VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH
QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN
CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH
QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN
CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 9 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. BÙI THẾ CƢỜNG
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam kết luận án tiến sĩ “Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân
của Công giáo và kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo hiện nay
tại thành phố Hồ Chí Minh.” Do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các dữ
liệu, số liệu và thông tin được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chính
xác. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp cho việc thực hiện luận án này đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Trần Nguyễn Tƣờng Oanh
MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................................................. 1
Chƣơng Một: Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................... 8
1.1. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo .............................................. 8
1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản ....................................................................................................................... 11
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản .................................................................................... 19
Chƣơng hai: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... 28
2.1. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ................................................ 28
2.2. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 33
2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................... 43
2.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 45
2.5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 46
2.6. Khung nghiên cứu .............................................................................................. 46
2.7. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu .............................................................. 49
Chƣơng ba: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo và
Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong
tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................. 54
3.1. Quan niệm truyền sinh của giáo hội Công giáo ................................................ 54
3.2. Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 62
3.3. Thực trạng nhận thức về chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi khả sản tại thành phố Hồ Chí Minh ....................... 94
Chƣơng bốn: Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng biện pháp tránh thai của
các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh.101
4.1. Kiến thức kiểm soát sinh sản .......................................................................... 101
4.2. Nhận thức kiểm soát sinh sản ......................................................................... 103
4.3. Thái độ kiểm soát sinh sản ............................................................................. 105
4.4. Hành vi sử dụng biện pháp tránh thai ............................................................. 106
4.5. Mong đợi của các cặp vợ chồng Công giáo đối với chƣơng trình Kế hoạch hóa
gia đình ........................................................................................................... 145
Phần kết luận và kiến nghị .................................................................................. 149
Phần phụ lục.......................................................................................................... 172
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH:
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
BPTT:
Biện pháp tránh thai
DS:
Dân số
DS-KHHGĐ:
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
KHHGĐ:
Kế hoạch hóa gia đình
SKSS:
Sức khỏe sinh sản
TP.HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố phần trăm đặc điểm kinh tế - xã hội của dân số nghiên cứu ....... 65
Bảng 3.2. Phân bố phần trăm lý do ƣa thích hôn nhân hiện đại của giáo dân Công
Giáo TP.HCM .......................................................................................... 69
Bảng 3.3. Ý kiến về mục đích hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo mộ đạo ........................................................................... 70
Bảng 3.4. Phân bố phần trăm tuổi kết hôn mong đợi của các thế hệ giáo dân Công
giáo TP.HCM ............................................................................................... 74
Bảng 3.5. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về hôn nhân,
tình dục và sinh sản ...................................................................................... 76
Bảng 3.6. Phân bố phần trăm ý kiến về số con mong muốn phân theo nhận định lợi
ích và mất mát của con cái về mặt kinh tế của các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản ........................................................................................ 83
Bảng 3.7. Số con mong muốn của giáo dân Công giáo TP.HCM ............................ 84
Bảng 3.8. Phân bố phần trăm ý kiến có nghe cụm từ “Sinh sản có trách nhiệm” của
các thế hệ giáo dân Công giáo TP.HCM ...................................................... 86
Bảng 3.9. Nhận thức sinh sản có trách nhiệm của giáo dân Công giáo TP.HCM ... 88
Bảng 3.10. Nhận thức về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân
Công giáo TP.HCM ..................................................................................... 91
Bảng 3.11. Thái độ về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân
Công giáo TP.HCM (%) ............................................................................... 92
Bảng 3.12. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về tính cần
thiết của chƣơng trình KHHGĐ ................................................................... 95
Bảng 3.13. Tƣơng quan giữa đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, nhận thức cá nhân
và ý kiến về tính cần thiết của chƣơng trình KHHGĐ của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ...................................................................... 97
Bảng 4.1. Kiến thức KHHGĐ và BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản ...................................................................................................... 102
Bảng 4.2. Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân
theo ý kiến về giáo điều và quan niệm truyền sinh truyền thống ............. 113
Bảng 4.3. Sử dụng BPTT phân theo ý kiến giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự
nhiên” nên thay đổi” ................................................................................. 114
Bảng 4.4. Lý do sử dụng các BPTT tự nhiên và nhân tạo của các cặp vợ chồng Công
giáo trong tuổi sinh sản (Chọn 3 ƣu tiên) .................................................. 114
Bảng 4.5. Phân bố phần trăm tỷ lệ sử dụng BPTT (CPR) trƣớc đây và hiện nay của
các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản. ...................................... 116
Bảng 4.6. Thuận lợi/khó khăn khi sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 123
Bảng 4.7. Dự định sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian tới của nhóm thanh
niên Công giáo độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản
.................................................................................................................... 126
Bảng 4.8. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo nơi cƣ trú .................................................................... 129
Bảng 4.9. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo độ tuổi ......................................................................... 130
Bảng 4.10. Phân bố phần trăm sử dụng BPTT (CPR) hiện nay của các cặp vợ chồng
Cônggiáo trong tuổi sinh sản phân theo cấp học cao nhất ........................ 130
Bảng 4.11. Số năm đi học trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo sử dụng BPTT ............................................................ 131
Bảng 4.12. Trung bình thu nhập tháng bình quân đầu ngƣời của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản sử dụng BPTT .......................................... 132
Bảng 4.13. Tỷ lệ phần trăm về quyền quyết định trong gia đình của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 134
Bảng 4.14. Mô tả các biến số độc lập và biến số phụ thuộc của hành vi sử dụng
BPTT nhân tạo, sử dụng bao cao su và sử dụng vòng tránh thai .............. 138
Bảng 4.15. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụngBPTT nhân tạo .............................................................................. 141
Bảng 4.16. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụng bao cao su ..................................................................................... 142
Bảng 4.17. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụngvòng tránh thai .............................................................................. 143
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ yêu thích loại hình hôn nhân hiện đại của giáo dân Công giáo
TP.HCM ....................................................................................................... 68
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đồng ý nhận định mục đích hôn nhân “Có ngƣời chia sẻ trong
cuộc sống” của các thế hệ Công giáo TP.HCM ............................................ 72
Biểu đồ 3.3. Tuổi kết hôn mong đợi trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi ........................... 73
Biểu đồ 3.4. Đánh giá lợi ích và mất mát về kinh tế, tâm lý và bản thân do con cái
mang lại của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản (%) ............. 78
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các thế hệ giáo dân cho rằng con trai và con gái đóng vai trò quan
trọng nhƣ nhau trong các vấn đề trong cuộc sống gia đình ........................ 80
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đồng ý về các nhận định liên quan đến kiểm soát sinh sản của các
cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo
cao tuổi ...................................................................................................... 104
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản trƣớc đây và hiện nay .......................................................................... 108
Biểu đồ 4.3. Chuyển đổi về BPTT sử dụng từ trƣớc đây sang hiện nay của các cặp
vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .................................................... 116
Biểu đồ 4.4. Sử dụng BPTT của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 118
Biểu đồ 4.5. Các loại BPTT sử dụng của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các
cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ............................................. 119
Biểu đồ 4.6. Các loại BPTT sử dụng hiện nay và trong tƣơng lai của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 124
Biểu đồ 4.7. Dự định sử dụng BPTT trong tƣơng lai của nhóm thanh niên Công giáo
độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ................... 127
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Lý do “Sinh sản” không phải là ƣu tiên nhất của các cặp vợ chồng Công
giáo trong tuổi sinh sản ................................................................................ 71
Hộp 3.2. Lý do chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ...................................................................... 77
Hộp 4.1. Lý do sử dụng phƣơng pháp tính theo vòng kinh của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ................................................................... 109
Hộp 4.2. Lý do sử dụng bao cao su của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản .............................................................................................................. 111
Hộp 4.3. Lý do không sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản ...................................................................................................... 117
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung nghiên cứu .................................................................................... 47
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một phạm trù đặc biệt thuộc lĩnh vực tâm linh, có sức bao trùm
sâu rộng trong nếp nghĩ, nếp cảm và những sinh hoạt đời thƣờng của từng cá nhân,
từng cộng đồng và trở thành lƣơng tâm, thành lẽ sống xuyên suốt những dấu mốc
“lễ nghi đời người” nhƣ quan, hôn, tang, tế... Thậm chí ngay cả quan hệ nam nữ,
mang thai, sinh sản cũng có tác động của tôn giáo. Sinh sản đã trở thành giá trị,
chuẩn mực không thể thiếu đối với mỗi cá nhân trong mỗi tôn giáo nhất định.
Quan niệm sinh sản của mỗi tôn giáo đƣợc hình thành từ những bối cảnh
kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau và mang sắc thái riêng. Chẳng hạn: Nho giáo
quan niệm phải sinh cho bằng đƣợc con trai để nối dõi tông đƣờng; Ấn giáo thì buộc
phụ nữ phải sinh cho đƣợc con trai để đàn ông có thể “tái sinh” ở kiếp sau [41]; Hồi
giáo có quan niệm đa thê là một điều cần thiết để gia tăng sinh sản khi số nam giới
Hồi giáo bị hao mòn liên tục vì chiến trận liên miên(1); còn Công giáo quan niệm đời
sống hôn nhân là truyền sinh(2)... Theo Công giáo, truyền sinh là hành vi sinh sản
diễn ra trong hôn nhân - có nghĩa là nam, nữ sau khi kết hôn có nhiệm vụ sinh sản
và không đƣợc tác động ngăn chặn tiến trình sinh sản bằng mọi biện pháp nhân tạo.
Quan niệm truyền sinh đã từng phù hợp với thời kỳ sơ khai khi dân số còn
quá ít. Trải qua nhiều biến cố của thời đại, đặc biệt là sức ép của bùng nổ dân số
toàn cầu, Giáo hội Công giáo đã quan tâm đến kiểm soát dân số. Do đó, chuẩn mực
truyền sinh đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhƣng ít nhiều vẫn còn hƣớng về giá
trị truyền thống với ý nghĩa truyền sinh theo bản tính tự nhiên. Công đồng Vaticano
II cho phép các cặp vợ chồng Công giáo khi có lý do chính đáng đƣợc điều hòa sinh
sản (nghĩa là kiểm soát sinh sản) bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai
(BPTT) tự nhiên. [83]
Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, quá
trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) cùng với sự thay đổi hình thái
kinh tế và quan hệ xã hội hay những thay đổi về chuẩn mực và đời sống văn hóa...
tạo nên những tiền đề làm biến đổi quan niệm truyền sinh của ngƣời Công giáo.
Những tiền đề đó là, thứ nhất, trong bối cảnh du nhập các giá trị mới từ văn hóa
1
phƣơng Tây, những chuẩn mực, giá trị truyền sinh của giáo dân nhƣ sinh sản, số con
mong đợi, tình dục và sử dụng BPTT có thể ít nhiều cũng thay đổi. Thứ hai, Việt
Nam là quốc gia dân số đông nên kiểm soát sinh sản là yêu cầu cần thiết đối với mỗi
ngƣời dân, trong đó có cả ngƣời Công giáo. Thứ ba, với sự tiến bộ y học, nhiều
công cụ tránh thai với cách sử dụng đơn giản và mang lại hiệu quả cao lần lƣợt ra
đời. Đồng thời, sự ra đời của Chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) từ đầu
thập niên 60 của thế kỷ XX cũng nhƣ sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng đã giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với các BPTT. Trƣớc những tiền đề
này, câu hỏi đặt ra là các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM
hiện nay đã thay đổi trong nhận thức về quan niệm truyền sinh, đồng thời theo đó là
những thay đổi về hành vi kiểm soát sinh sản và sử dụng BPTT của mình hay chƣa.
Trong 03 thập kỷ vừa qua, Việt Nam là quốc gia có mức gia tăng dân số cao
và nhiệm vụ cơ bản của chƣơng trình dân số là kiểm soát và giảm đƣợc mức sinh.
Qua nhiều năm kiên trì thực hiện chƣơng trình KHHGĐ, Việt Nam đã đạt đƣợc mức
sinh thay thế (Tổng tỷ suất sinh - TFR bằng 2,1) vào năm 2004. Nghị quyết số 21NQ/TW ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản
của chƣơng trình dân số của Việt Nam thời kỳ mới là nâng cao chất lƣợng dân số và
phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò quan
trọng của kiểm soát mức sinh nhƣ duy trì vững chắc mức sinh thay thế (vì yếu tố
này cũng ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng dân số), nguyên nhân do quy mô dân
số và lực lựợng sinh sản của Việt Nam vẫn còn lớn nên tiềm năng gia tăng mức sinh
vẫn còn cao. Để đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát mức sinh, chƣơng trình KHHGĐ cần
có các giải pháp giáo dục dân số và cung cấp các dịch vụ tránh thai thích hợp cho
ngƣời dân, đặc biệt là các nhóm dân số đặc thù, nhƣ nhóm dân số Công giáo.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam, nghiên cứu các khía cạnh xã hội thuộc lĩnh vực
tôn giáo vẫn còn ít, đặc biệt là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo với
vấn đề sinh sản và KHHGĐ lại càng ít hơn. Do đó, cần thiết có thêm nhiều nghiên
cứu thực nghiệm về những vấn đề liên quan đến tôn giáo và sinh sản.
Dựa vào những lập luận trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Quan
niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa gia đình của các
cặp vợ chồng Công giáo hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tốt
nghiệp, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quan niệm truyền sinh (cụ thể là những
2
biến đổi trong nhận thức truyền sinh) và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo
tại TP.HCM qua việc sử dụng BPTT của họ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu những biến đổi nhận thức về
truyền sinh trong hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại
TP.HCM và thực trạng KHHGĐ (kiểm soát sinh sản) qua sử dụng BPTT của họ.
Các phát hiện nghiên cứu đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn đối với
lĩnh vực thuộc đề tài KHHGĐ nói riêng và Xã hội học nói chung, và đồng thời đƣa
ra những kiến nghị hỗ trợ cho cơ quan chức năng đề ra các chính sách KHHGĐ phù
hợp và hiệu quả cho cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1- Tìm hiểu và khái quát những thay đổi nhận thức về truyền sinh trong hôn
nhân của giáo hội Công giáo.
2- Khảo sát thực trạng nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ
của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
3- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức về truyền sinh trong hôn
nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
4- Đƣa ra các kiến nghị phù hợp để thực hiện có hiệu quả chính sách
KHHGĐ đối với cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quan niệm truyền sinh trong hôn nhân
và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản tại TP.HCM
hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
3
Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản, đây là
nhóm nghiên cứu chính của luận án. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng Công giáo cao
tuổi và nhóm thanh niên Công giáo độc thân đƣợc chọn làm nhóm phân tích so sánh
với nhóm dân số chính. Ngoài ra, để có kết luận bao quát và đầy đủ về vấn đề
nghiên cứu, các linh mục quản xứ tại các giáo xứ cũng là một trong những khách thể
nghiên cứu quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan đến đề tài.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu thực hiện tại TP.HCM. Địa điểm khảo sát bao gồm: Quận Bình
Thạnh là một trong những quận thuộc trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa ổn định,
quận Thủ Đức thuộc khu vực vùng ven trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ và Huyện Nhà Bè ở khu vực ngoại ô TP.HCM - nơi đô thị hóa mới
bắt đầu. Sự lựa chọn các khu vực khảo sát này nhằm nhận dạng sự khác biệt trong
nhận thức và hành vi giữa các nhóm giáo dân Công giáo cƣ trú tại những khu vực
đô thị hóa khác nhau. Tại mỗi quận/huyện đƣợc chọn khảo sát, nghiên cứu này chọn
một giáo xứ đại diện để khảo sát, bao gồm: Giáo xứ Thanh Đa thuộc quận Bình
Thạnh, giáo xứ Fatima Bình Triệu thuộc quận Thủ Đức và giáo xứ Phú Xuân thuộc
huyện Nhà Bè. Các giáo xứ đƣợc khảo sát có đặc điểm là giáo xứ lớn nhất trong
quận/huyện, có nhiều hoạt động sinh hoạt, truyền thông tôn giáo đa dạng thu hút
giáo dân trong giáo xứ và các giáo xứ khác trong địa bàn quận/huyện đến tham gia.
3.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 6 - 12/2012.
Thời gian thực hiện luận án bắt đầu từ năm 2012-2017.
Thời gian CNH-HĐH đƣợc phân tích trong nghiên cứu này giới hạn từ năm
1990 đến nay. Lý do luận án chọn năm 1990 là thời điểm bắt đầu nghiên cứu là:
Vào năm 1986, Nhà nƣớc ban hành chính sách đổi mới với đặc trƣng chuyển đổi
nền kinh tế tập trung và kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Từ năm 1990 trở đi, quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực
kinh tế-văn hóa-xã hội. Ngoài ra, vào năm 1990, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
4
24 về công tác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng
của một bộ phận nhân dân phù hợp với luật pháp cũng nhƣ đảm bảo tốt về cả hai
mặt đạo và đời.
3.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: (1) Nhận thức, thái độ, niềm
tin về sinh sản; (2) Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo.
Các giới hạn nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Luận án nghiên cứu các biến
đổi về nhận thức, thái độ, niềm tin, hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng Công
giáo trong bối cảnh CNH-HĐH và đô thị hóa. Tuy nhiên, phân tích tác động của bối
cảnh đến các vấn đề này không nằm trong nội dung nghiên cứu; (2) Một số thông
tin trong luận án này thuộc dạng hồi cứu (Retrospective study). Nội dung thông tin
thuộc về quá khứ vì vậy độ chính xác của thông tin cung cấp có thể bị sai lệch do
tác động của thời gian đến ngƣời đƣợc phỏng vấn, đặc biệt là nhóm giáo dân Công
giáo cao tuổi; (3) Đây là nghiên cứu xã hội học với tính chất liên ngành, nghiên cứu
không đi sâu phân tích khía cạnh kỹ thuật của các vấn đề liên quan đến KHHGĐ và
BPTT và (4) Đối với chƣơng trình KHHGĐ, đề tài chỉ đề cập đến truyền thông
KHHGĐ và không đề cập đến cung ứng các dịch vụ tránh thai.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của khoa học chuyên ngành xã hội học,
dựa trên cơ sở của lý thuyết chức năng, lý thuyết thế tục hóa, lý thuyết lựa chọn hợp
lý và lý thuyết quan niệm về sinh sản.
Hƣớng tiếp cận nghiên cứu của luận án là sự kết hợp liên ngành trong nghiên
cứu (Xã hội học, Xã hội học tôn giáo, Dân số học và Tâm lý học). Cụ thể: Phân tích
theo hƣớng tiếp cận hệ thống, tiếp cận văn hóa và tiếp cận theo quan điểm giới của
Xã hội học. Tiếp cận phân tích niềm tin tôn giáo của Xã hội học tôn giáo. Tiếp cận
phân tích đồng hệ (Cohort) của Dân số học. Đồng thời, luận án sử dụng cách tiếp
cận phân tích dựa trên mô hình KAP của ngành Tâm lý học.
5
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chính của toàn bộ luận án là nghiên cứu định lƣợng
kết hợp với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lƣợng với 240 bảng hỏi, nhóm
nghiên cứu chính là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ 50% tổng
bảng hỏi. Hai nhóm còn lại (Giáo dân Công giáo cao tuổi và thanh niên Công giáo
độc thân) là nhóm đối chiếu, mỗi nhóm chiếm tỷ lệ 25% tổng bảng hỏi. Nghiên cứu
định tính với 12 cuộc phỏng vấn sâu (9 cuộc phỏng vấn các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản và 3 cuộc phỏng vấn cho linh mục quản xứ). Nghiên cứu định
tính nhằm minh họa cho những kết quả phân tích từ nghiên cứu định lƣợng.
Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể cho các phần của luận án bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu mô tả: mô tả và phân tích đặc điểm kinh tế-văn
hóa-xã hội cùng với thực trạng nhận thức, thái độ, niềm tin về hôn nhân và sinh sản
cũng nhƣ hành vi sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo.
+ Phương pháp so sánh-đối chiếu: tiến hành so sánh - đối chiếu nội dung
nghiên cứu với các nhóm dân số nhằm thấy rõ hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Cụ thể, (1) Đối chiếu giữa nhóm dân số nghiên cứu với nhóm dân số trên độ tuổi
sinh sản và nhóm dân số chƣa kết hôn và (2) Đối chiếu sự tƣơng đồng và dị biệt
giữa các nhóm dân số phân chia theo từng nhóm tuổi và lòng mộ đạo và ít mộ đạo.
+ Phương pháp nghiên cứu nhân-quả: xem xét mối quan hệ giữa các biến số
đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội của cá nhân, mộ đạo, nhận thức, thái độ và sử dụng
BPTT. Qua đó, đề tài nhận dạng đƣợc nguyên nhân của sử dụng BPTT.
+ Phương pháp nghiên cứu phát triển: đề cập đến các dự định sử dụng BPTT
của các cặp vợ chồng Công giáo trong thời gian tới.
5. Đóng góp mới về khoa học
Luận án có các đóng mới về khoa học nhƣ sau:
1- Luận án đóng góp những luận điểm và luận cứ về thế tục hóa trong Công
giáo trong thời kỳ CNH-HĐH nhằm củng cố cho quan điểm lý thuyết thế tục hóa.
2- Luận án đóng góp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu về các vấn đề xã hội
liên quan đến nhận thức truyền sinh và hành vi kiểm soát sinh sản của cộng đồng
Công giáo tại TP.HCM.
6
3- Luận án bổ sung kiến thức mới cho các nghiên cứu về hiện tƣợng thế tục
hóa của Công giáo trong thời kỳ CNH-HĐH xung quanh vấn đề nhận thức, thái độ
và hành vi kiểm soát sinh sản của giáo dân Công giáo tại Việt Nam và trên Thế giới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1- Luận án cung cấp các thông tin cần thiết cho các cấp thẩm quyền của
chƣơng trình DS-KHHGĐ trong hoạch định chính sách và cung cấp các dịch vụ
hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát sinh sản của nhóm dân số Công giáo.
2- Luận án hỗ trợ cho các chức sắc tại các giáo xứ các định hƣớng triển khai
các hoạt động truyền thông KHHGĐ cho giáo dân trong thời gian tới.
3- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc sử dụng tiếp cận liên ngành (Xã hội
học, Xã hội học tôn giáo, Dân số học và Tâm lý học) trong nghiên cứu các vấn đề
xã hội của tôn giáo.
4- Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, các nghiên
cứu sinh, học viên cao học và sinh viên có cùng mối quan tâm.
7. Cơ cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm bốn chƣơng:
+ Chƣơng một: Tổng quan tình hình nghiên cứu
+ Chƣơng hai: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
+ Chƣơng ba: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo
và Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chƣơng bốn: Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng biện pháp tránh thai
của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành
phố Hồ Chí Minh.
7
CHƢƠNG MỘT
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng một tổng quan các tƣ liệu ngoài nƣớc và trong nƣớc liên quan đến
các nội dung nghiên cứu chính của đề tài nhƣ: Quan niệm truyền sinh trong hôn
nhân Công giáo, sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản
và các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong
tuổi sinh sản.
1.1. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Trong tác phẩm “Niềm tin Công giáo ở Anh” của chuyên gia xã hội học tôn
giáo Michael Hornsby-Smith (1991), tác giả đã dành nhiều trang giấy để tổng hợp
và phân tích những nghiên cứu định tính và những nghiên cứu định lƣợng qua việc
sử dụng dữ liệu thứ cấp. Vấn đề đƣợc tác giả đề cập đến là “sự bắt buộc phải tuân
thủ tất cả các giáo lý Công giáo không?”- bao gồm cả giáo lý về tránh thai trong
việc kiểm soát sinh trong “Thông điệp Humanae vitae, 1968”. Kết quả của quá trình
tổng hợp và phân tích cho thấy: Hầu hết giáo dân chấp nhận tuân thủ giáo huấn của
giáo lý mà Giáo hội đề ra, đặc biệt là nhóm giáo dân cao tuổi. Tuy nhiên, trong một
số lĩnh vực chẳng hạn nhƣ lĩnh vực kiểm soát sinh sản thì họ vẫn thích đƣa ra quyết
định riêng của mình. Cả những giáo dân ngoan đạo lẫn giáo dân không ngoan đạo
đều không cứng nhắc tuân theo những giáo lý về tránh thai, ly dị và thậm chí là phá
thai mà Giáo hội đề ra. Giáo dân cho rằng việc kiểm soát sinh sản bằng cách nào là
tùy thuộc vào lương tâm riêng tư của mỗi cá nhân. Phần lớn giáo dân có thái độ
không đồng thuận với những giáo lý về tránh thai được đề cập trong Humanae
vitae, họ cho rằng nếu cứng nhắc tuân theo giáo lý thì sẽ dẫn đến tệ nạn bùng nổ
dân số. [125]
Schenker JG, Rabenou V (1993) với bài viết “Kế hoạch hóa gia đình: Những
quan điểm văn hóa và tôn giáo” cho rằng bùng nổ dân số Thế giới làm các nhà lãnh
đạo chính trị phải xem xét các kế hoạch kiểm soát sinh sản ở góc độ quốc gia và địa
phƣơng nhƣ là một vấn đề thiết yếu. Ủng hộ kiểm soát sinh sản cá nhân là hiển
nhiên trong mọi nền văn hóa và trong mọi thời điểm, ngay cả trong các xã hội mà
8
các luật lệ xã hội và tôn giáo ƣa thích con cái. Trong thời hiện đại, khi thế tục hóa
của xã hội phƣơng Tây và các nghiên cứu khoa học đƣợc đẩy mạnh, kiến thức về
sinh sản đã gia tăng và đƣợc áp dụng để kiểm soát sự gia tăng dân số. Các BPTT
khác nhau đã phát triển qua nhiều năm từ thời cổ đại đến kỷ nguyên hiện đại. Mỗi
phƣơng cách tiếp cận kiểm soát sinh sản đều có các thuận lợi và không thuận lợi.
Không có phƣơng pháp nào là hoàn thiện cho mỗi cá nhân, mỗi hoàn cảnh và mỗi
nền văn hóa. Mức sinh cao thƣờng gắn liền với “truyền thống”, các ngăn cấm tôn
giáo đối với một số hình thức kiểm soát sinh sản, các giá trị truyền thống về tầm
quan trọng của trẻ em và ƣu tiên cho gia đình, và gia đình truyền thống và vai trò
của giới đƣợc tăng cƣờng bởi tôn giáo. [143]
Theo Kissling F (1994) trong bài viết “Giới và lương tâm công lý” nhân kỷ
niệm 25 năm của sự kiện Giáo hoàng Phaolô VI ban hành thông điệp Humanae
Vitae “Về điều hòa sinh sản” tái khẳng định lệnh cấm đoán đối với kiểm soát sinh
sản, cho rằng dƣới thời Giáo hoàng Gioan-Phaolô II tuân thủ với lệnh cấm sử dụng
BPTT là sự kiểm tra lòng trung thành của giáo dân hay không tuân thủ lệnh cấm sử
dụng BPTT sẽ đem lại sự xấu hổ và trừng phạt, và điều này gây nên sự bất đồng
chung trong các nhà thần học và giáo sĩ. Tuy nhiên, cuộc điều tra có sự cho phép
các linh mục giáo xứ cho thấy 80% giáo chức Công giáo đã không khẳng định về
việc chấp nhận giảng dạy hay đƣa ra các lời khuyên trong nghi thức xƣng tội. Các
yêu cầu của thông điệp Humanae Vitae về tính dục còn hà khắc hơn quan điểm của
nó về cấm sử dụng BPTT. Song song việc đề cao tình dục nhƣ sự thiêng liêng thì
trong đó còn đề cập tình dục là bản năng thú tính cần phải ngăn chặn, vì vậy Giáo
hội đề cao sự kiêng cữ. Theo thông điệp Humanae Vitae, “Mỗi và mọi hành vi hôn
nhân vẫn phải mở lối cho sự truyền sinh”. Bằng việc khẳng định tính ƣu việt của
sinh sản trong hành vi tình dục, nhà thờ mất khả năng đề cập một cách hợp lý đến
một loạt các vấn đề xã hội nhƣ AIDS, thai sản vị thành niên và áp lực dân số. [122]
Theo Day LH (1995), trong bài viết “Các xu hướng sinh sản gần đây tại các
quốc gia công nghiệp hóa: Hướng đến mô hình bền vững hay dao động?” cho thấy
sự ổn định tỷ lệ sinh trong tƣơng lai của các quốc gia CNH-HĐH có vẻ là triển vọng
hợp lý do vấn đề công khai về tình dục đƣợc mở rộng hơn và vai trò của phụ nữ
ngày càng lớn hơn. Những thay đổi thái độ về quy mô gia đình theo định hƣớng gia
đình có quy mô nhỏ hơn và chênh lệch số ngƣời giữa các gia đình đƣợc thu hẹp một
9
cách đáng kể. Gia tăng dân số tiềm năng có thể xảy ra do các nguyên nhân nhƣ: Sự
nhấn mạnh đến giá trị gia đình và bậc cha mẹ, tác động của ly hôn đối với nuôi dạy
con cái bị suy giảm, giá trị cảm xúc dành cho trẻ em lớn hơn, việc không thỏa mãn
tiềm năng của những ngƣời phụ nữ trong lực lƣợng lao động, mất đi sự quan tâm về
việc giành đƣợc các hàng tiêu dùng và sự cảm thấy đầy đủ về nhu cầu. [100]
Trong chủ đề nghiên cứu “Tôn giáo như một yếu tố quyết định đến sinh sản
của hôn nhân” của Lehrer EL (1996), các giả thuyết đƣợc phát triển để kiểm định
ảnh hƣởng của lòng mộ đạo của vợ chồng về sinh sản. Các giả thuyết này căn cứ
vào một số ý tƣởng. Đầu tiên, các tôn giáo khác nhau có các chuẩn mực khác nhau
về sinh sản cũng nhƣ sự đánh đổi quan niệm giữa số lƣợng và chất lƣợng trẻ em.
Những khác biệt trong niềm tin tôn giáo giữa các cặp vợ chồng dẫn đến sự bất đồng
và xung đột về quyết định sinh sản. Thứ hai, mức độ tƣơng hợp thấp về tôn giáo
giữa các cặp vợ chồng có thể dẫn đến tan rã hôn nhân. Phân tích dữ liệu của điều tra
quốc gia về gia đình và hộ gia đình tiến hành tại Mỹ vào năm 1987-1988 đề xuất cả
hai tác động này là yếu tố quan trọng trong giải thích các liên kết có thể thấy đƣợc
mối tƣơng quan giữa tôn giáo đối với hôn nhân và hành vi sinh sản của họ. [123]
Carolin Berghammer (2009) với công trình nghiên cứu “Xã hội hoá tôn giáo
và sinh sản: sự chuyển đổi đối với sinh con thứ ba ở Hà Lan” đã xét mối tƣơng
quan giữa xã hội hóa tôn giáo và tình trạng mộ đạo hiện nay và tác động của chúng
đến sự chuyển đổi liên quan đến sinh con thứ ba của các phụ nữ Hà Lan. Các phát
hiện cung cấp bằng chứng về tác động của tham gia nhà thờ hiện nay của ngƣời phụ
nữ cũng nhƣ xã hội hóa tôn giáo trong quá khứ đến hành vi sinh sản của ngƣời phụ
nữ. Nền tảng tôn giáo vẫn giữ ảnh hƣởng của nó ngay cả khi ngƣời phụ nữ không
còn đến nhà thờ. Thêm vào đó, cấu thành kết hợp tôn giáo của cha và mẹ ngƣời phụ
nữ cũng quyết định ý nghĩa đến sinh con thứ ba của họ. [94]
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu về quan niệm truyền sinh (sinh sản) trong Công
giáo chỉ tồn tại trong giới giáo sĩ Công giáo tại Trung tâm đào tạo chuyên ngành
thần học và chủ yếu thực hiện bằng cách tiếp cận thần học, sử dụng và phân tích tƣ
liệu sẵn có để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu và đƣa ra đƣờng hƣớng phát triển mục
vụ của giáo hội. Những nghiên cứu này đã phát họa một cách tổng quát quan điểm
10
truyền sinh, những giáo luật liên quan đến sinh sản và điều hòa sinh sản của giáo
hội. Cụ thể nhƣ một số công trình nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu về “Mục đích hôn nhân Công giáo” của Vũ Minh Hoàng (2006)
thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã nêu lên nền
tảng của sinh sản và đề cao giá trị của sinh sản dựa trên quan điểm mục đích sinh
sản của Cộng đồng Vatican II, bao gồm: Sinh sản để tiếp nối nhân loại, sinh sản để
con ngƣời cai quản vạn vật và sinh sản để phát triển hội thánh. Bên cạnh đó, luận
văn trình bày nội dung sinh sản có trách nhiệm thông qua những văn kiện chính
thức của giáo hội về điều hòa sinh sản nhƣ: những tiêu chuẩn để quyết định điều hòa
sinh sản, phƣơng pháp điều hòa sinh sản và phá thai. [19]
Nghiên cứu về “Luật pháp và hôn nhân” của Phạm Xuân Mạ (2006) thuộc
phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày hôn nhân
Công giáo một vợ, một chồng, tuổi kết hôn quy định và mục đích quan trọng của
hôn nhân là duy trì nòi giống. Cốt lõi của luận văn đề cao quyền bình đẳng nam nữ
trong quan hệ vợ chồng.[28]
Nghiên cứu về “Phá thai - thực trạng, các quan điểm và đường hướng mục
vụ tại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Thập (2008) thuộc phân ban thần học với
phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày thực trạng và các quan điểm của
Giáo hội liên quan đến việc nghiêm cấm phá thai và tác giả đƣa ra giải pháp cho
việc mục vụ hôn nhân gia đình tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài nêu lên quan điểm
điều hòa sinh sản của giáo hội bằng cách sinh sản có trách nhiệm. [62]
1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Tập san của Murphy FX (1981) với tựa đề “Các quan điểm Công giáo về các
vấn đề dân số II” đã thảo luận về lịch sử và tình trạng hiện nay của vấn đề dân số
theo quan điểm Công giáo Roman. Trong khi ủng hộ quyền con ngƣời và cho phép
quyền của các cặp vợ chồng về kiểm soát quy mô gia đình của họ, Giáo hội Công
giáo lại tiếp tục ngăn cấm sử dụng các BPTT nhân tạo, vốn đƣợc xem nhƣ là sự
phạm tội. Quan điểm này ngăn cản Giáo hội và 750 triệu giáo dân đƣơng đầu với
mối đe dọa của sự gia tăng dân số quá mức trên toàn cầu. Trong Công giáo, biện
11
pháp tính vòng kinh đƣợc cho phép sử dụng từ năm 1930. Vào năm 1958, Giáo
hoàng Pius 12 đã ngăn cấm thuốc tránh thai. Bất chấp tinh thần tự do đem lại bởi
Công đồng Vatican 2 và việc chống lại đề nghị của Ủy ban kiểm soát sinh sản của
Giáo hoàng, Giáo hoàng Phaolô VI trong “Thông điệp Humanae vitae, 1968” đã tái
khẳng định lệnh cấm BPTT nhân tạo, thuyết phục mọi ngƣời rằng điều này là cần
thiết để đối phó với gia tăng của vấn đề đồi bại tính dục, đổ vỡ gia đình và chủ
nghĩa vật chất. Lập trƣờng này đƣợc ủng hộ bởi Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và hội
nghị các giám mục vào năm 1980. Tuy nhiên, các cuộc điều tra cho thấy các cặp vợ
chồng Công giáo ngày càng cảm thấy không thỏa mãn với các biện pháp KHHGĐ
được ủng hộ bởi Giáo hội và họ đã chuyển sang các BPTT nhân tạo để kiểm soát
quy mô gia đình của mình. [129]
Tại các nƣớc Châu Âu cũng nhƣ Châu Á, xu hƣớng các cặp vợ chồng Công
giáo sử dụng các BPTT hiện đại thay thế các BPTT tự nhiên theo lời khuyên của
Giáo hội ngày càng tăng. Theo Mccormack (1983), đa số giáo dân Công giáo thừa
nhận vấn đề gia tăng nhanh của dân số Thế giới và thúc đẩy quan niệm “cha mẹ sinh
sản có trách nhiệm”. Giáo huấn của Giáo hội chỉ cho phép sử dụng các BPTT tự
nhiên - chủ yếu dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hơn là ngừa thai. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy khoảng 2% - 4% dân số Thế giới sử dụng các BPTT này. [137]
“Công giáo và sinh sản ở Puerto Rico” của Herold JM1, Westoff CF,
Warren CW và Seltzer J (1989), các tác giả đã xem xét sự liên quan giữa sự sinh sản
và sự liên kết tôn giáo ở Puerto Rico. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự
khác biệt về mức sinh giữa ngƣời Công giáo và không ngƣời Công giáo (tổng tỷ
suất sinh = 2,5). Ngƣời Công giáo và ngƣời không Công giáo giống nhau ở tuổi kết
hôn lần đầu (23,3 và 23,4 năm), sử dụng BPTT (71% và 69% phụ nữ có chồng đã có
thai) và thực hành cho con bú (thời gian trung bình 4,4 và 4,3 tháng). Có sự khác
biệt giữa những ngƣời Công giáo ít mộ đạo và mộ đạo về tổng tỷ suất sinh, tuổi kết
hôn đầu tiên và sử dụng BPTT, nhƣng những khác biệt này không lớn. Những phát
hiện này ủng hộ lý thuyết về sự hội tụ (Theory of convergence) của Khảo sát quốc
gia về tăng trƣởng gia đình đề cập đến sinh sản của ngƣời Công giáo và ngƣời
không Công giáo tại Mỹ. Ngoài ra, sự khác biệt kết quả từ Khảo sát quốc gia về
tăng trƣởng gia đình với kết quả nghiên cứu này chủ yếu là do sự đa dạng văn hoá
12
của ngƣời Mỹ gốc Tây Ban Nha. Sự khác biệt này gợi ý tầm quan trọng của việc
phân tổ theo dân tộc trong phân tích. [114]
Các nhà nghiên cứu trên Thế giới đã công nhận tôn giáo liên quan mật thiết
đến hành vi cá nhân không chỉ thông qua những lời dạy cụ thể của Giáo hội mà còn
thông qua ảnh hƣởng của nó trong tổ chức xã hội (Goldscheider và Mosher. 1991).
Đồng thời những công trình nghiên cứu về tôn giáo và hành vi sinh sản cho thấy sự
khác biệt về số con mong muốn và khả năng kiểm soát sinh sản, đƣợc xem là hai
khác biệt chính giữa các tôn giáo khác nhau (Goldscheider và Mosher. 1991). [109]
Nghiên cứu của Savona-ventura C (1995) về “Kế hoạch hóa gia đình trong
cộng đồng Công giáo Roman” mô tả trong nhiều thế kỷ tại Malta, cộng đồng Công
giáo và xã hội tại đây đều kết án việc phá thai. Vào năm 1650, các nhà thực hành y
học nào thực hiện phá thai thì sẽ bị kết án 5 năm tù. Bất chấp thông tri vào năm
1930 của Giáo hoàng Pius XI phản đối việc sử dụng các BPTT, ngƣời dân Malta
ngày càng chấp nhận KHHGĐ. Vào năm 1982, với áp lực của các nhóm phụ nữ, địa
phƣơng đã thiết lập các dƣỡng đƣờng KHHGĐ cung cấp miễn phí tất cả các biện
pháp KHHGĐ, ngoại trừ phá thai. Vào năm 1983, 37,6% dân số đồng ý với các
BPTT nhân tạo, 31,9% đồng ý phá thai (trong đó, 39% cho rằng để bảo vệ sức khỏe
ngƣời mẹ và 16% cho là để ngăn ngừa trẻ dị dạng). Vào thập niên 1990, các con số
này là 49% và 36% (47% và 20%), tƣơng ứng. Tiến trình thế tục hóa ngày càng
nhanh cũng nhƣ ngày càng gia tăng ý kiến không đồng ý với các giáo huấn nhà thờ.
Tuy nhiên, nhà thờ Công giáo Roman tại Malta vẫn phản đối việc sử dụng bao cao
su (bất chấp dịch bệnh AIDS), triệt sản và vòng tránh thai. [142]
Tại các nƣớc Châu Á, theo Elma P. Laguna và đồng sự (2000), ví dụ nhƣ
Philipin là một quốc gia có đa số ngƣời dân theo đạo Công giáo, tỷ lệ phụ nữ Công
giáo Philipin sử dụng BPTT để kiểm soát sinh sản là cao hơn so với phụ nữ không
theo Công giáo (đặc biệt là vòng tránh thai và thuốc viên tránh thai). [103] Bên cạnh
đó, quá trình biến đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm thay đổi lối
sống mới với những phong trào nhƣ: sống thử trƣớc hôn nhân, làm mẹ đơn thân, kết
hôn đồng tính, nạo phá thai… cũng đƣợc một bộ phận giáo dân đồng tình. Ví dụ, kết
quả thăm dò giới trẻ Công Giáo trên Mạng lƣới Toàn Cầu (Internet) là trang Web
của Tổng Giáo phận Seoul – Hàn Quốc, đã đƣợc 402 ngƣời trong độ tuổi 10-20 trả
lời, hơn phân nửa số ngƣời này nói rằng việc phá thai có thể hợp pháp với một số
13
điều kiện nào đó, trong đó: 37,6% cho rằng có thể phá thai nếu có nguy cơ ảnh
hƣởng đến sức khỏe của ngƣời mẹ, 32,7% cho rằng có thể phá thai trong trƣờng hợp
mang thai do bị cƣỡng hiếp và 8,3% nói có thể phá thai nếu bào thai bị khiếm
khuyết thể lý hay tâm thần. [161]
Nghiên cứu của Adsera A (2006) về “Sinh sản, hôn nhân và tôn giáo tại Tây
Ban Nha, năm 1985 và 1999” cho thấy: Tại Tây Ban Nha, từ khi chuyển đổi sang
chế độ dân chủ vào năm 1975, cả sinh suất và tỷ lệ đi nhà thờ của những ngƣời
Công giáo đều suy giảm đáng kể. Trong nghiên cứu này, các điều tra về sinh sản tại
Tây Ban Nha vào năm 1985 và 1999 đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ ý nghĩa của tôn
giáo đến sự thay đổi hành vi sinh sản, quy mô gia đình và khoảng cách sinh sản giữa
hai thời điểm điều tra. Trong cuộc điều tra năm 1985, quy mô gia đình của nhóm
giáo dân mộ đạo và nhóm giáo dân ít mộ đạo là nhƣ nhau. Vào năm 1999, quy mô
gia đình của nhóm giáo dân mộ đạo là thấp hơn so với nhóm ít mộ đạo. Các phát
hiện nghiên cứu này cũng tƣơng hợp với suy giảm của hành vi đi lễ nhà thờ và sinh
sản tại Tây Ban Nha. [88] Đồng thời, trong nghiên cứu về “Sinh sản có thực sự liên
quan đến lòng mộ đạo? Một lưu ý về vấn đề sinh sản thuộc hôn nhân và tôn giáo tại
Tây Ban Nha, 1985 và 1999” của Neuman và Shoshana (2007) cũng sử dụng cùng
số liệu từ các cuộc điều tra sinh sản ở Tây Ban Nha năm 1985 và 1999 để phân tích
xem tầm quan trọng của tôn giáo đối với hành vi sinh sản hiện tại và khoảng cách
sinh sản có thay đổi hay không giữa hai cuộc điều tra. Kết quả phân tích cho thấy
tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Adsera A (2006). [131]
Nghiên cứu “Công giáo và Kinh tế đối với sinh sản” của William Sander
(2010) đã xem xét tác động của Công giáo đối với sinh sản ở Mỹ dựa trên tiếp cận
kinh tế đối với mức sinh đó là áp dụng lý thuyết kinh tế về hành vi ngƣời tiêu dùng,
với giả định rằng các quyết định tối đa hóa lợi ích về trẻ em bị ảnh hƣởng bởi giá cả
và thu nhập tiềm ẩn. Nghiên cứu này cho thấy: (1) Điều quan trọng nhất là có nhiều
nghiên cứu về Công giáo có sai sót do sự thiên vị lựa chọn mẫu vì những ngƣời
Công giáo trƣớc đây ƣa thích quy mô gia đình nhỏ hơn những ngƣời không phải
Công giáo. (2) Hoạt động tôn giáo không ảnh hƣởng đến sinh sản nếu nó đƣợc xem
nhƣ là một biến nội sinh. (3) Sự chuyển đổi sinh sản ở Hoa Kỳ là một phần liên
quan đến sự thay đổi hiệu lực của các quy tắc Công giáo. [152]
14
Nghiên cứu “Xã hội học: Tôn giáo và sinh suất có mối quan hệ thực
nghiệm?” của Christian-dorr (2011) cho thấy tổng tỷ suất sinh ở Châu Âu đã giảm
còn 1,56 con/phụ nữ, trong đó tại Đức giảm xuống 1,37 con/phụ nữ và Áo giảm
xuống 1,38 con/phụ nữ. Đồng thời, tác giả chỉ ra mối liên hệ giữa tôn giáo và sinh
suất thông qua việc tìm hiểu tôn giáo tại Châu Âu có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến số
con của một ngƣời phụ nữ sinh ra. Kết quả cho thấy, khác với gia đình với tiêu
chuẩn 2 con, xu hƣớng những cặp vợ chồng có đạo có trung bình 3 con trở lên.
Những phụ nữ không theo đạo trung bình có ít hơn 0,2 con so với những phụ nữ
theo đạo. Những ngƣời có đạo cũng có biện pháp KHHGĐ khác nhau và dự định có
nhiều con hơn trên mức trung bình, hay sinh suất của họ đƣợc lập kế hoạch cao hơn.
Cuối cùng, tác giả đƣa ra ba lập luận chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng có thể có của
mối liên hệ giữa tôn giáo và sự gia tăng số trẻ em sinh ra, đó là: (1) Sự ủng hộ sinh
sản của nhiều tôn giáo, cho rằng trẻ em có giá trị cao đối với xã hội hay sự ngăn
cấm của tôn giáo đối với sử dụng các BPTT, (2) Sự ủng hộ giáo huấn của nhà thờ về
chăm sóc con cái và mô hình gia đình quy mô lớn và (3) Sự thay đổi ý nghĩa của lối
sống sau khi sinh con đƣợc thực hiện với sự ủng hộ của luật lệ của Giáo hội. [95]
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam nói chung cũng nhƣ TP.HCM nói riêng, mức sinh của giáo dân
Công giáo cũng có xu hƣớng giảm theo thời gian, một phần do họ đã chủ động sử
dụng BPTT nhân tạo để đối phó với những hậu quả tức thì hơn là phải tuân thủ theo
chuẩn mực truyền thống của Giáo hội vì mối quan tâm về những tội lỗi và vi phạm
giá trị đạo đức. Theo một cuộc điều tra của Hội Khoa học Xã hội Việt Nam năm
1973 (Hội nghiên cứu Khoa học xã hội, Hội nghiên cứu về chiều hƣớng sinh sản
của phụ nữ Việt Nam tại Sài Gòn và Gia Định, Sài Gòn, 1973), ngƣời dân thành phố
có ƣớc muốn số con mong đợi là 4 con. Nhƣng sau ngày thống nhất đất nƣớc do ảnh
hƣởng của hoàn cảnh kinh tế, do việc phổ biến rộng rãi các phƣơng pháp KHHGĐ
của chính quyền, gia đình quy mô nhỏ với 2 con cũng là mô hình đƣợc nhiều gia
đình giáo dân thành phố ƣa thích (Nguyễn Xuân Nghĩa, 1990). [37] Thay vì tuân thủ
theo chuẩn mực sử dụng BPTT truyền thống của Giáo hội để tránh phải đối phó với
số con không mong đợi (Unwanted children) thì các gia đình Công giáo đã lựa chọn
BPTT nhân tạo. Một khảo sát thực tế cho thấy “qua việc trao đổi với chị em phụ nữ,
15