Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN đất ĐAI PHỤC vụ QUY HOẠCH sản XUẤT NÔNG lâm NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP
VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ


Huế, Năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP
VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ

Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60440217


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

3


TS. LÊ VĂN ÂN

Huế, Năm 2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa được công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hạnh

4


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình nghiên cứu và soạn
thảo đề tài nghiên cứu luận văn, ngoài sự
nỗ lực của chính bản thân, tôi còn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ
nhiều tổ chức và cá nhân như :
Ban chủ nhiệm Khoa Địa Lý, Trường
Đại học Sư Phạm - Đại học Huế và đặc biệt
là TS. Lê Văn Ân đã tận tình hướng dẫn,

định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Các cán bộ và nhân viên của Sở Tài
nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Cục Thống kê UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên
Huế đã giúp đỡ tận tình trong quá trình
thu thập số liệu và thông tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn

5


Huế, tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện
Phạm Thị Hạnh
iii

6


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa....................................................................................................i

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 2.2. Bản đồ thổ nhưỡng vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.3. Bản đồ độ dốc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.4. Bản đồ độ dày tầng đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.5. Bản đồ thành phần cơ giới vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.6. Bản đồ đơn vị đất đai vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 2.8. Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình lúa nước 2 vụ có tưới
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.9. Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình lúa nước 1 vụ và hoa màu
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.10. Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình Nông - Lâm kết hợp
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.11. Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình rừng trồng vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.12. Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình cây công nghiệp ngắn ngày
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế
Hình 3.2. Bản đồ đề xuất quy hoạch sản xuất Nông - Lâm nghiệp vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

8


9


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

ĐVĐĐ

:

Đơn vị đất đai

FAO

:

Tổ chức Nông - Lương thế giới

LHSDĐĐ

:

Loại hình sử dụng đất đai

KT-XH

:

Kinh tế xã hội

NLKH

:


Nông lâm kết hợp

ĐLTN

:

Địa lí tự nhiên

LMU

:

Bản đồ đơn vị đất đai

LUT

:

Loại hình sử dụng đất đai

NLN

:

Nông - lâm nghiệp

KHKT

:


Khoa học - kĩ thuật

HTX

:

Hợp tác xã

10


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

11


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ nước ta
được hình thành trong một thời gian địa chất lâu dài. Thừa Thiên Huế có dải
đồng bằng hẹp ngang kéo dài theo chiều dài lãnh thổ của tỉnh. Các nhân tố
hình thành đất phân hóa theo không gian đã để lại cho Thừa Thiên Huế một
hệ đất rất phức tạp. Sự đa dạng về các loại đất là điều kiện quyết định nhất
đến sự hình thành cơ cấu nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, sản xuất nông
nghiệp của tỉnh hiện nay vẫn còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả
kinh tế thấp. Vì vậy, “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch sản
xuất nông – lâm nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”
mang tính khoa học và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Xác định cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian sản xuất nông
nghiệp hợp lý trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng cơ sở lý luận liên quan vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sự phân hóa
đất đai và sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu.
- Xây dựng bản đồ đất đai tỷ lệ 1: 50 000 trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá giá trị tiềm năng của các loại đất đai cho một số loại hình sản
xuất nông - lâm nghiệp điển hình.
- Đề xuất quy hoạch sản xuất NLN phù hợp với giá trị tiềm năng đất đai
và điều kiện địa lí của địa phương.
12


13


3. Giới hạn của đề tài
3.1. Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu
Giới hạn không gian nghiên cứu của đề tài dựa vào quy định của Chính
Phủ về tiêu chí các xã đồng bằng và được cụ thể hóa trong quyết định của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về các xã đồng bằng ven biển. Giới hạn
này được cụ thể hóa trong hình 2.1
3.2. Giới hạn đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ đất đai theo quy trình của FAO và đến cấp loại đất đai.
- Việc đánh giá tiềm năng đất đai chỉ thực hiện cho một số loại hình sản
xuất NLN điển hình (loại hình sản xuất phổ biến tại địa phương) và có hiệu
quả như: Lúa nước hai vụ có tưới, lúa nước và rau màu, trồng rừng ven biển,

trồng cây công nghiệp ngắn ngày...
4. Các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài đã sử dụng các quan điểm sau vào quá trình nghiên cứu:
4.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Đồng nhất tương đối là thuộc tính cơ bản phổ biến của mọi sự vật.
Hệ thống tự nhiên nói chung, đất và đất đai nói riêng do sự phân hóa tất
yếu của các cấu trúc thành phần, các nhân tố hình thành đất, đất đai sẽ
tạo nên những đơn vị đất đai với những giá trị đặc thù đối với hoạt động
KT – XH. Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên đất đai sử dụng cho mọi
hoạt động kinh tế phải đứng trên quan điểm lãnh thổ để tìm ra được sự
sai biệt theo lãnh thổ của tài nguyên và những giá trị đặc thù của nó đối
với hoạt động KT - XH.
Vận dụng quan điểm này trong quá trình nghiên cứu đề tài đã xác định
các yếu tố, phân cấp từ đó xác định được các loại đất đai khác nhau phân hóa
trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đánh giá giá trị của từng loại đất cho các
14


loại hình NLN lựa chọn.

15


4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Các cấu trúc thành phần có tính bình đẳng trong việc cấu thành hệ thống.
Tài nguyên đất và đất đai tương ứng cũng được hình thành bởi sự tác động
của tổng thể tất cả các nhân tố.
Mặt khác, các nhân tố tham gia vào hệ thống tự nhiên, vào sự hình thành
đất, đất đai có vai trò mang tính bình đẳng. Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên

(nghiên cứu lý thuyết) và nghiên cứu tài nguyên ứng dụng bắt buộc người
nghiên cứu phải đứng trên quan điểm tổng hợp (xem xét tác động của từng
thành phần, nhân tố, tác dụng của tổng thể các thành phần, nhân tố) đồng thời
phải xác định được vai trò của từng nhân tố, thành phần. Quan điểm này được
vận dụng vào nghiên cứu đề tài thể hiện qua việc chọn rất nhiều chỉ tiêu, các
chỉ tiêu lựa chọn mang tính điển hình đại diện cho việc hình thành các loại đất
đai và tiềm năng đối với sản xuất NLN.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các cấu trúc thành phần của các hệ thống tài nguyên nói chung, các
nhân tố hình thành đất và đất đai nói riêng luôn vận động không ngừng
theo thời gian và kéo theo sự vận động của từng hệ thống, toàn bộ hệ thống
tự nhiện cũng như đất và đất đai. Vì vậy khi nghiên cứu cần phải nhìn nhận
sự vận động, dự báo được sự vận động của tài nguyên, của các loại đất và
đất đai qua đó đề xuất quy hoạch hợp lý. Đồng thời đề xuất các giải pháp
nhằm hạn chế sự vận động theo hướng bất lợi của tài nguyên. Quan điểm
này được chúng tôi vận dụng thông qua việc đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm làm bền vững hóa quy hoạch đề xuất đối với loại hình lựa chọn.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc đối với bất
kỳ ngành sản xuất và lãnh thổ ở quy mô nào trong xu thế kinh tế hiện nay.
Vì vậy, quan điểm phát triển bền vững trở thành một yêu cầu và là chỉ tiêu
16


đánh giá quan trọng đối với nghiên cứu ứng dụng. Việc đánh giá đề xuất mô
hình thích ứng với tiềm năng đất đai của đề tài đã phản ánh được việc thực
thi quan điểm này trong nghiên cứu. Mặt khác, để đảm bảo tính phát triển
bền vững trong nghiên cứu đề tài còn cân nhắc đến vấn đề bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tiêu cực làm
gia tăng mối quan hệ thúc đẩy đối với các ngành kinh tế cùng hưởng lợi từ

điều kiện tự nhiên như du lịch (thông qua làm tăng giá trị tài nguyên du lịch
sinh thái…), dịch vụ, chế biến nông phẩm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu, số liệu
Thu thập, xử lí tư liệu, số liệu là cở sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
đồng thời là cơ sở dữ liệu quan trọng cho kết luận khoa học.
Phương pháp này đã được thực thi trong quá trình nghiên cứu như sau:
- Dựa vào các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được xử lí để xây dựng
cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc đánh giá đất đai vận dụng vào lãnh thổ
nghiên cứu.
- Thu thập các dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT –XH,
tình hình sử dụng đất, định hướng sử dụng đất...từ các cơ quan chuyên môn
với phương pháp kế thừa có tính chọn lọc.
4.2.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là một trong những phương pháp nghiên cứu đặc
thù của khoa học Địa lý. Phương pháp nghiên cứu thực địa là phương pháp
nghiên cứu thực tế (trắc địa…) các đối tượng địa lý, qua đó thu thập các tư
liệu cần thiết về đối tượng làm cơ sở cho kết luận khoa học theo mục tiêu
nghiên cứu đặt ra.
Dựa vào lý luận phương pháp trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nghiên
cứu đặt ra, phương pháp nghiên cứu thực địa được vận dụng vào nghiên
17


cứu đề tài như sau:
- Khảo sát các loại hình sản xuất NLN tại địa bàn nghiên cứu.
- Tiến hành chụp ảnh minh họa cho các kết luận khoa học, các loại hình
sản xuất NLN hiệu quả và kém hiệu quả.
- Tiến hành thu thập số liệu về đối tượng sản xuất, đầu tư, hiệu quả sản
xuất...qua các hộ gia đình.

Đề tài đã tiến hành các tuyến thực địa như sau:
- Tuyến 1: Khảo sát dọc dải cồn cát thuộc các xã ven biển của huyện
Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.
- Tuyến 2: Khảo sát theo nhóm đất phù sa từ Thành phố Huế đến thị trấn
Sịa ( huyện Quảng Điền ), qua xã Phú Hồ, Phú Lương ( huyện Phú Vang ).
- Tuyến 3: Dọc theo quốc lộ 1A
4.2.3. Phương pháp bản đồ
Bản đồ là nguồn tri thức, phương tiện trực quan không thể thiếu được
trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Với việc chồng xếp bằng các phần
mềm Arcgis. Arcview GIS… các hợp phần tự nhiên nhằm xác lập sự đồng
nhất hay phân chia của nhân tố tự nhiên cũng như thể hiện chúng trên bản
đồ. Việc sử dụng các bản đồ ( hành chính, thổ nhưỡng, độ dốc, độ dày tầng
đất, thành phần cơ giới, các đơn vị đất đai ) để tính toán các tiềm năng, lợi
thế so sánh, sức chứa và khả năng phục hồi của lãnh thổ. Từ các bản đồ
đơn tính được chống xếp, phân tích, tổng hợp các yếu tố trội và tính đồng
nhất tương đối nhằm đưa ra bản đồ phân hạng thích nghi cho từng loại hình
sản xuất NLN.
4.2.4. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là phương pháp thu thập thông tin qua các đối
tượng được phỏng vấn điều tra. Phương pháp này nhằm khai thác các thông
18


tin mới, kiểm tra thông tin thu thập còn nghi vấn… hoặc sự tham kiến đối
tượng đối với vấn đề nghiên cứu nhất là loại hình, tính hiệu quả của loại hình
sản xuất NLNvà hệ thống giải pháp cần đề xuất.
Phương pháp này được thực thi như sau:
- Xây dựng phiếu điều tra và bộ câu hỏi phỏng vấn dựa trên nhiệm vụcủa
đề tài và tư liệu cần thu thập phỏng vấn điều tra đặt ra.
- Chọn đối tượng điều tra, phỏng vấn: Các đối tượng được lựa chọn cụ

thể là: Nông dân, cán bộ quy hoạch sản xuất trong từng lĩnh vực NLN.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Vấn đề nghiên cứu của đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc khoa
học và quản lý. Vì vậy để làm tăng giá trị, độ tin cậy của kết luận khoa học,
đồng thời thuận lợi cho quá trình thực hiện đề tài đã dựa vào đội ngũ các
chuyên gia chuyên sâu. Cụ thể là các nhà khoa học, các chuyên gia, các cán
bộ hoạch định chính sách, các kỹ sư chuyên sâu trong lĩnh vực NLN. Thông
qua đội ngũ các chuyên gia lựa chọn, đề tài đã lấy ý kiến và quy trình nghiên
cứu, kỹ thuật sản xuất các loại hình và nhu cầu sinh thái từng đối tượng sản
xuất NLN đặc trưng tại địa bàn nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm luận chứng cho việc định
hướng quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển sản xuất NLN nói riêng, quy
hoạch phát triển KT – XH và môi trường nói chung tại địa bàn nghiên cứu.
- Góp phần xác lập cơ sở lý luận phân vùng ĐLTN cho quy hoạch sử
dụng hợp lý lãnh thổ trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực sản
xuất NLN.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
19


- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu cần thiết giúp các nhà
hoạch định phát triển KT – XH làm tư liệu khi xây dựng chiến lược phát triển
nông – lâm nghiệp của tỉnh, tìm ra hướng phát triển hiệu quả cho các loại hình
sản xuất NLN tại địa phương
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
các công trình nghiên cứu khoa học cùng hướng ở các lãnh thổ có điều kiện tự
nhiên tương đồng.
6. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, cấu trúc luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Cở sở lý luận về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy
hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp
- Chương 2: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch sản xuất
nông –lâm nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chương 3: Đề xuất quy hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp vùng đồng
bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

20


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG – LÂM
NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đánh giá đất theo FAO
1.1.1. Đất và đất đai
1.1.1.1. Đất (Soil)
Theo V.V. Docutraev (1900), người đặt nền móng cho khoa học thổ
nhưỡng: “Đất là một thực thể tự nhiên độc lập, có quy luật phát sinh và phát
triển rõ ràng, được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố: đá mẹ,
khí hậu, sinh vật, địa hình, và tuổi địa phương”. Sau đó bổ sung thêm nhân tố
thứ sáu là tác động của con người. Như vậy nói đến đất là nói đến quá trình
hình thành và phát triển của vỏ phong hoá, nói đến độ phì nhiêu của đất.
1.1.1.2. Đất đai (Land)
Theo định nghĩa của FAO, đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môi
trường tự nhiên. Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất.

Như vậy, đất đai không chỉ có lớp phủ thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả
những yếu tố của môi trường liên quan như địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ
văn, lớp phủ thực vật, động vật[20]. Đất đai là một tổng thể tự nhiên bao gồm
đặc tính của các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng,
sinh vật.
Đặc điểm của đất đai là có sự phân hoá không gian theo lãnh thổ. Các
lãnh thổ có thể khác nhau về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất... Dựa vào sự
phân hoá này có thể phân cấp lãnh thổ thành các đơn vị tổng thể tự nhiên có
sự đồng nhất tương đối về các thành phần trên. Tên gọi các đơn vị lãnh thổ
21


này tuỳ thuộc vào quan điểm nghiên cứu, nội dung và mục tiêu nghiên cứu.
Trong nhiều công trình đánh giá cho mục tiêu sử dụng đất đai NLN thường sử
dụng thuật ngữ ĐVĐĐ[20]...
1.1.2. Loại hình sử dụng đất đai
Loại hình sử dụng đất đai (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng
đất đai của một vùng với những phương thức quản lí sản xuất trong các điều
kiện KT - XH và kỹ thuật được xác định[9]
Trên thế giới, học thuyết về LHSDĐĐ đã được Duddley Stamp (thế kỷ
XIX) xây dựng và sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông phát
triển. Gần đây Beek và Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brinkman và
Smyth sử dụng trong đề cương đánh giá đất đai[3]. Loại hình sử dụng có thể
hiểu theo nghĩa rộng là các LHSDĐĐ chính dùng trong đánh giá khái quát.
Ví dụ: nông nghiệp nhờ nước trời, nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, rừng...
hoặc có thể mô tả chi tiết hơn là kiểu sử dụng đất đai. Kiểu sử dụng đất là
một LHSDĐĐ được mô tả chi tiết theo các thuộc tính nhất định để đánh giá
các yếu tố cần sử dụng đất của nó và để lập kế hoạch đầu tư cần thiết. Ví dụ:
trồng mía quy mô nhỏ, quảng canh hoặc trồng mía quy mô lớn có thâm
canh, trồng cà phê gia đình bán thâm canh... Đôi khi, người ta không phân

biệt thật rạch ròi các loại hình sử dụng đất chính và các kiểu sử dụng đất, mà
gọi chung là các LHSDĐĐ, với mức độ chi tiết thay đổi theo phạm vi và các
mục đích nghiên cứu.
Trong việc nghiên cứu, đánh giá đất đai dẫn đến đề xuất sử dụng nhằm
góp phần vào qui hoạch sử dụng đất đai hợp lí thì điều quan trọng là cần lựa
chọn và áp dụng vào thực tế các LHSDĐĐ nào đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu
của con người; đảm bảo nhu cầu phát triển lâu bền về cả sinh thái, kinh tế,
quản lí và bảo tồn; phù hợp với sự phân hoá không gian của đất đai. Mỗi loại
hình sử dụng đều có những yêu cầu sử dụng đất đai khác nhau. “Yêu cầu sử
dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất của đất đai để đảm
22


bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất dự kiến phát triển được bền vững. Yêu
cầu sử dụng đất đai được thể hiện trực tiếp qua các yếu tố và chỉ tiêu phân
cấp trong xác định ĐVĐĐ”[3]. Chỉ tiêu trong phân cấp lãnh thổ có thể là các
các yếu tố tự nhiên thuận lợi hoặc ngược lại có thể lấy theo các yếu tố gây
trở ngại cho sử dụng đất đai. Hướng phân cấp theo yếu tố trở ngại lấy yếu tố
hạn chế lâu dài khó khắc phục làm cơ sở để xác định khả năng đất đai.
1.1.3. Đánh giá và đánh giá đất đai
1.1.3.1. Đánh giá
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối
chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
1.1.3.2. Đánh giá đất đai
Theo FAO (1976): “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”[18][19]. Như vậy nghiên cứu đánh
giá đất đai là sự phản ánh giá trị của đất đai đối với một yêu cầu KT - XH cụ
thể. Đánh giá đất đai chính là sự thể hiện thái độ của chủ thể đối với khách
thể về phương diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách

thể. Trong đó, chủ thể là yêu cầu KT - XH như các công trình kỹ thuật, các
ngành kinh tế, bản thân con người và xã hội; khách thể là tài nguyên đất đai.
Khi đánh giá tốt hay xấu, thích hợp hay không thích hợp là kết quả sự so
sánh giá trị tự nhiên của đất đai đối với một yêu cầu cụ thể của con người.
Một điều kiện của tự nhiên không thích hợp với hoạt động này
nhưng lại có thể thích hợp với các hoạt động khác[20]. Thông thường

một thành phần của tự nhiên là đa trị, còn đối với một hoạt động KT – XH là
đơn trị. Vì vậy, một thành phần của tự nhiên có giá trị đối với hoạt động KT
- XH này nhưng là hạn chế đối với hoạt động KT – XH khác (và ngược lại).
Đối với đánh giá tài nguyên đất đai và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đai
thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên
23


và KT - XH cho các LUT đồng thời kết quả của nó là tiền đề cho các định
hướng, đề xuất quy hoạch sản xuất NLN theo hướng sử dụng đất đai hợp lí
có hiệu quả.
1.1.4. Đơn vị đất đai (Land Units)
Theo FAO[23], thuật ngữ đơn vị đất đai dùng để chỉ một diện tích đất đai
với những điều kiện môi trường đặc trưng riêng, được phân biệt nhờ các
thuộc tính như đặc điểm đất đai và chất lượng đất đai. ĐVĐĐ được xem là
đơn vị tự nhiên cơ sở để đánh giá đất đai, ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỷ lệ
bản đồ và kiểu loại bản đồ.
Theo Hội Khoa học đất Việt Nam[3], ĐVĐĐ được hiểu là những vùng
đất trên thực tế, tương ứng với các khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhất
tương đối về các chỉ tiêu, đó là các tính chất, đặc điểm đất đai cơ bản thuộc về
tự nhiên (đất, nước, khí hậu...) và cả KT - XH. Một vùng đất có cùng khả
năng sử dụng, với cùng một mức độ thích hợp cho một LUT nào đó được xác
định là một ĐVĐĐ. ĐVĐĐ là đơn vị cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng,

qui hoạch, bố trí sử dụng đất đai. Vì vậy, cần phải được tổ hợp, xác định một
cách hợp lí và chuẩn xác.
Theo Trần An Phong[20] được sử dụng làm đơn vị cơ sở cho đánh giá là
thể tổng hợp của nhiều loại bản đồ được chồng ghép lên nhau như bản đồ đất,
đẳng mưa, độ dốc, độ dày tầng đất, ngập lụt... Kết quả xây dựng bản đồ ĐVĐĐ
là có sự đồng nhất tương đối của các yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một
hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với vùng lân cận. Ví dụ: độ dốc, độ cao địa h.nh,
loại đất... Các ĐVĐĐ được thể hiện trên bản đồ là những vùng với những đặc
tính và chất lượng đủ để tạo nên sự khác biệt với các ĐVĐĐ khác.
Mục đích chính của việc xác định các ĐVĐĐ là tìm ra mức độ thích nghi
tối đa để từ đó việc bố trí LHSDĐĐ đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ
môi trường.
Trên quan điểm địa lí ứng dụng, đề tài vận dụng cách tiếp cận này để
24


phân cấp lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị cơ sở - các ĐVĐĐ. Mỗi
ĐVĐĐ thể hiện chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến sử dụng đất đai và là đơn vị
cơ sở để đánh giá nhằm bố trí các LHSDĐĐ hợp lí.
1.1.5. Khả năng đất đai và phân loại khả năng sử dụng đất đai
1.1.5.1. Khả năng đất đai
Theo Dent D.Young A, khả năng (capability) đất đai là tiềm năng của đất
đai cho các loại sử dụng hay hoạt động quản lí cụ thể. Nó không nhất thiết
phải là loại sử dụng tốt nhất hay có lợi ích lớn nhất. Việc phân loại khả năng
đất đai chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên thể hiện các hạn chế. Các hạn chế
là những đặc điểm đất đai gây trở ngại cho sử dụng đất. Các hạn chế bao gồm:
- Các hạn chế lâu dài là các hạn chế khó khắc phục bằng cách cải tạo
thông thường, kể cả những cải tạo quy mô nhỏ; Ví dụ: Độ dốc lớn, độ dày
tầng đất mỏng...
- Hạn chế tạm thời là các hạn chế có thể chuyển đổi bằng biện pháp

chăm sóc, quản lí;
Ví dụ: Hàm lượng dinh dưỡng đất, khả năng điều tiết nước.
Chỉ tiêu phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các hạn chế lâu dài
như độc dốc, độ dày tầng đất, độ ngập lụt... Chỉ tiêu này cũng khác nhau tuỳ
quốc gia; Ví dụ, ở các nước Liên Xô cũ, giới hạn độ dốc để canh tác cây hàng
năm là < 50; các nước vùng Caribê là < 100; Indonesia là < 220...
1.1.5.2. Phân loại khả năng sử dụng đất đai
Phân loại khả năng sử dụng đất đai là phân loại, xây dựng các chỉ tiêu cơ
bản về đất đai cho loại hình sử dụng, làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng
đất đai trong sản xuất NLN, bảo vệ đất, chống thoái hoá và xói mòn đất.
Theo Nguyễn Ngọc Nhị[19], các đặc điểm chính của đất đai được chú
trọng phân tích khi phân loại khả năng sử dụng gồm có:
- Độ dốc địa hình ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất đai và quyết định các
25


×