Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý KHOÁNG sản vật LIỆU xây DỰNG THÔNG THƯỜNG ở HUYỆN BÌNH sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CAO THỊ HỒNG THẮM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN VẬT
LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG Ở
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 0 101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN CANH

Thừa Thiên Huế, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan
và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Cao Thị Hồng Thắm


2


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Văn Canh – Thầy
hướng dẫn tôi đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Địa lý – Địa chất,
phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Khoa học Huế đã có nhiều góp ý cho
các nội dung luận văn và đã tạo điều kiện để tôi có những tài liệu quý giá phục vụ
cho nghiên cứu luận văn của bản thân.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến phòng Khoáng sản – Sở Tài nguyên
và Môi trường Quảng Ngãi, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở huyện Bình Sơn và các phòng, ban, ngành trên
địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp các số liệu quý báu liên quan
đến luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và dành tặng luận văn này cho gia đình
và người thân, những người luôn lo lắng và dõi theo bước đi của tôi. Đó cũng là
động lực lớn nhất giúp tôi luôn cố gắng trong cuộc sống và học tập.
Tác giả

Cao Thị Hồng Thắm

3



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu ...............................................................................................3
3. Mục tiêu đề tài..................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................................................8
7. Nội dung nghiên cứu và bố cục luận văn ..........................................................9
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
BÌNH SƠN .............................................................................................................10
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..........................................................................10
1.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm địa chất ........................................................................................11
1.1.3. Đặc điểm địa hình và khí hậu ....................................................................17
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật ..............................................................18
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................19
1.2.1. Cơ sở hạ tầng ...............................................................................................19
1.2.2. Văn hóa xã hội............................................................................................. 20
1.2.3. Đặc điểm giao thông ...................................................................................20
Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG
KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG Ở HUYỆN
BÌNH SƠN .............................................................................................................22
2.1. Các khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu .......................................22
2.1.1. Khái niệm chung về quản lý .......................................................................22
2.1.2. Quản lý nhà nước về khoáng sản ...............................................................23

2.1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn nghiên cứu .........................25

4


2.2. Khái quát về khoáng sản khu vực nghiên cứu .............................................26
2.3. Thực trạng quản lý, khai thác, khoáng sản trên địa bàn nghiên cứu ........40
2.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản ..............................................40
2.3.2. Công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản ..................................41
2.4. Hiện trạng hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường ở địa bàn nghiên cứu .....................................................................49
2.4.1. Đá làm vật liêu xây dựng thông thường ....................................................49
2.4.2. Cát làm vật liệu xây dựng thông thường ...................................................55
2.4.3. Đất làm vật liệu san lấp ..............................................................................58
2.5. Công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn nghiên cứu .........59
2.5.1. Công tác chỉ đạo điều hành ........................................................................61
2.5.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản ......................63
2.5.3. Công tác tiếp nhận, cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản ..............65
2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định trong
hoạt động khoáng sản ...........................................................................................65
2.5.5. Tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, việc khoanh định khu vực
cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực đã thực hiện đề án đóng
cửa mỏ theo quy định ...........................................................................................67
2.5.6. Vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường ở địa bàn nghiên cứu ...........................................................72
2.5.7. Đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai thác, chế biến
khoáng sản ............................................................................................................74
2.6. Những đóng góp của ngành khoáng sản đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương và khu vực lân cận .....................................................................78
2.7. Kết luận và kiến nghị những tồn tại bất cập trong công tác quản lý khoáng

sản ở địa bàn nghiên cứu ......................................................................................79
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN .................................................................81
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ...........................................................................81
3.1.1. Cơ sở pháp lý ...............................................................................................81

5


3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................82
3.2. Đề xuất các giải pháp .....................................................................................88
3.2.1. Các giải pháp thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ........88
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản quản lý và
tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản .................................................88
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản ....89
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác cấp phép hoạt động khoáng sản .............89
3.2.5. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp
hành pháp luật về khoáng sản .............................................................................90
3.2.6. Nâng cao năng lực cán bộ công chức tham gia quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản ....................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................93
1. Kết luận .............................................................................................................93
2. Kiến nghị ...........................................................................................................93
3. Hướng phát triển đề tài ....................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm khoáng sản khu vực nghiên cứu..........................................27
Bảng 2.2: Danh sách các đơn vị cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng
sản đá huyện Bình Sơn........................................................................42
Bảng 2.3. Văn bản quy phạm pháp luật về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
...............................................................................................................46
Bảng 2.4. Định mức thu thuế tài nguyên ở khu vực nghiên cứu....................... 47
Bảng 2.5. Qui mô và số lượng mỏ VLXD thông thường ở khu vực nghiên cứu...
49
Bảng 2.6. Qui mô và vị trí các mỏ đá xây dựng huyện Bình Sơn ......................50
Bảng 2.7. Qui mô và vị trí mỏ cát VLXD thông thường huyện Bình Sơn ........56
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả phân tích 7 mẫu cơ lý độ hạt ...............................56
Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu hóa silicat ......................................................57
Bảng 2.10. Qui mô và vị trí mỏ đất làm VLSL huyện Bình Sơn .......................58
Bảng 2.11. Văn bản thực hiện công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên
địa bàn tỉnh ..........................................................................................61
Bảng 2.12. Văn bản thực hiện công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên
địa bàn nghiên cứu ..............................................................................62
Bảng 2.13. Danh sách các mỏ khoáng sản đã thực hiện đóng cửa mỏ đến năm 2017
................................................................................................................ 71

i


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu – huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
...............................................................................................................10
Hình 1.2. Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu .....................................................11

Hình 2.1. Các công đoạn trong HĐKS ................................................................43
Hình 2.2. Khai thác đá chưa đúng theo thiết kế cắt tầng ở mỏ đá thôn Trì Bình,
xã Bình Nguyên ..................................................................................45
Hình 2.3. Khai thác tạo vách đứng dễ gây trượt lở ở mỏ đất thôn Phước Bình,
xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn .......................................................45
Hình 2.4. Sơ đồ quy hoạch các điểm mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường
ở huyện Bình Sơn ................................................................................48
Hình 2.5. Quy trình khai thác đá xây dựng khu vực nghiên cứu ......................52
Hình 2.6. Cơ sở chế biến đá tại mỏ đá Trì Bình, Bình Nguyên, huyện Bình Sơn
...............................................................................................................53
Hình 2.7. Quy trình chế biến đá xây dựng ra thành phẩm ở địa bàn nghiên cứu
...............................................................................................................54
Hình 2.8. Đá đã được chế biến ra thành phẩm ...................................................55
Hình 2.9. Đường dẫn đến vị trí khai thác cát lòng sông Trên Xi phông,
xã Bình Chương ...................................................................................55
Hình 2.10. Khai thác đất trái phép tại mỏ đá Phước Hòa, xã Bình Đông ........74
Hình 2.11. Khai thác tạo ra nhiều hố sâu đọng nước tại mỏ cát đồi xã Bình
Thạnh, huyện Bình Sơn ......................................................................77

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCK BVMT

Bản cam kết bảo vệ môi trường

BVMT


Bảo vệ môi trường

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ĐXD

Đá xây dựng

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp


KT – XH

Kinh tế - xã hội

KTKS

Khai thác khoáng sản

KKT

Khu kinh tế

NXB

Nhà xuất bản

TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

TNKS

Tài nguyên khoáng sản

TNDB

Tài nguyên dự báo

UBND


Uỷ ban nhân dân

UBMTTQVN

Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

VLXD

Vật liệu xây dựng

VLSL

Vật liệu san lấp

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoáng sản là nguồn tài nguyên không tái tạo, là một trong những nguồn lực
có vị thế quan trọng trong xây dựng và phát triển KT - XH của đất nước nói chung
và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.Cùng với các nguồn lực khác, TNKS là một trong
những cơ sở để làm tiền đề cho việc hoạch định chiến lược, chính sách và kế hoạch
phát triển tổng thể KT - XH, song cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi
trường sinh thái.
Tỉnh Quảng Ngãi có tiềm năng khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng,

song có quy mô không lớn, đa số đều ở dạng điểm khoáng sản và điểm biểu hiện
khoáng sản. Trong đó, khoáng sản làm VLXD thông thường (đất, đá, cát) được khai
thác, sử dụng để phục vụ cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh là chủ yếu và
nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong ngành xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá và
hiện đại hoá của tỉnh Quảng Ngãi. Việc nghiên cứu, điều tra làm sáng tỏ và khẳng
định vai trò quan trọng của các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển KT - XH của tỉnh làm luận cứ để thiết lập kế hoạch phát
triển tổng thể tỉnh Quảng Ngãi là rất cần thiết.
Huyện Bình Sơn là huyện nằm phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, là một
trong những địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng và
phong phú, gồm khoáng sản titan, nhôm (bauxit), than bùn, kaolin, đá grabro, đá
bazan, đá ong laterit, đá silic, cát... Trong các loại khoáng sản đã nêu thì khoáng sản
làm VLXD thông thường là đa dạng và phong phú nhất và là nguồn tài nguyên được
đánh giá có tiềm năng lớn trên địa bàn huyện Bình Sơn. Để đáp ứng kịp thời về
nguyên vật liệu cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và nhu cầu phục vụ thi
công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác quản lý, khai thác,
sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng nhu cầu hiện tại và lâu dài trong sự
nghiệp phát triển KT-XH của địa phương; đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, tạo việc làm, nâng cao hiệu quả KT - XH của địa phương.

1


Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Bình Sơn không ngừng
tăng trưởng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, trong đó có đóng
góp đáng kể trong việc phát huy thế mạnh nguồn khoáng sản sẵn có tại địa phương.
Việc khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường nhằm phục vụ cho các Dự án
lớn trọng điểm của địa phương như đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; mở rộng
Quốc lộ 1A; Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất, Dự án mở

rộng khu dân cư; Dự án Kè chống sạt lở kết hợp cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư,
neo đậu tàu thuyền – Đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng và Khu kinh tế Dung
Quất, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất giai đoạn 2 .... Để đáp ứng nhu cầu vật
liêu xây dựng trên địa bàn huyện Bình Sơn và vùng lân cận, hiện nay trên địa bàn
nghiên cứu có 24 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn
nghiên cứu, trong đó có 08 doanh nghiệp khai thác đất, 13 doanh nghiệp khai thác
đá và 03 doanh nghiệp khai thác cát.
Thực trạng công nghiệp khai khoáng của tỉnh chủ yếu là khai thác khoáng
sản làm VLXD thông thường; hoạt động khai thác đã đáp ứng được nhu cầu phục
vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH tại địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa
cao. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đều có quy mô nhỏ, trung bình, chưa
đủ sức đầu tư công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi trường (đối với khoáng
sản làm VLXD thông thường); thời gian khai thác ngắn nên chưa đủ điều kiện để
chế biến sâu; công nghệ còn lạc hậu, đầu tư thiết bị chưa đồng bộ; chưa giải quyết
được mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân nơi có khoáng sản
được khai thác. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động trong hoạt
động khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra. Ý thức chấp hành pháp luật về khoáng
sản của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chưa nghiêm túc, còn chạy theo
lợi nhuận, gây lãng phí tài nguyên; chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường;
cơ sở hạ tầng nơi có hoạt động khoáng sản chưa được quan tâm đầu tư đúng mức,
ảnh hưởng đến đời sống dân cư nơi có khoáng sản khai thác. Công tác giám sát,
kiểm tra, thanh tra sau cấp phép còn hạn chế; xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng
sản chưa thật sự kiên quyết.
Qua đó có thể nói, tình trạng khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường

2


trái phép diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hết sức phức tạp. Trong khi đó công
tác quản lý tài nguyên khoáng sản bộc lộ rõ sự chưa đồng bộ, thông nhất. Chưa có sự

phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với ngành liên quan, hơn nữa vai trò của cơ
quan quản lý nhà nước về vấn đề này còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở dẫn đến việc tài nguyên
quốc gia bị “đánh cắp”, ảnh hưởng đến môi trường gây bức xúc cho nhân dân. Do đó
việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản
làm VLXD thông thường là rất cần thiết nhằm đề ra các giải pháp quản lý hợp lý, đáp
ứng mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương. Từ thực tiễn nêu trên, đề tài: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý khoáng sản vật liệu xây dựng thông
thường ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” đã được chọn lựa.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Sơ lược về nghiên cứu địa chất khoáng sản khu vực miền Trung
Lịch sử nghiên cứu điề tra địa chất, khoáng sản được chia ra 2 giai đoạn.
- Giai đoạn trước năm 1975:
Ở giai đoạn này việc nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản ít được quan
tâm. Các tài liệu địa chất khu vực có công trình nghiên cứu của các nhà địa chất
Pháp như Y.Fromaget, E.Saurin, Y.H.Hofet (1921 – 1927), trên tờ Bản đồ địa chất
Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 đã xếp các đá biến chất ở gần diện tích khảo sát
vào tuổi Tiền Cambri.
Năm1974 Trần Kim Thạch – Sở Địa chất Đông Dương cũng để tâm nghiên
cứu về đặc điểm địa chất trong vùng và cũng xếp các đá biến chất vào tuổi Tiền
Cambri.
- Giai đoạn sau 1975
Khi miền Nam được giải phóng việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản
được quan tâm đúng mức.
Năm 1976 – 1982 các nhà địa chất Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương và
n.n.k; khi thành lập tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần phía Nam xếp các đá
biến chất trong khu vực vào các hệ tầng Sông Tranh, hệ tầng Tăcpỏ thuộc phức hệ
Ngọc Linh có tuổi Proterozoi. Các đá magma cũng được phân chia ra các phức hệ
Chu Lai, Hải Vân, Chalvan, v.v...

3



Năm 1978 – 1985 Nguyễn văn Trang và các cộng sự Đoàn Địa chất 206
tiến hành thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 cụm tờ Huế - Quảng Ngãi khi
phân chia các đá biến chất thuộc hệ tầng sông Tranh thành 2 hệ tầng Sông Re và
Đắc Mi. Ngoài ra còn có hệ tầng Tăcpỏ, hệ tầng Khâm Đức. Đá magma cũng phân
ra nhiều phức hệ, đồng thời cũng dự kiến được những diện tích có liên quan đến
khoáng sản cần được quan tâm.
Năm 1996 – 1999 Thân Đức Duyên và các cộng sự Đoàn Địa chất 20B –
Liên đoàn Địa chất 20B – Liên đoàn Địa chất Miền Nam tiến hành đo vẽ lập bản
đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Quảng Ngãi. Ở thời
điểm này việc phân chia các thành tạo biến chất có chi tiết hơn như các đá biến
chất thuộc hệ tầng Sông Re; các đá biến chất của hệ tầng Khân Đức ở Quảng Ngãi
đổi lại là hệ tầng Tiên An thuộc loạt Khâm Đức. Về quặng hóa cũng đã phát hiện
và làm rõ được ở nhiều nơi có khoáng sản liên quan như đồng, vàng ở suối Nùng,
xã Sơn Kỳ; vàng ở Sơn Cao, huyện Sơn Hà; vàng ở Trà Thủy, huyện Trà Bồng;
wolfram, vàng ở Xuân Thu, huyện Minh Long, v.v... Các điểm quặng hóa này đã
được làm rõ trong thời gian gần đây (2000 – 2004) nhưng không có triển vọng.
Ngoài ra còn nhiều tác giả của các Liên đoàn Địa chất khu vực như: Liên
đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam cùng các
chuyên đề nghiên cứu về địa tầng, magma, kiến tạo, sinh khoáng của các viện,
trường đại học được công bố.
Năm 2009 một tập thể các nhà địa chất Việt Nam với sự chủ trì của các GS.
Trần Văn Trị và Vũ Khúc và tổ chức biên soạn công trình “Địa chất và tài nguyên
Việt Nam” bao gồm: Phần I. Đại cương về cảnh quan và địa chất Việt Nam; Phần II.
Địa tầng; Phần III. Các thành tạo magma; Phần IV. Biến chất; Phần V. Cấu trúc kiến
tạo; Phần VI. Tài nguyên địa chất. Các phụ lục gồm Văn liệu tham khảo và Bảng tra
cứu các phân vị địa chất và tài nguyên. Với cấu trúc trên, có thể nói đây là một công
trình tổng hợp lớn và đầu tiên do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện về địa chất và
tài nguyên nước ta.

Đến nay, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã triển khai, thực hiện
hơn mười chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, hơn 300

4


đề án góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển cấu trúc địa chất lãnh thổ, điều kiện
tạo thành và quy luật phân bổ khoáng sản. Nhiều vấn đề liên quan tới những loại
địa chất như địa chất môi trường, tai biến, đô thị, karst hay nghiên cứu tìm ra năng
lượng sạch, di sản địa chất, vật liệu mới, kinh tế địa chất, nguyên liệu khoáng...
2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
đến tỉnh Quảng Ngãi
Năm 1996, Trần Văn Thinh và nnk, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã
tiến hành tìm kiếm đá ốp lát ba tỉnh: Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên.
Kết quả nghiên cứu đã phát hiện và ghi nhận nhiều khu vực có triển vọng về đá ốp
lát, trong đó có nhiều diện tích thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Khoáng sản phi kim có graphit Tịnh Đông; kaolin Đồng Trỗi, Tịnh Bắc,
huyện Sơn Tịnh; kaolin Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa.
Đá làm vật liệu xây dựng có ở nhiều nơi đã và đang được thăm dò, khai thác
như mỏ đá Bình Thanh; mỏ đá Bình Đông; mỏ đá Bình Nguyên, huyện Bình Sơn;
mỏ đá Ba Gia, Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, v.v… Với công suất từ 50.000 đến
300.000 m3/năm.
Ngoài ra, còn nhiều tác giả của các liên đoàn địa chất khu vực như: Liên
đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam cùng các
chuyên đề nghiên cứu về địa tầng, magma, kiến tạo, sinh khoáng của các viện,
trường đại học được công bố như:
- Nguyễn Văn Trang (chủ biên), 1985. Bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ
1:200.000 loạt tờ Huế - Quảng Ngãi. Lưu trữ Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam;
- Thân Đức Duyện và nnk, 1999. Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản
nhóm tờ Quảng Ngãi tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam;

- Trương Khắc Vi và nnk, 1999. Đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản
nhóm tờ Bồng Sơn tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam;
- Nguyễn Văn Thuấn và nnk, 2006. Đề tài khoa học “Tổng hợp, biên hội Bản
đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất giải pháp đầu tư, thăm dò khai
thác, sử dụng hợp lý một số loại tài nguyên khoáng sản có thế mạnh”. Liên đoàn
Địa chất Trung Trung Bộ;

5


- Nguyễn Kim Long, 2012. Đề tài khoa học “Xây dựng và quản lý dữ liệu
thông tin bản đồ địa chất khoáng sản để phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch, đầu
tư phát triển khai thác khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi”. Trường Đại học Mỏ - Địa chất
với kết quả góp phần cho Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi trong công tác
quản lý khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi một cách khoa học, hiện đại, nhanh chóng,
thuận lợi góp phần quản lý, quy hoạch, đầu tư phát triển khai thác khoáng sản của
tỉnh Quảng Ngãi.
- Nguyễn Xuân Hinh, Trần Duy Hiệt và nnk, 2009. Dự án Quy hoạch thăm
dò, khảo sát và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất
xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Công ty CP Tư vấn Xây dựng
công trình và Quy hoạch đô thị Việt Nam – BIDECONS.
Từ các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, chưa có tác giả nào nghiên
cứu làm rõ được hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản và đề xuất các giải
pháp quản lý khai thác khoáng sản ở huyện Bình Sơn. Vì vậy, đề tài nêu trên được
đặt ra là hợp lý, phù hợp với nhu cầu của địa phương, do đó nội dung nghiên cứu
của đề tài này sẽ không trùng lặp với các công trình của các nhà khoa học đi trước.
3. Mục tiêu đề tài
3.1. Mục tiêu chung:
Làm rõ được thực trạng khai thác, công tác quản lý và những ảnh hưởng của
hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường đến môi trường ở huyện

Bình Sơn và đề xuất giải pháp quản lý.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ được thực trạng khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường của
các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và những vấn đề liên quan đến công
tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản ở huyện Bình Sơn.
- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên khoáng sản làm VLXD thông thường ở địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các khu vực đang được khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, các

6


doanh nghiệp tham gia khai thác và các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước tại huyện
Bình Sơn, cán bộ quản lý nhà nước tại 15 xã có hoạt động khai thác khoáng sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
+ Công tác điều tra nghiên cứu thực địa trên địa bàn toàn huyện để nắm được
số liệu thực tế về các mỏ khoáng sản, các cơ sở chế biến khoáng sản.
+ Thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu liên hệ tiếp cận với cơ quan,
doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn
toàn huyện Bình Sơn và vùng phụ cận.
+ Tiếp cận với các cơ quan quản lý khoáng sản liên quan đến địa bàn nghiên
cứu. Nghiên cứu các thông tin, số liệu quản lý về khoáng sản trên địa bàn tỉnh ở các
cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã.
- Phạm vi thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu trên cơ sở tài liệu thu thập được trong khoảng
thời gian từ năm 2011 đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích các thông
tin và số liệu thứ cấp về khoáng sản; quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng
sản; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương; báo cáo
tổng kết công tác quản lý hoạt động khoáng sản; báo cáo nghiên cứu khoa học có
liên quan đến nội dung nghiên cứu tại một số đơn vị như Sở TN & MT, UBND
huyện Bình Sơn và UBND các xã có doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản trong
thời gian từ năm 2011 đến 2017.
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa, thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động khai thác,
chế biến, sử dụng khoáng sản; hiện trạng môi trường; luật pháp - thể chế và tình
hình kinh tế - xã hội ở khu vực đang hoạt động khai thác.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng các kiến thức về tin học để xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá

7


trình điều tra, nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, xử lý thông tin: sử dụng các phương pháp thống kê,
biểu đồ, sơ đồ, bản đồ để đánh giá.
Số liệu thứ cấp sau khi thu thập được tổng hợp, phản ánh thông qua bảng,
biểu, đồ thị, phân tích, so sánh qua các năm để nắm được quy luật biến động và rút
ra kết luận.
Số liệu sơ cấp được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm Excel.
5.4. Phương pháp phân tích, chồng ghép bản đồ
Cập nhật, chồng ghép, so sánh được những thông tin đã thu thập được qua
các quá trình điều tra nghiên cứu để có thể tổng quát được các vấn đề trên một bản
đồ tổng quát.
5.5. Phương pháp phân tích và đánh giá

Từ những tài liệu, thông tin đã thu thập được qua quá trình điều tra nghiên
cứu cần phải có kĩ năng phân tích và đánh giá chính xác những thông tin đã thu
thập được để có được những thông tin, kết quả chính xác nhất phục vụ cho đề tài.
5.6. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tham khảo ý kiến của người có chuyên
môn, các nhà quản lý như cán bộ quản lý khoáng sản, đất đai, môi trường, cán bộ
địa chính,... để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất
về giải pháp quản lý hiệu quả.
5.7. Phương pháp kế thừa
Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có về vấn
đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin sẵn có để xây dựng và phát triển thành cơ
sở dữ liệu cần thiết của luận văn. Phương pháp này áp dụng đối với phần tổng quan
khi nghiên cứu các vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Nội dung của luận văn đóng góp một phần cơ sở khoa học, là tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu khác khi nghiên cứu về khoáng sản trên địa bàn huyện
Bình Sơn và khu vực lân cận.

8


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp thông tin, tài liệu về hiện trạng điều tra, khảo
sát, thăm dò trữ lượng các loại khoáng sản và hoạt động khai thác, sử dụng khoáng
sản huyện Bình Sơn, đồng thời đưa ra được các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả
cho địa phương.
7. Nội dung nghiên cứu và bố cục luận văn
7.1. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài;

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;
- Điều tra, thu thập thông tin về quy mô và tình hình hoạt động khai thác
khoáng sản làm VLXD thông thường của các doanh nghiệp huyện Bình Sơn;
- Đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, công
tác quản lý Nhà nước về khoáng sản làm VLXD thông thường huyện Bình Sơn;
- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác khoáng sản làm VLXD thông
thường tại huyện Bình Sơn;
7.2. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của Luận văn gồm có 3 Chương:
- Chương 1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Bình Sơn.
- Chương 2. Đánh giá thực trạng quản lýkhai thác sử dụng khoáng sản làm
VLXD thông thường ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên
khoáng sản

9


Chương 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

HUYỆN BÌNH SƠN
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Bình Sơn là huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Quảng Ngãi với tổng diện
tích tự nhiên là 463,86 km², dân số khoảng gần 179.000 người, địa hình khá phức
tạp, nằm ở ven biển, có cả vùng đồng bằng và miền núi; là huyện có địa bàn rộng
với 25 xã, trong đó huyện lỵ là thị trấn Châu Ổ. Huyện Bình Sơn là nơi đang có
những chuyển biến mạnh mẽ về tình hình KT-XH mà trọng tâm là KKT Dung Quất.
Huyện Bình Sơn cách thành phố Quảng Ngãi 25km về phía Nam, cách thành

phố Đà Nẵng 100km về phía ắc. Phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh, phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Tây giáp huyện Trà Bồng, phía Đông giáp biển Đông.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu – huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

10


(Thu nhỏ từ bản đồ hành chính huyện Bình Sơn tỷ lệ 1:50.000)
1.1.2. Đặc điểm địa chất

Hình 1.2. Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu
(Thu nhỏ từ bản đồ địa chất huyện Bình Sơn tỷ lệ 1:50.000)
1.1.2.1. Địa tầng
* NEOPROTEROZOI - Hệ tầng Sơn Thành (NPst)
Thành tạo biến chất hệ tầng Sơn Thành phân bố thành khối nhỏ nằm ở phía
Nam của vùng. Theo thành phần thạch học của hệ tầng Sơn Thành có thể chia thành
2 lớp như sau:
- Hệ lớp 1: Phần dưới cùng của mặt cắt bắt đầu bằng amphibolit phân lớp
dày có xen lớp đá phiến silic phân dải, ít đá phiến thạch anh plagioclas amphibol,
phần trên lại gặp amphibolit phân lớp dày có thành phần khá đồng nhất. Đá có thế
nằm đơn nghiêng song bị phiến hóa, vò uốn mạnh mẽ (340 <20÷50). Hệ lớp này có
chiều dày khoảng 350 mét.

11


- Hệ lớp 2: Nằm chuyển tiếp trên hệ lớp 1, là đá phiến silic phân dải với màu
sắc thay đổi từ sáng màu đến sẫm màu, lên trên chứa thấu kính hoặc lớp mỏng
amphibolit, đá phiến plagioclas biotit. Lên trên là lớp đá phiến biotit amphibolit, đá

phiến plagioclas biotit amphibol xen kẹp lớp mỏng amphibolit và kết thúc bằng đá
phiến thạch anh biotit, có xen kẻ những lớp mỏng đá phiến silic. Đá có thế năm ổn
định hơn hệ lớp 1, phương vị 3400<200. Chiều dày hệ lớp này khoảng 350 mét.
Tóm lại hệ tầng Sơn Thành đặc trưng bằng các lớp amphibolit xen đá phiến
siic phần dưới và đá phiến silic xen amphibolit ở phần trên cùng với các đá phiến
sáng màu. Chiều dày tổng cộng của hệ tầng khoảng 700 mét.
Đặc điểm thạch học:
- Amphibolit: Đá màu xanh, xám đen, kết tinh hạt, vảy nhỏ, cấu tạo phân
phiến, thành phần gồm horblend (80÷85%), plagioclas (12÷15%), biotit (3÷5%)
khoáng vật phụ: apatit, khoáng vật thứ sinh: clorit.
- Đá phiến thạch anh biotit amphibol: Đá xám phớt lục, kiến trúc hạt biến
tinh, cấu tạo phân phiến. Thành phần khoáng vật bao gồm thạch anh (40÷45%),
biotit (25÷30%), horblend (15÷20%) với các khoáng vật phụ apatit, magnetit.
- Gneis biotit amphibol: Đá màu xám phớt lục, kiếm trúc hạt biến tinh, cấu
tạo phân phiến, hạt vừa, phân biệt được bằng mắt thường. Thành phần khoáng vật
gồm: thạch anh (25÷30%), plagioclas (27÷30%), orthoclas (15÷20%), biotit
(5÷7%), horblend (17÷20%) và khoáng vật phụ apatit, magnetit.
- Đá phiến silic: Đá màu xám sáng, cứng chắc, cấu tạo phân dải mỏng, thành
phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh dạng hạt (95÷97%) và một ít biotit, magnetit
dạng vảy, hạt nhỏ sắp xếp song song thành từng dải mỏng làm nên cấu tạo phân dải.
Đá bị tái kết tinh (thạch anh hóa) trở nên rất cứng chắc.
Đặc điểm thạch hóa:
Amphibolit hệ tầng Sơn Thành có thành phần hóa học tương ứng với bazan,
với hàm lượng các oxid biến thiên như sau: SiO 2: 46,8÷51,18%, CaO: 8,09÷12,51%,
Na2O: 2,03÷3,46%, K2O: 0,64÷0,73%, MgO: 4,08÷9,4%, FeO: 5,56÷8,8%, Fe 2O3:
2,7÷4,1%, Al2O3: 14,6÷18,38%, TiO2: 0,77÷1,12%. Như vậy đây là loại đá giàu calci,

12



thuộc kiểm kiềm Na, tương đối giàu Mg, giống với bazan cung đảo.
Các đá phiến amphibol của hệ tầng có thành phần tương ứng với đá magma
trung tính, tính kiềm K, Na ngang nhau và SiO2: 58,6; MgO: 5,66; K2O: 2,84;
Na2O:2,76.
Tính chất vật lý:
Theo tài liệu đo tham số vật lý trong phòng cho thấy các thành tạo
metavolcanic của hệ tầng Sơn Thành có từ tính rất yếu χtb: 100 x 10-6 CGSM. Các
đá quarzit lại có từ tính đáng kể χtb: 2430 x 10-6 CGSM, Jn: 2390 x 10 -6 CGSM. Độ
phóng xã của hai loại đá trên đều thấp (5ppm). Mật độ các đá đạt 2,7÷2,92g/cm3.
Đặc điểm biến chất:
Theo tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc trưng thì các đá của hệ tầng Sơn Thành
bị biến chất cao nhất ở tướng epydot – amphibolit (phần nhiệt độ thấp của tướng
amphibolit) và thấp nhất ở tướng đá phiến lục. Khôi phục thành phần nguyên thủy
bằng phương pháp Predovski cho thấy: các thành tạo amphibolit của hệ tầng Sơn
Thành có nguồn gốc là bazan tholeit và phun trào andezit có xen ít trầm tích silic.
* Giới Kainozoi – Hệ Thứ tư
- Thống Pleistocen, phụ thống trung – thượng, phần dưới (Q12-3.1)
Thời kỳ này các thành tạo lục địa tạo nên thềm sông bậc II và bậc địa hình
tương đương (thềm sông – lũ tích) phân bố dọc các thung lũng và các trầm tích hạt
thô lót đáy đồng bằng.
Trầm tích sông (aQ12-3.1)
Trầm tích sông phân bố ở phía Nam của vùng; dựa vào thành phần có thể
phân chia chúng thành 2 tập trầm tích, từ dưới lên như sau:
+ Tập 1: Chủ yếu là các lớp hạt thô gồm:
Lớp 1: Cát sạn sỏi lẫn sét kaolin màu xám tắng, dày 3,6 mét (từ độ sâu 17,1
÷20,7m). Tỷ lệ cấp hạt: (cát 39%, sạn sỏi 37%), sét 24%. Sạn sỏi thành phần chủ
yếu là thạch anh, mài tròn kém.
Lớp 2: Cát, sạn, bột sét có tỷ lệ tương đương, màu xám vàng, dày 0,6m.
Lớp 3: Cuội sạn lẫn cát bột-sét màu xám vàng, dày 2,5mets. Tỷ lệ cấp hạt:
cuội 50%, snaj 17%, bột sét 20%, cát 13%. Cuội sỏi chủ yếu là thạch anh, mài


13


tròn tốt.
+ Tập 2: Gồn 2 lớp hạt nhỏ thuộc tướng bãi bồi:
Lớp 1: Bột, cát, sét màu xám vàng phớt xanh lục, dày 1,3m. Tỷ lệ cấp hạt
gồm: bột: 44%, cát 32%, sét: 23%.
Lớp 2: Sét, bột, cát màu xám vàng, phần trên bị phong hóa cho màu loang lổ
đỏ, gắn kết yếu, dày 4,8m. Tỷ lệ hạt gồm: sét: 35%, bột: 34%, cát: 31%. Trầm tích
chọn lọc kém với hệ số S0 từ 2,7 đến 4,7.
Tập 1 phủ bất chỉnh hợp trên đá graitogneis bị phong hóa mạnh. Lớp trên
cùng của tập 2 bị hệ tầng Đà Nẵng (amQ13.2đn) phủ bất chỉnh hợp và chuyển tiếp
liên tục lên tập sét bột màu xám xanh tướng vũng vịnh của hệ tầng Hòa Bình. Các
lớp trầm tích không ổn định, đều có độ hạt thô, độ chọn lọc kém với hệ số S 0 chủ
yếu >4.
Bề dày trầm tích thay đổi từ 10÷20mét.
- Thống Pleistocen, phụ thống thượng, phần dưới (Q13.1)
Các thành tạo này được hình thành trong thời kỳ biến tiến cực đại đầu
Ppleistocen sớm, nằm chuyển tiếp trên thành tạo (Q 12-3.1), bao gồm các trầm tích
biển ven bờ (thềm biển) và biển – vũng vịnh.
Trầm tích biển, thềm 20÷30m (m Q13.1).
Các thành tạo này phân bố ở phía Đông của vùng, cấu tạo nên các thềm cao
20÷30m. Mặt cắt chung gồm 2 tập trầm tích, từ dưới lên như sau:
+ Tập 1: Cuội sỏi lẫn cát bột màu xám, vàng nâu. Cuội sỏi có đường kính
2÷3m, chiếm 60÷70%, thành phần chủ yếu là thạch anh, mài tròn tốt. Gắn kết cuội
là cát sạn thạch anh (15÷20%) và bột sét, tập cuội được gắn kết khá chắc chắn bởi
laterit. Bề dày thay đổi từ 1,5÷4m.
+ Tập 2: Cát lẫn bột sét màu vàng nâu, độ chọn lọc, mài mòn kém, hệ số chọn
lọc S0 thay đổi 3,2÷11; độ mài mòn Q 0,24÷0,27. Lớp cát lẫn bột trên cùng có hệ số

chọn lọc S0 là 1,66 và độ mài tròn Q 0,212. Bề dày tập thay đổi từ 2 đến 7 mét.
Trầm tích thềm biển 20÷30m hoàn toàn vắng mặt di tích cổ sinh, việc xác
định tuổi cho chúng chủ yếu dựa vào liên hệ địa tầng và vị trí địa mạo.

14


* Thống Holocen, phụ thống thượng (Q23)
Trầm tích biển được gió tái tạo (mvQ22-3)
Các trầm tích biển được gió tái tạo nên các đụn cát cao từ 6÷20m, phân bố
thành các dải song song với bờ biển hiện đại tại phía Đông của vùng. Thành phần
gồm cát thạch anh hạt trung màu xám vàng, độ chọn lọc, mài tròn tốt. Trầm tích chủ
yếu là cát thạch anh hạt trung đến thô màu xám vàng. Đường kính trung bình Md
dao động từ 0,40÷0,49. Tỷ lệ cấp hạt: sạn 2,5÷10%; cát thô 25÷38%; cát trung
44÷61%; cát nhỏ 3÷7%; bột sét 1÷7%. Cát có độ chọn lọc tốt nhất so với các thành
tạo cát của khu vực với hệ số S 0 từ 1,34÷1,52. Về thành phần khoáng vật nặng,
trong cấp hạt 0,25÷0,1 mm có tỷ lệ khoáng vật nặng cao nhất, ilmenit đạt 5÷24%,
granat đạt 0÷4%, amphibo thường đạt 4÷6%.
Bề dày của các thành tạo biển-gió thay đổi từ 3÷7 mét.
Trầm tích sông – biển – đầm lầy (ambQ23)
Trầm tích phân bố trên dải địa hình thấp, trũng ở phần gần cửa sông Trà
Bồng, dọc các đầm phá cổ. Các thành tạo này gồm 3 tập, từ dưới lên như sau:
+ Tập 1: Cát lẫn bột sét, phần dưới lẫn sạn sỏi màu xám vàng, xám đen, dày
2,8 mét (từ 3,4÷6,2 m). Đường kính trung bình Md từ 0,24÷0,36. Tỷ lệ cấp hạt: cát
48÷70%; bột sét 21÷41%; sạn 10÷11%. Trầm tích chọn lọc kém với hệ số S 0 từ
2,12÷6,78.
+ Tập 2: Cát lẫn bột sét, lớp mỏng than bùn và sét cát giàu than màu đen, dày
1,3m (2,1÷3,4m). Lớp cát lẫn bột sét có cấp hạt: cát 67%; bột sét 29%; sạn 4,3%.
+ Tập 3: Cát lẫn bột xám vàng xen các lớp cát lẫn sét giàu vật chất hữu cơ
xám đen, dày 2,1m (0÷2,1m). Trầm tích chọn lọc tốt: dưới (S0 3,78) lên trên (S0 1,54).

Mặt cắt trên phản ánh sự thoái hóa dần của đầm phá, các lớp cát lẫn bột sét ở
tập 3 chĩnh là aluvi tướng bãi bồi cửa sông. Bề dày trầm tích thay đổi từ 3÷7 mét.
Tập 2 và 3 của mặt cắt chứa các di tích bào tử phấn hoa thuộc môi trường
cửa sông nước lợ với các dạng: Polypodiaceae gen. indet; Polypodium sp;
Cyatheaceae;

Schizeaceae;

Dicksoniaceae;

Stenochlaena

Euphorbiaceae;

Fagaceae gen. indet,….
Trong tập 3, ở độ sâu 2,2 mét chứa một tập hợp tảo đa dạng với các loài sau:

15


Trachynei aspera; Diploneis interrupta; D. smithii; Eunotia điyma; E. anceps,…
Theo Đào Thị Miên, tập hợp tảo này chủ yếu là tảo nước lợ, chúng được thành tạo
trong đới duyên hải tuổi Pleistocen muộn đến Holocen. Các trầm tích của phân vị
nằm chuyển tiếp trên trầm tích sông – biển tuổi Holocen sớm – giữa và bị lòng sông
hiện đại cắt vào.
1.1.2.2. Hoạt động magma
Magma xâm nhập Paleozoi sớm – Phức hệ Chu Lai (G/NP-Єlcl)
Lần đầu tiên Huỳnh Trung và Nguyễn Xuân Bao (1980) nghiên cứu các đá
granitotit ở Chu Lai và xác lập nên phức hệ Chu Lai. Trên bản đồ địa chất
1:200.000, Nguyễn Văn Trang, Nguyễn Đức Thắng (1986) đã vẽ tất cả các đá granit

migmatit ở vùng Quảng Ngãi (kể cả các đá granit kiểu Tà Ma) vào chung phức hệ
này. Khi hiệu đính loạt tờ bản đồ địa chất 1:200.000 Nam Việt Nam, Nguyễn Xuân
Bao-Trần Văn Trị (1996) lại tách ra các đá granitoid ở Chu Lai, bắc Trà Bồng vẫn
để vào phức hệ Chu Lai như cũ (PR3cl). Đến năm 1999 Thân Đức Duyện đo vẽ bản
đồ địa chất 1:50.000 Nhóm tờ Quảng Ngãi đã gộp chung các đá granit migmatit
xuyên cắt các loạt Núi Vú và Tiên An vào phức hệ Chu Lai.
Vùng nghiên cứu phân bố hầu hết là đá granitoid thuộc phức hệ Chu Lai,
phức hệ lộ ra ở phía toàn bộ khu vực. Chúng bị phức tạp hóa bởi các hệ thống đứt
gãy á kinh tuyến, á vĩ tuyến, tây bắc – đông nam và đông bắc – tây nam làm cho
chúng biến dạng, dập vỡ mạnh.
Thành phần thạch học của khối gồm đá granit 2 mica, granit biotit và granit
alaskit, một số nới gặp granit á kiềm, granosyenit, chúng có cấu tạo gneis điển hình.
Trung tâm các khối, đá có kiến trúc ban biến tinh, các ban tinh felspat kali dạng mắt
hoặc hình chữ nhật tròn góc (0,2÷2,5cm 2), bị ôm bởi tập hợp vảy biotit, muscovit
nằm lượn sóng kéo dài theo phương gneis. Ở rìa các khối, càng gần ranh giới, hàm
lượng ban tinh càng giảm, muscovit tăng cao, độ hạt cũng nhỏ hơn, cấu tạo gneis
mãnh mẽ hơn, nhiều nơi thấy phiến hóa, tạo nên đới nội tiếp xúc rộng vài chục cho
đến hàng trăm mét. Trong phạm vu của khối còn gặp nhiều các đá có kích thước
khác nhau, thành phần là amphibolit, đá phiến kết tinh của hệ tầng Tiên An, loạt Núi
Vú. Ven rìa ngoài khối, gặp đới biến đổi ngoại tiếp xúc rộng hàng trăm mét, thành

16


×