Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐTSPKH-Sử dụng hệ thống công thức toán học giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng toán liên quan đến giải toán tỉ số phần trăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.08 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i

Lời cam đoan

ii

Mục lục

1

Bảng ghi chú
I.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

II.

GIỚI THIỆU

2
3

1. Hiện trạng

4

2. Nguyên nhân.



5

3. Giải pháp thay thế

5

4. Vấn đề nghiên cứu.

6

5. Giả thuyết ngiên cứu.

6

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu

6

2. Thiết kế

7

3. Quy trình nghiên cứu

8

4. Nội dung thực hiện nghiên cứu


8

5. Đo lường

10

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

11

V. BÀN LUẬN

12

VI. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

12

2. Kiến nghị

13

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

VIII. THU THẬP MINH CHỨNG
1. Kế hoạch bài học


15

2. Đề kiểm tra và đáp án chấm

17

3. Bảng điểm kiểm tra
1


BẢNG GHI CHÚ:
- Mốt (mode): Là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp
điểm số.
- Trung vị (Median): Là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số xếp
theo thứ tự.
- Giá trị trung bình(Mean): Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.
- Độ lệch chuẩn (SD): Là tham số thống kê cho biết mức độ phân tán của
các điểm số xung quanh giá trị trung bình.
- P: là xác suất xảy ra ngẫu nhiên.

2


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong mỗi cấp học, đặc biệt là cấp Tiểu học, việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu bao trùm,
chi phối mọi hoạt động khác. Trong tất cả các môn học ở trường Tiểu học thì môn
Toán được coi là trọng tâm với số lượng tiết tương đối lớn (5 tiết/ tuần). Qua việc
học toán, học sinh bước đầu nắm được kiến thức toán học cơ bản, là cơ sở để học
tốt các môn khác, giúp các em tự tin, luôn luôn vươn tới sự tìm tòi sáng tạo.
Chương trình toán 5 có nhiều nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng

kiến thức nhằm giúp học sinh học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực
của các em. Trong chương trình học của Toán lớp 5 thì dạng toán tỉ số phần trăm
là một kiến thức mới mẻ và tương đối khó đối với học sinh. Để đạt được mục tiêu
mà dạng toán tỉ số phần trăm đề ra, trước hết giáo viên phải nắm vững mục tiêu,
nội dung của từng bài. Điều quan trọng là giáo viên phải xây dựng những phương
pháp dạy và học giúp học sinh tích cực trong hoạt động học để nắm chắc và vận
dụng thành thạo nội dung trong từng bài. Tuy nhiên, trong quá trình trực tiếp
giảng dạy lớp 5, Tôi nhận thấy học sinh chưa phân biệt được dạng toán tỉ số phần
trăm, nhiều học sinh còn mơ hồ khi gặp dạng toán này.
Giải pháp của tôi là ”Sử dụng hệ thống công thức toán học giúp học sinh
lớp 5 làm tốt dạng toán liên quan đến giải toán tỉ số phần trăm” trên cơ sở đó đề
xuất một số ý kiến nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán. Giáo viên phải có
phương pháp cụ thể để tạo cho học sinh biết cách tính toán và đặc biệt là phát huy
tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh. Cụ thể là giáo viên giúp
học sinh phân biệt được ba dạng toán của Giải toán về tỉ số phần trăm là: Tìm số
lượng, tìm tổng số và tìm tỉ số phần trăm. Từ đó hình thành cho học sinh hệ thống
công thức tương ứng sau:
SL = TS : 100 x %

Trong đó: SL: Số lượng

TS = SL : % x 100

TS: Tổng số

% = SL : TS x 100%: Số phần trăm
3


Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 5 trường

Tiểu học Lê Văn Tám – Đắk Dục – Ngọc Hồi – Kon Tum. Lớp 5A là thực
nghiệm và 5B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay
thế khi dạy các bài từ 74 đến 80 (Toán 5, nội dung “Giải toán về tỉ số phần
trăm”). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng.
Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,5;
điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,8. Kết quả kiểm chứng t-test cho
thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp dạy
học trên và hình thành học sinh ba công thức liên quan đến tỉ số phần trăm là có
hiệu quả.
II. GIỚI THIỆU
1. Thực trạng
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy lớp 5A- Trường Tiểu học Lê Văn Tám và tham
gia dự giờ môn toán của đồng nghiệp dạy lớp 5B. Trong quá trình dạy dạng toán
giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm tôi phát hiện trong lớp có em học kém
dạng toán này như: A Tình, A Phúc, A Xông, Y Lộc Khang.., các em đều có
chung một điểm là: Đối với dạng toán này các em không phân biệt được các dạng
toán khác nhau ở điểm nào, cách giải các bài toán đó như thế nào? Thật ra các em
còn rất mơ hồ khi gặp dạng toán này nên rất khó vận dụng vào việc giải toán.
Nhiều khi các em làm đúng nhưng hỏi lại vì sao lại đúng thì các em lúng túng
không trả lời được. Vấn đề đặt ra ở đây là nó thể hiện hai mặt, một mặt việc học
kém xuất pháp từ phía học sinh học mà không cố gắng cũng như không chịu tự
khám phá, tìm tòi trong lúc học tập hoặc do ý thức học tập của các em chưa cao,
xác định động cơ chưa đúng…. Hay bắt nguồn từ phía gia đình, hoặc giáo viên
chưa có phương pháp hay hình thức học tập chưa lôi cuốn học sinh, chưa tạo điều
kiện cho các em thể hiện năng lực của mình, nên hạn chế khả năng sáng tạo của
học sinh, việc dạy và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức là khó khăn đòi hỏi
4



giáo viên phải tận tình giúp đỡ mới đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế
cho thấy qua việc em được dự thao giảng 1 tiết toán do Thầy Nguyễn Tiến An:
“Giải toán về tỉ số phần trăm” tiết 75 .Tiết dạy đảm bảo quy trình, truyền thụ đầy
đủ kiến thức sách giáo khoa tuy nhiên trong việc hình thành các kiến thức mới,
giáo viên chưa có biện pháp học sinh phân biệt các dạng toán trong giải toán tỉ số
phần trăm, chưa có công thức để khi học sinh gặp dạng toán tương tự để học sinh
áp dụng công thức để tính. Qua đây tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, các biện
pháp để giúp đỡ học sinh học toán tỉ số phần trăm như thế nào mới tốt… Và việc
học sinh kém dạng toán tỉ số phần trăm là do những nguyên nhân sau đây:
2. Nguyên nhân
- Đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số nên chưa có sự quan tâm của gia
đình đến việc học của học sinh. Các em còn ham chơi, chưa có ý thức học tập,
chưa biết cách tự học và sáng tạo. Học sinh học thuộc lòng, máy móc, chỉ hiểu
trên lớp còn về nhà thì đã quên mất, đọc đề mà không hiểu, cũng như các em
làm biếng suy nghĩ, không tạo ra một cách học tích cực, tự mình tìm hiểu các
bài tập, tạo thói quen ngại làm bài tập khó.
- Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy-học của giáo viên đối
với dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm còn hạn chế, chưa hình thành cho
học sinh hệ thống công thức phù hợp. Dẫn đến học sinh chưa phân biệt được ba
dạng toán về tỉ số phần trăm. Một số giáo viên thiếu sự đầu tư đúng mức về
chuyên môn dẫn đến hiệu quả giờ học còn thấp, chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ
năng môn học.
- Trong chương trình lớp 5, Số lượng bài học và thời gian dành cho dạng
toán tỉ số phần trăm còn ít (trong 7 bài, Từ bài 74 đến bài 80 ), chưa tương xứng
với lượng kiến thức mà chương trình yêu cấu.
- Đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức không
đồng đều, hạn chế về tư duy, ý thức tự học, tự tìm tòi trong hoc tập chưa cao.
Trong những nguyên nhân trên, tôi nhận thấy nguyên nhân chính tác động
trực tiếp và quan trọng đến chất lượng học sinh ở dạng toán tỉ số phần trăm đó là:

5


a. Về giáo viên: Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy-học

của giáo viên đối với dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm còn hạn
chế, chưa hình thành cho học sinh hệ thống công thức phù hợp. Dẫn đến
học sinh chưa phân biệt được ba dạng toán về tỉ số phần trăm và dĩ nhiên
học sinh chưa biết áp dụng vào giải toán.
b. Về học sinh: Đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận

thức không đồng đều, hạn chế về tư duy, ý thức tự học, tự tìm tòi trong hoc
tập chưa cao.
3.Giải pháp thay thế: Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này
đã sử dụng một số biện pháp giúp học sinh phân biệt được ba dạng toán của Giải
toán về tỉ số phần trăm là: Cách tìm số lượng, tìm tổng số và tìm tỉ số phần trăm.
Từ đó hình thành cho học sinh hệ thống công thức tương ứng như sau:
SL = TS : 100 x %

Trong đó: SL: Số lượng

TS = SL : % x 100

TS: Tổng số

% = SL : TS x 100%: Số phần trăm
Từ công thức trên giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh tự tìm và phát biểu thành
quy tắc và vận dụng vào việc giải toán.
4. Vấn đề nghiên cứu: Việc giáo viên giúp học sinh phân biệt được ba dạng
toán của Giải toán về tỉ số phần trăm là: Tìm số lượng, tìm tổng số và tìm phần

trăm có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5 không?
5. Giả thuyết nghiên cứu: Việc giáo viên giúp học sinh phân biệt được ba
dạng toán về tỉ số phần trăm là: Tìm số lượng, tìm tổng số và tìm phần trăm;
hình thành hệ thống công thức có nâng cao được chất lượng dạy học cho học
sinh lớp 5 Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Giải pháp tôi đưa ra có thể áp dụng để
đổi mới phương pháp và hình thức dạy dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm
trong toàn huyện.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu

6


* Giáo viên: Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 5 có tuổi đời và tuổi nghề
tương đương nhau, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng
dạy và giáo dục học sinh.
1. Võ Thị Liên – Giáo viên dạy lớp 5A (Lớp thực nghiệm)
2. Nguyễn Tiến An – Giáo viên dạy lớp 5B (Lớp đối chứng)
* Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau
về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS 2 lớp 5 Trường TH Lê
Văn Tám.
Lớp 5A : Học sinh dân tộc thiểu số chiếm: 100% học sinh cả lớp
Học sinh nữ chiếm: 47,4 % học sinh cả lớp.
Lớp 5B: Học sinh dân tộc thiểu số chiếm: 95 % học sinh cả lớp
Học sinh nữ chiếm: 50 % học sinh cả lớp.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về
điểm số của tất cả các môn học.


Lớp 5A
Lớp 5B

Số HS các nhóm
Tổng số
Nam
Nữ
19
10
9
20
10
10

Dân tộc
Kinh
Giẻ Triêng
0
19
1
19

2. Thiết kế
100 % học sinh của cả hai lớp được chọn tham gia thực hiện các giải pháp
nghiên cứu, trong đó: lớp 5A là nhóm thực nghiệm và 5B là nhóm đối chứng. Sau
khi học xong hai bài về dạng Giải toán về tỉ số phần trăm (Bài 75) tôi đã thiết kế
đề kiểm tra để đo mức độ nhận thức, vận dụng của học sinh cả hai lớp. Kết quả sẽ
được sử dụng để đối chiếu, so sánh với kết quả sau khi tác động. Kết quả kiểm
tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng
phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình

của 2 nhóm trước khi tác động.
7


Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
6,0

Thực nghiệm
6,11

Trung bình chung
p=
0,80
p = 0,8 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
*Trước khi tác động ta có bảng sau:
Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm:
Giá trị N1
Áp vào công thức trong phần
mềm Excel
Mốt
=Mode(C4:C19)
7.00
Trung vị
=Median(C4:C19)
6.00
Giá trị trung bình =Average(C4:C19)

6.11
Độ lệch chuẩn
=Stdev(C4:C19)
1.33
Mode, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng:
Giá trị N2
Áp vào công thức trong phần
mềm Excel
Mốt
=Mode(I4:I19)
5.00
Trung vị
=Median(I4:I19)
6.00
Giá trị trung bình =Average(I4:I19)
6.00
Độ lệch chuẩn
=Stdev(I4:I19)
1.21
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra trước TĐ

Tác động

KT sau TĐ

Thực nghiệm


O1

Dạy học có sử dụng PP

O3

O2

đang nghiên cứu
Dạy học không sử dụng

O4

Đối chứng

PP đang nghiên cứu
ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng Test độc lập
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:

8


- Thầy An dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng phương
pháp hình thành công thức, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Tôi: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng phương pháp giúp học sinh biết phân
biệt được ba dạng toán trong giải toán tỉ số phần trăm, kết hợp hình thành ba
công thức.
4. Nội dung thực hiện nghiên cứu:
Đề xuất hay thống nhất các giải pháp:

Trên cơ sở các nguyên nhân thì có những đề xuất giải pháp trên cơ sở lí luận như
sau:
1. Đối với học sinh kém Toán cần bồi dưỡng thêm kiến thức một cách có hệ
thống, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn thật sát đối với học sinh, tạo điều kiện
cho các em có động lực học tập đúng đắn, khuyến khích các em cố gắng học hiểu
và vận dụng các nguyên tắc vào bài tập một cách hợp lí và chính xác. Không để
cho học sinh học mà không hiểu (cũng như học thuộc lòng mà không vận dụng).
giáo viên cần hướng dẫn cách tự học, lí thuyết và cách học như sau:
+ Về cách học: Học phải hiểu chứ không học thuộc lòng, máy móc, chỉ
hiểu trên lớp còn về nhà thì đã quên mất, làm hạn chế suy nghĩ của học sinh, đọc
đề mà không hiểu, cũng như các em làm biếng suy nghĩ, nghĩ mà không hiểu.
Các em chỉ lo chơi, không tạo ra một cách học tích cực, tự mình tìm hiểu các bài
tập, tạo thói quen sợ, ngại, làm bài tập khó vì theo ý nghĩ quá khó của các em
nên các em không bao giờ vượt qua sự trở ngại. Cho nên giáo viên và gia đình
nên cần động viên học sinh cố gắng hết sức mình trong quá trình học tập của
mình.
2. Giáo viên cần:
+ Hướng dẫn bài tập một cách cận kẽ
+ Ra các bài tập cho học sinh yếu kém giải để cải thiện việc học tập của các em.
+ Cần phối hợp với gia đình và nhà trường cho gia đình và nhà trường quan tâm
hơn đến việc học hành của các em, cũng như kèm và nhắc nhở làm bài tập,
hướng dẫn và chỉ bảo phát hiện kịp thời những kiến thức mà học sinh bị hỏng.
9


+ Giáo viên cần cho học sinh giỏi theo dõi hoặc kèm học sinh kém toán để các
em có thể kiểm tra lại mức độ kiến thức cũng như sự tiến bộ của học sinh, cần tạo
đôi bạn thân thiện cùng nhau học tâp để học sinh có sự tự tin trong việc học toán.
+ Luôn động viên khuyến khích sự tiến bộ, cố gắng của học sinh cho dù là nhỏ
nhất.

+ Giáo viên luôn theo dõi và quan tâm nhiều đến học sinh để từng bước uốn nắn,
hỗ trợ kiến thức cho các em để các em tự tin trước bạn.
+ Giáo viên cần tổ chức các hình thức đa dạng như học nhóm, bồi dưỡng nhau
học tập để học sinh yếu có thể hòa nhập vào tập thể, tạo sự phấn đấu vươn lên.
3. Giáo viên giúp học sinh phân biệt được ba dạng toán của Giải toán về tỉ số
phần trăm là: Tìm số lượng, tìm tổng số và tìm phần trăm. Từ đó hình thành cho
học sinh hệ thống công thức tương ứng sau:
SL = TS : 100 x %

Trong đó: SL: Số lượng

TS = SL : % x 100

TS: Tổng số

% = SL : TS x 100%: Số phần trăm
Từ ba công thức đó, khi dạy dạng toán tỉ số phần trăm cần cho học sinh phân biệt
được đại lượng nào là Số lượng, đại lượng nào là phần trăm, đại lượng nào là
Tổng số. Bài toán đã cho có những đại lượng nào? Người ta yêu cầu tìm đại
lượng nào? Từ đó, học sinh biết phân biệt dạng toán và áp dụng công thức đã cho
để giải toán. Từ đó sẽ hình thành thói quen tự tìm hiểu đề, xác định đề của học
sinh và tự mình giải đề toán.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Năm
29/11/2012
Sáu


Môn/Lớp
Toán

Tiết theo PPCT
74

Toán

75

Tên bài dạy
Tỉ số phần trăm
Giải toán về tỉ số phần trăm

10


30/11/2012
Hai
3/12/2012
Ba
4/12/2012

5/12/2012
Năm
6/12/2012
Sáu
7/12/2012
5. Đo lường


Toán

76

Luyện tập

Toán

77

Giải toán về tỉ số phần trăm (tt)

Toán

78

Luyện tập

Toán

79

Giải toán về tỉ số phần trăm (tt)

Toán

80

Luyện tập


Bài kiểm tra trước tác động là bài thi sau khi học xong hai bài về dạng toán
tỉ số phần trăm (Tỉ số phần trăm và giải toán tỉ số phần trăm) do hai giáo viên dạy
lớp 5 ra đề thi hai lớp, có sự duyệt đề của tổ khối. Bài kiểm tra sau tác động là bài
kiểm tra sau khi học xong các bài có nội dung giải toán trong chủ đề ”Giải toán
về tỉ số phần trăm”, do 2 giáo viên dạy lớp 5A, 5B tham gia thiết kế (xem phần
phụ lục, có duyệt của tổ khối) . Bài kiểm tra sau tác động gồm 5 câu hỏi trong đó
có 2 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn và 3 câu hỏi tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 1
tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Sau đó 2 giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test

Đối chứng
6,8
1,24

Thực nghiệm
7,5
1,26
0,05

SMD

0,56


Ta có bảng chi tiết sau:
KT trước
tác động
11

KT sau
tác động


Nhóm thực nghiệm (a)
Nhóm đối chứng (b)
Giá trị chênh lệch (c = a - b)
Giá trị p
Có ý nghĩa (p≤ 0,05)

6,1
6,0
0,1
0,8
Không có
ý nghĩa

7,5
6,8
0,7
0,05

Ý nghĩa


Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P =
0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7,5 – 6,8) : 1,24 = 0,5645.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng công thức đến điểm
trung bình học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Sử dụng PP
để phân biệt được ba dạng toán của
Giải toán về tỉ số phần trăm là: Tìm
số lượng, tìm tổng số và tìm phần
trăm sẽ nâng cao được chất lượng
dạy học cho học sinh lớp 5 trường
Tiểu học Lê Văn Tám” đã được
kiểm chứng.

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
V. BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7,5, kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,8. Độ chênh lệch điểm
số giữa hai nhóm là 0,7; Điều đó cho thấy điểm điểm trung bình của hai lớp đối
12


chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm điểm
trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,58.

Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p=0.05
< 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc sử dụng phương pháp giúp học sinh phân biệt được ba dạng toán cơ
bản thuộc chủ đề “Giải toán về tỉ số phần trăm” môn Toán lớp 5 ở trường tiểu học
Lê Văn Tám thay thế cho phương pháp bình thường đã nâng cao hiệu quả học
tập của học sinh.
2. Kiến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm hơn nữa về công tác chuyên môn.
Mở các lớp tập huấn, chuyện đề về Phương pháp giải toán ở lớp 5. Để nâng cao
trình độ chuyên môn cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về các
dạng toán. Từ đó, hình thành phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng toán
cụ thể.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng đề tài này
vào việc dạy học giải toán tỉ số phần trăm môn Toán lớp 5 để tạo hứng thú và
nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

13


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt Bỉ
- Tiến sĩ Christopher Tan, PGS,TS Trần Kiều, GS,TS Trần Bá Hoành – Năm 2009.
- Sách giáo khoa lớp 5 – Đỗ Đình Hoan – Năm 2011.
-Sách giáo viên Toán lớp 5.


14


VIII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kế hoạch bài học
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

TOÁN

Tiết 75
Ngày soạn:26/11/2012
Ngày dạy:30/11/2012

I. Mục tiêu:
Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm t s
phần trăm của hai số. HS làm được BT1; BT2a,b; BT3.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ: 5’

Hoạt động của học sinh

H: Nêu cách tìm tỉ số phần trăm?

- HS nêu.

- Nhận xét.
2. Bài mới: 32’

a. Giới thiệu bài:

- HS nghe.

b. Hoạt động:
* HĐ 1: HD HS giải toán về tỉ số phần trăm .
- Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số 315 và 600.
+ Gọi 1 HS đọc ví dụ trên bảng,GV ghi tóm tắt lên bảng:
Số HS toàn trường : 600
Số HS nữ

: 315

+ 1HS đọc, cả lớp nghe.

+ Viết tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn
trường.
+ Tìm thương của tỉ số này.
H:Nhân thương với 100 và chia cho 100 được kết quả là

+

315 : 600.

bao nhiêu?
+ Thông thường ta viết gọn cách tính như sau :

+ 315 : 600 = 0,525

315 : 600 = 0,525 = 52,5 %


+ 0,525 x 100 : 100 = 52,5 :100 =
15


+Gv: Số HS toàn trường ta gọi là Tổng số (Kí hiệu:

52,5%

TS)
Số HS nữ ta gọi là Số lượng (kí hiệu: SL)
Tỉ số phần trăm ta gọi là phần trăm ( kí hiệu: %)

+ Tìm thương của 315 và 600.

H: Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số 315 và 600 ta làm

+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm

thế nào?

kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.

+ GV ghi bảng qui tắc.

+ % = SL : TS x 100
- HS theo dõi.

+ Từ quy tắc bạn nào rút ra công thức muốn tìm tỉ số
phần trăm?

+Gv:

% = SL : TS x 100
+ Vài HS nhắc lại.

+ Gọi vài HS nhắc lại.

+ 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.

* HĐ 2 : Áp dụng vào giải bài toán có nội dung tỉ số

+ HS nghe.

phần trăm
+ Gọi 1 HS đọc bài toán SGK.
+ GV giải thích thêm: Khi 80 kg nước biển bốc hơi hết
thì thì thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của
lượng muối trong nước biển.

+: Trong bài toán trên, 80 kg là tổng

+GV hỏi: Trong bài toán trên, 80 kg là đại lượng nào?

số. 2,8 kg là số lượng. Cần tìm tỉ số

2,8 kg là đại lượng nào? Cần tìm đại lượng nào?

phần trăm.
+ HS đọc thầm qui tắc.


+ HD HS áp dụng vào qui tắc trên để giải bài toán.

+ HS giải. Tỉ số phần trăm của lượng

+ Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào giấy nháp.

muối trong nước biển là:
2,8 : 80 x 100 = 3,5 %
ĐS : 3,5 %
+ HS nghe.

+ GV kết luận.
* HĐ 3: Luyện tập:

HS làm.

Bài 1: Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu)

Kết quả: 0,3 =30% ;
16

0,234 = 23,4%


- Cho HS làm vào vở rồi nêu miệng kết quả.

1,35 = 135%

- Nhận xét, sửa chữa.


- HS theo dõi.

Bài 2:Tính tỉ số % của 2 số (theo mẫu )
- GV phân tích mẫu: Tính 19:30 dừng lại ở 4 chữ số ở
phần thập phân của thương,

0,6333…= 63,33%

- Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài, đại diện

- Đại diện nhóm trình bày kết quả .

nhóm trình bày kết quả.

Nhóm 1 : 45 :61 = 0,7377…= 73,77%

- Nhận xét, sửa chữa.

Nhóm 2 : 1,2 :26 = 0,0461… =4,61%

* Bài 2c: (HS K-G)
- GV kiểm tra.

- HS đọc đề.
- Từng cặp thảo luận.

Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề.

- HS nghe.


- Cho HS thảo luận theo cặp.

Tỉ số phần trăm cuả số HS nữ và số

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.

HS cả lớp là:

- Gọi đại diện 1 cặp lên trình bày kết quả.

13 : 25 = 0,52

- Nhận xét, sửa chữa.

0,52 = 52 %

3. Củng cố:3’

ĐS : 52%

H: Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào?

- HS nêu.

- Nhận xét tiết học.

- HS nghe.

- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập
Duyệt của tổ khối


Người thực hiện

17


TỐN

GIẢI TỐN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP THEO)
Tiết 77
Ngày soạn:1/12/2012
Ngày dạy:4/12/2012

I. Mục tiêu: Biết tìm một số phần trăm của một số .Vận dụng giải bài tốn đơn giản về tìm giá trị
một số phần trăm của một số. HS làm được BT1, 2.
* Mục tiêu riêng:
HS K –G: HS HS làm được BT3
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ , SGK, Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
H: Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?
- HS nêu.
- Nhận xét
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
- HS nghe.
b. Hoạt động:

* HĐ 1: Hướng dẫn HS giải tốn về tỉ số phần
trăm.
- Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800 .
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Gọi 1 HS đọc ví dụ SGK, GV ghi tóm tắt đề
- HS theo dõi.
lên bảng.
Số HS tồn trường : 800HS
Số HS nữ chiếm : 52,5%
Số HS nữ :…HS ?
+ 100% số HS toàn trường là
H: Có thể hiểu 100% số hS tồn trường là tất cả 800 em.
số HS của trường (ta gọi là tổng số). Vậy 100%
số HS tồn trường là bao nhiêu em?
+ Ta phải biết 1% số HS toàn
52,5% ta gọi là phần trăm.
trường là bao nhiêu .
H: Muốn biết 52,5% số HS tồn trường là bao
+ Lấy 1% số HS toàn trường
nhiêu em ta phải biết gì?
nhân với 52,5
H: Tìm 52,5% HS tồn trường.(Tìm số lượng)
- HS theo dõi .
- GV ghi bảng:
100% số HS tồn trường là 800 em. Ta có:
- HS nghe .
1% số HS tồn trường là:
+ 800 : 100 x 52,5 = 420
800 : 100 = 8 (HS)
Hoặc : 800 x 52,5 : 100 = 420

Số HS nữ hay 52,5% số HS tồn trường là:
8 x 52,5 = 420 (HS)
H: Hai bước tính trên có thể viết gộp như thế
+ HS nêu.
nào?
+ HS theo dõi.
H: Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm thế nào?
SL = TS : 100 X
+ GV ghi bảng qui tắc SGK.
%
+ GV u cầu học sinh ghi cơng thức từ quy
tắc trên.
18


+ Gọi vài HS nhắc lại.
* HĐ 2 : Giới thiệu 1 bài tốn có liên quan đến
tỉ số phần trăm.
+ Gọi 1 HS đọc bài tốn SGK.
+ Lãi suất 0,5% một tháng cho ta biết gì?
+ HD HS dựa vào qui tắc trên để giải bài tốn,
gọi 1 HS nêu miệng Kquả.
+ Muốn tìm 0,5% của 1000000 ta làm thế nào?
* HĐ 3: Luyện tập:
Bài 1: gọi 1 HS đọc đề.
H: Muốn tính số HS 11 tuổi của lớp đó ta phải
làm gì?
H: Muốn tìm số HS 10 tuổi ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng ,cả lớp giải vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2:
- Cho HS thảo luận theo cặp, gọi đại diện 1 cặp
lên bảng trình bày.

- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3: (HS K-G)
- Cho HS làm vào vở.
- GV kiểm tra 1 số vở.
- Nhận xét, sửa chữa.

3. Củng cố – Dặn dò:3’
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bò bài sau: Luyện tập

+ Vài HS nhắc lại
+ HS đọc đề.
+ Cứ gửi 100 đồng thì sau 1
tháng có lãi 0,5 đồng.
+ Số tiền lãi sau 1 tháng là:
1000 000 : 100 x 0,5 = 5000
(đồng)
ĐS: 5000 đồng
.
+ Muốn tìm 0,5 % của 1 000 000
ta lấy 1000 000 chia cho 100 rồi
nhân vơi 0,5 Hoặc lấy 1 000 000
nhân với 0,5 rồi chia cho 100
- HS đọc đề
+ Ta phải tìm số HS 10 tuổi
+ Ta tìm 75 % của 32 HS

- HS làm bài.
Số HS 10 tuổi là:
32 x 75 : 100 = 24 (HS).
Số HS 11 tuổi là:
32 – 24 = 8 (HS).
ĐS: 8 HS
- Từng cặp thảo luận.
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau
1 tháng là:
5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000
(đồng )
Tổng số tiền gửi và số tiền
lãi sau 1 tháng là:
5 000 000 + 25 000 = 5025000
(đồng)
ĐS: 5 025 000
đồng.
- HS làm bài.
ĐS: 207 m.
- HS theo dõi.
- HS nêu.

19


Phụ lục 2:
1. Đề và đáp án trước tác động.
A. ĐỀ KIỂM TRA
Bài 1: Tỉ số phần trăm của 75 và 300 là:
A. 35 %


B. 25 %

C. 52 %

D. 70%

C. 80 %

D. 90 %

Bài 2: Tỉ số phần trăm của 40 và 5 là:
A. 60 %

B. 70 %

Bài 3: Kiểm tra sản phẩm của một nhà máy, người ta thấy trung bình cứ 100 sản phẩm thì
có 95 sản phẩm đạt chuẩn . Hỏi số sản phẩm đạt chuẩn chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số
sản phẩm của nhà máy?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Bài 4: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm
bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp đó.
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN

A.
Bài
1
2
3

Đáp án

Điểm

B
C
Bài giải

2
2
3

Số sản phẩm đạt chuẩn chiếm số phần trăm tổng số
sản phẩm của nhà máy là:
20

Ghi chú


95 : 100 x 100 = 95 %
Đáp số: 95 %
Bài giải

4


3

Số học sinh nữ chiếm số phần trăm học sinh cả lớp là:
13 : 25 x 100 = 52 %
Đáp số: 52 %

Duyệt của tổ khối

Người ra đề

2. Đề và đáp án kiểm tra sau tác động
21


A. ĐỀ KIỂM TRA
I. Phần trắc nghiệm
Khoanh vào đáp án trước câu trả lời đúng:
Bài 1: Tỉ số phần trăm của hai số 19 và 30 là:
A. 63,33 %

B. 6,33 %

C. 36,45 %

D. 45,36 %

C. 84 kg

D. 30 kg


Bài 2: 15% của 320 kg là:
B. 38 kg
II.

B. 48 kg

Phần tự luận

Bài 3: Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh khá, giỏi chiếm 75%, còn lại là
học sinh trung bình. Tính số học sinh trung bình của lớp học đó.
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Bài 4: Kiểm tra sản phầm của một xưởng may, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn,
chiếm 91,5 % tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm.
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Bài 5: Một người bỏ ra 42 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau, người ta thu
được 52 500 đồng. Hỏi tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

22



..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài
1
2
3

Đáp án

Điểm

A

2
2
2

B
Bài giải
Số học sinh trung bình lớp đó là:

Ghi chú

Đây là dạng toán
tìm Số lượng

32 : 100 x 75 = 24 (học sinh)

Đáp án: 24 học sinh
4

Bài giải

2

Tổng số sản phẩm của xưởng may đó là:

Đây là dạng toán
tìm tổng số

732 : 91,5 x 100 = 800 (sản phẩm)
Đáp số: 800 sản phẩm

5

Bài giải

2

Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:

Đây là dạng toán
tìm phần trăm

52 500 : 42 000 x 100 = 125 %
Đáp số: 125 %
Duyệt của tổ khối


Người ra đề

Phụ lục 3. BẢNG ĐIỂM
LỚP THỰC NGHIỆM
23


TT

Họ và tên

LỚP 5A
Điểm kiểm tra trước

Xiêng Lăng Bảo
Y Diễm
Y Đặp
A Hợp
Y Huyền
Y Hương
Y Lộc Khang
8 Y Lây
9 Y Hồng Nhung
10 A Phúc
11 A Quang
12 Nguyễn Quang Sơn
13 Đoạt Minh Thánh
14 Y Tháo
15 A Tình
16 A Trình

17 A Tuyên
18 Y Uyên
19 A Xông
1
2
3
4
5
6
7

Điểm kiểm tra sau

tác động
5
6
7
9
7
7
5

tác động
6
7
8
10
9
8
6


7
5
4
7
6
7
8
5
6
6
5
4

9
7
6
8
7
8
9
7
8
8
6
6

LỚP ĐỐI CHỨNG
LỚP 5B
TT

1
2
3
4
5

Họ và tên
Hoàng A Biển
Y Chi
Y Chơn
Y Diệu
BLoong Hìn

Điểm kiểm tra trước tác

Điểm kiểm tra sau

động
5
6
7
8
7

tác động
6
6
8
8
9


24


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

KRing Húc

4
5
7
5
4
7
6
7

8
5
5
6
5
7
6

Y Xa Kiều
A Phúc
BRol Ri
BRooc Tăng
Y Te
Y Than
A Thông
Y Thương
A To
Y Viên
Y Vui
A Xung

Bùi Văn Hanh
Y Lồng Nhi

25

5
6
8
5

5
7
7
8
8
6
6
7
6
7
7


×