Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.99 KB, 21 trang )

Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
I.

Khái niệm ngân sách nhà nước:
1. Ngân sách nhà nước:
a) Khái niệm:

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển: “NSNN là một văn
kiện tài chính, mơ tả các khoản thu và chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm”.
Theo các nhà kinh tế học hiện dại: “NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi
bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước”.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước”.
Ngân sách nhà nước do Quốc hội xem xét và quyết định thơng qua tình
hình thực hiện ngân sách năm trước, nhiệm vụ thu chi của ngân sách nhà nước
năm nay, tình hình bội chi ngân sách nhà nước, các giải pháp bù đắp bội chi ngân sách,
các khoản nợ nhà nước đến hạn,v.v...
Hàm ngân sách đơn giản có dạng sau:
B = -G + tY
Trong đó: B là cán cân ngân sách
G là chi tiêu ngân sách
tY là thu ngân sách
b) Bản chất của NSNN:
-

Xét về phương diện pháp lý: NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi
bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm. Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành.


-

Về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của NSNN đều là hoạt động phân phối các
nguồn tài nguyên quốc gia. Vì vậy, NSNN thể hiện các mối quan hệ kinh tế
trong phân phối. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước
với một bên là các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các tầng lớp dân cư.

-

Về tính chất xã hội: NSNN luôn là một công cụ kinh tế của Nhà nước, nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

1


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Từ đây có thể rút ra nhận xét: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền
với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà
nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện chức năng của
Nhà nước trên cơ sở luật định.
2. Thâm hụt ngân sách:
Thâm hụt ngân sách Nhà nước (hay còn gọi là thiếu hụt NSNN, bội chi NSNN)
là tình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt q các khoản thu khơng mang tính
hồn trả (thu trong cân đối) của NSNN, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.
Trường hợp ngược lại, khi khoản thu mà lớn hơn khoản chi gọi là thặng dư ngân sách.
Để phản mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm

hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách Nhà nước.
B=T-G
B < 0 : Thâm hụt ngân sách (B là hiệu số giữa thu và chi)
Ví dụ: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước năm 2009 là 155 900 tỷ đồng, tỷ lệ thâm hụt so
với GDP là 6,9% (theo cách tính của Việt Nam).
3. Các loại thâm hụt NSNN:
Người ta phân biệt thành ba loại thâm hụt là thâm hụt cơ cấu, thâm hụt thực tế và thâm
hụt chu kì.
-

Thâm hụt ngân sách thực tế: Là thâm hụt khi số chỉ thực tế vượt số thu thực tế
trong một thời kì nhất định.

-

Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những
chính sách tùy biến của Chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã
hội hay quy mô chỉ tiêu cho giáo dục quốc phịng.

-

Thâm hụt ngân sách chu kì: Là thâm hụt ngân sách bị động do sự vận động theo
chu kì của nền kinh tế thị trường. Thâm hụt chu kì xảy ra tự động như nó là kết
quả của chu kì kinh doanh và được tính bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và
thâm hụt cơ cấu. Ví dụ như khi nền kinh tế suy thối, tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4


2


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp
thất nghiệp tăng lên.
Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động
chủ quan của chính sách tài khố như: định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm...Vì vậy
để đánh giá kết quả phải sử dụng thâm hụt cơ cấu.
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách:
Thâm hụt ngân sách không phải là ý muốn của bất kỳ chính phủ nào, mà ngược
lại tất cả các chính phủ đều hứa hẹn và mong muốn đạt tới sự cân bằng ngân sách. Tuy
nhiên đây thực sự là một bài tốn hóc búa, mà ngun nhân chủ yếu bao gồm hai
nhóm chính:
 Thứ nhất, đó là những ngun nhân mang tính khách quan do diễn biến của chu
kỳ kinh doanh, do tác động của điều kiện tự nhiên, do các yếu tố bất khả kháng.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng dẫn tới tình trạng thâm hụt. Khi đất nước
lâm vào khủng hoảng , GNP thực tế giảm, các khoản thu nhập của chính phủ
giảm (thuế doanh thu và thu nhập giảm), mà các khoản chi chuyển nhượng
lại tăng.
Cụ thể, ở các nước tư bản, một mặt để khuyến khích phát triển khu vực
kinh tế tư nhân, chính phủ đã tiến hành cải cách hệ thống thuế, theo hướng thu
hẹp tỷ lệ thuế trực thu, làm cho tổng số thu của ngân sách nhà nước giảm mạnh.
Mặt khác, cùng với việc tăng chi cho các nhu cầu xã hội, xây dựng các cơng
trình cơng cộng, trợ cấp cho các doanh nghiệp tư nhân, nghiên cứu khoa học,
thì chi phí qn sự cũng tăng lên không ngừng, quá sức chịu đựng của ngân
sách nhà nước, dẫn đến tình trạng thâm hụt.
Cịn ở Việt Nam, đặc điểm nổi bật của ngân sách nhà nước thời gian qua là chịu
ảnh hưởng nặng nề của hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và cơ chế quản lý
kế hoạch hoá tập trung cao độ. Vì vậy ngân sách nhà nước ln gặp phải những

khó khăn to lớn, trở nên hết sức bị động cả về thu, chi và cân đối.
 Thứ hai, là những nguyên nhân mang tính chủ quan thuộc về quá trình quản lý
và điều hành NSNN.
GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

3


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Thu ngân sách nhà nước tăng chậm và không ổn định, nguồn thu từ nội
bộ nền kinh tế không đủ chi cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội và cho sản
xuất kinh doanh. Chi ngân sách cịn lãng phí, kém hiệu quả, mà nhu cầu chi tiêu
của nhà nước thì ngày càng tăng. Hơn nữa, việc quản lý và điều hành ngân sách
còn nhiều hạn chế, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Lập và quyết định dự toán
ngân sách, phân bổ ngân sách, kế tốn và quyết tốn ngân sách.
Đó là những ngun nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách.
Ngồi ra, cịn có một trường hợp đặc biệt. Lý thuyết cổ điển chỉ ra rằng
muốn thăng bằng ngân sách trong thời kỳ suy thối thì hoặc phải tăng thu hoặc
phải giảm chi, song cả hai phương pháp này chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế hai
cái “máy hãm” khiến cho nền kinh tế đã trì trệ lại càng trì trệ nặng nề hơn.
Để tránh ảnh hưởng kìm hãm đó người ta cố tránh bằng cách cố ý thâm hụt
ngân sách, sự thiếu hụt ngân sách là động lực và khơi mào cho sự phục hồi kinh
tế bằng cách chi tiêu ra nhiều hơn. Nhưng cách này có tác động nguy hiểm đến
nền kinh tế của quốc gia, do đó chúng ta phải rất thận trọng trong gây ra thiếu
hụt và sự thâm hụt ngân sách tạm thời này phải được kiểm soát chặt chẽ trong
một giới hạn nhất định.
5. Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đối với nền kinh tế:
a) Thâm hụt ngân sách nhà nước và vấn đề thoái lui đầu tư.


Theo “thuyết tương đương” của Ricardo khi có tình trạng thâm hụt ngân
sách thì tiết kiệm của dân chúng sẽ tăng lên bằng mức thâm hụt. Vì thế sẽ khơng
ảnh hưởng đến lãi suất không gây trở ngại đầu tư. Tuy nhiên,
qua thực tế ở nhiều nước khi ngân sách nhà nước thâm hụt, chi tăng, thu giảm,
GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung tiền
cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp ngẹt một số đầu tư. Kết quả là một phần GNP
tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao, kéo theo thối lui đầu tư với quy mơ
nhỏ nếu trong ngắn hạn và quy mô lớn nếu trong dài hạn. Từ đó làm giảm sự
tăng trưởng kinh tế.
b) Thâm hụt NSNN – một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát.
“ Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”
Khi ngân sách thâm hụt lớn, chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng
tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi giá cả đã tăng
GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

4


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và
lạm phát tiếp tục tăng vọt. Mà tác hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại
thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên, gây biến dạng về cơ cấu sản xuất và
làm việc trong nền kinh tế… Như vậy, nghĩa là thâm hụt ngân sách gián tiếp gây
ra tác động trên làm tổn hại đến nền kinh tế.
Tuy nhiên lạm phát cũng có tác động ngược lên thâm hụt ngân sách. Với tác
động phân phối lại của cải một cách ngẫu nhiên thì lạm phát giúp Chính phủ
trong một số chừng mực nhất định:

 Thứ nhất: Chính phủ có thêm một nguồn thu nhập là thuế lạm phát.
 Thứ hai: Chính phủ có thể được lợi nếu lạm phát làm cho lãi suất danh
nghĩa tăng ít hơn bản thân lạm phát.
Và như vậy bản thân mức thâm hụt ngân sách có thể giảm.
c) Tác động của thâm hụt ngân sách đến cán cân thương mại.
Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cán
cân thương mại. Các hoạt động xuất và nhập hàng hóa khơng chỉ được đánh giá
thơng qua số lượng mà cịn được đánh giá thơng qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi
ở đây là tỷ số giữa giá hàng xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của
bản thân nước đó. Như vậy, nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối
so với hàng nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng
tích cực và ngược lại ( nếu như khối lượng hàng không thay đổi).
Như ta đã phân tích ở trên, tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị
trường tăng,. Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ tăng giá, giá hàng hóa
trong nước theo đó cũng tăng theo làm giảm lượng hàng xuất khẩu. Vì vậy thâm
hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu: nhập vào lớn hơn xuất ra, việc sử
dụng hàng hóa trong nước bị hạn chế, sản xuất gặp nhiều khó khăn, tác động
khơng ít tới sự tăng trưởng kinh tế.
II. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước:
1. Thực trạng thâm hụt ngân sách:
1.1.

Kết quả thu chi NSNN năm 2010:

a. Tổng thu NSNN:

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4


5


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước là 461.500 tỷ đồng, kết quả thực
hiện đạt 559.170 tỷ đồng, vượt 21,2% so với dự toán. Cụ thể như sau:
 Thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (không kể thu tiền sử
dụng đất): Dự toán thu 271.700 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 312.709 tỷ
đồng, vượt 15,1% so với dự toán.
-

Khu vực kinh tế quốc doanh: đạt 111.922 tỷ đồng, vượt 12,3% so với dự tốn.

-

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: đạt 62.821 tỷ đồng, vượt 8,8% so
với dự tốn

-

Khu vực kinh tế ngồi quốc doanh: đạt 69.925 tỷ đồng, vượt 11,4% so dự toán.
 Thu tiền sử dụng đất: đạt 41.691 tỷ đồng, vượt 81,3% so với dự tốn.
 Thu từ dầu thơ: 69.170 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng thu ngân sách nhà
nước, vượt 4,3% so dự toán.
 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: Dự tốn thu 95.500
tỷ đồng, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 131.500 tỷ đồng,
hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 36.000 tỷ đồng, tương ứng
với kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng trên 6% và kim ngạch nhập khẩu
dự kiến tăng 9%.
 Thu viện trợ khơng hồn lại: dự tốn 5.000 tỷ đồng, kết quả thực hiện

đạt 5.500 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán.

b. Tổng chi NSNN:

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 671.370 tỷ đồng, tăng 15,3% so với
dự toán. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
 Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 125.500 tỷ đồng, kết quả thực hiện
(bao gồm cả vốn dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010)
đạt 172.710 tỷ đồng, chiếm 25,7% tổng chi ngân sách nhà nước và bằng
8,7% GDP.
GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

6


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
 Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt
80.250 tỷ đồng, tăng 14,2% so với dự toán.
 Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, quản
lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương đã phân bổ vào các
lĩnh vực): Dự toán chi 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 385.082 tỷ
đồng, tăng 6,3% so với dự toán.
1.2.

Kết quả thu chi NSNN năm 2011:

a. Tổng thu NSNN:


Dự toán thu cân đối NSNN năm 2011 là 595.000 tỷ đồng; ước cả năm đạt
674.500 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán. Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu
cụ thể như sau:


Thu nội địa: Dự toán thu 382.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 425.000 tỷ
đồng, vượt 11,3% so dự tốn; khơng kể thu tiền sử dụng đất (ước đạt
43.500 tỷ đồng, tăng 13.500 tỷ đồng so dự tốn) thì vượt 8,4% so dự

tốn.
 Thu từ dầu thơ: Dự toán thu 69.300 tỷ đồng, ước thu ngân sách từ dầu
thô cả năm đạt 100.000 tỷ đồng, vượt 30.700 tỷ đồng so dự toán.
 Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu: Dự toán thu 138.700 tỷ đồng,
ước tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm đạt 205.000 tỷ đồng,
vượt 13,4% so dự toán, sau khi trừ ước chi hoàn thuế giá trị gia tăng 61.000
tỷ đồng, dự kiến thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm


2011 đạt 144.000 tỷ đồng, tăng 3,8% so dự toán.
Thu viện trợ: Dự toán 5.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 5.500 tỷ đồng,
vượt 10% so dự tốn.

b.

Tổng chi NSNN:

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4


7


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Tổng chi NSNN năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán,
tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu
như sau:
 Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt
175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán.
 Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 86.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt
101.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với dự toán.
 Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): Dự toán chi
469.100 tỷ đồng, ước thực hiện chi ngân sách cho lĩnh vực này cả năm
đạt 491.500 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán.
Kết quả thu chi NSNN năm 2012:

1.3.

a. Tổng thu NSNN:
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt 658,6 nghìn
tỷ đồng, bằng 88,9% dự tốn năm, trong đó:
 Thu nội địa đạt: 419,1 nghìn tỷ đồng, bằng 84,7% dự tốn.
- Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 133,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86%
-

dự tốn năm.
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (khơng kể dầu thơ) 78,4

-


nghìn tỷ đồng, bằng 80,2% dự tốn.
Thu thuế cơng, thương nghiệp và dịch vụ ngồi Nhà nước 86 nghìn tỷ

đồng, bằng 77,4% dự tốn.
- Thu thuế thu nhập cá nhân 43,1 nghìn tỷ đồng, bằng 93% dự tốn.
- Thu thuế bảo vệ mơi trường 12,1 nghìn tỷ đồng, bằng 91,4% dự tốn.
- Thu phí, lệ phí 7,9 nghìn tỷ đồng, bằng 88,5% dự tốn.
 Thu từ dầu thơ 113 nghìn tỷ đồng, bằng 129,9% dự toán.
 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 119,5 nghìn tỷ đồng, bằng
77,6% dự tốn.
b. Tổng chi NSNN:
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt 821,2 nghìn
tỷ đồng, bằng 90,9% dự tốn năm, trong đó:

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

8


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
 Chi đầu tư phát triển 157,6 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán (riêng chi đầu tư
xây dựng cơ bản 151,7 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2% dự toán).
 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phịng, an ninh, quản lý Nhà nước,
Đảng, đồn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 569,9
nghìn tỷ đồng, bằng 94,8% dự tốn.
 Chi trả nợ và viện trợ 93,8 nghìn tỷ đồng, bằng 93,8% dự toán.
1.4. Kết quả thu chi NSNN năm 2013:
a. Tổng thu NSNN:

Tổng thu ngân sách nhà nước phát sinh 6 tháng đầu năm là 356.520 tỷ đồng đạt
43,7% dự tốn năm.





Trong đó thu nội địa là 236.170 tỷ đồng, bằng 43,3% dự toán.
- Thu từ khu vực DNNN ước đạt 39,4% dự tốn năm.
- Thu thuế cơng thương nghiệp và dịch vụ ngồi nhà nước đạt 42,7%
dự tốn.
- Thu thuế thu nhập cá nhân tăng 4,9% dự toán.
- Thu thuế bảo vệ mơi trường đạt 40% dự tốn.
Thu từ dầu thơ 55.430 tỷ đồng, bằng 56% dự tốn.
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 61.920 tỷ đồng,

bằng 37,2% dự toán.
b. Tổng chi NSNN:
Tổng chi cân đối ngân sách 6 tháng đầu năm là 448.910 tỷ đồng, bằng 45,9% dự
toán.
 Chi đầu tư phát triển ước đạt 77.920 tỷ đồng, bằng 44,5% dự toán.
 Chi trả nợ và viện trợ ước đạt 52.180 tỷ đồng, bằng 49,7% dự toán.
 Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản
lý hành chính ước đạt 318.810 tỷ đồng, bằng 48,4% dự toán.
2. So sánh thâm hụt ngân sách:
 So sánh thâm hụt ngân sách qua các năm.
Như vậy từ kết quả thu chi ngân sách của Việt Nam trong các năm qua như trên
ta có thể tổng hợp thành bảng sau:
(Đơn vị tính: tỉ đồng)
GVHD: Đặng Thị Thơi


Nhóm 4

9


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

10


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

S
T
T

A

Nội dung

TỔNG THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC

Năm
2010


Năm
2011

Năm 2012

560.170

605.000

762.900

Ước
tính 10
tháng
đầu
năm
2013

I.

Thu cân đối ngân sách nhà nước

559.170

595.000

740.500

572.100


1

Thu nội địa

354.400

382.000

494.600

373.400

2

Thu từ dầu thơ

69.170

69.300

87.000

85.600

3

Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu

130.100


138.700

153.900

108.500

4

Thu viện trợ khơng hồn lại

5.500

5.000

5.000

II
.

Thu chuyển nguồn

1.000

10.000

22.400

B


TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC

671.370

725.600

903.100

718.800

1

Chi đầu tư phát triển

172.710

152.000

190.000

128.800

2

Chi trả nợ và viện trợ

80.250

86.000


100.000

80.500

3

Chi phát triển sự nghiệp KT-XH,
QP, AN, QLNN

385.082

442.100

552.000

509.500

4

Chi cải cách tiền lương

23.228

27.000

59.300

5


Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

100

100

6

Dự phịng

18.400

21.700

7

Chi chuyển nguồn

10.000

C
.

BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC

111.200


120.600

140.200

1

Tỷ lệ bội chi so với GDP (cả chi
trả nợ gốc)

5,6%

5,3%

4,8%

2

Tỷ lệ bội chi so với GDP ( khơng
gồm chi trả nợ gốc)

2,8%

2,1%

3,1%

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4


11


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Qua bảng trên ta

Bội chi ngân sách nhà nước tăng từ 111.200 tỉ đồng (2010) lên 140.200 tỉ đồng
(2012). Nhưng tỷ lệ bội chi so với GDP giảm từ 5,6% (2010) xuống còn 4,8%
(2012).
Nửa đầu 2013, do hoạt động kinh tế trong nước tăng chậm đã khiến tình trạng
thâm hụt ngân sách của Việt Nam trở nên trầm trọng hơn, lên tới 6,1% GDP bao
gồm chi trả nợ gốc và 4,1% GDP chưa bao gồm chi trả nợ gốc.
Thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công qua các
năm. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007
lên tới 57% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011. Cùng
thời gian đó, nợ nước ngồi của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần
42%GDP.
Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP)



So sánh thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong khu vực và ở một

vài quốc gia trên thế giới.
Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước ở châu Á.
Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban kinh tế của Quốc hội, bức tranh tổng thể về
tài khóa cho thấy Việt Nam đã và đang theo đuổi những chính sách có định
GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4


12


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
hướng thâm hụt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trung bình giai đoạn 20092011, thâm hụt ngân sách Việt Nam thuộc diện cao nhất trong khu vực Đông
Nam Á, khoảng 3,7% GDP. Con số này lớn gấp 3 lần so với Indonesia, gấp 2 lần
Trung Quốc và 1,5 lần Thái Lan vào năm 2010 và các nước ở châu Á.

Thâm hụt ngân sách ở một số nước châu Á 2009 - 2010 (%GDP )

Do khả năng cân đối NSNN năm 2013 rất khó khăn, vì vậy Chính phủ đã báo cáo
Quốc hội quyết định giữ tỷ lệ bội chi NSNN năm 2013 như năm 2012 là 4,8%
GDP (162.000 tỷ đồng) để có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, nếu
tính bội chi loại trừ chi trả nợ gốc, tỷ lệ này chỉ khoảng 3% GDP, ở mức trung
bình cao nếu so với các nước trong khu vực Đơng Nam Á.

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

13


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Nguồn: Triển vọng phát triển Châu Á 2013, Bộ Tài chính Việt Nam. Số liệu bội chi của Việt Nam được

tính theo phân loại thống kê tài chính chính phủ, trong đó đã loại trừ phần chi trả nợ gốc.


Các quốc gia trong khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia…) cũng đang
khốn khổ với thâm hụt ngân sách. Bộ Tài chính Trung Quốc dự báo, thâm hụt NSNN
của nước này trong năm nay là 13,82 nghìn tỷ NDT (2,2 nghìn tỷ USD), tương ứng với
thâm hụt 2% GDP, tăng 0,4% GDP so với năm 2012. Để bù đắp vào con số thâm hụt
ngân sách khổng lồ trên, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép tăng hạn ngạch phát
hành trái phiếu chính phủ từ 250 tỷ NDT năm 2012, lên 350 tỷ NDT trong năm 2013.
Đồng thời, sẽ quyết liệt cải cách hệ thống quản lý nợ của các chính quyền địa phương.

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

14


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Nhiều khả năng, Ấn Độ sẽ đảm bảo được bội chi dưới 4,8% trong năm 2013 như kế
hoạch đề ra. Để đảm bảo cân đối dự toán thu - chi NSNN, Ấn Độ đã luôn quan tâm
củng cố vững chắc tài khóa của đất nước. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ
Chidambaram, Ấn Độ đang quyết tâm giảm thâm hụt NSNN xuống 3% từ nay đến
năm 2017. Thời gian tới, Bộ Tài chính nước này sẽ tập trung vào thanh, kiểm tra mở
rộng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Indonesia - một trong những nước thuộc khu vực Đơng Nam Á điển hình nhất về thâm
hụt NSNN. Tính đến ngày 31/5/2013, Indonesia đã thâm hụt ngân sách lên tới 25,9
nghìn tỷ rupiah, tương đương 2,64 tỷ USD, bằng 0,27% GDP. Tháng 6/2013, Chính
phủ Indonesia dự báo thâm hụt NSNN của nước này cả năm 2013 là 224,2 nghìn tỷ
rupiah, bằng 2,38% GDP. Trước đó, Quốc hội Indonesia đã thông qua Kế hoạch
NSNN năm 2013 sửa đổi theo đề nghị của Chính phủ. Theo đó, các mục tiêu mới bao
gồm: thâm hụt ngân sách 2013 ở mức 2,38% GDP, thu ngân sách 1.502 nghìn tỷ

rupiah, chi ngân sách 1.726 nghìn tỷ rupiah; tăng trưởng kinh tế 6,3%; tỷ lệ lạm phá t
7,2%...
Đối với các nước trên thế giới
Tuy nhiên, tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 trình bày tại phiên khai mạc
Quốc hội sáng 21/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Tổng chi ngân sách nhà
nước năm 2013 ước đạt 986.300 tỷ đồng, tăng 0,8% so với dự toán. Bội chi ngân sách
nhà nước năm 2013 đạt 5,3% GDP.

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

15


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Trong khi đó, tại châu Âu, Italia đang trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế tồi tệ nhất
trong lịch sử khi EC dự báo tốc độ tăng trưởng của nước này chỉ đạt 1,3% trong năm
2013 và 0,7% trong năm 2014. Về NSNN, EC ước tính, thâm hụt NSNN của nước này
trong năm 2013 sẽ là 2,9% GDP và sẽ giảm xuống còn 2,4% GDP trong năm 2014.
Đáng lo ngại hơn là nợ công của Italia sẽ đạt ngưỡng 131,4% GDP trong năm nay và
132,2% GDP trong năm 2014.

( 10 quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn nhất EU: Ireland (32,4%), Hy Lạp
(10,5%), Anh (10,4%), Tây Ban Nha (9,2%), Bồ Đào Nha (9,1%), Ba Lan
(7,9%), Slovakia (7,9%), Latvia (7,7%), Lithuania (7,1%) và Pháp (7%) ).
Nguồn: Telegraph
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) mới đây đưa ra dự báo thâm hụt ngân
sách của nước này sẽ giảm xuống còn khoảng 642 tỷ USD trong năm nay, so với
1.100 tỷ USD trong tài khóa 2012, nhờ nguồn thu tăng mạnh. Như vậy ước tính,

thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tài khóa 2013 sẽ giảm xuống còn 4% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) so với 7% GDP năm 2012. Để duy trì ổn định ngân
sách của Chính phủ Liên bang đã phải nâng trần nợ công nhằm giảm thâm hụt
ngân sách. Tuy nhiên, nước này vẫn phải đối mặt với “núi nợ” công vào khoảng
75% GDP, tương đương 16.000 tỷ USD trong năm tài khóa 2013, gấp đơi năm

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

16


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
2006. Đáng chú ý, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ công bố số liệu thâm hụt ngân sách
trong tháng 7/2013 của nước này lên tới 97,6 tỷ USD.

Bộ Tài chính và Ngân khố Australia vừa cơng bố Báo cáo Triển vọng tài chính và
kinh tế dự kiến, thâm hụt ngân sách Liên bang sẽ ở mức 30,1 tỷ AUD trong năm
2013 - 2014 và dự kiến đạt mức tăng trưởng 2,5% trong năm nay.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Liên bang Nga Anton Siluanov, năm
nay, thu NSNN của nước này có thể bị hụt thu khoảng 1.000 tỷ rubles (30 tỷ
USD) và tổng thu NSNN ước đạt khoảng 13.000 tỷ rubles (400 tỷ USD). Tuy
nhiên, theo dự báo của Bộ Tài chính Liên bang Nga, con số hụt thu NSNN sẽ còn
tiếp tục tăng cao và kéo dài trong vịng ít nhất 3 năm tới. Trong bản kế hoạch
ngân sách mới của Nga dự báo, thâm hụt NSNN của nước này trong năm 2014 sẽ
là 0,4% GDP, tương đương 327,1 tỷ rubles (tương đương 10 tỷ USD). Dự kiến,
tổng thu NSNN của Liên bang Nga trong năm 2014 ước đạt 13.520 nghìn tỷ
rubles (409,6 tỷ USD) và tổng chi 13.847 nghìn tỷ rubles (419,6 tỷ USD).

III.

Giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách:
Trước vấn nạn thâm hụt NSNN đang lan rộng ở nhiều nước trên thế giới, bài tốn
đặt ra là phải tìm cách để giảm thâm hụt NSNN, gia tăng khoản thu từ tiền thuế và
cắt giảm chi tiêu chính phủ. Giảm thâm hụt ngân sách phụ thuộc vào bối cảnh kinh

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

17


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
tế của mỗi nước. Tuy nhiên, về cơ bản cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ
yếu sau:
Thứ nhất, chính phủ các nước cắt giảm triệt để chi tiêu công để giảm thâm
hụt NSNN. Những năm 1990, Canada đã quyết liệt cắt giảm chi tiêu công
lên tới 20% trong 4 năm. Theo đó, kinh tế Canada tiếp tục tăng trưởng và
giảm được thâm hụt NSNN. Trong cuộc khủng hoảng ở khu vực Eurozone,
nhiều nước trong khu vực này đã cắt giảm chi tiêu Chính phủ và cố gắng
giảm thâm hụt ngân sách. Hi Lạp, Ireland và Tây Ban Nha đều đã thực hiện
cắt giảm chi tiêu công. Để bù đắp cho việc thâm hụt NSNN, năm 2013,
Chính phủ Pháp đã cam kết cắt giảm 10 tỷ Euro chi tiêu công, bằng 56%
tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là việc cắt giảm này đã góp
phần giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này;
Thứ hai, tập trung vào các khoản thu từ thuế để tăng nguồn thu vào NSNN
và giảm thâm hụt ngân sách. Có kế hoạch cụ thể về lộ trình tăng thuế thu
nhập cá nhân vào thời điểm thích hợp. Gần đây, Pháp đã tăng thuế đối với

những người giàu có đến hơn 70%. Đức cân đối ngân sách tập trung vào các
quỹ bảo hiểm xã hội để đạt mục tiêu cân bằng NSNN trong năm 2014, 2015
và giảm nợ công vào năm 2016;
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế là một trong những giải pháp tốt nhất để giảm
thâm hụt ngân sách. Khi kinh tế tăng trưởng, chính phủ sẽ gia tăng các
nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng, và thu nhập doanh nghiệp từ các cá nhân
và các công ty. Bên cạnh đó, chính phủ các nước ban hành các chính sách
kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đây được coi là những
yếu tố ít tổn hại nhất đến thâm hụt NSNN nhờ đó khơng phải cắt giảm chi
tiêu công và điều chỉnh tăng mức thuế suất;

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

18


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Thứ tư, phối hợp chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa ln đảm bảo minh bạch và ổn định, qua đó tạo đà cho
tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn lực cho đầu tư;
Thứ năm, để bù đắp thâm hụt NSNN và kích thích phục hồi kinh tế, một số
nước đã “bơm tiền” ra bằng cách kích hoạt ngân sách một khoản tiền lớn. Ví
dụ: Nhật Bản mới đây đã “bơm” 92.610 tỷ Yên (hơn 906 tỷ USD) cho tài
khóa 2013 sau khi chỉ có 46,3% ngân sách của tài khóa hiện tại bắt nguồn từ
việc phát hành cơng trái, để thúc đẩy các chính sách kinh tế của Thủ tướng
Shinzo Abe và kết thúc gần 2 thập kỷ giảm phát…
Ngồi ra cịn có các giải pháp khác như:
 Phát hành tiền để bù đắp bội chi.

Khi ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình bằng
cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở, đặt biệt là trong trường hợp nền kinh tế đất
nước suy thoái.
Ngược lại, khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn mức sản
lượng tiềm năng) thì chính phủ khơng nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách tăng
nhanh lượng tiền cơ sở, vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu tăng lên cao và đẩy sản
lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng, hậu quả là làm tăng lạm phát.
 Vay trong nước hoặc vay nước ngoài.
Vay nợ là biện pháp chủ yếu để tài trợ thâm hụt ngân sách ở tất cả các quốc gia trên
thế giới, các biện pháp này khá đa dạng.
 Tăng thuế hoặc tăng các nguồn thu khác của chính phủ.
Nhà kinh tế học Mỹ-Laffer( thập kỷ 70) đã đồ thị hóa hai tác động trái ngược nhau của
việc tăng thuế thu nhập tùy theo mức thuế suất áp dụng.

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

19


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Có một mức thuế suất tối ưu (t*=50) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ
thuế lớn nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng
thu ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng
thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế
suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại
khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư.
 Cắt giảm chi tiêu (kể cả chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư phát triển)
Cắt giảm nguồn đầu tư và tín dụng nhà nước.

Rà sốt và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà
nước.
Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp.
Trong đó, ba giải pháp đầu được xem như giải pháp “cấp tiến” vì nó khơng trực tiếp
cắt giảm quyền lợi của bất kỳ bộ phận nào trong xã hội. mặt khác nó lại hướng vào
việc tăng nguồn tài chính cho nên khá dễ triển khai.
Trong khi đó, giải pháp thứ tư được mệnh danh là “bảo thủ” vì nó nhằm vào cắt
giảm chi tiêu. Do đó, giải pháp này sẽ bị các ban ngành, địa phương hoặc đơn vị có
ngân sách dự kiến bị cắt giảm lên tiếng phản đối, cản trở hoặc tìm cách gian lận, đồng
thời tổng nhu cầu xã hội cũng bị co hẹp lại.

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

20


Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

GVHD: Đặng Thị Thơi

Nhóm 4

21



×