Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Khảo sát nhu cầu của Thanh Thiếu Niên (10 đến 24 tuổi) nội thành Tp.HCM về dịch vụ điều trị thân thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ điều trị này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.33 KB, 50 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước đang phát triển với nền kinh tế có nhiều biến đổi tích cực, với
chính sách mở cửa bắt đầu từ cuối thập niên 80. Tuy nhiên điều này cũng kéo theo hàng
loạt sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự giao lưu văn hóa là một nhu cầu
cần thiết cho sự phát triển của xã hội, song bên cạnh đó vẫn có một số lượng không nhỏ
những trường hợp tiếp thu văn hóa không chọn lọc nhất là ở đối tượng thanh thiếu niên
(TTN) dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ở lứa tuổi này, đặc biệt là thanh thiếu niên ở
Tp.HCM, đô thị đông dân và phát triển bậc nhất của đất nước.
Theo báo cáo năm 2002 của tổ chức Y Tế Thế Giới 11% trẻ vị thành niên ở Việt
Nam có quan hệ tình dục trước hôn nhân trong đó 34% không sử dụng biện pháp tránh
thai[12]. Điều tra trên 500 trẻ vị thành niên 15-19 tuổi cho thấy sự hiểu biết về các bệnh
lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) thấp, 13% vị thành niên chưa biết tên 1 bệnh
nào, 13.8% vị thành niên không biết cách phòng bệnh LTQĐTD [1]. Do quan hệ tình
dục không được bảo vệ, kiến thức về bệnh LTQĐTD thấp nên lứa tuổi TTN là lứa tuổi
dễ mắc các bệnh này nhất. Theo báo cáo của viện Da Liễu Trung ương: 575 ca trong
1999 (chiếm 0,8% tổng số bệnh nhân) lên 7.391 ca trong 2001 (chiếm 4,7%). Tỉ lệ
người nhiễm HIV là 9,36% người dưới 19 tuổi. Theo thống kê của viện nghiên cứu giáo
dục hàng năm có khoảng 3.000 lượt TN chưa kết hôn nạo phá thai và gần 20% trẻ sinh
ra bởi các bà mẹ dưới 19 tuổi[1].Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ gái mãi dâm ở
tuổi vị thành niên đã lên tới con số từ 12%-15% số gái mại dâm. Số nghiện ma túy ở
tuổi vị thành niên cũng đã đến mức báo động[3].
TTN là những người ở độ tuổi 10-24 đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh về
thể chất và hoàn thiện bộ máy sinh sản, trưởng thành về mặt tâm lí xã hội và hình thành
nhân cách[12]. Về sức khoẻ, từ lâu, người ta ít nói đến sức khoẻ của tuổi mới lớn. Bởi
lẽ, người ta vẫn nghĩ rằng tuổi mới lớn - tuổi thanh niên – là tuổi nhiều sức khoẻ, cường
tráng, ít bệnh tật, không có gì đáng lo ngại [5]. Do vậy, đây là giai đoạn mà bản thân
TTN, gia đình, y tế cũng như các ban ngành đoàn thể ít quan tâm về mặt sức khoẻ. Thế
nhưng tình hình hiện nay lại khác. Bác sĩ Hiroshi Nakajima, Tổng thư kí Tổ Chức Y Tế
1



Thế Giới (WHO) đã tuyên bố: “Chưa bao giờ tuổi trẻ phải đối phó với những hiểm họa
ghê gớm như hôm nay!”[5]. Thật vậy chưa bao giờ TTN lại phải sống trong tình trạng
như hiện nay: bùng nổ thông tin, bùng nổ dân số, đạo đức bị suy đoài, nền tảng hôn
nhân gia đình bị lung lay, áp lực về kinh tế, giáo dục, công ăn việc làm,… đưa đến
những rối loạn tâm lý, nguy cơ tự tử ở TTN gia tăng[5]. Tất cả các vấn đề trên chứng
minh một điều là có rất nhiều vấn đề về TTN mà chúng ta phải quan tâm mà đặc biệt ở
đây là vấn đề về sức khỏe.
Hiện tại vẫn chưa có một dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (DVCSSK) nào đáp ứng
nhu cầu sức khỏe dành riêng cho đối tượng TTN. Hầu hết các dịch vụ này ở dạng kết
hợp chăm sóc chung cho nhiều đối tượng từ trẻ em đến người già. Do đó, đội ngũ nhân
viên y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về DVCSSK
của TTN. Điều này gây khó khăn cho TTN khi tiếp cận dịch vụ: họ khó bày tỏ ước
muốn, nguyện vọng, yêu cầu của mình một phần vì họ chưa đủ mạnh dạn như người
lớn, một phần vì người cung cấp dịch vụ chưa nhận thức được những đặc điểm tâm lý
xã hội của các em.
Từ thực tế trên việc xây dựng, thiết lập một mô hình thí điểm chăm sóc sức
khỏe thân thiện cho TTN đang trở thành vấn đề cấp bách cần được quan tâm đúng mức.
Đã đến lúc cần xây dựng DVCSSK dành riêng cho TTN để họ cảm nhận được đây là
dịch vụ thân thiện giúp ích giải quyết được những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của họ.
Trong đó dịch vụ điều trị bao gồm cả điều trị bệnh thông thường và điều trị các chuyên
khoa về các vấn đề sức khỏe nổi cộm của TTN hiện nay như: các rối loạn tâm thần,
bệnh lây truyền qua đường tình dục, các vấn đề về sản phụ khoa.
Vì những lý do trên một cuộc điều tra nhằm tìm hiểu nhu cầu của TTN về dịch
vụ điều trị thân thiện là hết sức cần thiết để thu thập thông tin góp phần cho việc xây dựng
DV điều trị thân thiện thí điểm cho TTN đặc biệt là TTN ở nội thành Tp.HCM sau này.
Ngoài ra nghiên cứu này có thể là bước đầu cho nhiều nghiên cứu sâu hơn sau này.

2



CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- TTN lứa tuổi 10-24 ở nội thành Tp.HCM có những nhu cầu như thế nào về
dịch vụ điều trị thân thiện?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ điều trị thân thiện của TN
nội thành Tp.HCM?

3


MỤC TIÊU

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát nhu cầu của Thanh Thiếu Niên (10-24 tuổi) nội thành Tp.HCM về
dịch vụ điều trị thân thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ điều trị
này.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
− Xác định nhu cầu của Thanh Thiếu Niên (10-24 tuổi) nội thành Tp.HCM
về loại hình điều trị thân thiện : bệnh thông thường và chuyên khoa ( sản phụ khoa, da
liễu, HIV).
− Xác định nhu cầu Thanh Thiếu Niên (10-24 tuổi) nội thành Tp.HCM về
hình thức cung cấp dịch vụ :địa điểm, cơ sở, phòng ốc, trang thiết bị, chi phí, nhân viên
y tế, công lập hay tư lập, không gian, thời gian.
− Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ của Thanh
Thiếu Niên (10-24 tuổi) nội thành Tp.HCM.

4


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN Y VĂN
1.1

Dịch vụ điều trị thân thiện với thanh thiếu niên:
1.1.1 Dịch vụ thân thiện với thanh thiếu niên [15]:

− Một dịch vụ được coi là thân thiện với thanh thiếu niên nếu dịch vụ đó
có các yếu tố và các chính sách thu hút thanh thiếu niên tới sử dụng theo nhu cầu và có
khả năng khuyến khích họ quay trở lại.
− Thanh thiếu niên có các nhu cầu đa dạng khác nhau tùy thuộc vào tuổi,
giới tính, điều kiện vật chất:
 Nhu cầu thông tin về kỹ năng sống, phát triển cá nhân, về vấn đề giới
tính, tình dục, sức khỏe tâm thần.
 Nhu cầu tư vấn về các vấn đề riêng tư và sức khỏe bản thân
 Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo các vấn đề cá nhân: bất
thường về thể chất, tinh thần, hậu quả của chất gây nghiện, bệnh lây truyền qua đường
tình dục, HIV, sức khỏe sinh sản.

1.1.2 Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên, thanh thiếu niên
[13]:
− Dịch vụ sức khỏe thân thiện với TTN, VTN biểu thị sự tiếp cận mang
lại tất cả chất lượng mà giới trẻ yêu cầu. Đó là những dịch vụ ở đúng nơi, đúng lúc với
giá thành phải chăng (miễn phí nếu có thể), thực hiện theo một kiểu mà giới trẻ chấp
nhận.
− Dịch vụ này hiện hữu vì được thực hiện bởi những nhân viên sức khỏe
được huấn luyện , biết cách giao tiếp với giới trẻ, được tiếp cận với trang thiết bị, dụng
cụ và các dịch vụ cơ bản.

1.1.3 Dịch vụ điều trị thân thiện TTN
Dịch vụ điều trị thân thiện là một dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của TTN

về mặt điều trị ở tất cả các chuyên khoa mà nổi bật là vấn đề sức khỏe thông thường,
5


sức khỏe sinh sản, da liễu, HIV-bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đó là một dịch vụ
theo yêu cầu, mong muốn của TTN, khi tiếp cận TTN được tiếp đón niềm nở, phục vụ
tận tình, TTN tự do trình bày vướng mắc về sức khoẻ. Dịch vụ điều trị này phục vụ mọi
đối tượng TTN kể cả giàu nghèo. Thời gian làm việc thuận tiện để TTN có thể tiếp cận
được dịch vụ, mức chi phí hợp lý phải chăng.

1.2 Một số nét về thanh thiếu niên:
− Thanh thiếu niên (giới trẻ) là những người ở độ tuổi từ 10 – 24, lứa tuổi
mà người ta không còn nhỏ nhưng cũng chưa đủ lớn. Tuổi có rất nhiều sự thay đổi về
sinh lý, tâm lý và thể chất. Nó chẳng có gì bí mật cả bởi ai mà chẳng trãi qua tuổi đó[5].

− Sinh ra và lớn lên cùng sự chuyển biến mạnh mẽ về KTXH của công
cuộc đổi mới, TTN nước ta vừa là người chứng kiến lại vừa là người được thụ hưởng
những thành quả bước đầu của công cuộc đổi mới. Sự đổi mới này tạo cho họ môi
trường xã hội thuận lợi để phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm, suy nghĩ và sức
sáng tạo. TTN nước ta ngày càng chứng minh được tiềm năng to lớn, vị trí, vai trò của
họ đối với sự phát triển của đất nước trong tươnglai[3]. Tuy nhiên, cũng chính sự biến
đổi này đã đưa TTN vào những điều kiện và hoàn cảnh phức tạp, tác động nhiều mặt tới
nhận thức, tâm tư tình cảm cũng như về mặt sức khỏe của họ.

1.3 Tình hình sức khỏe của TTN hiện nay:
− Đã từ lâu, vấn đề sức khỏe ít được đề cập đến ở lứa tuổi này. Bởi lẻ,
người ta nghĩ đây là tuổi nhiều sức khỏe, ít bệnh, không có gì đáng lo ngại. Lứa tuổi
không còn nhỏ để mắc các bệnh trẻ con cũng như không đủ lớn để mắc các nguy cơ của
người đứng tuổi[5].


− Thế nhưng TTN hiện nay đang phải đối diện với những nguy cơ và áp
lực mà cha mẹ chúng chưa từng trãi qua. Việc toàn cầu hóa làm thay đổi nhanh hoàn
cảnh XH, đồng thời cũng làm mất đi yếu tố bảo vệ. TTN hiện nay tiếp nhận sự mâu
thuẩn trong lối sống, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Cụ thể là ngày nay TTN
đang đối diện với nguy cơ thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục trong
đó có đại dịch HIV/AIDS, hậu quả của hút thuốc lá, uống rượu và các chất gây
nghiện[13].
6


1.3.1 Các rối loạn về ăn uống:
Ở các nước phát triển trong khu vực, VTN ngày càng đối mặt với áp lực
để có thân hình hoàn hảo. Người ta nhận thấy chứng chán ăn xuất hiện ở nữ thanh niên
trong khu vực, ở những XH nền KT phát triển và trình độ học vấn khác nhau.Tình trạng
này dẫn đến sự thiếu tự tin.

1.3.2 Sức khỏe sinh sản:
− Tỉ lệ sinh con ở lứa tuổi 15-19 ở một số nước trong khu vực vào
khoảng 6,1%-13,3%. Đây là một điều đáng lo ngại vì thai sản ở lứa tuổi này đặt các em
gái trước nguy cơ ốm đau và chết yểu cao.



Nạo phá thai ngày càng gia tăng. từ nhưng con số thống kê chưa đầy

đủ, các chuyên gia ước tính có 30% trên tổng số ca phá thai hàng năm ở độ tuổi từ 1019[4]. Các em thường nạo phá thai khi đã quá muộn và trong điều kiện nguy hiểm. Vì
vậy họ phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, băng huyết,
vô sinh và có thể tử vong.

− Bên cạnh đó thì sự lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục cũng ở

mức độ đáng báo động. Theo báo cáo của Ủy ban phòng chống AIDS tỉ lệ người nhiễm
HIV dưới 19 tuổi tăng từ 5,3% năm 97 lên 12% năm 98[3]. Có khoảng 43% ca nhiễm
HIV và 17% ca AIDS được ghi nhân xảy ra ở nhóm tuổi 13-29 [8,10].

1.3.3 Rượu - Thuốc lá - Ma túy:
− Một phần tư VTN tuổi từ 15-19 ở một số trong khu vực hút thuốc lá.
Khoảng 300 triệu TTN(10-24) sử dụng thuốc lá ít nhất một nữa sau đó sẽ chết về những
bệnh có liên quan đến thuốc lá[12]. Số liệu từ nhiều nguồn cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá ở
VTN nam khoảng 4,2%-5,8% và ở nữ là 1,3%-4,7%.
− Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy TN uống rượu càng sớm càng có khả
năng trở thành người lệ thuộc vào rượu[11] . Một khảo sát ở Mông Cổ cho thấy khoảng
70,5% VTN dưới 20 tuổi và 54,7% dưới 16 tuổi bắt đầu uống rượu[11]. Trong cuộc
khảo sát quốc gia khác tập trung vào hành vi uống rượu ở Nhật người ta thấy 70% học
sinh trung học lớn tuổi đã uống rượu trong khi 10% say rượu ít nhất 1 lần hàng tuần[12].

1.3.4 Sức khỏe tinh thần:
7


− Những rối loạn tinh thần thông thường của VTN (10-19 tuổi) gồm:
trầm cảm, lo lắng, lạm dụng chất gây nghiên, loạn thần kinh và rối loạn ăn uống.
Thông thường những vấn đề này không được nhận biết hoặc điều trị dẫn đến tác động
tiêu cực lên sức khỏe tạo ra những chi phí về kinh tế và xã hội.
− Trên thế giới mỗi năm có ít nhất 100.000 VTN chết vì tự tử, 4 triệu
khác tự tử không thành[12]. Có những bằng chứng chỉ ra rằng việc phòng chống và
điều trị một cách thích hợp trầm cảm, lạm dụng rượu và chất gây nghiện có thể giảm
đáng kể tỉ lệ tự tử [10].
− Việc tăng cường sức khỏe tinh thần có tiềm năng làm giảm tác động
của nhân tố nguy cơ gây ra trục trặc và rối loạn tinh thần cũng như nâng cao sự phát
triển toàn diện VTN.


1.4 Một số hoạt động về lĩnh vực sức khỏe của TTN ở khu vực trong
những năm gần đây:
− Thế đấy, sức khỏe TTN đang bị đe dọa. Để giải quyết được tình trạng
này không phải một sớm một chiều.Nó cần cả một quá trình đòi hỏi sự tham gia không
chỉ của toàn XH mà của các nước và toàn thế giới.
− Như thấy được điều này, năm 1995, WHO cùng với Unicef và
UNFA đã tổ chức nhóm chuyên viên về chương trình sức khỏe và sự phát triển của
VTN.Chương trình này đã được thảo luận ở rất nhiều nơi như ở Châu Mỹ La Tinh
(Costa Rica, 9-2000) và ở Châu Phi (Harare, 10-2000). Mục đích của những hội thảo
này nhằm đưa ra những chiến lược phát triển và cung cấp dịch vụ sức khỏe cho
VTN[18].
− Năm 2002, Fathfinder International đã cho ra đời bộ tài liệu Đánh giá
cơ sở y tế về dịch vụ thân thiện với VTN. Cuốn tài liệu này nhằm giúp nhóm đánh giá
viên và các nhà quản lý dự án, đối tượng khác thu thập các thông tin chi tiết về loại hình
và chất lượng của các dịch vụ cung cấp cho VTN tại một cơ sở hay khuôn khổ một
chương trình[7].
− Vào tháng 3-2002 tại Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
TPHCM(T4G) đã diễn ra “Hội thảo tập huấn nâng cao sức khỏe và phát triển VTN”.
Hội thảo nêu ra những vấn đề sức khỏe ưu tiên của VTN, thông qua các định hướng mới
8


trong trong việc tiếp cận nâng cao sức khỏe và phát triển VTN. Qua đó báo cáo một số
mô hình nâng cao sức khỏe VTN đã và đang tiến hành[12].
− Tháng 10-2004 T4G đã tiến hành “Hội thảo tập huấn dịch vụ sức
khỏe thân thiện VTN ”. Hội thảo nhằm trình bày vấn đề sức khỏe VTN hiện nay, dịch
vụ SK mà VTN cần và các rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ này. Qua đó, hướng tới
cách để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho VTN[13].
− Cũng trong năm 2004, được sự hổ trợ của tổ chức cứu trợ trẻ em

Thụy Điển, T4G đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Trẻ em đường phố TPHCM và những
vấn đề liên quan đến HIV/AIDS”. Nghiên cứu nhằm khảo sát hiện trạng kiến thức, thái
độ, thực hành và nhu cầu liên quan đến HIV/AIDS của trẻ em đường phố và của giáo
dục viên đường phố ở nội thành TPHCM[14].
− Theo các nguồn thông tin, hiện nay có một số mô hình dịch vụ sức
khỏe thân thiện dành cho VTN đã và đang triển khai ở một số tỉnh thành trong cả nước,
TPHCM là một trong số những nơi đó với dự án SKSS đóng tại Trần Văn Đang, Q3. Dự
án này mhằm cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn
cách phòng và điều trị bệnh liên quan đến SKSS ở TTN.
− Và gần đây nhất là cuộc hội thảo về “Cung cấp dịch vụ thân thiện
cho VTN/TN” diễn ra vào ngày 7,8-6-2005 tại T4G TPHCM. Hội thảo giới thiệu một số
mô hình tiếp cận đáp ứng nhu cầu VTN/TN về chăm sóc SK, đưa ra sơ bộ kế hoạch
hành động ở từng cơ sở[15].

1.5 Một số chính sách phát triển vị thành niên/thanh thiếu niên:
− Hiện nay vấn đề sức khỏe VTN/TTN đang được các nước trên thế giới
quan tâm. Ở mỗi nước do hoàn cảnh xã hội văn hóa chính trị khác nhau nên có những
chính sách khác nhau nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe VTN/TTN. Sau đây là một số
các chính sách ở các nước
− Ở Australia chính sách quốc gia “Sức khỏe thanh niên Australia” đưa ra
một cam kết của cộng đồng và các Bang phối hợp nhau để cải thiện duy trì, nâng cao
tình trạng sức khỏe của tất cả các trẻ em và thanh niên Australia[9]. Chính sách này chú
trọng vào việc: Phát triển các môi trường thuận lợi cho sức khỏe đối với trẻ em và thanh
niên; Tạo sự cân bằng giữa cải thiện sách khỏe và điều trị bệnh tật; Tăng cường sự tiếp
9


cận tới các dịch vụ sức khỏe cho thanh niên cùng với giảm bất bình đẳng; Cam kết có sự
tham gia của thanh niên và gia đình trong các quyết định về sức khỏe và chăm sóc sức
khỏe VTN; Cung cấp các kỹ năng cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho

trẻ em và thanh niên; Hợp tác và điều phối tốt hơn trong lĩnh vực sức khỏe và sức khỏe
với các lĩnh vực khác.
− Malaysia chính sách nhằm vào việc thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển
của VTN trong việc nhận thức trách nhiệm của các em đối với sức khỏe. Chính sách này
gồm các mục tiêu: Trợ giúp sự phát triển tích cực của VTN thông qua tăng cường sức
khỏe và lối sống có trách nhiệm; Phòng chống các hậu quả sức khỏe của hành vi nguy
cơ cao thông qua tăng cường phúc lợi và cung cấp dịch vụ sức khỏe phù hợp; đẩy mạnh
sự tham gia tích cực của VTN vào các hoạt động phòng chống và cải thiện sức khỏe[9].
− Ở Việt Nam nhu cầu và quyền của VTN đối với dịch vụ sức khỏe sinh
sản được đưa vào Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 20012010 của chính phủ và Quyết định số 385 của Bộ y tế quy định trách nhiệm kỹ thuật
trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cơ sở. Mục tiêu nhằm cải thiện tình hình sức khỏe
và tính dục, trong đó có sức khỏe tình dục của VTN thông qua tư vấn, giáo dục và cung
cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với các nhóm tuổi[9].
− Ở Nhật Bản một chính sách phát triển dành cho thanh niên đã được
hoạch định bởi các cơ quan quản lý và điều phối nằm trong Hội đồng về các vấn đề
VTN. Chính sách nhằm: Tạo ra gia đình và cộng đồng khỏe mạnh; Cải thiện sức khỏe
học đường[9].

10


CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu:
− Thiết kế nghiên cứu định tính, thông tin được thu thập thông qua hình thức thảo
luận nhóm tiêu điểm.

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại một số quận trong thành phố Hồ Chí Minh:
 Tại Ban Dự Án Sức Khỏe Sinh Sản ở quận 3
 Tại Câu Lạc Bộ Dục Đức ở quận 1
 Tại Mái Ấm Tre Xanh ở quận 1
 Tại Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục TPHCM ở quận 3
2.2.2 Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2005 đến tháng 6/2005.

2.3 Đối tượng nghiên cứu:
2.3.1 Dân số mục tiêu:
Tất cả Thanh Thiếu Niên ở độ tuổi 10-24 đang sống tại nội thành TPHCM.
2.3.2 Dân số chọn mẫu:
Chọn 4 nhóm đối tượng gồm cả hai giới nam, nữ đều chưa có gia đình, đang
sống ở nội thành TPHCM:
 Học sinh: bao gồm các em có độ tuổi từ 10-17
 Sinh viên: độ tuổi từ 18-24
 Công nhân: độ tuổi từ 18-24
 Thanh thiếu niên kiếm sống trên đường phố tuổi từ 10-24
Như vậy ở đây có tất cả là 8 phân nhóm.
2.3.3 Cở mẫu:

11


− Vì đây là nghiên cứu định tính nên cở mẫu không tính theo phương pháp
thống kê mà chọn đủ số lượng để tạo điều kiện tốt cho việc thu thập thông tin phù hợp
với mục tiêu đề ra.
− Do phương thu thập thông tin là thảo luận nhóm tiêu điểm. Theo lí thuyết để
một thảo luận nhóm tiêu điểm thu thập được tương đối đầy đủ thông tin cần chọn
khoảng 7(± 1) thành viên cho mỗi nhóm[2]. Có con số trên là vì:

 Nếu số lượng thành viên đông hơn sẽ loãng mất tập trung.
 Nếu số lượng thành viên ít hơn thông tin chưa đủ đa dạng, sự kích thích
lẫn nhau chưa đủ mạnh.
− Ngoài ra ta còn phải cộng thêm khoảng 10% cho mỗi nhóm để bù trường
hợp đối tượng không đến, không đúng yêu cầu hoặc đến nhưng từ chối tham gia vào
nghiên cứu.
− Ở đây ta có tổng cộng là 8 phân nhóm vậy cở mẫu dự kiến là:
(6*8) + [(6*8)*10/100)] <= N <= (8*8)+ [(8*8)*10/100]
48 + 4.8
52.8
53

<=

N

<=

N

<= 64 + 6.4
<=70.4

<= N <=

70.

Như vậy cở mẫu dao động từ 53 đến 70 người.
2.3.4 Kỹ thuật chọn mẫu:
Mẫu được chọn theo phương pháp: chọn mẫu có mục đích và chọn mẫu thuận

tiện.
2.3.5 Tiêu chí chọn mẫu:
− Tiêu chí đưa vào:
 Thanh thiếu niên tuổi từ 10-24 đang sống ở nội thành Thành phố Hồ
Chí Minh kể cả tạm trú.
 Thuộc các nhóm đối tượng trên.
 Có khả năng bày tỏ ý kiến.
 Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
− Tiêu chí loại ra:
12


 Không có khả năng giao tiếp: câm hoặc điếc.
 Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.3.6 Tiến trình chọn mẫu:
− Học sinh: vì thời gian tiến hành nghiên cứu khoảng cuối tháng 5-6 nên hầu
như học sinh đã nghĩ hè. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã liên hệ với Ban Dự Án Sức Khỏe
Sinh Sản và chọn từ 6-8 em nam, 6-8 em nữ học sinh thỏa tiêu chí chọn mẫu trên. Và
các em này không quá đặc biệt: quá giàu hoặc quá nghèo, không là thành phần cá biệt.
Lý do liên hệ với Ban: có điều kiện tập trung học sinh và các em thường xuyên đến đây
sinh hoạt.
− Sinh viên: Chọn thuận tiện một trường Đại Học hoặc Cao Đẳng trong nội
thành Thành Phố để tiện cho việc đi lại. Sau đó liên hệ với Đòan trường chọn từ 12-16
em gồm 6-8nam, 6-8 nữ theo tiêu chí chọn mẫu trên và không quá đặc biệt.
− Công nhân: do thông tin được biết CN thường đến sinh hoạt tại Ban Dự Án
Sức Khỏe Sinh Sản nên đến Ban này chọn 6-8 công nhân nam, 6-8 công nhân nữ thỏa
tiêu chí chọn ở trên và không quá đặc biệt.
− Thanh thiếu niên kiếm sống trên đường phố: liên hệ với giáo dục viên ở câu
lạc bộ Dục Đức chọn 6-8 em nữ và giáo dục viên ở mái ấm Tre Xanh chọn 6-8em nam.
Tất cả đều thỏa tiêu chí đưa vào ở trên, và không quá cá biệt.

2.3.7 Kiểm soát sai lệch thông tin:
Những người nào thỏa đủ điều kiện tiêu chí mới đưa vào mẫu khảo sát.

2.4 Thu thập thông tin:
2.4.1 Liệt kê các thông tin cần thu thập:
− Thông tin nền:
 Thông tin về tuổi tác, lớp học, xí nghiệp.
 Thông tin về chỗ ở hiện tại.
− Việc sử dụng thời gian rãnh rỗi
− Vấn đề sức khỏe quan tâm:
 Bệnh thông thường
 Bệnh chuyên khoa: sức khỏe sinh sản; da liễu, HIV
13


− Hỏi về việc thường làm khi mắc bệnh.
− Hỏi xem từ trước đến giờ đã có đến cơ sở y tế hay chưa và thường tới đâu.


Những vấn đề cản trở khi đến với cơ sở y tế

− Tìm hiểu xem TTN có muốn nơi khám chữa bệnh dành cho lứa tuổi mình
không?
− Suy nghĩ của TTN về nơi đó
− Mong muốn của các em về hình thức nơi đó
2.4.2 Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin được thu thập trực tiếp bằng phương pháp thảo luận nhóm tiêu điểm
thông qua bảng câu hỏi gợi ý thảo luận.
− Tiến trình thu thập thông tin:
 Ở mỗi phân nhóm đối tượng sẽ tiến hành thảo luận nhóm tiêu điểm.

Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn, cố gắng xin phép được ghi âm để giúp cho
việc phân tích được chính xác.
 Nơi tiến hành thảo luận tùy vào từng phân nhóm đối tượng.
 Số người điều hành cuộc thảo luận: 1 nam, 3 nữ. Trong đó:
 1 nam và 1 nữ sẽ điều hành thảo luận ở các phân nhóm nam.
 2 nữ còn lại sẽ thảo luận với các phân nhóm nữ.
 Bảng phân công công việc:
Nhiệm vụ
Hướng dẫn thảo luận

Số người
1

Công việc
-Giới thiệu nhóm nghiên cứu, thành phần
tham gia.
-Giải thích mục đích thảo luận nhóm.
-Đưa ra nội dung thảo luận.
-Khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến.
-Điều khiển không để buổi thảo luận bị gián

Thư ký

1

đoạn.
-Chuẩn bị quà bánh giải lao.
-Chuẩn bị sổ ghi chép, máy ghi âm.
-Ghi lại nội dung thảo luận, nguyên văn ý
14



kiến của các đối tượng.
− Công cụ thu thập thông tin:
 Bảng câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm tiêu điểm cho từng đối tượng.
 Máy ghi âm, sổ tay ghi chép.
 Người tham gia: 1 nghiên cứu viên và 3 cộng tác viên.
− Tiến hành thu thập thông tin:
 Học sinh: 14 em gồm 8 nữ, 6 nam tập trung tại cơ sở Ban Dự Án
Sức Khỏe Sinh Sản ở đường Trần Văn Đang, Q3 vào lúc 6giờ tối ngày 27/5/05 để tiến
hành thảo luận cả nam và nữ nhưng ở 2 phòng khác nhau. Buổi thảo luận kết thúc lúc 9
giờ tối cùng ngày tính cả giải lao.
 Công nhân: 13 người 6 nam và 7 nữ, cũng tập trung tại Ban Dự Án
Sức khỏe sinh sản lúc 8 giờ sáng ngày 28/5/05 để tiến hành thảo luận cả nam và nữ ở 2
phòng khác nhau. Buổi thảo luận kết thúc lúc 10 giờ 30 sáng cùng ngày kể giải lao.
 Thanh thiến niên kiếm sống trên đường phố nữ: 6 em tập trung tại
câu lạc bộ Dục Đức 24/25 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 lúc 6-9 giờ tối ngày 8/6/05 để tiến
hành thảo luận.
 Thanh thiếu niên kiếm sống trên đường phố nam: 8 em lúc 7-9 giờ
15 tối ngày 9/6/05 tại Mái Ấm Tre Xanh số 40/34 Camel, Q1 tiến hành thảo luận.
 Sinh viên: Tại Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Thành Phố,
Q3,lúc 9- 11 giờ 30 ngày 22/6/05 14 sinh viên gồm 7 nam, 7 nữ tập trung tại 2 phòng để
tiến hành thảo luận.

2.5 Quản lý thông tin:
− Băng ghi âm được mã hóa và sẽ xóa sau khi đã ghi lại thành văn bản hoàn
chỉnh.
− Thông tin riêng biệt về đối tượng sẽ được giữ bí mật, chỉ có nghiên cứu
viên biết.
− Thông tin được ghi chép nguyên văn theo ý kiến của thanh niên.


2.6 Phân tích dữ liệu:
15


− Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp phân tích theo đề mục, theo đó
một danh sách đề mục và tiểu đề mục sẽ là cơ sở để chọn và sắp xếp và trình bày kết
quả (Phụ lục 2).
− Sử dụng phần mềm Excel để sắp xếp thông tin:
 Trên bảng Excel chia thành các cột sau
Mã nhóm

Mã đề mục

Mã tiểu đề

Mã tiểu đề

Nhận xét

Trích dẫn

mục 1

mục 2

chung

thông tin


 Sau đó nhập dữ liệu của tất cả các nhóm vào bảng và sort bảng
theo thứ tự tăng dần của mã đề mục, mã tiểu đề mục 1, mã tiểu đề mục 2

2.7 Vấn đề y đức:
− Nghiên cứu này luôn tuân thủ vấn đề về y đức
− Luôn giải thích cho người tham gia hiểu rõ về mục đích, cách thực hiện và
nội dung bảng câu hỏi gợi ý thảo luận.
− Tên tuổi của đối tượng tham gia được giữ bí mật.

2.8 Kiểm soát sai lệch thông tin:
− Chọn đối tượng mẫu phong phú
− Loại ngay những đối tượng không phù hợp với tiêu chí chọn mẫu
− Hướng dẫn cộng tác viên kỹ việc ghi nhận thông tin
− Đánh số thứ tự đối tượng để tiện cho việc kiểm tra lại thông tin.
− Kiểm tra chặt chẽ khâu ghi nhận thông tin để loại bỏ những thông tin sai
lệch.

2.9 Tính ứng dụng của đề tài:
Là cơ sở để xây dựng, thiết lập mô hình thí điểm dịch vụ điều trị thân thiện cho
thanh thiếu niên nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh

16


CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ
3.1 Đặc tính của mẫu:
Khảo sát được tiến hành tại các địa điểm đã nêu ở chương 2 vào tháng 5-6 năm
2005 với tổng số TTN tuổi từ 10-24 được khảo sát là 55 người trong 8 cuộc thảo luận
nhóm tiêu điểm.

Một số thông tin chi tiết như sau.
Các đặc tính

n

%

Nam

26

47,3%

Nữ

29

52,7%

10 – 19

27

49,1%

20 – 24

28

50,9%


Học sinh

14

25,5%

Sinh viên

14

25,5%

Công nhân

13

23,6%

TTN kiếm sống đường phố

14

25,5%

Giới

Nhóm tuổi

Các nhóm đối tượng phỏng vấn


Bảng đặc tính mẫu khảo sát (N=55)
Trong số 8 thảo luận tiêu điểm có 4 cuộc ở nam và 4 cuộc ở nữ. Học sinh tập
trung ở lớp 8 – 9, Sinh viên thuộc khối xã hội trường đại học Sư Phạm. Còn Công Nhân:
nam làm xây dựng còn nữ thì thêu tại các cơ sở; TTN đường phố nghề nghiệp đa dạng
gồm bán báo, bán vé số, phụ quán, nhiếp ảnh dạo.
− Nhìn chung các em ở các nhóm đối tượng ngoài thời gian đi học, đi làm; đa
số thường đi internet: lên mạng chat hoặc chơi game, đi uống nước, ăn chè với bạn bè.
Một số ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình nên ở nhà phụ giúp ba mẹ, số
khác tham gia các lớp học tiếng Anh, Vi tính, đi sinh hoạt ở các câu lạc bộ.
17


3.2Nhu cầu của TTN nội thành TPHCM về loại hình dịch vụ điều trị
thân thiện
3.2.1 Quan tâm đến vấn đề sức khỏe
− Kết quả phỏng vấn TTN ở các nhóm cho thấy hầu như tất cả đều có chung
mối quan tâm là các bệnh thông thường, bệnh chuyên khoa. Đối với các em nữ vấn đề
sản phụ khoa được quan tâm hàng đầu. Đối với các em nam thì các bệnh mang tính thời
sự như SARS, cúm gà, HIV lại thu hút sự chú ý hơn cả. Ngoài ra, TTN còn quan tâm
đến một số vấn đề khác như: tâm lý tuổi mới lớn, chỗ ở, việc làm.

3.2.1.1 Vấn đề bệnh thông thường:
Do môi trường sống và làm việc khác nhau nên các em có những nhu cầu,
suy nghĩ khác nhau. Phần đông TTN khảo sát cho là những bệnh thông thường như:
cảm sốt, ho, sổ mũi có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của họ. Thế nhưng, vẫn có một
số TTN không nghĩ như vậy.
− Ở ba nhóm SV, CN và TTN kiếm sống trên đường phố có cùng mối
quan tâm là các bệnh thông thường.
− Nhóm sinh viên do phải thường xuyên đối đầu với việc học tập và các

kỳ thi dồn dập, liên tục nên các vấn đề sức khỏe như cảm sốt, ho, sổ mũi làm cho các
em lo lắng, bận tâm.
“ Theo mình ảnh hưởng đến học tập là các bệnh thông thường, vì
mùa thi tự nhiên bị cảm, sốt không thể thi được ”.
(SV, nữ)
“ Bệnh mùa thi nhất là mùa này đang mưa nữa”.(SV, nam)
− Hơn nữa, do sinh viên sống và sinh hoạt trong môi trường tương đối an
toàn, lành mạnh , môi trường học đường nên vấn đề về những bệnh khác như lao, HIV
theo họ không thể này xảy đến được, chỉ bệnh thông thường .
“Bệnh thông thường thôi, còn những bệnh khác nói chung là môi
trường sống của mình là thầy cô giáo nên cũng không rộng rãi lắm. Chuyện
lây nhiễm HIV đối với tụi mình, theo suy nghĩ của mình không có, chỉ có
chuyện cảm sổ mũi thôi ”. (SV, nữ)
18


− Đối với Công Nhân và TTN kiếm sống trên đường phố(TTN lang thang,
TTNLT) do áp lực của việc họ phải tự bươn chải, tự lo cho vấn đề ăn mặc của mình nên
việc mắc bệnh cảm sốt là điều bận tâm lớn.
“Em chẳng sợ gì hết chỉ giữ cho mình không bị cảm cúm.Vì bị ba cái
đó không đi bán được”.(TTN LT, nữ)
“Em sợ nhất là sốt với nóng lạnh đồ. Tại vì trong người mình y như
là mình bị đuối vậy đó chị, mình đi làm không được”.
(TTN LT, nam)
− Ngược lại, học sinh do sống trong sự bảo bọc, chở che của ba mẹ, nên đối
với các em bệnh thông thường không quan trọng.
“Bệnh đó ra nhà thuốc mua uống là được”.
“Khi nhức đầu thì em mua thuốc uống là hết”.(HS,nữ)

3.2.1.2 Về Sản phụ khoa:

Khi được hỏi về các vấn đề sản phụ khoa thì hầu như bốn nhóm cả nam nữ
đều cho thấy đấy là vấn đề đáng chú trọng hơn cả.
− Nói về phụ khoa các bạn nam không quan tâm, đa số các bạn nữ tranh
nhau đưa ý kiến. Chứng tỏ đối với nữ đấy thực sự là vấn đề, thực sự là điều cần quan
tâm.
“Ừ thì đúng rồi tụi em quan tâm đến vấn đề đó chứ còn gì nữa”.
(SV, nữ)
− Đa số nữ trong khảo sát tuổi từ 10-24 vấn đề huyết trắng nhiều, chuyện trễ
kinh, rong kinh làm các em lo lắng và bận tâm.
“Con gái hầu như ai cũng kinh nguyệt, hầu như là không đều”.
(SV, nữ)
− Một số em do lo lắng nên đã tìm đến cơ sở y tế nhưng thấy vấn đề chữa trị
không khả quan lại thôi, hoặc các em muốn đến nhưng không dám.
“Em bị rối loạn kinh nguyệt, vô bệnh viện khám, khám xong tốn quá
trời tiền cho thuốc về uống, hết thuốc nó lại rối loạn tiếp thôi không đi
khám nữa”. (SV, nữ)

19


“Em tính đi nhưng thôi. Tại vì đi thường bác sĩ nam khám, người ta
nói mấy cái đó thường là nam khám". (TTN LT, nữ)
− Theo một số TTN ngoài vấn đề quan tâm trên các em còn có nhu cầu tìm
hiểu hay muốn có kiến thức về đường sinh sản.
“Tại vì theo tuổi của em có bạn biết có bạn không biết. Lứa tuổi của
em chưa hiểu biết nhiều, cần biết để phòng tránh”.
(HS, nữ)
− Một số em cho biết rất ngại khi tìm đến cơ sở y tế để điều trị vấn đề tế nhị
liên quan đến sức khỏe sinh sản.
“ Vô Từ Dũ có một số người thấy đi là ngó ngó, dòm dòm tưởng đi

đâu, ngại ai mà dám đi ”. (SV, nữ)

3.2.1.3 Về da liễu:
− Qua khảo sát cho thấy về da liễu các em nam quan tâm nhiều đặc biệt là
các bệnh ngoài da. Do môi trường sống tập thể nên TTN kiếm sống trên đường phố
quan tâm đến vấn đề này, theo các em bệnh này rất lây và không thích hợp với điều kiện
làm việc của các em.
“Em sợ nhất là ghẻ ngứa, nhiều đêm ngủ không được ngon giấc, đi
làm nói chung là không thích hợp.Bệnh ghẻ cái đó nó lây lắm, em chỉ sứt
thuốc xanh cái nó hết”.

(TTN LT, nam)

3.2.1.4 Bệnh HIV - vấn đề khác:
Ở các nhóm hầu hết TTN nam nữ đều rất lo sợ khi khi nói về HIV. Theo các
em bệnh đó rất nguy hiểm, không có thuốc trị nên ai bị bệnh là chết.
− Theo nhóm SV, các em bày tỏ khi đi dạy hay làm thêm sợ nhất là gặp phải
người bị sida hay bọn tiêm chích, bọn họ quá khích đâm kim vô người mình làm mình
bị HIV không biết tính sau.
“Khi đi qua các hẻm ở khu Tân Bình, Tân Định có kim chích hay
cái gì đó, đi về tối qua nghĩa địa sợ mấy thằng chích nó đâm kim vô người,
lúc đó không biết làm sao bây giờ ”.(SV, nữ)
− Đối với CN, TTNLT do môi trường làm việc, môi trường sống phải tiếp
xúc với nhiều đối tượng khác nhau nên HIV, lao là điều các em băn khoăn. Như một số
20


em cho biết HIV mắc vào là chết, còn mắc bệnh lao hay lây, mình bị bệnh phải sống
cách ly với mọi người điều này các em không muốn.
"Sida: sợ vì chết, người bị Sida mắc nhiều bệnh".(CN, nam)

“Lao: bệnh khó chữa với lại nó lây. Mình bị bệnh lao phải ra ở
riêng không được sống chung với mọi người”.(CN, nam,nữ)
− Đối với HS, do các em có độ tuổi từ 10-17 nên những biến đổi sinh lý,
những thay đổi tâm lý “ thoắt vui rồi thắt buồn” lại là mối bận tâm. Đối với các em một
chút mụn trên mặt là cả một vấn đề và chuyện tình cảm cũng là một đề tài được đề cập.
“ Chuyện này hợp với tuổi của em, mình còn nhỏ học người lớn từ từ
để biết mà sau này quen với bạn”.
− Một số TTN khác ở các nhóm chú ý đến những vấn đề bệnh tật mang tính
xã hội. Theo các em này xem để biết, qua đó biết cách phòng cho mình và cho gia đình
mình.
“Chất độc màu da cam, cúm gà.Đã nói là hút thuốc có hại cho sức
khỏe mà người ta vẫn cứ hút, vẫn cứ bán”.(HS, nam)
− Ngoài ra TTN ở các nhóm còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác . Các em
sợ mình mắc bệnh tim, bệnh gan. Hễ có chuyện gì xúc động là bệnh tim tái phát có thể
chết, còn bệnh gan làm bụng mình to lên giống có thai.
− Theo TTN kiếm sống trên đường phố thì vấn đề chỗ ở đối với các em là
mối bận tâm. Các em sợ bị đuổi khỏi mái ấm không có chỗ, ngủ ngoài đường cực khổ
và nguy hiểm.
“Sợ bị đuổi khỏi mái ấm không có chỗ ở”.(TTN LT,nam)

3.2.2 Hướng xử trí của TTN khi mắc phải vấn đề sức khỏe
Khi gặp phải vấn đề sức khỏe hay bị bệnh gì thì TTN mỗi người có hướng xử
lý khác nhau: người thì nói với gia đình, người thì tự lo cho mình, có người tìm đến cơ
sở y tế để chữa trị, một số không làm gì hoặc tự mua thuốc về uống. Ở cả bốn nhóm các
em TTN hầu như đều xử trí tương tự nhau.

3.2.2.1 Nhờ sự trợ giúp từ gia đình

21



− Một số em khi bị bệnh nói cho cha mẹ, anh chị hay người lớn tuổi hơn
biết để được chỉ bảo hay dẫn đi điều trị.
“Mẹ là người quan tâm đến mình, mẹ giữ tiền mà, không nặng lắm
mẹ mua thuốc bác sĩ tư cho uống”. (CN, nữ)
− Hoặc khi các em muốn biết thêm thông về vấn đề bệnh tật nào đó và cách
người lớn giải quyết.
“Khi bệnh thường hỏi bố mẹ, chị, hỏi những người có kinh nghiệm,
xem có nguy hiểm không, mức độ này họ có bị chưa, họ khám ở đâu, mua
thuốc gì”. (SV, nữ)

3.2.2.2 Tự lo cho bản thân mình hay được bạn bè giúp đỡ.


Ở nhóm TTN LT không có người thân nên các em phải tự lo cho mình

hay bạn bè cùng cảnh quan tâm giúp đỡ cho nhau. Nhiều em cho biết lúc bị bệnh có
thầy cô ở mái ấm lo mình cũng yên tâm.
“Bạn em bị bệnh tụi em với thầy đưa vô bệnh viện Q4. Hồi nhỏ em
có đi cắt Amidan vô bệnh viện Nhi Đồng 1 tại lúc đó ở làng Thủ Đức đưa
đi”.
(TTN LT, nam)
− Một số ít TTN nhất là học sinh, có gia đình bên cạnh nhưng các em thích
tự lo cho mình một phần lo sợ bị người thân nghi ngờ, một phần gia đình bận rộn.
“Có lúc nói với mẹ có lúc không, sợ mẹ nghi ngờ bị gì đó về đường
sinh sản. Không có kinh, em ra nhà thuốc mua cao ích mẫu uống”. (HS, nữ)
− Còn đối với SV, CN sống xa gia đình, một số không muốn bố mẹ phải
bận tâm nên tự lo cho bản thân. Có em cho biết khi bị bệnh các em đã cố gắng ăn thật
nhiều để có sức khỏe vượt qua. Bên cạnh đó một số em nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè.
“Mỗi lần hơi mệt là em ăn thật nhiều để tăng sức đề kháng. Bữa đó

bị sốt cao mấy đứa nó đi mua thuốc về bắt em uống đó chứ.”
(SV, nữ)

3.2.2.3 Tự tìm đến các cơ sở y tế mà điển hình là bệnh viện.

22


− Một số em cho biết đã từng đến bệnh viện. Có em nói đến bệnh công tốt vì
có nhiều bác sĩ giỏi, em khác nói đến bệnh viện tư nhân viên lịch sự, không phải chờ đợi
lâu.
“Bệnh viện nhà nước bao giờ cũng tập trung nhiều bác sĩ giỏi, được
đào tạo bài bản”. (SV, nam)
− Đối với học sinh việc chọn lựa giữa cơ sở tư hay cơ sở công hoàn toàn do
gia đình. Theo như một số em nói người lớn có kinh nghiệm biết cái gì tốt cho mình.
“Nhà em dẫn đi đâu em đi đó”.(HS, nữ)
− Qua trao đổi được biết một số em rất có lòng tin vào trung tâm y tế quận
huyện nên đã chủ động tìm đến đó. Theo các em này nếu nặng tự người ta sẽ chuyển đi
mình không phải lo.
“Em nghĩ bệnh mình không nặng nên đi tới đó, mà nếu nặng chắc
người ta chuyển mình đi rồi”. (HS, nữ)
− Ở nhóm TTN LT, theo các em vì khó khăn không trả nổi chi phí nên
thường đến các cơ sở điều trị miễn phí khi có vấn đề.
“Phòng khám da liễu ở đường Phạm Ngũ Lão chân em bị vết côn
trùng cắn, nó sưng lên bự, em bị đau đầu chóng mặt. Đó là phòng khám và
tư vấn miễn phí cho thanh thiếu niên lang thang”.
(TTN LT, nam)
− Riêng nhóm sinh viên, các em thường đi đến cơ sở công vì cho rằng nơi
đó tập trung bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và các em có lòng tin, yên tâm khi đến đó,
còn nơi tư nhân chủ yếu họ vì tiền thôi.

“Bệnh vịên công bao giờ cũng an toàn hơn bệnh viện tư, bệnh viện
công nếu nặng người ta viết giấy chuyển lên tuyến trên, bệnh viện tư chuyển
đi đâu. Bệnh viện tư thì chủ yếu là thu tiền”.
(SV, nam)
3.2.2.4 Đến nhà thuốc hay không làm gì cả
− Bên cạnh số TTN tìm đến điều trị tại các cơ sở y tế vẫn số khác tìm đến
các nhà thuốc tây hay không làm gì cả. Theo các em bệnh nhẹ, không có vấn đề nghiêm
trọng tự nhiên bệnh sẽ khỏi thôi, nếu cần ra mua thuốc uống là được.
23


“Em nghĩ bệnh không nặng nên không đến bệnh viện. Có gì ra nhà
thuốc tây mua thuốc uống”. (HS, nữ)
− Một số em khác cho là đi đến nơi điều trị tốn thời gian, vả lại cha mẹ mình
cũng chỉ ra nhà thuốc mua uống mỗi khi có bệnh. Hơn nữa, làm vậy có thể tiết kiệm
thời gian.
“Đến thì người ta khám có thể là khám tốt, một số nơi khám sơ sơ,
cho thuốc về uống cũng vậy thôi, tốt nhất là đến nhà thuốc tây để tiết kiệm
thời gian”. (SV, nữ)

3.3 Nhu cầu của TTN nội thành Thành Phố về hình thức cung cấp dịch
vụ điều trị.
3.3.1 Dịch vụ điều trị dành riêng cho lứa tuổi TTN.
Khi được hỏi về việc nếu trong tương lai có nơi đáp ứng nhu cầu về mặt điều
trị cho một đối tượng duy nhất là TTN. Các đối tượng khảo sát đưa ra một số ý kiến.
− Theo một số CN,HS nữ lứa tuổi các em có nhiều vấn đề chưa hiểu, nhiều
thắc mắc lại không biết tìm giải đáp ở đâu, cũng không tiện nói ở nơi công cộng. Do vậy
việc có nơi điều trị cho TTN là cần thiết và quan trọng.
“Lứa tuổi em có nhiều vấn đề cần biết, nhiều vấn đề riêng tư nên
không thoải mái bày tỏ ở những chỗ chung”. (HS, nữ)

− Đối với TTN lang thang việc có nơi điều trị cho TTN là điều các em mong
muốn, bởi theo các em chỉ có nơi đó các em mới có khả năng đến và khi có bệnh đột
xuất cũng có chỗ để đến.
“ Mình bị sốt hay bệnh nặng vô đó đỡ hơn tụi em ở mái ấm nhiều khi
cũng không có tiền. Đi lang thang đột xuất bệnh gì vô đó khi không có tiền
cũng đỡ”. (TTN LT, nam)
− Với SV lại có hai quan điểm trái ngược nhau. Một số em cho rằng có nơi
điều trị cho TTN là cần thiết. Theo các em đó thì phục vụ một đối tượng sẽ tốt hơn
nhiều đối tượng cùng lúc, có thể tạo được tâm lý thoải mái cho TTN.
“Một đối tượng thì họ sẽ tập trung vào phục vụ cho đối tượng đó
chuyên biệt, tình trạng bây giờ hỗn độn họ ngại chẳng hạn. Đi vào đó họ
thoải mái hơn”. (SV, nữ)
24


− Số SV khác nghĩ rằng trong điều kiện đất nước hiện nay vấn đề bây giờ là
cần nên trang bị lại cơ sở vật chất cho cái chung trước. Theo các em khi điều này đã đạt
hẳn tính đến chuyện riêng cho TTN.
“Mình nghĩ vậy thì tốt nhưng trước hết bây giờ nên trang bị cơ sở
vật chất thêm, được rồi mới nghĩ đến riêng, bây giờ phổ biến mọi người
chưa tốt thì riêng là rất khó”. (SV, nữ)
− Trong khi đó SV,HS,CN, nam cho rằng không cần có nơi riêng vì như thế
sẽ tạo cho người ta sự tò mò càng rắc rối thêm.
“Không cần phức tạp vậy đâu. Nhiều khi còn tạo cho người khác sự
tò mò”.

(SV, nam)

3.3.2 Ước muốn của TTN về hình thức của dịch vụ điều trị thân thiện này
trong tương lai

3.3.2.1 Về địa điểm
− Đa số TTN ở đây cho là ai cũng muốn nơi đó nằm ở vị trí dễ tìm. Theo
một số em tốt nhất cơ sở đó nên nằm ở đường lớn như thế người không biết cũng có thể
tìm được.
“Nằm ngoài đường lớn thì tốt hơn để dễ đi, đường nhỏ quẹo tới quẹo
lui hoài. Một số người không biết cũng tìm tới được”.
(HS, nữ)
− Một số em khác nghĩ rằng dịch vụ này phải ở khu dân cư. Các em nhận
xét nơi dân cư đông người ta sử dụng nhiều và không phải tốn thời gian để đến nơi đó.
“Nên xây ở nơi đông người để người ở gần có thể đi khám thường
xuyên được không phải đi xa”. (CN, nữ)
− Bên cạnh đó, một số khác quan niệm nơi điều trị cần được yên tĩnh. Do
đó việc nằm ở đường lớn hay khu đông dân cư tiện thật nhưng không thích hợp lắm.
Cho nên, việc chọn địa điểm cần cân nhắc kỹ càng để vừa tiện lợi đi lại vừa đảm bảo
điều kiện cho người bệnh nghĩ ngơi.
“ Chỗ bệnh viện phải ở nơi có dân đông, trong thành phố, gần tiện
thật nhưng mà rất ồn. Bệnh nhân vào cần nghỉ ngơi trong khi gần đường
ồn. Nếu muốn xây dựng cần nơi rộng, mặc dù nằm trong thành phố nhưng
25


×