Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình anh việt (qua family law act của anh và luật hôn nhân và gia đình của việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 167 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ANH-VIỆT
(QUA FAMILY LAW ACT CỦA ANH VÀ
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ANH-VIỆT
(QUA FAMILY LAW ACT CỦA ANH VÀ
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số
: 9222024


LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU HOÀNH
2. GS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết quả chưa
được ai công bố.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Trang


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

8


LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

8

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam

8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hôn nhân và gia đình

15

1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án

16

1.2.1. Một số vấn đề lý luận về thuật ngữ

16

1.2.2. Một số vấn đề về lý thuyết định danh ngôn ngữ

30

1.2.3. Một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu

33


1.3. Tiểu kết chương 1

37

Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ

39

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

2.1. Nhận diện và xác lập danh sách thuật ngữ hôn nhân và gia đình

39

tiếng Anh và tiếng Việt
2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

40

2.2.1. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh

40

2.2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt

42

2.3. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt 44
2.4. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và


45

tiếng Việt
2.4.1. Thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt xét từ

46

số lượng yếu tố thuật ngữ
2.4.2. Thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt xét từ

49

phương thức cấu tạo
2.4.3. Thuật ngữ hôn nhân gia đình tiếng Anh, tiếng Việt xét từ phương diện từ loại

53


2.4.4. Mô hình cấu tạo thuật ngữ hôn nhân gia đình tiếng Anh và tiếng Việt

56

2.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo giữa thuật ngữ hôn 65
nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt
2.5.1. Về số lượng yếu tố thuật ngữ

65

2.5.2. Về phương thức cấu tạo


67

2.5.3. Về phương diện từ loại

68

2.5.4. Về mô hình cấu tạo

69

2.6. Tiểu kết chương 2

71

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ

72

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

3.1. Các con đường hình thành thuật ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt

72

3.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường

73

3.1.2. Tạo thuật ngữ trên ngữ liệu vốn có


74

3.1.3. Vay mượn thuật ngữ nước ngoài

75

3.2. Con đường hình thành thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh

78

và tiếng Việt
3.2.1. Con đường hình thành thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh

78

3.2.2. Con đường hình thành thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt

80

3.3. Các tiểu hệ thống và các phạm trù ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn

81

nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt trong Family Law Act
và Luật Hôn nhân và Gia đình
3.3.1. Các tiểu hệ thống của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và

82

tiếng Việt

3.3.2. Các phạm trù ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh 82
và tiếng Việt
3.4. Đặc điểm định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt

84

3.4.1. Các bậc định danh của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và

84

tiếng Việt


3.4.2. Mô hình định danh các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và

85

tiếng Việt
3.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa giữa

98

thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt
3.5.1. Về con đường hình thành

98

3.5.2. Về các phạm trù ngữ nghĩa

99


3.5.3. Về đặc trưng định danh

100

3.6. Tiểu kết chương 3

102

Chương 4: CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

103

ANH - VIỆT VÀ VIỆC CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG VIỆT

4.1. Một số vấn đề lý thuyết về dịch thuật và dịch thuật ngữ

103

4.1.1. Dịch thuật

103

4.1.2. Dịch thuật ngữ

109

4.1.3. Mối quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu và dịch thuật


113

4.2. Thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt

114

4.2.1. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình

115

tiếng Anh xét về phương diện cấu tạo
4.2.2. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình

117

tiếng Anh xét về phương diện nội dung
4.2.3. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình

121

tiếng Anh xét về phương thức chuyển dịch
4.2.4. Nhận xét về thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ

125

tiếng Anh sang tiếng Việt
4.2.5. Một số đề xuất trong chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ

128


tiếng Anh sang tiếng Việt
4.3. Vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt

131

4.3.1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hóa

132


4.3.2. Chuẩn hóa thuật ngữ

134

4.3.3. Thực trạng thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt chưa đạt chuẩn

136

4.3.4. Một số đề xuất chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt

137

chưa đạt chuẩn
4.4 Tiểu kết chương 4

141

KẾT LUẬN

143


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

147

TÀI LIỆU THAM KHẢO

148

PHỤ LỤC 1: Thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và các tương đương
dịch thuật trong tiếng Việt
PHỤ LỤC 2: Danh sách các thuật ngữ tiếng Việt đề xuất chuẩn hóa


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

HNGĐ: Hôn nhân và gia đình
YTTN: Yếu tố thuật ngữ
TDDT: Tương đương dịch thuật
NXB: Nhà xuất bản
KHXH: Khoa học xã hội


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo là từ 47
Bảng 2.2. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt có cấu tạo là từ 47
Bảng 2.3. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo là ngữ 48
Bảng 2.4. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt có cấu tạo là ngữ 48
Bảng 2.5: Thuật ngữ HNGĐ Anh là từ xét từ phương thức cấu tạo


49

Bảng 2.6: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ phái sinh xét từ phương thức cấu tạo 50
Bảng 2.7: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ ghép xét từ phương thức cấu tạo 50
Bảng 2.8: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là ngữ xét từ phương thức cấu tạo

51

Bảng 2.9: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ xét từ phương thức cấu tạo

52

Bảng 2.10: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ ghép xét từ phương thức cấu tạo 52
Bảng 2.11: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là ngữ xét từ phương thức cấu tạo

52

Bảng 2.12: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ xét từ phương diện từ loại

53

Bảng 2.13: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là ngữ xét từ phương diện từ loại

54

Bảng 2.14: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ xét từ phương diện từ loại

55


Bảng 2.15: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là ngữ xét từ phương diện từ loại

55

Bảng 2.16: Thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt xét từ số lượng YTTN

67

Bảng 3.1: Các đặc trưng định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh

92

Bảng 3.2: Các đặc trưng định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt

98

Bảng 4.1. Tương đương dịch thuật tiếng Việt của thuật ngữ hôn nhân và

117

gia đình tiếng Anh từ phương diện hình thức
Bảng 4.2. Các trường hợp tương đương 1 thuật ngữ tiếng Anh/ nhiều

119

tương đương dịch thuật tiếng Việt
Bảng 4.3. Các trường hợp tương đương nhiều thuật ngữ tiếng Anh/ một
tương dịch thuật tiếng Việt

119



Bảng 4.4. Các trường hợp tương đương nhiều thuật ngữ tiếng Anh/

121

nhiều tương dịch thuật tiếng Việt
Bảng 4.5. Các tương đương dịch thuật của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh xét
từ phương diện nội dung

121


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với tiến trình toàn cầu hóa ở khắp nơi trên thế giới, Việt
Nam đã và đang nỗ lực để hòa nhập một cách sâu rộng vào cộng đồng quốc tế
nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. Trước yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là sự phát triển như vũ
bão của công nghệ, khoa học - kỹ thuật, như bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế
giới, tiếng Việt cũng có sự phát triển mạnh mẽ, trước hết là trong lĩnh vực thuật
ngữ khoa học để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Chính vì vậy, trong cuốn sách
Thuật ngữ học - những vấn đề lí luận và thực tiễn do Hà Quang Năng làm chủ
biên xuất bản năm 2012 các tác giả đã nhấn mạnh “xây dựng thuật ngữ khoa
học là công việc có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc phát triển khoa học
và kỹ thuật của đất nước, có tác động to lớn đến sự phát triển nền giáo dục của
quốc gia.” [41,tr.7]. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thuật ngữ đã lôi cuốn được sự
chú ý của nhiều nhà khoa học ở trong nước và thế giới.
So với hệ thống pháp luật của nhiều nước khác trên thế giới, có thể nói
rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam còn khá non trẻ. Để đẩy nhanh quá trình

hội nhập và xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và hết sức quan
trọng của nước ta hiện nay. Trong các ngành luật ở Việt Nam, luật Hôn nhân và
gia đình là một ngành luật có vai trò quan trọng đặc biệt. Nếu như các ngành
luật khác chỉ liên quan đến một số đối tượng nhất định (ví dụ luật hiến pháp
điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính
trị, kinh tế, v.v.; luật kinh tế chỉ liên quan đến những cá nhân, tổ chức, đơn vị
kinh tế; luật lao động chỉ liên quan đến người lao động và sử dụng lao động,
v.v.) thì luật Hôn nhân và gia đình có liên quan đến tất cả mọi thành viên trong
xã hội không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, tôn giáo, giàu
nghèo, v.v. Mặt khác, cùng với sự hòa nhập về mọi mặt, các quan hệ hôn nhân

1


và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Những mối quan hệ đó có những tác động đáng kể đến đời sống gia đình - tế
bào của xã hội, đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều người dân cũng như của
xã hội Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi những người trực tiếp tham gia hay liên
quan đến các mối quan hệ này cũng như những người công tác trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình phải có những hiểu biết thấu đáo về luật pháp và quy định
của các quốc gia trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Lẽ dĩ nhiên, yêu cầu trên
sẽ là bất khả thi nếu các văn bản luật không được chuyển dịch một cách chuẩn
xác giữa các ngôn ngữ. Trong chuyển dịch các văn bản khoa học như văn bản
luật, Newmark [116,tr.151] cho rằng chủ yếu dựa vào thuật ngữ dù thuật ngữ
chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10% nội dung văn bản khoa học.
Qua khảo sát ban đầu chúng tôi nhận thấy, các thuật ngữ hôn nhân và
gia đình tiếng Anh chưa được chuyển dịch một cách hệ thống sang tiếng Việt
mà mới chỉ nằm rải rác đâu đó trong các từ điển Anh - Việt. Thêm vào đó, một
số thuật ngữ của lĩnh vực hôn nhân gia đình được sử dụng trong các văn bản

pháp lý trong tiếng Việt chưa có tính hệ thống cao, còn mang sắc thái miêu tả
chứ chưa có tính chất định danh; một số thuật ngữ có trong tiếng Anh và một
số ngôn ngữ khác nhưng chưa có trong tiếng Việt.
Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm của hệ thuật ngữ hôn
nhân gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách bài bản nhằm chuyển
dịch một cách chính xác các thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ trong luật và các văn bản liên quan
để góp phần hoàn thiện hệ thống luật nói chung và luật hôn nhân gia đình nói
riêng đã trở nên hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này vẫn
chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình
Anh-Việt (qua Family Law Act của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của
Việt Nam)”, chúng tôi muốn góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết thực tế đặt ra.
2


2. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ hôn nhân và gia đình
tiếng Anh và tiếng Việt thu thập trong các văn bản Family Law Act (Đạo luật
gia đình) của Anh và các văn bản Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam
cùng các văn bản, tài liệu liên quan trong tiếng Anh và tiếng Việt.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm về cấu tạo và ngữ
nghĩa của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt, thực trạng
chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
2.3. Tư liệu nghiên cứu
1190 thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 1175 thuật ngữ hôn
nhân và gia đình tiếng Việt được thu thập trong các văn bản Family Law Act
của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam, cụ thể như sau:

1. UK Family Law Act 1986 - Stationary Office Limited, 1986
2. UK Family Law Act 1996 - Stationary Office Limited, 1996
3. Luật Hchúng đều biểu thị hai hoặc nhiều hơn hai khái niệm hoặc
đối tượng khác nhau. Do đó, giải pháp đề xuất với các thuật ngữ này là bỏ các
liên từ, các dấu phẩy (,) và tách các thuật ngữ ra thành các thuật ngữ đơn chỉ
biểu thị một khái niệm hoặc đối tượng duy nhất.
Ví dụ: thuật ngữ quyền, nghĩa vụ thăm nom cần bỏ dấu phẩy và tách
thành hai thuật ngữ: (1) quyền thăm nom, (2) nghĩa vụ thăm nom.
140


Tương tự thuật ngữ quyền, lợi ích chính đáng của vợ và con cần bỏ dấu
phẩy (,), liên từ và và tách thành 4 thuật ngữ: (1) quyền của vợ, (2) quyền của
con, (3) lợi ích chính đáng của vợ, (4) lợi ích chính đáng của con.
4.3.4.3. Chuẩn hóa các thuật ngữ đồng nghĩa
Các thuật ngữ đồng nghĩa chiếm tỉ lệ không nhiều trong số các thuật
ngữ hôn nhân gia đình tiếng Việt cần chuẩn hóa.
 Các thuật ngữ đồng nghĩa nhưng khác nhau ở tần số sử dụng
Ví dụ: thành viên khác của gia đình/ thành viên khác trong gia đình chúng
tôi đề xuất chọn thuật ngữ thường dùng hơn là thành viên khác trong gia đình.
 Các thuật ngữ đồng nghĩa do được cấu tạo bởi các yếu tố đồng
nghĩa.
Ví dụ người chưa đủ tuổi kết hôn/ người chưa đến tuổi kết hôn chúng tôi đề
xuất chọn thuật ngữ biểu thị khái niệm mang tính pháp lý hơn là thuật ngữ
người chưa đủ tuổi kết hôn.
4.4. Tiểu kết chương 4
Chương 4 nghiên cứu thực trạng chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh Việt và chuẩn hóa thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt với các điểm chính sau:
1. Kết quả khảo sát các tương đương dịch thuật tiếng Việt của 1190 thuật
ngữ HNGĐ tiếng Anh về các phương diện cấu tạo, nội dung và phương thức
chuyển dịch cho thấy việc chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt vẫn còn

một số hạn chế: tồn tại nhiều tương đương dịch thuật đồng nghĩa, một số tương
đương dịch thuật mang tính miêu tả, dài dòng.
2. Các đề xuất mang tính đường hướng đã được đưa ra như: tuân thủ
nghiêm túc các yêu cầu, nguyên lý, nguyên tắc và phương pháp và phương thức
dịch thuật và dịch thuật ngữ; thành thạo hai ngôn ngữ; kiến thức về tập quán
HNGĐ ở Anh và Việt Nam, về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật HNGĐ
nói riêng; xây dựng từ điển Thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt và từ điển Thuật ngữ

141


Luật HNGĐ Anh - Việt; thường xuyên cập nhật các thuật ngữ HNGĐ mới trong
tiếng Anh.
3. Một số thủ thuật và đề xuất cụ thể giúp nâng cao chất lượng dịch
thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt là: lựa chọn kỹ càng từ ngữ tiếng Việt, căn cứ
vào nội dung thuật ngữ để lựa chọn tương đương phù hợp nhất trong số nhiều
tương đương và để tạo ra các vỏ ngữ âm cho các thuật ngữ không có tương
đương trong tiếng Việt; tránh sử dụng các từ địa phương, sử dụng yếu tố Hán
Việt trong dịch thuật; tránh sử dụng các yếu tố danh hóa, tính từ hóa. Các
phương án chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ từ tiếng Anh sang tiếng Việt được
trình bày cụ thể trong Phụ lục 1 của luận án.
4. Các thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt chưa đạt chuẩn có các trường hợp
sau: dư thừa các yếu tố không cần thiết; biểu thị nhiều hơn một đối tượng,
khái niệm; đồng nghĩa; dài dòng mang tính miêu tả. Dựa trên các tiêu chuẩn
của thuật ngữ, đặc trưng của tiếng Việt, nội dung cơ bản của ngành luật
HNGĐ và xu thế phát triển của các mối quan HNGĐ và luật HNGĐ, các đề
xuất chỉnh lý và chuẩn hóa thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt được đưa ra như: bỏ các
hư từ trong một số trường hợp có thể bỏ; loại bỏ những yếu tố dư thừa, bỏ các
liên từ, dấu phảy, tách thuật ngữ (với thuật ngữ là cụm từ ghép); chọn thuật ngữ
thường dùng hơn trong đó ưu tiên các thuật ngữ, yếu tố mang tính pháp lý hơn

do các thuật ngữ này được thu thập trong Luật hôn nhân và gia đình. Danh
sách các thuật ngữ được chuẩn hóa được chúng tôi trình bày cụ thể trong Phụ
lục 2 của luận án.

142


KẾT LUẬN

Hôn nhân và gia đình là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội,
ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã hội. Trong thế giới phẳng, việc tìm
hiểu về hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước là việc làm cần
thiết. Lẽ dĩ nhiên, hệ thống thuật ngữ hôn nhân và gia đình trong luật hôn nhân
và gia đình ở các nước đóng vai trò quan trọng đối với thành công của việc
giao lưu, tìm hiểu đó. Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình
Anh - Việt qua cứ liệu Family Law Act của Anh và Luật Hôn nhân và Gia
đình của Việt nam, bước đầu có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Trên cơ sở xác định “Thuật ngữ hôn nhân và gia đình là từ hay cụm
từ cố định được dùng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình để biểu thị chính
xác các khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực trên,” luận án đã xác định
được 1190 thuật ngữ tiếng Anh và 1175 thuật ngữ tiếng Việt (trong đó có 132
thuật ngữ chưa đạt chuẩn) để xem xét, đối chiếu.
2. Về phương diện cấu tạo: Đặc điểm cấu tạo của hai hệ thuật ngữ được
đối chiếu dựa trên các tiêu chí về số lượng các yếu tố cấu tạo, về phương thức
cấu tạo, về từ loại và mô hình cấu tạo.
Về số lượng YTTN, kết quả khảo sát cho thấy trong cả hai ngôn ngữ,
thuật ngữ có 2 và 3 YTTN chiếm tỉ lệ cao hơn các thuật ngữ khác (88,1% trong
tiếng Anh và 84,9% trong tiếng Việt). Thuật ngữ gồm 2 yếu tố chiếm tỉ lệ cao
nhất trong cả hai ngôn ngữ với 75,0% thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và 57,5%
thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt. Mặc dù cả hai hệ thuật ngữ đều có cấu tạo khá

ngắn gọn, chặt chẽ, các thuật ngữ trong tiếng Anh có cấu tạo ngắn gọn hơn các
thuật ngữ tiếng Việt (với tỉ lệ thuật ngữ dài nhất có 4 YTTN chỉ là 0,5%).
Về phương thức cấu tạo và quan hệ ngữ pháp, thuật ngữ HNGĐ tiếng
Anh và tiếng Việt đều có dạng là từ hoặc ngữ, trong đó ngữ chiếm tỉ lệ cao
hơn (67,1% thuật ngữ tiếng Anh và 68% thuật ngữ tiếng Việt). Phương thức
143


ghép là phương thức chính tạo nên đa số các thuật ngữ HNGĐ trong hai ngôn
ngữ nhất là trong tiếng Việt. Tuy nhiều thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh được tạo
ra từ phương thức phụ gia (18,6% thuật ngữ), không có thuật ngữ tiếng Việt
nào được tạo ra bởi phương thức này. Xét về quan hệ, có 6,1% thuật ngữ
HNGĐ tiếng Việt được ghép theo quan hệ đẳng lập trong khi không có thuật
ngữ HNGĐ tiếng Anh nào có quan hệ ngữ pháp này.
Về phương diện từ loại, các thuật ngữ HNGĐ trong cả tiếng Anh và
tiếng Việt đều gồm: danh từ, ngữ danh từ, động từ, ngữ động từ, tính từ và ngữ
tính từ. 91,1% thuật ngữ tiếng Anh và 72% thuật ngữ tiếng Việt là ngữ danh
từ. Các thuật ngữ là động từ/ ngữ động từ, tính từ/ ngữ tính từ trong cả hai ngôn
ngữ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (tiếng Anh - 8,9% và tiếng Việt - 28%). Trong tiếng
Anh tỉ lệ thuật ngữ là động từ và ngữ động từ là thấp nhất (4,2%) còn trong tiếng
Việt các thuật ngữ là tính từ và ngữ tính từ chiếm tỉ lệ thấp nhất với 2,4%.
Về mô hình cấu tạo, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt các mô hình cấu tạo
thuật ngữ HNGĐ có sức sản sinh cao nhất đều là các mô hình gồm hai yếu tố
(tạo ra 54,5% thuật ngữ tiếng Anh và 50,8% thuật ngữ tiếng Việt). Với 13 mô
hình trong tiếng Anh so với 24 mô hình trong tiếng Việt, sức sản sinh của các
mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là cao hơn hẳn so với mô hình cấu
tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt.
3. Về phương diện ngữ nghĩa, hai hệ thuật ngữ có nhiều điểm tương
đồng cũng như khác biệt.
Thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt đều được cấu tạo

bằng cách thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường và vay mượn từ các ngôn ngữ
khác. Tuy nhiên cách thức vay mượn thuật ngữ từ ngôn ngữ khác trong tiếng
Anh và tiếng Việt là khác nhau. Việc vay mượn thuật ngữ hôn nhân và gia đình
trong tiếng Anh được thực hiện bằng cách sao phỏng, giữ nguyên dạng hay
ghép lai còn trong tiếng Việt chỉ được vay mượn bằng phương thức sao phỏng.

144


Thêm vào đó, trong tiếng Anh còn có thêm một con đường nữa là hình thành
thuật ngữ trên các cơ sở ngữ liệu vốn có với các phương thức phụ gia và ghép.
14 phạm trù ngữ nghĩa và 21 đặc trưng định danh trong tiếng Anh và 14
phạm trù ngữ nghĩa và 21 đặc trưng định danh trong tiếng Việt đã được xác định.
Các đặc trưng được sử dụng để định danh nhiều thuật ngữ nhất là đặc trưng về
lĩnh vực hoạt động/ công tác (157 thuật ngữ tiếng Anh, 152 thuật ngữ tiếng
Việt); đặc trưng về đối tượng (115 thuật ngữ tiếng Anh, 139 thuật ngữ tiếng
Việt); đặc trưng về tư cách, đặc điểm pháp lý (125 thuật ngữ tiếng Anh và 72
thuật ngữ tiếng Việt). 21 đặc trưng định danh các thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh
và tiếng Việt không hoàn toàn trùng nhau. Ngoài ra, đặc trưng về loại được sử
dụng với tần suất khá cao trong tiếng Anh với 117 thuật ngữ nhưng chỉ có 56
thuật ngữ tiếng Việt. Ngược lại, đặc trưng về hoạt động cụ thể được sử dụng
nhiều trong tiếng Việt với 112 thuật ngữ nhưng chỉ có 3 thuật ngữ tiếng Anh.
4. Về thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng
Anh sang tiếng Việt và những đề xuất.
Về cấu tạo, nhiều thuật ngữ tiếng Anh đã thay đổi cấu tạo khi chuyển
sang tiếng Việt (337 thuật ngữ). Về số lượng các thành phần tương đương, có
4 trường hợp tương đương giữa thuật ngữ tiếng Anh và tương đương dịch
thuật tiếng Việt là: 1/1, 1/ nhiều, nhiều/ 1 và nhiều/ nhiều. Về phương thức
dịch thuật, các dịch giả đã áp dụng các phương thức: sao phỏng, chuyển loại,
biến điệu, sát nghĩa và dịch thoát.

Việc chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt vẫn còn một
số hạn chế như: còn nhiều tương đương dịch thuật đồng nghĩa; một số tương
đương dịch thuật mang tính miêu tả, dài dòng. Luận án đã đưa ra các đề xuất
chung như: nắm vững và áp dụng các lý thuyết dịch thuật và dịch thuật ngữ;
thành thạo 2 ngôn ngữ; có kiến thức sâu về tập quán hôn nhân và gia đình ở Anh
và Việt Nam, về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình
nói riêng; xây dựng từ điển Thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt và từ điển
145


Thuật ngữ Luật Hôn nhân và Gia đình Anh - Việt; thường xuyên cập nhật các
thuật ngữ hôn nhân gia đình tiếng Anh mới. Một số thủ thuật và đề xuất cụ thể
giúp nâng cao chất lượng dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt là:
lựa chọn kỹ càng từ ngữ tiếng Việt, căn cứ vào nội dung thuật ngữ để lựa chọn
tương đương phù hợp nhất trong số nhiều tương đương và để tạo ra các vỏ ngữ
âm cho các thuật ngữ không có tương đương trong tiếng Việt; tránh sử dụng
các từ địa phương; sử dụng yếu tố Hán Việt trong dịch thuật.
5. Luận án cũng đã đưa ra các đề xuất chuẩn hóa các thuật ngữ tiếng
Việt chưa đạt chuẩn. Các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt chưa đạt
chuẩn có các trường hợp sau: dư thừa các yếu tố không cần thiết; biểu thị
nhiều hơn một đối tượng, khái niệm; đồng nghĩa; dài dòng mang tính miêu tả.
Dựa trên các tiêu chuẩn của thuật ngữ, đặc trưng của tiếng Việt, nội dung cơ
bản của ngành luật hôn nhân gia đình và xu thế phát triển của các mối quan hệ
hôn nhân gia đình và luật hôn nhân gia đình, các đề xuất chỉnh lý và chuẩn hóa
thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt được đưa ra như: bỏ các hư từ trong
một số trường hợp có thể bỏ; loại bỏ những yếu tố dư thừa, bỏ các liên từ, dấu
phảy, tách thuật ngữ (với thuật ngữ là cụm từ ghép); chọn thuật ngữ thường
dùng hơn, yếu tố mang tính pháp lý hơn.
6. Luận án đã đưa ra những phương án chuyển dịch 1190 thuật ngữ hôn
nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tuy nhiên những thuật ngữ này

là những thuật ngữ được thu thập trong các luật và văn bản luật về hôn nhân
và gia đình. Trong tương lai, luận án này có thể được mở rộng nghiên cứu ra
các thuật ngữ hôn nhân và gia đình trong các loại văn bản khác nhằm phục vụ
xây dựng Từ điển thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt. Bên cạnh đó,
nghiên cứu về việc chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình Việt - Anh
cũng là một hướng nghiên cứu thiết thực phục vụ công tác biên-phiên dịch nói
chung và xây dựng Từ điển thuật ngữ hôn nhân và gia đình Việt - Anh.

146


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh (qua “Family
Law Act” của Anh) - Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống - Số 10 (264)-2017 Tr.92-96
2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt (qua cứ liệu
Luật hôn nhân và gia đình) - Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư - Số 6(50),
11-2017 - Tr.127-132
3. Dạy - học thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát tại Học viện Cảnh
sát nhân dân - Tạp chí Khoa học và Giáo dục an ninh - Số 22 -T12/2017 Tr.82-84.

147


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Hoài Ân (2005), Tương đương dịch thuật và tương đương thuật ngữ,
Khoa học, Tập XXI, (2).
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.
3. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ tập 2–Từ hội học,NXB Giáo dục.

4. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập – Tập 1 – Từ vựng ngữ
nghĩa, NXB Giáo dục.
5. Vũ Văn Chuyên, Lê Khả Kế (1957), Danh từ thực vật học, NXB Giáo dục.
6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục
7. Nguyễn Hồng Cổn (2001), Vấn đề tương đương trong dịch thuật, Tạp chí
Ngôn ngữ 11/2001 - Tr.36-48
8. Nguyễn Thanh Dung (2017), Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh,
Luận án Tiến sỹ, Học viện Khoa học xã hội.
9. Dương Kỳ Đức (2009), Một số vấn đề của thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Số 3 (161), Tr.41-43
10. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục VN.
11. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam.
12. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2006), Dẫn
luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
13. Nguyễn Thị Bích Hà (2004), Cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật – Việt,
NXB KHXH
14. Hoàng Xuân Hãn (1942), Danh từ khoa học, Vĩnh Bảo, Sài Gòn
15. Hoàng Văn Hành (1983), Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng
Việt, Ngôn ngữ, Số 4, tr.26.


16. Vũ Quang Hào (1991), Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt: đặc điểm và cấu
tạo thuật ngữ, Luận án Phó tiến sỹ khoa học ngữ văn, Trường ĐHTH Hà Nội
17. Nguyễn Văn Hiệp (2010), Câu đặc biệt trong tiếng Việt nhìn từ lý thuyết
điển mẫu, Ngôn ngữ, Số 6, tr.5-13
18. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục
19. Đỗ Việt Hùng (2012), Nhận thức cộng đồng người Việt về thế giới (thông
qua phương thức định danh sự vật, hiện tượng của từ ghép chính phụ), Ngôn

ngữ, Số 12 – tr.11-18.
20. Vũ Thị Thu Huyền (2012), Thuật ngữ khoa học kỹ thuât xây dựng trong
tiếng Việt, Luận án tiến sỹ ngôn ngữ học, Học viện KHXH
21. Lê Khả Kế (1967), Xây dựng hệ thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt, trong
Tiếng Việt và dạy đại học bằng tiếng Việt, NXB KHXH.
22. Lê Khả Kế (1975), Về một vài vấn đề trong việc xây dựng thuật ngữ khoa
học ở nước ta, Ngôn ngữ, Số 3, tr.15-18.
23. Lê Khả Kế (1984), Chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt, trong Chuẩn
hóa chính tả và thuật ngữ, NXB Giáo dục.
24. Lê Khả Kế (1967), Tiếng Việt và dạy đại học bằng Tiếng Việt, NXB
KHXH.
25. Nguyễn Văn Khang (2000), Chuẩn hóa thuật ngữ nhìn từ bối cảnh xã hội,
Ngôn ngữ, Số1, tr.46-54.
26. Nguyễn Văn Khang (2003), Kế hoạch hóa ngôn ngữ - Ngôn ngữ xã hội vĩ
mô, NXB Khoa học xã hội, H
27. Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục
28. Đức Kỳ (1973), Về công tác biên soạn từ điển thuật ngữ của ta hiện nay,
Ngôn ngữ, Số 3, tr.31-34.
29. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
30. Lưu Vân Lăng (1968), Vấn đề dùng thuật ngữ khoa học nước ngoài, NXB
KHXH.


31. Lưu Vân Lăng (1977), Thống nhất quan niệm về tiêu chuẩn thuật ngữ
khoa học, Ngôn ngữ, Số 1, tr.1-11
32. Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý (1971), Tình hình và xu hướng phát triển
thuật ngữ tiếng Việt trong mấy chục năm qua, Ngôn ngữ, Số 1, tr.44-54
33. Lưu Vân Lăng (1987), Vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, NXB KHXH,
H.
34. Lưu Vân Lăng (1998), Ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB KHXH.

35. Mai Thị Loan (2011), Thống nhất các yêu cầu của một thuật ngữ chuẩn,
Tạp chí KH ĐH Quốc gia Hà nội, Ngoại ngữ 27 (2011), Tr.53-66
36. Mai Thị Loan (2012), Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ luật
sở hữu trí tuệ tiếng Việt, Luận án Tiến sỹ ngôn ngữ học, Học viện KHXH
37. Nguyễn Văn Lợi (2010), Những vấn đề lý luận trong thuật ngữ học ở Liên
bang Nga, Từ điển học & Bách khoa thư, Số 6, tr.21-31
38. Nguyễn Văn Lợi (2011), Từ điển học thuật ngữ ở Liên Bang Nga, Từ điển
học &Bách khoa thư, Số 4, tr.1-5
39. Nguyễn Văn Lợi (2011), Thuật ngữ học ứng dụng ở Liên bang Nga, Từ
điển học và Bách khoa thư, Số 5, tr. 1-8.
40. Vương Thị Thu Minh (2005), Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách
phiên chuyển sang tiếng Việt, Luận án TS, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
41. Hà Quang Năng (chủ biên) (2012), Thuật ngữ học những vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Từ điển bách khoa.
42. Hà Quang Năng (2009), Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt, Từ điển học
&Bách khoa thư, kỳ 1, Số 12, tr.32-38
43. Hà Quang Năng (2010), Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt, Từ điển học
&Bách khoa thư, kỳ 2, Số 1, tr.38-45
44. Hà Quang Năng (2010), Một số vấn đề cơ bản về lí luận và phương pháp
luận của thế giới và Việt nam về việc biên soạn từ điển chuyên ngành và thuật
ngữ, Đề tài cấp bộ, Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.


45. Đái Xuân Ninh (chủ biên) (1984), Ngôn ngữ học: Khuynh hướng, lĩnh vực,
khái niệm, Tập 1, NXB KHXH.
46. Hoàng Phê (chủ biên) (2015), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
47. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trong Báu, Nguyễn Văn Tu (1982), Tiếng
Việt trên đường phát triển, NXB KHXH.
48. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Khảo sát hệ thuật ngữ tin học – viễn
thông tiếng Việt, Luận án tiến sỹ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà nội

49. Nguyễn Thị Kim Thanh (2004), Vài nét về đặc điểm định danh của thuật
ngữ tin học – viễn thông tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 12, tr.16-26.
50. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại
học và Giáo dục chuyên nghiệp.
51. Lê Quang Thiêm (2006), Tầng nghĩa và kiểu nghĩa chức năng từ vựng,
Ngôn ngữ, số 3(2007), tr.1-10.
52. Lý Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt, NXB Phương Đông.
53. Lý Toàn Thắng (2012), Một số vấn đề lí luận ngôn ngữ học và tiếng Việt,
NXB KHXH.
54. Lê Hùng Tiến (2007), Vấn đề phương pháp trong dịch thuật Anh-Việt Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà nội, Ngôn ngữ.T.XXIII, Số 1(2007), tr.1-14.
55. Lê Hùng Tiến (2010), Tương đương dịch thuật và tương đương trong dịch
Anh - Việt, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà nội, Ngôn ngữ 26(2010), tr.141-150
56. Nguyễn Cảnh Toàn (1983), Một số vấn đề xung quanh việc chuẩn hóa
chính tả và thuật ngữ, Ngôn ngữ, Số 4, tr. 2-8
57. Vương Toàn (2007), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam,
NXB KHXH
58. Vương Toàn (2007), Xây dựng hệ thuật ngữ thông tin thư viện, góp phần
hoàn thiện ngôn ngữ khoa học tiếng Việt, Bản tin thư viện – công nghệ thông
tin, Số 8, tr.2-12.


59. Nguyễn Đức Tồn (2010), Một số vấn đề về nghiên cứu, xây dựng và chuẩn
hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, Kỳ 1,
Ngôn ngữ, Số 12, tr. 1-10
60. Nguyễn Đức Tồn (2011), Một số vấn đề về nghiên cứu, xây dựng và chuẩn
hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, Kỳ 2,
Ngôn ngữ, Số 1, tr. 1-10
61. Nguyễn Đức Tồn (2010), Các vấn đề khác của chuẩn hóa tiếng Việt, trong
Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt, Đề tài KH cấp bộ,Viện Ngôn ngữ.

62. Nguyễn Đức Tồn (2012), Về đặc điểm mô hình cấu tạo và việc chuẩn hóa
thuật ngữ xây dựng là cụm từ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 5, tr.59-70
63. Nguyễn Đức Tồn chủ nhiệm (2012), Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ tiếng
Việt phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam, Đề tài KH cấp Bộ,
Viện Ngôn ngữ học, mã số CT11-13-02.
64. Nguyễn Đức Tồn (2013), Quan điểm mới về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn
hóa thuật ngữ, Ngôn ngữ, Số 1, tr.19-26.
65. Nguyễn Đức Tồn (2013), Những vấn đề của ngôn ngữ học cấu trúc dưới
ánh sáng lý thuyết ngôn ngữ hiện đại, NXB KHXH.
66. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục.
67. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXBĐH-THCN.
68. Lưu Trọng Tuấn (2008), Dịch thuật văn bản khoa học, NXB KHXH.
69. Hoàng Tuệ (1983), Chuẩn hóa chính tả và chuẩn hóa thuật ngữ, Trung
tâm biên soạn và cải cách giáo dục và Viện Ngôn ngữ học Việt Nam.
70. Viện Ngôn ngữ học (1981), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ
ngữ - NXB KHXH, H.
71. Hoàng Văn Vân (2005), Nghiên cứu dịch thuật, Hà Nội: NXB KHXH.
72. Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB
Giáo dục.
73. Luật hôn nhân và gia đình (2014), NXB Lao động


×