Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt tại công ty TNHH MTV cà phê eapôk, huyện cưm’gar, tỉnh đăklăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.84 KB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành
cảm ơn tới :
-Quý thầy cô trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt những năm học tập tại trường.
- Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ H’Wen Niê Kdăm đã tận tình hướng dẫn và
chỉ bảo cho em.
-Ban Giám Đốc và các phòng ban, tập thể cán bộ công nhân viên công ty
TNHH MTV cà phê Eapôk huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
-Gia đình đã tạo điều kiện cho em học tập trong những năm qua, các bạn trong
lớp Quản trị kinh doanh khóa 2009 đã đóng góp ý kiến để em hoàn thành chuyên đề
này.
Dù đã hết sức cố gắng hoàn thành chuyên đề này nhưng vẫn không tránh khỏi
thiếu sót.
Kính mong các thầy cô, các độc giả đóng góp để hoàn thiện hơn nữa.
BMT,
ngày…….tháng………năm 2012.
Sinh viên.

Lê Thị Trang.

i


MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Phần mở đầu.......................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2
1.4.1. Phạm vi thời gian...........................................................................................2


1.4.2. Phạm vi không gian.......................................................................................2
1.4.3. Phạm vi nội dung...........................................................................................2
Phần thứ hai: Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................3
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất
kinh doanh............................................................................................................... 3
2.1.1.1. Khái niệm...................................................................................................3
2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh..........3
2.1.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả.........................................................................4
2.1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh
doanh....................................................................................................................... 5
2.1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh
doanh....................................................................................................................... 5
2.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng...............................................................................6
2.1.1.6.1. Môi trường kinh tế...................................................................................6
2.1.1.6.2. Môi trường pháp lý..................................................................................6
2.1.1.6.3. Môi trường công nghệ.............................................................................6
2.1.1.6.4. Lực lượng lao động.................................................................................7
2.1.1.6.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật............................................................................7
2.1.1.6.6. Nhân tố quản trị doanh nghiệp.................................................................7
2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................8
2.2.1. Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt trên thế giới và khu vực....................8
2.2.2. Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam........................................9
2.2.3. Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt ở Đăklăk............................................10
Phần thứ ba: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu....................12
ii


3.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV cà phê Eapôk...........................................12
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV cà phê Eapôk.....12

3.1.1.1. Ngành nghề kinh doanh tại công ty TNHH MTV cà phê Eapôk................13
3.1.1.2. Các sản phẩm chính của Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk....................13
3.1.2 Chức năng – nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk....................13
3.1.2.1. Chức năng..................................................................................................13
3.1.2.1. Nhiệm vụ....................................................................................................13
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty............................................................................14
3.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban...................................................15
3.1.5. Tình trạng sử dụng các nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV cà phê
Eapôk......................................................................................................................17
3.1.5.1. Tình trạng lao động của công ty.................................................................17
3.1.5.2. Tình trạng trang bị tài sản cố định của công ty...........................................18
3.1.5.3. Tình trạng sử dụng vốn của công ty............................................................19
3.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty......................................20
3.2. Thuận lợi và khó khăn......................................................................................22
3.2.1. Thuận lợi.......................................................................................................22
3.2.2. Khó khăn.......................................................................................................22
3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................................23
3.3.2. Xử lý thông tin..............................................................................................23
Phần thứ tư: Kết quả nghiên cứu và thảo luận...........................................25
4.1. Thực trạng hoạt động chăn nuôi bò thịt tại công ty TNHH MTV cà phê
Eapôk......................................................................................................................25
4.1.1. Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt tại công ty TNHH MTV cà phê
Eapôk......................................................................................................................25
4.1.2. Chi phí phục vụ cho hoạt động chăn nuôi bò thịt của công ty ......................26
4.1.3. Kết quả chăn nuôi bò thịt của công ty...........................................................27
4.1.4. Hiệu quả kinh tế từ hoạt động chăn nuôi bò thịt của công ty.........................28
4.1.5. Doanh thu từ hoạt động chăn nuôi bò thịt của công ty..................................29
4.2. Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt
của công ty.............................................................................................................30

iii


4.2.1. Giống............................................................................................................. 31
4.2.2. Tuổi...............................................................................................................31
4.2.3. Chuồng trại....................................................................................................31
4.2.4. Các yếu tố tự nhiên........................................................................................31
4.2.5. Nhân tố thị trường.........................................................................................31
4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt của công ty. .31
4.3.1. Giải pháp thị trường......................................................................................31
4.3.2. Giải pháp nhân lực........................................................................................32
4.3.3. Giải pháp về vốn............................................................................................32
4.3.4. Công tác giống..............................................................................................32
4.3.5. Thú y.............................................................................................................32
Phần thứ năm: Kết luận và kiến nghị..........................................................33
5.1. Kết luận............................................................................................................33
5.2. Kiến nghị..........................................................................................................33

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng phân bố số lượng đàn bò thế giới năm 2009..................................8
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng lao động tại công ty...................................................17
Bảng 3.2. Tình hình trang bị tài sản cố định của công ty.........................................19
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng vốn............................................................................19
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ sử dụng nguồn vốn của công ty...................................20
Bảng 3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...............................21
Bảng 4.1. Cơ cấu giống bò thịt của công ty qua 3 năm 2009- 2011........................25
Bảng 4.2. Chi phí phục vụ ngành chăn nuôi bò thịt tại công ty TNHH MTV

cà phê Eapôk...........................................................................................................26
Bảng 4.3. Bảng trọng lượng, đơn giá từ chăn nuôi bò thịt của công ty qua 3 năm
2009, 2010, 2011.....................................................................................................28
Bảng 4.4. Bảng hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò thịt của công ty 3 năm
2009- 2011..............................................................................................................29
Bảng 4.5. Báo cáo kết quả hoạt động chăn nuôi bò thịt từ năm 2009 đến 2011......30

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty................................................15

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VCSH

Chủ sở hữu

CP

chi phí

DN


Doanh nghiệp



Hợp đồng

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KD

Kinh doanh

KP&QK

Kinh phí và quỹ khác

LN

Lợi nhuận

TP-HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


FAO

Tổ chức nông lương thế giới

P.UTZ

Phòng kiểm tra chất lượng

P.KTTV

Phòng kế toán tài vụ

P.XNK

Phòng xuất nhập khẩu

P.KHKT

Phòng kế hoạch kỹ thuật

P.QLĐĐ

Phòng quản lý đất đai

P.TCHC

Phòng tổ chức hành chính

vii



PHẦN THỨ NHẤT
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành công to lớn
trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân không ngừng cải
thiện về mọi mặt. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về lương thực, thực phẩm của
người dân , nhất là các thực phẩm chất lượng cao ngày càng gia tăng, thịt bò là một
trong những loại thực phẩm đó.Thịt bò là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt
thích hợp với những người giảm béo và người cao huyết áp vì thịt bò chứa rất ít mỡ.
Đây là một loại thực phẩm cấp cao, được đa phần người tiêu dùng ưa chuộng.
Thị trường thịt bò đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng ở cả thị
trường trong và ngoài nước. Trước cơ hội đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách
khuyến khích phát triển chăn nuôi bò. Vì vậy, người dân nhiều vùng trong nước ta
đã tận dụng những điều kiện thuận lợi của mình để phát triển đàn bò theo hướng
nuôi để lấy thịt và nuôi kết hợp làm giống mang lại lợi nhuận cao.
Tỉnh Đăklăk có tiềm năng để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò
thịt. Tuy nhiên, trong những năm qua chăn nuôi bò ở địa phương đã nảy sinh ra một
số vấn đề như : đàn bò thịt với quy mô, số lượng chưa xứng với tiềm năng, chất
lượng con giống chưa cao dẫn tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp; phát triển
đàn bò thiếu quy hoạch chi tiết; đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý tại cơ sở của tỉnh
còn thiếu và mỏng…
Cũng như nhiều vùng khác trong cả nước, cùng sự phát triển của nền kinh tế,
quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh và sự gia tăng dân số gây sức ép lên tài
nguyên đất. Diện tích đất nông nghiệp nói chung và bãi chăn thả nói riêng ngày
càng bị thu hẹp. Chăn nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt, nuôi bán thâm canh kết
hợp với mục đích tận dụng nguồn phế phụ phẩm cà phê lên men của tỉnh làm thức
ăn chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là một phương thức chăn nuôi
mới, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa trong cơ

chế thị trường hiện nay.
Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk có trụ sở đóng tại địa bàn huyện Cưm’gar
tỉnh Đăklăk là một công ty nằm trên mảnh đất Tây Nguyên, được thành lập vào năm
1976 cùng với sự phát triển của địa phương qua nhiều thời kỳ, công ty cũng không
1


ngừng lớn mạnh. Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty đã được mở rộng rất
nhiều, một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty đó là chăn nuôi
bò thịt.
Xuất phát từ thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu :”Đánh giá
hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt tại công ty TNHH MTV cà phê Eapôk,
huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
-Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt tại công ty TNHH MTV cà phê
Eapôk, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
-Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi bò thịt tại
công ty TNHH MTV cà phê Eapôk, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chăn nuôi bò
thịt tại công ty TNHH MTV cà phê Eapôk, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi
bò thịt tại công ty TNHH MTV cà phê Eapôk huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu.

1.4.1. Phạm vi thời gian.
-Số liệu thu thập trong ba năm: 2009, 2010, 2011.
-Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ ngày 05/10/2012 đến ngày 05/11/2012.

1.4.2. Phạm vi không gian.
Đề tài này được thực hiện tại công ty TNHH MTV cà phê Eapôk, địa chỉ Km
14, đường tỉnh lộ 8, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
1.4.3. Phạm vi nội dung.
-Tìm hiểu một số khái niệm liên quan tới hiệu quả kinh tế.
- Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam và trên thế giới.
-Thực trạng hoạt động chăn nuôi bò thịt tại công ty TNHH MTV cà phê
Eapôk, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
-Tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi bò thịt tại
công ty TNHH MTV cà phê Eapôk, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chăn nuôi bò
thịt tại công ty TNHH MTV cà phê Eapôk, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăklăk.
2


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh
doanh.
2.1.1.1. Khái niệm.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật
lực, tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quá này, có thể
hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau :
H=K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế ) nào đó ; K là
kết quả thu được từ hiện tượng ( quá trình ) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt
được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản
ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được

với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế
trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc,
nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà
doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần
đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như
số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ... và cũng có thể là
các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy
tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết quả bao giờ cũng là
mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức (1) lại cho thấy trong khái
niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả
(đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
3


doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi
phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử
dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu
vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị
luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn
đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh
doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều
lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều
trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng”

tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
2.1. 1.3 Phân biệt các loại hiệu quả.
Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Chúng ta chỉ giới hạn thuật ngữ
hiệu quả ở giác độ kinh tế - xã hội. Xét trên phương diện này, có thể phân biệt giữa
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là : giải quyết công ăn
việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế ; giảm số người thất
nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm
bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp
nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng
cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;... Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta
xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn
việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thông thường các mục tiêu
kinh tế- xã hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội
cũng thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh tế như đã được khái niệm ở phần trên; với bản chất của nó,
hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở các hai giác độ vĩ mô
và vi mô. Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng
4


lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu
quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh
thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng.
2.1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Trong xu thế nền kinh tế các nước hiện nay là mở cửa và hội nhập, các doanh

nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp
luôn là tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp chi phí sản xuất, tránh những rủi ro gặp phải
để tồn tại và phát triển. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất kinh doanh vì những lý do sau đây:
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh có thể làm tăng khả năng cạnh
tranh, đứng vững của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, mục tiêu bao trùm, lâu
dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận của mình.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết mối quan
hệ giữa tập thể Nhà nước và người lao động. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất kinh doanh làm quỹ phúc lợi tập thể được nâng lên, đời sống người lao động
từng bước được cải thiện, nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước tăng.
2.1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong điều kiện khan
hiếm các nguồn lực như hiện nay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền
kinh tế nói chung và bản thân các doanh nghiệp nói riêng:
- Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh sẽ tận dụng và tiết kiệm được nguồn lực đất nước. Thúc đẩy tiến bộ khoa
học và công nghệ, đi nhanh vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa phát triển kinh tế với
tốc độ nhanh.
- Đối với bản thân doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Khi
đã xóa bỏ vật cản là chế độ bao cấp, mỗi doanh nghiệp được quyền lợi tự do kinh
5


doanh và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh phải coi hiệu quả sản xuất kinh

doanh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Vì suy cho cùng nó đưa doanh nghiệp đến
thành công hay thất bại, có đạt được mục tiêu kinh doanh không, có bảo toàn được
vốn không. Nói cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là cơ sở để
tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân
viên trong doanh nghiệp.
2.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh
doanh.
2.1.1.6.1. Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế là nhân tố khách quan tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết phải kể đến các chính sách đầu tư,
chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu... của Nhà nước. Một thay đổi nhỏ
trong chính sách của Nhà nước cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp
thuộc các ngành vùng kinh tế nhất định. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành
mạnh, không để các ngành, vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt
cầu, việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái, việc
đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng,
… đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.
2.1.1.6.2. Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý gồm: Luật, văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật
của quốc gia mà rõ ràng, đầy đủ, nhất quán và mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính nghiêm minh của luật
pháp thể hiện trong môi trường thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến
kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
2.1.1.6.3. Môi trường công nghệ.
Công nghệ được định nghĩa là tập hợp của các yếu tố phần cứng (thiết bị máy
móc) với tư cách là những yếu tố hữu hình và phần mềm (phương pháp, bí quyết,
kỹ năng, quy trình…) với tư cách là những yếu tố vô hình. Hiện nay, cùng với
nguồn nhân lực, xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và tình hình ứng

dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới cũng như trong nước có ảnh hưởng
6


trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tức là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực công nghệ ngày càng trở thành
yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự thay đổi
của công nghệ có ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc dịch vụ, nó có
thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Nhìn chung môi trường công nghệ có ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công
nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng
tới năng suất, chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.6.4. Lực lượng lao động.
Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ
đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện
tiên quyết quyết định để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trong thực tế, máy móc thiết bị dù tối tân đến đâu mà không có con người sử dụng
thì không thể phát huy hết tác dụng. Ngược lại nếu có máy móc thiết bị hiện đại mà
con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật thì không những không tăng
được hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn tốn kém chi phí bảo dưỡng, sửa chữa vì
những sai lầm, hỏng hóc do không biết sử dụng gây ra. Ngày nay, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi lực
lượng lao động phải có trình độ kỹ thuật cao. Điều này chứng tỏ vai trò rất quan
trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.1.6.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng cho khách hàng sản phẩm tốt, thoả mãn cả
những nhóm khách hàng đòi hỏi sản phẩm có thuộc tính đặc biệt dẫn đến tăng hiệu

quả kinh tế sản xuất kinh doanh.
2.1.1.6.6. Nhân tố quản trị doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan
trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển doanh
nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các lợi thế về chất lượng và sự khác biệt
7


hoá sản phẩm giá cả và tốc độ cung ứng đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong
cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản
lý. Đến nay, người ta khẳng định ngay cả đối với việc đảm bảo và ngày càng nâng
cao chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhiều của nhân
tố quản trị chứ không phải của nhân tố kỹ thuật. Ngoài ra, việc lựa chọn bộ máy quản
trị phù hợp với từng doanh nghiệp sẽ giúp cho quá trình sản xuất trôi chảy, có thể kết
hợp các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt trên thế giới và khu vực.
Thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề sống còn của nhân loại.
Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ
bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng
sinh học trên trái đất.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới –FAO năm 2009 số
lượng đàn bò của thế giới như sau : tổng đàn bò 1.164,8 triệu con. Tốc độ tăng về số
lượng đàn bò của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Châu Á bao gồm các nước đang phát triển, dân số đông, mật độ dân số lớn và
còn lạc hậu so với các châu lục khác . Tổng dân số Châu Á là 4.166,0 triệu người
chiếm trên 60% dân số thế giới song bình quân về sản phẩm chăn nuôi trên đầu
người thấp so với trung bình của thế giới, theo số liệu thống kê của FAO năm 2009,

tổng đàn bò 407,4 triệu con.
Bảng 2.1. PHÂN BỐ SỐ LƯỢNG ĐÀN BÒ THẾ GIỚI NĂM 2009
Thế giới
Châu á
Châu âu
Châu phi
Châu mỹ
Châu úc

Bò (con)
1164893633
407423038
114204134
175046563
430340339
37879559

Tỷ lệ (%)
100.0
34.98
9.80
15.03
36.94
3.25

2.2.2. Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam.
8


Đàn bò tập trung nhiều ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Các

tỉnh có đàn bò nhiều hơn 200 ngàn con là: Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định,
Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vì số đầu con tăng chậm nên sản lượng thịt trâu bò cũng
ít có sự biến động qua các năm, dao động vào khoảng 120-220 ngàn tấn thịt hơi mỗi
năm. Thịt bò trên thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm cả thịt trâu và thịt bò. Trong
207 ngàn tấn thịt trâu bò năm 2003 có 107,7 ngàn tấn thịt bò và 99,5 ngàn tấn thịt
trâu.
Bò đưa vào giết thịt gồm đủ lọai từ bò đực tơ, bò đực già đã thiến hoặc chưa
thiến loại thải, bò cái tơ và bò cái sinh sản già loại thải. Bao gồm đủ các giống từ bò
Vàng, bò lai Sind, bò lai thịt và bò lai sữa. Từ nguồn cung cấp thịt bò như trên cho
thấy chỉ có rất ít bò tơ được giết thịt trong giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi để đạt tiêu
chuẩn chất lượng thịt cao. Chính vì chất lượng không phân định như vậy nên giá thịt
bò nạc ở nước ta cũng chỉ cao hơn từ 2 đến 3 lần thịt nạc heo. Giá thịt bò ngon ở các
nước chăn nuôi bò thịt tiên tiến rất cao, khoảng 10 USD/kg, khi nhập vào Việt Nam
giá có thể lên tới 15-16 USD/kg. Một loại thịt bò chất lượng cao như vậy hiện chưa
được sản xuất ở trong nước. Hàng năm chúng ta phải nhập một lượng lớn thịt bò chất
lượng cao phục vụ cho các khách sạn nhà hàng cao cấp hay người nước ngoài đang
công tác tại Việt Nam. Mấy năm trước đây mỗi năm ta nhập từ 200-300 tấn. Năm
2006 ước nhập 17.000 tấn, chủ yếu từ Úc, Argentina và Mỹ. Thịt bò loại ngon bán
trong siêu thị liên tục tăng, giá cao nhất từ 270 ngàn đ/kg (tháng 12/2006) lên tới 350
ngàn đ/kg (tháng 3/2007).
Mỗi năm nước ta giết thịt trên 600 ngàn con bò (năm 2004 là 696 ngàn con) .
Tổng khối lượng thịt hơi bò mỗi năm cũng chỉ đạt trên dưới 200 ngàn tấn, năm 2005
đạt 220 ngàn tấn, như vậy bình quân đầu người trong một năm thịt bò cũng mới đạt
khoảng 2,4- 2,6kg thịt hơi. Nếu tỷ lệ thịt tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình
mỗi người dân nước ta được hơn 1kg thịt tinh mỗi năm, nghĩa là còn rất thấp so với
các nước trong khu vực. Nhu cầu thịt bò trong nước rất lớn, chỉ riêng thành phố Hồ
Chí Minh mỗi ngày bình quân tiêu thụ gần 160 tấn thịt trâu bò các loại. Giá thịt bò
khá ổn định, nên so với một số ngành chăn nuôi khác thì chăn nuôi bò bán thịt ổn
định hơn. Tất cả những số liệu trên cho thấy tiềm năng thị trường to lớn của ngành
chăn nuôi bò thịt tương lai.

9


2.2.3. Tình hình hoạt động chăn nuôi bò thịt ở Đăklăk.
Các tỉnh Tây Nguyên xác định chăn nuôi đại gia súc là ngành kinh tế hàng
hoá, không những đáp ứng nhu cầu nguồn thực phẩm trong, ngoài khu vực mà còn
tiến đến xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.Các tỉnh Tây
Nguyên đã đầu tư nhập các giống bò ngoại như Zêbu, Brahman đỏ, trắng... để lai,
tạo ra các giống bò cái nền có chất lượng tốt, năng suất cao, thay thế dần các giống
bò địa phương đã thoái hoá, năng suất thấp; cung ứng cho các hộ gia đình đồng bào
các dân tộc, các tổ chức, trang trại phát triển chăn nuôi. Tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng,
phát triển trại bò giống gốc với các giống bò nhập ngoại, mỗi năm cung ứng cho
người chăn nuôi trong khu vực từ 200 -500 con bò lai. Bằng các biện pháp này, các
tỉnh Tây Nguyên từng bước nâng trọng lượng bò thịt chất lượng cao từ 160 - 180 kg
lên 220 - 230 kg/con bò cái và 220 kg lên 250 - 270 kg/con bò đực, đáp ứng tốt nhu
cầu của thị trường trong, ngoài khu vực và xuất khẩu. Các địa phương cũng tiến
hành nuôi vỗ béo bò thịt sau 3 năm tuổi bằng hình thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả
trong thời gian 60 - 90 ngày, có tốc độ tăng trọng khá nhanh (từ 48 - 65 kg/con),
chất lượng thịt đảm bảo, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện ở Tây
Nguyên đã chấm dứt tình trạng nuôi trâu bò để giết thịt tự cung tự cấp, hình thành
các vùng chăn nuôi tập trung, thành lập gần 1.000 trang trại chăn nuôi trâu, bò. Chỉ
riêng tỉnh Đắk Lắk nay đã có trên 200 trang trại chăn nuôi trâu bò, mỗi năm có
trang trại thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi trâu, bò thịt.
Cùng với việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi bò dưới tán rừng, tỉnh cũng đã
chuyển diện tích đất gieo trồng các loại cây màu kém hiệu quả kinh tế sang mở rộng
diện tích trồng cỏ nhằm chủ động nguồn thức ăn xanh cho bò; đưa vào gieo trồng
đại trà các giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt. Ngoài ra, các địa phương còn
sử dụng các phụ phẩm trong công, nông nghiệp ủ chua làm thức ăn thô xanh, đảm
bảo cho bò ăn quanh năm, nhất là vào mùa mưa bão, mùa khô. Thực hiện nghiêm
Pháp lệnh Thú y từ phòng chống dịch, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các bệnh

truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, ký sinh trùng đường máu, bệnh
chân móng..., thường xuyên tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường tại các khu vực
chăn nuôi.

10


PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk.
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk.
Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk được thành lập ngày 22 tháng 11 năm
11


1976. Theo quyết định số 199 QĐ-VB do chủ tịch tỉnh ĐăkLắk ký ngày
22/11/1976 trên cơ sở tiếp quản 4 đồn điền cũ là Chuhlâm, Chusuê, Sitcap,
Santơni, Scáp với diện tích khoảng 4.450 ha.
Người đại diện theo pháp luật Công ty: ông Cao Văn Tứ - Giám Đốc Công ty.
Năm 1976 Công ty TNHH 1 TV cà phê Eapôk được thành lập với tên gọi
“Nông trường cà phê Eapôk” với sự quản lý của Công ty Quốc doanh nông nghiệp
thuộc Công ty nông nghiệp Đăklăk, trải qua hơn 20 năm hoạt động từ chỗ là thành
viên của Công ty Quốc doanh nông nghiệp, sau đó là liên hiệp các xí nghiệp cà
phê Eapôk với cơ sở ban đầu là tiếp quản 285 ha cà phê của các đồn điền cũ. Do
nhu cầu phát triển của xã hội, của vùng nông trường luôn có sự biến động, cho đến
nay diện tích đất tự nhiên của công ty quản lý ổn định là 972 ha.
Nông trường cà phê Eapôk nằm về phía tây bắc của TP.BMT thuộc địa giới
huyện CưM’gar. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, từ cơ sở ban đầu còn nghèo nàn
lạc hậu cho đến nay công ty đã cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối ổn định như hệ
thống máy bơm điện, đường dẫn nước tưới cà phê, các công trình thủy lợi, xưởng

chế biến, xưởng sản xuất phân vi sinh, trại chăn nuôi bò giống, bò thịt… Ngoài ra,
Công ty còn xây dựng được các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá…
Đồng thời do nhu cầu phát triển của xã hội nên cho đến nay đất đai của Công ty
cũng biến đổi liên tục với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.804,79 ha, trong đó diện
tích đất chăn nuôi bò là trên 25 ha. Trong quá trình hoạt động Công ty đã từng bước
khẳng định mình trên thương trường và đã phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế quốc dân góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà và xã hội, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội.
Để mở rộng sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước
năm 1998 nông trường cà phê Eapôk được đổi tên thành “Công ty cà phê Eapôk”
theo quyết định số 652/QĐ-UB ngày 31/12/1998 của UBND tỉnh Đăk Lăk với
tổng số vốn 12.896.000.000 đồng. Và đã xin đăng kí thêm một số ngành kinh
doanh mới kinh doanh cho phù hợp với kinh tế thị trường năm 1998 công ty. Để
thuận lợi cho việc giao dịch công ty TNHH 1 TV cà phê Eapôk có tên giao dịch là:
EAPOK COFFEE ONE MEMBER LIMITED COMPANY , ĐT: 0500.530281,
Fax :0500.530223
3.1.1.1 Ngành nghề kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk.
12


Trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Thu mua cà phê, nông sản xuất khẩu.
Sản xuất và tiêu thụ phân vi sinh hữu cơ.
Nhập khẩu vật tư, máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Khai thác than bùn.
Chăn nuôi bò thịt, bò giống, bò sữa. Chế biến và sản xuất các sản phẩm từ
thịt bò.
3.1.1.2 Các sản phẩm chính của Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk.
Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm như: phân
vi sinh hữu cơ đa vi lượng (HUĐAVIL), than bùn, sữa bò, thịt bò….
3.1.2 Chức năng – nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk.

3.1.2.1 Chức năng.
Công ty TNHH MTV cà phê Eapôk là doanh nghiệp Nhà Nước, là tổ chức do
Nhà Nước đầu tư vốn thành lập và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm
thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước giao. Công ty có tư cách pháp nhân,
hạch toán độc lập, có khuôn dấu riêng, có quyền và nghĩa vụ dân sự chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, được thành lập theo luật Doanh
nghiệp Nhà Nước và hoạt động theo pháp luật hiện hành.
Công ty hoạt động kinh doanh trên các chức năng ngành nghề hiện có: sản
xuất, thu mua, chế biến cà phê ngoài ra công ty còn chăn nuôi, sản xuất và chế biến
các sản phẩm từ thịt bò, tự tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước để tiêu thụ sản
phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và đảm bảo đúng pháp luật.
3.1.2.2 Nhiệm vụ.
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí, thực hiện hợp đồng đúng thời hạn,
đúng chế độ kiểm toán và quy định về vốn, tài sản, các quỹ, công tác hạch toán kế
toán và các chế độ khác do Nhà Nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực,
hợp pháp các hoạt động tài chính của mình.
Tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ cà phê, sử dụng đúng mục đích
đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, nhập khẩu máy
móc thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời công ty cũng chế
biến phân hữu cơ vi sinh đa lượng (HUĐAVIL) để bón cho cây trồng .
Tuân thủ các chính sách của Nhà Nước về tiền lương, tiền thưởng và thực hiện
chế độ sổ sách theo đúng quy định. Ngoài các chức năng và nhiệm vụ trên công ty
13


còn không ngừng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và đẩy mạnh
xuất khẩu, đảm bảo cuộc sống cho công nhân viên và công nhân địa phương.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV cà phê Eapôk được tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng. Cán bộ lãnh đạo của từng bộ phận chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động của bộ phận mình trước cấp lãnh đạo cao hơn.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến: Là mọi công việc được giao cho từng đơn
vị và quan hệ điều hành được phân định với một cấp viên trực tuyến.
Cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng: Là mọi hoạt động của bộ máy có các bộ
phận chức năng là các phòng ban. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến
chức năng trong bộ máy quản trị là có các bộ phận chức năng làm tham mưu về chuyên
môn cho cấp quản trị. Hay nói cách khác cơ cấu chức năng là những người có cùng
chức năng chuyên môn, tính chất công việc thì được tập trung về một bộ phận.
+ Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí quản lý, tạo sự phối hợp dễ dàng giữa các
phòng ban để thực hiện mục tiêu của các đơn vị cấp dưới khi được phân công rõ
ràng, duy trì kỷ luật, dễ dàng kiểm tra, hành động nhanh chóng và linh hoạt.
+ Nhược điểm: Quyền hành tập chung vào ban giám đốc, tạo nên tình trạng
quá tải, đồng thời gặp khó khăn trong xử lý cồn việc khi giám đốc đi vắng.

14


Hội đồng thành viên
Ban kiểm soát và
P.UTZ
Chủ tịch hội đồng thành
viên
Giám đốc

Phó giám đốc


P.KTTV và
P.XNK

Phó giám đốc

P.KHKT và
P.QLĐĐ

P.TCHC

P.bảo vệ

5 đội sản sản xuất, xưởng chế biến cà phê, xưởng sx phân bón, các đại lý thu mua,
2 trạm kinh doanh, trại chăn nuôi bò, chi nhánh TP.HCM

3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của Công ty,
là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, tham gia quan hệ giao dịch, ký
kết hợp đồng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và tập thể công nhân
viên về kết quả họat động sản xuất kinh doanh của mình.
Phó giám đốc: Có trách nhiệm về các vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách và
giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty khi giám đốc đi vắng.
Phòng kế toán – tài vụ: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và công tác hạch toán của Công ty, tham mưu cho Giám đốc trong các vấn
đề tài chính của Công ty, có nhiệm vụ cung cấp các chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ
15


cho việc kiểm tra của Nhà nước đối với Công ty và định kỳ (tháng, quý, năm ) báo

cáo tình hình tài chính và kinh doanh cho ban Giám đốc Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về
công tác tổ chức cán bộ, quản lý nhân sự, lưu trữ chứng từ, hồ sơ công văn, theo dõi
thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của
người lao động, thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế, chủ trương, chính sách của
Nhà Nước ban hành.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch
xây dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu cải tiến, áp dụng các
biện pháp khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động và năng xuất
vườn cây, đưa ra các chiến lược về sản phẩm, hướng đẫn sử dụng máy móc thiết bị
và an toàn lao động.
Phòng đầu tư xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm thu mua các loại hàng hóa
nông sản và xuất khẩu trực tiếp, trao đổi hàng hóa nhập khẩu và nhập các loại vật
tư, phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty, tìm
kiếm thị trường, tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.
Phòng UTZ: có nhiệm vụ như là phòng KCS kiểm soát chặt chẽ mọi công
đoạn. tuyệt đối chấp hành các quy định, quy trình kiểm tra chất lượng, thường
xuyên xử lý và đề xuất biện pháp xử lý môi trường và hạn chế tối đa ô nhiễm,
chống lại các tiêu cực và biểu hiện tiêu cực kịp thời phát hiện và đề xuất các biện
pháp ngăn chặn, khuyến khích lòng trung thành và thái độ đối xử văn minh lịch
sự với đối tác.
Phòng quản lý đất đai - thuế nông nghiệp: Theo dõi toàn bộ diện tích đất đai
trong khu vực quản lý của Công ty, theo dõi toàn bộ diện tích đất liên doanh liên
kết, đất thổ cư, tình hình sử dụng đất và sự di biến của chúng trên cơ sở đó lập bộ
thuế và có trách nhiệm thu thuế, làm nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà Nước.
Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm thực hiện công việc bảo vệ an ninh trật tự nội
bộ Công ty, bảo vệ vật tư, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty và đảm bảo
an toàn tính mạng của công nhân trong Công ty.


16


Chi nhánh đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện công tác giao
dịch, tìm đối tác, thu thập thông tin nhằm giúp Giám đốc trong việc ký kết các hợp
đồng xuất khẩu cà phê, nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị của Công ty.
Các đội sản xuất: Có nhiệm vụ chăm sóc, thu hoạch, bảo vệ tài sản được giao
và nộp sản phẩm hàng năm cho Công ty theo hợp đồng giao khoán.
Xưởng chế biến cà phê: Tổ chức cân nhập cà phê quả tươi từ các đội và
của phòng đầu tư xuất nhập khẩu thu mua về, tổ chức chế biến sản phẩm theo
đúng yêu cầu kỹ thuật.
Xưởng khai thác và chế biến phân vi sinh: Tổ chức sản xuất phân vi sinh,
vật liệu để chế biến được tận dụng từ các loại sản phẩm phụ, năng lực thừa của các
ngành trồng trọt, chế biến.
3.1.5. Tình trạng sử dụng các nguồn lực của Công ty TNHH MTV cà phê
Eapôk.
3.1.5.1 Tình trạng lao động của Công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp, vì vậy lao động là không thể thiếu trong quá trình sản xuất của Công ty, để
đánh giá tình hình lao động của Công ty trong thời gian qua chúng ta xem xét bảng
sau:
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động tại Công ty.
2009
Chỉ Tiêu
1. Phân loại theo tính
chất
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Lao động phục vụ
Lao động khác

2. Phân theo giới tính
Nam
Nữ
3. Phân theo trình độ
Đại học, cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Công nhân

2010

2011

Số LĐ Số LĐ Số LĐ
(Người) (Người) (Người)

Chênh Lệch
2010/2009
+/-

%

2011/2010
+/-

%

585
52
6

16

554
52
6
10

532
57
4
6

-31
0
0
-6

-5.30 -22 -3.97
0.00
5
9.62
0.00
-2 -33.33
-37.50 -4 -40.00

355
304

328
294


306
283

-27
-10

-7.61
-3.29

-22
-11

22
33
28
576

25
39
31
527

27
30
13
519

3
6

3
-49

13.64
18.18
10.71
-8.51

2
8.00
-9 -23.08
-18 -58.06
-8 -1.52

17

-6.71
-3.74


Tổng số lao động

659

622

589
-37 -5.61 -33 -5.31
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính


Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm qua có những sự thay đổi cả về số
lượng và chất lượng. Năm 2009 tổng số lao động của Công ty là 659 người nhưng
đến năm 2010 tổng số lao động đã giảm xuống 37 người (tương đương 5,61%) so
với năm 2009 và tiếp tục giảm cho đến năm 2011 thì tổng số lao động chỉ còn 589
người tức là giảm so với năm 2010 là 33 người. Như vậy trong 3 năm qua thì tình
hình lao động ở Công ty có sự biến động như trên là do Công ty thực hiện tiết kiệm
chi phí nhưng trên nguyên tắc vẫn đảm bảo hiệu quả thực hiện công việc là tối ưu.
Số lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng lên hàng năm từ 22 người
năm 2009 lên đến 27 người năm 2011. Điều này cho thấy Công ty đã có sự đầu tư
nhất định cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.
Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua
tương đối phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp. Tuy nhiên đứng trước bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội
nhập với nhiều cơ hội và thách thức thì chất lượng lao động của công ty là chưa
cao. Mặc dù trong những năm qua Công ty đã có chú trọng đến công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực nhưng do Công ty sử dụng lao động chủ yếu là
nguồn lao động tại chỗ với đa số là người đồng bào dân tộc ít người và một bộ
phận không nhỏ những người đã làm việc gắn bó lâu dài với Công ty nhưng
chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn còn thấp nên vấn đề đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó việc nâng cao chất
lượng của nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa được
thực hiện một cách tốt nhất.
3.1.5.2 Tình trạng trang bị tài sản cố định của Công ty.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì cơ sở vật chất kỹ thuật của
Công ty thường biến động do nhiều nguyên nhân tăng giảm về mặt giá trị và hiện
vật, ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu về mặt giá trị.tài sản cố định thường chiếm một
tỷ trọng lớn trong cở sở sản xuất kinh doanh, nếu chúng ta quản lý tốt thì nó không
chỉ nói nên mặt quản lý vốn tốt mà còn ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, để phân
tích tình hình cở sở vật chất kỹ thuật của Công ty ta xét bảng sau:
Bảng 3.2 Tình hình trang bị tài sản cố định của Công ty.

Đơn vị: Tr.Đồng
18


×