Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.71 KB, 235 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH

QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN
CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH

QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN
CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. BÙI THẾ CƢỜNG

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam kết luận án tiến sĩ “Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân
của Công giáo và kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo hiện nay
tại thành phố Hồ Chí Minh.” Do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các dữ
liệu, số liệu và thông tin được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chính
xác. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp cho việc thực hiện luận án này đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Trần Nguyễn Tƣờng Oanh


MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................................................. 1
Chƣơng Một: Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................... 8
1.1. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo .............................................. 8
1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản ....................................................................................................................... 11
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản .................................................................................... 19
Chƣơng hai: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... 28

2.1. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ................................................ 28
2.2. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 33
2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................... 43
2.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 45
2.5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 46
2.6. Khung nghiên cứu .............................................................................................. 46
2.7. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu .............................................................. 49
Chƣơng ba: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo và
Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong
tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................. 54
3.1. Quan niệm truyền sinh của giáo hội Công giáo ................................................ 54
3.2. Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 62
3.3. Thực trạng nhận thức về chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi khả sản tại thành phố Hồ Chí Minh ....................... 94
Chƣơng bốn: Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng biện pháp tránh thai của
các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh.101
4.1. Kiến thức kiểm soát sinh sản .......................................................................... 101
4.2. Nhận thức kiểm soát sinh sản ......................................................................... 103
4.3. Thái độ kiểm soát sinh sản ............................................................................. 105
4.4. Hành vi sử dụng biện pháp tránh thai ............................................................. 106
4.5. Mong đợi của các cặp vợ chồng Công giáo đối với chƣơng trình Kế hoạch hóa
gia đình ........................................................................................................... 145
Phần kết luận và kiến nghị .................................................................................. 149
Phần phụ lục.......................................................................................................... 172


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH:


Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

BPTT:

Biện pháp tránh thai

DS:

Dân số

DS-KHHGĐ:

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

KHHGĐ:

Kế hoạch hóa gia đình

SKSS:

Sức khỏe sinh sản

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố phần trăm đặc điểm kinh tế - xã hội của dân số nghiên cứu ....... 65

Bảng 3.2. Phân bố phần trăm lý do ƣa thích hôn nhân hiện đại của giáo dân Công
Giáo TP.HCM .......................................................................................... 69
Bảng 3.3. Ý kiến về mục đích hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo mộ đạo ........................................................................... 70
Bảng 3.4. Phân bố phần trăm tuổi kết hôn mong đợi của các thế hệ giáo dân Công
giáo TP.HCM ............................................................................................... 74
Bảng 3.5. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về hôn nhân,
tình dục và sinh sản ...................................................................................... 76
Bảng 3.6. Phân bố phần trăm ý kiến về số con mong muốn phân theo nhận định lợi
ích và mất mát của con cái về mặt kinh tế của các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản ........................................................................................ 83
Bảng 3.7. Số con mong muốn của giáo dân Công giáo TP.HCM ............................ 84
Bảng 3.8. Phân bố phần trăm ý kiến có nghe cụm từ “Sinh sản có trách nhiệm” của
các thế hệ giáo dân Công giáo TP.HCM ...................................................... 86
Bảng 3.9. Nhận thức sinh sản có trách nhiệm của giáo dân Công giáo TP.HCM ... 88
Bảng 3.10. Nhận thức về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân
Công giáo TP.HCM ..................................................................................... 91
Bảng 3.11. Thái độ về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân
Công giáo TP.HCM (%) ............................................................................... 92
Bảng 3.12. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về tính cần
thiết của chƣơng trình KHHGĐ ................................................................... 95
Bảng 3.13. Tƣơng quan giữa đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, nhận thức cá nhân
và ý kiến về tính cần thiết của chƣơng trình KHHGĐ của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ...................................................................... 97
Bảng 4.1. Kiến thức KHHGĐ và BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản ...................................................................................................... 102
Bảng 4.2. Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân
theo ý kiến về giáo điều và quan niệm truyền sinh truyền thống ............. 113
Bảng 4.3. Sử dụng BPTT phân theo ý kiến giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự
nhiên” nên thay đổi” ................................................................................. 114



Bảng 4.4. Lý do sử dụng các BPTT tự nhiên và nhân tạo của các cặp vợ chồng Công
giáo trong tuổi sinh sản (Chọn 3 ƣu tiên) .................................................. 114
Bảng 4.5. Phân bố phần trăm tỷ lệ sử dụng BPTT (CPR) trƣớc đây và hiện nay của
các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản. ...................................... 116
Bảng 4.6. Thuận lợi/khó khăn khi sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 123
Bảng 4.7. Dự định sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian tới của nhóm thanh
niên Công giáo độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản
.................................................................................................................... 126
Bảng 4.8. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo nơi cƣ trú .................................................................... 129
Bảng 4.9. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo độ tuổi ......................................................................... 130
Bảng 4.10. Phân bố phần trăm sử dụng BPTT (CPR) hiện nay của các cặp vợ chồng
Cônggiáo trong tuổi sinh sản phân theo cấp học cao nhất ........................ 130
Bảng 4.11. Số năm đi học trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo sử dụng BPTT ............................................................ 131
Bảng 4.12. Trung bình thu nhập tháng bình quân đầu ngƣời của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản sử dụng BPTT .......................................... 132
Bảng 4.13. Tỷ lệ phần trăm về quyền quyết định trong gia đình của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 134
Bảng 4.14. Mô tả các biến số độc lập và biến số phụ thuộc của hành vi sử dụng
BPTT nhân tạo, sử dụng bao cao su và sử dụng vòng tránh thai .............. 138
Bảng 4.15. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụngBPTT nhân tạo .............................................................................. 141
Bảng 4.16. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụng bao cao su ..................................................................................... 142
Bảng 4.17. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân

sử dụngvòng tránh thai .............................................................................. 143


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ yêu thích loại hình hôn nhân hiện đại của giáo dân Công giáo
TP.HCM ....................................................................................................... 68
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đồng ý nhận định mục đích hôn nhân “Có ngƣời chia sẻ trong
cuộc sống” của các thế hệ Công giáo TP.HCM ............................................ 72
Biểu đồ 3.3. Tuổi kết hôn mong đợi trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi ........................... 73
Biểu đồ 3.4. Đánh giá lợi ích và mất mát về kinh tế, tâm lý và bản thân do con cái
mang lại của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản (%) ............. 78
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các thế hệ giáo dân cho rằng con trai và con gái đóng vai trò quan
trọng nhƣ nhau trong các vấn đề trong cuộc sống gia đình ........................ 80
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đồng ý về các nhận định liên quan đến kiểm soát sinh sản của các
cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo
cao tuổi ...................................................................................................... 104
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản trƣớc đây và hiện nay .......................................................................... 108
Biểu đồ 4.3. Chuyển đổi về BPTT sử dụng từ trƣớc đây sang hiện nay của các cặp
vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .................................................... 116
Biểu đồ 4.4. Sử dụng BPTT của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 118
Biểu đồ 4.5. Các loại BPTT sử dụng của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các
cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ............................................. 119
Biểu đồ 4.6. Các loại BPTT sử dụng hiện nay và trong tƣơng lai của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................... 124
Biểu đồ 4.7. Dự định sử dụng BPTT trong tƣơng lai của nhóm thanh niên Công giáo
độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ................... 127



DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Lý do “Sinh sản” không phải là ƣu tiên nhất của các cặp vợ chồng Công
giáo trong tuổi sinh sản ................................................................................ 71
Hộp 3.2. Lý do chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ...................................................................... 77
Hộp 4.1. Lý do sử dụng phƣơng pháp tính theo vòng kinh của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ................................................................... 109
Hộp 4.2. Lý do sử dụng bao cao su của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản .............................................................................................................. 111
Hộp 4.3. Lý do không sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản ...................................................................................................... 117

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung nghiên cứu .................................................................................... 47


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một phạm trù đặc biệt thuộc lĩnh vực tâm linh, có sức bao trùm
sâu rộng trong nếp nghĩ, nếp cảm và những sinh hoạt đời thƣờng của từng cá nhân,
từng cộng đồng và trở thành lƣơng tâm, thành lẽ sống xuyên suốt những dấu mốc
“lễ nghi đời người” nhƣ quan, hôn, tang, tế... Thậm chí ngay cả quan hệ nam nữ,
mang thai, sinh sản cũng có tác động của tôn giáo. Sinh sản đã trở thành giá trị,
chuẩn mực không thể thiếu đối với mỗi cá nhân trong mỗi tôn giáo nhất định.
Quan niệm sinh sản của mỗi tôn giáo đƣợc hình thành từ những bối cảnh
kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau và mang sắc thái riêng. Chẳng hạn: Nho giáo
quan niệm phải sinh cho bằng đƣợc con trai để nối dõi tông đƣờng; Ấn giáo thì buộc
phụ nữ phải sinh cho đƣợc con trai để đàn ông có thể “tái sinh” ở kiếp sau [41]; Hồi

giáo có quan niệm đa thê là một điều cần thiết để gia tăng sinh sản khi số nam giới
Hồi giáo bị hao mòn liên tục vì chiến trận liên miên(1); còn Công giáo quan niệm đời
sống hôn nhân là truyền sinh(2)... Theo Công giáo, truyền sinh là hành vi sinh sản
diễn ra trong hôn nhân - có nghĩa là nam, nữ sau khi kết hôn có nhiệm vụ sinh sản
và không đƣợc tác động ngăn chặn tiến trình sinh sản bằng mọi biện pháp nhân tạo.
Quan niệm truyền sinh đã từng phù hợp với thời kỳ sơ khai khi dân số còn
quá ít. Trải qua nhiều biến cố của thời đại, đặc biệt là sức ép của bùng nổ dân số
toàn cầu, Giáo hội Công giáo đã quan tâm đến kiểm soát dân số. Do đó, chuẩn mực
truyền sinh đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhƣng ít nhiều vẫn còn hƣớng về giá
trị truyền thống với ý nghĩa truyền sinh theo bản tính tự nhiên. Công đồng Vaticano
II cho phép các cặp vợ chồng Công giáo khi có lý do chính đáng đƣợc điều hòa sinh
sản (nghĩa là kiểm soát sinh sản) bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai
(BPTT) tự nhiên. [83]
Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, quá
trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) cùng với sự thay đổi hình thái
kinh tế và quan hệ xã hội hay những thay đổi về chuẩn mực và đời sống văn hóa...
tạo nên những tiền đề làm biến đổi quan niệm truyền sinh của ngƣời Công giáo.
Những tiền đề đó là, thứ nhất, trong bối cảnh du nhập các giá trị mới từ văn hóa
1


phƣơng Tây, những chuẩn mực, giá trị truyền sinh của giáo dân nhƣ sinh sản, số con
mong đợi, tình dục và sử dụng BPTT có thể ít nhiều cũng thay đổi. Thứ hai, Việt
Nam là quốc gia dân số đông nên kiểm soát sinh sản là yêu cầu cần thiết đối với mỗi
ngƣời dân, trong đó có cả ngƣời Công giáo. Thứ ba, với sự tiến bộ y học, nhiều
công cụ tránh thai với cách sử dụng đơn giản và mang lại hiệu quả cao lần lƣợt ra
đời. Đồng thời, sự ra đời của Chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) từ đầu
thập niên 60 của thế kỷ XX cũng nhƣ sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng đã giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với các BPTT. Trƣớc những tiền đề
này, câu hỏi đặt ra là các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM

hiện nay đã thay đổi trong nhận thức về quan niệm truyền sinh, đồng thời theo đó là
những thay đổi về hành vi kiểm soát sinh sản và sử dụng BPTT của mình hay chƣa.
Trong 03 thập kỷ vừa qua, Việt Nam là quốc gia có mức gia tăng dân số cao
và nhiệm vụ cơ bản của chƣơng trình dân số là kiểm soát và giảm đƣợc mức sinh.
Qua nhiều năm kiên trì thực hiện chƣơng trình KHHGĐ, Việt Nam đã đạt đƣợc mức
sinh thay thế (Tổng tỷ suất sinh - TFR bằng 2,1) vào năm 2004. Nghị quyết số 21NQ/TW ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản
của chƣơng trình dân số của Việt Nam thời kỳ mới là nâng cao chất lƣợng dân số và
phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò quan
trọng của kiểm soát mức sinh nhƣ duy trì vững chắc mức sinh thay thế (vì yếu tố
này cũng ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng dân số), nguyên nhân do quy mô dân
số và lực lựợng sinh sản của Việt Nam vẫn còn lớn nên tiềm năng gia tăng mức sinh
vẫn còn cao. Để đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát mức sinh, chƣơng trình KHHGĐ cần
có các giải pháp giáo dục dân số và cung cấp các dịch vụ tránh thai thích hợp cho
ngƣời dân, đặc biệt là các nhóm dân số đặc thù, nhƣ nhóm dân số Công giáo.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam, nghiên cứu các khía cạnh xã hội thuộc lĩnh vực
tôn giáo vẫn còn ít, đặc biệt là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo với
vấn đề sinh sản và KHHGĐ lại càng ít hơn. Do đó, cần thiết có thêm nhiều nghiên
cứu thực nghiệm về những vấn đề liên quan đến tôn giáo và sinh sản.
Dựa vào những lập luận trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Quan
niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa gia đình của các
cặp vợ chồng Công giáo hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tốt
nghiệp, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quan niệm truyền sinh (cụ thể là những
2


biến đổi trong nhận thức truyền sinh) và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo
tại TP.HCM qua việc sử dụng BPTT của họ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu những biến đổi nhận thức về

truyền sinh trong hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại
TP.HCM và thực trạng KHHGĐ (kiểm soát sinh sản) qua sử dụng BPTT của họ.
Các phát hiện nghiên cứu đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn đối với
lĩnh vực thuộc đề tài KHHGĐ nói riêng và Xã hội học nói chung, và đồng thời đƣa
ra những kiến nghị hỗ trợ cho cơ quan chức năng đề ra các chính sách KHHGĐ phù
hợp và hiệu quả cho cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1- Tìm hiểu và khái quát những thay đổi nhận thức về truyền sinh trong hôn
nhân của giáo hội Công giáo.
2- Khảo sát thực trạng nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ
của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
3- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức về truyền sinh trong hôn
nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
4- Đƣa ra các kiến nghị phù hợp để thực hiện có hiệu quả chính sách
KHHGĐ đối với cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quan niệm truyền sinh trong hôn nhân
và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản tại TP.HCM
hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
3


Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản, đây là
nhóm nghiên cứu chính của luận án. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng Công giáo cao
tuổi và nhóm thanh niên Công giáo độc thân đƣợc chọn làm nhóm phân tích so sánh
với nhóm dân số chính. Ngoài ra, để có kết luận bao quát và đầy đủ về vấn đề
nghiên cứu, các linh mục quản xứ tại các giáo xứ cũng là một trong những khách thể

nghiên cứu quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan đến đề tài.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu thực hiện tại TP.HCM. Địa điểm khảo sát bao gồm: Quận Bình
Thạnh là một trong những quận thuộc trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa ổn định,
quận Thủ Đức thuộc khu vực vùng ven trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ và Huyện Nhà Bè ở khu vực ngoại ô TP.HCM - nơi đô thị hóa mới
bắt đầu. Sự lựa chọn các khu vực khảo sát này nhằm nhận dạng sự khác biệt trong
nhận thức và hành vi giữa các nhóm giáo dân Công giáo cƣ trú tại những khu vực
đô thị hóa khác nhau. Tại mỗi quận/huyện đƣợc chọn khảo sát, nghiên cứu này chọn
một giáo xứ đại diện để khảo sát, bao gồm: Giáo xứ Thanh Đa thuộc quận Bình
Thạnh, giáo xứ Fatima Bình Triệu thuộc quận Thủ Đức và giáo xứ Phú Xuân thuộc
huyện Nhà Bè. Các giáo xứ đƣợc khảo sát có đặc điểm là giáo xứ lớn nhất trong
quận/huyện, có nhiều hoạt động sinh hoạt, truyền thông tôn giáo đa dạng thu hút
giáo dân trong giáo xứ và các giáo xứ khác trong địa bàn quận/huyện đến tham gia.
3.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 6 - 12/2012.
Thời gian thực hiện luận án bắt đầu từ năm 2012-2017.
Thời gian CNH-HĐH đƣợc phân tích trong nghiên cứu này giới hạn từ năm
1990 đến nay. Lý do luận án chọn năm 1990 là thời điểm bắt đầu nghiên cứu là:
Vào năm 1986, Nhà nƣớc ban hành chính sách đổi mới với đặc trƣng chuyển đổi
nền kinh tế tập trung và kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Từ năm 1990 trở đi, quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực
kinh tế-văn hóa-xã hội. Ngoài ra, vào năm 1990, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
4


24 về công tác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng
của một bộ phận nhân dân phù hợp với luật pháp cũng nhƣ đảm bảo tốt về cả hai
mặt đạo và đời.

3.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: (1) Nhận thức, thái độ, niềm
tin về sinh sản; (2) Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo.
Các giới hạn nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Luận án nghiên cứu các biến
đổi về nhận thức, thái độ, niềm tin, hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng Công
giáo trong bối cảnh CNH-HĐH và đô thị hóa. Tuy nhiên, phân tích tác động của bối
cảnh đến các vấn đề này không nằm trong nội dung nghiên cứu; (2) Một số thông
tin trong luận án này thuộc dạng hồi cứu (Retrospective study). Nội dung thông tin
thuộc về quá khứ vì vậy độ chính xác của thông tin cung cấp có thể bị sai lệch do
tác động của thời gian đến ngƣời đƣợc phỏng vấn, đặc biệt là nhóm giáo dân Công
giáo cao tuổi; (3) Đây là nghiên cứu xã hội học với tính chất liên ngành, nghiên cứu
không đi sâu phân tích khía cạnh kỹ thuật của các vấn đề liên quan đến KHHGĐ và
BPTT và (4) Đối với chƣơng trình KHHGĐ, đề tài chỉ đề cập đến truyền thông
KHHGĐ và không đề cập đến cung ứng các dịch vụ tránh thai.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của khoa học chuyên ngành xã hội học,
dựa trên cơ sở của lý thuyết chức năng, lý thuyết thế tục hóa, lý thuyết lựa chọn hợp
lý và lý thuyết quan niệm về sinh sản.
Hƣớng tiếp cận nghiên cứu của luận án là sự kết hợp liên ngành trong nghiên
cứu (Xã hội học, Xã hội học tôn giáo, Dân số học và Tâm lý học). Cụ thể: Phân tích
theo hƣớng tiếp cận hệ thống, tiếp cận văn hóa và tiếp cận theo quan điểm giới của
Xã hội học. Tiếp cận phân tích niềm tin tôn giáo của Xã hội học tôn giáo. Tiếp cận
phân tích đồng hệ (Cohort) của Dân số học. Đồng thời, luận án sử dụng cách tiếp
cận phân tích dựa trên mô hình KAP của ngành Tâm lý học.
5


Luận án đủ ở file: Luận án full













×