Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mot so giai phap giup hoc sinh nam vung cach go dem 17 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.86 KB, 13 trang )

I. MỞ

ĐẦU

1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Mục đích của nền giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con
người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiêt, đáp ứng
sự đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không
chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiên thức
khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải
giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm
đẹp cho cuộc sống.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là
không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là
giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan
trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự
phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ
thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện
hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ.Trong nhà trường phổ thông nói chung va
ở bậc tiểu học nói riêng, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ,
nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến
thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một tinh thần thoải mái hơn,
giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn
học khác.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua nhiều năm được phân công giảng dạy môn Âm nhạc trong trường,
bản thân tôi nhận thấy rằng các em thích ca hát nhưng lại ngại học tập đọc nhạc,
do các em còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu,
theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát cụ thể. Chính vì
điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm
dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng


1


hát trước đám đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm
giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân
mình. Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ
theo phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trừu tượng với lứa
tuổi của học sinh tiểu học. Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc
tiếp cận với những bài hát cho thiếu nhi còn hạn chế. Ít em xem ti vi, nghe đài,
băng đĩa về những bài hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều
về phim hoạt hình, phim siêu nhân, chơi game….thời gian dạy hát ở nhà trường
chỉ được phân bố 1 tiết/ tuần. Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lứa
chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dễ thuộc nhưng lại rất hay quên. Có thể
là tiết trước các em đã học thuộc nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà
trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc trong 35 đến 40 phút. Vậy làm thế nào
mà để giúp học sinh biết cách "gõ đệm" đúng tiết tấu, đúng nhịp, đúng phách khi
hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng giai điệu của
bài hát. Đó là điều trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp. Từ những điều trăn
trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên cứu, tìm ra “Một số giải pháp giúp học
sinh khối 4-5 nắm vững cách gõ đệm (theo tiết tấu, nhịp, phách) khi hát”.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về một số giải pháp giúp
học sinh khối 4 - 5 nắm vững cách gõ đệm (theo tiết tấu, nhịp, phách) khi hát.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 4 - 5 Trường Tiểu Học Đông Lộc,
xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Giúp học sinh nắm vững cách gõ đệm và tự tin khi hát, tạo cho học sinh
hứng thú, niềm vui khi học hát, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời
sống của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách
của các em.

- Góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện “đức - trí - thể - mỹ”.
2


II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không
chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn
phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc
vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của
gia đình và toàn xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao,
nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một
cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê
thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào
cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn,
thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca,
những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em cảm thụ những giai điệu qua
từng bài hát, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát,
đọc đúng độ cao, trường độ, tiết tấu của các nốt nhạc trong một ca khúc. Trước
tiên phải xác định đúng loại nhịp, phân biệt được cách gõ đệm và đặc biệt là
nắm vững cách gõ đệm. Có như thế các em mới tự tin và thể hiện bài hát hiệu
quả nhất. Ngoài việc phân biệt được cách gõ đệm, nắm vững cách gõ đệm, để
các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo các
trò chơi âm nhạc, sử dụng các kiểu gõ đệm lồng ghép vào tiết học. Phải giúp các
em hiểu được ý nghĩa lời ca, cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm
thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai điệu từng bài hát.
Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, qua thời gian
trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của

mình, bản thân đã rút ra được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy
thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là phần gõ
3


đệm còn lúng túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp hướng dẫn các em cách gõ đệm khi hát.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trường Tiểu học Đông Lộc là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ
khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học
qua các đợt thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm
nhạc. Nhưng đa số các em còn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen cũ,
hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải
từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng
cơ bản của ca hát từ đó giúp các em phát triển kỹ năng cảm thụ âm nhạc và khả
năng thể hiện các tính chất Âm nhạc.
Những năm trước đây, do nền kinh tế chưa đáp ứng nên việc đầu tư trang
thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu
kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với
các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các bài hát chỉ qua phương pháp
truyền khẩu, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự
thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
Mặt khác, nhận thức chưa đầy đủ của không ít cán bộ, giáo viên về tác
dụng của môn âm nhạc trong trường phổ thông, họ xem đâylà môn học phụ nên
dạy thế nào cũng được, học thế nào cũng xong, kết quả học tập của học sinh như
thế nào không quan trọng. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập của các
em. Điều đáng nói ở đây là phụ huynh học sinh không quan tâm, chú ý động
viên con em, trái lại còn gieo vào nhận thức các em coi môn học này là phụ...
Chính vì thế, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục môn âm nhạc,
cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

4


Giải pháp 1: Tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi âm nhạc; sử dụng các
kiểu gõ đệm lồng ghép vào tiết học.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu
học Đông Lộc, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập môn Âm nhạc của học sinh 2
khối 4 - 5. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các
kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là
có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự
sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Từ đó tôi tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi âm nhạc như:
+ “Ai nhanh hơn”: Cách chơi - Các nhóm đại diện lên đứng trước
bảng (có sẵn các tên bài hát đã học cắt bằng giấy dán lên bảng) nghe giáo viên
đàn giai điệu 1 câu trong bất kỳ bài hát nào đã học, sau đó dán lên bảng. Cư như
thế lần lượt 5 bài, đội nào nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
+ “Dàn nhạc hòa tấu”: Cách chơi - Mỗi nhóm chọn cho mình một
nguyên âm a, u, i….để thể hiện bài hát. Sau đó lần lượt theo thứ tự từng nhóm
hát nguyên âm mình đã chọn. Nhóm nào hát đúng giai điệu, nguyên âm nhóm
mình đã chọn thì chiến thắng.
+ “Phát triển tai nghe nhạc”: Cách chơi - Nghe và vận động theo cao
độ các nốt. Giáo viên đàn nốt Đô thì học sinh đứng thẳng, hai tay chống vào
cạnh sườn. khi nghe đàn nốt Mi thì đứng thẳng, hai tay đặt lên vai. Nghe đàn nốt
Son thì đứng thẳng, hai tay giơ lên cao. Em nào nghe và thực hiện đúng thì được
tuyên dương.
Ngoài ra, còn có một số trò chơi âm nhạc khác như: Trò chơi luyện trí
nhớ, trò chơi phản xạ nhanh….
Tóm lại, trò chơi âm nhạc là phương tiện giáo dục học sinh, điều đó sẽ

đem lại không khí vui tươi, hứng thú cho học sinh trong môn học âm nhạc. Bên
cạnh đó tôi còn sử dụng các kiểu gõ đệm lồng ghép vào tiết học.

5


Giải pháp 2: Giáo viên luôn vui vẻ và hòa mình cùng học sinh khi lên
lớp, tạo sự gần gũi giữa thầy và trò.
Tạo cho lớp học không khí thoải mái chơi mà học, học mà chơi; luôn
quan tâm đến tất cả các em trong lớp, đặc biệt là những em học sinh cá biệt.
Không để các em đó ra ngoài lề của lớp học, giúp các em hòa đồng cùng bạn bè
thực hiện tốt các hoạt động trong giờ học. Cụ thể như vào những giờ ra chơi
giáo viên giao tiếp với các em bằng cách ân cần hỏi han về ba mẹ, gia đình....
Bên cạnh đó giáo viên cũng tạo điều kiện cho các em khác được tự nhiên bộc lộ,
phát triển năng khiếu của mình.
Giải pháp 3: Giúp học sinh mạnh dạn trong mọi tình huống.
Đối với những học sinh còn rụt rè trong giao tiếp, chưa mạnh dạn trước
tập thể, chưa mạnh dạn trong các nhận xét: Bài hát, tác phẩm âm nhạc, bạn khi
biểu diễn bài hát, bạn trình bày bài tập đọc nhạc. Tôi luôn nhẹ nhàng, động viên,
khích lệ các em từ từ, tránh nóng vội sẽ làm các em hoảng sợ.
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng
minh khả năng của mình, cũng như giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. Ngay sau
khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên phải tổ chức cho các em thể
hiện theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. Ở giai đoạn này việc động
viên, khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực
hiện được bài hát một cách chính xác và tốt nhất.
Giải pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh qua môn học.
Tạo hứng thú cho học sinh, niềm vui khi học hát, nghe nhạc, đọc bài tập
đọc nhạc. Giáo dục năng lực, kỹ năng gõ đệm khi hát, kích thích tiềm năng nghệ
thuật, làm cho đời sống của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng

tình cảm trong sáng, lành mạnh hướng tới chân, thiện, mỹ. Góp phần làm thư
giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác.

6


Giải pháp 5: Giáo viên phải nghiên cứu, chuẩn bị kĩ bài dạy trước khi
lên lớp và mang đầy đủ dụng cụ cần thiết cho tiết dạy.
Soạn giáo án đầy đủ, cụ thể từng hoạt động học sinh khác nhau. Sáng tạo,
đan xen, lồng ghép các phương pháp, hình thức gõ đệm và chọn nhạc cụ gõ đệm
trong một tiết học. Khi lên lớp giáo viên cần mang đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ
cần thiết cho tiết dạy để học sinh được trực tiếp thực hiện. Mục đích tạo cho học
sinh hứng thú môn học, tạo được kỹ năng về gõ đệm, phân biệt được các kiểu gõ
đệm (theo nhip, phách, tiết tấu).
Ví dụ: Bài hát: "Em yêu hoà bình" lớp 4 của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có
sử dụng nhiều hình nốt khác nhau trong một khuôn nhạc. Để các em hát và gõ
đúng nhịp, đúng phách, đúng tiết tấu thì trước tiên để cho học sinh xác định:
Nếu gõ phách thì biết phân chia phách (đánh phách). Nếu chọn gõ nhịp đánh dấu
nhịp sẽ rơi vào từ nào, còn tiết tấu thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ
không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn hoặc lặng đen. Giáo viên hướng dẫn cho
học sinh về 3 cách gõ với câu hát đầu và yêu cầu học sinh nhắc lại.
+ Gõ đệm theo nhịp 2: Chỉ gõ phách mạnh (phách 1) trong mỗi ô nhịp.
+ Gõ đệm theo phách: Gõ cả phách mạnh và nhẹ trong mỗi ô nhịp.
+ Gõ đệm theo tiết tấu: Gõ đệm vào tất cả các từ (tiếng) có trong bài (bài
hát nhanh thì gõ nhanh, bài hát chậm thì gõ chậm).
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh
phách. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt đến
hết bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca.
Thực hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách. Khi học
sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để củng cố kĩ năng gõ đệm

giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách giáo viên chia lớp
thành 3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo kiểu nối tiếp
đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách.

7


Nhằm tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh
nắm vững giai điệu của bài hơn.
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 thì giáo viên chọn cho học sinh cách
gõ theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách. Ví dụ: bài
"Tre ngà bên lăng Bác" Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất. Giáo
viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính
bằng một nốt móc đơn. Tiếng "bên" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "lăng",
'bác" hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài.
Cách gõ thứ 2: Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1
hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau
(giáo viên làm mẫu một lần). Sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực
hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị
hát sai giai điệu. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em sẽ hát
đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" tốt hơn.
Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn các
cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều nắm
được cách gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống
nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp. Ví dụ: bài
"Dàn đồng ca mùa hạ" ở lớp 5 (SGK mới). Những bài hát có sử dụng đảo phách
thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không tập cho học sinh tính tự lập xác định
nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và không hát đúng được giai điệu bài.
Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát sai.
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài

hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách
xác định nhịp, phách trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà
luyện tập cho học sinh những cách gõ phách nhiều hơn trong các bài.
Giải pháp 6: Giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp cho học sinh.
Âm nhạc là một môn học nhằm giáo dục toàn diện về kiến thức, kỹ năng,
thái độ học sinh. Vì thế khi dạy giáo viên cần tích hợp vào mỗi bài dạy nội dung
8


phù hợp với đặc điểm cá nhân học sinh theo sự hướng dẫn tích hợp của ngành
giáo dục trong chương trình âm nhạc tiểu học đề ra, mà lựa chọn nội dung tích
hợp cho phù hợp như: Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường….
Tóm lại, phương pháp tích hợp là hết sức đa dạng, tuỳ theo từng thời
điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn 1 phương pháp thích hợp,
duy chỉ có 1 điều dù có thực hiện phương pháp nào thì người giáo viên vẫn phải
luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy các em mới cảm nhận thực sự
những âm thanh và đặc biệt là gây sự hứng thú cho các em.
Giải pháp 7: Giáo viên giảng dạy phân hóa đối tượng học sinh.
Giáo viên cần thể hiện rõ sự phân hóa học sinh trong giảng dạy, trong quá
trình dạy giáo viên phân công một số bạn làm ban cán sự của riêng tiết học nhạc,
bạn có năng khiếu tốt sẽ làm chủ tịch hội đồng tự quản và lựa tiếp 3 bạn làm
nhóm trưởng của 3 nhóm. Ban cán sự này sẽ giúp giáo viên thực hiện mẫu hoặc
hướng dẫn các bạn trong tổ.
4. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP.
Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố
gắng nỗ lực của học sinh thông qua các giờ học Âm nhạc, các
phong trào văn nghệ. Với những cố gắng trên tôi đã thực hiện
khá thành công và phát huy được tính tích cực học tập của học
sinh, kết quả đối chứng như sau:
Trước khi áp dụng


Sau khi áp dụng

- Lớp học trầm.

- Lớp học sôi nổi, tích cực.

- Học chậm, ít phát biểu ý kiến.

- Nhanh, hăng hái phát biểu.

- Chưa phân biệt được cách gõ đệm - Phân biệt được cách gõ đệm (nhịp,
(nhịp, phách, tiết tấu).

phách, tiết tấu).

- Gõ đệm chưa đúng, chưa đồng đều.

- Học sinh gõ đệm đúng tăng lên rõ rệt

- Chưa thể hiện tính chất bài hát.

- Thể hiện được sắc thái bài hát.
9


- Chưa mạnh dạn trong các nhận xét.

- Mạnh dạn trong các nhận xét.


- Số lượng rụt rè, nhút nhát còn nhiều.

- Học sinh mạnh dạn, tự tin tăng lên.

III. KẾT LUẬN
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là
phải có tâm yêu nghề, đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất
trong cuộc đời của người thầy là đào tạo thật nhiều học trò giỏi. Đó là tâm
nguyện của tôi cũng như bao người thầy khác. Tuy nhiên để được kết quả thành
công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo trăn trở và nỗ lực
không ngừng với nhiều thách thức và phương pháp tối ưu nhất.
Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói
riêng là rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm
được đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương
pháp, biện pháp giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một
cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tế cuộc sống.
Để dạy tốt bộ môn Âm nhạc, giáo viên cần có lòng yêu nghề, mến trẻ,
có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, phải đầu tư phương pháp giảng
dạy một cách tích cực nhất, nghiên cứu hệ thống chương trình toàn cấp Tiểu
học. Giáo viên tiểu học phải hướng các em tới con đường tiếp nhận những cái
hay, cái đẹp từ đó tạo lòng yêu thích, say mê âm nhạc. Học sinh hát đúng giai
điệu, cảm nhạc tốt sẽ yêu thích môn học. Qua đó, nắm bắt được những kiến
thức về tự nhiên, xã hội, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành
nên nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN:
Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học, xuất
phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của phân
môn, người giáo viên phải có vai trò chủ đạo trong việc tổ chức dạy học, bên

cạnh việc truyền thụ kiến thức chính xác còn phải lựa chọn và đưa vào thực tế
những phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp thì ta mới thu được những kết
quả như mong muốn. Qua quan sát thực tế tôi nhận thấy các em yêu thích môn
10


học ơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập đã nâng lên, các em
mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện bài tập Trên cơ sở từ thực tiễn
giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học nói chung và cho học sinh khối 4 - 5
nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức
đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp
giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục
- Đào tạo tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế nhận thấy
các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập
cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên rõ
rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện.
3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG GIẢI PHÁP:
Với kết quả bản thân thực hiện trong trường tiểu học Đông Lộc, cho thấy
sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh tiểu học trong toàn huyện.
4. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học
tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Tiếp tục bổ xung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp
ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
- Để tạo điều kiện học tập tốt môn nghệ thuật này, nhà trường cần đầu tư
một phòng chức năng riêng, không ảnh hưởng các lớp khác
- Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo
cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh
vực nghệ thuật.
- Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác

văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu.
- Thường xuyên cập nhật và nâng cao chuyên môn.
Tân Hiệp, ngày 12 tháng 3 năm 2018
Người thực hiện
11


Trần Thị Lan Phương

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Âm nhạc 4 (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế).
2. Âm nhạc 5 (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế).
3. Phương pháp giáo dục đại cương (NXBGD).
4. Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

12


MỤC LỤC:
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................1
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................1
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................2
4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................2
II. NỘI DUNG......................................................................................................2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................3
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.............................................................................4
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................4
Giải pháp 1: Tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi âm nhạc; sử dụng các kiểu gõ
đệm lồng ghép vào tiết học....................................................................................4

Giải pháp 2: Giáo viên luôn vui vẻ và hòa mình cùng học sinh khi lên lớp, tạo
sự gần gũi giữa thầy và trò....................................................................................5
Giải pháp 3: Giúp học sinh mạnh dạn trong mọi tình huống............................6
Giải pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh qua môn học.....................................6
Giải pháp 5: Giáo viên phải nghiên cứu, chuẩn bị kĩ bài dạy trước khi lên lớp
và mang đầy đủ dụng cụ cần thiết cho tiết dạy.....................................................6
Giải pháp 6: Giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp cho học sinh.............8
Giải pháp 7: Giáo viên giảng dạy phân hóa đối tượng học sinh.......................8
4. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP................9
III. KẾT LUẬN....................................................................................................9
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM........................................................................9
2. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN.................................................................10
3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG GIẢI PHÁP......................................................10
4. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ............................................................11
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................12
1. Âm nhạc 4 (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế).........................12
2. Âm nhạc 5 (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế).........................12
3. Phương pháp giáo dục đại cương (NXBGD)..............................................12
4. Lý thuyết âm nhạc cơ bản...........................................................................12

13



×