Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN-Biện pháp nâng cao chất lượng kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 là người dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.38 KB, 13 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục, Đảng đã đưa ra chủ
trương “Đưa giáo dục đào tạo lên quốc sách hàng đầu” và đặc biệt coi trọng vị trí môn
Tiếng Việt trong dạy học. Vì vậy, nhìn vào kế hoạch dạy học, nhìn vào môn Tiếng Việt
cũng chiếm nhiều thời gian nhất và đã đưa môn Tiếng Việt vào học ngay từ đầu lớp 1.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có nguồn gốc cổ xưa, đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài đầy sức sống, là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc
ta.
Tiếng Việt đảm nhận một vai trò hết sức quan trọng. Đó là vai trò của một ngôn
ngữ văn học phát triển toàn diện, được dùng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội,
mọi văn kiện quốc gia, ... Nhà trường các cấp, từ bậc Mầm non đến bậc Đại học đều dạy
và học bằng Tiếng Việt. Các thành tựu khoa học, kĩ thuật đều được ghi lại bằng Tiếng
Việt. Văn học nghệ thuật bằng Tiếng Việt tiếp tục phát triển, ... Tiếng Việt là công cụ giao
tiếp, là công cụ tư duy trong cuộc phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam Xã Hội Chủ
Nghĩa giàu đẹp.
Học sinh muốn tiếp thu tri thức khoa học phải bằng con đường nghe – đọc, thầy cô
giáo muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông qua năng lực nói của
các em. Có thể nói không có Tiếng Việt sẽ không có bất cứ hoạt động nào trong nhà
trường, ngược lại thông qua việc sử dụng Tiếng Việt là công cụ để học tập các bộ môn
khác. Trong khi học các môn học khác, Tiếng Việt sẽ được củng cố và khắc sâu hơn. Nếu
không có hiểu biết về Tiếng Việt, học sinh không thể cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp của
văn chương. Ngược lại, những áng văn chương hay mà các em được học sẽ làm phong
phú vốn Tiếng Việt của các em, đặc biệt là sự nhạy cảm với ngôn ngữ nghệ thuật.
Bậc Tiểu học là “Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Những gì
trẻ học được, hình thành được ở bậc Tiểu học được tích tụ lại trở thành phẩm chất và
những phương tiện làm hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi con người.
Môn Tiếng Việt là môn học quan trọng nhất ở bậc Tiểu học, góp phần đắc lực thực
hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học, hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát



triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trong nội dung dạy học ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt được coi là môn học quan
trọng nhất và được dành thời gian nhiều nhất so với thời gian dành cho các môn học khác
ở bậc Tiểu học, nhằm làm cho học sinh biết nghe, biết đọc, biết nói, biết viết, đọc đúng,
đọc hay. Sử dụng tiếng Việt là công cụ để học tốt môn học khác ở bậc Tiểu học và tiếp
tục học lên. Tiếng Việt còn được sử dụng để tư duy và để giao tiếp trong học tập cũng
như trong cuộc sống hàng ngày.
Thông qua việc học sinh đọc đúng, đọc hay môn Tiếng Việt sẽ cung cấp cho học
sinh một số kiến thức về văn học. Những chữ, những câu, cách sắp xếp, cách đặt những
chữ những câu đó sẽ để lại cho người học những ấn tượng mới, những rung cảm và ý
nghĩ mới. Mỗi lần được đọc về một nội dung nào đó là một lần nhận thức trẻ được sâu,
tình cảm của trẻ được tập dượt, tâm hồn được phát triển và rèn luyện, cuộc sống nội tâm
do đó dần dần được phong phú và đó là công cụ để học tập, tiếp thu nền văn hoá xã hội
của loài người, làm cho trí tuệ của trẻ được mở mang, tâm hồn của trẻ được trong sáng.
Như vậy, việc rèn luyện để có kĩ năng đọc của mỗi học sinh là rất quan trọng. Nhưng
thực tế đất nước ta là một quốc gia nhiều dân tộc (54 dân tộc), trong đó dân tộc Kinh
chiếm đa số. Mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ riêng được dùng để giao tiếp giữa các thành
viên trong nội bộ từng dân tộc. Ví dụ, người Xê Đăng nói tiếng Xê Đăng, người Triêng
nói tiếng Triêng, người Kinh nói tiếng Kinh (tiếng phổ thông của cả nước) , ...
Như vậy, kĩ năng đọc và kĩ năng viết là bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh
được một công cụ mới, có được một năng lực mới “đọc thông, viết thạo”. Từ đó mở cánh
cửa vào địa bàn của những người biết đọc để có điều kiện tiến lên nắm lấy kho tàng tri
thức của nhân loại, giúp cho các em có điều kiện học tốt các môn học trong chương trình,
thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của cấp học.
Sáng kiến kinh nghiệm có đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng kĩ năng đọc
cho học sinh lớp 5 là người dân tộc thiểu số” phản ánh thông tin về chất lượng dạy –
học đọc hiện nay của học sinh Tiểu học tại địa bàn Trường Tiểu học xã Đắk Ang, huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực trạng này



và đề xuất những biện pháp thiết yếu, có tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học hiện nay.
Sau một thời gian theo dõi và nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng học sinh lớp tôi đang
trực tiếp giảng dạy là lớp 5A, trường Tiểu học xã Đắk Ang (100% là người dân tộc thiểu
số) còn mắc nhiều lỗi trong khi phát âm và trong khi đọc. Trong khi đó yêu cầu của giáo
viên, nhà trường và xã hội đặt ra ngày càng cao là đối với lớp cuối cấp Tiểu học các em
cần đọc được với tốc độ tương đối nhanh. Một vấn đề đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng
của việc đọc của học sinh lớp 5A ở trường Tiểu học xã Đắk Ang như thế nào ? Những lỗi
trong khi đọc mà các em thường mắc phải là những lỗi nào? Những nguyên nhân của việc
mắc lỗi đó ? Biện pháp nào để giúp các em khắc phục được các lỗi đó ? Kết quả khi áp
dụng các biện pháp đó ra sao?
Do những hạn chế về mặt chủ quan và khách quan nên nội dung nghiên cứu trong
đề tài chỉ là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
là người dân tộc thiểu số. Mặc dù bản thân đang trực tiếp giảng dạy nhưng trình độ và
năng lực còn nhiều hạn chế, song tôi cũng mạnh dạn chọn đề tài này để đề tài áp dụng có
hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy học sinh là người dân tộc thiểu số.
Tóm lại: Việc đề xuất các biện pháp để khắc phục các lỗi trong đọc của học sinh
lớp 5A là một vấn đề vô cùng thiết thực và cấp thiết.

B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng và một số nguyên nhân về kĩ năng đọc của học
sinh là người dân tộc thiểu số, cụ thể là học sinh lớp 5A, trường Tiểu học xã Đắk Ang. Đề
xuất một số biện pháp để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ
của môn học Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học
nói chung.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng kĩ năng đọc tiếng Việt của học sinh lớp 5A, trường Tiểu học
xã Đắk Ang.
- Tìm hiểu kĩ năng phát âm (các phụ âm đầu, các vần, thanh điệu), kĩ năng đọc
(đọc trôi chảy, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng dấu câu) và tốc độ đọc của học sinh.
- Từ những kết quả nghiên cứu phát hiện được những nguyên nhân (những yếu tố)
ảnh hưởng đến kĩ năng đọc của học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Việt nói
chung và nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh là người dân tộc thiểu số.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu thực trạng kĩ năng đọc và những lỗi mà các em mắc
phải trong khi đọc. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Những đề xuất để nâng
cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5A, trường Tiểu học xã Đắk Ang
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thu thập các số liệu một cách khoa học, chính xác đảm bảo cho sự thể
hiện tích cực các nội dung, yêu cầu nghiên cứu.
b. Phương pháp xử lý tài liệu
Phân tích định tính và định lượng các kết quả nghiên cứu (từ đầu năm học đến cuối
học kì I năm học 2008 - 2009).
c. Phương pháp đọc sách và tài liệu:
Nắm bắt được vấn đề mà đề cập đã giải quyết, cung cấp những cơ sở lý luận của đề
tài, các luận chứng để lý giải kết quả của đề tài.


II. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
- Học sinh lớp 5A, trường Tiểu học xã Đắk Ang còn mắc nhiều lỗi trong khi đọc,
nguyên nhân của việc mắc lỗi này từ nhiều phía. Nhưng đặc biệt là do ảnh hưởng của thói
quen phát âm của vùng dân cư, ngoài ra còn một số nguyên nhân như: vốn từ của các em

còn ít, các em chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với môi trường xã hội, sự giao lưu ngôn
ngữ của các em còn nhiều hạn chế bởi phạm vi nhỏ, ảnh hưởng gia đình lo làm kinh tế
nên phần nhiều các em phát âm mất dấu dẫn đến sai nghĩa rồi không hiểu được nghĩa của
từ và do học sinh chưa được tổ chức luyện đọc bằng phương pháp tối ưu, ... .
2. Kết quả nghiên cứu
- Để đạt được mục tiêu “Tìm hiểu kĩ năng phát âm (các phụ âm đầu, các vần,
thanh điệu), tìm hiểu về kĩ năng đọc (đọc trôi chảy, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng dấu
câu) và tìm hiểu về tốc độ đọc của học sinh”, tôi chọn một đoạn văn khoảng 300 từ và
yêu cầu học sinh đọc lần lượt theo thời gian quy định cho từng nhóm trình độ để tìm hiểu
kĩ năng phát âm, kĩ năng đọc và xác định tốc độ đọc của từng học sinh.
- Tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm ở 16 học sinh của lớp 5A, trường Tiểu học xã
Đắk Ang từ đầu năm học đến cuối học kì I năm học 2008 - 2009. Sau khi thu được kết
quả thực nghiệm để kiểm chứng, tôi tiến hành phân tích theo tiêu chuẩn yêu cầu của từng
nhóm trình độ học sinh và mục đích của quá trình nghiên cứu đặt ra, tôi lập được bảng
kết quả về sự tiến bộ của học sinh qua hai lần điều tra như sau:

Bảng kết quả về kĩ năng đọc của học sinh lớp 5A ( đầu năm học)
KĨ NĂNG PHÁT ÂM

Lớp

5A

KĨ NĂNG ĐỌC

Đúng phụ

Đúng các

Đúng các


âm đầu

vần

thanh điệu

Đạt
12

Chưa
đạt
4

Đạt
10

Chưa
đạt
6

Đạt
8

Chưa
đạt
8

Ngắt nghỉ
Trôi chảy


Đạt
4

Chưa
đạt
12

Diễn cảm

Đạt
3

Chưa
đạt
13

đúng dấu

Đạt
5

câu
Chưa
đạt
12

TỐC ĐỘ ĐỌC

Nhanh

3

Bình
thường
6

Chậm
7


Tỉ lệ phần trăm
KĨ NĂNG PHÁT ÂM

Lớp

5A

KĨ NĂNG ĐỌC

Đúng phụ

Đúng các

Đúng các

âm đầu

vần

thanh điệu


Đạt
75

Chưa
đạt
25

Chưa

Đạt

đạt

62,5

37,5

Đạt
50

Chưa
đạt
50

Ngắt nghỉ
Trôi chảy

Diễn cảm


TỐC ĐỘ ĐỌC

đúng dấu
câu

Đạt
25

Chưa

Đạt

đạt
75

18,75

Chưa
đạt
81,25

Chưa

Đạt

đạt

31,25

75


Nhanh
18,75

Bình
thường
37,5

Chậm
43,75

Bảng kết quả về kĩ năng đọc của học sinh lớp 5A (cuối học kì I)
KĨ NĂNG PHÁT ÂM

Lớp

KĨ NĂNG ĐỌC

Đúng phụ

Đúng các

Đúng các

âm đầu

vần

thanh điệu


5A
Đạt
14

Chưa
đạt
2

Đạt

Chưa
đạt
5

12

Đạt
10

Chưa
đạt
7

Ngắt nghỉ
Trôi chảy

Đạt
6

Diễn cảm


Chưa

Đạt

đạt
10

5

Chưa
đạt
11

đúng dấu

Đạt

câu
Chưa
đạt
11

7

TỐC ĐỘ ĐỌC

Nhanh
4


Bình
thường
6

Chậm
6

Tỉ lệ phần trăm (%)
KĨ NĂNG PHÁT ÂM

Lớp

5A

KĨ NĂNG ĐỌC

Đúng phụ

Đúng các

Đúng các

âm đầu

vần

thanh điệu

Đạt
87,5


Chưa
đạt
12,5

Đạt
75

Chưa
đạt
31,25

Đạt
62,5

Chưa
đạt
43,75

Ngắt nghỉ
Trôi chảy

Diễn cảm

đúng dấu

TỐC ĐỘ ĐỌC

câu
Đạt

37,5

Chưa
đạt
62,5

Đạt
31,25

Chưa
đạt
68,75

Đạt
43,75

Chưa
đạt
68,75

Nhanh
25,0

Bình
thường

Chậm

37,5


37,5

III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua kết quả nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng:
1. Kĩ năng phát âm
- Kĩ năng phát âm đúng các phụ âm đầu của học sinh có sự tăng lên rõ rệt, kết quả
phát âm đúng phụ âm đầu đã đạt 87,5%. Như vậy, tỉ lệ lỗi sai phạm trong phát âm phụ âm


đầu cũng tăng lên đáng kể (12,5%), số học sinh phát âm sai phụ âm đầu chỉ còn 12,5%.
Những lỗi sai này chủ yếu là ở các phụ âm đầu “s” - “x”; “tr” - “ch” .
- Kĩ năng phát âm đúng các vần của học sinh lớp 5A thời điểm đầu năm học là
chưa cao (62,5%), đến cuối học kì I kĩ năng này cũng tăng lên 12,5% là 75%. Tỉ lệ đọc
sai vần còn cao chiếm 25%. Tuy là lớp cuối cấp nhưng so với yêu cầu chung thì tỉ lệ của
kĩ năng này còn thấp. Những vần mà học sinh thường phát âm sai là các vần “anh” thành
“ăn”, “ưu” thành “iu”, “ac” thành “at”, “eng” thành “en”, “inh” thành “in”, “oai”
thành “ai”, “ay” thành “ai”, ...
- Kĩ năng phát âm đúng thanh điệu của học sinh lớp 5A là thấp so với yêu cầu, số
học sinh phát âm đúng có tăng lên so với đầu năm học là 12,5% chiếm 62,5%, số học
sinh phát âm chưa đạt đến cuối học kì I vẫn còn chiếm tới 37,5%. Kết quả này cho thấy
ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương là rất lớn (100% học sinh lớp 5A là người dân tộc
Xê - Đăng). Đa số các em thường phát âm sai các dấu thanh, cụ thể như: những tiếng
mang thanh ngang (thanh không) các em thường phát âm thành tiếng mang thanh huyền
“`” và ngược lại, ví dụ: “bàng hoàng” thành “bang hoang”, “thềm nhà” thành “thêm
nhà”, “đang làm việc” thành “đàng lam việc”, ...Ngoài ra, các em còn phát âm sai một
số thanh điệu như: thanh hỏi thành thanh ngã hoặc thanh nặng; thanh ngã thành thanh sắc
hoặc thanh hỏi, .... Sở dĩ các em phát âm sai thanh điệu như vậy là do lỗi phát âm của
người địa phương.
2. Kĩ năng đọc
- Qua nghiên cứu cho thấy, kĩ năng đọc trôi chảy của học sinh lớp 5A là rất thấp so

với yêu cầu của lớp cuối cấp và của ngành đặt ra (đầu năm học là 25%, cuối kì I 37,5%).
Tuy tỉ lệ về kĩ năng đọc của học sinh có tăng lên (12,5%) nhưng số học sinh đọc trôi chảy
đến cuối học kì I chỉ chiếm 37,5%, số chưa đạt chiếm đến 62,5%. Điều này cho thấy kĩ
năng đọc rõ ràng, rành mạch của học sinh là người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, do
đó kĩ năng này ảnh hưởng rất lớn tới các môn học khác (thời gian đọc kéo dài).
- Kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 5A là thấp so với yêu cầu, số học sinh đọc
diễn cảm tăng 12,5%, chiếm 31,25%, số chưa đạt chiếm tới 68,75%. Tuy nhiên, mục tiêu
của kĩ năng này đặt ra cho học sinh là người dân tộc thiểu vẫn còn chấp nhận được.


- Kĩ năng ngắt nghỉ đúng dấu câu : Kĩ năng này của học sinh lớp 5A còn rất thấp so
với yêu cầu cần đạt của lớp cuối cấp, tỉ lệ số học sinh đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu tăng
12,5%, đạt 43,75%, số học sinh chưa đạt chiếm tới 56,25%. Điều này có nguyên nhân từ
các kĩ năng đọc đúng các vần, đọc đúng thanh điệu, đọc trôi chảy và tốc độ đọc của học
sinh còn nhiều hạn chế.
- Về tốc độ đọc của học sinh so với chuẩn yêu cầu đào tạo thì tới lớp 5 vẫn còn đến
37,5% chưa đọc đúng tốc độ so với yêu cầu. Tuy nhiên, ta thấy có đến 25% học sinh có
tốc độ đọc nhanh hơn so với thời gian yêu cầu (lưu ý ở đây không phải là đọc láu, liến
thoắng).
Tóm lại: Kĩ năng đọc của học sinh lớp 5A tuy còn nhiều mặt hạn chế nhưng cũng
có sự tiến bộ đáng kể và tăng dần cùng với sự lớn lên của tuổi đời, của vốn tri thức, vốn
kinh nghiệm sống.

IV. NHỮNG NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân của sự tiến bộ trong kĩ năng đọc của học sinh lớp 5A, trường
Tiểu học Đắk Ang là:
Vốn kiến thức của học sinh càng về cuối cấp càng được nâng cao và phong phú
hơn. Tư duy tình cảm và ý chí của các em phát triển mạnh mẽ hơn. Các em có khả năng
tập trung chú ý cao độ hơn đặc biệt là sự tự ý thức của trẻ về việc học tập và rèn luyện
ngày càng phát triển. Đó là kết quả rèn luyện của thầy và trò qua các năm học.

2. Những nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong việc đọc của học sinh lớp
5A, trường Tiểu học Đắk Ang là:
- Do thói quen phát âm của địa phương là đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh Tiểu
học chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với môi trường xã hội, sự giao lưu ngôn ngữ của các
em còn nhiều hạn chế bởi phạm vi nhỏ, ảnh hưởng gia đình lo làm kinh tế, chưa quan tâm
nhiều đến việc học tập của học sinh.Ví dụ: Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp ra ngôn ngữ mà
các em được giao tiếp chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, thậm chí cả trên lớp học trừ lúc phải trả lời


câu hỏi của giáo viên ra các em lại giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Do đó, sự
giao lưu ngôn ngữ của các em gặp rất nhiều hạn chế.
- Vốn từ của các em còn ít, vì thế khi gặp những từ xa lạ các em chưa hiểu nghĩa
mà cách giảng nghĩa của giáo viên lại thoát li văn cảnh hoặc phát âm sai dẫn đến học sinh
dễ đọc sai theo.Ví dụ: Từ boong tàu. Để giải thích từ này cho học sinh hiểu giáo viên gặp
rất nhiều khó khăn, bởi vì đây là một từ hoàn toàn mới lạ đối với các em. Nếu như giáo
viên dựa vào phần chú giải ở sách giáo khoa để giải nghĩa : boong tàu: sàn lộ thiên trên
tàu thuỷ thì trong phần giải nghĩa đó học sinh chỉ hiểu được từ tàu thuỷ. Còn từ lộ thiên
chắc chắn học sinh sẽ không nắm được nghĩa. Nếu muốn học sinh nắm được cả cụm từ
trên thì giáo viên phải giải nghĩa tiếp từ lộ thiên thông qua giải nghĩa từ Hán Việt.
- Học sinh ít được rèn đọc bài bản thông qua các tiết dạy ở trường. Ví dụ: Ngoài
tiết tập đọc ra, các môn học khác học sinh ít được chú ý luyện đọc, hay trong giờ tập đọc
có khi giáo viên lại đi sâu vào phần tìm hiểu bài, phần luyện đọc lại đi quá sơ sài dẫn đến
học sinh ít có cơ hội được đọc mà tiết dạy lại không có chất lượng (học sinh đọc yếu sẽ
không nắm được nội dung bài)
- Nguồn gốc, quê quán, dân tộc của giáo viên cũng ảnh hưởng đến việc dạy học
đọc, luyện phát âm cho học sinh. Những giáo viên ở các vùng khác nhau, các dân tộc
khác nhau do ảnh hưởng của phương ngôn hay ngôn ngữ riêng của dân tộc mình nên
thường có những lầm lẫn, sai sót đặc trưng của vùng đó hay dân tộc đó. Ví dụ: Giáo viên
người miền Trung thường phát âm sai hoặc lẫn lộn một số dấu thanh. Chẳng hạn Hạng A
Cháng phát âm thành Hàng A Chảng....

Tóm lại: Việc trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số phát âm chưa chuẩn, còn mắc
nhiều lỗi là do nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là do
lỗi phát âm địa phương. Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân như: giáo viên phát âm
chưa chuẩn hoặc phát âm tiếng địa phương; học sinh còn ít được luyện đọc bài bản trong
các tiết học ở trường và ở nhà; một số gia đình bố mẹ lại không biết chữ nên ở nhà không
luyện đọc cho các em được, cho nên các em còn gặp nhiều hạn chế trong khi đọc...

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN


Học sinh lớp 5A, trường Tiểu học xã Đắk Ang có những kĩ năng học khá tốt nhưng
một bộ phận không nhỏ các em còn mắc một số lỗi trong phát âm, trong đọc. Kĩ năng đọc
của học sinh cuối cấp Tiểu học tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên kĩ năng đọc của học sinh Tiểu
học còn là việc cần phải suy nghĩ nghiêm túc, chất lượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do việc tổ chức rèn đọc cho học sinh chưa
đặt ra một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu, đúng đối tượng và do học sinh chưa cảm thụ
được cái hay, cái đẹp, chưa có những rung cảm thực sự với điều mình đọc.
Những lỗi học sinh Tiểu học mắc phải trong phát âm hoàn toàn có thể khắc phục
được bằng cách giáo viên đọc chuẩn và kiên trì giúp đỡ các em đọc chuẩn, ngoài ra giáo
viên cần phải luôn tự trang bị cho mình một số kiến thức hết sức thiết thực và cơ bản về
ngữ âm. Giáo viên phải linh hoạt sáng tạo khi vận dụng quy trình giảng dạy nhằm tập
trung rèn cho học sinh có thói quen viết đúng, nói đúng, đọc hay, rèn thói quen đọc đúng.
Đọc hay chính là góp phần rèn luyện “con người”.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KĨ NĂNG ĐỌC CHO
HỌC SINH LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Bên cạnh những phương pháp mà chương trình và sách giáo khoa đã hướng dẫn,
qua quá trình điều tra, nghiên cứu (đã thu được kết quả) và áp dụng một số biện pháp
trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung ở
lớp 5A. Tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kĩ năng đọc cho học

sinh là người dân tộc thiểu số để bạn bè, đồng nghiệp tham khảo, áp dụng có hiệu quả
trong quá trình giảng dạy tại những địa bàn có đông con em là người dân tộc thiểu số
theo học như sau :
1. Dân gian có câu “có bột mới gột nên hồ”, để giúp học sinh khắc phục những lỗi
phát âm trong đọc, yếu tố đầu là kiến thức cơ bản của người dạy. Nếu giáo viên không có
hiểu biết vững về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt thì khó có thể xử lí kịp thời,
chính xác tình huống sư phạm xảy ra. Ví dụ: Để khắc phục được các lỗi của học sinh thì
giáo viên phải là người đọc chuẩn và phải làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từ cần
thiết.


2. Trong các giờ tập đọc, giáo viên cần xem trọng việc luyện đọc cho học sinh hơn,
chọn các bài tập đọc phù hợp với từng đối tượng, ở từng địa phương, đặc biệt với học
sinh là người dân tộc thiểu số. Giáo viên nên bố trí thêm giờ để rèn đọc cho các em. Ví
dụ: Bài “Sự sụp đổ của chế độ a –pác thai”. Đối với bài này giáo viên cần tăng thời gian
luyện đọc bởi vì trong bài này có nhiều mốc thời gian ghi bằng chữ số và có một số từ
khó đọc như: thế kỉ XXI, A – pác – thai, Nen – xơn Man – đê – la, sắc lệnh, chủng
tộc, ...Còn phần tìm hiểu bài, giáo viên có thể cho học sinh trả lời câu hỏi 1 và 2.
3. Trong việc tổ chức rèn đọc, trước hết phải lựa chọn những vấn đề sát với thực tế
địa phương, tránh rập khuôn máy móc, theo sách hướng dẫn của giáo viên. Sách hướng
dẫn chỉ là chỗ dựa, gợi ý những điều chung nhất.
4. Đối với giáo viên, thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, rút
kinh nghiệm “sai thì sửa, đúng thì phát huy” .
5. Giáo viên phải kiên trì, gần gũi với học sinh, thương yêu học sinh. Đặc biệt đối
với học sinh lớp 5, giáo viên phải kèm cặp, bồi dưỡng học sinh yếu, phải hướng dẫn các
em phát âm đọc và đánh vần khi cần thiết tuỳ theo đối tượng. Ví dụ: Em A Thuỳ là học
sinh của lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy. Vào đầu năm học, em đọc rất yếu, phải đánh
vần từng tiếng nhưng khi áo dụng các biện pháp nêu trên, đến cuối học kì I em đã đọc
nhanh hơn và ít sai hơn, ....
6. - Kết hợp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học qua các phân môn, phối

hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là gia đình để tạo cho
học sinh có thói quen phát âm đúng và đọc đúng.
7. Cơ quan quản lí giáo dục cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên những
vướng mắc cho giáo viên, tập trung vào những vấn đề ngữ âm học cộng với phương pháp
giảng dạy từng loại bài cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực đặc biệt với vùng đồng bào là
người dân tộc thiểu số.
8. Đảng, Nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đã quan tâm rất nhiều
cả về vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào dân tộc, đã quan tâm nhiều nhưng cần phải quan
tâm nhiều hơn nữa, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân là phải “học, học nữa, học


mãi”. Đối với thời đại mở cửa là phải học để theo kịp với xu thế của thời đại về thông tin,
tin học hiện đại.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Đối với nhà trường:
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn, thực sự quan tâm đến học sinh trong
các giờ tập đọc cũng như khi dạy các phân môn khác.
- Trong các giờ tập đọc, giáo viên cần xem trọng việc đọc, đặc biệt lưu ý đến các
em là học sinh yếu.
2. Đối với chính quyền địa phương và gia đình:
- Quan tâm hơn nữa đến công tác xã hội hoá giáo dục; có những biện pháp thiết
thực trong công tác giáo dục; kết hợp với nhà trường và gia đình nhằm vận động con em
đi học chuyên cần, ...
IV. TIỂU KẾT
Những biện pháp trên còn mang tính chất khái quát. Một phần là những ý kiến chủ
quan của tôi - là người chưa có thâm niên trong công tác, vì thế có thể còn có những điều
chưa thể áp dụng đại trà cho mọi đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Song xuất
phát từ mong muốn góp phần nâng cao năng lực đọc, năng lực giao tiếp trên bình diện lời
nói cho học sinh người dân tộc thiểu số nói chung và học sinh là người dân tộc thiểu số
trên địa bàn xã Đắk Ang nói riêng, tôi hi vọng trong thời gian gần đây các biện pháp nêu

trên sẽ được tiến hành, mang lại hiệu quả tích cực trong dạy học cho học sinh người dân
tộc thiểu số.
Tóm lại: Những ý kiến trên đây một phần là ý kiến chủ quan của riêng tôi, do đó cần
có thời gian kiểm nghiệm qua thực tế. Điều quan trọng là trong quá trình giảng dạy giáo
viên phải kiên trì, nhẫn nại, uốn nắn cho học sinh những lệch lạc, giúp các em đọc Tiếng
Việt chuẩn, góp phần giữ gìn sự giàu đẹp, trong sáng của Tiếng Việt.


MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề…………………………………………… ……………………Trang 1
Lí do chọn đề tài ................................................................................................Trang 1
B. Nội dung………………………………………………………………........Trang 4
I. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu…………..........Trang 4
1. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………..............Trang 4
2.Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..........Trang 4
3. Phạm vi nghiên cứu……………................................................................Trang 4
4.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….....Trang 4
II. Thực trạng và kết quả nghiên cứu…………………………........................Trang 5
1. Thực trạng…………………………...........................................................Trang 5
2. Kết quả nghiên cứu……………………………………………………….Trang 5
III. Phân tích kết quả nghiên cứu…………………………….………….........Trang 7
1. Kĩ năng phát âm…………………………………………………………..Trang 7
2. Kĩ năng đọc.................................................................................................Trang 8
IV. Những nguyên nhân....................................................................................Trang 9
1. Nguyên nhân của sự tiến bộ trong kĩ năng đọc...........................................Trang 9
2. Những nguyên nhân dẫn đến những sai sót.................................................Trang 9
C. Phần kết luận...................................................................................................Trang 10
I. Kết luận............................................................................................................Trang 10
II. Một số biện pháp.............................................................................................Trang 11
III. Ý kiến đề xuất................................................................................................Trang 12

III. Tiểu kết..........................................................................................................Trang 13
Mục lục..............................................................................................................Trang 14



×