Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận tâm lý học với lãnh đạo quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.94 KB, 7 trang )

NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ XÃ HỘI GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ.

Quyết định là sản phẩm sáng tạo và là phương tiện quan trọng để người lãnh
đạo, quản lý thực hiện chức trách của mình, nhằm định ra mụctiêu chương trình,
tính chất của người hoặc cấp phải thực hiện quyết định đó để giải quyết một vấn đề
trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của đối tượng
Người lãnh đạo, quản lý các cấp có nhiệm vụ ra quyết định và trực tiếp tổ
chức thực hiện quyết định. Ký ban hành các nghị quyết của đơn vị cơ quan, xí
nghiệp và trực tiếp thông qua, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Mỗi con người nhiều
khi cũng phải tự ra quyết định cho mình và phải trực tiếp thực hiện quyết định.
Chất lượng của quyết định và hiệu quả thực hiện nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố tâm lý dẫn tới quyết tâm hành động của con người trước hết là
người lãnh đạo, quản lý giữ vai trò rất quan trọng.
Thứ nhất: Các yếu tố tâm lý xã hội cần phải tính đến khi ra quyết định.
Đối với người lãnh đạo, quản lý, ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có tính
khả thi là một yêu cầu bắt buộc thể hiện cả đức độ và tài năng trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý. Nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có lập trường quản lý kiên
định, mục tiêu quản lý rõ ràng, sự lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp với đặc
điểm tâm lý của các đối tượng có liên quan. Bên cạnh đó, người lãnh đạo quản lý
phải nhận thức sâu sắc trọng trách và vai trò quyết định của mình trong việc ra


quyết định. Đây là công việc đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo và thể hiện trình độ
nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong việc ra quyết định thường phải tính đến các yếu tố tâm lý xã hội sau
đây.
Một là: Phải nắm được đặc điểm tâm lý nhất là nhu cầu, lợi ích, trình độ,
tâm trạng và khả năng của những người sẽ trực tiếp thực hiện quyết định, những
người có liên quan và chịu hậu quả của việc thực hiện quyết định. Đây là nguồn


sức mạnh tính thần phải tính đến, kể cả những khó khăn, trở ngại về tâm lý phải
chú ý trước khi ra quyết định. Cùng với thông tin kinh tế kỹ thuật, chính trị, xã hội,
việc chú ý đến các thông tin về tâm lý xã hội còn chứng tỏ lập trường ra quyết định
là vì con người và cho con người. Thông tin tâm lý xã hội được thu thập bằng
nhiều phương pháp và cần được kiểm tra bằng trực giác của người lãnh đạo, quản
lý.
Hai là, phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của người tham gia vào việc ra quyết
định, đảm bảo lựa chọn được những người tham mưu cho việc ra quyết định thật
khách quan, trung thực, thạo việc, không vụ lợi, có trình độ và kinh nghiệm thực
tiễn tham gia vào việc ra quyết định, không vì lợi ích của cá nhân mà làm sai lệch
mục đích ra quyết định. Đối với những quyết định có liên quan trực tiếp đến lợi ích
vật chất của cá nhân người tham gia ra quyết định, người lãnh đạo, quản lý càng
cần phải đặc biệt chú ý mục tiêu của việc ra quyết định và thái độ của những người
cùng tham gia quyết định. Đây là một nhân tố rất sâu xa, tinh tế vì con người bao
giờ cũng tính đến nhu cầu và lợi ích của mình khi tham gia vào bất kỳ công việc gì
“ Không ai tự cưa cành cây hoặc chân ghế mình đang ngồi”. Người lãnh đạo, quản


lý phải kiên định mục tiêu, tỉnh táo và nhạy cảm trong việc sử dụng tham mưu khi
ra quyết định.
Ba là, phải quan tâm đến vai trò và chất lượng của nhóm phản biện, nhóm
thẩm định để xem xét, phê phán, đánh giá chất lượng quyết định và tính thực thi
của nó. Những người được lựa chọn tham gia các nhóm này phải khách quan, trung
thực, có trình độ và khả năng phê phán, đánh giá. Tránh chọn người kém hơn,
người dễ dãi và cùng êkíp, bè cánh, vụ lợi.
Bốn là, người ra quyết định và bản thân người lãnh đạo, quản lý phải tự đặt
mình vào vai trò của người thực hiện để xem xét, kiểm tra khả năng thực thi, tính
trước những khó khăn, trở ngại phải giải quyết, hỗ trợ và chuẩn bị người giúp đỡ,
bổ sung khi cần thiết. Đây là bước quan trọng có tính tất yếu để rà soát lại chất
lượng ra quyết định, đảm bảo cho quyết định được thực hiện thuận lợi và có kết

quả. Đối với những quyết định mà chính bản thân người lãnh đạo, quản lý cũng
cảm thấy khó thực hiện thì càng phải đặc biệt chú ý tìm kiếm lực lượng và điều
kiện khả thi trước khi ra quyết định.
Năm là, ký ban hành quyết định với tâm lý tự tin, lạc quan và tinh thần trách
nhiệm cao. Nó chứng tỏ quyết định được chuẩn bị chu đáo, có chất lượng tốt và có
khả năng thực thi. Đây là bước kết thúc của việc ra quyết định, nhưng lại là mốc
mở đầu cho trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn cuộc sống.
Tránh ký quyết định tuỳ tiện, thờ ơ, thiếu tin tưởng, không kiểm tra, thiếu trách
nhiệm.
Việc ký ban hành quyết định tuy xảy ra trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng
đó là thời điểm quan trọng có mỗi liên hệ sâu xa tinh tế với năng lực tư duy trực


giác và linh cảm của người lãnh đạo, quản lý. Dân gian thường nói “ bút sa gà
chết” và “ nét chữ là nết người”. Chữ ký của người lãnh đạo, quản lý ban hành
quyết định chính là dấu hiệu đặc trưng của chất lượng, tính khả thi và trọng trách
khi ra quyết định.
Chất lượng và quyết định ban hành sẽ được nâng cao và có khả năng thực
thi nếu đảm bảo tốt các yếu tố trên đây. Việc ra quyết định của người lãnh đạo,
quản lý các cấp cơ sở thường gắn với yêu cầu tổ chức thực hiện trực tiếp và chấp
hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Thứ hai: Các yếu tố tâm lý xã hội phải tính đến khi tổ chức thực hiện quyết
định.
Tổ chức thực hiện quyết định là trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý. Dù
người chịu trách nhiệm thi hành quyết định thuộc về đối tượng bị lãnh đạo, quản
lý và quyết định chính là ý chí quyền lực đã được thể hiện bằng lời nói hay văn bản
buộc họ phải thi hành nhưng người lãnh đạo, quản lý không thể bỏ qua hoặc xa rời
trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Ý chí quyền lực lãnh đạo là sự phản ánh và thể hiện nguyên tắc tập trung,
dân chủ. Quyết tâm thực hiện quyết định chính là trách nhiệm của người lãnh đạo,

quản lý phải thi hành ý chí quyền lực của nhân dân đã giao phó.
Đây cũng là sự biểu hiện một năng lực quan trọng bậc nhất của người lãnh
đạo, quản lý hiện nay là năng lực tổ chức thực tiễn có hiệu quả. Muốn thế, khi tổ
chức thực hiện các quyết định, người lãnh đạo, quản lý phải tính đến các yếu tố
tâm lý xã hội sau đây.


Một là, phải chuẩn bị quyết tâm và ý thức sẵn sàng, chủ động, tích cực sáng
tạo cho người thi hành quyết định. Phải có nghệ thuật và kinh nghiệm truyền đạt
quyết định để biến quyết tâm của người ra quyết định thành quyết tâm của người
thực hiện, rút ngắn khoảng cách tâm lý tất yếu giữa lời nói và việc làm, khả năng
và thực hiện, sự quan tâm của người ra quyết định và người thi hành khoảng cách
này càng được rút ngắn thì quyết tâm thực hiện quyết định càng cao và nói chung
thì mục tiêu kế hoạch 10 phần, biện pháp thực hiện phải 20 phần và quyết tâm thực
hiện phải 30 phần như Bác Hồ đã dặn.
Hai là, người lãnh đạo, quản lý phải giữ vai trò trọng tài trong việc phân
công các phần việc cho người tham gia thực hiện quyết định theo nguyên tắc công
khai, công bằng và tự nguyện. Người lãnh đạo, quản lý phải giữ đúng vai trò trọng
tài trong phân công và cần tạo ra hiệu ứng tâm lý xã hội để nhiều người xung
phong nhận việc và có sự gắn bó với công việc, thêm tin yêu mến phục người lãnh
đạo, quản lý, những người cùng thực hiện công việc càng đoàn kết, tin tưởng và
giúp đỡ lẫn nhau.
Ba là, người ra quyết định và người lãnh đạo, quản lý cần phải xuất hiện
đúng lúc và đúng nơi cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định. Đây là
điều rất quan trọng và cần thiết để giải quyết kịp thời khó khăn, trở ngại, động viên
khuyến khích kịp thời những thành tích và sáng kiến. Nó chứng tỏ người lãnh đạo,
quản lý thạo việc, sâu sát, thương yêu và thông cảm với người dưới quyền, sự gắn
bó giữa người lãnh đạo, quản lý và quần chúng cấp dưới càng sâu sắc, nhân cách
của người lãnh đạo, quản lý càng bộc lộ rõ ràng, càng được bổ sung hoàn thiện, uy
tín của người lãnh đạo, quản lý càng được nâng cao, càng sâu xa bền vững.



Trong thực tế, các quyết định có được cơ sở và mọi người thực hiện nhanh
chóng hay không, có chất lượng và hiệu quản đến đâu, là nhờ yếu tố này và không
ai có thể làm thay được người lãnh đạo, quản lý trong việc nêu gương tận tuỵ, nhạy
bén chu đáo và sáng suốt trước sự cảm nhận trực tiếp của người lao động. Ở đây
chính là sự biểu hiện của “ Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn
văn tuyên truyền”.
Bốn là, phải tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện và chất lượng ra quyết định.
Đây là yêu cầu kiểm tra của công tác lãnh đạo, quản lý, kiểm tra đường lối, chính
sách và các quyết định đã ban hành, không kiểm tra coi như không lãnh đạo chính
là khâu này. Thành phần tham gia kiểm tra phải có đại diện của người ra quyết
định, người phản biện và người trực tiếp thực hiện. Cần khắc phục tâm lý của
người đi kiểm tra thường nặng nền về phê phán, xem xét các sai sót của người thực
hiện mà ít chu ý kích thích được tính tích cực tham gia ý kiến và đẩy nhanh tiến độ
thực hiện quyết định ở các đối tượng được kiểm tra. Chú ý lắng nghe và tiếp thu ý
kiến của người thực hiện để hoàn thiện quyết định đang thi hành, đẩy nhanh tiến độ
và rút kinh nghiệm cho lần sau. Văn kiện Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “ Các
cấp uỷ viên, nhất là cán bộ chủ chốt có chương trình công tác ở cơ sở, tiếp xúc lắng
nghe ý kiến và trả lời chất vấn của đảng viên và nhân dân”.
Năm là, phải tổ chức phân phối phúc lợi, kết quả thực hiện quyết định một
cách công khai, công bằng, bảo đảm hài hoà các lợi ích, chú trọng đến lợi ích của
người lao động trực tiếp thực hiện quyết định, khen thưởng và kỷ luật đúng đối
tượng, đúng mức và đúng lúc. Người lãnh đạo, quản lý phải tổ chức rút kinh
nghiệm thực hiện quyết định, giữ vai trò trọng tài phân phối, nghiêm khắc với
người ra quyết định và độ lượng với người thực hiện, tự phê bình nghiêm túc và


sâu sắc để chuẩn bị sự gắn bó với công việc, với người lãnh đạo, quản lý và tính
tích cực thực hiện các quyết định tiếp theo.

Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, vấn đề quan trọng là phải xác định cho
được khâu chủ yếu và sát hợp với từng công việc, từng đơn vị để nâng cao chất
lượng và hiệu quả ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, đồng thời người
lãnh đạo, quản lý còn phải chú ý sử dụng các biện pháp tác động tâm lý cần thiết.
Người lãnh đạo, quản lý giỏi phải kiên định mục tiêu quản lý, nắm vững và biết
vận dụng các phương pháp quản lý thích hợp để tổ chức thực hiện có kết quả
những quyết định đã đề ra./.



×