Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn (sinh học, giáo dục công dân, lịch sử) tuyên truyền ngăn chặn tệ nạn bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.18 KB, 17 trang )

Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC.
1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn (Sinh học, Giáo dục
công dân, Lịch Sử) để tuyên truyền ngăn chặn tệ nạn bạo lực học đường ở
trường trung học cơ sở.
Bạo lực học đường hiện nay đang có những diễn biến phức tạp và ngày
càng trở trầm trọng trong các đối tượng học sinh trung học cơ cở và trung học
phổ thông. Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh
nhau hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay
trong trường học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng
dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường,… Theo số liệu được Bộ
GD&ĐT đưa ra, trong mỗi năm học toàn quốc đã xảy ra 1.600 vụ việc học sinh
đánh nhau ở trong và ngồi trường học, bình quân khoảng 5 vụ 1 ngày. Bạo lực
học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh, bởi hậu quả
nghiêm trọng mà nó gây ra. Bởi vậy tìm hiểu những nguyên nhân, hậu quả của
tệ nạn bạo lực học đường và những giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường là
việc làm cần thiết giúp cho các bậc phụ huynh, các nhà trường và học sinh nâng
cao nhận thức chủ động trong công tác tuyên truyền giáo dục để ngăn chặn kịp
thời hạn chế những hậu quả đáng tiếc do bạo lực học đường gây ra.

(Bạo lực học đường chuyện không của riêng ai - Ảnh minh họa)
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
/>
1


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”


------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------

Trong những năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề xã hội bức
xúc của nhiều nước trên thế giới. Bạo lực học đường không phải là hiện tượng
mới, nhưng hiện nay, nó ngày càng bộc lộ rõ tính nguy hiểm và phức tạp.
Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh học sinh,
ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó khơng chỉ diễn ra ở thành thị mà cịn ở nơng
thơn, khơng chỉ có học sinh nam, mà cả ở học sinh nữ. Học sinh không chỉ đánh
nhau trên đường đi học, ngồi nhà trường mà thậm chí gây gỗ đánh nhau trong
lớp, trong trường học.

Học sinh đánh nhau trên đường đi học về.

Bạn nữ bị đánh hội đồng quay clip phát tán trên mạng.
Bạo lực học đường không những gây ra những tác động xấu đến mối quan
hệ giữa trò với trò, thầy với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức
khoẻ, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô và các
hoạt động giáo dục của nhà trường.
Bạo lực học đường hầu như xảy ra ở các cấp học nhưng tập trung nhất là
ở lứa tuổi 14,15,16 là học sinh ở cuối cấp THCS và đầu cấp THPT. Tuổi học trò
được xem là lứa tuổi tươi đẹp và hồn nhiên nhất. Ở mỗi thời kỳ trong đời sống
/>
2


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------

con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cả nhân cách có quy luật riêng.
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao

về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm
lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến
cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến
những suy nghĩ và hành động sai lệch. Giáo dục là một trong những quốc sách
hàng đầu của Nhà nước, việc phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan
trọng, vậy mà nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng với số lượng chóng
mặt điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của
đất nước. Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ
đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử theo kiểu xã
hội đen.
Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người lo ngại. Là ranh giới giữa
những hành động côn đồ và tội phạm là rất mong manh. Vấn nạn này đã khiến
các ngành chức năng hết sức quan tâm, nỗi lo lắng của gia đình, và cả một thế
hệ tương lai của đất nước. Với những lý do trên thì việc khẩn trương đưa ra các
giải pháp của các ngành chức năng, nhà trường, gia đình và tồn thể xã hội vào
vấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết.

(Bạo lực học đường đang là một trong những nỗi lo của giáo dục hiện nay).
/>
3


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------

Xuất phát từ thực trạng bạo lực học đường hiện nay em đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài: “Tuyên truyền ngăn chặn tệ nạn bạo lực học đường ở trường trung
học cơ sở” với mong muốn gửi tới tất cả mọi người thông điệp: “Hãy tránh xa
bạo lực học đường”. Qua đề tài này em sẽ:

- Giúp mọi người có thêm hiểu biết về những nguyên nhân và hậu quả do
bạo lực học đường gây ra.
- Nâng cao trách nhiệm của các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội
trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho các bạn học sinh, đặc
biệt là các bạn học sinh THCS hiện nay. Đặc biệt là ý thức tự giác, chủ động của
các bạn học sinh trong quan hệ bàn bè nhằm chấm dứt hiện tượng xấu ở thế hệ
trẻ, xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
- Đề xuất các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
trong học sinh, sinh viên.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học
đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái
niệm bạo lực học đường. Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống
nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là
những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên
đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có
thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình
dục, bạo lực ngơn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có
thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
- Chúng ta đều biết thái độ có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả mọi hoạt động của con người. Chủ thể có thái độ về đối tượng nào thì khơng
những bị thúc đẩy bởi nhu cầu, động cơ, mục đích bên trong mà cịn được biểu
hiện ra bên ngồi bằng hành động cụ thể với đối tượng đã nhận thức và chi phối
sự tác động của nhân tố bên ngoài.
- Trong trường hợp giải quyết tình huống về cách phịng chống bạo lực học
đường, các bạn học sinh cần có những kiến thức về các môn học như: Giáo dục
công dân, Sinh học, Lịch sử…..
- Ở bài viết này em áp dụng kiến thức của môn Giáo dục công dân và một số
mơn học khác có liên quan đến chương trình lớp 6,7 đã học qua đó để giải quyết

tình huống và giúp các bạn học sinh biết áp dụng vào thực tiễn như thế nào.
Không cảm thấy sợ sệt hoặc lo lắng khi gặp những tình huống đó trong thực tế
đời sống, đặc biệt là trong môi trường học đường. Trong thực tế, học sinh bị bạo
lực, hành hạ, xâm hại thường chịu nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể chất và
/>
4


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------

tinh thần ở những mức độ khác nhau. Những vết thương về mặt thể xác có thể
lành nhưng những vết hằn trong tâm lý của các em rất nặng nề khó có thể xóa
bỏ. Nó để lại những dư chấn dai dẳng, ảnh hưởng đến học tập, đời sống. Các em
sẽ ln có cảm giác sợ hãi, khơng chịu đến trường, lo lắng, mất ngủ, tìm cách
đối phó, lâu dài sẽ bị stress, rối loạn tâm thần, học hành sa sút, thậm chí muốn tự
tử…Khơng những thế, nó còn để lại những hệ quả lâu dài về mặt xã hội.

(Bố ơi! Bạn ấy đánh con - Ảnh minh họa)
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
4.1. Khảo sát tìm hiểu thực tế:
- Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái
có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số này đang ngày
/>
5


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------


càng gia tăng, bạo hành trường học đang dần trở thành vấn nạn, thành vấn đề
chung của giáo dục quốc tế.

Ảnh nguồn: Báo dantri.com.vn
Tại Nam Phi, Cao ủy nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được
phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học. Chỉ
23% học sinh cảm thấy an toàn khi đặt chân tới lớp. Nam Phi được liệt vào trong
những quốc gia có hệ thống trường học nguy hiểm nhất thế giới, nên khơng có
gì q ngạc nhiên khi bạo lực học đường chiếm một tỷ lệ rất cao ở đất nước này.
Tại Nhật Bản, một cuộc điều tra của Bộ giáo dục cho thấy các học sinh tại
trường cơng có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007 là: 52,756 trường hợp,
tăng khoảng 8000 vụ so với năm trước đó, đến năm 2015 là 86, 654 trường hợp.
Trong đó có 9000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn công.
Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các vụ bạo lực học đường
xuất hiện thường xuyên và được cập nhật trên các kênh thông tin đại chúng.
Trong hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối
sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 2511-2009 tại Hà Nội đã thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về bộ từ năm 2003 đến
năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật.
Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội
đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong
trường học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch
mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường,…Bộ GD-ĐT cho rằng những giá trị đạo
đức trong xã hội đang thay đổi nhanh, trong khi việc ứng phó của ngành giáo
dục khơng theo kịp.
/>
6


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------


Ảnh minh hoạ
- Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2009 –
2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong
và ngoài trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thương tích thậm chí
tử vong (năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ, năm học 2010-2011 xảy ra 4 vụ học
sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học). Các nhà trường
đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1. 558 học sinh, buộc thôi
học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. Theo số lượng trường
học và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra một vụ đánh nhau, và
cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau. Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1 học
sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh
cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thơi học có thời
hạn vì đánh nhau.
Theo thống kê của Viện KSNDTC, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa
thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em.
Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị
phát hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma tuý học đường ngày càng trở thành
vấn đề nhức nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma
/>
7


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

t, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên. Sau đây
em xin đưa ra một số dẫn chứng cụ thể.
* Ngày 31.3.2013, Dương Quốc Bảo - HS lớp 7A2 trường THCS Ngơ Tất
Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bị nhóm bạn nam đánh hội đồng ngay tại lớp.

* Ngày 30.3.2014, Võ Thanh Thảo - HS lớp 8A3 trường THCS Lê Lai,
Q.8(TP.HCM) đã bị 2 người bạn cùng lớp đánh đến ngất xỉu phải đưa đi cấp
cứu.
* Ngày 12.10.2015,Trong lúc vui chơi giờ giải lao, Nguyễn Quỳnh Anh
giẫm vào chân Vũ Ngọc Diệp (cả hai đều là HS lớp 10 trường THPT Trần Nhân
Tông, TP Hà Nội) khiến hai bên cự cãi nhau. Chiều 3.3, Diệp rủ một số HS đã
bỏ học ở trường khác kéo Anh đi đánh hội đồng ở một vườn hoa. Vụ việc này
liên quan đến 10 HS, trong đó có những HS bàng quan đứng/ngồi xem hoặc
dùng điện thoại quay lại cảnh ẩu đả để phát tán trên mạng...
*Tại trường THCS M.K (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), vào lúc giải lao
giữa buổi học, một nam sinh tên T.Q.A (lớp 8) đã bị bạn L.A.T rút dao nhọn bất
ngờ đâm một nhát vào bụng.Vì mất nhiều máu, T.Q.A gục tại chỗ, cịn T. thì trốn
khỏi hiện trường. Khi được thầy cơ đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng
hơn mê sâu, rách lá lách, T.Q.A đã qua cơn nguy kịch.
Nhiều học sinh trong lớp cho biết, mọi chuyện xảy ra quá nhanh, hành động của
T. vô cùng đột ngột, nên không kịp thời cứu giúp. Thầy cô cho biết, T. là học
sinh cá biệt, học lực trung bình yếu. Hung khí gây án – con dao do Tú mang từ
ngoài trường vào. Sự việc đáng buồn này diễn ra vào tháng 10/2014.
* Ngày 23 tháng 10 năm 2015. tại Trường THPT Vĩnh Lộc, nạn nhân là em
N.T.T (học sinh lớp 11 Trường THPT Vĩnh Lộc) bị em T.N.Q.N (học sinh lớp 9
Trường THCS Vĩnh Thành cùng với P.T.H, H.T.M.H và N.T.D (cùng trường với
nạn nhân) “hỏi tội” vì mâu thuẫn trên facebook.
4.2. Vận dụng kiến thức các môn học giải thích tác hại, hậu quả do bạo
lực học đường gây ra.
Vận dụng kiến thức các môn học: Sinh học, Giáo dục công dân, Lịch sử
sẽ cung cấp cho mỗi người có cách nhìn đầy đủ hơn về hậu quả của bạo lực học
đường đối với gia đình, nhà trường và ảnh hưởng đến bản thân học sinh.
Thông qua môn Giáo dục công dân, ta thấy bạo lực học đường là hành vi
vi phạm các chuẩn mực đạo đức như: Tôn trọng kỉ luật; Lễ độ, vi phạm pháp
luật về quyền tự do nhân thân, quyền và nghĩa vụ chăm sóc giáo dục trẻ em:

Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm;
Cơng ước LHQ về quyền trẻ em;( SGK lớp 6), Tôn trọng người khác( SGK lớp
8), Tự chủ (SGK Lớp 9)…Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có
những hậu quả khơng hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, khơng ít những
vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có
/>
8


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào
bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi khơng ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của
những bạn học sinh vơ tội để lại sự thiệt thịi, đau đớn khơng chỉ về mặt thể xác
mà cả tinh thần cho các bạn và gia đình.
Những bạn học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn
ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ
hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến bị
stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các bạn không
dám ra ngồi chơi hoặc đến trường, khơng thể tập trung vào học hành.
Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những bạn bị bắt nạt thường bị cô lập nên
không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do khơng muốn “cùng nhóm
với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở
thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngồi ảnh hưởng xấu
đến học tập, cịn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các bạn, cả về mặt xã hội
lẫn cảm xúc. Các bạn rất dễ bị trầm cảm và ln có cảm giác thấp kém, những
điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các bạn ngay cả lúc đã trưởng thành.
Kể cả những bạn chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng
bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các bạn cảm thấy sợ hãi,

và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những bạn chứng
kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở
thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho
thấy rằng những bạn chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng
bất lực, cho rằng lẽ ra các bạn nên làm gì đó nhưng đã khơng dám làm; 24% cho
rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các bạn; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp
lại sẽ tạo nên một nhóm người vơ cảm trước những bất công hay nỗi đau của
người khác .
Thông qua môn Lịch sử, ta thấy bạo lực học đường là hành vi hủy hoại
truyền thống Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta. Những
hành động bạo lực đều có những hậu quả nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tâm
hồn cho nạn nhân, nhưng họ lại thờ ơ vô cảm với nỗi đau của người khác thậm
chí
vui
mừng
bởi
họ

“người
thắng
cuộc”.
Thơng qua mơn Sinh học cho thấy ở lứa tuổi học sinh thường bị ảnh
hưởng của tâm lí lứa tuổi. Các em còn thiếu khả năng kiềm chế và kỹ năng xử
lý, khắc phục hậu quả của bạo lực học đường cũng là yếu tố mà gia đình phải
đặc biệt quan tâm.
Bởi vậy nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường thường là:

/>
9



Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

Ngun nhân của tình trạng bạo lực học đường
* Nguyên nhân từ đặc trưng tâm lý.
Giai đoạn phổ thơng, các em có sự thay đổi rất nhanh về tâm sinh lý.
Những hành vi bạo lực thường để thể hiện bản thân, khẳng định và phá cách của
lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhiều em có hành vi bạo lực do rơi vào các rối loạn về
hành vi và cảm xúc ở lứa tuổi này. Hơn nữa, do sự phát triển thiếu toàn diện,
thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong
kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức
và hành động.

Học sinh tổ chức đánh hội đồng - Ảnh minh họa
* Nguyên nhân từ gia đình.
/>
10


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

Nhiều em sống trong gia đình thường xun có bạo lực, bố mẹ suốt ngày
mắng chửi, đánh nhau, bố mẹ nghiện ngập…nên ngay từ nhỏ đã tiêm nhiễm vào
đời sống tinh thần các em tính bạo lực, sẵn sàng chống đối. Nhiều em có gia
đình ly tán, gia đình khơng có sự chăm sóc hoặc thiếu hụt chăm sóc của cha mẹ
cũng là nguyên nhân tạo cho các em sự hụt hẫng, khó khăn trong cơng việc định
hướng nhân cách và thường có xu hướng bất cần, muốn khẳng định, chỉ cần có
cơ hội xấu là bộc phát và có hành vi hung hãn, đánh nhau.

* Nguyên nhân từ nhà trường.
Do lượng kiến thức ngày một nhiều hơn theo các lớp nên nhiều học sinh
học hổng kiến thức, lười học khơng theo kịp được chương trình, càng học càng
đuối. Và khi cảm thấy cái sự học khó khăn, học mãi không vào, đâm chán.
Chúng phá phách, bỏ học rủ nhau đi chơi, yêu sớm hoặc tìm đến ma túy, thanh
tốn nhau bằng hung khí. Và thực tế trị tự tung tự tác, bao che cho nhau, vào
hùa nhau làm việc xấu. Nhưng nhiều nhà trường còn chưa giáo dục phòng chống
bạo lực học đường cho học sinh.
Hiện tượng đối xử không công bằng làm các em bức xúc rồi trở lên quậy phá
như một cách lấy lại cân bằng.
Hơn nữa, việc lồng ghép dạy kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua các
môn học trên lớp có phần chưa đem lại hiệu quả.
* Nguyên nhân từ xã hội.
Do ảnh hưởng từ mơi trường văn hóa bạo lực như phim ảnh, sách báo,
game bạo lực , đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..). Các trị chơi trên mạng
Internet có tới 77% là trị chơi là đánh nhau, giết người. Trên các phương tiện
thông tin đại chúng và truyền thơng các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều
trong khi chỉ đưa tin tuân theo các sự kiện đã và đang diễn ra, các bộ phim hành
động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán
qua đĩa. Các game hành động như Half-life, stra craft, võ lâm, cao bồi không
gian... với các pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số
lượng đông các bạn trẻ, không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình
ảnh bạo lực tới đầu óc của các em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với
chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt trước và thử nghiệm, vì thế việc các em làm
theo những hình ảnh, hình tượng đó là hồn toàn dể hiểu. Thêm nữa, giáo dục
khuyết hụt, chỉ khuyến khích ganh đua, thi thố, nhưng lại khơng dạy các em biết
kiềm chế cảm xúc nóng giận của bản thân, không được học các kỹ năng sống
như kỹ năng chung sống hịa bình.
Những hậu quả do bạo lực học đường gây ra dó là:
Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu,

và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt
nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp
hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành.
/>11


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------

Đồng thời, một bạn học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi
loạn để trả thù. Những điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới gia đình, nhà
trường và xã hội.
* Ảnh hưởng đến gia đình.
Những hành vi bạo lực học đường của các bạn học sinh sẽ không thể làm
cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử
phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha
mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó
đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Khơng khí gia đình sẽ trở nên căng
thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con.
Khơng ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì
con cái. Khơng những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả
nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn
để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường
đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những bạn học sinh vô tội. Nỗi đau đó
đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được.

( Án mạng từ bạo lực học đường) - Ảnh minh họa
* Ảnh hưởng đến nhà trường.
/>

12


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà cịn khiến
khơng khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao
trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi khơng hay biết, có khi xem đó
như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các bạn tự giải quyết (trừ khi
những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực
được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho
nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường học tập chung vì các bạn học
sinh khơng cảm nhận được sự an tồn ngay trong chính ngơi trường của mình.
Đã có khơng ít bạn học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh
đập. Điều đó cho thấy mơi trường nhà trường khơng cịn tính lành mạnh, sự hấp
dẫn và là nỗi sợ hãi của các bạn học sinh.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh
hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng
của nhà trường cũng như các thầy cơ. Cũng khơng qn nói tới những hành vi
bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy
phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học
sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của
giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học
của mình.
* Ảnh hưởng đến xã hội.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành
vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã
hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường
mà phần lớn cịn xảy ra ở bên ngồi nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có

thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi
“đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những
người ngồi, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra khơng phải là nhỏ. Một
khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho mơi trường xã hội
khơng cịn tính lành mạnh, nếu khơng có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô
nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời
sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển
hiện trong đời sống tâm lý của các bạn học sinh, của gia đình, của nhà trường và
xã hội, nó là hồi chng cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ
và tương lai của đất nước, sẽ cịn tốn nhiều thời gian, cơng sức, của cải để chúng
ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần
phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ
đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên
ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và
học sinh.
/>13


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Để giải thích được tác hại của bạo lực học đường, bản thân em cần phải
nắm rõ các kiến thức liên quan đến các môn học:
Thông qua môn Giáo dục công dân, ta thấy bạo lực học đường là hành vi vi
phạm các chuẩn mực đạo đức như: Tôn trọng kỉ luật; Lễ độ, vi phạm pháp
luật về quyền tự do nhân thân, quyền và nghĩa vụ chăm sóc giáo dục trẻ em:
Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm;
Công ước LHQ về quyền trẻ em;( SGK lớp 6), Tôn trọng người khác( SGK lớp

8), Tự chủ (SGK Lớp 9)…
Thông qua môn Lịch sử, ta thấy bạo lực học đường là hành vi hủy hoại
truyền thống Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta. Những
hành động bạo lực đều có những hậu quả nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tâm
hồn cho nạn nhân, nhưng họ lại thờ ơ vơ cảm với nỗi đau của người khác thậm
chí vui mừng bởi họ là “người thắng cuộc”.
Thông qua môn Sinh học cho thấy ở lứa tuổi học sinh thường bị ảnh
hưởng của tâm lí lứa tuổi. Các em cịn thiếu khả năng kiềm chế và kỹ năng xử
lý, khắc phục hậu quả của bạo lực học đường cũng là yếu tố mà gia đình phải
đặc biệt quan tâm.
Các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường:
* Đối với xã hội.
- Hướng tới làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo
lực tác động tới học đường.
- Ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh thiếu niên. Xây dựng cơ chế phối
hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đinh- nhà trường- xã hôi, xây
dựng mơ hình cộng đồng an tồn , thực hiện tốt nội dung “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.

( Hội thảo chuyên đề “ Bàn giải pháp phòng chống bạo lực học đường”)
* Đối với nhà trường.
/>
14


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

- Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn xã
hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hóa học đường. Cần chú trọng công

tác giáo dục đạo đức nhân cách hơn nữa, phải hiểu rõ tâm sinh lí học sinh.
- Bên cạnh đó cần giáo dục kí năng sống cho học sinh, rèn luyện kỹ năng
giao tiếp, ứng xử.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cần chú ý tác động trực tiếp đến học
sinh.
- Tuyên truyền những kiến thức về bạo lực học đường, biện pháp phòng
tránh, ngăn chặn từ gia đình, nhà trường đến xã hội.

(Hình ảnh buổi ngoại khóa về vấn đề bạo lực học đường)

/>
15


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục công dân 9-------------------------------

Công tác tuyên truyền được xác định là một trong những giải pháp quan trọng
* Đối với gia đình.
Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các bạn học sinh nhiều hơn, quan
tâm đến mối quan hệ bạn bè. Xây dựng mơi trường gia đình lành mạnh. Cha mẹ
cũng chính là tấm gương để con cái học tập và noi theo.
* Đối với cá nhân học sinh.
Các bạn cần xây dựng kỹ năng sống cho bản thân mình, biết tơn trọng
mình và tơn trọng người khác, biết bảo vệ mình trước hành vi khơng đúng của
các bạn, cần rèn luyện kĩ năng nhân cách làm người.
Nói chung, việc phòng chống bạo lực học đường là hướng tới mục đích
giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách cho thế hệ công dân tương lai. Đây là một
nhiệm vụ không chỉ của riêng ai, mà là một nhiệm vụ hệ trọng, khó khăn, địi
hỏi sự ra qn, phối hợp đồng bộ của tồn xã hội. Nếu khơng, những nỗ lực chỉ

riêng phía nhà trường, của các nhà giáo dù nhiệt thành đến mấy cũng là đơn độc,
rất khó thành cơng.
6. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống:
- Qua tình huống trên đã cho thấy việc học là rất quan trọng, việc kết hợp các
kiến thức của các môn SINH HỌC, GDCD, LỊCH SỬ …đã giúp các em hiểu rõ
hơn về bạo lực học đường và hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Với những nạn
nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia
đình là khơng khí căng thẳng là sự đau đớn khi con cái bị thương tích thậm chí
mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề bất an luôn bao trùm.

/>
16


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
------------------------------------------- Mơn: Giáo dục cơng dân 9-------------------------------

- Trong mỗi chúng ta cần phải có lòng khoan dung tha thứ cho bạn bè để hiểu
và thơng cảm cho nhau. Từ đó các bạn sẽ thấy được khuyết điểm của mình và
sửa chữa để hồn thiện mình hơn.
- Tuy nhiên để làm được điều đó cần có nhận thức sâu sắc đúng đắn cũng
như quyết tâm cao trong việc đẩy lùi bạo lực học đường của toàn ngành giáo dục
của các cấp liên ngành, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và của chính các
bạn học sinh.
- Cụ thể là ở tình huồng trên, giúp chúng em nắm rõ hơn về thực trạng và
mức độ nghiêm trong cũng như những hậu quả do bạo lực học đường gây ra và
cho chúng em biết cách đối xử đồn kết với nhau. Tháo gỡ rắc rối thơng qua các
bài mà chúng em đã được học, việc tự giải quyết một tình huống đã giúp chúng
em có thêm kinh nghiệm,kiến thức trong đời sống và học tập hiện nay.
Bạo lực học đường hiện nay đang có những diễn biến phức tạp và ngày

càng trở trầm trọng trong các đối tượng học sinh trung học cơ cở và trung học
phổ thông. Việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường khơng phải là việc làm dễ
dàng. Nó địi hỏi sự chung tay của tất cả các lực lượng trong và ngồi nhà
trường. Qua bài thuyết trình này, em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé giúp các
bạn và mọi người hiểu thực trạng và ngăn chăn kịp thời “Bạo lực học đường”.
Ngày 01 tháng 12 năm 2017
Học sinh
Trần Thị Diễm Quỳnh

/>
17



×