Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT về AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG VIỆC bảo vệ QUYỀN lợi NGƢỜI TIÊU DÙNG ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHU BÍCH NGỌC

ĐỀ TÀI
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHU BÍCH NGỌC

ĐỀ TÀI
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế (Định hƣớng ứng dụng)
Mã số: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tơi,
có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Giảng viên hƣớng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Chu Bích Ngọc


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
An toàn thực phẩm

: ATTP

Bộ luật dân sự


: BLDS

Bộ luật hình sự

: BLHS

Ngƣời tiêu dùng

: NTD

Sản xuất kinh doanh

: SXKD

Ủy ban nhân dân

: UBND

Vệ sinh an tồn thực phẩm

: VSATTP

Vi phạm hành chính

: VPHC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tổng hợp địa điểm mua sắm thực phẩm……………………………. 49
Biểu đồ 1. Mức độ tin tƣởng đối với thực phẩm của ngƣời tiêu dùng……….


50

Biểu đồ 2. Cán bộ cơ quan nhà nƣớc tự đánh giá chất lƣợng, hiệu quả hoạt
động phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật an toàn thực phẩm………...

60


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...........................................................5
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG .....................6
1.1. Khái quát về thực phẩm và an toàn thực phẩm đối với ngƣời tiêu dùng………..6
1.1.1. Khái niệm thực phẩm ...................................................................................6
1.1.2. Phân loại thực phẩm ....................................................................................7
1.1.3. Khái niệm an toàn thực phẩm ......................................................................8
1.1.4. Khái niệm người tiêu dùng, vai trò của thực phẩm và an toàn thực phẩm
đối với người tiêu dùng ...........................................................................................9
1.1.5. Các chủ thể liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng .....................................................................................11
1.1.6. Công cụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm .....................................14
1.2. Khái quát pháp luật về an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời

tiêu dùng ở Việt Nam………………………………………………………………16
1.2.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam 16
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ người
tiêu dùng ở Việt Nam ............................................................................................20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT
NAM..........................................................................................................................30
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trong
việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng……………………………………………..30


2.1.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ............................................................30
2.1.2. Hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm .................................................31
2.1.3. Trình độ nhận thức pháp luật và văn hóa, lối sống của người tiêu dùng .32
2.1.4. Ý thức pháp luật, đạo đức kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh thực phẩm...........................................................................................33
2.1.5. Năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ....................................34
2.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam…………………………………………….35
2.2.1. Những kết quả đạt được .............................................................................36
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc
thực thi pháp luật an toàn thực phẩm ...................................................................45
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG
VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ......................66
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm………………………66
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm
trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam………………………….67
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong việc
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đảm bảo tính thống nhất, khả thi. ...................67

3.2.2. Xây dựng mơ hình quản lý thống nhất về an toàn thực phẩm ...................69
3.2.3. Quy hoạch và nâng cấp quản lý chợ truyền thống, từng bước giảm dần
hình thức chợ cóc, chợ tạm ...................................................................................70
3.2.4. Đảm bảo sự phối hợp liên kết giữa nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu
dùng trong việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ...................................70
3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật của người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân
sản xuất kinh doanh thực phẩm ............................................................................71
3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ....................72
3.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu
dùng……………………………………………………………………………………….73
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................


PHỤ LỤC ......................................................................................................................
PHỤ LỤC 1A. PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ
TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở ĐỊA
PHƢƠNG ......................................................................................................................
PHỤ LỤC 1B. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG
VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TỒN THỰC PHẨM Ở ĐỊA
PHƢƠNG ......................................................................................................................
PHỤ LỤC 2. ĐIỂM MẶT NHỮNG VỤ THỰC PHẨM BẨN GÂY RÚNG ĐỘNG
DƢ LUẬN NĂM 2016 .................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực phẩm là một loại tƣ liệu sinh hoạt tiêu dùng quan trọng hàng đầu, là

nguồn cung cấp năng lƣợng các chất dinh dƣỡng cần thiết để con ngƣời tồn tại và
phát triển. Đƣợc tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối
với mỗi con ngƣời, bởi an tồn vệ sinh thực phẩm khơng chỉ ảnh hƣởng trực tiếp
đến sức khỏe con ngƣời mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát
triển kinh tế, thƣơng mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm trở
thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào trên thế
giới.
Ở Việt Nam, cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm trong những năm qua đã
đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền và tồn thể nhân dân quan tâm nên đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Khung khổ pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán
bộ đƣợc củng cố; nhiều mơ hình tiên tiến về bảo đảm an toàn thực phẩm đƣợc xây
dựng và nhân rộng; nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành quy định các vấn đề cơ
bản về sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nhằm kiểm sốt tình hình ngộ
độc thực phẩm trong cộng đồng, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng – ông Phan Xuân Dũng nhận định: An
toàn thực phẩm là một vấn đề được Quốc hội và cử tri quan tâm. Thực thi chính
sách pháp luật về an tồn thực phẩm là hướng đến mục tiêu bảo đảm cho phát triển
sản xuất, phát triển kinh tế; bảo đảm cho sức khỏe, thể chất và tầm vóc người Việt
Nam và bảo đảm cho một môi trường sống trong lành, thu hút đầu tư, khách du
lịch1. Để đảm bảo quyền lợi của ngƣời tiêu dùng trong lĩnh vực tiêu dùng thực
phẩm, tạo lập môi trƣờng kinh doanh minh bạch, lành mạnh, Nhà nƣớc đã ban hành
hàng loạt các văn bản pháp luật quan trọng, đặc biệt là: Luật an toàn thực phẩm
2010, Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010, Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng
hóa 2007, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006… cùng với hệ thống các
văn bản pháp luật khác nhƣ Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành trong lĩnh vực
này, tạo nên một hành lang pháp lý quan trọng để điều chỉnh hoạt động sản xuất –
kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
1


Quản lý ATTP đang mắc ở đâu? Nguồn: , ngày truy cập 23/05/2017


2

Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai và thi hành pháp luật về an tồn thực
phẩm cịn gặp khơng ít những khó khăn, bất cập. Các điều kiện để nhà nƣớc và xã
hội đảm bảo cho công tác thi hành pháp luật an tồn thực phẩm cịn hạn chế cả về
nhân lực lẫn cơ sở vật chất. Ngƣời sản xuất, ngƣời kinh doanh chƣa thực sự nhận
thức và thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề này. Tâm lý đa số ngƣời tiêu
dùng vẫn chƣa tin tƣởng vào chất lƣợng thực phẩm trên thị trƣờng… Các vụ việc vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm khơng những giảm mà cịn tiếp tục tăng và có
diễn biến phức tạp hơn trong những năm gần đây. Chúng ta đang phải chứng kiến
rất nhiều vụ việc nghiêm trọng diễn ra hàng năm và chƣa có dấu hiệu giảm. Theo
thống kê của Bộ Y tế, giai đoạn 2011-2016 trên cả nƣớc có tổng số 1.007 vụ ngộ
độc thực phẩm, với 30.395 ngƣời mắc, 164 ngƣời chết chỉ là phần nổi của “tảng
băng” ngộ độc thực phẩm. Mỗi năm có hàng chục triệu ca tiêu chảy liên quan tới
thực phẩm và ngƣời dân tự xử lý, không đƣợc các cơ sở y tế ghi nhận. Bên cạnh đó
cịn hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc
hằng ngày thông qua thực phẩm khơng an tồn. Do đó, để bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, việc
thi hành pháp luật về an tồn thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vậy, với
việc lựa chọn đề tài: “Thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trong
việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam”, tác giả mong muốn khẳng
định tính cấp thiết và ý nghĩa to lớn của an toàn thực phẩm đối với công tác bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng trƣớc những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đang
diễn ra phổ biến trong điều kiện kinh tế thị trƣờng; qua đó tìm kiếm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật an toàn thực phẩm xuất phát từ việc bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời tiêu dùng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Dƣới góc độ luật học, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây thƣờng tách
riêng vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng để nghiên cứu
độc lập. Gần đây, pháp luật an toàn thực phẩm cũng nhƣ pháp luật về an toàn thực
phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đã đƣợc đề cập đến trong một số
cơng trình nghiên cứu, tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: “Thực hiện pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học của Nhâm Thúy
Lan năm 2012 thực hiện tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; “Theo dõi thi hành văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an tồn vệ sinh thực phẩm”, Khố luận tốt
nghiệp của Nguyễn Ánh Nguyệt năm 2012 thực hiện tại Trƣờng Đại học Luật Hà


3

Nội; “Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ luật học do Nguyễn Thị Thu Hiền thực hiện
tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2014. Đặc biệt, năm 2016, Bộ Tƣ pháp đã tiến
hành thực Dự án Điều tra cơ bản: Thực trạng thi hành pháp luật an tồn thực phẩm
và vai trị của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đảm bảo thi hành, đây là hoạt
động điều tra cơ bản, mang tính tồn diện từ góc nhìn đa chiều để có đƣợc những
thơng số chính xác từ thực tiễn thi hành pháp luật an tồn thực phẩm. Qua đó, làm
rõ đƣợc những ƣu điểm, hạn chế, vƣớng mắc trong pháp luật và tổ chức thực thi
pháp luật về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, có rất nhiều bài viết trên Tạp chí liên quan tới vấn đề này, đó là:
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của tác giả
Nguyễn Văn Hùng trên Tạp chí Quản lý nhà nƣớc Số 10/2009; Hoàn thiện pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại của tác giả Đặng
Cơng Hiến trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 17/2013; Chất lượng công tác
quản lý an toàn thực phẩm - nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết của tác giả Nguyễn
Thị Thu Hằng, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc Số 9/2014; Hoàn thiện cơ chế phối hợp
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của

tác giả Phạm Văn Hảo, bài đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề
Môi trƣờng pháp lý cho doanh nghiệp/2016; Thực tiễn áp dụng pháp luật về đảm
bảo an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh và các kiến
nghị của các tác giả Võ Trung Tín, Trƣơng Văn Quyền, Nguyễn Thị Hồng Thắm,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 19/2016; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng do thực phẩm khơng an toàn gây ra cho người tiêu dùng của tác giả Lê
Thị Hồng Vân, tạp chí Khoa học pháp lý Số 9(103)/2016; An toàn thực phẩm, bảo
đảm bền vững chất lượng cuộc sống nhân dân của tác giả Nguyễn Thanh Long
đăng trên Tạp chí Cộng sản Số 892(2/2017);
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, các cơng trình nghiên cứu trên đây chủ
yếu tập trung vào khía cạnh lý luận pháp luật nói chung về an tồn thực phẩm mà
chƣa đi sâu phân tích thực tiễn triển khai thi hành pháp luật an toàn thực phẩm trong
việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong đời sống nhƣ thế nào. Chính vì vậy, đề
tài: “Thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” là một cơng trình nghiên cứu có tính mới, mang
tính ứng dụng trên thực tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


4

Đối tượng nghiên cứu: là pháp luật hiện hành và q trình thực thi pháp luật
về an tồn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thực tiễn,
qua đó đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại.
Phạm vi nghiên cứu: trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả
khơng có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật an
toàn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng mà chỉ tập trung nghiên
cứu tình hình thực tiễn thi hành pháp luật an toàn thực phẩm đặt trong mối tƣơng
quan với vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ tình hình thi hành pháp luật
về an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Từ đó, đề xuất
những phƣơng hƣớng, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về an toàn thực phẩm ở nƣớc ta trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận văn có
các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thực phẩm, an toàn thực phẩm và
các nội dung cơ bản của pháp luật an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới việc thi hành pháp luật an
tồn thực phẩm, qua đó đánh giá thực trạng thi hành pháp luật an toàn thực phẩm
trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất những phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật và đƣa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật an toàn thực phẩm trên cơ sở tham
khảo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn sử dụng phƣơng pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta trong điều kiện đổi
mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo nội dung đƣợc logic, khoa học giữa các vấn đề, luận
văn còn kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể nhƣ:
- Phƣơng pháp tổng hợp: đƣợc sử dụng để khái quát các quy định của pháp
luật về an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng;
- Phƣơng pháp phân tích: đƣợc áp dụng trong việc xây dựng các luận điểm
trong từng nội dung của luận văn;


5

- Phƣơng pháp thống kê: đƣợc áp dụng trong quá trình phân tích thực trạng

thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm, bằng việc sử dụng các số liệu thực tế sẽ
chứng minh cho các nhận định đƣợc đƣa ra;
- Phƣơng pháp so sánh: đƣợc áp dụng tƣơng đối phổ biến trong q trình
phân tích quy định pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm của Việt Nam với các
quy định trong giai đoạn trƣớc đây, và so sánh với quy định pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới;
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát: Luận văn tiến hành khảo sát đối với 224
ngƣời tiêu dùng nhằm làm rõ nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với vấn đề an toàn
thực phẩm và pháp luật an toàn thực phẩm hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về thực phẩm, vai trị an tồn thực
phẩm đối với ngƣời tiêu dùng, nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm
trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, các chủ thể liên quan đến việc đảm bảo
an tồn thực phẩm và cơng cụ quản lý nhà nƣớc về an tồn thực phẩm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới việc thi hành pháp luật an tồn thực
phẩm, qua đó nhận xét, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, tồn tại
trong q trình thi hành pháp luật về an tồn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng.
- Đƣa ra phƣơng hƣớng và một số giải pháp cụ thể mang tính ứng dụng trong
thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật an toàn thực phẩm trong việc
bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn đƣợc chia làm ba chƣơng. Cụ thể:
Chƣơng 1: Tổng quan pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm trong việc
bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
Chƣơng 2: Thực trạng thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trong việc bảo
vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành

pháp luật về an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt
Nam


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1. Khái quát về thực phẩm và an toàn thực phẩm đối với ngƣời tiêu
dùng
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dƣỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của con ngƣời. Sức khỏe, sự thịnh vƣợng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi
cộng đồng và mỗi quốc gia có liên quan mật thiết tới số lƣợng và chất lƣợng thực
phẩm mà cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia đó tiêu thụ.
Theo Pháp lệnh thực phẩm năm 1971 (Điều 1) của Thụy Điển, thực phẩm
đƣợc hiểu là “thức ăn, đồ uống, chất kích thích hoặc các sản phẩm khác với mục
đích để con người sử dụng loại trừ các sản phẩm được quy định trong Pháp lệnh
dược phẩm”. Tƣơng tự, Điều 4 Pháp lệnh thực phẩm năm 1963 của Thái Lan quy
định: “Thực phẩm là những thứ có thể ăn được và những thứ duy trì sự sống:
(1) Chất khơng kể hình dạng có thể ăn, uống, ngậm hoặc đưa vào cơ thể qua
đường miệng hoặc đường khác, nhưng không bao gồm thuốc, các chất an thần, gây
nghiện;
(2) Chất có ý định sử dụng hoặc sử dụng như thành phần trong sản xuất thực
phẩm bao gồm phụ gia thực phẩm, chất tạo màu hay chất tạo mùi”.
Khái niệm về thực phẩm ở nƣớc ta xuất hiện lần đầu tiên trong Quyết định số
4196/1999/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 29/12/1999 về việc ban hành “Quy định về
chất lƣợng vệ sinh ATTP”. Theo đó: “Thực phẩm là những đồ ăn, uống của con
người ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến bao gồm cả đồ uống, nhai,

ngậm và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm”2. Đến năm
2003, khái niệm thực phẩm đƣợc đƣa vào Pháp lệnh VSATTP nhƣ sau: “Thực
phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua
chế biến, bảo quản”. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, thực phẩm cũng trở nên
đa dạng và phong phú hơn, khái niệm thực phẩm trong Pháp lệnh dần bộc lộ những
hạn chế, thiếu xót. Luật ATTP năm 2010 ra đời đã khái quát một cách đầy đủ, hoàn
chỉnh hơn về vấn đề này. Khoản 20 Điều 2 Luật ATTP 2010 quy định: “Thực phẩm
là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến,
2

Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 29/12/1999 về việc ban hành “Quy
định về chất lƣợng vệ sinh ATTP”


7

bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như
dược phẩm”.
Nhƣ vậy, thực phẩm – theo nghĩa thông thƣờng là những sản phẩm đƣợc sử
dụng để con ngƣời ăn hoặc uống, những thực phẩm hằng ngày trong cuộc sống của
con ngƣời nhƣ: thịt, trứng, sữa, rau, củ, quả, ngũ cốc, thủy – hải sản, bánh kẹo, đồ
uống v.v... Tuy nhiên, mỹ phẩm, thuốc lá và các dƣợc phẩm không đƣợc coi là thực
phẩm theo định nghĩa của Luật ATTP.
1.1.2. Phân loại thực phẩm
Theo Luật ATTP 2010, các loại thực phẩm bao gồm:
- Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chƣa qua chế biến bao gồm thịt, trứng,
cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tƣơi và các thực phẩm khác chƣa qua chế biến (Khoản
21 Điều 2). Đây là loại thực phẩm phổ biến nhất trong các bữa cơm gia đình của
NTD.
- Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm đƣợc bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh,

sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay
(Khoản 27 Điều 2). Ngày nay với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của xã hội thì
đây là một trong những loại thực phẩm phù hợp với những ngƣời có cơng việc bận
rộn hay ít có quỹ thời gian rảnh, có rất nhiều loại thực phẩm bao gói sẵn, có thứ có
thể ăn ngay đƣợc hoặc có loại phải qua chế biến nhƣng phần lớn nếu sử dụng chúng
sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo đƣợc chất dinh dƣỡng.
- Thức ăn đường phố là thực phẩm đƣợc chế biến dùng để ăn, uống ngay,
trong thực tế đƣợc thực hiện thơng qua hình thức bán rong, bày bán trên đƣờng phố,
nơi công cộng hoặc những nơi tƣơng tự (Khoản 26 Điều 2). Có thể chia thức ăn
đƣờng phố làm 3 loại: bán trong cửa hàng cố định, bán trên hè phố và bán rong.
Hiện nay, cả 3 loại hình này đang phát triển mạnh nhất là các cửa hàng ăn uống cố
định mọc lên ở khắp nơi, việc phát triển các loại hình thức ăn đƣờng phố trên là một
nhu cầu tất yếu của cuộc sống, của xã hội, với việc đem lại nhiều thuận tiện cho
NTD.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, dân trí ngày một nâng cao, thì nhu cầu
bảo vệ sức khỏe ngƣời dân từ đó cũng gia tăng. Ngày càng có nhiều NTD lựa chọn
sử dụng các loại thực phẩm đƣợc sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ thực phẩm bên
cạnh việc ăn uống thực phẩm tƣơi sống hàng ngày. Bởi ngồi bổ sung các chất dinh
dƣỡng, chúng cịn có tác dụng giúp hỗ trợ chức năng các bộ phận trong cơ thể, nâng
cao sức đề kháng, giảm bớt các nguy cơ bệnh tật… Do đó, nhiều loại thực phẩm


8

mới đƣợc sản xuất và cung ứng cho NTD, có thể kể đến nhƣ các loại thực phẩm
chức năng, thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực
phẩm đã qua chiếu xạ. Các khái niệm này đƣợc quy định trong Luật ATTP năm
2010. Cụ thể:
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm đƣợc bổ sung
vitamin, chất khoáng, chất vi lƣợng nhằm phịng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các

chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tƣợng cụ thể trong cộng đồng
(Khoản 22 Điều 2).
- Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể
con ngƣời, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ
mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm
dinh dƣỡng y học (Khoản 23 Điều 2).
- Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần
nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen (Khoản 24 Điều 2).
- Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã đƣợc chiếu xạ bằng nguồn
phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm (Khoản 25 Điều 2).
Hiện có rất nhiều cách phân loại thực phẩm, trên đây là cách phân loại thực
phẩm cơ bản mà pháp luật Việt Nam đã quy định.
1.1.3. Khái niệm an toàn thực phẩm
ATTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khỏe cá nhân, cộng đồng mà còn ảnh hƣởng sâu sắc đến phát triển kinh tế – xã
hội. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe của con
ngƣời, chất lƣợng cuộc sống và chất lƣợng giống nịi. Ngƣợc lại, thực phẩm khơng
an tồn khơng chỉ gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của NTD, mà
còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. Bởi
vậy, ATTP luôn là một trong những yêu cầu, mong muốn hàng đầu cả mỗi cá nhân,
mỗi gia đình khi tiêu dùng thực phẩm.
Theo định nghĩa của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp
Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):“… ATTP là việc đảm bảo thực
phẩm khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, đảm bảo thực phẩm
không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất


9

quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có

thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng”3.
Ở Việt Nam, khái niệm này đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật ATTP
2010, theo đó: “ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại đến sức khỏe,
tính mạng con người”. Đồng thời, Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/03/2007 của
Thủ tƣớng Chính Phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh
ATTP khẳng định: “…ATTP có tác động trực tiếp thường xuyên đến sức khoẻ của
mỗi người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã
hội, về lâu dài còn ảnh hưởng đến phát triển nòi giống dân tộc”.
Nhận thức rõ ATTP là một trong những điều kiện thiết yếu để con ngƣời duy
trì cuộc sống lành mạnh nhƣng bảo đảm ATTP không hề là công việc dễ dàng. Hiện
nay, thực trạng ATTP vẫn còn nhiều bức xúc nhƣ: chƣa kiểm sốt và ngăn chặn triệt
để tình trạng một số nơi rau quả bị ơ nhiễm hố chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm,
thuỷ sản của một số cơ sở sản xuất cịn dƣ lƣợng kháng sinh, hóc mơn; việc sử dụng
các hố chất, phụ gia khơng đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm;
việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đƣờng phố, khu du lịch,
lễ hội, trƣờng học, bệnh viện chƣa đƣợc quản lý tốt, ngộ độc thực phẩm tại các bếp
ăn tập thể, các khu công nghiệp vẫn xảy ra làm ảnh hƣởng tới sức khoẻ của nhân
dân và ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đơ thị. Tình trạng thực
phẩm bẩn, thực phẩm giả, kém chất lƣợng, thực phẩm nhập lậu qua biên giới chƣa
đƣợc kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chƣa đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm
minh4. Do vậy, nhận thức rõ tầm quan trọng của ATTP đối với cuộc sống của mỗi
ngƣời dân cũng nhƣ lợi ích chung của quốc gia, công tác bảo đảm ATTP đƣợc nhà
nƣớc ta rất quan tâm cả về phƣơng diện pháp luật, công cụ quản lý ATTP và công
tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của NTD và cả cộng đồng.
1.1.4. Khái niệm người tiêu dùng, vai trò của thực phẩm và an toàn thực
phẩm đối với người tiêu dùng
1.1.4.1. Khái niệm người tiêu dùng
NTD là khái niệm rộng đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau:

3


Chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe và tâm lý con người, Nguồn:
ngày truy cập 23/05/2017
4
Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/03/2007 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc triển khai các biện pháp cấp
bách bảo đảm vệ sinh ATTP


10

Dƣới góc độ kinh tế: NTD là phạm trù chỉ những chủ thể tiêu thụ của cải đƣợc
tạo ra bởi nền kinh tế. NTD là ngƣời sử dụng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và làm
chúng tiêu hao hoặc biến mất qua việc sử dụng đó5. Trong mọi nền sản xuất, xét cho
cùng đối tƣợng đƣợc hƣớng tới chính là NTD.
Dƣới góc độ pháp lý: khái niệm NTD chỉ xuất hiện với tƣ cách là chủ thể pháp
luật từ khi lĩnh vực pháp luật về bảo vệ NTD đƣợc ra đời. Trƣớc đó, NTD chỉ là
khái niệm của kinh tế học, họ cũng vẫn tham gia các quan hệ dân sự nhằm mục đích
sinh hoạt, tiêu dùng nhƣng chỉ đƣợc coi là một bên trong các hợp đồng dân sự. Vì
vật, dƣới góc độ pháp lý, NTD là đối tƣợng đƣợc bảo vệ theo pháp luật bảo vệ
NTD6. Tại Việt Nam, khái niệm NTD đƣợc thừa nhận và quy định lần đầu tiên
trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 và tiếp tục đƣợc ghi nhận trong
Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010. Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ NTD 2010 quy
định: “NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. NTD là ngƣời trực tiếp sử dụng sản phẩm,
NTD không chỉ có cá nhân, mà các tổ chức hay gia đình cũng có thể trở thành NTD,
với điều kiện việc mua sắm hàng hóa, tiêu dùng sản phẩm khơng vì mục đích kinh
doanh thƣơng mại, mục tiêu lợi nhuận.
1.1.4.2. Vai trị của thực phẩm và an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng
Chất lƣợng thực phẩm là vấn đề toàn cầu, không chỉ của riêng quốc gia, bộ
phận dân cƣ nào. Những nguy cơ trầm trọng từ thực phẩm mà NTD Việt Nam và

trên thế giới đang phải gánh chịu không chỉ đến từ thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn
sinh – hóa học, mà cịn đi sâu đi xa hơn thế: từ thành phần dinh dƣỡng khơng an
tồn do sử dụng các chất gây dị ứng, ung thƣ, kháng sinh hay các chất kích thích
tăng trƣởng; đến lƣợng đƣờng, muối, chất béo bão hòa… trong thực phẩm quá cao;
hay vấn đề sản xuất thực phẩm bền vững7. Do vậy, việc đảm bảo ATTP là vấn đề
cấp thiết cần đƣợc các quốc gia trên thế giới đặt lên hàng đầu.
Cần phải nhấn mạnh rằng, khơng có thực phẩm nào đƣợc coi là có giá trị dinh
dƣỡng nếu khơng đƣợc đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm khơng những có tác
động thƣờng xuyên đối với sức khỏe mỗi con ngƣời mà còn ảnh hƣởng đến nòi
5

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 7
6
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 8
7
Người tiêu dùng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm tại Việt Nam, Nguồn: ngày truy cập 25/05/2017


11

giống của dân tộc. Việc tiêu dùng thực phẩm mất an tồn có thể gây hại rất lớn cho
các cá nhân, các gia đình và cho cộng đồng. Khơng phải ngẫu nhiên mà dân gian đã
tổng kết “bệnh từ miệng mà vào”.
Vấn đề ATTP còn liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, an sinh
xã hội, là gánh nặng lớn cho chi phí chăm sóc sức khỏe cộng đồng của mỗi quốc gia
và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu8. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ƣớc
tính các bệnh tiêu chảy liên quan đến thực phẩm và nƣớc uống giết chết 2,2 triệu
ngƣời mỗi năm, trong đó có 1,9 triệu trẻ em9. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y

tế10: trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh
đƣờng ruột đứng thứ 2. Thực phẩm mất vệ sinh ảnh hƣởng tới thể lực, chiều cao, rối
loạn việc điều hòa gen, làm ảnh hƣởng tới giống nòi, tới hệ thống enzyme, q trình
chuyển hóa...
Hậu quả từ việc mất ATTP sẽ tác động xấu đến sức khỏe con ngƣời, sức khỏe
cộng đồng, chi phí cho điều trị, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác tăng cao;
bệnh tật, ốm đau do không đảm bảo ATTP dẫn đến tăng tỷ lệ đói nghèo. Tuy chƣa
có số liệu thống kê chính thức về chi phí trong vấn đề an sinh xã hội mà nguyên
nhân do hậu quả của ATTP gây ra, tuy nhiên ngân sách của mỗi quốc gia chi phí
cho việc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thất nghiệp, phòng ngừa tội phạm và các tệ nạn
xã hội... mà mỗi quốc gia phải chi trả trong đó có hậu quả tất yếu từ vấn đề ATTP.
Do đó, vấn đề đảm bảo chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm không những làm
giảm tỷ lệ bệnh tật, tăng cƣờng khả năng lao động cho NTD mà cịn góp phần ổn
định trật tự, an sinh xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của một dân tộc.
1.1.5. Các chủ thể liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm trong việc bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.5.1. Người tiêu dùng thực phẩm
Tiêu dùng thực phẩm là hoạt động không thể thiếu đối với sự tồn tại của mỗi
cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Nhìn một cách tổng quát, tất cả chúng ta đều là
NTD thực phẩm. Trong nền kinh tế thị trƣờng do tiêu dùng điều tiết, NTD thực
phẩm giữ vị trí trung tâm, mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ
chức, cá nhân SXKD thực phẩm. Nhu cầu, thị hiếu của họ chính là những động cơ
8

Hà Huy Khơi và cộng sự (2004), Dinh dưỡng và ATTP, Nxb. Y học, Hà Nội, tr. 353-355.
Mỗi năm có 2,2 triệu người chết vì thực phẩm bẩn, Nguồn: ngày truy cập 25/05/2017
10
Thực phẩm nhiễm chất cấm -Thảm họa giấu mặt, Nguồn: ngày truy cập 25/05/2017
9



12

thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ
thuộc chủ yếu vào việc NTD có mua những sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp
đó hay khơng. Trong trƣờng hợp sản phẩm hàng hóa không đƣợc NTD lựa chọn sử
dụng, doanh nghiệp sẽ không bán đƣợc hàng hóa và sẽ dẫn đến phá sản11. Do đó,
việc bảo đảm ATTP nhằm bảo vệ quyền lợi NTD xuất phát từ chính vai trị của họ
trong nền kinh tế.
Để phát triển kinh tế bền vững, bất kì quốc gia nào cũng đều phải quan tâm
bảo vệ các thành tố thị trƣờng mà NTD là chủ thể trung tâm. Bên cạnh những hỗ trợ
mang tính kĩ thuật nhƣ hƣớng dẫn, đào tạo, tuyên truyền, cần thiết có một cơng cụ
mạnh hơn đó là chính sách bảo vệ quyền lợi NTD để đảm bảo cho NTD có thể dựa
vào đó để tự mình bảo vệ hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ trƣớc những vi phạm, lạm
dụng của các doanh nghiệp.
1.1.5.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm
Giống nhƣ tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ nói chung, tổ chức, cá
nhân SXKD thực phẩm có thể là thƣơng nhân theo quy định của Luật thƣơng mại,
cũng có thể là cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên,
không phải đăng ký kinh doanh12. Đây là những chủ thể tham gia trực tiếp vào quá
trình SXKD và cung ứng sản phẩm thực phẩm ra thị trƣờng, có mối quan hệ tác
động qua lại với NTD và chịu sự điều chỉnh của pháp luật ATTP. Những chủ thể
này có thể tham gia một hoặc nhiều cơng đoạn của q trình sản xuất, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, phân phối hàng hóa, sản phẩm… với mục đích lợi nhuận.
Vấn đề đảm bảo ATTP là một trong những trách nhiệm chính của các tổ chức,
cá nhân SXKD thực phẩm. Việc đảm bảo ATTP không chỉ thể hiện trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm do mình cung cấp ra thị trƣờng cho NTD mà còn
là trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững về kinh tế, thƣơng mại, văn hóa, xã
hội và an ninh chính trị của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia.
1.1.5.3. Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Nhà nƣớc là chủ thể có vai trị quan trọng trong việc quản lý ATTP, làm thế
nào để chuỗi thực phẩm đƣợc vận hành một cách chắc chắn và an toàn, đảm bảo
VSATTP cho NTD. Nhằm quản lý tốt công tác ATTP, nhà nƣớc đã xây dựng hệ
thống các cơ quan quản lý ATTP từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đây là chủ thể giữ
11

TS. Nguyễn Thị Vân Anh – TS. Nguyễn Văn Cƣơng (Đồng chủ biên) (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ
quyền lợi NTD, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 14
12
Khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010


13

vai trò chủ đạo trong cả hệ thống thiết chế bảo vệ và hỗ trợ NTD trong quan hệ với
tổ chức, cá nhân SXKD thực phẩm. Các cơ quan này trực tiếp tiến hành hoặc tham
gia công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó từng cơ quan ban ngành quản lý
ATTP đối với ngành hàng đƣợc phân công, kiểm soát chặt chẽ các vật tƣ liên quan
đến ATTP, giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP nhằm đảm bảo thực phẩm đƣợc
an toàn khi đến tay NTD.
Theo quy định của Luật ATTP năm 2010, Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nƣớc về ATTP 13. Trong đó, Bộ Y tế đóng vai trị nịng cốt “chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP”14. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý
nhà nƣớc về ATTP đƣợc phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nƣớc cùng
tham gia (Bộ Y tế - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thƣơng,
UBND các cấp). Cụ thể:
- Bộ Y tế: tổ chức xây dựng nhiều đơn vị quan trọng trong cơ cấu tổ chức của
mình bao gồm: Cục ATTP, Cục quản lý dƣợc, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Y tế…
trong đó, Cục ATTP là một đơn vị đầu mối đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng
trong quản lý nhà nƣớc liên quan tới hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD15. Cục ATTP

thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng, VSATTP đối với các sản
phẩm đã thành thực phẩm có nguồn gốc sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu lƣu
thông trên thị trƣờng trong phạm vi cả nƣớc.
- Bộ Công thƣơng: thực hiện hoạt động quản lý ATTP trong suốt quá trình
sản xuất, chế biến, xuất – nhập khẩu, kinh doanh đối với một số loại thực phẩm cụ
thể nhƣ: rƣợu, bia, nƣớc giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột
và tinh bột và các thực phẩm khác… Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Công thƣơng
đang có các cơ quan có liên quan trực tiếp tới hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD bao
gồm: Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trƣờng, Vụ khoa học và công nghệ.
- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nơng thơn: có vai trị quản lý ATTP đối với
đối với sản xuất ban đầu nông – lâm – thủy sản theo quy định của Chính phủ. Do
tính chất đa ngành, để bao qt tồn bộ q trình sản xuất nông – lâm – thủy sản,
công tác quản lý chất lƣợng, VSATTP nông – lâm – thủy sản hiện nay đƣợc phân
công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện: Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật,
Cục Quản lý chất lƣợng nông – lâm – thủy sản.
13

Khoản 1 Điều 61 Luật ATTP 2010
Khoản 2 Điều 61 Luật ATTP 2010
15
TS. Nguyễn Thị Vân Anh – TS. Nguyễn Văn Cƣơng, Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tr.
85
14


14

- UBND các cấp: là cơ quan quản lý nhà nƣớc về ATTP trong phạm vi địa
phƣơng do mình quản lý. Thực hiện công tác bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đƣờng phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn

uống, ATTP tại các chợ trên địa bàn16.
Ngoài ra, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay không chỉ thuộc về các
cơ quan quản lý nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, của
bản thân NTD, của các phƣơng tiện thơng tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền
hình) và của các tổ chức xã hội17. Trong đó, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD là tổ
chức có vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt
Nam.
1.1.6. Công cụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Nhà nƣớc là chủ thể quan trọng trong việc bảo đảm ATTP thông qua việc xây
dựng hệ thống các cơ quan quản lý ATTP từ trung ƣớng tới địa phƣơng. Để đạt hiệu
quả cao trong quản lý ATTP, nhà nƣớc sử dụng các cơng cụ quản lý nhƣ: chính
sách ATTP, pháp luật ATTP và hệ thống tiêu chuẩn về ATTP, tác động lên các chủ
thể trong xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm cho phát triển sản xuất, phát
triển kinh tế; bảo đảm cho sức khỏe, thể chất, tầm vóc ngƣời Việt Nam và bảo đảm
cho một môi trƣờng sống trong lành, thu hút đầu tƣ, khách du lịch.
Thứ nhất, chính sách ATTP:
Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, chính sách là những cách thức tác động của
Nhà nƣớc vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt đƣợc mục tiêu định hƣớng.
Chính sách về ATTP là tổng thể các quan điểm, các biện pháp mà Nhà nƣớc sử
dụng, nhằm đạt đƣợc mục tiêu bảo đảm cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế;
bảo đảm cho sức khỏe NTD và bảo đảm môi trƣờng sống trong lành, thu hút đầu tƣ,
khách du lịch. Những chính sách về ATTP bao gồm:
- Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể về bảo đảm ATTP, quy hoạch
vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm;
- Sử dụng nguồn lực nhà nƣớc và các nguồn lực khác đầu tƣ nghiên cứu khoa
học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với ATTP;

16

Điều 65 Luật ATTP năm 2010

Bộ Công Thƣơng (2010), Dự án MUTRAP III, Bộ tài liệu giới thiệu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, Quyển 6.
17


15

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công
nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lƣợng cao, bảo đảm an
toàn;
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ƣớc, thoả thuận quốc tế về
công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm;
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nƣớc,
tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm ATTP;
- Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ngƣời dân về tiêu
dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
Thứ hai, pháp luật ATTP:
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân
và nhân dân lao động do Nhà nƣớc ban hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nƣớc.
Với nhận thức về vai trò quan trọng của pháp luật nhƣ một công cụ quản lý
hiệu quả, Nhà nƣớc đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật phục vụ cho công
tác quản lý; gồm các lĩnh vực nhƣ an toàn sức khoẻ cộng đồng, quy định về kiểm
dịch động thực vật, hệ thống quy định về SXKD, xuất khẩu – nhập khẩu thực phẩm.
Luật ATTP 2010 là cở sở cho các chủ thể SXKD thực phẩm hoạt động, đồng thời là
khung pháp lý để Nhà nƣớc tiến hành hoạt động quản lý ATTP. Bên cạnh đó, nhiều
văn bản pháp luật có liên quan đến cơng tác kiểm soát VSATTP cũng đã đƣợc ban
hành nhƣ: Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng

hóa, Luật Thƣơng mại, Luật Quảng cáo, BLHS, BLDS, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh
Bảo vệ thực vật… đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý chất lƣợng VSATTP,
đảm bảo sức khỏe nhân dân.
Thứ ba, hệ thống tiêu chuẩn ATTP:
Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về thực phẩm là cơng cụ đóng vai trị
nịng cốt, tác động lên chính sách của quốc gia về quản lý ATTP trong chuỗi cung
ứng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng và NTD.
Ở nƣớc ta hiện nay đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ATTP trong quá trình
SXKD thực phẩm. Các tiêu chuẩn quốc tế, quan trọng nhất là tiêu chuẩn ISO và tiêu
chuẩn Codex, phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) cùng với các
tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm nhƣ:


16

- GMP (Good Manfacturing Practises): Thực hành sản xuất tốt, áp dụng
trong sản xuất nhằm bảo đảm chất lƣợng đồng đều, ổn định, đạt tiêu chuẩn đã đăng
ký và bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn trong sản xuất.
- GAP (Good Agriculture Production): thực hành nông nghiệp tốt, là công
nghệ tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất cao,
chất lƣợng tốt, hàng đẹp và bảo đảm VSATTP, sản xuất trong môi trƣờng không ô
nhiễm.
- GAHP (Good Animal Husbandry Practice): Thực hành sản xuất chăn nuôi
tốt.
Các tiêu chuẩn trên là một phần cơ bản trong quản lý ATTP và đƣợc sử dụng
nhƣ các công cụ pháp lý để quản lý ATTP trong quá trình sản xuất và cung ứng
thực phẩm.
1.2. Khái quát pháp luật về an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam
1.2.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt

Nam
Pháp luật về ATTP là lĩnh vực pháp luật mang tính chuyên ngành điều chỉnh
hành vi của các chủ thể có liên quan trong chuỗi dịch chuyển của thực phẩm từ
cơng đoạn sản xuất, chế biến, bao gói, lƣu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối,
cung ứng đến tiêu thụ của NTD18. Để có thực phẩm an tồn, các tổ chức, cá nhân
SXKD thực phẩm thực hiện chuỗi cung ứng bao gồm: trồng trọt/chăn nuôi, thu
hái/đánh bắt/khai thác, sơ chế/chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, giới thiệu,
bn bán thực phẩm19. Đây cũng chính là chuỗi hành vi mà pháp luật ATTP hƣớng
tới để điều chỉnh, kiểm soát nhằm đảm bảo sự an toàn của thực phẩm khi đến tay
NTD. Do đó, việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quy định về ATTP
luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc chú trọng, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý.
Lƣợc sử pháp luật ATTP ở Việt Nam có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn
trƣớc khi ban hành Luật ATTP 2010 và giai đoạn từ khi ban hành Luật ATTP 2010
cho đến nay.
1.2.1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật An toàn thực phẩm 2010
18

Bộ Tƣ pháp (2016), Dự án điều tra cơ bản, Thực trạng thi hành pháp Luật ATTPvà vai trò của các cơ quan
bảo vệ pháp luật trong việc đảm bảo thi hành, Hà Nội, 2016, tr. 23
19
Bộ Tƣ pháp (2016), Dự án điều tra cơ bản, Thực trạng thi hành pháp Luật ATTPvà vai trò của các cơ quan
bảo vệ pháp luật trong việc đảm bảo thi hành, Hà Nội, 2016, tr. 18


17

(i)

Từ năm 1985 đến năm 2003


Pháp luật về ATTP ở Việt Nam đã có q trình phát triển khơng đều trong lịch
sử. Trƣớc thời kì đổi mới, vì nhiều lý do khác nhau rất ít văn bản pháp luật đƣợc
ban hành điều chỉnh vấn đề này.
Trƣớc tiên, phải kể đến quy định trong BLHS liên quan đến thực phẩm và đảm
bảo ATTP. Cụ thể, Điều 197 BLHS 1985 đề cập đến tội vi phạm các quy định về vệ
sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ sau: Người nào chế biến, cung cấp
hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm mất phẩm chất gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khoẻ NTD, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Ngoài ra,
Khoản 2 Điều 167 BLHS 1985 cịn quy định: ngƣời nào làm hàng giả hoặc bn
bán hàng giả là thực phẩm thì bị phạt tù từ ba năm đến hai mƣơi năm.
Tiếp đó, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 198920 và Điều lệ Vệ sinh199121
ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính
phủ) đã quy định rõ hơn về vấn đề ATTP. Theo đó, các văn bản này quy định việc
sản xuất, chế biến, bao bì đóng gói, bảo quản, vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm,
các loại nƣớc uống và rƣợu phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Nghiêm cấm sản xuất,
lƣu thông, xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm, các loại
nƣớc uống và rƣợu không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
Giai đoạn 1991 – 1993: Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành một số văn
bản quan trọng nhƣ: Pháp lệnh chất lƣợng hàng hóa 1991, Pháp lệnh thú y 1993,
Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật 1993, tuy nhiên các văn bản này chỉ tập
trung điều chỉnh một số lĩnh vực: khám chữa bệnh, quản lý dƣợc, phục hồi chức
năng, thú y, bảo vệ thực vật, ATTP vẫn chƣa đƣợc chú trọng.
BLDS năm 1995, tại Điều 632 ghi nhận vấn đề BTTH do vi phạm quyền lợi
của NTD nhƣ sau: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh do
không bảo đảm tiêu chuẩn chất lƣợng lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, các
hàng hố khác mà gây thiệt hại cho NTD, thì phải bồi thƣờng;
Đặc biệt, ngày 04/02/1999, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
14/1999/QĐ-Ttg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 04/02/1999 về việc thành lập Cục
quản lý chất lƣợng VSATTP thuộc Bộ Y tế (cơ quan tiền thân của Cục ATTP hiện

20
21

Điều 7 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989
Điều 1 Điều lệ vệ sinh 1991


×