Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

phân tich quy trình sản xuất đầu vào của nhà máy đường phụng hiệp năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 32 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢNG



MỤC LỤC BẢNG


DANH MỤC VIẾT TẮT
BGĐ: Ban Giám đốc
LĐ.PNV: Lãnh đạo phòng nông vụ
NVTH&TTTM: nhân viên tổng hợp và thanh toán tiền mía
NCƯ: Nhà cung ứng (Doanh nghiệp cung ứng mía)
DN: Doanh nghiệp


LỜI CẢM TẠ
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản lý
công nghiệp – Trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ
chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với
sinh viên ngành quản lý công nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Hồ Trường Đức đã tận tâm hướng
dẫn Em qua từng buổi nói chuyện, thảo luận về bài báo cáo thực tập. Nếu không
có những lời hướng dẫn, dạy bảo của giảng viên thì em nghĩ bài báo cáo thực tập
này của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Báo cáo thực tập được hoàn thành tại Nhà máy đường Phụng Hiệp. Có
được bài báo cáo thực tập này này, Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới đến giám đốc Nhà máy đường Phụng Hiệp đã tạo điều kiện cho Em


được thực tập tại đây, Em cũng xin cám ơn phòng nông vụ, phòng tổ chức
hành chính của nhà máy dìu dắt, giúp đỡ Em với những chỉ dẫn khoa học quý
giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “ Tìm hiểu
về quy trình thu mua nguyên liệu đầu vào của Nhà máy đường Phụng Hiệp
gian đoạn 2015 – 6/2018 ”
Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1
ĐẶC VẤN ĐỀ
1.1.Lý do chọn đề tài
Đường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày của con người
cũng như nhiều ngành sản xuất thực phẩm. Nhu cầu về lượng đường sinh hoạt
của người tiêu dùng ngày càng phát triển và đa dạng . Với điều kiện khí hậu
thuận lợi, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất mía đường từ lâu
đời. Ở Việt Nam nền công nghiệp sản xuất đường không ngừng phát triển để đáp
ứng nhu cầu người dân. Ngành công nghiệp mía đường nước ta cũng không
ngừng cải tiến các trang thiết bị công nghệ và quy mô sản xuất để cung ứng
lượng đường không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu. Không những góp phần
phát triển kinh tế cho nước nhà mà các nhà máy sản xuất mía đường còn tạo
điều kiện cho việc đào tạo, hướng dẫn sinh viên học tập, tiếp thu dây truyền
công nghệ thực tế ở nhà máy, thực tế hóa các giờ lý thuyết.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong giai đoạn 2014-2018, ngành
mía đường Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đường trong nước. Trong giai đoạn 2014 2018, diện tích mía bình quân đạt 268.300 ha/năm. Về chất lượng mía, ổn định ở
mức gần 10 CCS (trữ đường). Về công suất thiết kế nhà máy tiếp tục được đầu
tư nâng cấp mở rộng, dự kiến niên vụ 2017 – 2018 từ 150.000 tấn mía/ngày lên
trên 160.000 tấn mía/ngày. Về sản lượng, trong giai đoạn 2014 - 2018, đã sản
suất đựơc 56.588.373 tấn mía và 5.484.570 tấn đường, đảm bảo nhu cầu tiêu
dùng đường trong nướcNhìn chung, trong giai đoạn 2014 - 2018, cây mía vẫn

khẳng định được vị trí trong hệ thống cây trồng ngành nông nghiệp. Sản xuất
mía đường cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đường trong nước, góp phần
tham gia bình ổn thị trường giá cả trong nước.


Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành mía đường vẫn còn tồn tại một số
khó khăn nhất định. Trong đó, sản xuất kinh doanh dù tiếp tục được duy trì phát
triển nhưng chưa bền vững, nhất là về nguyên liệu mía. Việc đa dạng hóa các
sản phẩm cạnh đường, sau đường tuy đã có chú trọng đầu tư nhưng vẫn ở quy
mô nhỏ. Năng lực cạnh tranh ngành mía đường vẫn đang thấp, trong đó, năng
suất, chất lượng mía thấp, bình quân mới đạt 61,33 tấn/ha, năng suất đường bình
quân đạt 5,64 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Lượng tồn
kho lớn của niên vụ 2016/2017, lượng đường tồn kho đã lên tới 680.273 tấn.
Con số này đang tiếp tục tăng lên khiến nhiều nhà máy rơi vào tình cảnh lao
đao, việc trả tiền mía cho nông dân bị chậm lại. Cùng với đó, giá đường liên tục
sụt giảm ở thị trường trong nước và thế giới khiến việc tiêu thụ đường khó khăn
bội phần. Ngành mía đường Việt Nam còn vô số khó khăn, bất cập khác như:
diện tích nhỏ lẻ, manh mún, cho nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ
giới hóa gặp nhiều khó khăn dẫn đến năng suất, chất lượng kém. Tác động của
biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, duyên
hải miền Trung – Tây Nguyên, thiên tai bão, lũ, ảnh hưởng đến diện tích mía
nguyên liệu cũng như là chất lượng đường trong cây mía. Bên cạnh đó, nhiều
nhà máy đường có công suất ép nhỏ, trang thiết bị lạc hậu làm giá thành sản
phẩm tăng lên, gây khó khăn trong việc cạnh tranh với đường của một số nước
có thế mạnh hơn. Cùng với đó, hệ thống cơ chế chính sách tuy đã có hỗ trợ cho
ngành mía đường nhưng vẫn rời rạc, chưa hình thành được hệ thống cơ sở pháp
lý đồng bộ để phát triển ngành mía đường Việt Nam bền vững.
Nhà máy đường Phụng Hiệp – là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần mía
đường Cần Thơ (CASUCO). Nhà máy đường Phụng Hiệp được thành lập năm
1995 , địa chỉ Số 10, đường 1/5, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu

Giang - một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long có khí hậu nắng nóng , đất
phù sa màu mở phù hợp cho cây mía phát triển tốt. Thiết bị dây chuyền công
nghệ Nhà máy do nước Cộng hòa Ấn Độ cung cấp, có công suất thiết kế 3.000


tấn mía/ngày. Đây là cơ hội quý giá để em có thể tiếp cận quan sát quy trình sản
xuất của Nhà máy đường Phụng Hiệp góp phần nâng cao hiểu biết về ngành
công nghiệp mía đường hiện tại.
Sau hơn 3 năm học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường, hôm nay tôi có cơ
hội đi thực tập tham quan học hỏi tại Nhà máy đường Phụng Hiệp .Hiện nay
Nhà máy đường Phụng Hiệp đang tu sửa và bảo trì cùng với kiên thức còn hạn
chế nên đề tài chỉ ngừng ở việc “ Tìm hiểu về quy trình thu mua nguyên vật
liệu đầu vào của Nhà máy đường Phụng Hiệp giai đoạn từ 2015 – 2017 ”. Đề
tài sẽ giúp cho tôi và các bạn sinh viên khác hiểu thêm về quy trình thu mua
nguyên liệu đầu vào của nhà máy trước khi cho vào nhà xưởng để sản xuất
đường. Cùng với đó là tìm hiểu quy trình thu mua nguyên liệu ảnh hưởng như
thế nào đối với chất lượng đường , giá thành sản xuất để đưa ra các giải pháp
hạn chế góp phần nâng cáo chất lượng đường cho nhà máy cũng như làm giảm
giá thành cho Nhà máy đường Phụng Hiệp nói riêng và các Nhà máy đường tại
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu quy trình thu mua mía nguyên liệu tại
nhà máy đường Phụng Hiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu về công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO), đơn vị
thực tập thành viên Nhà máy đường Phụng Hiệp
 Tìm hiểu quy trình thu mua nguyên liệu của Nhà máy đường Phụng
Hiệp.
 Đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động thu mua cũng như là tiết kiệm

chi phí trong quá trình thu mua mía nguyên liệu.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy trình thu mua mía nguyên liệu
của phòng nông vụ - Nhà máy đường Phụng Hiệp..


1.4.Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài là phòng tổ chức hành chính và phòng
nông vụ của Nhà máy đường Phụng Hiệp.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
 Các số liệu của phòng nông vụ Nhà máy đường Phụng Hiệp được sử dụng
từ năm 2015 đến năm 2017.
 Thời gian thực tập tại Nhà máy đường Phụng Hiệp từ ngày 11/6/2018 đến
11/7/2018.
 Đề tại được thực hiện từ ngày 12/7/2018 đến ngày 15/8/2018.
1.5.Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các phòng nông vụ, phòng tổ chức hành
chính của Nhà máy đường Phụng hiệp, website chính thức của Công ty cổ phần
mía đường Cần Thơ (CASUCO) từ năm 2015 - 2017.
1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài sử dụng một số phương pháp xử lý số liệu sau:

 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ
liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản
về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền
tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra

quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.
Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như
sau:


 Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp
so sánh dữ liệu.
 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
 Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu
chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình
thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng
ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính
toán.
1.6.Bố cục
Đề tài “Tìm hiểu về quy trình thu mua nguyên liệu đầu vào của Nhà máy
đường Phụng Hiệp giai đoạn từ 2015 – 6/2018”
Chương 1: Đặc vấn đề
Nêu ra lý do chọn đề tài, các mục tiêu, đối tượng, không gian, thời gian
cũng như các phương pháp thu thập số liệu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Nêu lên các lý thuyết có liên quan tới quá trình trình nghiên cứu cũng như
thực hiện đề tài.
Chương 3: Giới thiệu về Nhà máy đường Phụng Hiệp
Giới thiệu tổng quát về địa điểm hỗ trợ thực tập Nhà máy đường Phụng
Hiệp
Chương 4: Quy trình thu mua nguyên liệu của Nhà máy đường Phụng

Hiệp
Tìm hiểu quy trình thu mua mia nguyên liệu của Nhà máy đường Phụng
Hiệp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


Đưa ra các kết luận về quy trình thu mua có những thuận lợi và khó khăn
như thế nào. Từ những khó khăn gặp phải kiến nghị Nhà máy hướng khắc phục.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Quy trình sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành
sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực
cần thiết làm ra sản phẩm?
Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu vực:


Khu vực một của nền kinh tế: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản



Khu vực hai của nền kinh tế: Khai thác mỏ, Công nghiệp chế tạo (công

nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng), Xây dựng



Khu vực ba của nền kinh tế, hay Khu vực dịch vụ

Quy trình sản xuất là một quá trình hoàn chỉnh trong đó kết quả là tạo ra
sản phẩm cần thiết để bán ra trên thị trường.
Một quy trình sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô,
con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài
nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này
là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng
đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản
xuất.


1.2. Nguyên liệu mía
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự
chế biến, dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm.
– Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng
thái ban đầu khi đưa vào sản xuất
– Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh
(một chu kỳ sản xuất kinh doanh).
– Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là
căn cứ cơ sở để tính giá thành.
Cây mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía ( Saccharrum ),
bên cạnh các loài lau, lách, thân cao 2-6m, thân có lớp vỏ cứng chia thành các
đốt , bên trong lớp vỏ thân mềm và có vị ngọt, sống chủ yếu ở vùng ôn đới ấm.
Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi
phức tạp. Cây mía được thu hoạch từ 9 -10 tháng sau khi trồng và là nguyên liệu
chính để sản xuất ra đường.
Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc
nhóm phân tử cacbohydrat. Đường có vị ngọt như đường mía lấy từ mía hoặc củ
cải đường, fructose lấy từ trái cây, mật ong... và trong nhiều nguồn khác. Đường

ngọt là một loại thức ăn cơ bản, là nguyên liệu chính để làm gia vị nêm cho các
món ăn, làm mứt, kẹo và các món tráng miệng. Các thợ nấu cũng dùng đường
ngọt như một chất bảo quản.
Trữ đường hay chữ đường là khái niệm về năng suất công nghiệp, chỉ
lượng đường thương phẩm có thể lấy ra từ cây mía, ở các xí nghiệp chế biến
đường mía và dựa vào cơ sở giá trị chữ đường xác định được, xí nghiệp thanh
toán trả tiền mua nguyên liệu mía cho người trồng mía. Khái niệm này do các xí
nghiệp chế biến đường mía ở ÚC xây dựng và áp dụng thường kí hiệu là CCS


( viết tắt từ các chữ commercial cane sugar) từ năm 1899 tại phòng thí nghiệm
QueensLand. Thông thường với một giống mía sản xuất, năng suất công nghiệp
năng suất đạt từ 9-13%.

Thu mua hiểu đơn giản là tìm nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ mà một
công ty cần trong hoạt động sản xuất và quản lý kinh doanh của mình để tạo ra
lợi nhuận như thế nào.
Quy trình thu mua là quá trình thu mua hàng hóa có trình tự qua nhiều giai
đoạn khác nhau. Quy trình thu mua hàng hóa rất đa dạng. Mỗi công ty, tổ chức
thường có một quy trình thu mua hàng hóa khác nhau nhưng đều phải đảm bảo
một số yếu tố quan trọng chung như sau: Quy trình thu mua thường bắt đầu từ
một nhu cầu hoặc một yêu cầu cụ thể (có thể là yêu cầu về hàng tồn trữ hoặc yêu
cầu về dịch vụ). Bộ phận thu mua sẽ thiết lập một bảng tiêu chuẩn nêu rõ chi tiết
các yêu cầu (đặc tính, thông số kỹ thuật, tính chất vật lý, hóa học, …) Sau đó,
một hồ sơ mời thầu (RFP) hay một yêu cầu báo giá (RFQ) sẽ được thiết lập và
gửi đến các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sẽ gửi đến báo giá của họ để đáp
ứng các RFQ. Bộ phận thu mua sẽ xem xét để chọn ra nhà cung cấp tốt nhất
(dựa trên các cơ sở là giá cả, giá trị và chất lượng của mặt hàng) để đặt ra các
đơn hàng. Đơn đặt hàng thường đi kèm với các điều khoản và điều kiện cụ thể
để hình thành nên những thỏa thuận của hợp đồng giao dịch. Tiếp đến, các nhà

cung cấp sẽ cung cấp hay phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ theo đơn đặt
hàng. Một hóa đơn do nhà cung cấp phát hành được dùng để đối chiếu các đơn
đặt hàng với các giấy tờ để kiểm tra hàng hóa đã nhận. Sau khi hoàn tất thủ tục
kiểm tra đối chiếu, bộ phận thu mua sẽ thanh toán đơn hàng cho nhà cung cấp.


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG
3.1.Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ
Công ty mía đường Cần Thơ được thành lập theo quyết định số
2232/QĐ.CT.HC.95 ngày 15/11/1995 do chủ tịch UBND tỉnh cần Thơ ban hành.
Khi chia tách tỉnh Cần Thơ thành TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương và Tỉnh
Hậu Giang thì UBND tỉnh Hậu Giang tiếp quản Công ty mía đường Cần Thơ.

Hình 3.1 Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ
(Nguồn: casuco.vn)


CASUCO hiện có vốn điều lệ là: 130,805 Tỉ VN đồng và là công ty đại
chúng hiện đang thực hiện các thủ tục cần thiết để niêm yết cổ phiếu trên sàn
giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE).
CASUCO với sản lượng đường cung cấp hàng năm từ 80 đến 100 nghìn
tấn, với gần 60 đại lý phân phối sản phẩm rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long và TP HCM .
 Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh:
 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm của ngành mía đường.
 Dịch vụ vật tư kỹ thuật nông nghiệp.
 Kinh doanh vật tư thiết bị ngành mía đường.
 Dịch vụ cho thuê tài sản.
 Dịch vụ vật tư kỹ thuật nông nghiệp.

 Đầu tư và kinh doanh dịch vụ du lịch.
 Đầu tư và kinh doanh bất động sản.
 CASUCO hiện có các đơn vị trực thuộc gồm :
 Nhà máy đường Phụng Hiệp với công suất ép : 3.000 tấn mía cây /ngày.
 Xí nghiệp đường Vị Thanh với công suất ép : 3.500 tấn mía cây /ngày.
 Chí nhánh và VP ĐD tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Chí nhánh và VP ĐD tại thành phố Cần Thơ.
 Trung tâm mía giống Long Mỹ.
 Trại thực nghiệm giống Hiệp Hưng.
Trụ Sở Công Ty:
Số 1284 Trần Hưng Đạo, khu vực V, phường 7,

thành phố Vị Thanh,

tỉnh Hậu Giang. Điện thoại: 0293.3879607 – 3879029. Fax 0293.3879607.
Webside: CASUCO.VN.
3.2.Giới thiệu về đơn vị thực tập Nhà máy đường Phụng Hiệp


 Giới thiệu
 Tên Nhà Máy: NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP.
 Địa chỉ: Số 10, đường 1/5, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu
Giang.
 Tên giao dịch: CASUCO (Cantho Sugar Joint Stock Company).
 Nhà máy đường Phụng Hiệp là một đơn vị trực thuộc công ty Mía Đường
Cần Thơ, thành lập theo quyết định số 2232/QĐ.HC ngày 15 tháng 11 năm 1995
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ). Công ty Mía Đường
Cần Thơ nay đã chuyển đổi thành công ty cổ phần Mía Đường Cần Thơ theo
quyết định số 1927/QĐCT UB ngày 03/12/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang.
 Với tổng vốn đầu tư: 177.000.000.000 đồng.

 Công suất thiết kế 1250 tấn mía ngày/đêm và hiện nay lên đến 3500 tấn
mía/ngày đêm.
 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất đường trắng và các sản phẩm của
ngành mía đường , cung ứng các giống mía và sản phẩm của ngành nông
nghiệp, dịch vụ vật tư nông nghiệp nhằm phục vụ vùng mía nguyên liệu.


Văn phòng đại diện của nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh và chi

nhánh đặt tại thành phố Cần Thơ, cùng cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán lẻ
trong và ngoài tỉnh.
 Quy mô nhà máy
Tồng diện tích nhà máy cho đến nay khoảng 101.924 m2, trong đó
 Các hạng mục công trình xây dượng đến nay chiếm 15,45%
 Các khu kho bãi chứa chất thải chiếm 32,2%
 Đường nội bộ chiếm 8,4%
 Cây xanh chiếm 14,6%
 Đất chưa sử dụng chiếm 29,33%
 Chức năng:


Nhà Máy Đường Phụng Hiệp chuyên sản xuất đường trắng và các sản
phẩm của ngành mía đường. Ngoài ra còn cung ứng giống mía, dịch vụ vật tư
nông nghiệp phục vụ cho ngành nguyên liệu.
 Nhiệm vụ:
Trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật, nhà máy có nhưng nhiệm vụ chính
như sau:
 Luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để tạo ra những
sản phẩm có giá trị cao thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
 Mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

 Chia sẻ trách nhiệm tại cộng đồng xã hội và tại địa phương để cùng nhau
bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn. Với quan điểm không chỉ có chất
lượng sản phẩm là trên hết mà còn phải giữ gìn môi trường sạch đẹp.
 Lĩnh vực hoạt động: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hình 3.2 Toàn cảnh Nhà máy đường Phụng Hiệp
(nguồn: casuco.vn)
 Các sản phẩm của nhà máy


 Đường
 Đường Phụng Hiệp loại A1 nhỏ (bao 12kg) – nhãn hiệu Kim Cương Xanh
 Đường Phụng Hiệp loại A1 nhỏ (bao 50kg) – nhãn hiệu Kim Cương Xanh
 Đường tinh luyện (bao 50kg)
 Đường tinh luyện thượng hạng 500g
 Đường tinh luyện thượng hạng 1Kg
 Đường Phụng Hiệp loại A2 to (bao 50kg)
 Đường Phụng Hiệp loại A2 nhỏ (bao 50kg)
 Đường Phụng Hiệp loại A1 to (bao 50kg) – nhãn hiệu Kim Cương Đỏ
 Mật
 Mật rỉ
 Mật
 Phân vi sinh
 Phân bón lót
 Phân bón thúc
3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy đường Phụng Hiệp
 Sơ đồ bộ máy quản lý
Bên dưới là sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà máy đường Phụng Hiệp.
GIÁM ĐỐC


PGĐ NL-NC

Phòng
TCHC

Phòng
TCKT

Phòng
NCPT

PGĐ SẢN XUẤT

Phòng
Vật Tư

Phòng
Hóa
Nghiệm

Phòng
Nông
Vụ

Xưởng
Đường

Xưởg

Điện


Hình 3. 3 Bộ máy quản lý Nhà máy đường Phụng Hiệp
(Nguồn: phòng tổ chức hành chình)
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Đội
MTCX

Đội
Bảo
Vệ


 Giám đốc nhà máy
Tham mưu giúp Tổng Giám Đốc công ty trong việc tổ chức, quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức thu mua nguyên liệu và các giải
pháp phát triển của nhà máy.
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về tất cả các hoạt động của nhà máy
đảm bảo đúng quy định của nhà nước và các quy định, điều lệ của công ty.
 Phó Giám Đốc nguyên liệu-nội chính
Thay mặt giám đốc nhà máy trực tiếp điều hành hoạt động của các Phòng,
Ban, Xưởng, Đội. Chịu trách nhiệm điều hành công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của nhà máy.
Xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu, kế hoạch đầu tư khuyến nông.
Chịu trách nhiệm công tác đối ngoại với chính quyền địa phương và vùng
nguyên liệu mía.
 Phó Giám Đốc sản xuất
Thay mặt giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của các đơn vị: Xưởng
Đường, Xưởng Cơ Điện, Đội Môi Trường – Cây Xanh.
Xây dựng kế hoạch sản xuất, sửa chữa định kỳ trình giám đốc nhà máy phê

duyệt và triển khai thực hiện.
Điều phối nguồn nhân lực, thiết bị giữa các đơn vị để đảm bảo sản xuất hiệu
quả, an toàn, tiết kiệm.
 Phòng Tổ Chức Hành Chánh
Tham mưu cho Ban Giám Đốc (BGĐ) về công tác tổ chức nhân sự, tuyển
dụng, đào tạo, chế độ chính sách lao động, tiền lương CB.CNV toàn nhà máy.
Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động, quản lý cấp phát và thu
hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn nhà máy.


 Phòng Tài Chính Kế Toán
Tham mưu cho BGĐ xây dưng kế hoạch sản xuất. Tổng hợp, phân tích, lưu
trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các báo cáo quyết toán tài chính. Yêu
cầu các phòng, ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các báo cáo phục vụ cho công
tác kế toán thống kê. Đại diện nhà máy giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân
hàng.
 Phòng Kỹ Thuật Nghiên Cứu Phát Triển
Tham mưu cho lãnh đạo trong việc đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị cho
toàn nhà máy. Quản lý kỹ thuật: số lượng, chất lượng, sửa chữa, bảo trì,… tất cả
máy móc thiết bị của nhà máy.
 Phòng Vật Tư
Cung cấp đầy đủ các vật tư, thiết bị, xăng dầu, hóa chất,… phục vụ cho sản
xuất, cải tạo sửa chữa thiết bị. Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư mua
vào.
 Phòng Hóa Nghiệm
Kiểm tra, phân tích các thông số kỹ thuật sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm sản xuất, đảm bảo các yêu cầu đã đăng ký. Kiểm tra, đánh giá chất
lượng đầu vào của mía nguyên liệu, các hóa chất để chế biến thực phẩm.
 Phòng Nông Vụ
Tham mưu kịp thời cho lãnh đạo về các chính sách, giá cả thu mua mía

nguyên liệu. Theo dõi số lượng, kiểm tra chất lượng mía nguyên liệu đầu vào,
thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo quy định.
 Xưởng Cơ Điện


Sửa chữa và chế tạo các thiết bị cơ – điện phục vụ sản xuất. Yêu cầu các đơn
vị có liên quan cùng phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công
việc của xưởng.
 Xưởng Đường
Tiếp nhận, quản lý, điều động công nhân nhằm phục vụ cho việc sản xuất
trong phạm vi xưởng. Tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất bao gồm: cơ sở
vật chất, máy móc thiết bị trong xưởng sản xuất.
 Đội Môi Trường Cây Xanh
 Quản lý, diều hành đội xe tải của nhà máy, các xe phải đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật và an toàn. Theo dõi và xử lý chất thải theo đúng quy định hiện hành
về môi trường
 Đội Bảo Vệ
Bảo quản tài sản chung của toàn nhà máy. Vận hành và bảo quản hệ thống
phòng cháy chữa cháy.
3.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất đường
Mía nguyên liệu chín tại các hộ nông dân và tổ hợp tác xã được thu hoạch
bằng phương pháp thủ công . Mía nguyên liệu được thu mua bởi Nhà máy
đường Phụng Hiệp ( Phòng nông vụ chịu trách nhiệm thu mua cho nhà máy )
hoặc qua trung gian các doanh nghiệp chuyên thu mua mía. Sau đó mía được
vận chuyển nhà máy bằng ghe với trọng tải lớn từ 10-50 tấn. Các phương tiện
vận tải mía trước khi được vào nhà máy phải được thông qua Cảng vụ - thuộc
Phòng Nông vụ để ghi các thông tin về giống mía, trọng tải ghe, số ghe, người
đại diện,… Mẫu mía của từng ghe sẽ được đem kiểm tra chất lượng để quyết
định việc thu mua hợp lý. Ngoài ra dựa trên kết quả đó để điều chỉnh các thông
số kỹ thuật để có quá trình sản xuất phù hợp. Sau khi mía được kiểm tra chất

lượng, nếu đạt tiêu chuẩn tiếp nhận thì sẽ được cẩu từ ghe lên bàn cân để xác
định lại trọng lượng. Sau đó tiếp tục cẩu mía đưa vào xưởng đường sản xuất để


ép mía sản xuất ra đường. Mía trong xưởng đường sẽ được ép với quy trình
máy móc thiết bị công nghệ hiện đại Halal của Ấn Độ đạt tiêu chuẩn ISO
50001:2011 để cho ra các hạt đường. Sản phẩm cuối cùng là đường được đóng
gói vào các bao 15-50kg hoặc các bịt bao nhựa 0.5-1 kg. Đường sau đó được
vận chuyển đến kho và cửa hàng bán lẻ của nhà máy được đặt trước nhà máy.
Đường trong kho sẽ được vận chuyển theo đơn hàng của công ty bán cho các
nhà phân phối khác và một phần được vẩn chuyển đến Công ty cổ phần mía
đường Cần Thơ tại Vị Thanh.

Hình 3. 4 Quy trình sản xuất đường của nhà máy đường Phụng Hiệp
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)


CHƯƠNG 4
QUY TRÌNH THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA
NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
4.1.Các giống mía nguyên liệu phổ biến
Các giống mía nguyên liệu phổ biến như sau:
Bảng 4.1 Các giống mía nguyên liệu NMĐ Phụng Hiệp thu mua.
Giống mía

Đặc điểm hình thái

Đặc điểm công - nông nghiệp

Suphanburi

7

Thân to, màu xanh ẩn
vàng

Kháng sâu đục thân và bệnh than.
Nâng suất trên 150 tấn/ha.
Thời gian thu hoạch sau 12 tháng
Chữ đường trên 10.

ROC22

Lá màu xanh, thân lá
trung bình, chiều rộng lá
hẹp, lá rủ hình cung, dễ
bóc lá.

Kháng sâu, bệnh tốt.
Thời gian thu hoạch 10 - 11 tháng
Năng suất trên 120 tấn/ha
Chữ đường trên 11

ROC16

Không đổ ngã. Khả năng tái sinh,
Thế lá thẳng đứng, hơi rủ lưu gốc tốt
ở chóp lá, có màu xanh
Năng suất trên 120 tấn/ha.
lục nhạt
Thời gian thu hoạch 10-11 tháng.

Chữ đường trên 11.

QĐ 11

Khả năng tái sinh, lưu gốc tốt
Thời gian thu hoạch từ 10-12
Lá to trung bình, mọc
tháng.
thẳng và mỏng
Năng suất trên 150 tấn/ha.
Chữ đường trên 10 - 12.


K92 - 11

K88 - 92

K88 - 65

Khả năng tái sinh, lưu gốc tốt, ít đổ
Phiến lá nhỏ, thế lá hơi ngã
rũ. Tai lá trong ngắn và Thời gian thu hoạch trên 11 tháng.
tai lá ngồi khơng có.
Năng suất trên 150 tấn/ha.
Chữ đường 10-11.

Khả năng tái sinh, lưu gốc tốt,
thích
hợp
trồng

rãi
vụ.
Lá màu xanh nhạt, phiến Thời gian thu hoạch trên 12 tháng.
Thời gian thu hoạch trên 12 tháng.
lá rộng, dài và cứng.
Năng suất trên 150 tấn/ha.
Chữ đường 10-12.

Lá màu xanh hơi dài,
rộng, dài và cứng

Khả năng tái sinh, lưu gốc tốt, ít
đổ
ngã.
Thời gian thu hoạch trên 12 tháng.
Năng suất trên 150 tấn/ha.
Chữ đường 10-11.

(Nguồn: Phòng nơng vụ)
4.2.Thu mua mía ngun liệu
 Mục đích
Thủ tục mua mía xác đònh cách thức tiến hành thu
mua mía nguyên liệu, tiếp nhận mía nguyên liệu nhằm
phục vụ cho Nhà máy sản xuất ổn đònh.
 Phạm vi áp dụng
Thủ tục này áp dụng cho việc thu mua nguyên liệu
mía, không áp dụng cho việc thu mua nguyên vật liệu
khác.



 Các bảng biểu mẫu
Bảng 4.1 Bảng biểu mẫu
STT

TÊN BIỄU MẪU

SỐ HIỆU

01

Bảng đăng ký sản lượng TT.PNV.TTMM-BM 01
của nhà cung ứng

02

Bảng phân bổ thực hiện TT.PNV.TTMM-BM 02
giao mía

03

Biên bản

TT.PNV.TTMM-BM 03

04

Phiếu thanh toán tiền mía

TT.PNV.TTMM-BM 04


05

Sổ tiếp nhận

TT.PNV.TTMM-BM 05

06

Phiếu cân & chất lượng sản TT.PNV.TTMM-BM 06
phẩm

07

Sổ tổng hợp cân mía

TT.PNV.TTMM-BM 07

08

Báo cáo cân mía

TT.PNV.TTMM-BM 08

09

Báo cáo hoạt động nguyên TT.PNV.TTMM-BM 09
liệu

10


Phiếu ưu đãi giao mía

11

Phân tích và đánh giá chất TT.PNV.TTMM-BM 11

TT.PNV.TTMM-BM10

lượng nhà cung ứng
( Nguồn: Phòng nơng vụ )
 Mơ tả
 Khi Nhà máy chuẩn bò vào vụ mía mới , phòng
Nông vụ sẽ cử nhân viên đi khảo sát lấy mẫu mía
giao phòng Hóa nghiệm phân tích chữ đường để xác
đònh chất lượng mía.Phòng Hóa nghiệm báo cáo kết
quả chữ đường cho BGĐ Nhà máy.


×