổn định, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp nói chung và người dân trên địa bàn nói riêng.


Từ tình hình thực tế tại địa phương đã xuất hiện những con người nắm bắt thời
cơ, có đầu óc nhạy bén trong nền kinh tế thị trường, có vốn có tâm huyết xây dựng nền
kinh tế địa phương, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu manh.
Cùng với sự phát triển nền kinh tế của cả nước, nhờ có địa bàn thuận lợi về giao
thông nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nên công ty TNHH Hoàng Sơn I đã ra
đời,thành lập theo quyết định số 4402000136/QĐ-UB.
Ngày 18/11/2002 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cấp và chính thúc đi vào
hoạt đông từ thời điểm này do ông Tạ Quang Huyên làm giam đốc.Công ty TNHH
Hoàng Sơn I là một công ty kinh doanh độc lập,có tư cách pháp nhân,con dấu riêng và
hạch toán độc lập.
2.1.3. Sản phẩm của công ty
Sản phẩm của công ty là nhân hạt điều. Điều là một loại cây cho trái nhưng trái
điều không có giá trị kinh tế cao bằng hạt điều.Nhân hạt điều có một hương vị rất
riêng, mùi vị của nó thì không thể nào lẩn với một món ăn nào khác.Nhân hạt điều có

độ giòn, giòn là người thưởng thức có cảm giác thích thú khi cắn vào, và cảm nhận
được sự giòn tan của nó. Độ bùi bùi của nhân cũng là một trong những điểm thu hút
được nhiều người thưởng thức
2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Chức năng
Thu mua hạt điều tươi và khô từ các nơi về làm nguyên liệu
Tổ chức sản xuất, chế biến nhân hạt điều nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người
tiêu dùng
2.2.2. Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng ngành hàng đã đăng ký và đúng mục đích kinh doanh của
Công ty.
Đảm bảo hoàn thành sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao kế hoạch kinh doanh
đã đề ra .
Tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước, thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước.
5


Nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và nước ngoài.
Chủ động xây dựng phương hướng và các chiến lược kinh doanh với phương
châm “Sẵn sàng hội nhập cùng thế giới”.
Công ty có quyền tự chủ về tài chính, có quyền khai thác, mở rộng thị trường
trong và ngoài nước tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội để phát triển công ty vững mạnh.
Thực hiện các chính sách về chế độ tiền lương đúng theo quy định của nhà
nước, thực hiện phân phối lao động hợp lý, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời
sống vật chất lẩn tinh thần, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền, với nhân dân địa
phương, tham gia tích cực vào việc tăng cường nền quốc phòng toàn dân.

Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm.
2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty
Hình 2.3. Sơ đồ quản lí bộ máy của công ty

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

HÀNH CHINH-KẾ
TOÁN

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KĨ
THUẬT-KCS

Nguồn:phòng kế toán và TTTH
6


2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của ban lãnh đạo và các phòng ban
2.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc
Lãnh đạo toàn thể CB –CNV và công nhân trong tất cả các lĩnh vực liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hoạch định chính sách chiến lược sản
xuất kinh doanh.
2.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc
Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về công tác tổ chức, điều hành sản xuất trong

phạm vi toàn công ty và các điểm gia công, triển khai kế hoạch sản xuất hàng tuần,
hàng tháng, quý, thời gian hoàn thành kế hoạch của công ty.
Điều hành phòng hành chính nhân sự, tiếp đón khách và giới thiệu các mẫu sản
phẩm của công ty đến khách hàng.
Kiểm tra các công nợ.
Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty.
Thông qua Giám Đốc chỉ đạo hoạt động phòng tài chính – kế toán về việc nhập
vật tư, nguyên liệu không để gián đoạn trong sản xuất.
2.3.2.3. Hành chính – Kế toán
Hành chính: lư trữ, sắp xếp hồ sơ cán bộ-công nhân viên, theo dõi bổ sung cá
diễn biến thay đổi lí lịch cán bộ-công nhân viên. Nghiên cứu vận dụng các chế độ
chính sách Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế của công ty, nhất là việc phân phối
tiền lương, tiền thưởng, các chế độ BHYT, BHXH, chế độ bảo hộ lao động. Duy trì và
tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Nhà nước và quy chế của công
ty.
Kiểm tra đôn đốc cá đơn vị phòng ban thực hiện các chương trình công tác và
tổng hợp báo cáo với Giám đốc.
Kế toán: tổ chức ghi chép, tính toán các số liệu của công ty, tình hình sử dụng
và luân chuyển tài sản, nguyên vật liệu.
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tái
chính, kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư, tiền vốn kinh phí của các đơn vị.

7


+ Cung cấp đầy đủ các số liệu cho Giám đốc để quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao.
+ Kiểm tra và lập kế hoạch báo cáo quyết toán, phân tích hoạt động kinh tế tài
chính phục vụ cho việc lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh.

+ Tổ chức huy động các nguồn vốn, cân đối thu chi tài chính hợp lý có hiệu
quả.
2.3.2.4. Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm trong việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh như:
Nghiên cứu và khảo sát thị trường nhân hạt điều
Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm.
Công tác tiếp thị, quảng cáo, trình diễn, hội thảo.
Phân tích, đánh giá tính cạnh tranh của các đối thủ trong và ngoài nước
Tư vấn, thuyết phục cho khách hàng để ký hợp đồng cung cấp, mua bán…trong
phạm vi ngành hàng công ty đang kinh doanh.
Chính sách bán hàng, dịch vụ bán hàng, xúc tiến bán hàng ngay cả hoạt động
xuất nhập khẩu.
Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và nước ngoài
Xây dựng kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, hoá chất,
nhãn hàng hoá, bao bì...
2.3.2.5. Phòng kỹ thuật và KCS
Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa định kỳ các thiết bị sản xuất để đảm
bảo hiệu suất sử dụng.
Bảo đảm an toàn hệ thống sản xuất toàn công ty.
Trực tiếp theo dõi sản xuất và chỉ đạo công nhân để đảm bảo chất lượng sản phẩm,
tránh những lỗi dẫn đến hư hỏng gây thiệt hại cho công ty
Kiểm tra các nguồn nguyên liệu sản phẩm và thành phẩm công ty sản xuất có
đạt hiệu quả, chất lượng chưa.

8


Ngoải ra công ty còn có một đội ngũ bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài
sản trang thiết bị trong công ty, canh gác cổng, phòng cháy chữa cháy, cấp giấy phép
ra vào công ty, quản lý trực tiếp các nội dung của công ty và thường xuyên kiểm tra

tất cả số lượng hàng hoá ra vào công ty.
2.4. Tình hình sản xuất điều
2.4.1 Trên thế giới
Trên thị trường quốc tế, khách hàng Mỹ mấy tuần qua đã mua một số hạt điều
kỳ hạn giao nửa đầu năm 2010.
Tại Việt Nam, nhiều nhà chế biến vừa và nhỏ có rất ít lượng dự trữ (chủ yếu
mua của Tây Phi). Hạt điều Indonexia tiếp tục có giá cao do thiếu cung từ những nước
khác. Tanzania vẫn chưa bán hạt điều. Có thể Tanzania sẽ bắt đầu tiến hành bán trong
tuần tới.
Trong khi đó, Mozambique bắt đầu bán ra.
Tại Brazil, việc thu hoạch bị chậm khá lâu, và nay một số nơi mới bắt đầu thu
hoạch. Sản lượng của Brazil năm nay không nhiều.
Tại Ấn Độ, hầu hết các nhà chế biến hạt điều đã có đủ lượng dự trữ. Mặc dù
xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ trong tháng 10 tăng lên nhờ giá giảm, và nhu cầu có thể
sẽ tăng trong những tháng mùa đông, tổng xuất khẩu hạt điều của nước này trong giai
đoạn tháng 4 – 10/2009 vẫn giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 7 tháng đầu tài khoá này, Ấn Độ đã xuất khẩu 62.367 tấn hạt điều, trị giá
16.731,2 triệu Rupi (384,01 triệu USD) so với 67.498 tấn, trị giá 18.444,6 triệu Rupi
(381,64 triệu USD) cùng kỳ năm trước.
Theo Uỷ ban Xuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPC), đơn giá xuất khẩu trung bình
trong giai đoạn tháng 4 0 10/2009 là 268,27 Rupi/kg, so với 273,26 triệu Rupi cùng kỳ
năm trước.
Xuất khẩu điều trong tháng 10 đạt 10.101 tấn, trị giá 2712 triệu Rupi, với giá
trung bình 268,49 Rupi/kg, so với 8.003 tấn trị giá 2342,6 triệu Rupi, với giá trung
bình 292,72 Rupi/kg cùng tháng năm ngoái.
Sự hồi phục kinh tế ở Mỹ đã đẩy tăng nhu cầu tiêu thụ hạt điều trên thế giới, giúp xuất
khẩu của Ấn Độ tăng.
9



Tổng nhập khẩu hạt điều thô trong 7 tháng đầu tài khoá này (tháng 4 – 10/2009)
tăng 23,5% đạt 567.699 tấn trị giá 21.445,1 triệu Rupi (492,20 triệu USD) so với
459.655 tấn trị giá 19.288,3 triệu Rupi (399,10 triệu USD) cùng kỳ tài khoá trước.
2.4.2. Trong nước
Việt Nam hiện là một trong những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới với
sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150.000 tấn (tương đương 600.000
tấn điều thô). Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều
lớn nhất sang thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 9/2009, cả nước xuất khẩu được 15,3 nghìn
tấn hạt điều với trị giá 75,2 triệu USD, giảm 19,8% về lượng và giảm 18,6% về trị giá
so với tháng 8/2009; giảm 2,4% về lượng và giảm 18% về trị giá so với cùng kỳ năm
2008. Tính chung 9 tháng 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 129 nghìn tấn hạt điều với kim
ngạch 599 triệu USD, tăng 6% về lượng nhưng vẫn giảm 12,8% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2008.
Dự kiến 10 tháng năm 2009, cả nước xuất khẩu 144 nghìn tấn hạt điều, trị giá
674 triệu USD, tăng 4,5% về lượng nhưng giảm 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm
ngoái. Mặc dù lượng xuất khẩu điều giảm mạnh nhưng giá điều xuất khẩu tăng đáng
kể, tăng trung bình 70 USD/tấn so với tháng trước, lên 4.914 USD/tấn. Đây cũng là
mức giá cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây
Trong tháng 9, lượng điều xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như Mỹ,
Trung Quốc, Úc, Hà Lan, Anh…đều giảm mạnh. Nguyên nhân là do lượng điều tồn
kho trong nước gần như đã cạn kiệt. Hiện nay, số doanh nghiệp chế biến liên tục tăng
lên trong khi lượng điều nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 60%.
Lượng điều thiếu hụt đang được các doanh nghiệp nhập khẩu từ các nước châu Phi
như Bờ Biển Ngà, Indonesia…
Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, trong những ngày qua, do nguồn nguyên liệu
khan hiếm, nhiều doanh nghiệp đã tranh mua nguyên liệu bằng cách đẩy giá lên tới 20
triệu đồng/tấn.
Nếu doanh nghiệp tiếp tục mua nguyên liệu với mức giá từ 18-20 triệu
đồng/tấn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khẩu và hoạt động của doanh nghiệp có

10


thể gặp nguy hiểm. Thực chất, có hiện tượng doanh nghiệp tranh mua nguyên liệu như
mấy ngày nay là nguồn cung nguyên liệu trong nước và nhập khẩu khan hiếm.
Cụ thể, tại thị trường trong nước, cơn bão số 9 vừa qua và dịch bệnh đã làm ảnh
hưởng nặng đến hàng trăm nghìn ha điều ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền
Đông Nam Bộ. Năng suất vụ điều năm nay cũng sẽ sụt giảm đáng kể. Trong khi đó,
nguồn điều nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng do mất mùa. Tình hình trên làm cho kim
ngạch xuất khẩu cả năm 2009 của ngành điều có thể chỉ đạt từ 750 – 800 triệu USD,
thấp hơn nhiều so với năm 2008 (950 triệu USD). Do vậy, Hiệp hội điều Việt Nam
khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý khi ký kết hợp đồng mới.
2.4.3. Trong tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất nước.
Hàng năm, sản lượng điều thu hoạch được mang đến cho Bình Phước một nguồn lợi
không nhỏ. Cây Điều trên đất Bình Phước còn là một trong những giống cây giúp
người dân Bình Phước xóa đói giảm nghèo.
Tỉnh Bình Phước được mệnh danh là "thủ phủ của điều" với diện tích khoảng
200.000ha, chiếm 45% diện tích điều cả nước và hàng trăm nhà máy chế biến điều.
Đây cũng là lý do chính để Bình Phước được chọn là địa điểm tổ chức Festival điều.
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên 688.320ha, thổ nhưỡng và điều kiện
khí hậu rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp, nhất là cây điều.
Vì vậy từ loại cây "xóa đói giảm nghèo", được trồng do phù hợp với điều kiện
địa hình đất dốc, ít màu mỡ, chịu đựng khô hạn tốt, vốn đầu tư cũng như công chăm
sóc không nhiều, điều đã vươn lên là loại sản phẩm chủ lực của tỉnh. Cùng với đó, chủ
trương phát triển cây điều trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà Đảng bộ, chính
quyền tỉnh Bình Phước thực hiện trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho sự phát triển
mạnh mẽ của ngành điều. Hiện tỉnh Bình Phước đang thực hiện quy hoạch lại các
vùng trồng điều theo hướng chuyên canh và thâm canh bằng các giống cao sản mới.

Với những loại giống mới này và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp như Bình Phước thì
cây điều có thể cho năng suất đạt 3 tấn/ha thay vì năng suất trung bình vào khoảng 1
tấn/ha như hiện nay.
Ngoài giá trị đóng góp ngày càng tăng vào cơ cấu kinh tế địa phương, cây điều
Bình Phước còn tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ dân làm giàu. Lĩnh vực chế biến cũng
11


×