Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Tiểu luận BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TRẺ 3 – 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 66 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Maria Montessori đã từng nói rằng “Thời kỳ quan trọng nhất của cuộc
đời không phải là ở tuổi đại học mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi sinh
ra cho tới khi sáu tuổi”. Với cách nói như vậy nghĩa là bà đang đặt nền tảng
sự phát triển của trẻ em lên hàng đầu.
Mỗi đứa trẻ ngay từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành đều có quyền
hưởng một nền giáo dục toàn diện, mà khởi đầu là giáo dục mầm non. Giáo
dục mầm non được xem như nền tảng cho sự phát triển của trẻ, là bước đệm
về mặt tâm lý vững chắc để hình thành nên nhân cách. Bởi vậy trong hệ thống
giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là một mắt xích quan trọng đầu tiên,
được coi là bậc học nền tảng, bậc học cơ sở góp phần quan trọng vào việc
đảm bảo cho sự hình thành nhân cách và phát triển toàn diện về mọi mặt: đức,
trí, thể, mỹ, lao động thông qua các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ở
trường mầm non, trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
là hoạt động vô cùng quan trọng đối với chương trình giáo dục mầm non hiện
nay. Các tác phẩm văn học được xem như một món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Trẻ 3 – 4 tuổi
rất cần đến sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt, về ngôn ngữ cũng như tri thức
xã hội, như là tiền đề để có một hành trang vững chắc cho các lứa tuổi tiếp
theo. Không những thế thông qua quá trình dạy học, trẻ sẽ lĩnh hội được một
khối lượng lớn tri thức và trong đó đặc biệt là sự đóng góp lớn của các hình
tượng trực quan.
Vấn đề sử dụng tranh minh họa là đối tượng quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu tâm lí học, văn hóa học, sư phạm học, nghệ sĩ…Người ta nghiên


cứu sự nhạy cảm của nghệ thuật của trẻ em dựa trên cơ sở lựa chọn những
bức tranh, đồng thời người ta còn khái quát một số trường phái sáng tác cho
trẻ em, tranh luận về cấn đề khả năng giải quyết mâu thuẩn giữa đòi hỏi nghệ
2


thuật và sở thích, nhu cầu trẻ em. Các nhà tâm lí học, giáo dục học thì qua tâm
đến việc trẻ hiểu và phân tích bức tranh như thế nào cho hợp lí. Dần dần
người ta thấy rằng trẻ càng lớn thì vai trò của tranh minh họa trong việc tiếp
thu văn học càng giảm. Nhưng đối với trẻ 3 – 4 tuổi thì minh họa luôn là yếu
tố quan trọng. Khi tri giác cảm nhận tranh minh họa, trẻ mẫu giáo chưa có khả
năng tổng thể tác phẩm, trẻ khó có thể nhận ra những điểm chính quan trọng,
chưa hiểu được bức tranh một cách phù hợp, chưa biết cách xác lập quan hệ
giữa các yếu tố. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi nhìn tranh vẽ không như người lớn mà
tranh vẽ là sự lặp đi lặp lại hiện thực, là dạng đặc biệt của hiện thực. Nó giống
như quá trình cảm nhận tác phẩm văn học, trẻ 3 – 4 tuổi cũng tin hiện thực
phản ánh trong tác phẩm như hiện thực cuộc sống, chúng thật lòng chia sẻ.
Trong quá trình dạy học nói chung và cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học nói riêng thì vai trò của hình tượng trực quan vô cùng to lớn. Các tác
phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống với muôn màu muôn vẻ qua
ngôn ngữ và hình tượng văn học, qua đó hình thành cho trẻ những biểu tượng
về cuộc sống và để làm được điều đó thì trong quá trình cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học thì việc sử dụng các hình tượng trực quan là rất cần thiết.
Trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi nói riêng
chưa phải là đối tượng được tiếp xúc nhiều với tác phẩm văn học, tuy trẻ rất
thích các tác phẩm văn học nhưng chỉ được tiếp xúc qua việc đọc, kể của giáo
viên. Chính vì vậy, việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ còn nhiều hạn chế
do đó trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải sử dụng
nhiều đến các hình tượng trực quan, từ đó sẽ gây được hứng thú, tạo tình
huống, củng cố biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật cho trẻ.

Có nhiều loại hình tượng trực quan bao gồm: tranh ảnh, đồ vật, rối, mô
hình, đồ dùng đồ chơi,.. là các phương tiện dạy học hỗ trợ cho việc cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học. Đặc biệt là việc sử dụng tranh minh họa kết
hợp với việc đọc, kể tác phẩm văn học của giáo viên sẽ tái hiện lại cuộc sống

3


mà ngôn ngữ văn học đã diễn tả, làm cho quá trình cảm thụ tác phẩm văn học
của trẻ có hiệu quả cao. Vai trò của việc sử dụng tranh minh họa là rất lớn
nhưng trong thực tiễn giáo dục mầm non chưa nhận thức được hết vai trò của
nó nên việc sử dụng tranh minh họa trong quá trình cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học còn nhiều hạn chế chính vì vậy mà đã ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của trẻ mầm non nói
chung mà trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi nói riêng. Vì vậy chúng ta phải làm thế
nào để có thể sử dụng tranh minh họa để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học đạt hiệu quả tốt? Với tất cả lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Biện
pháp sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ 3 – 4
tuổi làm quen với tác phẩm văn học”.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những hoạt
động quan trọng trong quá trình dạy học và giúp trẻ phát triển về mọi mặt, do
đó có rất nhiều tác giả đã xây dựng công trình nghiên cứu của mình về vấn đề
này.
K.D.Usinxki (1827 – 1870) đã khẳng định rằng : tính trực quan là cần
thiết cho sự phát triển nhận biết của trẻ nhỏ, đứa trẻ sẽ bị hành hạ khổ sở bởi
nắm từ mà nó không quen biết, nhưng trẻ sẽ dễ dàng nắm được hai mươi từ

như thế nếu ta sử dụng tranh ảnh vào việc dạy trẻ. Quá trình dạy học cần tuân
theo nguyên tắc dạy học trực quan bởi kết quả dạy học trực tiếp phụ thuộc
vào mức độ thu hút các giác quan của trẻ, và mức độ lôi cuốn trẻ đến với hoạt
động tư duy đích thực ( Hồ Ngọc Đại – Phương pháp giáo dục, NXBGD năm
1991, trang 34).
PGS.TS. Hà Nguyễn Kim Giang trong “Phương pháp tổ chức hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học” đã tìm hiểu sâu và nghiên cứu về mối
quen hệ giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học.
4


PGS.TS. Lê Ánh tuyết – TS. Lã Thị Bắc Lý trong “Phương pháp đọc,
kể diễn cảm thơ truyện cho trẻ mầm non” đã đi sâu khai thác những vấn đề
liên quan đến đặc điểm lĩnh hội tranh minh họa của trẻ, yêu cầu của tranh
minh họa và vai trò khi sử dụng tranh minh họa trong hoạt động cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học, ngoài ra còn đề cập đến việc sử dụng phương tiện
trực quan., thiết kế đồ dùng trực quan ứng dụng vào hoạt động dạy trẻ làm
quen với tác phẩm văn học.
Trong cuốn tài liệu: “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” của
Nguyễn Ánh Tuyết biên soạn thành giáo trình. Tài liệu đã nắm bắt được tâm
lý trẻ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc đưa ra những biện pháp giáo
dục trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ văn học qua mỗi độ tuổi
nói chung và lứa tuổi 3 – 4 tuổi nói riêng.
Hoàng Văn Cẩn trong “Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi”
đã đưa ra các phương pháp tổ chức dạy học khác nhau cho từng thể loại văn
họ tư văn học dân gian cho đến văn học hiện đại.
Trong giáo trình “ Phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn học” của
hai tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Phạm Thị Việt đã nói đến những vấn
đề như những đồ dùng dạy học trực quan, các hình thức sử dụng, biện pháp

sử dụng trong bộ môn văn học.
Còn một số tiểu luận và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ngành sư
phạm mẫu giáo cũng đã đề cập đến các phương pháp cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học nhưng số lượng bài nghiên cứu về sử dụng tranh minh hoạ
trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học còn hạn chế.
Ngày nay, càng ngày có càng nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa
học đi sâu tìm hiểu những vẫn đề liên quan đến sử dụng đồ dùng trực quan
trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học nhưng chưa có một công trình
nghiên cứu nào đề cập sâu sắc, toàn diện về biện pháp sử dụng tranh minh họa
nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen tới tác phẩm văn học. Nếu có thì
5


chỉ là đề cập một số vấn đề nhỏ hoặc khái quát chứ chưa có tác giả nào trình
bày một cách chi tiết, cụ thể về việc sử dụng tranh minh họa trong quá trình
cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Vì vậy. đề tài trên được coi là khá cần
thiết, mới mẻ và nên đi sâu để tìm hiểu một cách nghiêm túc.
3.

Mục đích nghiên cứu

Biết được khả năng sử dụng tranh minh họa trong quá trình cho trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi làm quen các tác phẩm văn học.
Biết cách kết hợp các phương pháp trong quá trình sử dụng tranh minh
họa cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi làm quen các tác phẩm văn học.
Đưa ra một số biện pháp sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chất
lượng dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học.
4.

Nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quá đến việc cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học. Thu thập tài liệu và đi sâu vào nghiên cứu nhiều khía cạnh
xung quanh việc sử dụng tranh minh họa trong các tác phẩm văn học truyện
kể từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp.
5.

Đối tượng nghiên cứu

Quá trình sử dụng tranh minh họa trong hoạt động cho trẻ 3 – 4 tuổi
làm quen với tác phẩm văn học.
6.

Phạm vi nghiên cứu
a)

Phạm vi về không gian

Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
b)

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chất
lượng dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học.

6


7.


8.

Phương pháp nghiên cứu
a)

Phương pháp quan sát

b)

Phương pháp thực nghiệm

c)

Phương pháp đàm thoại

Cấu trúc đề tài: gồm 2 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Một số biện pháp sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chất
lượng dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
1.1.1. Khái niệm tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân

hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con
người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ…của chủ thể trước thực tại bằng
hình tượng nghệ thuật. Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền
miệng (văn học dân gian, folklore văn học) hay dưới hình thức văn bản nghệ
thuật được giữ gìn qua văn tự (văn học viết, văn học bác học), có thể được
viết bằng văn vần hay văn xuôi. Xét về dung lượng, tác phẩm văn học có thể
rất đồ sộ như “Chiến tranh và hòa bình” của L. Tônxtôi, “Sông Ðông êm
đềm” của Sôlôkhốp, “Những người khốn khổ” của V. Hugo hoặc cũng có thể
chỉ là một bài thơ ngắn vài ba câu...Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện là ngôn bản truyền
miệng hoặc dưới hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể, có thể
được tạo thành văn vần hoặc văn xuôi và được xếp vào các thể loại nhất định
( tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, tùy bút) hay một thể tài văn học nhất định (hài
kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiểu lâm, truyện ngắn, tiểu
thuyết…). Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu
tố thuộc những bình diện khác nhau như: đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu,
ngôn ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau
giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang
tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật.

8


Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác, là sự
phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm của đời sống hiện thực và là đối
tượng tích cực của sự tiếp nhận văn học. Ở phương diện chức năng giao tiếp
và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không được coi như một vật phẩm ( sản
phẩm) cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể tuy nó tồn tại
thông qua những dạng vật chất, vật liệu như chữ viết, tiếng nói, trang sách in

có tính hiện hữu trên giá sách hay trong thư viện. Theo đó, tác phẩm văn học
được hiểu như một quá trình đồng sáng tạo và tiếp nhận, phản ánh từ sự tương
tác từ tác giả văn học đến độc giả và từ độc giả tác động trở lại chính tác giả
văn học.
1.1.2. Khái niệm làm quen tác phẩm văn học
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của
việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện
của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá
trị nội dung, nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận
đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể
chuyện, trò chơi đóng kịch; cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu
chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển nhân
cách trẻ.
Với trẻ em hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là giúp trẻ
cảm nhận sự độc đáo của phong cách nghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dung
hình thức tác phẩm văn học. Cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học được thể
hiện trước hết là ở sự miêu tả hiện thực cuộc sống xung quanh với những màu
sắc đa dạng, phong phú. Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc
sống hiện thực bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả được biểu
đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng và độc đáo. Dù chỉ giới hạn
trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên phải chỉ ra cho
trẻ những nội dung bản chất và vẻ đẹp văn chương trong hình tượng nghệ

9


thuật. Hình tượng văn học là nguồn thông tin thẩm mỹ về con người trong
mối quan hệ với cái đẹp thiên nhiên, cái đẹp xã hội con người, cái đẹp của
nghệ thuật. Nguồn thông tin thẩm mỹ đó, chúng ta cần chỉ ra cho trẻ cái có
thể và cái cần phải học có ý nghĩa giáo dục tâm hồn, tình cảm đạo đức cho trẻ.

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm ăn học tuy chỉ mới như vậy nhưng
đó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ em những
phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt tình yêu đối với ngôn ngữ
nghệ thuật. Các em sẽ mang tình yêu đó bước đến trường phổ thông và mai
sau sẽ yêu văn học nước nhà.
1.1.3. Nội dung chương trình cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
Khi lựa chọn tác phẩm văn học, người ta đã ý thức và lựa chọn một số
lượng văn học đáng kể với đầy đủ thể loại để tổ chức thực hiện hoạt động đọc
và kể tác phẩm nhằm cho trẻ được làm quen với văn học, những tác phẩm mở
rộng không gian nghệ thuật cho các em. Nhìn một cách tổng quát hơn, nội
dung chương trình đã hướng trẻ đến kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà,
văn học thiếu nhi thế giới, văn học thời cổ đại, văn học hiện đại. Trong đó, tác
phẩm văn học dân tộc Việt Nam chiến số lượng lớn với đầy đủ các thể loại
phù hợp với tâm lí nhận thức, tâm lí tiếp nhận văn học, năng lực thể chất, trí
tuệ của trẻ. Chương trình làm quen tác phẩm văn học ở mẫu giáo được phân
chia theo từng độ tuổi, từng giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn đều có những tác
phẩm được quy đinh dạy trên lớp học và có những tác phẩm dùng để dạy mọi
lúc mọi nơi. Những tác phẩm văn học được lựa chọn cho trẻ làm quen trước
hết phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi này, gây cho trẻ
sự hứng thú, tò mò, kích thích sự khám phá của trẻ. Trẻ được làm quen với
nhiều thể loại: ca dao, đồng dao, truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn,truyền cười, truyện ngắn hiện đại, thơ... Số lượng các
tác phẩm văn học được tuyển chọn vào chương trình với một tỷ lệ thích hợp

10


nhằm dẫn dắt các em trở về với đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần
của cha ông và trở về với cội nguồn của dân tộc.
Căn cứ vào từng độ tuổi, nội dung chương trình chú ý phân định văn

hóa, tri thức và các kĩ năng giáo dục. Đặc biệt ở độ tuổi 3 – 4 tuổi, thơ, ca
dao, đồng dao chiếm ưu thế, ngoài ra cũng chú trọng vào tác phẩm truyện. Ở
lứa tuổi này số lượng các tác phẩm truyện là 10 tác phẩm, thơ: 12 – 13 tác
phẩm và nằm trong 9 chủ đề của lứa tuổi này: trường mầm non; bản thân; gia
đình; thế giới động vật; thế giới thực vật; nghề nghiệp; giao thông; các hiện
tượng tự nhiên; quê hương, đất nước, Bác Hồ. Thứ nhất, ở chủ đề Trường
mầm non trẻ được học nhiều điều bổ ích, yêu trường, lớp, bạn bè và cô giáo,
biết được công việc của bác bảo vệ, công việc của các cô cấp dưỡng, cô y
tế… qua nhiều câu chuyện, bài thơ mà cô giáo cho trẻ làm quen. Ví dụ: qua
câu chuyện “Vịt con đi học”, bằng hình ảnh các con vật xung quanh trẻ như
vịt con, ếch xanh, gà trống, cún, mèo con được nhân hóa một cách sinh động
giúp trẻ biết thêm nhiều điều lí thú và biết yêu trường lớp, thích được đi học.
Thứ hai, chủ đề Bản thân: các tác phẩm trong chủ đề này đề cập đến các giác
quan của trẻ như mắt, mũi, chân, tay…, các bài học về ăn uống hợp vệ sinh,
giới tính… Ví dụ: Bài thơ “Gấu con bị đau răng”, thông qua câu chuyện một
bạn gấu thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng nên đã bị sâu răng giáo dục trẻ
phải đánh răng sạch sẽ sau khi ăn xong, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy,
không nên ăn bánh kẹo vào buổi tối. Thứ ba, chủ đề Gia đình: những tác
phẩm trong chủ đề gia đình đề cập đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày trong
gia đình, công việc của bố mẹ, anh chị, địa chỉ nhà… qua đó, trẻ nắm được
những kiến thức cơ bản này cũng như biết yêu thương ông bà, cha mẹ, biết
làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ như câu chuyện “Cô bé quàng
khăn đỏ”. Thứ tư, chủ đề Thế giới động vật: các loài động vật gần gũi xung
quanh trẻ được đưa nhiều vào các bài thơ, truyện một cách tinh tế, hồn hiên
giúp trẻ nhìn nhận thế giới động vật xung quanh mình. Mỗi tác phẩm đều
mang một bài học giáo dục riêng: giáo dục lòng dũng cảm truyện “ Cáo và
11


quạ” hay bài thơ “Đàn gà con” đã giáo dục trẻ biết yêu qúi, chăm sóc vật

nuôi trong gia đình. Thứ năm, chủ đề Thế giới thực vật; những tác phẩm văn
học thuộc chủ đề này mang nội dung về các loại cây, quả gần gũi với bé, nhắc
tới nguồn gốc của các loài cây, quả theo quan niệm dân gian, sự nảy mầm và
lớn lên của các loài cây… Qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây cối,
biết ơn người trồng và chăm sóc cây như bài thơ “Nhổ củ cải”. Thứ sáu: chủ
đề Nghề nghiệp: các tác phẩm văn học nói về các ngành nghề khác nhau
trong xã hội để giúp trẻ hiểu thêm và yêu quý các ngành nghề, yêu quý các
chú bộ đội, bác sĩ, chú công nhân…, yêu lao động như truyện “Cây rau của
thỏ út”. Thứ bảy, chủ đề Giao thông có các tác phẩm nói về các phương tiện
giao thông, tín hiệu giao thông, nhằm giúp trẻ hiểu và thực hiện đúng luật lệ
giao thông, trẻ phân biệt được từng loại phương tiện giao thông. Ví dụ: bài
thơ “Đèn giao thông” nói về ba đèn tín hiệu an toàn giao thông: đèn đỏ dừng
lại, đèn vàng đi chậm, đèn xanh đi bình thường, qua việc làm quen với tác
phẩm giúp trẻ hiểu, ghi nhớ và thực hiện đúng. Thứ tám, chủ đề Nước và các
hiện tượng tự nhiên: các tác phẩm nhắc đến nước, các hiện tượng mưa, nắng,
lũ lụt, hạn hán... giúp trẻ hiểu được nước có thể bốc hơi hay đông cứng thành
đá lạnh, trẻ nhận thức, biết được đặc điểm các hiện tượng tự nhiên như truyện
“Cóc kiện trời”. Thứ chín, chủ đề Quê hương, đất nước và Bác Hồ: có
những bài thơ, câu chuyện nói về nói về truyền thống lao động, truyền thống
đánh giặc ngoại xâm, nói về các cảnh đẹp của quê hương và giáo dục trẻ biết
yêu và tự hào về quê hương mình, nói về công lao vĩ đại của Bác Hồ mà mỗi
người dânViệt Nam ai ai cũng đều ghi nhớ “Sự tích Hồ Gươm”, “Con rồng
cháu tiên”.
Gần đây, trong khi đang xây dựng chương trình đổi mới, hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học được xác định theo hướng tích hợp chủ đề, chủ
điểm. Ngoài ra các nhà giáo dục cần phải bổ sung thêm những tác phẩm mới
và có hướng mở cho cô giáo tự lựa chọn những tác phẩm văn học nghệ thuật
có giá trị. Khi tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chương trình
12



đưa ra những nội dung thực hiện như: đọc thơ cho trẻ nghe, kể và đọc truyện
cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, tổ chức trò
chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học.
Có thể nói rằng nội dung chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học rất phong phú và đa dạng, mỗi chủ đề lại chứa đựng một nội dung
khác nhau, thể hiện tất cả các mặt tự nhiên, xã hội…xung quanh cuộc sống
của trẻ. Từ đó mở rộng ra một không gian nghệ thuật và làm phong phú đời
sống tinh thần cho các em.
1.2. Các phương pháp dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học
1.2.1. Phương pháp đọc kể diễn cảm
Đọc, kể diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc, lời kể có kèm theo cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả
gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của
người đọc đến với người nghe.
Một số biện pháp cơ bản để rèn luyện đọc, kể diễn cảm: để có thể đọc,
kể diễn cảm, trước hết phải xác định giọng điệu tác phẩm. Giọng điệu cơ bản
là thanh âm cơ bản của một tác phẩm văn học nghệ thuật. Nó tựa hồ như một
cái nền trên đó người đọc dựng nên những bức tranh, những sự kiện riêng
biệt, những nhân vật tham gia vào những sự kiện đó. Giọng điệu cơ bản này
do nội dung và hình thức nghệ thuật của bài đọc quy định. Có khi thì hài hước
hóm hỉnh, có khi thì tình cảm trìu mến, khi thì vui tươi, khi thì hùng tráng, khi
thì mỉa mai châm biếm. Trên cơ sở giọng điệu cơ bản ấy, người đọc vận dụng
những sắc thái đa dạng của giọng mình, vận dụng các loại ngữ điệu để làm
cho những tình tiết truyền đạt được sáng sửa, sinh động và có sức thuyết
phục. Ngữ điệu là sắc thái thể hiện ý nghĩ và cảm xúc của giọng nói, nó thể
hiện sắc thái đa dạng trong giọng nói của người đọc,biểu lộ những tình cảm
và ý nghĩ của người đọc, giúp cho người ta vẽ ra được những hình tượng nghệ
thuật. Ngữ điệu giúp cho người đọc bày ra trước mắt người nghe ý nghĩa của
13



bài văn: miêu tả nhân vật; cá tính, tâm trạng, hành động của họ, trình bày thái
độ của mình đối với các nhân vật đó. Ngữ điệu trước hết do hình tượng nhân
vật quy định. Nhờ ngữ điệu, người kể chuyện còn có thể minh họa những hình
tượng trong thơ, những cảnh đẹp thiên nhiên, những bối cảnh xuất hiện các sự
kiện. Theo đặc tính của mình, các loại ngữ điệu vô cùng phong phú: vui buồn,
hóm hỉnh, bình dị, âu yếm và ác độc, tôn kính và khinh miệt, hoài nghi và
khẳng định… Tuy nhiên, không bao giờ được lạm dụng các hình thức ngữ
điệu phong phú để tô vẽ lòe loẹt các từ ngữ. Chỗ nào cần lôi cuốn sự chú ý
của người nghe thì phải trình bày thật sáng sủa và rõ nét, còn những đoạn phụ
thì trình bày đơn giản, có thể lướt qua, không chú ý vào đó
Tính lôgíc trong đọc và kể chuyện là một trong những yếu tố căn bản
nhất để trình bày một tác phẩm nghệ thuật, để biểu đạt tình cảm và ý nghĩa
của tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc, người kể phải phân tích hết sức sâu sắc
và toàn diện bài văn và hiểu thấu đáo nội dung tác phẩm và những suy nghĩ
của tác giả để biến chúng thành của mình. Trọng âm lôgíc thể hiện ở các từ
trong câu nằm trong một quan hệ ngữ nghĩa lôgíc. Những từ chính trong câu
là những từ mang trọng âm ý nghĩa chủ yếu. Những từ có trọng âm lôgíc gọi
là những từ mang trọng âm. Có thể ngắt giọng trước, sau, hoặc cả trước cả sau
từ mang trọng âm. Nếu không biết sử dụng trọng âm lôgíc đúng thì có thể bóp
méo ý nghĩa của câu văn, làm người đọc hiểu sai nó. Vì vậy, việc xác định
những từ có ý nghĩa chủ yếu là rất quan trọng.
Ngắt giọng trong việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học chiếm một vị trí
đáng kể. Ngắt giọng là cách nghỉ, cách dừng lại giây lát khi đọc. Ngắt giọng
là một phương tiện để bộc lộ ý tứ của bài đọc văn học. Ngắt giọng lôgíc, ngắt
giọng theo ý nghĩa của bài văn. Ngắt giọng tâm lí bắt nguồn từ trạng thái tâm
hồn người nói, có liên quan đến tính chất tâm lý của nội dung bài và có thể
ngắt ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. Nó có tác động mạnh đến người nghe, vì
thế không được lạm dụng nó. Ngắt giọng thi ca được đạt ở cuối câu, nhờ thế


14


nhịp thơ được giữ vững. Sau mỗi thi tiết phai ngắt giọng dài hơn sau một câu
thơ.
Nhịp điệu là phương tiện hiệu nghiệm hết sức của tính truyền cảm nghệ
thuật, sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu sẽ đem đến cho lời nói
một sức mạnh đặc biệt. Nhịp điệu lời nói phụ thuộc vào tính chất nội dung tác
phẩm. Nó gắn liền thực chất những điều người đọc, người kể muốn nói. Như
vậy, có thể có nhịp điệu chậm rãi, có thể nhanh hơn chút ít, có thể khẩn
trương. Nhịp điệu trong tác phẩm đôi khi cũng phải thay đổi nhưng phải kết
hợp hài hòa với nhau thành một chỉnh thể. Người đọc phải tìm kiếm sự phân
bố đúng đắn trên toàn bộ bài đọc. Là một trong những yếu tố của ngữ điệu,
nhịp điệu giúp cho ngữ điệu nổi bật lên.
Cường độ của giọng là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng
điều chỉnh giọng làm cho nó có thể nhỏ hoặc to, có thể tạo được các bậc, có
thể tạo được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngược lại. Cường
độ của giọng là một yếu tố của ngữ điệu, nó giúp cho người đọc minh họa
được rõ nét và sinh động hình tượng các nhân vật, tính cách và hành vi của
họ. Cường độ giọng người đọc thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh phát triển
các tình tiết và cường độ giọng người đọc phải tương ứng với không gian của
căn phòng dùng để đọc.
Tư thế, nét mặt, cử chỉ: tư thế người đọc tức là vị trí cơ thể của người
đọc trong lúc đọc phải giữ sao cho tự nhiên và đẹp, không gò bó, thế đứng
phải ung dung, có phong thái, không đi lại lăng xăng. Thói lăng xăng làm cho
lời nói nặng nề thêm, dáng ung dung và tự chủ làm người nghe dễ chịu. Trong
lớp mầm non, giáo viên thường ngồi đọc. Trong số trường hợp vẫn có thể có
ngoại lệ, giáo viên vẫn có thể đứng đọc những vần thơ về Bác Hồ bên cạnh
tượng đài Bác trong lễ kỉ niệm long trọng. Lúc này, tư thế như vậy là phù hợp

thể hiện được lòng kính yêu sâu sắc trước anh linh lãnh tụ. Nét mặt, vẻ mặt,
tự nó sẽ xuất hiện nếu người đọc hiểu thấu nội dung và cảm thụ được nó. Đọc

15


mà vẻ mặt không biểu lộ gì sẽ khiến cho người nghe cảm thấy cách biệt người
đọc.
1.2.2. Trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học
Phương pháp trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm nhằm
kích thích hoạt động nhận thức của trẻ. Phương pháp này đòi hỏi phải lôi cuốn
trẻ tham gia trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình, nói khác đi là
khêu gợi để trẻ bộc lộ cảm thụ của cá nhân một cách tự do, hồn nhiên. Thực
chất đây là quá trình giao tiếp giữa tác giả, tác phẩm - cô giáo - trẻ em, đây
chính là cuộc trao đổi, trò chuyện về tác phẩm nhằm mục đích dạy học.
Để nâng cao nhận thức, gây được những ấn tượng của các em về tác
phẩm, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện đã đọc, mối quan hệ giữa các
kinh nghiệm sống của các em, giúp cô giáo nắm được mức độ hiểu bải của
các em thì việc trao đổi là cần thiết. Vậy, cần có một hệ thống câu hỏi thông
minh và khéo léo để cuốn hút trẻ tranh luận. Muốn có câu hỏi hay, cô giáo
phải hiểu sâu sắc tác phẩm, mục đích yêu cầu của người tổ chức hoạt động
làm quen văn học. Biêlinxki nói: “Người đem tác phẩm văn học đến cho
người khác, trước hết phải là người có cảm xúc và tin vào nghệ thuật (tin vào
điều mình nắm bắt)” Ở đây, sự giao tiếp giữa cô và trẻ cần cởi mở, tự nhiên
như một cuộc trò chuyện có định hướng.
Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, chú ý đến hệ thống câu
hỏi, đến cách hỏi nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy của trẻ, câu hỏi nhưng
không phải lúc nào cũng tính đến đặc điểm phát triển tư duy, những nhiệm vụ
phát triển trí tuệ quá sức làm giảm sự quan tâm và hứng thú của trẻ tới những
vẻ đẹp khác của tác phẩm, đặc biệt vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Tránh tình

trạng hỏi đáp liên miên, những câu hỏi quá chi tiết, vụn vặt sẽ phá vỡ hệ
thống lôgíc của bài học và việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của trẻ sẽ không có
một hệ thống rõ rệt. Cần hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề mấu chột chủ yếu
trong tác phẩm, tiến tới để trẻ hiểu nội dung một cách tổng thể chứ không
16


phải những chi tiết riêng lẻ. Thực hiện việc trao đổi với trẻ về tác phẩm, các
câu hỏi đặt ra trước trẻ không tách rời khỏi nội dung câu chuyện, bắt chúng
phải suy nghĩ, hồi tưởng về những sự kiện đã mô tả dựa trên sự tiếp thu nhạy
cảm hình tượng nghệ thuật. Các câu trả lời của trẻ hướng vào tác phẩm và
như vậy hình tượng trong tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh cho trẻ. Bằng cách
đó, trẻ sẽ lưu giữ được những ấn tượng đầu tiên của mình về tác phẩm. Để
hiểu sâu sắc nội dung tư tưởng tác phẩm, điều cần thiết phải làm là cho trẻ
học cách biểu thị thái độ của mình đối với nhân vật, hành vi của nó, đối với
một hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng. Cô giáo có thể đặt câu hỏi dạng “Vì
sao nhân vật này lại hành động như thế này, hay như thế khác?”. Cô giáo cần
khuyến khích đến mức tối đa sự trao đổi giữa trẻ này với trẻ khác, tránh nhận
xét đúng sai, hoặc áp đặt ý kiến của mình. Nếu có thể, cô giáo nên coi mình là
thành viên của nhóm, lớp. Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe truyện: “Tích Chu”, một
truyện cổ tích dân gian có trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em, cô
giáo có thể đặt câu hỏi: “Cháu có yêu Tích Chu không? Tại sao?”. Trong câu
hỏi này sẽ có hai cách đánh giá hành động nhân vật, hai cách trả lời khác
nhau: yêu và không yêu. Cô giáo cần giúp cho trẻ thảo luận rồi đi đến nhất trí.
Để tạo ra tranh luận, cô giáo có thể hỏi: “Tại sao cháu lại không yêu Tích
Chu?…Còn cháu, tại sao cháu lại yêu nhân vật này?”. Đối với từng lứa tuổi
(bé, nhỡ, lớn), đối với khả năng của từng nhóm, cá nhân trẻ (yếu, trung bình,
khá), cô giáo cần chú ý đến việc đặt câu hỏi cho phù hợp (tính đến cả tính
phức tạp trong cấu tạo câu hỏi). Có loại câu hỏi khiến trẻ có thể mô tả hình
dạng, hành động về một nhân vật. Dựa trên sự mô tả hành động, các tình tiết,

sự kiện, cô giáo có thể đưa ra câu hỏi: “Tại sao cháu lại nghĩ rằng chàng trai
này rất trẻ và dũng cảm?”. Trả lời câu hỏi này, trẻ phải nhớ lại một loạt các
chi tiết, hành động, sự kiện và lý giải. Mục đích của câu hỏi này là kích thích
sự suy nghĩ của trẻ mẫu giáo, định hướng để sao cho chúng không chỉ mô tả
mà còn phải giải thích. Khả năng suy luận đơn giản chứng minh sự phát sinh
ở trẻ mẫu giáo lớn dạng ban đầu của tư duy logic. Hỗ trợ cho sự phát triển đó,
17


trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, câu hỏi gợi mở được
chuẩn bị kỹ của cô giáo giữ một vai trò quan trọng. Các phương án trao đổi
với trẻ có thể đa dạng, phụ thuộc vào mục đích yêu cầu của tiết học. Hỗ trợ sự
xuất hiện và phát triển của hoạt động tư duy là nhóm các câu hỏi hướng tới
việc tái lập nội dung của tác phẩm đã được nghe. Như vậy, trao đổi với trẻ
bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác phẩm văn
học của trẻ. Giá trị giáo dục của những cuộc trao đổi được xác định, còn là
nâng cao hứng thú của trẻ đối với việc tiếp xúc với tác phẩm, làm thức dậy
những suy nghĩ của trẻ, giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ mà môn “Làm quen
với văn học” đặt ra.
1.2.3. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Ngôn ngữ hình thể của cô giáo là một phương tiện trực quan hỗ trợ, bổ
sung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng tác phẩm. Khả năng rung cảm,
hiểu biết tác phẩm của cô giáo sẽ bộc lộ qua ngôn ngữ, ánh mắt, cử chỉ, nét
mặt, điệu bộ khi trình bày tác phẩm khiến trẻ có thể cảm nhận bằng trực cảm.
Các đồ dùng trực quan khác như tranh vẽ, ảnh, con rối, mô hình….còn
được gọi là các hình tượng trực quan phải đạt trình độ nghệ thuật, tùy từng
loại, thể hiện tinh thần tác phẩm. Trực quan còn được kể đến là các kỹ thuật
điện tử như: truyền hình, băng ghi hình, băng ghi âm, đèn chiếu…Cần nhớ
rằng các hình thức tiếp xúc văn hóa khác nhất là truyền hình có ảnh hưởng
lớn đến việc tích lũy kinh nghiệm văn học ở trẻ em. Truyền hình chuẩn bị cho

trẻ tiếp thu các tác phẩm văn học, cung cấp cho chúng nhiều thông tin về thể
loại văn học, cung cấp cho chúng nhiều thông tin về thể loại văn học, các chủ
đề điển hình, các nhân vật cổ tích, tính cách của các nhân vật có tính chất điển
hình như: Chó sói ác, đáng sợ, Gấu dễ thương, vụng về…Một điều hết sức
quan trọng khi sử dụng trực quan là cần phải được kết hợp khéo léo với lời
nói. Cô giáo phải nắm đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ để hướng dẫn trẻ tri giác

18


trực quan, đảm bảo, tính hệ thống, tránh lạm dụng, tùy từng thời điểm, mục
đích mà sử dụng.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt sẽ gây hứng thú, tạo hình huống,
củng cố những biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ văn học
phi vật thể, đồ dùng trực quan trở nên hữu hiệu đối với trẻ. Một trong những
phương tiện trực quan thường dùng nhất, trong quá trình hướng dẫn trẻ tiếp
nhận văn học là tranh minh họa. Lợi dụng những bản năng tuyệt vời của ký ức
thị giác, xem tranh minh họa có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành những
biểu tượng nghệ thuật văn học của trẻ. Trong khi nghe, đọc, kể tác phẩm và
xem các tranh minh họa, trẻ em tiếp nhận thế giới hiện thực bằng tai và mắt.
Thế giới đó thể hiện trước mắt trẻ đa dạng hơn và đầy đủ các chi tiết cụ thể.
Minh họa đã làm cụ thể hóa, chỉnh lý các hình tượng đã biểu thị bằng lời nói,
giúp trẻ hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn tác phẩm. Minh họa củng cố,
khắc sâu những biểu tượng mới được hình thành qua ngôn ngữ đọc, kể tác
phẩm. Nó khơi gợi những xúc cảm thẩm mĩ, những rung động tâm hồn trong
trẻ. Người ta đã biết đến sự nhạy cảm, hứng thú của trẻ trong việc cảm nhận
những âm thanh của tác phẩm văn học, trong việc cảm nhận những âm thanh
của tác phẩm văn học, trong việc cảm nhận những hình dạng và màu sắc của
tác phẩm tạo hình. Cho nên, việc phối hợp ngôn ngữ diễn cảm với hình tượng
tạo hình làm trực quan sẽ giúp cho sự cảm nhận tác phẩm văn học của trẻ đạt

kết quả cao.
1.2.4. Phương pháp phân tích, giải thích
Phân tích giải thích là phương pháp dùng lời giúp trẻ hiểu nghĩa của từ,
từ đó trẻ có thể hiểu được nội dung tác phẩm một cách đầy đủ, sâu sắc truyền
những rung cảm của cô đối với trẻ nhằm khơi dậy sự rung cảm ở trẻ, những
xúc cảm thẩm mỹ, khát xọng vươn đến cái đẹp.
Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích sẽ cản trở việc hiểu
tác phẩm của trẻ. Giải thích từ mới, khó, có thể được tiến hành trước cũng
19


như ngay trong quá trình cô giáo đọc, kể tác phẩm, dẫn dắt trẻ cảm nhận tác
phẩm. Nếu giải thích trước, các em có thể dễ dàng hiểu nội dung chủ yếu của
truyện. Có thể giải thích bằng việc gắn với lời đọc, lời diễn cảm, bằng việc
trao đổi, trò chuyện với trẻ về tác phẩm. Cô giáo có khi dùng những bức tranh
minh họa thể hiện được những hình ảnh trong tác phẩm giúp cho việc hiểu từ
ngữ nghệ thuật của trẻ kết hợp với lời giải thích. Chẳng hạn khi giải thích từ
“bé tẻo teo” trong bài thơ “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bình, cô giáo
có thể đưa bức tranh vẽ con chim chích bông bé đậu trên cành bưởi to. Sự
tương phản ấy sẽ giúp các em nắm được từ ngữ đó. Việc giải thích những từ
mới đòi hỏi cô giáo phải hiểu rất rõ từ đó và phải đặt nó trong văn cảnh, trong
ngữ cảnh tác phẩm, phải giản dị, dễ hiểu, gợi được liên tưởng, tưởng tượng.
Phương pháp này được tiến hành đồng thời với phương pháp đàm thoại. Yêu
cầu lời giải thích phải ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn. Thực hiện phân tích giải
thích sau khi đọc kể tác phẩm cho trẻ nghe. Không giải thích nhiều từ trong
một tiết học, không phải bất cứ từ khó nào cũng giải thích. Nội dung cần phân
tích giải thích: từ khó, từ láy, từ địa phương, trừu tượng, từ vay mượn…Cách
thực hiện như sau: Giáo viên sử dụng từ ngữ dễ, đồng nghĩa để giải thích, có
những từ không thể dùng từ để giải thích được nên lặp đi lặp lại nhiều lần từ
đó kết hợp với biểm cảm ngữ điệu phù hợp. Như vậy, phương pháp phân tích

giải thích là phương pháp giúp trẻ hiểu tác phẩm sâu sắc có hệ thống, làm
phong phú vốn từ, vốn sống, vốn hiêu biết và phát triển thao tác tư duy cho
trẻ.
1.2.5. Phương pháp thực hành
Sử dụng phương pháp thực hành khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
là việc giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động nghệ thuật dưới dạng luyện tập, trò
chơi. Nhóm phương pháp này bao gồm: phương pháp luyện tập dạy trẻ đọc
thơ diễn cảm, dạy trẻ kể lại chuyện, phương pháp trò chơi đóng kịch. Phương
pháp dạy trẻ đọc thơ diễn cảm nhằm mục đích hình thành cho trẻ lòng yêu

20


thơ, biết cách đọc diễn cảm bài thơ. Làm quen với vần, nhịp thơ, đồng thời
giúp trẻ ghi nhớ, thể hiện bằng việc đọc diễn cảm. Hơn nữa giúp trẻ nâng cao
năng lực cảm thụ thơ. Để tiến hành phương pháp này, đầu tiên giáo viên cần
ổn định tổ chức, giới thiệu tác phẩm, tác giả. Sau đó đọc thơ cho trẻ nghe 1 –
2 lần kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan. Tiếp theo là đàm thoại, phân tích
giải thích, trích dẫn. Sau đó giáo viên dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Tiếp tục
tiến hành chơi củng cố và sau đó kết thúc hoạt động. Phương pháp dạy trẻ kể
chuyện diễn cảm là phương pháp nhằm giúp trẻ yêu thích câu chuyện, nhớ và
biết cách kể lại mạch lạc, diễn cảm đồng thời giúp trẻ phát triển vốn từ, luyện
phát âm, khả năng ghi nhớ. Để tiến hành hoạt động này, giáo viên cần ổn định
trẻ đồng thời giới thiệu tác phẩm, tác giả. Sau đó kể cho trẻ nghe truyện 1 – 2
lần có sử dụng đồ dùng trực quan, tiếp theo là đàm thoại kết hợp phân tích,
giải thích, trích dẫn, sau đó dạy trẻ kể lại chuyện. Tiến hành trò chơi củng cố
và kết thúc hoạt động.
1.2.6. Phương pháp sử dụng trò chơi
Phương pháp sử dụng trò chơi là phương pháp giúp trẻ khắc sâu những
nội dung trọng tâm của tác phẩm cho trẻ, tạo hứng thú cho trẻ, nhằm tái hiện

những kiến thức giúp trẻ nhớ lâu.
Để tiến hành phương pháp này đầu tiên giáo viên ổn định trò chuyện
bằng một tác phẩm văn học. . Trong quá trình đọc, kể: kể lần 1 lần 2 có thể sử
dụng trò chơi, nếu tác phẩm ngắn thì không nên chơi lần 1, lần 2, có thể chơi
đàm thoại. Có thể tiến hành: kể, đọc tác phẩm; đàm thoại; dạy trẻ kể sau đó
chơi củng cố. Trò chơi có thể sử dụng để chơi giới thiêu, chơi chuyển tiếp và
chơi củng cố.
1.3. Vai trò của tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ lứa tuổi
mầm non
1.3.1. Tác phẩm văn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

21


Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể tách rời với giáo dục trí
tuệ, đạo đức, được xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân và cần phải bắt
đầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Nhu cầu về cái đẹp ở mỗi người là nhu cầu có
tính bản chất, gắn liền với quá trình phát triển thể chất và tinh thần và giáo
dục thẩm mỹ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học.
Cái đẹp xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong tự nhiên, trong xã hội và trong
những tác phẩm văn học hay tồn tại trong mối quan hệ giữa chủ thể thưởng
thức với khách thể.Mặt khác, trẻ mầm non là lứa tuổi thích cái đẹp và muốn
chinh phục cái đẹp đó nên đã thôi thúc tâm hồn trẻ những xúc cảm, tình cảm
để từ đó trẻ có thể nhìn nhận cái đẹp một cách tổng thể nhất. Tác phẩm văn
học luôn là món ăn tinh thần “hợp khẩu vị” đối với tất cả mọi người. Mặt
khác trong văn học chứa đựng nhiều thể loại khác nhau đem tới cho trẻ nhiều
cung bậc như từ trong thế giới huyền thoại của truyện cổ tích con người ấy
trực tiếp giao cảm với thiên nhiên, với sự vật xung quanh cho tới những cung
bậc của tình cảm anh em, bà cháu, hay giữa sự vật, hiện tượng với con người.

Tất cả giao hòa với nhau trong chính mỗi tác phẩm.
Những hình tượng tươi sáng trong tác phẩm, những bức tranh thiên
nhiên giàu chất thơ được vẽ nên bằng ngôn ngữ, nhạc điệu của những vần thơ,
tính biểu cảm của ngôn ngữ sẽ tạo cho trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ, tâm hồn, tình
cảm cao đẹp, sự phong phú của đời sống tinh thần. Bài thơ “Nắng bốn mùa”
của Mai Anh Đức đã làm nên cái điều kì diệu của nắng bằng nhiều từ ngữ chỉ
màu sắc, trạng thái giúp trẻ cảm nhận được bức tranh ánh nắng của các mùa
khác nhau rực rỡ nhiều sắc màu. Hay trong bài thơ “Mưa” của Nguyễn Diệu
đã lột tả được vẻ đẹp của những hạt mưa, những hình ảnh nhân hoá làm cho
mưa trở nên sống động giúp trẻ cảm nhận được muôn hình muôn vẻ của bức
tranh mưa.
Tác phẩm văn học mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người với con
người, tình anh em, bố mẹ, ông bà, bạn bè, cô giáo…, kích thích sự chú ý của
22


con người, đến thế giới bên trong của con người ấy.Trẻ tích cực đồng cảm với
nhân vật của tác phẩm, đồng thời đi sâu khai thác nhân vật đó bằng nhiều hình
thức khác nhau. Tác phẩm văn học nói lên niềm vui, nỗi buồn của nhân vật
làm cho trẻ hồi hộp, cảm động như chính đó là niềm vui, nỗi buồn của bản
thân trẻ. Cùng với nhân vật của truyện cổ tích, trẻ cảm thấy cái cảm giác hồi
hộp trong những giây phút căng thẳng trong truyện thần thoại, hay cảm giác
bằng lòng, khoan khoái với thắng lợi của chính nghĩa, của cái thiện trong
những tác phẩm truyện dân gian…Đồng thời thông qua các nhân vật, hình
ảnh trong các câu chuyện, bài thơ mà trẻ biết được sống, hành động như thế
nào là tốt, là đúng, là đẹp, từ đo hướng trẻ tới chân – thiện – mĩ. Trong truyện
“Cô bé quàng khăn đỏ” đã hình thành cho trẻ tình cảm mẹ con đồng thời mở
ra cho trẻ những cung bậc cảm xúc khác nhau trong thế giới nội tâm nhân vật.
Như vậy, qua quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo, trẻ em sẽ hình thành và phát triển những cảm xúc

thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, năng lực cảm thụ văn học, khả năng hoạt động
nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non
không chỉ cung cấp cho trẻ những nhận thức thẩm mỹ mà còn hướng tới hoạt
động sáng tạo thẩm mỹ. Trẻ em không chỉ cảm thụ mà phải hành động, sáng
tạo. Nhờ sự độc đáo sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc biểu đạt hiện thực
bằng hình tượng nghệ thuật, cái đẹp vốn có trong thiên nhiên, trong đời sống
đi vào văn học nghệ thuật đã làm nên những giá trị thẩm mỹ thể hiện một
quan niệm về cái đẹp.
1.3.2. Tác phẩm văn học góp phần giáo dục lòng nhân ái
Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng
ở trường mầm non, được coi là một quá trình rèn luyện có mục đích nhân
cách trẻ. Hình thành cho trẻ những ý niệm về tốt xấu, về sự trung thực, sự
khiêm tốn, tính cần cù, tình bạn, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm…Đề

23


hình thành những phẩm chất này, văn học nghệ thuật là một phương tiện hữu
hiệu.
Bác Hồ của chúng ta khi sinh thời đã rất quan tâm đến việc giáo dục
đạo đức cho tuổi thơ, Bác dạy thiếu niên nhi đồng: “Yêu tổ quốc, yêu đồng
bào, học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt kỉ luật tốt,…khiêm tốn, thật thà,
dũng cảm”. Đó chính là nội dung, nền tảng đạo đức chân chính của con người
ở mỗi thời đại, đòi hỏi sự nghiệp “trồng người” mà mỗi chúng ta cần phải
hướng tới. Có những quan niệm giáo dục truyền thống đã được đưa vào
những tác phẩm văn học và được trẻ em yêu thích. Qua vẻ đẹp của thiên
nhiên đất nước, những hành động tình cảm cao quý của con người thể hiện
trong tác phẩm sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, ý thức giữ gìn
bảo vệ cây xanh… Về những vấn đề này, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều
trong những áng ca dao, những bài thơ, những đoạn văn, những câu chuyện

dành cho trẻ. Ví dụ như: truyện “Sự tích Hồ Gươm”, bài thơ “Ảnh Bác” của
Trần Đăng Khoa.
Dạy trẻ yêu quê hương, đất nước là yêu mái nhà dân tộc giản dị, đậm
hồn quê, có ấn tượng về ngôi nhà truyền thống dân tộc, có ý thức về truyền
thống thơ ca dân gian “Ngôi nhà” – Tô Hà.
Vẻ đẹp trong tính cách con người được thể hiện dưới nhiều khía cạnh
trong các tác phẩm. những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã dạy trẻ biết yêu
thương ông bà, cha mẹ, anh em. Bài thơ “Yêu mẹ” – Nguyễn Bao, “Làm anh”
– Phan Thị Thanh Nhàn, truyện “Qùa tặng mẹ” hình thành ở trẻ tình cảm
thắm thiết của tình mẹ con. Bài thơ “Bạn mới” – Nguyệt Mai, “Chúng ta đều
là bạn” – Phạm Mai Chi và Hoàng Dân đã giáo dục trẻ tình thân ái, đoàn kết
lẫn nhau, sự khiêm tốn “Chú gà trống kiêu căng”. Bài thơ “Hạt gạo làng ta” –
Trần Đăng Khoa đã dạy trẻ lòng biết ơn, kính trọng những con người lao
động, yêu quý, trân trọng những thành quả lao động được chắt chiu từ những
giọt mồ hôi. Văn học hình thành ở trẻ lòng biết ơn và kính yêu lãnh tụ, những
người có công với đất “Chú Giải phóng quân”. Tất cả những điều đó sẽ tạo ra
24


tiền đề cho xu hướng tư tưởng của nhân cách. Đó là biểu hiện của việc hình
thành những cá nhân đầu tiên khi làm quen với tác phẩm.
Như vậy, văn học nghệ thuật và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng phẩm chất tâm
hồn, phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Vì vậy cần quan tâm đặc biệt tới vấn
đề này.
1.3.3. Tác phẩm văn học góp phần giáo dục nhận thức
Trẻ em luôn khao khát nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, các em
muốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lí do tồn tại của cuộc sống vào khối óc
bé nhỏ của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ rất phong phú và phức tạp,
trong điều kiện đó thì những câu ca dao, bài thơ, câu chuyện là những bài học

đầu đời giúp các em nhận thức về thế giới xung quanh, chính xác hóa những
biểu tượng đã có về thực tế xã hội, dần dần cung cấp cho các em những khái
niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống.
Trẻ có thể tự mình nhận thức về tự nhiên thông qua các tác phẩm như:
Sự tích hoa dâm bụt, mưa, chú đỗ con… hay nhận thức về mối quan hệ xã hội
xung quanh trẻ như: Quả bầu tiên, tết đang vào nhà, Bánh chưng bánh giày…
Thiên nhiên phong phú từ bao giờ đã là đối tượng miêu tả của văn học. Trong
văn học dành cho thiếu nhi, chúng ta gặp không ít những tác phẩm miêu tả,
phản ánh thế giới thiên nhiên tươi đẹp, qua các tác phẩm ấy, trẻ em nhận ra
được phong cảnh thiên nhiên quen thuộc như Tết, mùa xuân thể hiện qua bài
thơ “Tết đang vào nhà”, “Hồ sen” của tác giả Nhược Thuỷ.
Mỗi bài thơ, câu chuyện đều giới thiệu cho trẻ về một góc, một mặt của
đời sống: Có khi là quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, có khi là sinh hoạt
trong gia đình, hoạt động của bác nông dân, chú công nhân, sinh hoạt ở
trường mẫu giáo, cũng có khi là cuộc sống ở một đất nước xa xôi với nhiều
phong tục tập quá. Nhưng tất cả đều hướng tới việc nhận thức của trẻ, thúc
đẩy khả năng qua sát, tìm tòi, khám phá ở mỗi trẻ, bồi dưỡng năng lực cá

25


×