Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật kết xương bánh chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.03 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÔ CẢM
CỦA GÂY TÊ THẦN KINH ĐÙI DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
CHO PHẪU THUẬT KẾT XƯƠNG BÁNH CHÈ
Nguyễn Trung Kiên*, Nguyễn Thanh Xuân*
*Học viện Quân y
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Trung Kiên
Email:
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả vô cảm và tác dụng không mong muốn của gây tê
thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật kết xương bánh chè.
Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 31 bệnh nhân được gây tê thần kinh đùi
dưới hướng dẫn siêu âm theo kỹ thuật “in-plane” cho phẫu thuật kết xương bánh
chè từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2016. Đặt đầu dò siêu âm sát dưới cung đùi, sau
khi nhìn rõ thân thần kinh, động mạch, tĩnh mạch đùi, thân kim, tiêm lidocain 8
mg/kg pha thành 30 ml dung dịch thuốc tê vào xung quanh thần kinh đùi. Theo
dõi thời gian khởi phát tác dụng giảm đau, tỷ lệ thành công, tỷ lệ bệnh nhân hài
lòng với phương pháp vô cảm, các tác dụng không mong muốn. Kết quả: có
96,7% bệnh nhân không có cảm giác đau khi phẫu thuật; 3,3% bệnh nhân đau
nhẹ vào cuối cuộc mổ; 93,5% bệnh nhân hài lòng với phương pháp vô cảm.
Huyết động ổn định, không gặp biến chứng và tác dụng không mong muốn. Kết
luận: kỹ thuật gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật kết
xương bánh chè có hiệu quả vô cảm cao. Không gặp biến chứng hoặc tác dụng
không mong muốn.
Từ khóa: gãy xương bánh chè, gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm
STUDY THE EFFICACY OF ULTRASOUND-GUIDED FEMORAL
NERVE BLOCK FOR PATELLAR FRACTURE SURGERY
SUMMARY
Purpose: To evaluate the usefulness and side effects of ultrasound-guided
femoral nerve block in operative fixation of patellar fracture. Methods:
prospective study of 31 patients who underwent operative fixation of patellar
fracture under ultrasound-guided femoral nerve block from March 2012 to


March 2016. Ultrasound probe was palced closely and under the inguinal
ligament. After visualizing femoral nerve and surround structures and the whole
of needle in the transverse sectional view, injecting a cluster of 30 ml solutions
of lidocaine 8mg/kg. Monitor the onset of analgesia, the rate of success and
satisfaction of the patients andside effects. Results: 96.7%of patients underwent
surgery without any pain and 3.3% felt mild pain at the end of surgery.
Satisfaction was excellent in 29 patients (93.5%). Hymodynamics were stable
and no complications or side effects occurred. Conclusions: ultrasound-guided
femoral nerve block technique for operative fixation of patellar fractures
provided good effectiveness anesthesia; no complications or side effects
occurred.
Keywords:patellar fracture,ultrasound-guidedfemoral nerve block.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1


Phẫu thuật kết xương bánh chè thường được tiến hành dưới gây tê tủy
sống. Tuy có hiệu quả vô cảm tốt, có tác dụng mềm cơ nhưng cũng gây ra một
số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, bí tiểu, đau đầu sau gây tê
tủy sống. Gây tê thần kinh ngoại vi được cho là ít biến chứng hơn và là phương
pháp giúp kiểm soát đau sau mổ tốt hơn, không cần nhịn ăn trước mổ [1], [7].
Gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm là một lựa chọn cho vô cảm phẫu
thuật kết xương bánh chè. Nhờ sự hướng dẫn của siêu âm, có thể xác định chính
xác vị trí của thần kinh đùi để tiêm thuốc tê xung quanh thần kinh thay vì chọc
tìm điểm giật thường khó và không chính xác [5]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề
tài với mục tiêu đánh giá hiệu quả vô cảm và tác dụng không mong muốn của
gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật kết xương bánh chè.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: 31 bệnh nhân người lớn, phân loại từ ASA I-II có

chỉ định phẫu thuật kết xương bánh chè, được gây tê thần kinh đùi dưới hướng
dẫn siêu âm từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2016 tại Bệnh viện Quân y 103.
- Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ: lựa chọn các bệnh nhân đồng ý thực
hiện kỹ thuật gây tê thần kinh đùi và hợp tác với bác sĩ; loại trừ các bệnh nhân từ
chối gây tê, có tiền sử dị ứng với thuốc lidocain, tiền sử bị liệt hoặc thiếu hụt
chức năng thần kinh chi dưới bên phẫu thuật, rối loạn đông máu, viêm nhiễm
vùng da định gây tê siêu âm, các bệnh nhân có tổn thương khác ở chi dưới cần
phẫu thuật cùng trong cuộc mổ.
- Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 31 bệnh nhân phẫu thuật kết
xương bánh chè được gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng thuốc
lidocain 8mg/kg + adrenalin 5mcg/ml, pha với nước muối sinh lý thành 30 ml.
- Phương tiện dụng cụ: máy siêu âm Ezono 3000 của Đức, đầu dò siêu âm
tần số 7,5MHz, dây bơm tiêm điện, kim gây tê thần kinh Sonoplex Stim
cannula, hãng Pajunk của Mỹ.
- Thuốc: lidocain ống 2 ml 40 mg của công ty Dược phẩm Vĩnh Phúc,
fentanyl 2 ml 100 mcg của Balan, adrenalin ống 1ml, 1mg của công ty Dược
phẩm TW2.
2.2. Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân được giải thích phương pháp vô cảm và đặt đường truyền tĩnh
mạch ngoại vi với kim 18G, thở oxy qua mũi 3 lít/phút. Tiêm tĩnh mạch fentanyl
100 mcg.
Tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, bộc lộ vùng đùi bên phẫu thuật.
Sát trùng và gây tê tại chỗ vùng da định siêu âm gây tê, sát trùng đầu dò bằng
cồn và sử dụng gel siêu âm vô trùng tại vùng chọc kim.
Đặt đầu dò siêu âm song song và sát dưới cung đùi. Quan sát dây chằng
bẹn, cân đùi là các dải cấu trúc tăng âm. Nhận biết tĩnh mạch đùi, động mạch đùi
trên hình ảnh siêu âm (khi ấn nhẹ đầu dò siêu âm,động mạch đùi tròn và không
xẹp còn tĩnh mạch đùi xẹp). Thần kinh đùi ở bên ngoài động mạch, với dấu hiệu
tăng âm trong một cấu trúc hình tam giác, ngay sát dưới cân đùi (sơ đồ 1).
Sau khi nhìn rõ cấu trúc thần kinh (nằm phía ngoài động mạch), sử dụng kỹ

thuật “in-plane” (hướng kim trùng với trục đầu dò siêu âm từ ngoài vào trong)
2


tiến kim từ từ đến khi vị trí đầu kim tiếp xúc gần nhất với thân thần kinh đùi
(không lấy dấu hiệu dị cảm hoặc co giật cơ tương ứng làm dấu hiệu chỉ điểm).
Hút thử không có máu trước khi tiêm dung dịch thuốc tê, tiêm thuốc ở hai vị trí
quanh dây thần kinh, hút xi lanh sau mỗi lần tiêm 3-5 ml. Chỉ tiến kim hoặc tiêm
thuốc tê khi quan sát rõ vị trí đầu kim trên màn hình siêu âm. Tiêm 30 ml dung
dịch thuốc tê quanh thần kinh đùi. Rút kim, sát trùng lại vị trí chọc kim, chuẩn bị
bệnh nhân theo tư thế phẫu thuật.
Tiến hành rạch da phẫu thuật khi bệnh nhân mất cảm giác da với nghiệm
pháp châm kim đầu tù ở mặt trước đùi và vị trí phẫu thuật.
Sơ đồ 1: Vị trí của thần kinh đùi so với động mạch, tĩnh mạch đùi

TK

ĐM

TM

(TK: thần kinh; ĐM: động mạch, TM: tĩnh mạch)

Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
- Thời gian thực hiện kỹ thuật gây tê sử dụng hướng dẫn siêu âm (phút):
tính từ khi chọc kim gây tê, quan sát được vị trí dây thần kinh, tiêm thuốc đến
khi thực hiện xong kỹ thuật và rút kim gây tê.
- Thời gian khởi phát tác dụng giảm đau (phút): là thời gian tính từ khi
tiêm thuốc tê xong đến khi bệnh nhân có cảm giác tê mặt trước đùi, đầu gối.
- Đánh giá mức độ vô cảm theo 3 mức: tốt (tê hoàn toàn, bệnh nhân không

có cảm giác khó chịu nào khi phẫu thuật, không phải thêm thuốc giảm đau toàn
thân); trung bình (bệnh nhân có cảm giác tức hoặc đau nhẹ ở vị trí mổ cần thêm
thuốc giảm đau toàn thân fentanyl 2mcg/kg hoặc tê tại chỗ tăng cường); kém
(bệnh nhân đau nhiều, phải chuyển phương pháp vô cảm).
- Theo dõi mạch, huyết áp ở các thời điểm: H 0 (trước gây tê), H1 (sau gây
tê 5 phút), H2 sau gây tê 10 phút, H3 (sau gây tê 20 phút), H4 (sau gây tê 40
phút), H5 (sau phẫu thuật 5 phút).
- Thời gian phẫu thuật (phút); sự hài lòng của bệnh nhân với kỹ thuật.
- Thời gian giảm đau hiệu quả(phút): là thời gian tính từ khi tiêm thuốc tê
vào vị trí thần kinh đùi đến khi bệnh nhân có điểm đau VAS khi nằm yên > 4.
- Các biến chứng, tác dụng không mong muốn.

3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu
3


Bảng 1: Các chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu
Tuổi (năm), [min-max]
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Tính chất gãy xương bánh chè
Gãy làm đôi
Gãy có mảnh rời, gãy phức tạp
Thời gian thực hiện kỹ thuật gây tê
(phút)
Thời gian phẫu thuật (phút)
Thời gian giảm đau hiệu quả


Kết quả
42,3 ± 16,8 [2271]
163,4 ± 5,9
57,2 ± 8,8
24/31 (77,4%)
7/31 (22,6%)
3,7 ± 1,9 (3-6)
41,8 ± 17,2 (2564)
144,3 ± 27,6

Giá trị trung bình ± SD hoặc giá trị %, hoặc (min-max).

3.2. Hiệu quả vô cảm
Bảng 2: Hiệu quả vô cảm, biến chứng và tác dụng không mong muốn
Chỉ tiêu
Kết
quả
Thời gian khởi phát tác dụng giảm đau (phút)
5,3 ±
2,1
Thời gian ức chế hoàn toàn cảm giác da mặt
6,4 ±
trước đùi và bánh chè (phút)
3,7
Mức độ vô cảm trong phẫu thuật (%)
Tốt
30/31
(96,7%
)
Trung bình

1/31
(3,3%)
Kém
0
Tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân
29/31
(93,5%
)
Biến chứng và tác dụng không mong muốn
Chọc vào mạch máu
0
Tổn thương thần kinh
0
Ngộ độc thuốc tê
0
Giá trị trung bình ± SD hoặc giá trị %.

- Biến đổi huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim trong mổ
Bảng 3: biến đổi huyết áp tâm thu, tâm trương, nhịp tim
Thời
HATT
HATTr
Nhịp
tim
điể
(mmHg)
(mmHg
(lần/phút)
m
)

H0
118,4±8
61,6±6,
88,1±11,3
,8
7
4


H1

122,6±9
67,4±7,
92,4±12,6
,7
8
H2
131,3±1
72,3±8,
81,2±10,7
1,4
1
H3
129,1±1
76,2±9,
83,5±9,4
3,5
4
H4
119,2±8

69,7±7,
86,2±8,5
,9
7
H5
126,4±9
63,6±8,
82,8±7,6
,7
9
- Không gặp biến chứng và tác dụng không mong muốn trong quá trình theo dõi
bệnh nhân gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm.
4. BÀN LUẬN
Ứng dụng siêu âm trong gây tê vùng là một bước tiến vượt bậc của y học
hiện đại được áp dụng đầu tiên từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Với sự ra
đời của các thế hệ máy siêu âm có đầu dò tần số cao giúp nhìn rõ thân thần kinh,
các cấu trúc giải phẫu xung quanh, vị trí đầu kim gây tê cũng như sự lan rộng
của thuốc tê khi tiêm thuốc đã làm tăng khả năng thành công của kỹ thuật.
Không những vậy, gây tê dưới hướng dẫn của siêu âm còn góp phần giảm các
biến chứng khi gây tê thần kinh ngoại vi như tổn thương thần kinh hoặc tiêm
thuốc tê vào mạch máu gây ngộ độc thần kinh [7].
Theo kết quả ở bảng 1, tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 42,3 ±
16,8 tuổi, thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 71 tuổi, gãy xương bánh chè hay gặp
ở lứa tuổi trẻ do tai nạn giao thông. Có 77,4% bệnh nhân gãy xương bánh chè
làm đôi và 23,6% bệnh nhân có tính chất gãy phức tạp, gãy làm nhiều mảnh và
có mảnh rời. Đây cũng là đặc điểm liên quan tới thời gian phẫu thuật và lựa
chọn thuốc gây tê. Thường dễ quan sát thần kinh đùi trên hình ảnh siêu âm do
thần kinh đùi có kích thước lớn nằm dưới và ngay giữa dây chằng bẹn, ở phía
ngoài động mạch đùi. Kết quả nghiên cứu (bảng 1) cho thấy thời gian trung bình
thực hiện kỹ thuật gây tê dưới hướng dẫn siêu âm là 3,7 ± 1,9 phút. Thời gian

khởi phát tác dụng giảm đau trung bình là 5,3 ± 2,1; thời gian ức chế hoàn toàn
cảm giác da vùng trước đùi và gối trung bình là 6,4 ± 3,7 phút.
Theo Lonchena [6], thần kinh đùi chia ra nhánh cơ (chi phối khu cơ trước
và cơ lược), nhánh bì đùi trước (chi phối cảm giác da phía trước đùi) và nhánh
thần kinh hiển. Nhánh thần kinh hiển là nhánh hoàn toàn cảm giác chi phối vùng
khớp gối. Sau đó thần kinh hiển xuống cẳng chân cùng tĩnh mạch hiển lớn chi
phối cảm giác da vùng trong cẳng chân và bàn chân bằng nhánh bì cẳng chân
trong và nhánh dưới bánh chè. Vì vậy, gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu
âm đủ phạm vi ức chế cảm giác đau cho vị trí phẫu thuật xương bánh chè.
Từ kết quả bảng 1, thời gian phẫu thuật trung bình là 41,8 ± 17,2 phút.
Thời gian giảm đau hiệu quả trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi (144,3 ±
27,6 phút) thấp hơn so với nghiên cứu của Kim [5] (558,7 phút). Sự khác biệt
này do chúng tôi sử dụng đơn thuần lidocain liều 8 mg/kg, còn tác giả Kim sử
dụng 30 ml lidocain 1% phối hợp với 20 ml ropivacain 0,75% để gây tê thần
5


kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm. Ropivacain là thuốc tê mới có thời gian tác
dụng kéo dài nên thời gian giảm đau hiệu quả kéo dài.
Tỷ lệ đạt hiệu quả vô cảm tốt trong nghiên cứu là 96,7%, các bệnh nhân
này không có bất kỳ cảm giác đau nào trong quá trình phẫu thuật. Có 1 bệnh
nhân (3,3%) có cảm giác đau tức nhẹ ở cuối cuộc phẫu thuật khi phẫu thuật viên
căng kéo cực dưới vết mổ gần chỏm xương mác. Đây là bệnh nhân có tính chất
gãy phức tạp xương bánh chè kèm theo tổn thương gân ở điểm bám vào lồi củ
trước xương chày. Bệnh nhân được tiêm thêm 2mcg/kg fentanyl đường tĩnh
mạch và tiếp tục phẫu thuật mà không phải chuyển phương pháp vô cảm. Tỷ lệ
này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Văn Công (91%) khi gây tê thần kinh
đùi sử dụng máy kích thích thần kinh cho phẫu thuật kết xương bánh chè [1]. Tỷ
lệ bệnh nhân hài lòng đạt 93,5% do có hai bệnh nhân có cảm giác tức nhiều ở
đùi khi thực hiện garo đùi.

Hiệu quả vô cảm tốt còn thể hiện ở sự ổn định của thông số nhịp tim,
huyết áp trong quá trình phẫu thuật. Nhịp tim, huyết áp phản ánh mức độ đau
của bệnh nhân vì cảm giác đau làm tăng tiết catecholamin, kích thích thần kinh
giao cảm. Huyết áp tâm thu trung bình, huyết áp tâm trương trung bình, nhịp tim
trung bình (bảng 3) biến đổi không quá 20% so với giá trị nền trước khi thực
hiện gây tê. Theo Ludmann [7], một trong những kinh nghiệm là cần tiến kim từ
từ và quan sát trên màn hình, đầu kim cần được đưa vào phía dưới thần kinh và
ngoài động mạch đùi. Hút không ra máu, không có dị cảm hoặc sức cản đầu kim
thì bắt đầu tiêm từ từ dung dịch thuốc tê đồng thời cần quan sát sự lan tỏa thuốc
tê trên màn hình siêu âm. Có thể thay đổi vị trí đầu kim so với dây thần kinh để
thuốc tê lan tỏa xung quanh thân thần kinh đùi nhằm làm tăng hiệu quả vô cảm.
Xác định được vị trí của thần kinh cần gây tê là điều rất quan trọng để có
hiệu quả vô cảm tốt hơn cũng như an toàn hơn. Có thể sử dụng máy kích thích
thần kinh để xác định vị trí thần kinh nhưng dù sao vẫn chỉ là phương pháp gián
tiếp vì người thực hiện kỹ thuật không quan sát được vị trí của thân thần kinh
đùi cũng như vị trí của đầu kim so với thân thần kinh đùi khi tiêm thuốc. Theo
Hadzic [3], một trong những lợi ích lớn nhất của gây thê thần kinh ngoại vi dưới
hướng dẫn của siêu âm là khả năng tiêm các thể tích nhỏ thuốc tê vào nhiều vị
trí xung quanh thần kinh nên góp phần tăng tỷ lệ thành công của kỹ thuật, giảm
nguy cơ tiêm thuốc tê vào mạch máu so với khi tiêm một lượng lớn thuốc tê.
Kim [5] năm 2015 nghiên cứu gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu
âm cho phẫu thuật kết xương bánh chè (n=23). Kết quả cho thấy có 82,6%
(19/23) bệnh nhân đạt mức độ vô cảm rất tốt, không có bất kỳ cảm giác khó chịu
nào tại vị trí mổ cũng như chỗ garo trên đùi; 17,4% (4/23) đạt mức độ vô cảm
tốt, có cảm giác tức nhẹ ở vị trí garo. Có 91,3% (21/23) bệnh nhân không có
cảm giác đau trong mổ và 87% bệnh nhân không thấy đau ở vị trí garo. Có
95,7% (22/23) bệnh nhân thông báo hài lòng với phương pháp vô cảm và sẽ
chọn gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm nếu có phẫu thuật xương
bánh chè trong tương lai. Tác giả cho rằng gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn
siêu âm là một kỹ thuật vô cảm có tỷ lệ thành công cao, dễ thực hiện khi phẫu

thuật kết xương bánh chè.
6


Gây tê thần kinh đùi không chỉ được thực hiện cho vô cảm phẫu thuật mà
còn được sử dụng để giảm đau sau mổ cho các tính chất phẫu thuật ở đùi và gối.
Theo Holdgate [4], gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho phép quan
sát trực tiếp thân thần kinh đùi để tiêm thuốc xung quanh nên đạt hiệu quả vô
cảmvà giảm đau tốt hơn; thời gian khởi phát tác dụng giảm đau nhanh hơn. Khi
so sánh hiệu quả giảm đau ở nhóm gây tê thần kinh đùi và nhóm giảm đau bằng
morphin sau phẫu thuật kết xương đùi tác giả thấy nhóm gây tê có điểm VAS
thấp hơn; thời gian để đạt điểm VAS thấp nhất ở nhóm có gây tê thần kinh đùi là
2,8 giờ so với nhóm dùng morphin giảm đau quy ước là 5,8 giờ. Lượng tiêu thụ
morphin ở nhóm gây tê thần kinh đùi là 0,49 mg/h so với 1,2 mg/h ở nhóm giảm
đau quy ước.
Lợi điểm nữa của gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu
thuật kết xương bánh chè là bệnh nhân không bị bí tiểu sau mổ, không phải đặt
thông tiểu (gây khó chịu cho bệnh nhân) và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường
niệu ngược dòng. Bệnh nhân có thể vận động sớm sau mổ do không bị ức chế
vận động chi bên đối diện. Nghiên cứu của chúng tôi không gặp biến chứng và
tác dụng không mong muốn nào trong thời gian theo dõi. Tác giả Phạm Văn
Công (2006) [1] so sánh hiệu quả vô cảm và tác dụng không mong muốn khi
phẫu thuật kết xương bánh chè (n=107) thấy nhóm gây tê thần kinh đùi không
có biến chứng và tác dụng không mong muốn nào, trong khi nhóm gây tê tủy
sống gặp nhức đầu 7,7%; đau lưng 25%; rối loạn tiểu tiện 9,6%.
Bonie Deschner [2] cũng cho rằng gây tê thần kinh đùi là một kỹ thuật
gây tê cơ bản và dễ thực hiện, tỷ lệ biến chứng thấp và có nhiều ứng dụng lâm
sàng cho phẫu thuật và giảm đau sau mổ. Chỉ định gây tê thần kinh đùi trong
giảm đau đa mô thức cho phẫu thuật nội soi khớp gối kết hợp với tiêm thuốc tê
nội khớp; vô cảm và giảm đau cho gãy thân xương đùi, phẫu thuật nội soi tái tạo

dây chằng chéo trước và thay khớp gối. Truyền liên tục thuốc tê thần kinh đùi đã
được chứng minh có hiệu quả giảm đau tương đương và ít tác dụng không mong
muốn hơn so với giảm đau đường ngoài màng cứng khi phẫu thuật ở vùng đùi.
Cần nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá đầy đủ các
biến chứng và tác dụng không mong muốn của gây tê thần kinh đùi dưới hướng
dẫn của siêu âm cho phẫu thuật kết xương bánh chè. Kỹ thuật vô cảm này có thể
được lựa chọn cho phẫu thuật kết xương bánh chè để giảm các tác dụng không
mong muốn hoặc biến chứng liên quan tới gây mê toàn thể hoặc gây tê tủy sống.
5. KẾT LUẬN
Kỹ thuật gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật kết
xương bánh chè có hiệu quả vô cảm cao với 96,7% bệnh nhân không có cảm
giác đau trong quá trình phẫu thuật và 93,5% bệnh nhân hài lòng với kỹ thuật.
Không gặp biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Công, Nguyễn Văn Chừng, (2006), "Gây tê thần kinh đùi và thần
kinh mác chung trong phẫu thuật cấp cứu gãy xương bánh chè". Y học Thành
Phố Hồ Chí Minh, 10 (Phụ bản số 1), pp.58-62.
7


2. Bonie Deschner, Christopher Robards, Daquan Xu, and Lakshmanasamy,
(2009), "A comprehensive review of lower extremity peripheral nerve block".
The journal of the new york school of regional anesthesia, 12, pp.11-22.
3. Hadzic A., Sala-Blanch, X., and Xu, D., (2008), "Ultrasound guidance may
reduce but not eliminate complications of peripheral nerve blocks".
Anesthesiology. 108(4), pp.557-8.
4. Holdgate A., Shepherd, S. A., and Huckson, S., (2010), "Patterns of analgesia
for fractured neck of femur in Australian emergency departments". Emerg
Med Australas. 22(1), pp.3-8.
5. Kim Y. M., Kang, C., Joo, Y. B., Yeon, K. U., Kang, D. H., and Park, I. Y.,

(2015), "Usefulness of Ultrasound-Guided Lower Extremity Nerve Blockade
in Surgery for Patellar Fracture". Knee Surg Relat Res. 27(2), pp.108-16.
6. Lonchena T. K., McFadden, K., and Orebaugh, S. L., (2016), "Correlation of
ultrasound appearance, gross anatomy, and histology of the femoral nerve at
the femoral triangle". Surg Radiol Anat. 38(1), pp.115-22.
7. Luhmann S. J., Schootman, M., Schoenecker, P. L., Gordon, J. E., and
Schrock, C., (2008), "Use of femoral nerve blocks in adolescents undergoing
patellar realignment surgery". Am J Orthop (Belle Mead NJ). 37(1), pp.39-43.

8



×