Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình anh việt (qua family law act của anh và luật hôn nhân và gia đình của việt nam) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.71 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ANH-VIỆT
(QUA FAMILY LAW ACT CỦA ANH VÀ
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số:
9222024

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hoành
2. GS.TS. Nguyễn Văn Lợi

Hà Nội – 2018

1


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hoành
2. GS. TS. Nguyễn Văn Lợi



Phản biện 1: GS.TS. Lê Quang Thiêm
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hùng Việt
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội
vào hồi
giờ
ngày
tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia,
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang nỗ lực
để hòa nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy sự
phát triển của đất nước. Trước yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếng Việt có sự phát triển
mạnh mẽ, trước hết là trong lĩnh vực thuật ngữ khoa học.
Để đẩy nhanh hội nhập và xây dựng thành công nhà nước
pháp quyền, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật là
nhiệm vụ cấp bách. Luật Hôn nhân và gia đình có vai trò quan
trọng đặc biệt. Các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài trở nên phổ biến.Vì vậy, những người liên quan, những
người công tác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình phải có hiểu

biết về luật, quy định của các quốc gia về hôn nhân và gia đình.
Yêu cầu trên là bất khả thi nếu các văn bản luật không được
chuyển dịch một cách chuẩn xác. Việc chuyển dịch các văn bản
khoa học chủ yếu dựa vào thuật ngữ dù thuật ngữ chỉ chiếm
khoảng từ 5% đến 10% nội dung văn bản. [Newmark]
Khảo sát ban đầu cho thấy, các thuật ngữ hôn nhân và gia
đình tiếng Anh chưa được chuyển dịch một cách hệ thống sang
tiếng Việt. Một số thuật ngữ của lĩnh vực hôn nhân gia đình
trong các văn bản pháp lý trong tiếng Việt cần được chuẩn hóa.
Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm của hệ thuật
ngữ hôn nhân gia đình tiếng Anh và tiếng Việt nhằm chuyển dịch
chính xác các thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ trong luật để góp phần
hoàn thiện hệ thống luật nói chung và luật hôn nhân gia đình nói
riêng đã trở nên cấp thiết mà chưa được quan tâm đến.
Chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và
gia đình Anh-Việt (qua Family Law Act của Anh và luật hôn
nhân và gia đình của Việt Nam)”, chúng tôi muốn góp phần đáp
ứng nhu cầu cấp thiết thực tế đặt ra.
1


2. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ hôn nhân
và gia đình (HNGĐ) tiếng Anh và tiếng Việt trong Family Law
Act của Anh và Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm về cấu trúc và ngữ
nghĩa của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt, thực trạng

chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh-Việt.
2.3. Tư liệu nghiên cứu
1190 thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 1175
thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt được thu thập từ:
- UK Family Law Act 1986 - Stationary Office Limited, 1986
- UK Family Law Act 1996 – Stationary Office Limited, 1996
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2000– NXB Chính trị QG, 2010
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 – NXB Lao động, 2014.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ hôn
nhân và gia đình Anh - Việt về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa.
- Góp phần chuyển dịch chuẩn xác thuật ngữ hôn nhân và gia
đình tiếng Anh trong Family Law Act sang tiếng Việt.
- Góp phần chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng
Việt trong luật Hôn nhân và Gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu
- Xác lập danh sách thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh,
tiếng Việt trong Family Law Act, Luật Hôn nhân và gia đình.
- Phân tích, đối chiếu các đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của
thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt.
- Đề xuất phương hướng, biện pháp chuyển dịch thuật ngữ hôn
nhân và gia đình tiếng Anh sang tiếng Việt.
2


- Đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể để chuẩn hóa thuật
ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
miêu tả (với 2 thủ pháp: phân tích theo thành tố trực tiếp và
thống kê), so sánh đối chiếu; dịch
5. Cái mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ
hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt trong Family Law
Act và Luật Hôn nhân và gia đình từ góc độ ngôn ngữ học nhằm
chuyển dịch chuẩn xác các thuật ngữ đó từ tiếng Anh sang tiếng
Việt và chuẩn hóa các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt.
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần bổ sung và mở rộng các vấn đề lý luận về
thuật ngữ học và chuẩn hóa thuật ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu;
góp phần bổ sung và hoàn thiện lý thuyết dịch thuật và dịch thuật
ngữ trên cơ sở thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án giúp hiểu sâu sắc đặc điểm của thuật ngữ hôn nhân và
gia đình tiếng Anh, tiếng Việt; Là cơ sở biên soạn từ điển thuật
ngữ hôn nhân và gia đình; Góp phần hoàn thiện các thuật ngữ
hôn nhân và gia đình tiếng Việt; Là tài liệu tham khảo hữu ích.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hôn
nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn
nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 4: Chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình AnhViệt và việc chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt
3



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1.1. Trên thế giới
Trong thế kỉ XVIII, XIX, các nhà khoa học như Lavoisier,
Berthollet, Linné là người đi đầu trong xây dựng thuật ngữ. Đến
những năm 30 của thế kỉ XX, thuật ngữ bắt đầu khẳng định được
vị thế. Nổi bật trong giai đoạn này là các nghiên cứu của E.
Wuster - những nghiên cứu là tiền đề cho sự phát triển của thuật
ngữ học hiện đại và dẫn đến sự ra đời của 3 trường phái thuật
ngữ học cổ điển đã định hình cơ sở lý thuyết của thuật ngữ học,
nguyên tắc mang tính phương pháp chi phối việc ứng dụng của
thuật ngữ học: trường phái thuật ngữ học Áo, Liên Xô và Séc.
Nhiều học giả như Juan C. Sager, Peter Weissenhofer, Britta
Zawada, Piet Swanepoel, M. Teresa Cabré, Ingrid Meyer, Kyo
Kageura, Rita Temmerman, v.v. trong các nghiên cứu của mình
đã chỉ ra những hạn chế của ba trường phái thuật ngữ học trên.
1.1.1.2. Tại Việt Nam
Hệ thống thuật ngữ khoa học bắt đầu hình thành vào đầu thế
kỷ XX. Đến những năm 30 của thế kỉ XX, thuật ngữ học đã có
bước phát triển mới. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là người đi đầu
trong xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Những năm còn
lại của thế kỷ XX, hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt có sự
phát triển nhanh chóng. Đến nay, các từ điển thuật ngữ ở hầu hết
các lĩnh đã được xây dựng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về lý
luận, thực tiễn xây dựng thuật ngữ được thực hiện để ngày càng
chuẩn hóa, thống nhất các thuật ngữ ở các ngành. Gần đây,

hướng nghiên cứu mới được nhiều học giả quan tâm: nghiên cứu
về thuật ngữ của một ngành khoa học cụ thể, đề xuất giải pháp
chỉnh lý, thống nhất, chuẩn hóa, chuyển dịch các thuật ngữ đó.
4


1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hôn nhân và gia đình
Đến nay chưa có nghiên cứu riêng, sâu nào về thuật ngữ hôn
nhân gia đình, thuật ngữ hôn nhân gia đình trong Family Law
Act và Luật hôn nhân và gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án
1.2.1. Một số vấn đề lý luận về thuật ngữ
1.2.1.1. Khái niệm thuật ngữ
Tiếp thu quan điểm của các nhà khoa học, chúng tôi vận dụng
định nghĩa thuật ngữ được đưa ra trong Từ điển bách khoa Việt
Nam: thuật ngữ là từ hay cụm từ cố định được dùng trong các
chuyên ngành để biểu thị chính xác các khái niệm và các đối
tượng chuyên ngành. Do yêu cầu chính xác, thuật ngữ thường
được chú trọng trước tiên đến quan hệ một-đối-một giữa hình
thức (vỏ ngữ âm) và nội dung (ý nghĩa chuyên ngành).
1.2.1.2. Vị trí của thuật ngữ trong ngôn ngữ
Nhiều quan điểm về vị trí của thuật ngữ trong ngôn ngữ đã
được đưa ra. Tuy nhiên, với tầng nền ngôn ngữ trong thuật ngữ,
hướng tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học là hướng tiếp cận quan
trọng hàng đầu nhằm miêu tả đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của
thuật ngữ, làm cơ sở để đánh giá, chuẩn hóa và đặt thuật ngữ.
1.2.1.3. Các đặc điểm và yêu cầu của thuật ngữ
 Tính chính xác của thuật ngữ
Tiêu chuẩn này đòi hỏi thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái
niệm hoặc đối tượng khoa học mà không gây nhầm lẫn.

 Tính hệ thống của thuật ngữ
Các thuật ngữ của một lĩnh vực thuộc về một hệ thống có tổ
chức có cấu tạo theo một hay nhiều bậc khác nhau dựa trên sự
tồn tại logic của một hệ thống thứ bậc đặc biệt.
 Tính ngắn gọn của thuật ngữ
Để đảm bảo sự chặt chẽ trong cấu tạo và tính chất định danh
của thuật ngữ thì ngắn gọn là một yêu cầu bắt buộc.
5


 Tính quốc tế của thuật ngữ
Thuật ngữ biểu thị các khái niệm khoa học- tài sản chung
cho cả nhân loại. Tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện cả ở hình
thức bên ngoài và hình thái bên trong.
 Tính dân tộc
Thuật ngữ là một bộ phận của hệ thống từ vựng của một
ngôn ngữ nhất định. Vì lẽ đó, thuật ngữ cũng có tính dân tộc, phù
hợp với đặc điểm của ngôn ngữ đó.
1.2.2. Một số vấn đề về lý thuyết định danh ngôn ngữ và thuật ngữ
1.2.2.1. Khái niệm
Định danh chính là quá trình đặt tên gọi cho một sự vật, hiện
tượng, tính chất, hành động, v.v.
1.2.2.2. Quá trình định danh
Quá trình định danh gồm hai bước: (1) quy loại khái niệm của
đối tượng được định danh và (2) chọn đặc trưng khu biệt [Gak].
1.2.2.3. Đơn vị định danh
Đơn vị định danh được chia thành đơn vị định danh gốc và
đơn vị định danh phái sinh. Nhóm thuật ngữ gồm các đơn vị định
danh gốc là các thuật ngữ có chức năng gọi tên các sự vật/ đối
tượng, hiện tượng, hoạt động, tính chất đặc trưng của chuyên

ngành (child, mẹ, v.v.). Thuật ngữ gồm các đơn vị định danh phái
sinh gồm từ hai yếu tố cấu tạo trở lên trong đó có một yếu tố
chính và một/ nhiều yếu tố phụ (battered child, mẹ chồng, v.v.).
1.2.3. Một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu
1.2.3.1. Khái niệm
Là phân ngành của ngôn ngữ học hiện đại, ngôn ngữ học đối
chiếu nghiên cứu trên nguyên tắc đồng đại để xác định điểm
tương đồng và khác biệt giữa hai/ nhiều hơn hai ngôn ngữ. Ngôn
ngữ học đối chiếu là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ và được ứng
dụng rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.
1.2.3.2. Một số điểm cơ bản của ngôn ngữ học đối chiếu
6


 Về phạm vi đối chiếu
Chúng tôi đồng ý với cách phân chia phạm vi đối chiếu trên
cơ sở phân biệt các bình diện phân tích ngôn ngữ là ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, ngữ dụng. [Bùi Mạnh Hùng]
 Về các bước trong nghiên cứu đối chiếu
Nghiên cứu đối chiếu gồm ba bước: miêu tả - xác định các
yếu tố có thể đối chiếu - đối chiếu. Có 3 khả năng: (1) có sự
tương đồng về một số phương diện giữa A và cái tương đương
trong ngôn ngữ thứ hai; (2) có sự khác biệt về một số phương
diện giữa A và cái tương đương trong ngôn ngữ thứ hai; (3) A
không có tương đương trong ngôn ngữ thứ hai. [Krzeszowski]
 Về cơ sở đối chiếu
Cơ sở đối chiếu thường xoay quanh các loại tương đương cơ
bản là: hình thức, nghĩa, dịch và ngữ dụng.
 Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu
(1) miêu tả một cách đầy đủ, chính xác phương tiện trong

hai ngôn ngữ đối chiếu trước khi đối chiếu; (2) nghiên cứu đối
chiếu phải được đặt trong hệ thống; (3) các phương tiện nghiên
cứu phải được xem xét trong cả hệ thống ngôn ngữ và hoạt động
giao tiếp; (4) đảm bảo tính nhất quán trong vận dụng khái niệm
và mô hình lý thuyết để miêu tả; (5) tính đến mức độ gần gũi về
loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu. [Bùi Mạnh Hùng]
 Các cách tiếp cận cơ bản
Có hai cách tiếp cận chủ yếu: nghiên cứu đối chiếu hai chiều
(hoặc nhiều chiều) và nghiên cứu đối chiếu một chiều.
 Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
Bình diện nào, cấp độ nào của hệ thống ngôn ngữ và lời nói có
thể miêu tả được đều có thể nghiên cứu đối chiếu được.
1.3. Tiểu kết chương 1
Chương 1 trình bày về quá trình hình thành, phát triển của
các nghiên cứu về thuật ngữ cũng như tình hình nghiên cứu thuật
7


ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt. Quan niệm về
thuật ngữ, vị trí của thuật ngữ, các tiêu chuẩn của thuật ngữ, các
nội dung chính của lý thuyết định danh ngôn ngữ và thuật ngữ,
ngôn ngữ học đối chiếu, đã được trình bày.
Chương 2
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Nhận diện, xác lập danh sách thuật ngữ HNGĐ Anh -Việt
Về hình thức: thuật ngữ HNGĐ có thể là các từ hoặc cụm từ
cố định. Về nội dung: thuật ngữ HNGĐ biểu thị các khái niệm và
đối tượng cụ thể trong lĩnh vực HNGĐ. Chúng tôi đã thu thập
được 1190 thuật ngữ tiếng Anh và 1175 thuật ngữ tiếng Việt.

2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.2.1. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh
Đơn vị cấu tạo từ tiếng Anh là hình vị. Hình vị được phân chia
thành hình vị độc lập và hình vị phụ thuộc [Plag]; Từ vựng tiếng
Anh được cấu tạo theo phương thức phụ gia/ phụ tố, phương thức
tạo từ phái sinh không dùng phụ tố và phương thức ghép.
2.2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
Trong công trình này chúng tôi tiếp thu quan điểm cho rằng đơn
vị cấu tạo từ tiếng Việt là hình vị. Về phương thức cấu tạo từ, đa số
các nhà Việt ngữ học đều cho rằng phương thức cấu tạo từ phổ
biến trong tiếng Việt là phương thức ghép và phương thức láy.
2.3. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếp thu quan điểm về yếu tố thuật ngữ (YTTN) của các nhà ngôn
ngữ học Nga, chúng tôi quan niệm YTTN HNGĐ trong tiếng Anh và
tiếng Việt như sau: YTTN HNGĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt là
hình vị trong thuật ngữ là từ, từ/kết hợp từ trong thuật ngữ là ngữ. Mỗi
YTTN HNGĐ biểu thị một khái niệm hay tiêu chí của khái niệm
8


trong lĩnh vực HNGĐ. Mỗi YTTN là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuối
cùng của thuật ngữ và đều phải có nghĩa.
2.4. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
Trong 1175 thuật ngữ tiếng Việt, đối chiếu với các tiêu chuẩn
của thuật ngữ, có 132 thuật ngữ chưa đạt chuẩn. Do đó, chúng tôi
khảo sát 1190 thuật ngữ tiếng Anh và 1043 thuật ngữ tiếng Việt.
2.4.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng
Việt xét từ số lượng yếu tố thuật ngữ
Thuật ngữ là từ được cấu tạo từ một hoặc nhiều YTTN, mỗi
YTTN tương đương 1 hình vị; thuật ngữ là ngữ được cấu tạo từ 2

YTTN trở lên và mỗi YTTN tương đương với 1 từ. Khảo sát số
lượng YTTN thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng
Việt ở cấp độ từ và ngữ, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Số lượng
YTTN
1 yếu tố
2 yếu tố
3 yếu tố
4 yếu tố
5 yếu tố
6 yếu tố
7 yếu tố
Tổng

Tiếng Anh
Số thuật ngữ
135
893
156
6
0
0
0
1190

%
11,4
75,0
13,1
0,5

0
0
0
100

Tiếng Việt
Số thuật ngữ
42
600
286
102
11
1
1
1043

%
4,0
57,5
27,4
9,8
1,1
0,1
0,1
100

2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và
tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và quan hệ ngữ pháp.
2.4.2.1. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh xét từ
phương thức cấu tạo và quan hệ ngữ pháp.

a. Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo là từ:
Trong 391/1190 thuật ngữ có cấu tạo là từ có 135 từ đơn
(earn), 221 từ phái sinh (remarry), 35 thuật từ ghép (grandson).
b. Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo là ngữ
799/1190 thuật ngữ là ngữ và đều là ngữ chính phụ.
9


2.4.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt xét từ
phương thức cấu tạo và quan hệ ngữ pháp.
a. Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ
334/1043 thuật ngữ là từ trong đó có 42 từ đơn (mẹ, nhà) và
292 từ ghép (cha vợ, nhà ở).
b. Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là ngữ
709/1043 thuật ngữ là ngữ và đều là ngữ chính phụ (tài sản
chung, bác sỹ sản khoa).
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh, tiếng Việt
xét từ phương diện từ loại
2.4.3.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh xét từ
phương diện từ loại
a. Thuật ngữ tiếng Anh là từ
Trong 391 thuật ngữ là từ có 287 danh từ (son, house), 50
động từ (eat, live) và 54 tính từ (married, infertile).
b. Thuật ngữ tiếng Anh là ngữ
Trong 799 thuật ngữ là ngữ, 797 thuật ngữ là ngữ danh từ và
2 thuật ngữ là ngữ tính từ (habitually resident, free for adoption).
2.4.3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt xét từ
phương diện từ loại
a. Thuật ngữ tiếng Việt là từ
Trong 334 thuật ngữ là từ có 177 danh từ (mẹ, bác), 135 động

từ (ăn, ở), 22 tính từ (tiến bộ, đầm ấm).
b. Thuật ngữ tiếng Việt là ngữ
709 thuật ngữ là ngữ có 574 ngữ danh từ (gia đình đầm ấm), 132
ngữ động từ (nuôi con nuôi), 3 ngữ tính từ (cùng cha khác mẹ).
2.4.4. Mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
Khảo sát các thuật ngữ HNGĐ gồm từ hai YTTN trở lên trong
tiếng Anh (1055) và tiếng Việt (1001) về quan hệ kết hợp giữa
các yếu tố thuật ngữ (Y1…Yn), chúng tôi thu được kết quả sau:
2.4.4.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh: 13
10


Trong 13 mô hình, 7 mô hình chính (có từ 5 thuật ngữ trở
lên) cấu tạo nên 1046/1055 thuật ngữ gồm 2 YTTN trở lên. Mô
hình có nhiều thuật ngữ nhất là mô hình 2 yếu tố (yếu tố chính
Y2 đứng sau, yếu tố phụ trợ Y1 đứng trước) với 649 thuật ngữ.
2.4.4.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt: 24
Trong 24 mô hình, 12 mô hình chính (có từ 5 thuật ngữ trở lên)
cấu tạo nên 985/1001 thuật ngữ gồm 2 YTTN trở lên. Mô hình có
nhiều thuật ngữ nhất cũng là mô hình gồm 2 YTTN (yếu tố chính
Y1 đứng trước, yếu tố bổ sung Y2 đứng sau) với 530 thuật ngữ.
2.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo
giữa thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
2.5.1. Về số lượng YTTN
2.5.1.1. Điểm tương đồng
Thuật ngữ có 2, 3 YTTN có tỉ lệ cao. Thuật ngữ gồm 2 yếu tố
có tỉ lệ cao nhất (75% trong tiếng Anh, 57,5% trong tiếng Việt).
2.5.1.2. Điểm khác biệt
Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có độ dài tối đa 4 yếu tố (0,5%).
Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt có độ dài tối đa là 7 YTTN và số

thuật ngữ từ 4 YTTN trở lên chiếm 11,1%. Điểm khác biệt này
chủ yếu do sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ.
2.5.2. Về phương thức cấu tạo và quan hệ ngữ pháp
2.5.2.1. Điểm tương đồng
Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt đều có dạng là từ
hoặc ngữ, ngữ chiếm tỉ lệ cao hơn (67,1% thuật ngữ tiếng Anh và
68% thuật ngữ tiếng Việt). Ghép là phương thức cấu tạo chính,
ghép chính phụ là phương thức có sức sản sinh cao nhất.
2.5.2.2. Điểm khác biệt
Một số thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh được tạo ra từ phương
thức phụ gia (18,6% thuật ngữ). Trật tự từ trong các từ/ cụm từ
ghép khác nhau trong tiếng Anh và tiếng Việt. 64 (6,1%) thuật
ngữ tiếng Việt được ghép theo quan hệ đẳng lập nhưng không có
thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh nào có quan hệ ngữ pháp này.
11


2.5.3. Về phương diện từ loại
2.5.3.1. Điểm tương đồng
Từ loại trong cả 2 hệ thuật ngữ Anh-Việt đều phong phú:
danh từ, động từ, tính từ, ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ.
Thuật ngữ là danh từ/ngữ danh từ chiếm đa số (91,1% và 72%).
2.5.3.2. Điểm khác biệt
Thuật ngữ là danh từ/ngữ danh từ trong tiếng Anh cao hơn
trong tiếng Việt (91,1% so với 72%). Tỉ lệ thuật ngữ là động từ và
ngữ động từ trong tiếng Việt cao hơn (25,6% so với 4,2%). Trong
tiếng Anh tỉ lệ thuật ngữ là động từ là thấp nhất (4,2%); trong tiếng
Việt các thuật ngữ là tính từ chiếm tỉ lệ ít nhất với 2,4%.
2.5.4. Về mô hình cấu tạo
2.5.4.1. Điểm tương đồng

Mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ có sức sản sinh cao nhất là
mô hình gồm hai yếu tố (một yếu tố chính và một yếu tố phụ).
2.5.4.2. Điểm khác biệt
Sức sản sinh của các mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng
Anh cao hơn (13 mô hình so với 24 mô hình).
2.6. Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, chúng tôi đã đối chiếu và rút ra các điểm
tương đồng và dị biệt về cấu tạo giữa thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh
và tiếng Việt trên các phương diện: số lượng YTTN, phương
thức cấu tạo, từ loại và mô hình cấu tạo.
Chương 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Các con đường hình thành thuật ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt
(1) thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường; (2) tạo thuật ngữ dựa
trên ngữ liệu vốn có, và (3) vay mượn thuật ngữ nước ngoài (qua
sao phỏng, phiên âm, giữ nguyên dạng và ghép lai).
12


3.2. Con đường hình thành thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
3.2.1. Con đường hình thành thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh
(1) thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường: ví dụ: brother (anh/ em
trai); (2) tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có: ví dụ: remarry
(tái hôn); (3) vay mượn thuật ngữ nước ngoài: ví dụ: Từ tiếng
Latinh: therapy (liệu pháp) - therapia.
3.2.2. Con đường hình thành thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt
(1) thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường, ví dụ: di chúc, anh, em,
hôn nhân, v.v.; (2) vay mượn từ thuật ngữ nước ngoài: ví dụ:
marital status: tình trạng hôn nhân, v.v.

3.3. Các tiểu hệ thống và các phạm trù ngữ nghĩa của thuật
ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt trong Family Law Act và
Luật Hôn nhân và gia đình
3.3.1. Các tiểu hệ thống của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt.
3.3.1.1. Các tiểu hệ thống của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh
Nguyên tắc chung, ly hôn và ly thân, hỗ trợ pháp lý về hòa
giải và các vấn đề gia đình, nơi ở của gia đình, bạo hành gia đình.
3.3.1.2. Các tiểu hệ thống của thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt
Điều kiện kết hôn hợp pháp; Quan hệ giữa vợ và chồng; quy
định về ly hôn; Quy định về chấm dứt hôn nhân; Quan hệ giữa
cha, mẹ, con; Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Nghĩa
vụ cấp dưỡng, Hôn nhân có liên quan đến yếu tố nước ngoài.
3.3.2. Các phạm trù ngữ nghĩa của thuật ngữ HNGĐ Anh-Việt
Vận dụng cấu trúc khung của Fillmore, căn cứ vào các tiểu
hệ thống của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt, các khái
niệm và đối tượng mà thuật ngữ biểu thị, chúng tôi xác định được
14 phạm trù nội dung ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng Anh biểu thị và
14 phạm trù nội dung ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng Việt biểu thị.
3.4. Đặc điểm định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
3.4.1. Các bậc định danh của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
13


Thuật ngữ bậc một: 366 thuật ngữ tiếng Anh (kid, mother),
230 thuật ngữ tiếng Việt (mẹ, bà); thuật ngữ bậc 2: 824 thuật ngữ
tiếng Anh (female infant), 813 thuật ngữ tiếng Việt (nhà ở).
3.4.2. Mô hình định danh các thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt.
3.4.2.1. Mô hình (MH) định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh
MH 1.1: X+chủ thể/ chủ thể+X: 203 thuật ngữ (8 đặc trưng)
MH 1.2: X+hoạt động/ hoạt động+X: 173 thuật ngữ (5 đặc trưng)

MH 1.3: X + văn bản/ văn bản + X: 120 thuật ngữ (5 đặc trưng)
MH 1.4: X + quyền/ nghĩa vụ: 36 thuật ngữ (3 đặc trưng)
MH 1.5: X + tài chính/ tài sản: 118 thuật ngữ (5 đặc trưng)
MH 1.6: X + hôn nhân: 26 thuật ngữ (3 đặc trưng)
MH 1.7: X + gia đình: 4 thuật ngữ (1 đặc trưng)
MH1.8:X+tội/vi phạm/tội,vi phạm+X: 69 thuật ngữ (5 đặc trưng)
MH1.9: X+(vấn đề)sức khỏe/sinh sản: 25 thuật ngữ (4 đặc trưng)
MH 1.10: X + quan hệ: 14 thuật ngữ (2 đặc trưng)
MH 1.11: X + tuổi/ tuổi + X: 7 thuật ngữ (1 đặc trưng)
MH 1.12: X + địa điểm/ địa điểm + X: 3 thuật ngữ (2 đặc trưng)
MH 1.13: X + thủ tục, nghi thức: 2 thuật ngữ (1 đặc trưng)
MH 1.14: X + vụ việc: 21 thuật ngữ (2 đặc trưng)

Trong 21 đặc trưng, đặc trưng được sử dụng nhiều nhất là đặc
trưng về lĩnh vực hoạt động/ công tác (157/824), đặc trưng được
sử dụng ít nhất là đặc trưng về nguồn gốc (1/824 thuật ngữ).
3.4.2.2. Mô hình định danh các thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt
MH 2.1: Chủ thể + X : 222 thuật ngữ (9 đặc trưng)
MH 2.2: Hoạt động + X: 186 thuật ngữ (6 đặc trưng)
MH 2.3: Văn bản + X: 78 thuật ngữ (3 đặc trưng)
MH 2.4: Quyền/ nghĩa vụ + X: 56 thuật ngữ (2 đặc trưng)
MH 2.5: Tài chính/ tài sản + X: 69 thuật ngữ (5 đặc trưng)
MH 2.6: Hôn nhân + X: 4 thuật ngữ (3 đặc trưng)
MH 2.7: Gia đình + X: 18 thuật ngữ (3 đặc trưng)
MH 2.8: Tội, vi phạm + X: 26 thuật ngữ (3 đặc trưng)
MH2.9:(Vấn đề)sức khỏe/sinh sản+X: 53 thuật ngữ (5 đặc trưng)
MH 2.10: Quan hệ + X: 20 thuật ngữ (2 đặc trưng)
MH 2.11: Tuổi + X: 2 thuật ngữ (1 đặc trưng)
14



MH 2.12: Địa điểm + X: 22 thuật ngữ (3 đặc trưng)
MH 2.13: Thủ tục, nghi thức + X: 33 thuật ngữ (1 đặc trưng)
MH 2.14: Thời gian + X: 24 thuật ngữ (1 đặc trưng)

Trong 21 đặc trưng, đặc trưng được sử dụng nhiều nhất là đặc
trưng về lĩnh vực hoạt động/ công tác (152/813). Đặc trưng được
sử dụng ít nhất là đặc trưng về địa điểm và mục đích (2/813).
3.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ
nghĩa giữa thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt
3.5.1. Về con đường hình thành
3.5.1.1. Điểm tương đồng
2 hệ thuật ngữ chung hai con đường hình thành là thuật ngữ hóa
từ ngữ thông thường và vay mượn từ các ngôn ngữ khác.
3.5.1.2. Điểm khác biệt
Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh được hình thành bằng cách sao
phỏng, giữ nguyên dạng hay ghép lai. Thuật ngữ tiếngViệt lại
được vay mượn bằng phương thức sao phỏng. Trong tiếng Anh,
thuật ngữ còn được hình thành trên cơ sở ngữ liệu vốn có.
3.5.2. Về các phạm trù ngữ nghĩa
3.5.2.1. Điểm tương đồng
Hai hệ thuật ngữ có chung 13/14 phạm trù ngữ nghĩa. Thực tế
này đã chỉ rõ sự tương đồng về phạm trù nội dung ngữ nghĩa của
các thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt cũng như sự tương đồng về nội
dung của Family Law Act và Luật hôn nhân và gia đình.
3.5.2.2. Điểm khác biệt
Phạm trù về các vụ việc về HNGĐ (với 21 thuật ngữ) chỉ có
trong thuật ngữ tiếng Anh. Phạm trù về thời gian trong HNGĐ
(với 24 thuật ngữ) chỉ có trong tiếng Việt.
3.5.3. Về đặc trưng định danh

3.5.3.1. Điểm tương đồng
Các đặc trưng được sử dụng nhiều nhất là đặc trưng về lĩnh
vực hoạt động/ công tác (157 thuật ngữ tiếng Anh, 152 thuật ngữ
15


tiếng Việt), đặc trưng về đối tượng (115 thuật ngữ tiếng Anh, 139
thuật ngữ tiếng Việt). Các đặc trưng ít được sử dụng là các đặc
trưng về tuổi, về cơ quan/người. Việc 2 hệ thuật ngữ có chung
19/21 đặc trưng định danh cho thấy tính quốc tế của hai hệ thuật
ngữ này thể hiện qua hình thái bên trong của thuật ngữ.
3.5.3.2. Điểm khác biệt
Trong tiếng Anh có 2 đặc trưng định danh mà tiếng Việt không
có: phạm vi (31 thuật ngữ) và chủ thể (3 thuật ngữ). Trong tiếng
Việt có 2 đặc trưng mà tiếng Anh không có: địa điểm (2 thuật ngữ)
và phương thức (7 thuật ngữ). Ngoài ra, tần suất dùng đặc trưng
giống nhau trong hai ngôn ngữ là khác nhau.
3.6. Tiểu kết chương 3
Chương 3 đối chiếu và rút ra các điểm tương đồng và khác biệt
về đặc điểm ngữ nghĩa của hai hệ thuật ngữ trên các phương diện
con đường hình thành, các tiểu hệ thống, các phạm trù ngữ nghĩa
và các mô hình và đặc trưng định danh.
Chương 4
CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH ANH - VIỆT VÀ VIỆC CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG VIỆT
4.1. Một số vấn đề lý thuyết về dịch thuật và dịch thuật ngữ
4.1.1. Dịch thuật
4.1.1.1. Khái niệm dịch thuật
Dịch thuật là quá trình nhằm tìm ra những sự tương đương về

mặt ý nghĩa của văn bản gốc trong văn bản đích.
4.1.1.2. Sự tương đương dịch thuật
Tương đương là cách phân loại hữu ích để mô tả và nghiên
cứu dịch thuật, là khái niệm tận dụng để nghiên cứu dịch thuật và
thực hành dịch thuật chứ không hẳn là do đơn vị nào đó của khái
niệm này trong lý thuyết dịch [Baker].
16


4.1.1.3. Các loại hình tương đương dịch thuật
1) tương đương dựa trên hình thức: tương đương ở cấp độ từ,
câu, văn bản; 2) tương đương dựa trên ý nghĩa: tương đương biểu
vật, biểu thái, dụng học, hình thức (Koller). 3) tương đương dựa
trên chức năng: tương đương động và tương đương hình thức
(Nida). 4) tương đương dựa trên số lượng thành phần tương
đương: tương đương một với một, một với nhiều hơn một, một
với phần nhỏ hơn một, bất tương đương. [Lê Hùng Tiến].
4.1.1.4. Những nguyên tắc và yêu cầu dịch thuật
Người dịch cần tuân thủ các nguyên tắc sau: (1) hiểu tường
tận nội dung và ý tác giả, (2) am hiểu ngôn ngữ nguồn cũng như
ngôn ngữ đích; (3) tránh dịch sát từng từ; (4) thể hiện giọng văn
phù hợp qua việc lựa chọn từ và trật tự từ [Dolet]. Có nhiều cách
diễn giải song các nhà nghiên cứu dịch thuật khá thống nhất về
tiêu chuẩn của bản dịch lý tưởng: tiêu chí truyền đạt chính xác về
nội dung là tiêu chí quan trọng hàng đầu.
4.1.1.5. Các đường hướng và phương pháp dịch thuật
- Đường hướng dịch thuật: dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo.
- Phương pháp dịch thuật: Newmark đưa ra 8 phương pháp thuộc
hai nhóm dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo. Koller, Catford, v.v.
đề cập đến hai thái cực: “nguyên văn” và “tự do”, “chính xác” và

“tự nhiên”. Vinay, Darbelnet phân biệt hai phương pháp dịch:
dịch trực tiếp (vay mượn, sao phỏng, nguyên văn) và dịch gián
tiếp (chuyển đổi từ loại, biến điệu, tương đương, dịch thoát).
4.1.2. Dịch thuật ngữ
4.1.2.1. Các nguyên lý trong dịch thuật ngữ
Có 2 nguyên lý: nguyên lý tái tổ hợp nghĩa vị và nguyên lý
tương đương chức năng với 4 cấp độ tương đương: 1) hoàn toàn;
2) một phần; 3) quan hệ thượng danh (hypernym)-hạ danh
(hyponym) giữa thuật ngữ ở ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích;
4) không tương đương Tuy nhiên nhiều trường hợp không nằm
17


trong 4 trường hợp kể trên - không tìm được thuật ngữ đích để
chuyển dịch theo một trong bốn cấp độ trên. [Lưu Trọng Tuấn]
4.1.2.2. Các phương thức dịch thuật ngữ
(1) vay mượn, (2) sao phỏng, (3) dịch nguyên văn, (4) dịch
chuyển loại, (5) dịch biến điệu, (6) dịch thoát nghĩa
4.1.3. Mối quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu và dịch thuật
Nghiên cứu đối chiếu và dịch thuật là mối quan hệ hai chiều,
tự nhiên. Dịch thuật cung cấp ngữ liệu cho ngôn ngữ học đối
chiếu. Ngôn ngữ học đối chiếu giúp chuyển dịch chuẩn xác hơn
và chỉ rõ những khó khăn dịch giả gặp phải khi dịch.
4.2. Thực trạng chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt
4.2.1. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ HNGĐ
tiếng Anh xét về phương diện cấu tạo
337/1190 (28,3%) thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh đã thay đổi
cấu tạo khi được chuyển dịch sang tiếng Việt.
4.2.2. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ HNGĐ
tiếng Anh xét về phương diện nội dung

Tỉ lệ tương đương (Anh/Việt)
1/ 1
1/Nhiều
Nhiều/1
Nhiều/Nhiều
Tổng

Số thuật ngữ
558
483
54
95
1190

Tỉ lệ %
46,9
40,6
4,5
8,0
100

4.2.3. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ HNGĐ
tiếng Anh xét về phương thức chuyển dịch
5 phương thức được sử dụng: sao phỏng, dịch nguyên văn,
dịch chuyển loại, dịch biến điệu và dịch thoát.
4.2.4. Nhận xét về thực trạng chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh-Việt
4.2.4.1. Những điểm đạt được
Việc chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt căn bản đảm
bảo chính xác các nội dung về ngữ nghĩa, bảo toàn được các khái
niệm do các thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh biểu thị.

18


4.2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Số thuật ngữ không có quan hệ tương đương lý tưởng (1/1) lớn
hơn số thuật ngữ có quan hệ tương đương lý tưởng (46,9% và
53,1%). Một số tương đương mang tính miêu tả, dài dòng.
Một số nguyên nhân: (1) do sự khác biệt về tập quán HNGĐ
Anh và Việt Nam, do sự khác biệt về hệ thống pháp luật nói
chung và pháp luật về HNGĐ. (2) một số thuật ngữ HNGĐ tiếng
Anh có nội hàm rộng. (3) chưa có từ điển Thuật ngữ HNGĐ Anh
- Việt và thuật ngữ HNGĐ trong các luật Hôn nhân và gia đình.
4.2.5. Một số đề xuất trong chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh-Việt
4.2.5.1. Một số đề xuất chung
Tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu, nguyên lý, nguyên tắc,
phương pháp và phương thức dịch thuật ngữ; đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí và yêu cầu của tương đương dịch thuật; xây dựng từ điển
Thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt; thường xuyên cập nhật
các thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh mới để làm giàu hệ thuật ngữ
HNGĐ tiếng Việt, tìm hiểu về luật HNGĐ các nước khác.
4.2.5.2. Một số đề xuất cụ thể khi chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt
Với trường hợp tương đương 1/ nhiều, dựa vào nội dung ngữ
nghĩa của thuật ngữ, bản chất khái niệm để lựa chọn một tương
đương dịch thuật phù hợp. Ví dụ parents nên dịch là cha mẹ.
Với trường hợp tương đương nhiều/nhiều, chọn một hình thức
tiếng Việt thống nhất dựa vào nội dung thuật ngữ hàm chứa. Ví
dụ, 2 thuật ngữ abduct và kidnap có các tương đương là bắt cóc,
cuỗm đi, lừa đem đi. Ở đây nên chọn tương đương bắt cóc.
Với các thuật ngữ không có tương đương trong tiếng Việt, tạo
ra các thuật ngữ mới bằng cách căn cứ vào nội dung mà các thuật

ngữ này chứa đựng để tạo ra vỏ ngôn ngữ tiếng Việt cho chúng.
Tăng cường sử dụng các từ mang sắc thái khoa học và chuyên
môn cao Ví dụ, thuật ngữ father nên được dịch thống nhất là cha;
cân nhắc sử dụng các yếu tố Hán Việt.
19


Tránh sử dụng các yếu tố không căn bản của thuật ngữ (như
các từ có chức năng danh hóa sự, việc, v.v.) để đảm bảo tính
khoa học và ngắn gọn của thuật ngữ.
4.3. Vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân gia đình tiếng Việt
4.3.1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hóa
Chuẩn trong ngôn ngữ là những quy ước xã hội về việc sử
dụng đúng một đơn vị ngôn ngữ nào đó. Chuẩn luôn biến động.
Chuẩn hóa là quá trình xây dựng, thiết lập các quy tắc mang tính
chuẩn mực nhằm giải quyết những hiện tượng bất đồng trong
ngôn ngữ. Đây là quá trình mang tính mềm dẻo, linh hoạt.
4.3.2. Chuẩn hóa thuật ngữ
4.3.2.1. Khái niệm
Chuẩn hóa thuật ngữ là quá trình phức tạp bao gồm nhiều
hoạt động khác nhau: thống nhất các khái niệm và hệ thống
khái niệm, định nghĩa thuật ngữ, giảm bớt hiện tượng đồng
âm, loại bỏ hiện tượng đồng nghĩa, cố định các tên gọi, v.v.
[Cabré]
4.3.2.2. Những nguyên tắc chuẩn hóa thuật ngữ
Thứ nhất, chuẩn hóa thuật ngữ xảy ra sau khi chuẩn hóa
các sự vật, hiện tượng mà nó gọi tên; Thứ hai, chuẩn hóa cần
dựa trên sự đồng thuận giữa các bên liên quan; Thứ ba, việc sử
dụng chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hơn so với việc công
bố nó; Thứ tư, để thiết lập đươc một chuẩn mực, trước tiên

phải chọn thuật ngữ thích hợp sau đó thống nhất thuật ngữ và
định nghĩa của nó. Thứ năm, chuẩn không có tính cố định;
Thứ sáu, khi các điều kiện sử dụng và các đặc điểm khác
của sản phẩm được nêu cụ thể, phải có các cách thử để xác
định xem đối tượng có tuân thủ đúng các điều kiện và đặc
điểm đó không; Thứ bảy, tính pháp lý của chuẩn hóa là một
yếu tố cần thiết. [Sager]
20


4.3.3. Thực trạng thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt chưa đạt chuẩn
132 thuật ngữ không đạt chuẩn do: dư thừa các yếu tố không
cần thiết, biểu thị nhiều hơn một đối tượng, khái niệm khác nhau,
tồn tại các thuật ngữ đồng nghĩa, dài dòng mang tính miêu tả
4.3.4. Đề xuất chuẩn hóa thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt chưa đạt chuẩn
4.3.4.1. Cơ sở khoa học: Các tiêu chuẩn của thuật ngữ; đặc trưng
của tiếng Việt; nội dung cơ bản của ngành luật HNGĐ, xu thế
phát triển của các mối quan hệ HNGĐ và luật HNGĐ.
4.3.4.2. Các giải pháp cụ thể
a. Chuẩn hóa các thuật ngữ dư thừa các yếu tố không cần thiết
- Thuật ngữ dư thừa hư từ: đề nghị bỏ các hư từ. Một số
trường hợp không thể bỏ hư từ vì thuật ngữ sẽ trở nên mơ hồ,
không rõ nghĩa (Ví dụ: sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.)
- Thuật ngữ dư thừa yếu tố thực hoặc mang tính miêu tả, loại bỏ
những yếu tố đó để đảm bảo tính ngắn gọn của thuật ngữ (Ví dụ:
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo  mang thai hộ nhân đạo).
- Bỏ các yếu tố không căn bản của thuật ngữ (Ví dụ: sự phát
triển giống nòi  phát triển giống nòi).
- Cấu tạo lại hoặc thay đổi các yếu tố để tạo thành thuật ngữ ngắn
gọn, mang tính định danh. (Ví dụ, hôn nhân giữa những người

cùng giới tính  hôn nhân đồng giới).
b. Chuẩn hóa các thuật ngữ là các cụm từ ghép biểu thị nhiều
hơn một đối tượng, khái niệm khác nhau
- Bỏ liên từ, dấu phẩy (,) tách các thuật ngữ ra thành các thuật
ngữ đơn chỉ biểu thị một khái niệm hoặc đối tượng duy nhất.
4.3.4.3. Chuẩn hóa các thuật ngữ đồng nghĩa
 Các thuật ngữ đồng nghĩa nhưng khác nhau ở tần số sử dụng
Ví dụ: thành viên khác của gia đình/ thành viên khác trong
gia đình chúng tôi đề xuất chọn thuật ngữ thường dùng hơn là
thành viên khác trong gia đình.
 Các thuật ngữ đồng nghĩa do được cấu tạo bởi các yếu tố đồng nghĩa.
21


Ví dụ người chưa đủ tuổi kết hôn/ người chưa đến tuổi kết
hôn chúng tôi đề xuất chọn thuật ngữ biểu thị khái niệm mang
tính pháp lý hơn là thuật ngữ người chưa đủ tuổi kết hôn.
4.4. Tiểu kết chương 4
Chương 4 khảo sát thực trạng chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ
Anh - Việt, đưa ra các đề xuất chuẩn hóa các tương đương dịch
thuật. Đồng thời, các đề xuất chuẩn hóa các thuật ngữ HNGĐ
tiếng Việt chưa đạt chuẩn cũng đã được đưa ra.
KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở “Thuật ngữ HNGĐ là từ hay cụm từ cố định
được dùng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình để biểu thị chính
xác các khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực trên,” luận án
đã xác định 1190 thuật ngữ tiếng Anh và 1175 thuật ngữ tiếng
Việt (132 thuật ngữ chưa đạt chuẩn) để đối chiếu.
2. Về cấu tạo: trong cả hai ngôn ngữ, thuật ngữ có 2,3 YTTN
chiếm tỉ lệ cao hơn các thuật ngữ khác (88,1% trong tiếng Anh,

84,9% trong tiếng Việt). Thuật ngữ gồm 2 yếu tố có tỉ lệ cao nhất
với 75,0% thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và 57,5% thuật ngữ HNGĐ
tiếng Việt. Mặc dù cả hai hệ thuật ngữ đều có cấu tạo khá ngắn
gọn, các thuật ngữ trong tiếng Anh có cấu tạo ngắn gọn hơn. Thuật
ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt đều có dạng từ hoặc ngữ,
trong đó ngữ chiếm tỉ lệ cao hơn (67,1% thuật ngữ tiếng Anh và
68% thuật ngữ tiếng Việt). Phương thức ghép là phương thức
chính tạo nên đa số các thuật ngữ HNGĐ trong hai ngôn ngữ
nhất là trong tiếng Việt. 18,6% thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh được
tạo ra từ phương thức phụ gia. 6,1% thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt
được ghép theo quan hệ đẳng lập. Các thuật ngữ HNGĐ trong cả
tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm: danh từ, ngữ danh từ, động từ,
ngữ động từ, tính từ và ngữ tính từ. 91,1% thuật ngữ tiếng Anh
và 72% thuật ngữ tiếng Việt là ngữ danh từ. Các thuật ngữ là
22


động từ/ ngữ động từ, tính từ/ ngữ tính từ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (tiếng
Anh - 8,9% và tiếng Việt - 28%). Trong tiếng Anh tỉ lệ thuật ngữ là
động từ là thấp nhất (4,2%) còn trong tiếng Việt các thuật ngữ là
tính từ thấp nhất với 2,4%. Về mô hình cấu tạo, trong cả tiếng Anh
và tiếng Việt các mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ có sức sản
sinh cao nhất đều là các mô hình gồm hai yếu tố (tạo ra 54,5%
thuật ngữ tiếng Anh và 50,8% thuật ngữ tiếng Việt). Với 13 mô
hình trong tiếng Anh và 24 mô hình trong tiếng Việt, sức sản sinh
của mô hình cấu tạo thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là cao hơn hẳn.
3. Về ngữ nghĩa, hai hệ thuật ngữ có nhiều điểm tương đồng
cũng như khác biệt. Hai hệ thuật ngữ HNGĐ đều được cấu tạo
bằng cách thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường và vay mượn từ các
ngôn ngữ khác. Tuy nhiên việc vay mượn thuật ngữ HNGĐ trong

tiếng Anh được thực hiện bằng cách sao phỏng, giữ nguyên dạng
hay ghép lai còn trong tiếng Việt chỉ được vay mượn bằng phương
thức sao phỏng. Trong tiếng Anh còn có thêm một con đường nữa
là hình thành thuật ngữ trên các cơ sở ngữ liệu vốn có với các
phương thức phụ gia và ghép. Hai hệ thuật ngữ trùng nhau 13/14
phạm trù ngữ nghĩa và 19/21 đặc trưng định danh. Các đặc trưng
được sử dụng để định danh nhiều thuật ngữ nhất là đặc trưng về
lĩnh vực hoạt động/ công tác (157 thuật ngữ tiếng Anh, 152 thuật
ngữ tiếng Việt); đặc trưng về đối tượng (115 thuật ngữ tiếng
Anh, 139 thuật ngữ tiếng Việt); Tần suất sử dụng các đặc trưng
định danh các thuật ngữ HNGĐ trong hai ngôn ngữ là khác nhau.
4. Thực trạng chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt cho
thấy: 337 thuật ngữ tiếng Anh đã thay đổi cấu tạo khi chuyển
dịch; 4 trường hợp tương đương giữa thuật ngữ tiếng Anh và
tương đương dịch thuật tiếng Việt là: 1/1, 1/ nhiều, nhiều/ 1 và
nhiều/ nhiều; 5 phương thức chuyển dịch đã được áp dụng.
Việc chuyển dịch thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt vẫn còn một số
hạn chế như: còn nhiều tương đương dịch thuật đồng nghĩa; một
23


×