ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ HÀ LY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN,
VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ HÀ LY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN,
VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN HỘI
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hà Ly
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, học viên xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các
quý thầy cô đã giảng dạy trong chƣơng trình Cao học Kinh tế quốc tế khóa 24 (2015
- 2017), Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu hữu ích, làm cơ
sở cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Văn Hội, ngƣời đã hết sức
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề tài nghiên cứu, cơ sở lý
luận cũng nhƣ khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết luận văn tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chƣa nhiều nên luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của
quý thầy cô để học viên tiếp tục hoàn thiện công tác nghiên cứu trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Học viên
Nguyễn Thị Hà Ly
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ I
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. II
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................III
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .7
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................7
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................14
1.2.1. Khái niệm và lịch sử hình thành logistics ................................................14
1.2.2. Đặc điểm và phân loại dịch vụ logistics ...................................................18
1.2.3. Vai trò của phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu....................................................................................................23
1.2.4. Khái quát về giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và mối quan hệ
với hoạt động logistics........................................................................................26
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển dịch vụ logistics trong giao
nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. .............................................................30
1.2.6. Nội dung phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu....................................................................................................35
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................37
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ ....................................................38
2.2.1. Phƣơng pháp case study ...........................................................................38
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ..............................................................38
2.2.3. Phƣơng pháp thống kê ..............................................................................39
2.2.4. Phƣơng pháp so sánh ................................................................................39
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG
GIAO NHẬN, VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SINGAPORE
VÀ NHẬT BẢN .......................................................................................................40
3.1. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN,VẬN TẢI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SINGAPORE........................................40
3.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Singapore...............................40
3.1.2. Chiến lƣợc và chính sách phát triển dịch vụ logistics của chính phủ
Singapore ............................................................................................................45
3.1.3. Đánh giá về sự phát triển dịch vụ logistics của Singapore.......................48
3.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN,VẬN TẢI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHẬT BẢN..........................................52
3.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Nhật Bản................................52
3.2.2 Chiến lƣợc và chính sách phát triển dịch vụ logistics của chính phủ Nhật
Bản. .....................................................................................................................59
3.2.3. Đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics của Nhật Bản ............................61
CHƢƠNG 4. PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN, VẬN TẢI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC TỪ KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ.................................................................................................65
4.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG
GIAO NHẬN, VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 65
4.1.1. Kết quả và thành tựu đã đạt đƣợc trong phát triển dịch vụ logistics trong
giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ......................................65
4.1.2 Những hạn chế còn tồn tại .........................................................................72
4.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO
NHẬN, VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM...........74
4.2.1 Cơ hội và thách thức..................................................................................74
4.2.2 Định hƣớng và chiến lƣợc phát triển .........................................................76
4.3 MỘT SỐ HÀM Ý, GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TRONG GIAO NHẬN, VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT
NAM TỪ BÀI HỌC QUỐC TẾ. ............................................................................79
4.3.1 Nhóm giải pháp tầm vĩ mô ........................................................................79
4.3.2 Nhóm giải pháp tầm vi mô ........................................................................81
KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
AFTA
Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN
3
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng
4
ASEM
Hội nghị Á - Âu
5
EVFTA
Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - EU
6
FIATA
Liên đoàn Các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế
7
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
8
LPI
Chỉ số năng lực quốc gia về Logistics
9
MNCs
Các công ty đa quốc gia
10 SMEs
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
11 SWOT
Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội,Thách thức
12 USD
Đồng đô la Mỹ
13 VCIS
Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ
14 VCUFTA
Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh hải
quan (Belarus, Kazakhstan và Nga)
15 VKFTA
Hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc
16 VNACCS
Hệ thống thông quan tự động
17 WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới
i
DANH MỤC BẢNG
TT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1.
Các tiêu chí đánh giá LPI
41
2
Bảng 3.2.
Xếp hạng hiệu quả hoạt động logistics theo chỉ số LPI
của một số quốc gia trên thế giới năm 2016
42
3
Bảng 3.3
Khối lƣợng hàng hóa vận chuyển nội địa của Nhật
Bản theo các phƣơng thức vận tải năm 2013 - 2014
56
4
Bảng 3.4
Xếp hạng năng lực khai thác một số cảng biển ở Nhật
Bản
58
5
Bảng 4.1.
Tốc độ phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam năm
2007 - 2016
68
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT
Biểu đồ
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 3.1.
Chỉ số và xếp hạng LPI của Singapore giai đoạn 2007
- 2016
43
2
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ chỉ số và xếp hạng LPI của Nhật Bản giai
đoạn 2007 - 2016
54
3
Biểu đồ 4.1.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1996 2016
67
ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT
Sơ đồ
Nội dung
1
Sơ đồ 1.1.
Các hình thức của dịch vụ logistics
19
2
Sơ đồ 1.2.
Giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong
chuỗi dịch vụ logistics
30
3
Sơ đồ 1.3.
Hệ thống dịch vụ logistics trong nền kinh tế quốc dân
30
4
Sơ đồ 2.1.
Quy trình nghiên cứu
37
5
Sơ đồ 3.1
Tình hình khai thác hàng không và hàng biển của
Singapore giai đoạn 2011 – 2016
45
iii
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh thế giới đang tiến sâu vào kỷ
nguyên hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên
phạm vi khu vực và phạm vi toàn cầu. Không nằm ngoài xu hƣớng tất yếu
này, Việt Nam đã là thành viên chính thức của các tổ chức ASEAN, ASEM,
APEC, WTO… đồng thời cũng ký kết đƣợc rất nhiều hiệp định thƣơng mại tự
do song phƣơng, đa phƣơng nhƣ AFTA, VKFTA, EVFTA, VCUFTA…
nhằm thúc đẩy hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lƣu mối
quan hệ thƣơng mại với các nƣớc, các tổ chức, tạo ra nhiều cơ hội đƣa Việt
Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, sánh vai với các cƣờng quốc
năm châu nhƣ lời bác Hồ đã dạy năm nào. Một điều rõ ràng có thể thấy đƣợc,
Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ đẩy mạnh hoạt động thƣơng
mại quốc tế, xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, góp
phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế quốc gia.
Trong bối cảnh đó, nhu cầu về logistics ngày càng tăng và trở thành một
bộ phận không thể thiếu của các doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ hệ thống
kinh tế đang vận hành. Sự hiện diện của logistics trong rất nhiều lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế đã thúc đẩy ngành logistics phát triển nhanh chóng
và góp phần mang lại thành công cho các công ty, các tập đoàn đa quốc gia
trên thế giới cũng nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc đồng thời mang lại hiệu
quả và tối ƣu hóa trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế các quốc gia
trên thế giới. Không thể phủ nhận vai trò ngày càng quan trọng của logistics
trong nền kinh tế thị trƣờng, là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất, phân
phối và lƣu thông hàng hóa, một bƣớc cao hơn nữa của logistics là hƣớng
đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Phát triển
1
hệ thống logistics sẽ đảm bảo giải quyết các vấn đề về giao thông vận tải, cơ
sở hạ tầng, hệ thống kho bãi, trạm trung chuyển, kiểm soát luồng hàng hóa,
giá cả và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của
nền kinh tế.
Logistics đƣợc coi là ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng của nền kinh tế,
logistics không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với một quốc gia mà còn
đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới mô hình tăng trƣởng và nhu cầu cơ
cấu lại nền kinh tế phù hợp với giai đoạn phát triển mới, vì đối với các quốc
gia đang phát triển, nguồn doanh thu từ ngành này chiếm 15 - 20% GDP. [1]
Xét trên tầm vĩ mô, logistics đƣợc coi là ngành có mối liên hệ mật thiết với sự
phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống đƣờng xá, cảng biển, sân bay của quốc gia.
Việc phát triển logistics trong nƣớc là góp phần thúc đẩy sự phát triển cơ sở
hạ tầng quốc gia. Xét ở tầm vi mô, logistics là một yếu tố cấu thành giá cả của
sản phẩm, đóng vai trò giúp doanh nghiệp tối ƣu hóa hiệu quả sản xuất, phân
phối, cung cấp dòng hàng đến khách hàng. [2] Logistics bao gồm nhiều công
đoạn và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất cũng nhƣ
phân phối sản phẩm, giảm đƣợc chi phí logistics thì chi phí tạo ra sản phẩm
đƣợc giảm đáng kể, giảm giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng sức
cạnh tranh trên thị trƣờng.
Logistics có những cơ hội và tiềm năng phát triển nhƣ vậy đối với nền
kinh tế quốc gia, nhƣng thực tế cơ sở hạ tầng của nƣớc ta chƣa thực sự phát
triển, các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa đủ năng lực để cạnh tranh với các
doanh nghiệp nƣớc ngoài.Theo nghiên cứu và đánh giá của Viện Nomura
(Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng đƣợc
1/4 nhu cầu thị trƣờng logistics. Hiện đang có hai mức độ chênh lệch phát
triển trong kinh doanh giao nhận đó là: giữa các nhà giao nhận nƣớc ngoài với
liên doanh và các nhà giao nhận trong nƣớc, giữa khu vực phía Nam và các
2
khu vực còn lại. Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tƣơng đối rẻ nhƣng
dịch vụ không chắc chắn, chất lƣợng chƣa cao và thực tế các công ty giao
nhận trong nƣớccòn tồn tại nhiều điểm yếu, chƣa đủ năng lực cạnh tranh nên
vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi chiếm lĩnh thị trƣờng logistics trong nƣớc.
Không những thế chi phí dịch vụ logistics của nƣớc ta vẫn còn cao so
với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, trong khi hiệu quả lại còn
thấp đặt ra một khoảng trống nghiên cứu cho vấn đề làm sao phát triển dịch
vụ logistics của nƣớc ta. Bên cạnh đó, khi mà các ứng dụng công nghệ thông
tin đƣợc khai thác triệt để cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đƣợc dự
đoán là sẽ tạo ra nhiều sự đổi thay lớn và tác động đến tất cả các thành phần
tham gia trong nền kinh tế quốc gia đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đi tìm câu trả lời
cho nhiệm vụ làm thế nào có thể phát triển dịch vụ logistics trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới, kinh tế quốc gia thay đổi rõ rệt và nhiều biến chuyển nhƣ
vậy.
Do đó tác giả nghiên cứu lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ logistics
trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu: kinh nghiệm quốc tế
và bài học cho Việt Nam” để trình bày bức tranh tổng thể về ngành logistics
Việt Nam hiện tại, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia tƣơng đồng
nhƣng có ngành logistics phát triển nhằm tìm ra một số hàm ý có thể áp dụng
cho Việt Nam. Đồng thời tác giả mong muốn bài nghiên cứu có thể là cơ sở
khoa học cho các nghiên cứu liên quan ở mức độ sâu hơn.
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đi sâu nghiên cứu “Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận
tải hàng hóa xuất nhập khẩu: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”,
luận văn sẽ tập trung giải quyết một số câu hỏi nhƣ sau:
- Dịch vụ logistics là gì?
3
- Vì sao phải phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng
hóa xuất nhập khẩu?
- Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng
hóa xuất nhập khẩu ở Singapore và Nhật Bảnđã diễn ra nhƣ thế nào, đặc điểm
ra sao?
- Việt Nam có thể áp dụng những bài học kinh nghiệm gì từ quốc tế?
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ logistics của
Singapore và Nhật Bản, chỉ ra đƣợc các đặc điểm, chính sách chiến lƣợc phát
triển của hai quốc gia này,từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận về
phát triển logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Phân tích thực trạng phát triển logistics trong giao nhận, vận tải hàng
hóa xuất nhập khẩu của hai quốc gia là Singapore và Nhật Bản, đặc điểm,
nguyên nhân của sự phát triển đó, các chính sách chiến lƣợc mà các quốc gia
này đã áp dụng.
- Trình bày tình hình phát triển gần đây, những mục tiêu, định hƣớng
phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
của Việt Nam trên cơ sở đó tìm ra bài học, hàm ý mà Việt Nam có thể áp
dụng từ kinh nghiệm của quốc tế.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình phát triển logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập
khẩu của hai quốc gia là Singapore, Nhật Bản và bài học áp dụng cho Việt Nam.
4
Tác giả lựa chọn hai quốc gia trên để nghiên cứu vì Nhật Bản đã có kinh
nghiệm từ lịch sử phát triển lâu đời về dịch vụ logistics trong giao nhận, vận
tải hàng hóa xuất nhập khẩu và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định. Bên
cạnh đó Nhật Bản còn là quốc gia có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI
cũng nhƣ nhiều dự án đầu tƣ, tài trợ vốn lớn cho Việt Nam. Trong khi đó,
Singapore - cánh chim đầu đàn của châu Á về logistics cũng là trƣờng hợp
điển hình để nghiên cứu có thể rút ra đƣợc một số bài học mà một gƣơng mặt
còn nhiều non trẻ trong ngành logistics thế giới nhƣ Việt Nam có thể học hỏi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: quá trình phát triển logistics trong lĩnh vực giao nhận,
vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Singapore, Nhật Bản.
Về thời gian: luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến
năm 2017.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã trình bày tình hình phát triển, đặc điểm, chính sách, chiến
lƣợc phát triển ngành dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất
nhập khẩu của hai quốc gia là Singapore và Nhật Bản. Tìm hiểu nguyên nhân
và các nhân tố ảnh hƣởng đã giúp hai quốc gia này trở thành một trong những
trung tâm logistics lớn nhất khu vực châu Á. Từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng và học hỏi đƣợc.
Đƣa ra một số hàm ý chính sách, chiến lƣợc phát triển có thể áp dụng
đƣợc ở tầm vĩ mô và tầm vi mô nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
từ các bài học kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
5
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chủ đề
nghiên cứu của luận văn
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu tại Singapore, Nhật Bản.
Chƣơng 4. Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu của Việt Nam và bài học kinh nghiệm quốc tế.
6
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế tất yếu, thị trƣờng toàn cầu ngày càng trở nên nhạy cảm với những vấn
đề về thời gian, cạnh tranh về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh
đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và những yêu cầu khắt
khe trong các khâu quản lý nguồn nguyên liệu cũng nhƣ các bộ phận cấu thành
sản phẩm đã vô hình chung trở thành một yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
và đòi hỏi sự thay đổi, cải tiến không ngừng của hoạt động logistics. Cụ thể hơn,
hoạt động sản xuất vật chất của xã hội đạt đƣợc năng suất lao động cao nhờ áp
dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, đặc biệt là những thành tựu mới trong công
nghệ thông tin và công nghệ sản xuất. Song để có thể tối ƣu hóa quá trình sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị
trƣờng thì hệ thống quản lý, phân phối vật chất nhằm giảm tới mức thấp nhất
thiệt hại do tồn kho, ứ đọng nguyên liệu, bán thành phẩm và thậm chí là thành
phẩm trong quá trình sản xuất và lƣu thông cần đƣợc hoàn thiện và chú trọng.
Chính bởi vai trò quan trọng nhƣ vậy của hệ thống logistics trong nội bộ doanh
nghiệp (xét ở tầm vi mô) và trong nền kinh tế quốc gia cũng nhƣ nền kinh tế
toàn cầu (xét ở tầm vĩ mô) nên hiện nay có nhiều tác giả đã đóng góp to lớn cho
lĩnh vực nghiên cứu này bằng các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học với
hàm lƣợng kiến thức chuyên sâu và các giải pháp thực tiễn có thể áp dụng.
Tác giả Douglas M. Lambert và các cộng sự (1988) trong công trình nghiên
cứu “Fundermental of Logistics Management” đã trình bày những vấn đề lý luận
nền tảng của quản trị logistics trong doanh nghiệp. Cụ thể nhóm tác giả đã đƣa ra
khái niệm logistics, các khâu hoạt động của logistics liên quan đến dịch vụ khách
7
hàng, mua sắm, gia công, quản lý tồn kho, đóng gói, vận chuyển của doanh
nghiệp. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến vấn đề logistics toàn cầu khi doanh
nghiệp thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, các vấn đề liên quan đến vận tải, tài
chính, chiến lƣợc, xây dựng, quản lý hệ thống thông tin và tổ chức thực hiện có
hiệu quả hoạt động logistics.Đây là nghiên cứu đóng góp đƣợc những vấn đề cơ
bản và khái quát nhất liên quan đến quản trị logistics của doanh nghiệp. [19]
Tác giả Donald F. Wood và các cộng sự (1995) đã công bố công trình
“International Logistics” nghiên cứu về logistics quốc tế liên quan đến dịch
chuyển hàng hóa giữa các bên ở hai hay nhiều quốc gia. Trong bài nghiên cứu
nhóm tác giả đã phân tích lợi ích của chính phủ trong thƣơng mại và vận tải
quốc tế, đƣa ra những lƣu ý về sự khác biệt giữa các quốc gia trong logistics
quốc tế, bao gồm sự khác biệt về cách thức quản lý, về thủ tục hải quan, về
giá trị hàng hóa… Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng xét đến góc độ vi mô khi
đề cập đến các vấn đề liên quan đến hoạt động logistics quốc tế của doanh
nghiệp: vận tải quốc tế, điều khoản thanh toán quốc tế, điều kiện bán và giao
hàng, các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ. [18]
Tác giả Đoàn Thị Hồng Vân (2010) trong nghiên cứu những vấn đề cơ
bản của logistics đã giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics bao
gồm: khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại
logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới…
Tác giả cũng đã làm rõ các nội dung của quản trị logistics, bắt đầu từ khái
niệm, các nội dung về quản trị logistics gồm hệ thống thông tin, quản trị dự trữ,
quản trị vật tƣ nguyên liệu, quản lý khi bãi, vận tải, dịch vụ khách hàng. [14]
Dựa trên mô hình SWOT, bài nghiên cứu tổng thể với tiêu đề
“Developing Singapore into a Global Integrated logistics Hub” của hội đồng
nghiên cứu kinh tế Singapore ERC năm 2002 đã phân tích thực trạng dịch vụ
logistics của Singapore. Đồng thời bài nghiên cứu còn phân tích trƣờng hợp
8
kinh nghiệm và bài học của London, Anh Quốc trên cơ sở đó ra cácchính sách
chiến lƣợc cơ bản, các đề xuất nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của
Singapore, hƣớng tới mục tiêu đƣa quốc gia này trở thành trung tâm logistics
toàn cầu tại khu vực châu Á. [28]
Tại Diễn đàn Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh
Hội nhập kinh tế quốc tế, (3/2011) Aloysius Lim đã trình bày nghiên cứu về
“Chiến lƣợc phát triển dịch vụ logistics và cảng biển: Kinh nghiệm từ quốc
đảo Singapore”. Tác giả đã trình bày sự thành công của dịch vụ logistics và
ngành cảng biển Singapore là nhờ các chính sách ƣu đãi, khuyến khích phát
triển của Chính phủ Singapore. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến những
ƣu đãi của Chính phủ trong những chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính và
nhân lực trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển. [15]
Rohit Bhatnaga và các cộng sự (1999) đã phân tích ba yếu tố chính quyết
định đến việc sử dụng dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) trong tƣơng lai, bao
gồm: mức độ sử dụng dịch vụ logistics bên thứ ba, quá trình đƣa ra quyết định
để chọn hợp đồng nhà cung cấp dịch vụlogistics bên thứ ba, tác động của việc
sử dụng dịch vụ logistics bên thứ ba đối với tổ chức. Nghiên cứu đƣợc tiến
hành ở Singapore bằng việc phân tích ảnh hƣởng của ba yếu tố này đối với
việc có sử dụng dịch vụ logistics bên thứ ba tại Singapore. Kết quả dựa trên
phân tích dữ liệu liên quan đến các doanh nghiệp đã cho thấy rằng hầu hết
khách hàng đều hài lòng với bên cung cấp dịch vụ logistics, điều này giúp có
thêm niềm tin và có quyền lạc quan vào tƣơng lai phát triển tích cực của dịch
vụ logistics, nhiều doanh nghiệp sẽ tăng cƣờng sử dụng dịch vụ logistics bên
thứ ba nhƣ một xu hƣớng tất yếu. [26]
Chee‐Chuong Sum và Chew‐Been Teo (1999) đã chứng minh đƣợc vai
trò ngày càng quan trọng của logistics trong chuỗi cung ứng của các tổ chức,
các doanh nghiệp tại Singapore trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản
9
phẩm. Các doanh nghiệp có xu hƣớng vƣơn ra toàn cầu nhằm tiếp cận các thị
trƣờng mới với tham vọng đạt đƣợc mục tiêu sản xuất năng suất tốt hơn, sử
dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Để đạt đƣợc mục tiêu này thì việc sử dụng dịch
vụ của các bên cung cấp dịch vụ logistics là phƣơng án hiệu quả và tối ƣu để
đảm bảo thỏa mãn yêu cầu về logistics đặt ra. Trong bối cảnh nhu cầu tăng
cao, sự cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn, các nhà cung cấp dịch vụ
logistics tại Singapore cần phải hoạch định chiến lƣợc để xác định vị trí dịch
vụ mà họ muốn cung cấp cho khách hàng dựa trên ba khía cạnh: chi phí, chất
lƣợng, đặc điểm và giá trị gia tăng mà họ mang lại cho khách hàng. Bài
nghiên cứu đại diện cho một trong những nghiên cứu đầu tiên khảo sát chiến
lƣợc đinh vị của các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Singapore, sử dụng mô
hình cạnh tranh của Michael Porter(1) để phân tích hiệu quả kinh doanh, công
nghệ, mục tiêu hoạt động và kế hoạch tƣơng lai của từng loại chiến lƣợc phát
triển.Sự khác biệt giữa các chiến lƣợc tạo ra góc nhìn mới và hàm ý về quản
lý logistics cho những ngƣời lãnh đạo, nhà điều hành doanh nghiệp. [16]
Hai Feng và Cheng Jin - ling (2011) đã có nghiên cứu về các đặc tính và
xu hƣớng phát triển của ngành logistics tại Nhật Bản dựa trên những hiểu biết
về ngành logistics trong khu vực để giới thiệu về sự phát triển của logistics
Nhật Bản và cách thức ngành này đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát
triển.Các tác giả cũng đã phân tích các đặc tính riêng biệt đồng thời thảo luận
về xu hƣớng phát triển mới của ngành logistics nhƣ: hội nhập và thông tin,
logistics xanh, thƣơng mại điện tử và logistics toàn cầu.[23]
Yi Chih Yang và Shu Ling Chen (2016) đã công bố nghiên cứu về các
yếu tố thúc đẩy phát triển của các trung tâm logistics toàn cầu: so sánh chính
sách phát triển cảng biển giữa Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các tác
(1)
Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Porter’s Five Forces frame) cho rằng cƣờng độ cạnh
tranh trên thị trƣờng trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của năm lực lƣợng cạnh tranh sau: sức mạnh
nhà cung cấp, nguy cơ thay thế, các rào cản gia nhập, sức mạnh khách hàng, mức độ cạnh tranh trong ngành.
10
giảđã khảo sát các tiêu chí đánh giá cổng trung tâm logistics toàn cầu và so
sánh khả năng cạnh tranh của ba cảng trung chuyển quốc tế chính ở khu vực
Đông Bắc Á bao gồm cảng Busan (Hàn Quốc), cảng Kaohsiung (Đài Loan)
và cảng Tokyo (Nhật Bản) từ góc nhìn logistics sử dụng cách tiếp cận đa điểm
quá trình phân tích thứ bậc AHP(2) và phân tích tƣơng quan màu xám GRA(3).
Tổng cộng có 20 tiêu chí đánh giá đƣợc thu thập theo năm khía cạnh bao gồm
môi trƣờng chính trị - kinh tế, môi trƣờng vận hành, môi trƣờng chi phí, môi
trƣờng cơ sở hạ tầng và môi trƣờng ƣu đãi. Kết quả AHP cho thấy theo quan
điểm của tất cả các đối tƣợng đƣợc khảo sát, năm tiêu chí đánh giá hàng đầu
là chi phí vận chuyển và phân phối, sự thuận tiện về thủ tục thông quan, chi
phí cảng biển, chi phí đất đai, sự phù hợp của hệ thống đầu tƣ và các chính
sách, biện pháp khuyến khích của chính phủ. Dựa vào kết quả của GRA, thì
Busan là cảng trung tâm logistics toàn cầu đạt đƣợc mức độ hài lòng cao nhất,
tiếp đến là cảng Tokyo và cuối cùng là cảng Kaohsiung.[34]
Hà Văn Hội (2011) trong nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã phân tích các khái niệm khác nhau về
logistics và đƣa ra một khái niệm chung nhất, bao trùm nhất, thể hiện đƣợc bản
chất của hoạt động logistics. Đồng thời, tác giả cũng phân tích và làm rõ đặc
điểm của logistics, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của
logistics một cách phù hợp. Tác giả đã đi sâu phân tích thực tiễn áp dụng logistics
của một số nƣớc trên thế giới nhƣ các nƣớc ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, để
rút ra kinh nghiệm cho việc áp dụng và phát triển dịch vụ này tại Việt Nam trên
cơ sở khảo sát thực tiễn hoạt động logistics Việt Nam từ đầu những năm 2000 trở
lại đây.Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng logistics
(2)
AHP (Analytical Hierarchy Process) - mô hình phân tích thứ bậc là một công cụ hỗ trợ ra quyết định đa chỉ
tiêu, thƣờng đƣợc ứng dụng trong thực tế ở nhiều lĩnh vực.
(3)
GRA (Gray Relational Analysis) - mô hình phân tích tƣơng quan màu xám là một trong những công cụ
toán họa đƣợc sử dụng rất hiệu quả để tính toán các dữ liệu rời rạc và định lƣợng các nhân tố thông qua sắp
xếp trình tự để giải quyết các mối liên hệ phức tạp giữa các nhân tố.
11
trong lĩnh vực giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Nêu bật
những đóng góp nhất định tuy còn ít ỏi của ngành logistics đối với sự phát triển
kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp phân tích SWOT, tác giả đã
xây dựng ma trận SWOT làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phát triển
logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong
thời gian tới. Đề xuất các giải pháp phát triển logistics trong giao nhận, vận tải
hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở kết hợp các
yếu tố cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong bảng ma trận SWOT. [6]
Nguyễn Thừa Lộc (2013) đã có nghiên cứu vấn đềxây dựng và phát triển
hệ thống logistics quốc gia theo hƣớng bền vững ở Việt Nam. Tác giả đã làm
rõ về khái niệm thế nào là hệ thống logistics, thực trạng các yếu tố cấu thành
ra sao và đƣa ra một số giải pháp khuyến nghị để phát triển bền vững hệ thống
logistics trong nƣớc. Trong nghiên cứu này, tác giả đãnêu lên quan điểm về
phát triển bền vững hệ thống logistics, đó là phát triển cân đối, đồng bộ, ổn
định và vững chắc tất cả các yếu tố cấu thành của hệ thống nhằm cung cấp
dịch vụ logistics theo hƣớng hiện đại hóa với chất lƣợng cao, chi phí hợp lý,
an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, đáp ứng tiêu dùng
trong nƣớc, nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thực trạng các yếu tố cấu thành nên hệ thống
logistics: cơ sở hạ tầng logistics - cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm đƣờng
biển, đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy nội địa và đƣờng hàng không; hành
lang pháp lý cho hoạt động logistics; hoạt động tổ chức quản lý nhà nƣớc đối
với các hoạt động logistics; các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics; các
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logisticstại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã
phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm mục tiêu hƣớng tới
sự phát triển bền vững cho hệ thống logistics tại Việt Nam. [8]
12
Đặng Đình Đào (2011) có nghiên cứu vấn đề phát triển các dịch vụ
logistics ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tác giả đã đƣa ra một
cách nhìn toàn diện về loại hình dịch vụ logistics và luận giải đƣợc tầm quan
trọng của việc phát triển dịch vụ logistics trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Dựa trên nhiều tƣ liệu khác nhau, đặc biệt
với kết quả điều tra, khảo sát với quy mô tƣơng đối lớn các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics cũng
nhƣ kết quả phỏng vấn sâu các chủ doanh nghiệp logistics và các nhà quản lý,
tác giả đã phân tích khá chi tiết thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Việt
Nam trong thời gian qua, cũng nhƣ những yếu tố chi phối, ảnh hƣởng đến sự
phát triển của dịch vụ này và chỉ ra đƣợc những khía cạnh hạn chế, những vấn
đề cần giải quyết trong quá trình phát triển. Tác giả cũng đã đề xuất định
hƣớng và luận giải đƣợc các giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy sự
phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trƣờng dịch
vụ, bao gồm: giải pháp xây dựng chiến lƣợc tổng thể và phát triển kết cấu hạ
tầng logistics; giải pháp phát triển khung thể chế và quản lý vĩ mô với hệ
thống logistics; giải pháp kích cầu và nâng cao giá trị cung ứng khách hàng
với dịch vụ logistics; giải pháp thích nghi thị trƣờng, phát triển cơ cấu, chất
lƣợng và sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ logistics; giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics. [3]
Dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay đang ở trên đà phát triển cùng
với sự tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa giao thƣơng qua rất nhiều
hiệp định đối tác thƣơng mại…nên những nghiên cứu trên đây là các đóng
góp quan trọng về nền tảng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và quá trình phát
triển của lĩnh vực logistics. Những nghiên cứu trên là tiền đề cho nhiều bài
nghiên cứu chuyên sâu hơn và phát triển các vấn đề liên quan, cũng nhƣ các
bài nghiên cứu cập nhật số liệu mới hơn.
13
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Khái niệm và lịch sử hình thành logistics
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra sôi động trên tất cả các
khu vực kinh tế và quốc gia trên toàn thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc
ngày càng sâu rộng, chúng ta đang hƣớng tới một nền kinh tế toàn cầu, với
những công dân toàn cầu và rào cản thƣơng mại giữa biên giới quốc gia dần
đƣợc dỡ bỏ thì logistics là một khái niệm không còn quá xa lạ nhƣ trƣớc.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu, tác giả thấy có một số tài liệu dùng thuật
ngữ “tiếp vận” hay “hậu cần” để dịch khái niệm “logistics” từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, tuy nhiên xét về mặt ngữ nghĩa và bản chất, những thuật ngữ trên
chƣa thể hiện đƣợc đúng nội dung của logistics. Vì vậy, gần đây trong các văn
bản luật của chính phủ và các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, thuật ngữ
logistics đều đƣợc giữ nguyên nhƣ trong tiếng Anh hoặc phiên âm ra tiếng
Việt (lô - gi - stíc) và đƣợc công nhận rộng rãi.
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ
đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh
“Logistikas” đƣợc giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu
phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến
một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của
chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm
cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phƣơng. Quá trình tác nghiệp đó dần
hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.Trong thế chiến
thứ hai, vai trò của “logistics” càng đƣợc khẳng định. Đội quân hậu cần của
quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ
đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dƣợc, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời
gian, bằng những phƣơng thức tối ƣu. Nhờ phát huy ƣu thế về công tác hậu
cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ƣu thế trong cuộc chiến tranh.
14
Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logistics đã đƣợc phát triển và
vẫn còn đƣợc sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù
hợp với môi trƣờng sản xuất kinh doanh.
Trong lịch sử phát triển của sản xuất hàng hóa và giao thƣơng, về bản
chất, hoạt động logistics là những hoạt động quản lý phục vụ quá trình sản
xuất và phân phối, lƣu thông nhƣ khai thác nguyên liệu, thu gom, vận chuyển
nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm từ nơi có nguyên liệu đến
nơi sản xuất, lƣu kho, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, giao nhận… cho đến
nơi tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm này,
tùy vào cách tiếp cận hay bối cảnh nghiên cứu. Sau đây là một số định nghĩa
tiêu biểu về logistics,cụ thể:
Theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị chuỗi cung ứng Hoa Kỳ,logistics
là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lƣu chuyển
hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu
dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây đƣợc xem là một định nghĩa
mới và toàn diện hơn cả trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay.
Theo Hiệp hội quản lý logistics Canada (CALM), logistics là việc lên kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả với chi phí thấp nhất quá trình
lƣu chuyển và dự trữ nguyên liệu, hàng tồn kho, thành phẩm và các thông tin liên
quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Trong khi đó ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ logistics đƣợc quy định và
nêu khá rõ ràng trong bộ luật Thƣơng mại 2005 và một số nghị định, thông tƣ
liên quan.
Xét về khung khổ pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics tại Việt Nam
thì Luật Thƣơng mại (2005)và Nghị định 140/2007/NĐ - CP là hai văn bản
pháp luật quy định chung nhất và cơ bản nhất về hoạt động logistics hiện
15
nay.Theo điều 233 Luật Thƣơng mại 2005 số 36/2005/QH11,dịch vụ logistics
là hoạt động thƣơng mại, theo đó thƣơng nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận với khách hàng để hƣởng thù lao. Dịch vụ logistics đƣợc phiên âm theo
tiếng Việt là dịch vụ lô - gi - stíc. [9]
Theo Nghị định 140/2007/NĐ - CP, hoạt động logistics có nhiều loại
hình dịch vụ khá đa dạng, cụ thể đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
(a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
(b) Dịch vụ kho bãi và lƣu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
(d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lƣu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lƣu kho hàng hóa trong suốt cả
chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa
tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động
cho thuê và mua container. [1]
- Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
(a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
(b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
(c) Dịch vụ vận tải hàng không;
(d) Dịch vụ vận tải đƣờng sắt;
(e) Dịch vụ vận tải đƣờng bộ;
(f) Dịch vụ vận tải đƣờng ống.
16