Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

quy trình sản xuất và cung cấp bao PP cho khách hàng theo đơn hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.36 KB, 4 trang )

Câu 1: Công ty TNHH một thành viên thương mại Hiệp Quang là Công ty
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại các sản phẩm về bao bì PP;
Đối tượng khách hàng phục vụ là các nhà máy, xí nghiệp sản xuất trong các
lĩnh vực như: chế biến nông, lâm sản; Khoáng sản; Sản xuất thức ăn gia súc,
gia cầm, thuỷ cầm…Do vậy quy trình tác nghiệp thông thường nhất của
chúng tôi là quy trình sản xuất và cung cấp bao bì PP cho các đơn vị trên
theo đơn đặt hàng hoặc theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết với các khách
hàng đã nêu trên.
Để tập chung các vấn đề của môn học Quản trị hoạt động và tác nghiệp
Tôi lựa chọn quy trình “Sản xuất và cung cấp bao PP cho khách hàng theo
đơn hàng”. Trong phạm vi bài tập này, tôi bỏ qua quá trình đàm phán ký kết
hợp đồng với khách hàng (và mặc định) coi như đơn hàng đã được ký kết
đảm bảo đạt được mục lợi nhuận mục tiêu của Công ty.
Toàn bộ quy trình tác nghiệp “sản xuất bao PP cho khách theo đơn đặt
hàng” được thực hiện theo các bước được mô tả như sau:
Đơn đặt hàng

1. Thiết kế sản phẩm và Chuẩn bị

2. Phối trộn nguyên vật liệu
5. Tráng, In

3. Kéo chỉ
hàng

4. Dệt

6. Cắt, May và Đóng gói hàng

7. Giao nhận
hàng



Công đoạn 1: Thiết kế sản phẩm và chuẩn bị sản xuất công việc của bộ phận
phụ trách khâu này là nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật của khách để đưa ra các
yêu cầu kỹ thuật cho các khâu công đoạn tiếp theo cụ thể như sau:
1. Lập công thức phối trộn cho bộ phận trộn liệu và đưa ra yêu cầu về
nguyên vật liệu cho bộ phận chuẩn bị nguyên liệu.


2. Đưa ra các tiêu chí kỹ thuật cần đạt được cho khâu Kéo chỉ.
3. Chỉ định khổ bao cần dệt cho khâu Dệt.
4. Chế tạo Market + bản in để cho bộ phận In: phải lưu ý xem xét màu
sắc yêu cầu; Số mầu mực, chỉ định thiết bị in + tráng.
5. Đưa kích thước bao và cách may cho bộ phận cắt và may.
6. Đưa ra yêu cầu đóng gói cho bộ phận đóng gói.
Công đoạn 2: Phối trộn theo công thức nhằm đảm bảo các yếu tố để bao bì
đảm bảo: màu sắc chủ đạo, độ bền kéo,…
Công đoạn 3: Kéo chỉ: nhận bán thành phẩm của bộ phận phối trộn để tổ
chức kéo thành chỉ. Phải lưu ý các yếu tố: độ dày chỉ, tỷ lệ dãn dài, màu
sắc…
Công đoạn 4: Dệt: nhận chỉ dệt thành ống bao theo đúng mật độ, định
lượng…
Công đoạn 5: Trang in: Cần kiểm tra in đúng màu sắc, rõ nét, màu sắc sản
phẩm phải đồng đều.
Công đoạn 6: Cắt may và đóng gói: Sau khi in sản phẩm được cắt bằng máy
cắt + may theo đúng quy định về kích thước và đóng gói sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng.
Công đoạn 7: Tiêu thụ: Sau khi sản phẩm được hoàn thiện và nhập kho sẽ
được tiến hành bước cuối cùng là giao hàng cho khách theo đúng thời gian
quy định.
Toàn bộ quy trình tác nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất được

quản lý theo hệ thống. Việc duy trì quản lý chất lượng sản phẩm được kiểm
tra bởi đội ngũ KCS và tự kiểm soát của các công nhân trực tiếp thao tác kết
hợp với các trưởng bộ phận; vì vậy quy trình tác nghiệp này sẽ gặp khó khăn
trong quá trình phát hiện lỗi kịp thời nếu có một số bộ phận nào đó thiếu
trách nhiệm. Việc triển khai các bước của tác nghiệp dường như suất phát từ


một trung tâm chỉ huy chứ chưa xuất phát từ khâu cuối cùng của sản phẩm c
dường như đi ngược với lý thuyết tác nghiệp. Nhưng để theo lý thuyết này
thì đòi hỏi các bộ phận trong toàn bộ Công ty cần phải đạt tới một trình độ
nhất định có thể độc lập và tự kiểm soát được chất lượng của mình, đồng
thời phải phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác…
Câu 2: Những nội dung có thể áp dụng trong công tác quản trị hoạt động nói
riêng và quản trị công ty nói chung cho Công ty TNHH một thành viên
thương mại Hiệp Quang.
1. Hệ thống sản xuất Lean: Chỉ ra các biện pháp tốt nhất để cắt giảm chi
phí sản xuất:
- Sản xuất theo đơn đặt hàng: sẽ tiết kiệm được các chi phí không cần
thiết, đảm bảo sản xuất, cái khách hàng cần và không sản xuất cái mà
khách hàng không cần. Thực tế hệ thống sản xuất lean vốn chỉ ra các
biện pháp hữu hiệu để giảm hàng tồn kho chung và các bán thành
phẩm tồn kho.
2. Nguyên tắc 5S: giúp cán bộ lãnh đạo có kiến thức và chuyển đổi từ
việc giám sát truyền thống sang giám sát thực hiện 5S: Sàng lọc- Sắp
xếp- Sạch sẽ- Sẵn sàng- Săn sóc.
- Nguyên tắc này cũng nhằm tới mục tiêu chung là giảm thiểu chi phí,
tạo môi trường sản xuất ổn định, chủ động và vệ sinh an toàn.
3. JIT giúp công ty có cái nhìn đúng hơn để đáp ứng nhanh nhạy các yêu
cầu luôn thay đổi của thị trường và chủ động một cách tiết kiệm nhất
đối với hệ thống cung cấp đầu vào.

4. Các kiến thức và quản trị chất lượng, kiểm soát hàng tồn kho giúp cho
lãnh đạo công ty tích cực hơn trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ
và công nhân sản xuất trực tiếp trong việc tự kiểm soát chất lượng sản
phẩm, để người công nhân sản xuất trực tiếp trong việc tự kiểm soát


chất lượng sản phẩm, để người công nhân tự hiểu mình đang làm gì,
đã đúng chưa và làm thế nào cho đúng.
Và cuối cùng môn học Quản trị hoạt động cho thấy cách chung nhất để
duy trì sản xuất ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu chi phí
và cuối cùng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp giầu tính cạnh tranh.
Trong thực tế, phương pháp sản xuất Lean đã và đang được công ty
TNHH một thành viên thương mại Hiệp Quang áp dụng một cách tích cực,
nhưng để thay đổi quy trình sản xuất của Công ty đạt đến trình độ mà
phương pháp Lean chỉ ra, công ty cần phải có thời gian tiếp cận một cách có
lộ trình phù hợp với trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên và quá tình
phát triển của Công ty. Đảm bảo tính sáng tạo và kế thừa, tránh sáo trộn
nhiều và đặc biệt đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển một cách ổn định,
bền vững, dần từng bước khảng định uy tín và thương hiệu của một doanh
nghiệp tầm cỡ trong ngành, và xa hơn nữa là mục tiêu anh sinh xã hội.
Hiệp Quang,Ngày 06 tháng 08 năm 2010



×